Luận văn Thể nghiệm vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 6 THCS Hà Nội

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cho học sinh nhận thấy bài thơ đã thể hiện niềm hạnh phúc bình dị của cuộc sống, tình cha con trìu mến, thắm thiết và những ước mơ tuổi thơ tuy ngây thơ nhưng chân thành, táo bạo. - Thể thơ tự do hình thức tự sự nhưng vẫn là tiếng thơ trữ tình dạt dào xúc cảm. - Giáo dục học sinh tình cảm cho con, thái độ trân trọng niềm hạnh phúc của cuộc sống. B. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM. - Tổ chức cho học sinh đọc sáng tạo kết hợp với gợi mở bằng hệ thống câu hỏi, thảo luận. - Trọng tâm : Tâm sự của người cha Hình ảnh biểu tượng “những cánh buồm”\ C. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 6 - Học sinh : + Trả lời các câu hỏi trong SGK + Tập đọc diễn cảm bài thơ. D. LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. - Phân tích cảnh mặt trời trên biển trong bài “Ký Cô Tô”

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể nghiệm vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 6 THCS Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố học sinh có bài làm khá tốt. Các em hiểu bài và có khả năng liên tưởng, tưởng tượng. VD1: “Tôi đang dạo chơi ven biển thì gặp 2 cha con nhà nọ đang dắt tay nhau đi trên cát mịn. Sau trận mưa đêm rả rích, khung cảnh xung quanh càng thoáng đãng hơn nữa, hai cha con quấn quýt bên nhau rất vui vẻ. Đứa con bỗng khẽ hỏi cha nó: “Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà cửa ruộng vườn?”. Người cha mỉm cười vì câu hỏi ngây thơ đó và trả lời một cách chân thật với con. Cha nhìn ra xa phía chân trời trông có có vẻ rất trầm ngâm. Lúc sau, không hiểu đứa con thấy gì mà chạy ra, trỏ vào cánh buồm mà nói lên điều ước của mình. Cha đã hiểu lòng con, hình như người cha đang nghĩ về 40 năm quá khứ trước mình cũng bằng tuổi nó, cũng có những ước mơ và hy vọng về một tương lai tươi sáng đang chờ đón” (An Phương Nhi) VD2: “Dọc theo bờ biển có 2 cha con dắt nhau đi dạo. Bóng hai người đổ dài dưới ánh mai hồng. Đứa con lần đầu tiên ra biển ngây thơ thắc mắc “Vì sao xa kia không thấy nhà, cây, thấy người?”. Người cha mỉm cười, xoa đầu con giải thích “Nếu con đi theo cánh buồm trắng ra tận xa sẽ có cây, có cửa, có nhà”. Nói xong người cha chìm trong sự trầm ngâm, mắt ông hướng về biển. Một lần nữa con khẽ nói với cha nhưng không muốn cắt ngang suy nghĩ của ông “Cha ơi! Cho con mượn buồm trắng để con đi”. Đứa bé khát khao được đi đến nhiều nơi. Nó không muốn chỉ đi trong nước mà nó muốn đi khắp nơi trên thế giới, khám phá mọi điều bí ẩn, ước mơ của đứa bé đã làm người cha nhớ tới mình ngày xưa. Ngày xưa, ông cũng có ước mơ ngây thơ và táo bạo như thế. Một lần nữa, người cha chìm đắm trong những kỷ niệm ấu thơ” (Phương Dung). VD3: “Một ngày nọ có 2 cha con cùng nhau đi dạo trên bờ biển. Hôm ấy cảnh biển rất đẹp: có ánh mặt trời rực rỡ, có cát mịn và nước biển rất trong. Người cha dáng cao cao, người con dáng tròn trịa, người cha dắt con đi dạo dưới ánh mai hồng. Em bé với tính ngây thơ và lòng ham hiểu biết đã hỏi cha rằng: “cha ơi! Vì sao ở đằng xa kia chỉ thấy có nước và trời mà không thấy có nhà cửa, cây cối, và người ở đó” – Nghe con hỏi, người cha đã chỉ ra những cánh buồm ở đằng xa và trả lời: “Nếu con theo cánh buồm kia đi mãi đến những nơi xa thì con sẽ thấy cây cối nhà cửa và con người “. Người con lại nhìn những cánh buồm xa và hỏi :”Cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng để con đi ...” Người cha xúc động nhìn con vì ông thấy chính mình trong ước mơ của người con” (Thanh Hà). *Tự đánh giá giờ dạy: Ưu điểm: +Hệ thống câu hỏi tương đối tốt ( số lượng hợp lí, diễn đạt gọn, rõ, dễ hiểu, tỉ lệ giữa các câu hỏi là phù hợp...) +Đã dẫn dắt và tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài khá tốt. Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài +Cách vào bài ngắn, gọn có hiệu quả. +Bài tập gợi mở có tác dụng : củng cố bài, giúp học sinh phát triển một số thao tác (liên tưởng, tưởng tượng, viết Văn) Nhược điểm: +Đôi chỗ còn nói hơi nhiều +Cần tạo cho giờ học không khí thảo luận sôi nổi hơn Đánh giá: loại tốt - 9,5 điểm Phần kết luận Nhận đề tài “ Phương pháp gợi mở trong dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại lớp 6 THCS, người viết đứng trước một thử thách với bản thân. Bởi lẽ, phương pháp gợi mở và hệ thống câu hỏi trong dạy học văn không còn là một vấn đề mới mẻ. Trước tôi, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều giáo trình, tài liệu của các nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước với những kết luận rất có giá trị. Ngay cả trong trường CĐSP, nhiều sinh viên khoá trước đã nghiên cứu về vấn đề này. Nghĩa là, người viết sẽ bước vào một “khu rừng” đã có rất nhiều “cây đại thụ” đủ các kích cỡ đánh dấu sự thành công. Đó vừa là thuận lợi vừa là khó khăn. Thuận lợi ở chỗ không phải là kẻ “đi khai hoang” một “vùng đất mới” nên chẳng lo “bị lạc”, hơn nữa lại có nhiều tài liệu để tham khảo, học tập. Nhưng khó khăn là ở chỗ làm sao để mình không sao chép, nói chính xác là “lặp” lại người khác - đó là điều tối kị trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vấn đề phương pháp gợi mở và hệ thống câu hỏi như đã nói ở phần lịch sử vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận vì còn rất nhiều ý kiến chưa thống nhất, ngã ngũ. Thậm chí có những mảng còn khá mới mẻ hầu như chưa mấy ai “cắm mốc” được lên đó như phần bài tập gợi mở, phần vận dụng phương pháp vào thực tế. Là sinh viên năm cuối CĐSP, lại là lần tập nghiên cứu một đề tài khoa học đầu tiên, kiến thức hạn hẹp, kinh nghiệm không có, khả năng có hạn, người viết không mong mình sẽ khám phá được một cái gì mới mẻ – mặc dù đó là ước mơ của bản thân cho vấn đề phức tạp – phương pháp gợi mở và hệ thống câu hỏi này. