Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường THPT

Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường THPT MS: LVHH-PPDH052 SỐ TRANG: 127 NGÀNH: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thế kỉ 21 – kỷ nguyên của thời đại kỹ thuật số và thông tin toàn cầu, xã hội loài người có nhiều chuyển biến và do đó quan niệm giáo dục cũng đã có những thay đổi cơ bản. Dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều mà hướng tới việc đào tạo theo khả năng và nhu cầu của người học, tạo điều kiện để họ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Thời gian đào tạo không chỉ giới hạn trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà mọi người cần phải được rèn luyện để có thể tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Để đạt được mục tiêu đó, việc tạo hứng thú học tập là rất quan trọng, nó vừa có vai trò là động cơ tích cực, vừa đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm có triển vọng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Vì vậy, việc liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và các ứng dụng hoá học là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với sự năng động và sở thích tìm tòi khám phá, học sinh chỉ thật sự yêu thích môn hóa khi được tiếp xúc với một thế giới hóa học kỳ diệu, những kiến thức phong phú được trình bày một cách logic, rõ ràng và học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của hoá học đối với đời sống. Hóa học giúp các em giải thích được các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, những bí ẩn của thế giới xung quanh và nhiều phát minh mang lại lợi ích cho loài người Hiện nay, với sự phát triển của CNTT, việc sử dụng internet ngày càng thuận tiện và phổ biến, các website có khả năng tương tác cao là công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho quá trình dạy và học. Thông qua website, hệ thống kiến thức hoá học được truyền tải một cách nhanh chóng với những hình ảnh minh họa sống động. Học sinh có thể phản hồi trực tiếp, nêu thắc mắc hay trao đổi ý kiến thật dễ dàng trên website, xoá bỏ mọi trở ngại của không gian và thời gian. Các tiện ích của website giúp cho việc học tập trở nên hào hứng hơn bao giờ hết, học sinh có thể tiếp cận với những nội dung bổ ích, đa dạng, được trình bày một cách trực quan và gần gũi. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa ở trường THPT, cũng như tạo ra một môi trường học tập, trao đổi kiến thức cho học sinh, tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ Ở TRƯỜNG THPT”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế website cung cấp hệ thống kiến thức hoá học cơ bản với nhiều tính năng linh hoạt để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá ở trường THPT – phần hoá vô cơ lớp 10. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: - Đổi mới PPDH hóa học. - Ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học. - Cơ sở lý thuyết hoá học vô cơ lớp 10 ở trường THPT. - Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa hoá học 10. - Cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website. 3.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website trong dạy và học môn hoá ở trường THPT. 3.3. Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT – phần hoá vô cơ lớp 10. 3.4. Thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu theo thống kê toán học để: - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của website đã thiết kế trong việc hỗ trợ quá trình dạy và học môn hoá ở trường THPT. - Tìm ra ưu – nhược điểm để cải tiến website phù hợp hơn với yêu cầu dạy học và trình độ nhận thức của HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng website. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website bằng ngôn ngữ lập trình PHP nhằm hỗ trợ việc dạy và học bộ môn hoá ở trường THPT, phần hóa vô cơ lớp 10. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU: quan điểm duy vật biện chứng. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, tổng kết cơ sở lí luận. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Trò chuyện, phỏng vấn. - Điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm. 6.3. Phương pháp nghiên cứu toán học: phân tích số liệu và xử lý kết quả theo thống kê toán học. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: nghiên cứu phần hóa vô cơ trong chương trình hóa học lớp 10 THPT. - Địa bàn thực nghiệm sư phạm: một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 8. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế được website tốt về hình thức và nội dung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá ở trường THPT. Khi học tập với sự hỗ trợ của website, học sinh không chỉ được củng cố kiến thức lý thuyết mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề hoá học, và qua đó HS thêm yêu thích việc học hóa. 9. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN Xây dựng website www.hoahoc365.com với nhiều tiện ích, hỗ trợ cho quá trình dạy và học phần hóa vô cơ trong chương trình lớp 10 THPT: - Website là nguồn cung cấp hệ thống kiến thức đầy đủ, chính xác. Phần lý thuyết được trình bày rõ ràng, sinh động để giúp HS tự học và tìm hiểu các kiến thức hóa học. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp mỗi HS tự rèn luyện và đánh giá kết quả học tập của mình. - Phần “Đố vui hóa học” với nhiều hình thức phong phú, thi giải ô chữ trực tuyến, khuyến khích HS vận dụng kiến thức để giải thích những hiện tượng trong thực tế và tạo hứng thú học tập cho HS. - Đặc biệt, website với các tính năng tương tác là môi trường thân thiện để HS và GV có thể thảo luận, nêu thắc mắc và trao đổi ý kiến về môn hóa một cách dễ dàng, nhanh chóng; từ đó học sinh thêm yêu thích, say mê tìm hiểu hóa học. - Đối với GV, website là nguồn tư liệu phong phú, hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới PPDH, giúp GV có thể tổ chức những hoạt động đa dạng như thuyết trình, thảo luận nhóm, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong học tập.

