Luận văn Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được phối hợp nhịp nhàng, hài hoà và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phân định rõ chức năng quản lý tài chính và chức năng kế toán thống kê, phải nâng cao năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp. Thứ nhất, Công ty nên tổ chức bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với các phòng ban khác trong Công ty, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận tài chính với ban giám đốc Công ty. Khi thành lập bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, bộ phận này sẽ giúp Công ty tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Với nhu cầu sử dụng vốn luôn luôn biến động nhất định trong từng thời kỳ, vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bộ phận quản trị tài chính sẽ tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho Công ty trong từng thời kỳ. Bộ phận này sẽ thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý sao cho Công ty có thể đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, quản trị tài chính còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng tài sản Công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí sai mục đích. Thứ hai, Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp với hệ thống kế toán Công ty. Đồng thời Công ty chủ động hoạch định các chiến lược tài chính của mình. Công ty phải xem xét một cách chi tiết các nhân tố tài chính có những tác động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mình, chủ yếu bao gồm chiến lược huy động vốn, sử dụng vốn,.Đồng thời, Công ty cần phải thiết lập một cơ cấu vốn của mình sau khi tiến hành phân tích những đặc trưng riêng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cùng với lợi nhuận, chi phí và những rủi ro của các loại vốn huy động. Từ đó, Công ty đưa ra kế hoạch về cơ cấu các nguồn huy động vốn mà Công ty sẽ huy động. Khi đó, Công ty sẽ có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản của Công ty, đảm bảo Công ty sẽ có đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06 232,975,823 37,627,636 19.26 5 LN gộp về BH và CCDV 47,108,814 24,923,161 -22,185,653 -47.09 61,168,282 36,245,121 145.43 6 DT tài chính 33,747,432 444,684,185 410,936,753 1217.68 200,145,123 -244,539,062 -54.99 7 CP tài chính 19,296,428 21,531,115 2,234,687 11.58 25,014,552 3,483,437 16.18 8 CP bán hàng 17,445,957 26,496,537 9,050,580 51.88 23,932,516 -2,564,021 -9.68 9 CP quản lý DN 11,537,220 7,036,045 -4,501,175 -39.01 8,065,145 1,029,100 14.63 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1,137,044 -29,695,852 -28,558,808 2511.67 4,356,212 34,052,064 -114.67 11 Thu nhập khác 8,166,985 77,437,779 69,270,794 848.18 -77,437,779 -100.00 12 Chi phí khác 20,000,866 25,323,383 5,322,517 26.61 -25,323,383 -100.00 13 Lợi nhuận khác 8,166,985 52,114,396 43,947,411 538.11 -52,114,396 -100.00 14 Tổng LN kế toán trước thuế 7,027,941 22,418,543 15,390,602 218.9 4,356,212 -18,062,331 -80.57 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 LN sau thuế TNDN 7,027,941 22,418,543 15,390,602 218.9 4,356,212 -18,062,331 -80.57 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008 Qua báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ta thấy: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên đáng kể. Năm 2007 tăng 22,41% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 thì tăng lên 73.872 triệu đồng tương ứng với 33,54%. Giá vốn của Công ty năm 2008 tăng 37.627 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 19,26%. Tuy giá vốn tăng lên nhưng tỷ lệ tăng đã giảm hơn so với năm 2007. Như vậy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn so với giá vốn hàng bán. Điều này làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007. Năm 2008 lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 145,43% tương ứng 36.245 triệu đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng và kết quả khả quan khi Công ty thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu sự, sự cố gắng của Công ty trong việc tăng doanh thu với chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng năm 2008 là 23.932 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 2.564 triệu tương ứng với tỷ lệ 9,68%. Trong khi năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.050 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,88%. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí bán hàng để nâng cao lợi nhuận. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ chi phí Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 88,7% 79,5% -9,2% Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 12% 8,3% -3,7% Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần 3,2% 2,96% -0,24% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008 Bảng 2.3: Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh (Đvt: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1 Doanh thu thuần 220.271 291.581 71.31 32.37 2 Giá vốn hàng bán 195.348 231.831 36.483 18.68 3 Chi phí tài chính 21.087 23.163 2.076 9.84 4 Chi phí bán hàng 26.496 24.347 -2.149 -8.11 5 Chi phí quản lý 7.036 6.909 -0.127 -1.81 6 Lợi nhuận thuần -29.695 3.809 33.504 -112.83 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2007 – 2008 Qua biểu phân tích trên có thể nhận thấy, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 có bước tiến vượt bậc so với năm 2007. Doanh thu thuần tăng, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng nhưng với tốc độ thấp hơn, chí phí tài chính tăng 2.076 triệu đồng chủ yếu do chênh lệch tỷ giá và biến động lãi suất vay vốn. Các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm. Như vậy, có thể nhận xét về hoạt động năm 2008 ngoại trừ các yếu tố khách quan thì: Công ty đã tiết giảm chi phí rất lớn trong sản xuất và kinh doanh mặc dù giá vật tư đầu vào tăng rất lớn (tổng chi phí đầu vào tăng do biến động giá so với năm 2007 là 43 tỷ đồng) mặt khác Công ty đã đẩy được giá bán bình quân 9.810 đ/m2 qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Doanh thu tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là 244 triệu đồng trong khi năm 2007 lại tăng so với năm 2006 là 410 triệu đồng. Chi phí tài chính của Công ty cũng tăng từ 21.531 triệu đồng lên 25.014 triệu đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2007 là 1.029 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận gộp của Công ty lại tăng lên đáng kể. Năm 2007 giảm 22.185 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ giảm là 47,09% thì tới năm 2008 lợi nhuận gộp đã là 61.168 triệu đồng, tăng 145,43%. Tỷ lệ lợi nhuận tăng cao hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Tuy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 lại giảm mạnh so với năm 2007 (80,57%). Trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế mà Công ty có được tuy lớn nhưng không phải là kết quả từ hoạt động kinh doanh mà là từ khoản thu nhập khác trong đó chủ yếu là khoản thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp, làm lợi nhuận của doanh nghiệp là 22.418 triệu đồng. Sang năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 4.356 triệu đồng, giảm 80,57%. Nhưng đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty nên đây là tín hiệu đáng mừng sau nhiều năm làm ăn không hiệu quả. Đó là kết quả của quá trình đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm vừa qua. Mặc dù tình hình thị trường không thuận lợi nhưng với những chính sách bán hàng hợp lý cùng với uy tín của Công ty đối với người tiêu dùng, Công ty đã hoạt động có hiệu quả. 2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu Tính đến cuối năm 2008, tổng lượng vốn kinh doanh của Công ty là 294.529 triệu đồng và toàn bộ được hình thành từ 2 nguồn sau: Nguồn vốn chủ sở hữu là 33.043 triệu đồng, chiếm 11,22% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty là 216.486 triệu đồng, chiếm 88,78% tổng nguồn vốn. Tình hình được thể hiện qua bảng biểu sau: Bảng 2.4: Cơ cấu vốn tại Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội (Đvt: đồng) Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền T/T (%) Số tiền T/T (%) Số tiền Tỉ lệ tăng giảm A Nợ phải trả 356,352,532,083 101.33 261,485,621,378 88.78 -94,866,910,705 -26.62 I Nợ ngắn hạn 308,183,046,621 87.63 215,663,878,253 73.22 -92,519,168,368 -30.02 II Nợ dài hạn 48,349,485,462 13.75 45,821,743,125 15.56 -2,527,742,337 -5.23 B Nguồn vốn chủ sở hữu -4,840,535,400 -1.38 33,043,514,433 11.22 37,884,049,833 -782.64 I Nguồn vốn - quỹ -4,840,535,400 -1.38 33,043,514,433 11.22 37,884,049,833 -782.64 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 231,087,358 0.08 231,087,358 Tổng cộng nguồn vốn 351,691,996,683 100 294,529,135,811 100 -57,162,860,872 -16.25 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Về cơ cấu nguồn hình thành, cũng giống như các doanh nghiệp khác, để đảm bảo đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 294.529 triệu đồng, giảm so với thời điểm cuối năm 2007 là 57.163 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 16,25%. Nợ phải trả của Công ty là 216.486 triệu đồng giảm 26,62% hay giảm 94.866 triệu đồng, trong đó: Bảng 2.5: Cơ cấu nợ phải trả tại Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội (Đvt: đồng) Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền T/T (%) Số tiền T/T (%) Số tiền Tỉ lệ tăng giảm Nợ phải trả 356,352,532,083 101.33 261,485,621,378 88.78 -94,866,910,705 -26.62 I Nợ ngắn hạn 308,183,046,621 87.63 215,663,878,253 73.22 -92,519,168,368 -30.02 1 Vay ngắn hạn 122,420,243,769 34.81 120,855,854,065 41.03 -1,564,389,704 -1.28 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 70,183,271,089 19.96 4,024,806,360 1.37 -66,158,464,729 -94.27 3 Phải trả người bán 66,995,480,995 19.05 77,412,394,831 26.28 10,416,913,836 15.55 4 Người mua trả tiền trước 3,359,229,928 0.96 646,275,200 0.22 -2,712,954,728 -80.76 5 Thuế và các khoản phải nộp 17,006,103,756 4.84 1,803,029,693 0.61 -15,203,074,063 -89.40 6 Phải trả CNV 1,842,564,681 0.52 1,436,404,554 0.49 -406,160,127 -22.04 7 Chi phí phải trả 25,611,380,375 7.28 8,476,064,254 2.88 -17,135,316,121 -66.91 8 Phải trả nội bộ 237,154,155 0.08 237,154,155 9 Phải trả phải nộp khác 764,772,028 0.22 771,895,141 0.26 7,123,113 0.93 II Nợ dài hạn 48,349,485,462 13.75 45,821,743,125 15.56 -2,527,742,337 -5.23 1 Vay dài hạn 31,614,425,851 8.99 21,564,586,211 7.32 -10,049,839,640 -31.79 2 Nợ dài hạn 6,333,754,817 1.80 5,941,908,302 2.02 -391,846,515 -6.19 3 Phải trả dài hạn khác 10,401,304,794 2.96 1,164,863,000 0.40 -9,236,441,794 -88.80 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Nợ ngắn hạn tại ngày 31/12/2008 là 215.664 triệu đồng chiếm 73,22% tổng nợ ngắn hạn giảm 92.519 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 30,02% so với năm 2007. Trong đó vay ngắn hạn giảm 1.564 triệu đồng ứng với tỷ lệ 1,28%. Năm 2008 là năm mà lạm phát tăng cao, có những thời điểm lãi suất cho vay tăng lên tới 21% cho nên việc giảm vay ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý, để tránh những gánh nặng lãi suất, làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2008 doanh nghiệp đã thực hiện được việc hoàn trả được khoản nợ dài hạn đến hạn trả là 66.158 triệu đồng. Từ khoản nợ 70.183 triệu đồng Công ty đã hoàn trả đến thời điểm cuối năm 2008 thì số nợ Công ty còn là 4.024 triệu đồng. Việc Công ty giảm nợ dài hạn cũng góp phần làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.Tuy nhiên trả nợ dài hạn lại làm cho vốn lưu động ròng của Công ty bị âm, điều này làm cho việc thanh toán nợ ngắn hạn trở nên căng thẳng, tiềm ẩn rủi ro thanh toán. Khoản phải trả người bán của Công ty cuối năm 2008 là 92.412 triệu đồng, tăng 37,94% tương ứng với số tiền là 25.417 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2007. Bảng 2.6: SO SÁNH NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội (Đvt: đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Các khoản phải thu 104,938,979,970 63,732,295,838 -41,206,684,132 1 Phải thu của khách hàng 55,252,391,917 52.65 44,648,965,297 70.06 -10,603,426,620 2 Trả trước cho người bán 5,796,887,412 10.49 4,264,375,357 7.72 -1,532,512,055 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 34,029,187,505 61.59 2,800,638,238 5.07 -31,228,549,267 4 Các khoản phải thu khác 9,860,513,136 17.85 12,018,316,946 21.75 2,157,803,810 5 Dự phòng các khoản phaỉ thu khó đòi 0 II Các khoản phải trả 115,579,531,763 121,426,451,440 5,846,919,677 1 Phải trả người bán 66,995,480,995 57.96 92,412,394,831 79.96 25,416,913,836 