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, người viết đã cố gắng làm rõ, đi sâu, nêu ý kiến đánh giá một số vấn đề sau: 1. Lý luận - Trong phần “Lịch sử vấn đề” người viết đã điểm qua những quan điểm về phương pháp gợi mở và hệ thống câu hỏi (theo trình tự thời gian và không gian) để từ đó có thể hình dung được quá trình phát triển của vấn đề nghiên cứu. Người viết nhận thấy vấn đề câu hỏi và phương pháp gợi mở đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm đã đang và sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy nói chung. - Luận văn đã hệ thống hoá một vài vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp gợi mở, vấn đề dạy học theo loại thể và phương pháp gợi mở trong giảng dạy thơ trữ tình. Đối với phương pháp gợi mở trong DHV, đã nêu bản chất, đặc trưng, vai trò của nó trong hệ thống phương pháp DHV nói chung nhằm khẳng định, củng cố vị trí của phương pháp này, đồng thời đã nêu được những hình thức của phương pháp gợi mở gồm hệ thống câu hỏi và bài tập gợi mở. ở mỗi hình thức, đều có giới thiệu các tiểu loại cùng với những ví dụ tiêu biểu, cụ thể trong các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại lớp 6. Với mỗi hình thức đều đưa ra những yêu cầu, căn cứ, tiêu chuẩn để việc vận dụng lý thuyết vào thực tế sẽ phù hợp hơn. Người viết đã trình bày một số quan điểm tiêu biểu về thơ để từ đó đi sâu vào tìm hiểu thơ trữ tình. Chỉ ra đặc trưng của thơ trữ tình. Đây là việc làm cần thiết bởi khi vận dụng phương pháp gợi mở vào các tác phẩm thì đối với tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình có sự khác nhau, ngay cả giữa thơ trữ tình và thơ tự sự đã không giống nhau rồi. Chính vì vậy, người viết đã đưa ra vấn đề lý luận cơ bản trong việc dạy học theo loại thể - thể thơ trữ tình (Tại sao phải dạy học theo loại thể, phương pháp gợi mở trong dạy học thơ trữ tình ...) - Khảo sát việc vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình SGK, SHDGV và thực tế DHV ở nhà trường THCS là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ lý thuyết đến thực tế có một khoảng cách rất lớn. Để khắc phục và thu ngắn khoảng cách, đồng thời lấy thực tế bổ sung vào lý luận là điều quan tâm của những nhà giáo dục và người viết đã rút ra một số vấn đề còn tồn tại, cũng như một số suy nghĩ rất đáng mừng của giáo viên và nhất là học sinh. 2. Thể nghiệm Các vấn đề lý luận được người viết thể nghiệm qua 2 tiết dạy thơ trữ tình Việt Nam hiện đại ở lớp 6 - tập 2 trong đợt đi thực tập sư phạm. Trong quá trình thể nghiệm người viết đã cố gắng: - Đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập hợp lý với nhiều loại câu hỏi (đặc biệt là câu hỏi cảm thụ), tổ chức thảo luận cho học sinh ở một số phần quan trọng. - Tổ chức, dẫn dắt học sinh bằng hệ thống câu hỏi tìm hiểu, cảm thụ, phân tích tác phẩm. Quá trình thể nghiệm cũng là một dịp tốt để người viết học hỏi kinh nghiệm của giáo viên đi trước (qua việc hướng dẫn giáo án, trao đổi trực tiếp ...), tìm hiểu về đối tượng học sinh đặc biệt là hứng thú của các em đối với giờ học văn nói chung và với hệ thống câu hỏi và bài tập nói riêng và đã rút ra được nhiều bài học rất bổ ích, đồng thời bổ sung một vài vấn đề về nhận thức phương pháp gợi mở nhất là hệ thống câu hỏi. 3. Thực trạng dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại hiện nay ở THCS Qua 2 tiết dạy cùng với 2 tiết đối chứng – bản thân trực tiếp giảng dạy, người viết rút ra một số kết luận sau: - Đối với hệ thống câu hỏi, để có thể sử dụng đầy đủ các loại câu hỏi, đặc biệt là các câu hỏi cảm thụ là một việc rất khó. Bởi lẽ, khi đặt ra nhiều câu hỏi thì ở mỗi câu không thể gọi nhiều học sinh trả lời vì như thế sẽ không đủ thời gian. Việc tổ chức thảo luận, tạo không khí sôi nổi trong suốt giờ học cũng không đơn giản. Vì vậy, cần thiết là giáo viên biết lựa chọn trọng tâm, căn cứ vào đối tượng học sinh mà đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp không cần nhiều cốt chất lượng, quan trọng là tổ chức cho học sinh thảo luận ở những phần cần thiết. - Đối với bài tập: không phải bài nào, tác phẩm nào cũng có thể đưa ra bài tập phù hợp, bài tập hay lại càng hiếm. Vì vậy, không thể bắt buộc bài nào cũng phải có bài tập. Tuy nhiên không đưa ra bài tập thì hình thức củng cố như thế nào là hợp lý, là tiết kiệm thời gian cũng là vấn đề không kém phức tạp. 4. So với nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã đạt được một số thành công : - Hệ thống được khá đầy đủ một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp gợi mở trong DHV, vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo loại thể, tìm hiểu định nghĩa và các đặc trưng của thơ trữ tình, đặc biệt là phương pháp gợi mở trong dạy học thơ. - Qua quá trình khảo sát việc vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại ở lớp 6 THCS và trong SGK, SGV 6, người viết đã rút ra được một số kết luận bước đầu có tính khả thi từ đó khẳng định những mặt ưu điểm cũng như còn tồn tại trong quá trình vận dụng phương pháp gợi mở vào thực tế dạy học hiện nay. - Trong các tiết thực nghiệm luận văn (2tiết), người viết đã bước đầu có những thành công trong việc vận dụng phương pháp gợi mở vào dạy thơ trữ tình lớp 6. 5. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, do điều kiện về tài liệu, thời gian, vốn thực tế còn ít luận văn còn một số tồn tại: - Về lý luận: Chưa đi sâu vào một vài khía cạnh của vấn đề “cách phối hợp vận dụng các loại câu hỏi trong dạy học” - Về thể nghiệm: Quá quan tâm đến số lượng câu hỏi, thiếu câu hỏi khái quát. ngôn ngữ đôi chỗ diễn đạt chưa cô đọng. Từ những thành công và tồn tại trên quá trình làm luận văn đã để lại cho người viết nhiều bài học bổ ích: - Hướng áp dụng lý luận vào thực tế giảng dạy. - Việc chuẩn bị tài liệu và phương pháp tư duy (khái quát phân tích vấn đề ...) trong quá trình nghiên cứu. - Trong việc giảng dạy cần quan tâm đến nguyên tắc sát đối tượng. Phần phụ lục Phần phụ lục gồm có: 1. Phiếu nhận xét kết quả thực nghiệm luận văn 2. Phiếu xác nhận kết quả thực nghiệm luận văn 3. Phiếu phỏng vấn giáo viên (hai mẫu) 4. Phiếu điều tra học sinh (đi kèm với hệ thống câu hỏi) 5. Phiếu kiểm tra học sinh (hai mẫu) 6. Hệ thống câu hỏi (hai bài thể nghiệm) 7. Giáo án đối chứng và giáo án thể nghiệm Giáo án thể nghiệm Giáo viên chỉ đạo : Cô Nguyễn Mộng Lân Giáo sinh thực hiện: Phạm Hoàng Lan Lớp : 6A3 - Trường THCS Trưng Vương Thời gian : Tiết 3 – thứ 7 – ngày 9/3/2002 Bài 1: “ nhớ con sông quê hương” ( Tế Hanh) – tiết 2 A.Mục đích - yêu cầu Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm tha thiết gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình cảm quê hương đất nước và ý chí thống nhất tổ quốc. Làm cho các em thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của bài thơ với giọng thơ tha thiết, sôi nổi những hình ảnh thơ trong sáng, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỷ niệm trong hoàn cảnh xa cách. Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm quê hương, đất nước. Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật trong một bài thơ trữ tình. B.Phương pháp ã Cho học sinh đọc sáng tạo toàn tác phẩm và từng đoạn. Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở định hướng, dẫn dắt cho học sinh khám phá nội dung , nghệ thuật, chủ đề của tác phẩm. Củng cố, mở rộng kiến thức bằng bài tập gợi mở. C.Chuẩn bi Học sinh : + Soạn bài đầy đủ + Tập đọc bài thơ Giáo viên: +Giáo án soạn kỹ + Chuẩn bị đủ phiếu bài tập D.Tiến trình giờ dạy * ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên : "Cảm nhận của em về hình ảnh dòng sông quê qua đoạn 1 của bài thơ" + Học sinh : - đọc thuộc đoạn 1 - trả lời… * Bài mới : gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ cũng là nét đặc trưng nổi bật và khái quát của bài thơ khi tác giả viết về dòng sông quê. Vì vậy nếu như ở đoạn 1 trong dòng hồi tưởng của tác giả hiện lên một dòng sông quê đẹp đẽ, thơ mộng, gần gũi thì đoạn 2 này ông đã làm sống dậy bao kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ và thể hiện những tình cảm sâu sắc. Để tìm hiểu điều đó chúng ta sẽ học tiết 2 Hệ thống câu hỏi định hướng Hình ảnh sông quê và những kỷ niệm gắn bó với dòng sông Hình ảnh sông quê ( tiết 1) Những kỷ niệm gắn bó với dòng sông Học sinh đọc đoạn 2 của bài thơ 1. Trong dòng kỷ niệm của tác giả, sông quê hiện lên qua những hình ảnh cụ thể nào? ỉ(Học sinh thảo luận) Giáo viên : - Bờ tre ríu rít tiếng chim - Mặt nước chập chờn cá nhảy - Bạn bè tụm năm tụm bảy 2. Để diễn tả những kỷ niệm ấy, loại từ nào được tác giả sử dụng nhiều lần?( việc sử dụng các từ này mang lại hiệu quả gì? ỉ Học sinh : từ láy: +“ ríu rít” (từ tượng thanh): âm thanh + “chập chờn” (từ tượng hình): trạng thái Giáo viên : việc sử dụng từ láy làm cho hình ảnh con sông chuyển từ dạng tĩnh khái quát ban đầu sang dạng “động”. Dòng sông hiện lên thật sống động, tươi vui với âm thanh rộn rã, đầy màu sắc, ánh sáng. 3.Trong những kỷ niệm về dòng sông, con cảm nhận hình ảnh nào thể hiện rõ tình cảm của tác giả với sông? ỉ Học sinh +“Bạn bè ... Bầy chim ...sông” + “Tôi đưa tay ... Sông mở nước ... dạ” 4. Trong hai câu thơ “Bạn bè ... trên sông” tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích cái hay của câu thơ khi sử dụng biện pháp đó? ỉHọc sinh : biện pháp so sánh - Hình ảnh tác giả cùng bạn bè tắm sông trở nên thật ngộ nghĩnh, dễ thương và hồn nhiên như những chú chim non. Trong khung cảnh yên tĩnh của làng quê bao trùm không gian là âm thânh của tiếng chim, tiếng cười đùa của lũ trẻ. Chúng chẳng khác những chú chim con mới lớn đang nô đùa dưới sông. ở đây đã có sự giao hoà, gắn bó giữa thiên nhiên và con người. 5. Con thử hình dung tưởng tượng lại khung cảnh tác giả cùng bạn bè tắm sông ( gọi 1- 2 học sinh trả lời) 6.Nhận xét về mối quan hệ giữa con người và dòng sông qua 2 câu thơ “ tôi đưa tay ... dạ”? ỉBiện pháp nhân hoá Giáo viên (bình): hai câu thơ có kết cấu song hành đối nhau tạo mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hoạt động của chủ thể - đối tượng. Một sự hài hoà giữa nước - tôi Tôi ôm nước/ nước ôm tôi Tôi mở lòng/ sông mở dạ Qua cách nhân hoá người đọc có cảm giác dòng sông đã trở thành một con người. Nếu như ở đoạn 1 tình cảm dường như chỉ có từ tác giả thì đến hai câu thơ này tình cảm đã đến từ hai phía, giữa sông và người có sự giao hoà trao gửi. Chính vì vậy mà dòng sông không chỉ có hồn mà đã là một con người, một bạn tri âm, tri kỷ của nhà thơ. ỉTuổi thơ gắn bó với dòng sông, sông là tri kỷ. Vậy khi lớn lên liệu tình cảm con người có gì thay đổi? 7. Tác giả mượn quy luật nào để nói về tình cảm của mình trong câu thơ “Nhưng lòng tôi ...bên sông”. Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? ỉ Tác giả mượn một quy luật vĩnh cửu của tự nhiên : mưa nguồn sẽ đổ về sông, sông sẽ đổ ra biển và gió từ biển thổi vào đất liền để khẳng định lòng người, lòng nhà thơ dù đi đâu chăng nữa vẫn hướng về cội nguồn, quê hương, vẫn trở về lưu luyến bên dòng sông. Cách so sánh rất đắt, khó có thể so sánh “lòng tôi” với một cái gì khác mà hay hơn được. Con sông không chỉ góp phần nuôi dưỡng thể chất mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của nhà thơ và bao thế hệ những đứa con của quê hương. ỉ Nỗi nhớ về những kỷ niệm với dòng sông trào dâng trong lòng nhà thơ ngày càng mạnh mẽ hơn, cháy bỏng trở thành nỗi nhớ bao trùm và rộng lớn hơn. Đó là nỗi nhớ quê hương. Học sinh đọc đoạn 3 Nỗi nhớ quê hương và niềm tin vào tương lai Ilia Erenbua từng nói rằng: lòng yêu nước bao giờ cũng bắt nguồn từ lòng yêu những thứ tầm thường nhất và “ từ lòng yêu quê nhà, yêu xóm làng, yêu miền quê sẽ trở thành lòng yêu tổ quốc”. Như chúng ta đã biết lúc này nhà thơ đang "sống trong lòng miền Bắc": sau năm 1954, đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền, nhà thơ tập kết ra bắc chuẩn bị trở về giải phóng quê hương. Tuy xa cách cả về không gian và thời gian như vậy nhưng quê hương vẫn nằm ở nơi thiêng liêng nhất của con người. Đó là trái tim. 8. Nỗi nhớ quê hương và miền nam thể hiện ở những câu thơ nào? Học sinh ( thảo luận) - “Tôi nhớ không nguôi ... Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới” 9. Chỉ ra những từ tác giả sử dụng để diễn đạt nỗi nhớ ? Tại sao tác giả không chỉ nhắc một lần mà những ba lần? ỉ Học sinh : “ Tôi nhớ không nguôi ... Tôi quên sao được Tôi nhớ cả ... - Các cụm từ thể hiện cách diễn đạt phong phú, linh hoạt tình cảm son sắt, thuỷ chung của tác giả. Nỗi nhớ như được tăng cấp theo nhịp điệu của bài thơ đã trở thành 1 dòng sông nhớ đang cuồn cuộn chảy. 10. Phân tích đối tượng của nỗi nhớ ở ba câu thơ này ( Bình) Nỗi nhớ đi từ những cái rất cụ thể, gần gũi, thân thuộc tưởng không có gì để nhớ: bầu trời, sắc nắng. Một lần nữa thiên nhiên quê hương lại tràn về như ở khổ đầu. Từ nỗi nhớ thiên nhiên đến nỗi nhớ người. Điệp ngữ “Tôi” chủ thể của nỗi nhớ được nhắc đi nhắc lại như nhấn mạnh, khẳng định không phải là sự khẳng định một cái tôi cá nhân mà là một cái tôi đáng yêu, đáng trân trọng. 11. Người ta thường chỉ nhớ những người mình hằng quen biết, thế nhưng tác giả lại nhớ cả người không quen. Tại sao lại như vậy? ỉNỗi nhớ sâu nặng, ôm trùm sông lớn. Dù là những người không quen biết nhưng vẫn là những người con của quê hương, thuộc về quê hương thân thương. Khi đã đi xa, thì dù không quen biết nhưng bất kỳ một biểu tượng gì - một người đã sinh ra và lớn lên ở quê hương đều gợi nhớ, gợi thương. 12. Trong dòng chảy của nỗi nhớ, hình ảnh nào tác giả nhớ nhiều nhất, da diết nhất? ỉ Vẫn là dòng sông quê hương. Như vậy nỗi nhớ khởi nguồn từ dòng sông quê hương và quay lại vẫn là dòng sông. 13. Tác giả so sánh lòng mình “lai láng” như “suối tưới”. Câu thơ hay ở chỗ nào? ỉ Sự nhớ nhung với một hình ảnh cụ thể là dòng suối. Tình cảm của tác giả với sông như dòng suối rất trong mát, tinh khiết, trôi chảy không ngừng. 14. Tác giả nhắc lại từ nào ở 3 câu cuối? Thể hiện tâm trạng gì? ỉ Nhắc lại: Tôi sẽ... Tôi sẽ ... ỉ Nhấn mạnh khẳng định quyết tâm hành động mọi mục đích đều hướng về quê hương. Đó - nơi mơ ước - sông nước quê hương- sông nước của tình thương. Tuy xa quê nhưng tác giả luôn sống trong cảnh “ban ngày ở miền Bắc, ở miền Nam ban đêm” luôn khẳng định “ hồn tôi vang tiến vọng của hai miền” . Vậy nên mong ước trở về vẫn là mong muốn cháy bỏng, khôn nguôi của tác giả.  15. Bài thơ kết lại bằng thanh gì? Con suy nghĩ gì về điều đó? ỉ Kết lại bằng thanh bằng Tác giả đã trung thành với tứ thơ là dòng sông. Cả bài thơ là dòng sông êm đềm lai láng. Cho đến cuối bài dòng sông vẫn tiếp tục chảy mãi như nỗi nhớ của nhà thơ không bao giờ vơi cạn. Tổng kết 16. Biện pháp nghệ thuật chính trong bài? ỉ Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điệp 17. Qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì? ỉ Bài thơ là sự thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của tác giả. Đồng thời khẳng định niềm tin và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. : Nếu như nói đến Giang Nam - người ta nhớ đến một nhà thơ của quê hương thì nhắc đến Tế Hanh người ta không thể quên những dòng sông trong thơ ông. “Nhớ con sông quê hương” là bài thơ hay nhất với chủ đề “ dòng sông quê” của ông bởi ai đã một lần đọc là nhớ mãi. Cuối bài ông thể hiện ước mơ và khát khao cháy bỏng được trở về. Hơn 20 năm sau, mơ ước đó thành sự thật. Trở về quê hương, gặp lại dòng sông mơ ước, ông viết hai bài “ Trở về dòng sông quê hương“ và “Bài thơ về con sông xưa” ( Đọc đoạn đầu trong bài : “ Trở về dòng sông quê hương”). Hệ thống bài tập gợi mở 1. ở lớp “ Hãy phát biểu cảm nghĩ của con về hình ảnh ( hoặc 1- 2 câu thơ) mà con thích nhất” (phát phiếu bài tập) 2. Về nhà : “Con hãy sưu tầm một số bài thơ viết về chủ đề dòng sông trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975” Bài 2: “ những cánh buồm” ( Hoàng Trung Thông) ( 1 tiết) Giáo viên chỉ đạo : Cô Nguyễn Mộng Lân Giáo sinh thực hiện : Phạm Hoàng Lan Lớp : 6A3 - Trường THCS Trưng Vương Thời gian : Tiết 4 – thứ 6 – ngày 9/3/2002 Mục đích – yêu cầu Học sinh cảm nhận được tình cảm cha con trìu mến, đằm thắm và tin cậy lẫn nhau, những mơ ước tuổi thơ chân thành táo bạo và tâm sự của người cha trước ước mơ của người con. Giáo dục cho học sinh tình cảm cha – con, thái độ trân trọng những niềm vui trong cuộc sống, sự khát khao vươn tới những bến bờ xa. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, hình ảnh biểu tượng giàu sức liên tưởng, tưởng tượng. Phương pháp Cho các em đọc sáng tạo bài thơ, kết hợp với việc sử dụng hệ thống câu hỏi. Tổ chức cho các em thảo luận và giảng bình chọn lọc. Trọng tâm: +Câu chuyện của hai cha con +Hình tượng “ những cánh buồm” Chuẩn bi + Học sinh : -Soạn bài kỹ -Tập đọc sáng tạo bài thơ + Giáo viên ảnh Hoàng Trung Thông Tập “ nhà thơ Hoàng Trung Thông” Giáo án và phiếu bài tập D . Tiến trình giờ dạy * ổn định tổ chức * Bài mới : một sớm mai trên bờ biển nọ trời đẹp và trong xanh, có hai cha con nhà kia đang chậm rãi đi dạo. Ngoài khơi xa những cánh buồm no gió lướt nhanh trên sóng. Họ rì rầm trò chuyện. Đứa bé mặt hớn hở. Người cha có vẻ trầm ngâm. Đọc “ Những cánh buồm” chúng ta sẽ hiểu hơn câu chuyện tâm tình này. Hệ thống câu hỏi định hướng Học sinh đọc tiểu dẫn Cho Học sinh xem ảnh tác giả và “tuyển tập Hoàng Trung Thông”. 1 học sinh đọc 1 học sinh nhận xét, nêu cách đọc. Bài thơ chia làm mấy phần? ý chính từng phần. Theo con bài thơ được viết theo thể thơ nào? Có người cho đây là một câu chuyện nhỏ được viết bằng thơ, ý kiến của con thế nào? Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả cảnh biển buổi sớm mai? Từ những chi tiết ấy con thử tưởng tượng cảnh trời biển buổi sớm mai khi hai cha con đi dạo? Hình ảnh cha con được miêu tả bằng những từ ngữ nào, chi tiết nào? Qua những cử chỉ, hành động của hai cha con con hiểu gì về tình cảm giữa họ? Tại sao tác giả lại tập trung miêu tả 2 cái bóng? Học sinh đọc 9 câu tiếp 8) Trước biển em bé hỏi cha điều gì? Đặt vào địa vị của em bé, con có hỏi như vậy không? Tại sao? 9) Trước câu hỏi của con tình cảm và suy nghĩ của người cha thể hiện ở những chi tiết nào? 10) Hành động mỉm cười xoa đầu con trước khi trả lời của cha thể hiện điều gì? 11) Tại sao người cha lại dùng “nghe” con bước mà không dùng “ ngắm”, “trông”? 12) Người cha khơi dậy khát vọng của con bằng hình tượng gì? 13) Qua câu trả lời của người cha có điểm gì đáng quý ? Học sinh đọc 10 câu cuối 14) Tâm trạng của cha qua tư thế “ trầm ngâm”? 15) Cánh buồm lần 2 có gì giống và khác lần trước? 16) Con có suy nghĩ gì về câu cuối. Tại sao tác giả lại lồng “ tiếng sóng” với “ tiếng ước mơ con”, với “ tiếng lòng cha”? 17) Tên bài thơ - hình tượng xuyên suốt bài thơ cũng là hình tượng “những cánh buồm”. Vậy theo con hình tượng những cánh buồm có thể có những ý nghĩa nào? 18) Suy nghĩ của con về tình cha con, về ước mơ giữa các thế hệ qua bài thơ? I. Tác giả- tác phẩm Nhà thơ sinh năm 1925, mất 1992, sinh ở Nghệ An. Ông là tác giả của nhiều tập thơ, bài thơ hay như “Bao giờ trở lại”, “Bài ca vỡ đất”, “Anh chủ nhiệm” ... Thơ ông thường đi vào những vấn đề lớn của nhân dân đất nước. Trong thơ, Hoàng Trung Thông như muốn giấu mình đi bởi ông quan niệm “Tâm trạng riêng của mình thì có gì đáng nói, phải làm sao cho thơ mình nói được tiếng nói chung của quần chúng lao động” Chế Lan Viên từng có một bài thơ tặng Trạng Thông họ Hoàng: “Thơ ông chân chất Lúa lên hương đồng Thơ ông suối trong veo Chảy tấm lòng rất thật” II. Đọc và bố cục 1. Hướng dẫn đọc Giáo viên: +Giọng kể chuyện tâm tình, chậm rãi, sâu lắng + Phân biệt giọng đứa con và người cha - Lời con: đọc với giọng nũng nịu, háo hức - Lời cha: đọc nhỏ, chậm, ngắt quãng thể hiện sự lúng túng chưa kịp thoả mãn nguyện vọng của đứa con. + 4 câu cuối: đọc chậm và nhỏ dần như lời thì thầm thể hiện tâm trạng xốn xang khó diễn tả của người cha. 2)Bố cục : 3 Phần: +Đoạn 1: 7 câu đầu + Đoạn 2: 9 câu tiếp + Đoạn 3: 10 câu cuối ỉ Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn dài khác nhau, nhịp điệu phóng khoáng theo cảm xúc của tác giả. ỉ ý kiến trên có phần hợp lý bởi bài thơ về cơ bản có thể chia làm 3 đoạn như một câu chuyện nhỏ nhưng có đủ các yếu tố: bối cảnh mở, phát triển, kết luận. Nhưng đọc kỹ ta sẽ thấy câu chuyện chỉ là cái nền cái cớ bên ngoài để nhà thơ gửi gắm, bày tỏ những xúc động, tâm tình (của cha, con, nhà thơ). Bởi vậy, đích thực đây là một bài thơ trữ tình mang dáng dấp tự sự ( kể