2 Người mua trả tiền trước 3,539,229,928 3.06 646,275,200 0.56 -2,892,954,728 3 Thuế và các khoản phải nộp 17,006,103,756 14.71 1,803,029,693 1.56 -15,203,074,063 4 Phải trả CNV 1,842,564,681 1.59 1,436,404,554 1.24 -406,160,127 5 Chi phí phải trả 25,611,380,375 22.16 19,660,153,620 17.01 -5,951,226,755 6 Phải trả nội bộ 0.00 1,237,154,155 1.07 1,237,154,155 7 Phải trả phải nộp khác 584,772,028 0.51 4,231,039,387 3.66 3,646,267,359 Chênh lệch (II-I) 10,640,551,793 57,694,155,602 47,053,603,809 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Khoản phải trả người bán là khoản tiền phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa Công ty với nhà cung cấp. Năm 2007, Công ty chiếm dụng được của khách hàng số tiền là 10.640 triệu đồng, sang đến năm 2008 tăng lên 57.694 triệu đồng. Điều này cho thấy mặc dù năm 2008 Công ty thu hẹp quy mô kinh doanh nhưng vẫn chiếm dụng được khoản vốn lớn của nhà cung cấp. Có được điều này là do Công ty có chính sách thanh toán tiền hàng hợp lý và tạo được uy tín đối với các nhà cung cấp nên mới có thể được hưởng các ưu đãi và gia hạn thanh toán chậm như vậy. Đây là một phương thức huy động vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức huy động rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó không mất chi phí huy động. Chi phí phải trả giảm 5.951 triệu đồng tương ứng 23,24%, khoản chi phí phải trả giảm chủ yếu là từ lãi vay. Nguyên nhân giảm chi phí phải trả là do Công ty đã trả được khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Đây là điệu kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn của Công ty. Các khoản thuế và phải nộp ngân sách Nhà nước giảm từ 17.006 triệu xuống còn 1.803 triệu, tỷ lệ giảm là 89,4% (do được xoá nợ khi chuyển đổi doanh nghiệp), khoản phải trả công nhân viên giảm 22,04%. Tuy nhiên các khoản phải trả phải nộp khác tăng từ 585 triệu lên 4.231 triệu so với năm 2007. Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và nghĩa vụ đối với người lao động. Bảng 2.7: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch - Hệ số nợ 1.014 0.909 -0.105 - Tỷ suất tự tài trợ -0.014 0.091 0.105 Như vậy, hệ số nợ cuối năm giảm so với đầu năm cho thấy mức độ độc lập về tài chính tăng lên. Tuy nhiên, hệ số nợ cuối năm vẫn trên 0.5 nên khả năng tự tài trợ cũng như mức độ tự chủ về tài chính của Công ty chưa cao, tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Công ty cần có các giải pháp tạo lập vốn thông qua việc thu hút vốn từ các cổ đông. Qua phân tích biểu cơ cấu nguồn vốn thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao cả ở đầu năm (87.63%) và cuối năm (73,22%). Điều này tuy giảm chi phí sử dụng vốn song Công ty bị đẩy vào tình trạng căng thẳng về tài chính do các khoản nợ liên tục đến hạn, nếu khả năng quay vòng vốn lưu động thấp có thể dẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên nó cũng phù hợp với một doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức sở hữu vốn. Qua đó cho thấy, vận hành để có cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty theo hướng tăng những khoản nợ không mất chi phí vốn và giảm những khoản nợ chịu chi phí vốn. Tuy nhiên, giảm nợ dài hạn đến hạn trả cao hơn mức trích khấu hao theo quy định và vay ngắn hạn tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán ngắn hạn mất cân đối về tài chính và nguồn tài trợ. Mặt khác cũng thấy rằng: Giảm nợ dài hạn thì chi phí tài chính sẽ giảm nhiều hơn giảm nợ vay ngắn hạn vì lãi suất vay dài hạn thường cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm nguồn vốn - quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác. Cụ thể: Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần Vigacera Hà Nội (Đvt: đồng) Nguồn vốn chủ sở hữu -4,840,535,400 -1.38 33,043,514,433 11.22 37,884,049,833 -782.64 I Nguồn vốn - quỹ -4,840,535,400 -1.38 33,043,514,433 11.22 37,884,049,833 -782.64 1 Nguồn vốn kinh doanh 14,652,740,065 4.17 28,456,214,558 9.66 13,803,474,493 94.20 2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4 Quỹ đầu tư phát triển 5 Quỹ dự phòng tài chính 6 Lợi nhuận chưa phân phối -19,493,275,465 -5.54 4,356,212,517 1.48 23,849,487,982 -122.35 7 Nguồn vốn đầu tư XDCB II Nguồn kinh phí, quỹ khác 231,087,358 0.08 231,087,358 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 2 Quỹ quản lý cấp trên 3 Nguồn kinh phí sự nghiệp 4 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 231,087,358 0.08 231,087,358 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 37.884 triệu đồng, nợ phải trả giảm 94.867 triệu đồng, tỷ lệ tăng vốn chủ thấp hơn tỷ lệ giảm nợ phải trả. Qua đó cho thấy Công ty đang từng bước cơ cấu lại vốn, tăng tỷ lệ vốn chủ giảm nợ phải trả. Việc làm này giảm rủi ro về tài chính. Nguồn vốn kinh doanh năm 2008 tăng từ 14.653 triệu lên 28.456 triệu đồng, tăng 94,20% và chiếm 9,66% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 33.044 triệu đồng do trong năm Công ty cổ phần hóa có đánh giá lại tài sản và thu hút thêm vốn từ các cổ đông. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 có hiệu quả đóng góp một phần vào nâng cao tỷ lệ vốn chủ trong tổng nguồn vốn của Công ty. Việc tăng tỷ lệ vốn chủ giúp Công ty bớt sự phụ thuộc vào tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đạt được vẫn còn chưa cao mặt khác khả năng tự tài trợ bằng nguồn này thường có giới hạn nên trong thời gian tới Công ty cần khai thác các nguồn lực từ bên trong khác để có thể nâng cao hơn nữa tỷ trọng vốn chủ, tránh những rủi ro tài chính tiềm tàng. Năm 2007 tổng lợi nhuận sau thuế chưa phần phối là -19.493 triệu đồng. Điều này là do trong năm 2007, mặc dù Công ty có thu được lợi nhuận sau thuế nhưng do những năm trước lỗ luỹ kế nên lợi nhuận thu được không đủ để bù đắp. Chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm và vốn chủ sở hữu âm. Sang năm 2008, Công ty thực hiện cổ phần hoá, toàn bộ lỗ luỹ kế được xoá cùng với việc thu được lãi từ hoạt động sản suất kinh doanh nên tình hình vốn chủ sở hữu có nhiều thay đổi. Cụ thể, vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 là 33.043 triệu đồng, chiếm 11,22%, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 28.456 triệu đồng huy động được chủ yếu từ việc bán cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 4.356 triệu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty đã trích nguồn kinh phí và quỹ khác là 231 triệu đồng. Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh và làm tiền đề cho sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. 2.2.2.1. Kết quả đạt được Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế, khủng hoảng diễn ra trên toàn cầu, tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp trong nước rơi vào tình thế khó khăn. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội đã thực hiện chính sách thu hẹp quy mô kinh doanh, tập trung vào thế mạnh của mình là sản xuất gạch lát nền Ceramic thay cho gạch ốp lát và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần với số vốn huy động được là trên 28 tỷ đồng, là một nguồn tài trợ quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với chi phí sử dụng vốn thấp. Chính vì vậy trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn hoạt động có lãi và đời sống của công nhân viên ngày càng được cải thiện. Việc tổ chức nguồn vốn trong năm 2008 của Công ty đã được ưu tiên đến các nguồn vốn không mất chi phí huy động. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc huy động vốn có kết quả như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn huy động được đó. Chúng ta đi vào xem xét một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng cụ thể sau: Trước hết chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh (ROA) = Vốn kinh doanh bình quân trong kì Hoặc có thể tính theo công thức: ROA = Tỷ suất LNST trên DT * Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu ROA được tính như bảng sau Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Đvt: đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) I II III IV= III - II V = IV/II 1. DTT bán hàng 225,080,160,857 299,156,485,287 74,076,324,430 32.91 2. Số dư VKD bình quân 321,729,583,276 327,658,057,142 5,928,473,866 1.84 - Số dư VCĐ bình quân 183,669,288,636 185,597,477,028 1,928,188,392 1.05 - Số dư VLĐ bình quân 138,060,294,640 142,060,580,114 4,000,285,474 2.90 3. Lợi nhuận sau thuế 22,418,543,551 4,356,212,517 -18,062,331,034 -80.57 4. Vòng quay VKD (4=1/2) 0.70 0.91 0.2134 30.51 5. Tỷ suất LNST/DT (5=3/1) 0.0996 0.0146 -0.0850 -85.38 6. Tỷ suất LNST/VKD (ROA) (6=3/2) 0.0697 0.0146 -0.0551 -79.10 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Thông qua kết quả tính toán chúng ta có thể thấy rằng trong năm 2008, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA của Công ty đạt 0,0135 giảm 80,25% so với năm 2007. Điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 0,0135 đồng lợi nhuận sau thuế. Do ROA của Công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố là doanh thu thuần bán hàng, vốn kinh doanh bình quân và vòng quay toàn bộ vốn nên khi những nhân tố này biến động sẽ kéo theo sự biến động của ROA. Cụ thể: Vòng quay vốn kinh doanh của Công ty năm 2008 là 0,91 tức là một đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh trong năm 2008 sẽ tạo ra 0,91 đồng doanh thu thuần, tăng 35,70% so với năm 2007. Vòng quay vốn tăng là do doanh thu thuần bán hàng tăng trong khi quy mô vốn kinh doanh giảm, tuy nhiên, có thể nhận thấy chỉ tiêu này vẫn ở mức thấp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2008 là 0,0148 có nghĩa là trong một đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ có 0,0148 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,087 đồng hay 85,45%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm là do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 80,57% so với năm 2007. Nhìn vào cơ cấu vốn của Công ty những năm gần đây, kể cả từ sau khi cổ phần hóa, chúng ta có thể nhận thấy rõ một điều là cơ cấu vốn nghiêng hẳn về vốn vay. Cơ cấu này phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty và có ảnh hưởng cơ bản tới kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Phân tích chỉ tiêu ROE – tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ giúp chúng ta nhận biết phần nào sự ảnh hưởng này. Ta có công thức tính ROE như sau: LNST ROE = Vốn chủ sở hữu Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Đvt: đồng) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) I II III IV=III-II V=IV/II 1. DTT bán hàng 225,080,160,857 299,156,485,287 74,076,324,430 32.91 2. VKD bình quân 321,729,583,276 327,658,057,182 5,928,473,906 1.84 3. LNST 22,418,543,551 4,356,212,517 -18,062,331,034 -80.57 4. Nợ bình quân 292,258,729,761 323,031,838,143 30,773,108,382 10.53 5. Vốn CSH bình quân 14,101,489,517 -20,829,802,952 -34,931,292,469 -247.71 6. Hệ số nợ 0.89 1.01 0.1200 13.48 7. Vòng quay VKD 0.91 0.67 -0.2400 -26.37 8. Tỷ suất LNST/DT 0.0148 0.1018 0.0870 587.84 9. ROE (9=3/5) 1.5898 -0.2091 -1.7989 -113.15 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Nhìn vào bảng tính trên ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2007 là - 1,0763 đồng. Điều này là do thua lỗ lũy kế kéo dài từ những năm trước nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm rất lớn, vượt quá số vốn đầu tư của chủ sở hữu dẫn đến vốn chủ sở hữu âm. Từ đó dẫn đến việc ROE của Công ty < 0. Sang năm 2008, sau khi được cổ phần hóa, toàn bộ lũy kế được xóa, Công ty huy động được nguồn vốn chủ sở hữu lớn thông qua việc bán cổ phần, đồng thời việc hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có lãi nên ROE cũng có nhiều sự thay đổi theo. Năm 2008, ROE của Công ty đạt 0,1412, điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,1412 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. So sánh giữa năm 2007 và 2008 thì Hệ số đòn bẩy tài chính: là hệ số phản ánh mối tương quan giữa tổng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu của công ty, đồng thời phản ánh mức độ sử dụng nợ vay hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhìn vào bảng tính, có thể nhận thấy là hệ số nợ của công ty năm 2008 – sau khi đã được cổ phần hóa vẫn là quá cao (0,89), có nghĩa là trong một đồng vốn kinh doanh mà công ty huy động được có 0,89 đồng là đi vay. Chính điều này sẽ góp phần khuếch trương lợi nhuận trên vốn chủ của công ty. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển vốn chậm và vốn sở hữu quá nhỏ so với qui mô tài sản, khả năng hoạt động và tình hình thị trường khi xem xét mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ. Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội có thể thấy rằng công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn của Công ty tuy còn vài điểm hạn chế nhưng nhìn chung là tương đối tốt. Trong những năm gần tiếp theo, Công ty cần có các định hướng và biện pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác tổ chức và quản lý vốn tạo tiều đề phát triển vững chắc, xứng đáng với lòng tin của người tiêu dùng. 2.2.2.2. Hạn chế Công tác điều hành và huy động các nguồn vốn của Công ty vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần quan tâm, đó là: Công ty chưa thực sự đa dạng về các hình thức huy động vốn như huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, huy động vốn thông qua kênh thuê tài chính... Cơ cấu vốn huy động vẫn chưa hợp lý. Xem xét số liệu các nguồn vốn huy động cho kinh doanh của Công ty năm 2007, 2008 cho thấy mức độ phụ thuộc của Công ty vào nguồn vốn vay quá lớn. Đặc biệt là vay ngắn hạn và vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Sang năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu đã gia tăng đáng kể, tuy nhiên nguồn vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng 88,78%, điều này phản ánh khả năng độc lập về tài chính của Công ty bị giảm sút. Và ảnh hưởng tới tính hợp lý của tổ chức nguồn vốn trong năm nếu như việc sử dụng vay nợ không đem lại hiệu quả tương xứng với sự khuếch đại doanh lợi vốn chủ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty. Việc Công ty giảm nợ dài hạn làm cho vốn lưu động ròng của Công ty bị âm, điều này làm cho việc thanh toán tiềm ẩn rủi ro. Công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh chưa hợp lý và chi tiết. Xác định nhu cầu vốn còn chưa sát. Như vậy, kế hoạch huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Công ty cũng khó có hiệu quả. Nói tóm lại, tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội trong năm qua có nhiều biến động chủ yếu là do Công ty chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần, hoạt động độc lập với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera Hà Nội trong công tác huy động vốn. Điều này đặt ra thách thức mới cho Công ty trong công tác huy động vốn cũng như việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất để từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu của Công ty, góp phần huy động thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Trong quá trình phát triển của mình, Viglacera luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển để ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển các loại sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Chính chiến lược nghiên cứu - phát triển đúng đắn đã giúp Viglacera không ngừng tăng trưởng ổn định và đang trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành ở Việt Nam và trong khu vực. Chiến lược nghiên cứu và phát triển của Viglacera là: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 trong sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu ứng dụng và làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic và granite, vật liệu chịu lửa cao nhôm, gạch cotto. - Đầu tư sản xuất các loại sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu và đang mở rộng thị trường xuất khẩu: kính nổi, gương, kính cán và kính mài, vật liệu chịu lửa xốp tỷ trọng thấp, các loại gạch ốp lát ceramic, granite, cotto, sứ vệ sinh. - Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, gạch ceramic, sứ vệ sinh. Để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu phát triển của mình, Viglacera đã: - Mở rộng hợp tác về kỹ thuật và công nghệ với các hãng của Italia, Đức, Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,... - Xây dựng Trường Trung cấp nghề Viglacera. Liên kết với các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, đồng thời đặt ra không ít những thách thức cần vượt qua. Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm của nhiều nhà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hướng xuất khẩu để mở rộng thị trường. Là thành viên cảu Tông công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng Viglacera, Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển lâu dài của Công ty và Tổng công ty. Để không ngừng tăng trưởng, phát triển và tạo vị thế cạnh tranh và uy tín nhất định trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu phấn đấu của Công ty trong giai đoạn tới là: Một là, tiếp tục duy trì, khơi dậy tiềm năng của những thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng mới và mở rộng công tác xuất khẩu. Song song với quả trình này là việc tạo lập mối quan hệ thân thiêt với các nhà cung cấp để tạo nguồn hàng ổn định. Hai là, tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ kỹ thuật viên là điều kiện để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Ba là, tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm vốn trong quy trình kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác thu hồi và quản lý hàng tồn kho để cân đối lại nguồn vốn phục vụ cho quy trình kinh doanh tiếp theo. Mục tiêu của Công ty trong 2 năm tới là đưa Công ty gia nhập thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn hiệu quả mà rất nhiều Công ty cổ phần đã và đang áp dụng. Trước tình hình biến động không ngừng của thị trường và xuất phát từ thực tế kinh doanh của Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Công ty trong năm 2009 như sau: Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 (Đvt: đồng) Chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 Kế hoạch năm 2009 % tăng trưởng Doanh thu thuần 294.144.106.142 319.491.524.038 8,62 Tổng chi phí 289.988.038.748 271.613.084.271 -6,34 LNTT 4.356.212.517 10.144.085.397 132,86 LNST 4.356.212.571 10.144.085.397 132,86 LNST/DT 0,01 0,03 114,39 Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội 2009 Đối với hoạt động huy động vốn, từ thực tế tìm hiểu cho thấy Công ty đã chú trọng công tác huy động vốn cho Công ty trong năm 2009. Dựa vào các chỉ tiêu của kỳ trước cùng với những dự định về hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo và dự kiến trước những biến động của thị trường về nhu cầu đối với sản phẩm và giá cả, Công ty đự định nguồn vốn huy động cho năm tiếp theo như sau: - Nợ phải trả của Công ty là 136.596 triệu đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 110.223 triệu đồng, nợ dài hạn là 26.373 triệu đồng. - Đối với đầu tư của chủ sở hữu Công ty cũng cần có kế hoạch huy động từ các cá nhân trong Công ty cũng như các cá nhân tổ chức bên ngoài để giảm chi phí sử dụng vốn và tạo ra chính sách tài chính an toàn hơn. Bên cạnh đó cần bổ sung nguồn vốn chủ từ lợi nhuận giữ lại và trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,...