chuyện). Cảnh trời biển và hình ảnh hai cha con ỉ ánh nắng mặt trời ỉ mặt biển xanh trong ỉ bãi cát mịn màng Cảnh biển sau trận mưa đêm hiện lên tươi sáng, trong trẻo lạ thường với trời cao, nắng hồng rực rỡ và mát dịu. Mặt biển rộng và trong xanh óng ánh bao la, bãi cát ẩm mịn màng làm bàn chân người dịu mát, khung cảnh gợi cảm làm nền cho câu chuyện tâm tình của 2 cha con. (Học sinh tự tưởng tượng- gọi 2 - 3 em) (Học sinh thảo luận) + Bóng cha ... + Bóng con ... + Cử chỉ: cha dắt con đi, con lắc tay cha, cha mỉm cười xoa đầu con ỉĐó là tình cảm thân thiết, tin cậy, đầy yêu thương, chân thành của hai cha con. ỉ Hình ảnh 2 cha con được miêu tả qua 2 cái bóng in trên cát. Hai cái bóng gợi nghĩ đến dáng người, tuổi tác (“lênh khênh”: cao gầy, không vững, “chắc nịch”: thấp, tròn, khoẻ) và xa hơn gợi nghĩ đến hình ảnh hai thế hệ quấn quýt bên nhau. Câu chuyện của hai cha con ỉ “ Cha ơi ... ở đó” ỉ Câu hỏi ngây thơ hồn nhiên thể hiện phù hợp với tâm lý trẻ. Đứa trẻ nào cũng tò mò cũng khao khát muốn hiểu biết thế giới bên ngoài, muốn cắt nghĩa tất cả bằng những câu hỏi “vì sao, tại sao” (Học sinh thảo luận) ỉ Mỉm cười , xoa đầu con trước khi trả lời của người cha thể hiện tình cảm âu yếm, thương yêu, bao dung, thông cảm, thú vị trước câu hỏi ngộ nghĩnh, tò mò, ngây thơ đầy háo hức của con. ỉ Tình cảm của cha với con rất sâu đậm nên không cần nhìn thấy con, chỉ cần nghe tiếng chân con thôi mà bao nhiêu niềm vui đã dâng lên trong sâu thẳm lòng cha theo mỗi bước chân con. Hai cha con đang đi sát cạnh nhau không đủ khoảng cách để “nhìn”, “ngắm”. Mắt họ lúc này đang say ngắm biển xa. Hơn nữa, họ đã qua quen thuộc với nhau nên không có nhu cầu quan sát, nhìn ngắm. ỉ Trong câu trả lời người cha đã cố tình lồng hình ảnh cánh buồm (mặc dù không cần nói đến mà vẫn giải đáp thắc mắc của con). Hình ảnh cánh buồm là hình ảnh gợi mơ ước về những chuyến đi xa. Cha muốn khơi dậy cho con ước mơ trong câu trả lời của mình. ỉ Câu trả lời cho thấy người cha rất khiêm tốn, cởi mở, thành thật, tự biết giới hạn của mình, ngay cả với đứa con nhỏ do mình sinh ra. 3)Suy nghĩ của người cha ỉ Tư thế trầm ngâm có nhiều ý nghĩa + Bị xao động trước câu hỏi của đứa con + Ông đang mải nhìn về nơi xa xăm + Nỗi buồn về hạn chế của mình Lần 1: Cánh buồm có thể hiểu theo 2 nghĩa + Cánh buồm thực + Chỉ là cách nói hình tượng về những chuyến đi xa Lần 2: Em bé nhìn thấy cánh buồm thực ( con trỏ cánh buồm xa nói khẽ) ỉ Nhưng vẫn là biểu tưởng của ước mơ : Nếu như ở người cha tư tưởng mơ ước của ông còn bó hẹp trong khuôn khổ “ đất nước của ta” nhưng vẫn chưa đạt đến. Riêng đứa con chỉ với 3 từ “ để con đi” thì hoàn toàn không gò bó trong khoảng trời nào. Nhà thơ quả tinh tế khi so sánh 2 thế hệ già - trẻ. Cũng là mục đích, niềm say mê nhưng người đời sau vẫn nổi bật hơn người đời trước với mong muốn vượt xa hơn trong tương lai. Tiếng nói có thật của đứa con bên cạnh vang trong tâm hồn người cha như là, như hoà với tiếng biển vỗ, ru đưa ông ngược về với tuổi thơ xa lắc của mình. Có thể 30, 40, 50 năm trước cũng giống như đứa bé này, ông cũng từng khao khát những chuyến đi xa như thế. Tiếng nói thể hiện ước mơ của đứa con sớm nay cũng chính là tiếng nói của tâm tình người cha lần đầu tiên “trước biển khơi vô tận”. Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gặp gỡ song hành trong buổi sớm mai tuyệt diệu cùng với cánh buồm trắng ngoài khơi vẫy gọi. ỉ Biểu tượng “cánh buồm” ở đây ít nhất đan cài các tầng nghĩa + Cánh buồm thực + Cánh buồm mơ ước của con + Cánh buồm mơ ước của cha + Cánh buồm hy vọng của cha về tươmg lai con +Cánh buồm nơi gặp gỡ, chuyển giao, nối tiếp giữa hai thế hệ cha con IV Tổng kết Bằng giọng điệu tâm tình thủ thỉ hình ảnh đẹp gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc thông qua hình tượng cánh buồm, bài thơ bộc lộ những ý nghĩa về tình cha con đằm thắm, sự tiếp nối giữa các thế hệ trong việc thực hiện ước mơ chung. : Xưa nay văn chương đã dùng nhiều hình tượng để thể hiện ước mơ của con người: cánh diều tuổi thơ, những chuyến tàu, mặt trăng .... Hoàng Trung Thông đã tìm thấy và gửi gắm khát khao, mơ ước của mình cũng là của nhiều người vào hình tượng “những cánh buồm”. Điều đó giải thích tại sao “ cánh buồm” xuất hiện nhiều lần trong thơ ông. Tình yêu cánh buồm gắn liền với ước mơ từ thủa nhỏ: “ Tôi từ bé đã ngồi trên sóng dỡn Đôi mắt nhìn ôm sóng đại dương Tôi ước muốn lòng mình như biển lớn Bàn chân đi phơ phất cánh buồm" ( Biển) Hệ thống bài tập gợi mở 1, ở lớp: "hãy tưởng tượng con là người tình cờ chứng kiến hình ảnh 2 cha con đi dạo trên biển và nghe được câu chuyện giữa họ. Con hãy kể lại câu chuyện đó trong khoảng 10 câu" (phát phiếu) 2, Về nhà: con hãy so sánh tình cảm của người mẹ trong bài thơ “ Mây và sóng” của Tago với tình cảm của người cha trong bài “ Những cánh buồm” ( Hoàng Trung Thông) Giáo án đối chứng Bài 1: "Nhớ con sông quê hương” ( Tế Hanh) ( tiết 2) Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Bình Giáo sinh thực hiện : Nguyễn Phương Lan Lớp : 6G – trường THCS Tô Hoàng Thời gian : Tiết 2 – ngày 19/3 Yêu cầu ỉ Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông quê hương và tình yêu thiết tha đất nước. ỉ Qua việc phân tích hình tượng con sông của tác phẩm giúp học sinh nhận biết được nghệ thuật thể hiện đặc sắc của bài thơ (so sánh, ẩn dụ) ỉ Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng phân tích một tác phẩm trữ tình ỉ Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước Tiến trình giờ dạy : ở tiết trước chúng ta đã học về hình ảnh của dòng sông quê, ở tiết này, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về sự gắn bó của tác giả với dòng sông. Hệ thống câu hỏi định hướng 1. Ai có thể tìm cho cô những hình ảnh của con sông ở khổ 2? 2. Sự gắn bó thân thiết của tác giả với dòng sông ỉ Dòng sông không chỉ hiện lên một cách khái quát mà còn hiện lên với những đường nét thật cụ thể. + “ Toả nắng… lấp loáng” + “ Khi bờ tre…chim kêu” + “ Khi mặt nước…cá nhảy” 2. Qua hồi tưởng những hình ảnh của con song không hề mờ nhạt xa xăm. Vậy biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ỉ Hình ảnh con sông quê hương hiện lên trong tâm trí tác giả chẳng hề nhạt nhoà, mờ phai. Trái lại nó hiện lên thật sinh động, rõ nét trong ký ức. Chính việc sử dụng các từ láy đã tạo nên điều đó. + Lấp loáng : màu sắc, ánh sáng + Chập chờn : Trạng thái + Ríu rít : Âm thanh đ Từ láy, giúp hình ảnh con sông chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động con sông sinh động, gần gũi và có hồn hơn. 3. Trong khung cảnh tươi vui của thiên nhiên ta thấy hiện lên hình ảnh bạn bè tụm 5 tụm 7 “bầy…trên sông”. Theo các con 2 hình ảnh ấy gợi nên cảm giác gì ? con người và thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào ?. Hình ảnh ấy tạo nên sự gắn bó mật thiệt giữa con người và thiên nhiên. Tất cả cùng hoà chung trong một thế giới tuổi thơ thật hồn nhiên đáng yêu. Trong cái nắng chói chang, rực rỡ của buổi trưa hè, nắng lấp lánh đầy sông trẻ em vẫn vùng vẫy, ngụp lặn dưới dòng nước mát. Ai đã từng nếm trải cái nắng gắt gao, khô cháy của miền Trung mới có thể thấy hết giá trị của một dòng nước trong xanh, cảm nhận đến tận cùng da thịt cái mát rượi, sảng khoái khi được đắm mình dưới dòng nước mát mẻ êm đềm trong hạnh phúc “như suối tưới”, “tràn đầy”, “lai láng chảy”. 4 Tác giả so sánh lũ trẻ với bầy chim non có gì hay ? Việc so sánh như vậy vừa gần gũi, vừa ngộ nghĩnh và rất hay. Tiếng nói cười hoà tiếng chim ríu rít. Lũ trẻ cũng chẳng khác gì bầy chim. 5. Tác giả rất gắn bó vớidòng sông quê hương. Câu thơ nào giúp em nhận ra điều đó ? Câu thơ : Tôi ôm nước/nước ôm tôi Tôi mở lòng/ sông mở dạ Kết cấu đối nhau tạo mối quan hệ gắn bó 6. Sông biết “ôm” tác giả. Vậy sông có còn là con sông vô tri vô giác không ?. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Sông không còn là con sông vô tri nữa. Đó là con người biết yêu thương, biết ôm ấp trìu mến. Hình ảnh nhân hoá đã tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa sông và người. Họ tuy 1 mà 2, tuy 2 mà 1, tri kỷ, tri âm. Chính kỷ niệm tuổi thơ đẹp như mơ bên dòng sông yêu dấu đã khiến tác giả dù đi đâu về đâu cũng vấn đau đáu nỗi nhớ quê. Ví “lòng tôi” với “mưa nguồn gió biển”, tác giả muốn mượn hình ảnh, quy luật của thiên nhiên để nói lên tình cảm của mình để khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của mình với dòng sông. C)Tình cảm thuỷ chung của tác giả đốivới quê hương và niềm tin thắng lợi vào tương lai tươi sáng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 7. Nhà thơ xa quê đa lâu, nay ra Bắc tập kết sự xa cách lớn cả về mặt không gian và thời gian. Tình cảm đó càng trở nên da diết, thiêng liêng. Những câu thơ nào nói lên điều đó. Câu thơ : Thời gian : “Tôi hôm nay… ….miền Nam” đ Xa cách nhưng gần gũi, thân thương. Không gian : Nhớ “ánh nắng… …quen biết” đ Không gian thật rộng lớn với cảnh sắc và con người quê hương. 8. Tình cảm gắn bó máu thịt của tác giả được thể hiện qua những từ nào ? Thể hiện qua 2 cụm từ “nhớ không người” “quên sao được”. Hai cụm từ này mang ý nghĩa khẳng định : Không bao giờ quên quê hương đ tình cảm sắt son và chung thủy. 9. Người ta chỉ nhớ cái gì gần gũi, ấn tượng nhưng nhà thơ lại “Nhớ… không quen biết ”. Tại sao vậy ? Tác giả đã khái quát tình yêu thương rộng lớn của mình với đất nước, quê hương. Khi xa quê nỗi nhớ ấy càng trở nên da diết. Những người không quen và chưa một lần gặp ấy vẫn là những đứa con của quê hương là biểu tượng của quê hương. Vì vậy, tác giả đã nhớ. 10. Tác giả nói nhớ rất nhiều nhưng đọng lại sâu sắc nhất, da diết nhất, tràn đầy nhất, vẫn là hình ảnh gì ? Đọng lại sâu sắc nhất, da diết nhất vẫn là hình ảnh của con sông quê hương “mát rượi”, “lai láng chảy”. Nỗi nhớ của tác giả có sự vận động từ xa đến gần từ cụ thể đến khái quát, từ con sông quê đến miền Nam ruột thịt… “Quê hương ơi … chung chảy một dòng” 11. Em hiểu gì về hai câu thơ trên ? Thể hiện sự gắn bó tuyệt đối giữa tác giả - dòng sông - đất nước. Nỗi nhớ từ cụ thể đến khái quát. Tình yêu sông, yêu quê hương, trở thành tình yêu đất nước Bắc và Nam. Tình yêu ấy bền và vững không ghềnh thác nào ngăn cản được. 12. Ba câu thơ cuối bài khẳng định ý chí và quyết tâm, mong ước gì của tác giả ? ý chí thống nhất đất nước, quê hương, khát vọng trở về với quê hương khẳng định nỗi nhớ thương sẽ biến thành hành động tranh đấu để biến ước mơ thống nhất hai miền trở thành hiện thực 13.Từ gì được nhắc lại ở 3 câu cuối ? Mục đích Ba câu cuối lặp cấu trúc “tôi sẽ” thể hiện một quyết tâm hành động. Tuy là 3 câu nhưng nó đều có chung một mục đích khẳng định một hướng “nơi tôi mơ ước” là “sông nước của quê hương”, sông nước của tình thương III. Tổng kết 14. Toàn bộ bài thơ nói lên điều gì Khẳng định tình cảm sâu sắc với dòng sông thơ ấu, thể hiện tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tha thiết Giáo viên : Bằng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, tác giả đã khái quát tình cảm gắn bó của mình với quê hương đất nước, khẳng định tình cảm thuỷ chung Bắc Nam. V. Luyện tập : Học thuộc lòng bài thơ. Bài 2 : “Những cánh buồm ” (Hoàng Trung Thông) (1 tiết) Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Hằng Giáo sinh thực hiện : Nguyễn Hoài Phương Lớp : 6H Trường THCS Hà Huy Tập Thời gian : Tiết 2 ngày 24/3/2002 A. Mục đích yêu cầu : - Cho học sinh nhận thấy bài thơ đã thể hiện niềm hạnh phúc bình dị của cuộc sống, tình cha con trìu mến, thắm thiết và những ước mơ tuổi thơ tuy ngây thơ nhưng chân thành, táo bạo. - Thể thơ tự do hình thức tự sự nhưng vẫn là tiếng thơ trữ tình dạt dào xúc cảm. - Giáo dục học sinh tình cảm cho con, thái độ trân trọng niềm hạnh phúc của cuộc sống. B. Phương pháp trọng tâm. - Tổ chức cho học sinh đọc sáng tạo kết hợp với gợi mở bằng hệ thống câu hỏi, thảo luận. - Trọng tâm : Tâm sự của người cha Hình ảnh biểu tượng “những cánh buồm”\ C. Chuẩn bị : - Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 6 - Học sinh : + Trả lời các câu hỏi trong SGK + Tập đọc diễn cảm bài thơ. D. Lên lớp I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. - Phân tích cảnh mặt trời trên biển trong bài “Ký Cô Tô” III. Bài mới. 11. Lời dẫn : Đã là con người thì phải biết ước mơ và có những khát vọng đẹp trong cuộc sống, ngay từ tuổi thơ bé của mình. Đó là phẩm chất cao quý dù đối với bất cứ ai và nhà thơ khơi dậy trong lòng người đọc ngọn lửa ước mơ khát khao đó bằng những vần thơ. Đọc “Những cánh buồm” của ông chúng ta sẽ hiểu hơn về điều này. Hệ thống câu hỏi định hướng Học sinh đọc tiểu dẫn trong SGK I. Tác giả, tác phẩm 1. Em biết gì về nhà thơ Hoàng Trung Thông ? Nhà thơ sinh 1925, quê ở Nghệ An, mất 1922 ở Hà Nội, bắt đầu làm thơ trong kháng chiến chống Pháp. “Bài thơ vỡ đất” là tác phẩm đầu tay được nhiều bạn đọc yêu mến. Ông sáng tác nhiều thơ trào phúng đả kích (lấy bút danh là Bút Châm, Đặc Công) và thơ trữ tình (ký tên thật là Hoàng Trung Thông) đã in các tập thơ : “Quê hương chiến đấu” (1955), “Đường chúng ta đi” (1960), “Trong gió lửa” (1971), “Đầu Sóng” (1968), “Như đi trong mơ” (1977), “Hương mùa thơ” (1984). - Ngoài ra ông còn làm việc dịch thuật giới thiệu thơ nước ngoài (Puskin, Maiucôpxki, Đỗ Phủ…) và phê bình Văn học. - Thơ ông bình dị, hồn hậu, thâm trầm và trắc khoẻ. - Để nói thêm về thơ ông, chúng ta mượn lời của nhà thơ Chế Lan Viên. “Thơ ông chân chất Lúa lên hương đồng Thơ ông suối trong veo Chảy tấm lòng rất thật” 2. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Bài “Những cánh buồm” (1962) được đưa vào tập thơ cùng tên (1964) Vậy qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì. Để hiểu rõ hơn ta sang phần II II. Đọc Giáo viên : - Giọng kể chuyện tâm tình, chậm rãi lắng sâu. - Một chút phân biệt giọng đọc các câu hỏi của đứa con (nũng nịu, háo hức), câu trả lời của người cha (nhỏ, chậm ngắt quãng, thể hiện sự lúng túng, chưa kịp có câu trả lời thoả mãn nguyện vọng của con). - Cuối cùng đọc chậm dần, nhỏ dần như lời thầm thì thể hiện tâm trạng vui buồn, xốn xang khó diễn tả trong lòng người cha. Học sinh đọc + nhận xét 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? (Đếm số tiếng, vần trong câu thơ) Thể thơ tự do 4. Theo em bài thơ chia làm mấy đoạn ? ý nghĩa của các đoạn ? - Bài thơ chia làm 3 đoạn - Đoạn 1 (khổ 1) : Cảnh trời biển buổi ban mai và cảnh hai cha con đi dạo - Đoạn 2 (khổ 2-3) : Cuộc trò chuyện của 2 cha con. - Đoạn 3 (khổ 4) : Những suy nghĩ của người cha. G : Như vậy ta thấy bài thơ này như một câu chuyện nhỏ với đầy đủ các yếu tố, bối cảnh, mở truyện phát triển, kết truyện nhưng đó chỉ là cái nền, cái cớ bên ngoài để nhà thơ gửi gắm, bày tỏ cảm xúc, tâm tình của con, của cha, của nhà thơ. Vì vậy đích thực đây vẫn là bài thơ trữ tình mang dáng dấp tự sự (kể chuyện) 5. Đọc lại khổ 1 và cho biết ý nghĩa của khổ thơ đó ? Cảnh trời biển buổi ban mai và cảnh hai cha con. 6. Tìm và phân tích những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh trời biển - Cảnh trời biển được tả qua 3 chi tiết : ánh mặt trời rực rỡ, cát mịn, biển trong. - Đó là một cảnh đẹp trong sáng, khoáng đãng, đầm ấm bởi ánh mặt trời rực rỡ, hồng rực, toả chiếu trên biển mênh mông, trong vắt, xanh ngắt một màu trên bờ cát mịn màng như lụa. Sau trận mưa đêm, cát đã mịn càng mịn, biển đã trong càng trong. Ban mai dịu dàng tinh khiết, khơi gợi những cảm xúc tươi rói trong con người. 7. Hình ảnh hai cha con dạo trên bờ biển được miêu tả bằng những từ ngữ, chi tiết nào ? Bóng cha dài lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch 8. Đoạn thơ đã gợi ra một bức tranh như thế nào ? Có sự đối lập (dài – tròn – lênh khênh – chắc nịch) Tuy nhiên nó không mang nghĩa trái ngược mâu thuẫn giữa 2 thế hệ mà chỉ gợi ra sự ngộ nghĩnh, tinh nghịch. - Đây là một bức tranh đẹp, tươi sáng và đầm ấm. Trong buổi bình minh rạng rỡ trên biển xanh người cha dắt con đi trong cát mịn, ánh nắng chiếu vào làm 2 cái bóng của cha và con in đậm trên cát, một “dài lênh khênh”, một “tròn chắc nịch”, như bổ sung cho nhau, quấn quýt bên nhau (lênh khênh : cao gầy, không vững, chắc nịch : tròn, vững chắc). Đó chính là một niềm hạnh phúc trong đời sống. 9. Câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng, bên cạnh việc diễn tả buổi ban mai trên biển sau cơn mưa nó còn mang ý nghĩa gì ? Đặc biệt khổ thơ có hình ảnh : “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng“ Cảnh biển bình minh tráng lệ sau cơn mưa mang hàm nghĩa đất nước trong khung cảnh hoà bình. Tóm lại hình ảnh cha con – hai thế hệ dắt nhau đi trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đã trở thành hình tượng chính của bài thơ. Đó là một khung cảnh lý tưởng để tâm sự về khát vọng, để cho khát vọng nảy sinh và chắp cánh bay lên và câu chuyện tâm tình giữa 2 cha con cũng được gợi lên từ biển. 10. ở khổ thứ 2,3 trước biển em bé đã hỏi cha điều gì ? 2. Câu chuyện tâm tình của 2 cha con - Em hỏi cha : Tại sao nơi xa kia không thấy cây, không thấy nhà, không thấy người ở đó. 11. Em có nhận xét gì trước câu hỏi của đưa trẻ. Nếu đặt địa vị của em trong hoàn cảnh ấy em có hỏi như vậy không ? Em bé lần đầu tiên đến biển nên ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Câu hỏi ngây thơ hồn nhiên thể hiện phù hợp với tâm lý trẻ. Đứa trẻ nào cũng tò mò cũng khát khao muốn hiểu biết thế giơí bên ngoài, muốn cắt nghĩa mọi điều bằng câu hỏi “vì sao” “tại sao”. 12. Người cha đã trả lời như thế nào ? Người cha trả lời : “Theo cánh buồm…”. Nghe con hỏi, cha vui sướng tự hào. Đất nước ta rộng bao la, nhiều miền đất nước “cha chưa hề đi đến” có cánh buồm là đi đến mọi phía chân trời. Câu trả lời của người cha dựa vào những hiểu biết học tập đã tích luỹ cả cuộc đời được nói ra một cách chân thành giản dị. Ông không ngần ngại khi nói thật với con là có “những nơi cha chưa đi đến”. Người ta nói “trẻ em như tờ giấy trắng” có nghĩa là tâm hồn trẻ em vô cùng trong trắng, ngây thơ vì vậy người lớn nói gì cũng tin là thật. ở đây ta thấy người cha là một người khiêm tốn cởi mở, chân thành. 13. Tại sao người cha lại “mỉm cười xoa đầu con nhỏ “trước khi trả lời. - Cử chỉ đó của người cha thể hiện tình cảm yêu thương, âu yếm bao dung thông cảm thú vị trước câu hỏi ngộ nghĩnh tò mò thơ ngây, đầy háo hức của đứa con. 14. Hình ảnh cánh buồm trong câu trả lời của người cha gơị cho em suy nghĩ gì ? - Hình ảnh cánh buồm thường gợi nhớ, gợi mơ ước về những chuyến đi xa. - Cánh buồm là hình ảnh của những chuyến đi. Cha đã khơi dậy cho con ước mơ trong câu trả lời của mình. Câu trả lời chân thành nhưng cũng rất bay bổng, chắp cánh ước mơ cho con. 15. Vì sao “cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời” khi đã trả lời con ? 3. Tâm trạng của người cha Trầm ngâm là dáng vẻ chăm chú mà lặng lẽ nghĩ ngợi về một điều gì đó. Câu hỏi của con tuy rất ngây thơ nhưng đã gợi lên ở người cha nhiều suy nghĩ. Có thể ước mơ xưa được đánh thức trong cha, có thể nghĩ về những miền xa mà con vừa hỏi, người cha lắng lại với những suy nghĩ riêng chân thành của mình có điều, với ông ước mơ chưa thực hiện được. 16. Khi nhìn thấy cánh buồm trên biển, em bé mơ ước điều gì ? Em có nhận xét gì về mơ ước đó của em bé - Nhắc đến cánh buồm em bé đề nghị “cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé…” Để con đi” Mong muốn ngây thơ nhưng táo bạo muốn được cha cho cánh buồm. Em muốn tự mình thực hiện ước mơ ấy, muốn đến những nơi cha chưa hề đến chứ không dừng lại ở lời kể của cha. “Cánh buồm trắng” lần này hoàn toàn có thực (con trẻ cánh buồm xa) nhưng vẫn là một biểu tượng mơ ước lên đường đi xa, mở mang hiểu biết của tuổi trẻ thơ ngây của con người, được chắp cánh bởi khát vọng trắng trong thuở thiếu thời. 17. Mơ ước táo bạo của con đã gợi lên trong người cha những xúc động và suy nghĩ gì ? Nghe yêu cầu của con, người cha tưởng tiếng sóng thì thầm hay tiếng của lòng mình từ thời xa thẳm. Hình ảnh thơ đó đã bộc lộ sự xúc động trào dâng trong lòng người cha. Ngược thời gian trở về tuổi thơ ấu của mình. Ngày đó cũng giống như đứa bé này ông cũng từng khao khát những chuyến đi xa như thế. 18. Câu thơ cuối cùng nên hiểu như thế nào? tại sao tác giả dùng từ “Mơ ước”? Câu thơ : “Cha gặp…ước mơ con” nói lên tâm trạng xúc động của người cha. Tiếng nói của đứa con sớm nay lần đầu tiên “trước biển khơi vô tận”. Điều con mơ ước cũng chính là ước mơ cháy bỏng của cả cuộc đời cha. “Cha gặp lại mình” hay là sự tiếp nối giữa các thế hệ để thực hiện những ước mơ đẹp đẽ của con người. 