để Công ty có nguồn vốn chủ động dùng để phát triển kinh doanh, khen thưởng khuyến khích vật chất. 3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn cho công ty cổ phần Viglacera Hà Nội Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do đó, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn là một giải pháp tài chính hữu hiệu, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình, tìm chỗ đứng vững chắc và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để xây dựng được kế hoạch huy động và sử dụng vốn đó trước hết Công ty phải dự báo được nhu cầu về các loại sản phẩm của thị trường để lên kế hoạch huy động vốn và lên kế hoạc sử dụng nguồn vốn đó cho phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh. Đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao và sự am hiểu thị trường của các nhà quản trị. Một số giải pháp huy động vốn cho Công ty Viglacera Hà Nội 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Quy mô vốn góp ban đầu của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì đấy là yếu tố thuận lợi để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo điều kiện cho Công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó tăng lượng lợi nhuận giữ lại vào vốn chủ sở hữu, mở rộng sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đế một số công tác như: Đầu tư cải tạo nâng cấp TSCĐ hiện có và hoàn thiện các dự án đầu tư TSCĐ mới Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm gạch ốp lát, là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công tác đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại nên vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh như hiện nay, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, giá cả chưa hẳn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đồng thời thị trường gạch ốp lát đang dư thừa những sản phẩm có giá trị thấp thì việc đầu tư vào cải tiến công nghệ để tạo ra sự khác biệt là vô cùng cần thiết. Trong thời gian gần đây, xu hướng của người tiêu dùng là ưa thích những sản phẩm có kích thước lớn và có giá trị cao trong khi đó, rất ít các doanh nghiệp trong nước có khả năng cơ sở vật chất và dây chuyền thiết bị đáp ứng được nhu cầu này. Với tiềm lực sẵn có, bên cạnh việc sửa chữa và cải tạo các TSCĐ hiện có Công đã quyết định đầu tư thêm một số máy móc phục vụ cho sản xuất trong giai đoạn tới. Thứ nhất, có thể thấy rõ một điều là giá các loại nhiên liệu như xăng dầu và than hiện tại ở mức khá cao và trong thời gian tới còn diễn biến nhiều phức tạp, trong khi nhiên liệu chiếm từ 30% – 40% chi phí trong giá thành. Chính vì vậy Công ty đã xây dựng hệ thống nghiền khô nhằm giảm chi phí than và điện, dự kiến trong tháng 7/2009 sẽ đưa vào sử dụng. Việc triển khai vận hành và sử dụng hệ thống mới này rất có ý nghĩa trong giai đoạn sản xuất tới, tiết kiệm chi phí và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến tăng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện công tác xây dựng dự án trình Tổng công ty phê duyệt để chính thức sử dụng hệ thống này vào quá trình sản xuất. Thứ hai, với dây chuyền xếp tải vào lò nung bằng xe goòng mà Công ty đang sử dụng có tỷ lệ khấu hao rất cao (khoản 4,8% năm 2008) làm ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn Công ty. Chính vì vậy Công ty đang đầu tư vào dự án kết nối dây chuyền sản xuất với với giàn bù đầu lò tại nhà máy Hải Dương và loại bỏ hệ thống xếp dỡ tải xe goòng để tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm, giảm thời gian dừng lò do phải dừng để sửa chữa vặt trên dây chuyền. Do đó trong thời gian tới cần phải nhanh chóng hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần giảm đáng kể chi phí sản xuất để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của công tác sản xuất và sử dụng TSCĐ của Công ty. Ngoài ra tại Công ty có một số xe ôtô do thời gian sử dụng đã quá lâu nên cũ nát và thường xuyên hỏng hóc. Việc chuyên chở vừa không an toàn lại không hiệu quả, tốn kém chi phí và tiêu hao nhiên kiệu. Vì vậy Công ty nên có biện pháp thanh lý những xe ôtô này để vừa tiết kiệm lại đem lại nguồn thu cho việc đầu tư mới. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Viglacera Hà Nội bằng việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Công ty xác định mục tiêu xuyên suốt đồng thời khẳng định sự phát triển bền vững của Công ty chính là chất lượng sản phẩm. Tăng cường kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, thực hiện đúng các thông số kỹ thuật công nghệ tại các công đoạn sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc sản phẩm có chất lượng tốt thì yếu tố giá thành hợp lý cũng tạo sức cạnh tranh tốt cho sản phẩm. Trong năm 2008 việc kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh đã có bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, việc kiểm soát thường xuyên, giảm thiểu các chi phí bất hợp lý, các hao hụt công đoạn là rất cần thiết. Bám sát các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, các định mức tiêu hao để chấn chỉnh kịp thời các yếu tố gia tăng chi phí. Bên cạnh đó cần phát huy hiệu quả các dự án đầu tư bổ sung đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường thu hồi nợ Xây dựng lại hệ thống đại lý trên toàn quốc trên cơ sở lựa chọn các đại lý có năng lực. Xây dựng chính sách bán hàng ổn định, đẩy mạnh tiệu thụ các sản phẩm có giá trị cao, bảo hộ khu vực thị trường. Tăng cường phát triển thương hiệu Viglacera Hà Nội qua các kênh: Hội chợ, các phương tiện báo đài, mở thêm hệ thống Showroom tại các thành phố lớn trên cả nước. Tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm giảm áp lực bán hàng trong nước qua đó cân đối được nguồn ngoại tệ đáp ứng nhập khẩu nguyên liệu. Lập kế hoạch và thực hiện giảm dư nợ phải thu hằng tháng đối với từng vùng miền. Duy trì việc bán hàng thu tiền trong tháng nâng cao vòng quay nợ phải thu. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty nên chuyển sang bán hàng trực tiếp hoặc giảm bớt kênh trung gian vì như vậy một mặt thông tin phản hồi từ khách hàng được chính xác hơn, giá bán sản phẩm đến người tiêu dùng hợp lý thúc đẩy quá trình tiêu thụ tốt hơn. Tăng cường phát triển thương hiệu và hình ảnh của Công ty thông qua các hình thức: Phát huy tối đa hoạt động của các showroom tại Hà Nội, miền Trung, miền Nam, đồng thời kết hợp với các tổng đại lý xây dựng các showroom bán hàng tại các thành phố lớn khác nhằm quảng bá thương hiệu của Công ty đến với khách hàng. Tham gia các hôi chợ chuyên ngành vật liệu xây dựng để tăng cường quảng bá hình ảnh và tìm kiếm thêm khách hàng mới cho Công ty. Hiện nay Công ty đã có website riêng để quảng bá thương hiệu cho minh, tuy nhiên trang web này còn chưa cập nhật, thông tin chưa phong phú. Chính vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp cải thiện, xây dựng trang web mới, cập nhật, thu hút hơn nữa về hoạt động của Công ty, đặc biệt là các hình ảnh về sản phẩm của Công ty nhằm tạo ấn tượng tốt, thu hút khách hàng. Ngoài ra có thể mở rộng hình thức quảng cáo thông qua các kênh truyền hình, tạp chí,... Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải có những kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của Công ty...Đó là kết quả của việc tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp đối với sản phẩm, đối với con người trong Công ty. 3.2.2. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, chứng khoán đóng băng, tiền tệ bị siết chặt, huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu hiện được xem như một giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp thiếu vốn, có nguồn vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Giải pháp phát hành trái phiếu đang được các doanh nghiệp áp dụng với nhiều hình thức đa dạng. Kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu này không chỉ giúp doanh nghiệp có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế các rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp với áp lực phải đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc lãi cho người mua sẽ phải năng động, sáng tạo hơn để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kênh huy động vốn này không dành cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp đã có thời gian thành lập trên một năm, có báo cáo tài chính của năm trước được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm trước có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua…mới được phép phát hành trái phiếu. Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội với vốn điều lệ 28 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 là 4.356 triệu đồng. Do đó, căn cứ theo Luật doanh nghiệp thì Công ty đủ điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan. Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng theo đúng cam kết với các nhà đầu tư và thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đáo hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố cũng như các trách nhiệm cam kết với tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán và tổ chức được ủy quyền đấu thầu trái phiếu. Với những ưu điểm như vậy thì phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một giải pháp hữu hiệu nên được Công ty xem xét và áp dụng. 3.2.3. Doanh nghiệp thu hút vốn trên thị trường tài chính Tín dụng thuê mua: Sau khi Công ty thực hiện thanh lý một số tài sản, phương tiện vận tải, Công ty cần mua phương tiện vận tải mới để phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm. Tuy nhiên vốn dùng để mua hiện thời chưa đáp ứng đủ. Chính vì vậy, Công ty nên có giải pháp thuê tài chính các phương tiện này. Hết thời hạn thuê Công ty sẽ mua lại. Đây là một hình thức huy động còn rất mới mẻ và chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng có rất nhiều ưu điểm so với các hình thức huy động khác. Nguyên nhân chính thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận với hoạt động cho thuê tài chính là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Thêm vào đó, việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, giải tỏa được áp lực về tài sản bảo đảm nếu phải vay ở ngân hàng, hoặc các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, với số vốn hạn chế Công ty vẫn có thể có được tài sản để sử dụng tức thời mà không đòi hỏi phải thể chấp tài sản. Tín dụng thương mại: Trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau luôn phát sinh quan hệ tài chính tín dụng dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Khi đó một doanh nghiệp có thể vừa đồng thời là người cấp tín dụng cũng vừa là người chịu tín dụng. Đây là nguồn vốn ngắn hạn nhưng các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa bằng cách tăng cường chiếm dụng vốn từ các chủ thể khác, đồng thời giảm lượng vốn bị chiếm dụng nhằm giảm chi phí và đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Trong năm 2008 Công ty đã phần nào áp dụng được chiến lược này: Tổng vốn bị chiếm dụng nhỏ hơn tổng vốn Công ty chiếm dụng được. Năm 2008, số dư các khoản phải thu khách hàng là 44.345 triệu đồng giảm 19,72% so với năm 2007. Trong khi đó các khoản phải trả người bán là 77.412 triệu đồng, tăng 15,55% tương đương với 10.417 triệu. Để có thể áp dụng chiến lược chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, Công ty cần tạo một uy tín và hình ảnh tin tưởng đối với nhà cung cấp. Đồng thời Công ty phải có chính sách thanh toán tiền hàng hợp lý, đúng hẹn hơn nữa mới có thể mới có thể được hưởng các ưu đãi từ nhà cung cấp. Trong năm nay, nhằm hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng, Công ty cần tăng cường công tác thu hồi nợ với một số biện pháp sau: Thực hiện các biện pháp chiết khấu, giảm giá hàng bán, khuyến mại, hỗ trợ chi phí vận chuyển, tư vấn sử dụng,...đối với những khác hàng mua hàng lớn, thanh toán nhanh và có quan hệ tài chính tốt với Công ty. Công ty nên áp dụng các hình thức kỷ luật thanh toán chặt chẽ nhằm hạn chế các khoản nợ phải thu khó đòi như trong các hợp đồng mua bán hàng hoá cần ghi rõ thời hạn thanh toán, kỷ luật thanh toán, phương thức thanh toán tiền hàng và yêu cầu các bên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Nếu vi phạm hợp đòng sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn... 3.2.4. Doanh nghiệp thu hút vốn trên thị trường chứng khoán Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong tiến trình cổ phần hoá đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên một cách đáng kể từ kênh huy động này. Ưu điểm của việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán là: Doanh nghiệp có thể huy động vốn mà không phải bắt buộc trả lãi suất nhất định, tùy vào tình hình kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp mà có phương án chia cổ tức hợp lý. Khi Công ty thực hiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán, Công ty cần tuân thủ các nguyên tắc kiểm toán của Nhà nước, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, Công ty phải tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mục tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của Công ty. Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sắp xếp các yếu tố tài chính hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được phối hợp nhịp nhàng, hài hoà và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn vậy, doanh nghiệp phải phân định rõ chức năng quản lý tài chính và chức năng kế toán thống kê, phải nâng cao năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp. Thứ nhất, Công ty nên tổ chức bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với các phòng ban khác trong Công ty, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận tài chính với ban giám đốc Công ty. Khi thành lập bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, bộ phận này sẽ giúp Công ty tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Với nhu cầu sử dụng vốn luôn luôn biến động nhất định trong từng thời kỳ, vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bộ phận quản trị tài chính sẽ tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho Công ty trong từng thời kỳ. Bộ phận này sẽ thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý sao cho Công ty có thể đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, quản trị tài chính còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng tài sản Công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí sai mục đích. Thứ hai, Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ kế toán, ghi chép sổ sách, tổ chức một cách hiệu quả và phù hợp với hệ thống kế toán Công ty. Đồng thời Công ty chủ động hoạch định các chiến lược tài chính của mình. Công ty phải xem xét một cách chi tiết các nhân tố tài chính có những tác động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mình, chủ yếu bao gồm chiến lược huy động vốn, sử dụng vốn,...Đồng thời, Công ty cần phải thiết lập một cơ cấu vốn của mình sau khi tiến hành phân tích những đặc trưng riêng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cùng với lợi nhuận, chi phí và những rủi ro của các loại vốn huy động. Từ đó, Công ty đưa ra kế hoạch về cơ cấu các nguồn huy động vốn mà Công ty sẽ huy động. Khi đó, Công ty sẽ có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản của Công ty, đảm bảo Công ty sẽ có đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( Đvt: đồng) Tài sản 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 A. Tài sản ngắn hạn 118.077.948.517 166.043.211.710 110.077.377.570 I. Tiền và các khoản tương đương 7.895.122.897 14.373.573.168 4.465.258.412 1. Tiền mặt 5.796.501.350 9.339.149.434 3.524.119.301 2. Tiền gửi ngân hàng 662.860.981 3.614.461.434 396.908.973 3. Tiền đang chuyển 1.435.760.566 1.419.962.300 554.230.138 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 52.456.991.338 104.938.979.970 47.610.348.710 1. Phải thu khách hàng 48.962.467.030 55.252.391.917 44.354.231.698 2. Trả trước cho người bán 4.955.709.264 5.976.887.412 3.256.117.012 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 34.029.187.505 4. Các khoản phải thu khác 41.917.693 9.860.513.136 5. Dự phòng nợ phải thu khó đòi - 1.503.102.649 III. Hàng tồn kho 54.777.315.414 45.083.773.521 56.185.342.045 1. Nguyên liệu 12.154.020.823 18.285.153.334 21.257.631.459 2. Công cụ, dụng cụ 17.756.273.688 12.490.796.446 13.891.384.610 3. Chi phí SXKD dở dang 1.383.629.377 1.436.810.284 737.568.154 4. Thành phẩm 23.097.753.383 12.485.375.314 20.288.521.012 5. Hàng hoá 18.180.913 18.180.913 10.236.810 6. Hàng gửi đi bán 367.457.230 367.457.203 IV. Tài sản ngắn hạn khác 2.948.518.868 1.6646.885.051 1.816.428.403 B. Tài sản dài hạn 186.937.412.661 185.648.784.973 184.451.758.241 I. Tài sản cố định 186.937.412.661 184.257.541.395 183.081.035.877 1. Nguyên giá 385.307.848.238 350.981.939.742 373.928.755.347 2. Giá trị hao mòn lũy kế - 198.370.435.577 - 166.724.398.347 - 190.847.719.470 II. Tài sản dài hạn khác 1.391.243.578 1.370.722.364 1. Tài sản dài hạn khác 1.391.243.578 1.370.722.364 Tổng cộng tài sản 305.015.361.178 351.691.996.683 294.529.135.811 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 341.384.431.681 356.532.532.083 261.485.621.378 I. Nợ ngắn hạn 247.019.199.181 308.183.046.621 215.663.878.253 1. Vay và nợ ngắn hạn 151.594.976.860 192.603.514.858 124.880.660.425 2. Phải trả người bán 73.948.062.657 66.995.480.995 77,412,394,831 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 11.257.608.943 17.006.103.756 646,275,200 4. Phải trả người lao động 990.827.151 1.842.564.681 1,803,029,693 5. Chi phí phải trả 4.983.792.277 25.611.380 1,436,404,554 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 4.243.931.293 584.772.028 1.009.049.296 II. Nợ dài hạn 94.815.232.500 48.349.485.462 45.821.743.125 1. Vay và nợ dài hạn 94.815.232.500 48.349.485.462 45.821.743.125 B. Vốn chủ sở hữu - 36.819.070.503 - 4.840.535.400 33.043.514.433 I. Nguồn vốn chủ sở hữu - 36.819.070.503 - 4.840.535.400 32.812.427.075 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 19.619.048.591 6.241.614.989 28.456.214.558 2. Lợi nhuận sau thuế chờ phân phối - 56.438.119.094 - 19.493.275.465 4.356.212.517 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 231.087.358 Tổng cộng nguồn vốn 305.015.361.178 351.691.996.683 294.529.135.811

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21375.doc
Tài liệu liên quan