19. Bài thơ cho em cảm nhận gì về tuổi thơ về tình cha con về ước mơ giữa các thế hệ ? IV. Tổng kết : Bài thơ với giọng tâm tình thủ thỉ hình ảnh đẹp, gơị nhiều suy nghĩ sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ bộc lộ tự nhiên. Đó là tình cha con thắm thiết sự tiếp nối giữa các thế hệ trong việc thực hiện ước mơ chung. 20. Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc - Từ ngữ hình ảnh gợi tả - Hình ảnh ẩn dụ : những cánh buồm - Thể thơ tự do hình thức tự sự V. Dặn dò : - Học thuộc lòng bài thơ - Soạn bài tiếp  Thư mục tài liệu tham khảo Quy ước sắp xếp: Tên tác giả - tên tác phẩm - NXB - năm xuất bản A,B,C - tên tác giả I. Giáo trình - chuyên luận 1. Nguyễn Duy Bình “Dạy văn, dạy cái hay cái đẹp “ –NXB Giáo dục, Hà Nội (1983) 2. Trần Văn Bính (chủ biên ) “Cơ sở lý luận văn học” (Tập III) - NXB Giáo dục (1977) 3. Nguyễn Văn Bồng (chủ biên) “Phương pháp dạy văn” – NXB Giáo dục Hà Nội (1995). 4. Nguyễn Viết Chữ “Phương pháp dạy học tác phẩm Vănchương (theo loại thể)” – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (2001) 5. Hoàng Dư “Những cơ sở khoa học của phương pháp đặt câu hỏi gợi mở trong giảng dạy văn” - NXB Giáo dục, (1990) 6. Trần Thanh Đạm “Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại” NXB Giáo dục Hà Nội (1976) 7. Hà Minh Đức (chủ biên) “Lý luận văn học” – NXB Giáo dục (1999) 8. Nguyễn Văn Đường “Giáo trình phương pháp dạy học văn học” (phần thực hành) - Trường CĐSP Hà Nội, (2000). 9. Lê Bá Hán “Từ điển thuật ngữ văn học”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999). 10. Hoàng Ngọc Hiến “Văn học và học văn”. Nhà xuất bản Văn học Hà Nội (1997). 11. Lê Gia Khánh “Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (Phần Văn học Việt Nam) Tập I. Nhà xuất bản Tổng hợp Khánh Hòa (1991). 12. I.F. Khalamốp - ”Phát huy tính tích cực của hc sinh như thế nào Dịch Đỗ Thị Trang và Ngọc Quang. Nhà xuất bản Giáo dục (1978). 13. Phan Trọng Luận “Con đường nâng cao hiệu quả dạy học Văn” Nhà xuất bản Giáo dục (1978). 14. Phan Trọng Luận (chủ biên) “Phương pháp dạy học Văn”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (1998). 15. Phan Trọng Luận “Cảm thụ Văn học, giảng dạy Văn học”. Nhà xuất bản Giáo dục (1983). 16. Phan Trọng Luận “Phân tích tác phẩm trong nhà trường”. Nhà xuất bản Giáo dục (1977) 17. Đỗ Quang Lưu “Văn học và nhà trường, ngôn ngữ và đời sống” Nhà xuất bản Giáo dục (1997). 18. V.A. Nhicônxiki “Phương pháp giảng dạy Văn học ở trường phổ thông”. Dịch : Ngọc Toàn và Bùi Lê. Nhà xuất bản Giáo dục (1980). 19. I. A.Rex – “Phương pháp luận dạy học Văn”. Dịch : Phan Thiêu. Nhà xuất bản Giáo dục (1980). 20.Trần Đình Sử “Phân tích bình giảng tác phẩm Văn học’. Nhà xuất bản Giáo dục (2001). 21. Kỷ yếu : “Hội thảo khoa học đổi mới phương pháp dạy học Vănvà Tiếng việt ở trường THCS” tập 1 – Trường CĐSP Hà Nội (2000) 22. Sách giáo khoa Văn6 (tập 1,2). Nhà xuất bản Giáo dục (1996) 23. Sách hướng dẫn giáo viên Văn6 (tập 1, 2). Nhà xuất bản Giáo dục (2000). II. Các bài nghiên cứu 1. TS Nguyễn VănĐường “Về một số cách dạy Văncho học sinh cấp 2 hiện nay”. Tạp chí “Tài hoa trẻ” số 136 (2/2000). 2. Trương Thị Bích và Đỗ Ngọc Thống “Tăng cường đánh giá năng lực tự tiếp nhận tác phẩm Văn học của học sinh” “Thông tin khoa học Giáo dục” số 84 (3-4/2001). 3. TS Nguyễn Thị Hồng Nam “Một số biện phảp đổi mới cách thức dạy học văn trong nhà trường phổ thông ” “Tạp chí nghiên cứu giáo dục”, số 6/2000 4. T.S Nguyễn Xuân Lạc “Về chức năng hướng dẫn học tập của hệ thống câu hỏi trong SGK Văn” “Tạp chí khoa học sư phạm”, số 6/2001. 5. Phùng Thị Thanh “Tính hệ thống của câu hỏi trong hội thoại dạy học trên lớp” “Tạp chí khoa học sư phạm” số 3/2001. III. Luận án và luận Văn. * Luận án PTS khoa học - TS chuyên ngành 1. Nguyễn Quang Cương “Hệ thống câu hỏi trong SGV Văn học bậc PTTH – Phần Văn học Việt Nam” (ĐHSP Quy Nhơn) (2000). 2. Nguyễn Văn Đường “Nghệ Thuật bình thơ của Hoài Thanh” với phương pháp giảng bình thơ ở nhà trường PT (CĐSP HN) (1996) 3. Nguyễn Trọng Hoàn “Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo trong giảng dạy”. Bộ Giáo dục - Đào tạo (1999). 4. Mai Xuân Miên “Phương pháp giảng dạy thơ”. Đại học sư phạm Quy Nhơn (2000) 5. Nguyễn Thị Ngân “Câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương ở THPT”. Sở Giáo dục đào tạo Thái Nguyên (2001). * Luận văn tốt nghiệp của sinh viên CĐSP Hà Nội 1. Nguyễn Ngọc Dung “Hệ thống câu hỏi trong các giờ dạy học văn ở nhà trường THCS”. (1995). 2. Nguyễn Phương Huyền “Tìm hiểu các câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tượng trong giờ dạy tác phẩm thơ ở chương trình Văn học lớp 6,7 - THCS” (2001). 3. Nguyễn Hồng Khanh “Vấn đề hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương ở lớp 6 - THCS” (1997). 4. Nguyễn Vân Khánh “Câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương ở trường THCS” (1998).  Mục lục  Lời cảm ơn! Người viết xin chân thành cảm ơn : - Thầy giáo hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Văn Đường - Thầy giáo phản biện : Cử nhân Hoàng Hân Hạnh - Phòng khoa học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - Hội đồng khoa học - khoa xã hội - Cô giáo chủ nhiệm, bạn bè cùng lớp. - Ban giám hiệu trường THCS Trưng Vương - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội - Cô giáo hướng dẫn Nguyễn Mộng Lân - trường THCS Trưng Vương - Các thầy cô giáo ở các trường THCS Dịch Vọng (Q. Cầu Giấy), Tô Hoàng (Q. Hai Bà Trưng), Hà Huy Tập ( Q. Hai Bà Trưng), Lê Ngọc Hân (Q. Hai Bà Trưng), Lý Thường Kiệt (Q. Đống Đa). - Tập thể học sinh lớp 6A3 - trường THCS Trưng Vương. đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện và ủng hộ em trong quá trình làm luận văn. Xin cam đoan, những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29861.doc
Tài liệu liên quan