pdf127 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp kết quả bài kiểm tra của cặp TN4 và ĐC4 Yếu – Kém [0; 4] Trung bình (4;6] Khá – Giỏi (6;10] Lớp Số HS SL % SL % SL % TN4 51 3 5.88 11 21.57 37 72.55 ĐC4 55 15 27.27 17 30.91 23 41.82 Hình 3.8. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra của cặp TN4 và ĐC4 Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của cặp TN4 và ĐC4 Lớp Số HS x  m S V% TN4 51 7,34  0,26 1,88 25,61 ĐC4 55 5,69  0,30 2,19 38,49 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất  = 0,01; k = (51+55)-2 = 104. Dùng hàm TINV(0,01;104) trong Microsoft excel tìm giá trị t, k = 2,624. Tính toán theo số liệu của bảng 3.35, ta có: t = 4,144 > t, k Vậy sự khác biệt về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa  = 0,01). 3.5.1.5 Kết quả cặp TN5 – ĐC5 Lớp thực nghiệm 10A2 – đối chứng 10A8 (trường Bùi Thị Xuân) Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra của cặp TN5 và ĐC5 HS đạt điểm (xi;xi+1] % HS đạt điểm (xi;xi+1] % HS đạt điểm (xi;xi+1] trở xuống Điểm (xi;xi+1] TN5 ĐC5 TN5 ĐC5 TN5 ĐC5 [0;1] 0 0 0 0 0 0 (1;2] 0 0 0 0 0 0 (2;3] 0 1 0 2.13 0 2.13 (3;4] 0 3 0 6.38 0 8.51 (4;5] 3 11 7.14 23.4 7.14 31.91 (5;6] 7 9 16.67 19.15 23.81 51.06 (6;7] 8 15 19.05 31.91 42.86 82.97 (7;8] 11 5 26.19 10.64 69.05 93.61 (8;9] 13 2 30.95 4.26 100 97.87 (9;10] 0 1 0 2.13 100 100  42 47 100 100 Hình 3.9. Đồ thị đường luỹ tích bài kiểm tra của cặp TN5 và ĐC5 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của cặp TN5 và ĐC5 Yếu – Kém [0; 4] Trung bình (4;6] Khá – Giỏi (6;10] Lớp Số HS SL % SL % SL % TN5 42 0 0 10 23.81 32 76.19 ĐC5 47 4 8.51 20 42.55 23 48.94 Hình 3.10. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra của cặp TN5 và ĐC5 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của cặp TN5 và ĐC5 Lớp Số HS x  m S V% TN5 42 7,32  0,20 1,31 17,90 ĐC5 47 6,09  0,21 1,43 23,48 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất  = 0,01; k = (42+47)-2 = 87. Dùng hàm TINV(0,01; 87) trong Microsoft excel tìm giá trị t, k = 2,634. Tính toán theo số liệu của bảng 3.35, ta có: t = 4,218 > t, k Vậy sự khác biệt về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa  = 0,01). 3.5.1.6 Kết quả cặp TN6 – ĐC6 Lớp thực nghiệm 10A1 – đối chứng 10A3 (trường Võ Trường Toản) Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra của cặp TN6 và ĐC6 HS đạt điểm (xi;xi+1] % HS đạt điểm (xi;xi+1] % HS đạt điểm (xi;xi+1] trở xuống Điểm (xi;xi+1] TN6 ĐC6 TN6 ĐC6 TN6 ĐC6 [0;1] 0 0 0 0 0 0 (1;2] 0 0 0 0 0 0 (2;3] 0 0 0 0 0 0 (3;4] 0 0 0 0 0 0 (4;5] 3 4 6.52 8.51 6.52 8.51 (5;6] 2 10 4.35 21.28 10.87 29.79 (6;7] 4 9 8.7 19.15 19.57 48.94 (7;8] 18 11 39.13 23.4 58.7 72.34 (8;9] 12 10 26.09 21.28 84.78 93.62 (9;10] 7 3 15.22 6.38 100 100  46 47 100 100 Hình 3.11. Đồ thị đường luỹ tích bài kiểm tra của cặp TN6 và ĐC6 Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của cặp TN6 và ĐC6 Yếu – Kém [0; 4] Trung bình (4;6] Khá – Giỏi (6;10] Lớp Số HS SL % SL % SL % TN6 46 0 0 5 10.87 41 89.13 ĐC6 47 0 0 14 29.79 33 70.21 Hình 3.12. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra của cặp TN6 và ĐC6 Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của cặp TN6 và ĐC6 Lớp Số HS x  m S V% TN6 46 7,83  0,19 1,28 16,35 ĐC6 47 7,08  0,20 1,39 19,63 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất  = 0,01; k = (46+47)-2 = 91. Dùng hàm TINV(0,01;91) trong Microsoft excel tìm giá trị t, k = 2,631. Tính toán theo số liệu của bảng 3.35, ta có: t = 2,702 > t, k Vậy sự khác biệt về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa  = 0,01). 3.5.1.7. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng Qua kết quả thực nghiệm định lượng đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy: - Chất lượng học tập của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, cụ thể như sau: + Tỉ lệ % HS đạt khá giỏi của các lớp TN cao hơn lớp ĐC. + Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn so với lớp ĐC. - Trung bình cộng của điểm kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC từng đôi một. Trong khi đó, độ lệch tiêu chuẩn của điểm kiểm tra ở các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ số liệu ở các lớp TN tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC. Điều này cho phép nhận xét rằng HS ở lớp TN được tự học qua website hoahoc365.com nên các em hiểu và nhớ bài hơn, kết quả học tập cao hơn so với HS lớp ĐC. - Đồ thị đường lũy tích của các lớp TN thường nằm bên phải và phía dưới so với các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, trong các lớp TN số HS có điểm kiểm tra cao luôn nhiều hơn. Từ kết quả trên cho thấy website hoahoc365.com mà chúng tôi thiết kế có tác dụng hỗ trợ tích cực đối với quá trình dạy học, giúp các em HS tự học đạt hiệu quả cao hơn. 3.5.2. Kết quả thực nghiệm định tính 3.5.2.1. Điều tra ý kiến GV Chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý kiến dành cho GV (phụ lục 3) gồm các nội dung: - Ý kiến đánh giá của GV về chất lượng website hoahoc365.com. - Ý kiến đánh giá của GV về hiệu quả việc sử dụng website hoahoc365. com hỗ trợ cho việc dạy học hóa học. - Những góp ý của GV để giúp website hoahoc365.com hoàn thiện hơn và hỗ trợ tốt cho quá trình dạy học môn hóa ở trường THPT. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến nhận xét của các GV ở TP.HCM và một số tỉnh thành, trong đó có 5 GV đã trực tiếp sử dụng website hoahoc365.com hỗ trợ cho quá trình dạy học. Bảng 3.21. Danh sách GV nhận xét về website STT Họ và tên giáo viên Trường Tỉnh, thành phô 1 Biện Thi Thuỳ Dương 2 Trịnh Hoàng Quân 3 Mai Thị Thu Hằng 4 Nguyễn Thị Minh Thanh Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh) 5 Đỗ Thị Phương Thảo 6 Hỉ A Mổi 7 Phan Minh Dũng Mạc Đĩnh Chi (quận 6) 8 Nguyễn Tôn Chánh 9 Phạm Ánh Nguyệt 10 Nguyễn Phúc Hậu 11 Đoàn Lê Quỳnh Như Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh) 12 Trần Thị Hồng Châu Nguyễn Du TP.HCM 13 Cù Tiến Thành (quận 10) 14 Đặng Thị Thanh Mai Bùi Thị Xuân (quận 1) 15 Nguyễn Thị Ánh Mai 16 Đỗ Thị Việt Phương 17 Nguyễn Anh Duy 18 Nguyễn Thị Thu Phương Võ Trường Toản (quận 12) 19 Vũ Thị Phương Linh Phổ thông dân lập Quốc tế (quận Phú Nhuận) 20 Nguyễn Thị Tuyết Trang 21 Nguyễn Thị Thanh Tâm Ngô Gia Tự (quận 8) 22 Nguyễn Thị Minh Thư Lương Văn Can (quận 8) 23 Nguyễn Tuyết Trinh Trần Phú (quận Tân Phú) 24 Phạm Thị Hằng THPT dân lập Bắc Sơn (quận Tân Bình) 25 Hồ Thị Thanh Vân Phan Châu Trinh (quận Bình Tân) 26 Phạm Duy Nghĩa Phú Ngọc 27 Phan Kim Oanh Nhơn Trạch Đồng Nai 28 Phạm Quốc Thành Tân Thạnh Long An 29 Đinh Thị Xuân Thảo Đại học Tây Nguyên TP. Buôn Ma Thuột, Daklak Từ 29 phiếu thăm dò ý kiến GV thu được, chúng tôi thống kế và tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 3.22. Đánh giá của GV về chất lượng website Số lượng Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt ĐTB Về nội dung - Kiến thức đầy đủ, chính xác, khoa học. - Nội dung phong phú, thiết thực. 0 0 0 0 10 9 19 20 3,66 3,69 Về hình thức - Giao diện đẹp, hấp dẫn. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Thống nhất về cách trình bày. - Hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp 0 0 0 0 2 0 0 1 11 9 5 9 16 20 24 19 3,48 3,69 3,83 3,62 Về tính năng - Thân thiện, dễ sử dụng - Các tính năng tương tác được thiết kế hợp lí (viết ý kiến trực tuyến, làm trắc 0 0 0 0 7 14 22 15 3,76 3,52 nghiệm trực tuyến, giải ô chữ trực tuyến, …) Về tính khả thi - Phù hợp trình độ học tập của học sinh. - Phù hợp với khả năng sử dụng CNTT của học sinh. - Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính, đường truyền internet). 0 0 0 0 0 2 6 9 11 23 20 16 3,79 3,69 3,48 Nhận xét: Từ bảng 3.22, chúng tôi nhận thấy GV đánh giá tốt về nội dung cũng như hình thức của website. - Về nội dung: các GV đều nhận xét website có kiến thức đầy đủ, chính xác và khoa học (3,66), nội dung phong phú, thiết thực (3,69). Website không chỉ giới hạn trong phần lý thuyết của các bài học mà còn bổ sung cho HS những kiến thức gắn với thực tiễn cuộc sống thông qua các chuyên mục “Vui cùng hóa học” và “Hóa học kì diệu”. - Về hình thức: website được đánh giá cao về tính khoa học, thống nhất về cách trình bày (3,83) và có bố cục rõ ràng, hợp lí (3,69). Bên cạnh đó, hầu hết các GV đều nhận xét giao diện của website được thiết kế đẹp mắt, hấp dẫn (3,48) và có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp (3,62). - Về tính năng: đa số GV đánh giá các tính năng của website là thân thiện và dễ sử dụng (3,76). Ngoài những hiệu ứng nghe nhìn hấp dẫn, website còn cung cấp cho HS nhiều tính năng phong phú của một trang web động như viết ý kiến – tranh luận, làm trắc nghiệm trực tuyến,… Đặc biệt lần đầu tiên trên một website, HS có thể giải ô chữ trực tuyến. Các tính năng tương tác đều được thiết kế hợp lý (3,52) và tiện dụng với HS. - Về tính khả thi: website được đánh giá là phù hợp với trình độ học tập của HS (3,79); phù hợp với khả năng sử dụng CNTT của các em (3,69) và cũng khá phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính và có khả năng truy cập internet) (3,48). Bảng 3.23. Đánh giá của GV về hiệu quả của website Số lượng Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt ĐTB Hiệu quả của việc sử dụng website - Giúp HS dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức. - Làm tăng hứng thú học tập - Hỗ trợ HS trong việc tự học. - Mở rộng kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn (chưa được đề cập ở trên lớp do thiếu thời gian). - Nâng cao hiệu quả dạy học. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 10 4 5 7 11 16 19 25 24 22 18 12 3,66 3,86 3,83 3,76 3,62 3,38 Nhận xét: Từ bảng 3.23 chúng tôi thấy GV đánh giá cao về hiệu quả của website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa. Với hệ thống kiến thức được biên soạn rõ ràng, website giúp HS dễ hiểu bài hơn, ngoài ra cuối mỗi bài HS lại được ôn luyện thông qua hệ thống câu hỏi củng cố và trắc nghiệm khách quan nên các em càng nắm vững kiến thức (3,66). Ngoài ra, việc sử dụng website còn có nhiều tác dụng khác: website làm tăng hứng thú học tập (3,86), hỗ trợ HS trong việc tự học (3,83) và mở rộng kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn (3,76). Từ đó, hiệu quả dạy học được nâng cao (3,62) và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay theo hướng tích cực hơn (3,38). Một số ý kiến của GV đánh giá website  GV Đỗ Thị Phương Thảo, trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP. HCM): “Phần góc học tập trình bày rõ ràng, hợp lí, nên tiếp tục mở rộng các bài học của khối 11, 12. Cần bổ sung một số dạng bài tập HS thường gặp và phương pháp làm các dạng bài tập đó.”  GV Hỉ A Mổi, trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP. HCM): “Nội dung phần góc học tập khá đầy đủ, có hình ảnh và phim minh họa sinh động, cần phát triển thêm những chuyên đề mới để đáp ứng được nhu cầu học tập phong phú của HS. Website có nhiều trò chơi học tập bổ ích, phù hợp với sở thích của HS. Tuy nhiên, cần giảm độ khó của ô chữ, thành tích của HS nên tính điểm từng phần, khen thưởng từng phần sẽ thu hút sự tham gia của HS nhiều hơn.”  GV Phạm Ánh Nguyệt, trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. HCM): “Phần vui cùng hóa học có nội dung bổ ích, sinh động, đặc biệt là phần giải mã ô chữ. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cần được bổ sung để ngày càng phong phú và hay hơn.”  GV Nguyễn Thị Ánh Mai, trường THPT Võ Trường Toản (TP. HCM): “Phần kiến thức được hệ thống hóa, dễ đọc – dễ hiểu. Phần hỏi đáp hóa học khá hay, cần được duy trì thường xuyên. Phần hiểu bài nhớ lâu còn khó sử dụng, nên lập thêm mục hướng dẫn các tính năng của website.”  GV Vũ Thị Phương Linh, trường THPT dân lập Quốc tế (TP. HCM): “Chuyên mục hóa học kì diệu có nhiều nội dung hấp dẫn, lý thú, nên cập nhật thêm các thông tin liên quan đến hóa học hiện đại thì sẽ thu hút hơn.”  GV Trần Thị Hồng Châu, trường THPT Nguyễn Du (TP. HCM): “Website thiết kế đẹp, rõ ràng, nên có thêm liên kết đến những địa chỉ cung cấp thông tin hóa học để HS có thể mở rộng nguồn tài liệu tham khảo. Phần vui cùng hóa học nên giới thiệu các mẹo để ghi nhớ bài, phương pháp giải toán nhanh.”  GV Nguyễn Thị Thu Phương, trường THPT Võ Trường Toản (TP. HCM): “Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khá phong phú, phù hợp với đối tượng HS cấp THPT, nên quảng bá rộng rãi để HS biết đến website nhiều hơn.”  GV Đặng Thị Thanh Mai, trường THPT Bùi Thị Xuân (TP. HCM): “Kiến thức chuẩn, hình ảnh và các đoạn phim đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung. Tác giả nên phát huy để xây dựng thêm các bài học khác trong chương trình hóa học phổ thông. Phần nhân vật hóa học nên tập trung giới thiệu các nhà bác học gắn với chương trình.”  GV Nguyễn Tôn Chánh, trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. HCM): “Phần ô chữ chơi trực tuyến rất hay, các câu hỏi đố vui hàng tháng rất bổ ích, thiết thực với cuộc sống. Tác giả có thể đưa thêm vào phần đề thi, kiểm tra trắc nghiệm để HS được luyện tập nhiều hơn.”  GV Nguyễn Thị Minh Thanh,trường THPT Võ Thị Sáu (TP. HCM): “Website có những kiến thức bổ ích, lí thú, thu hút HS tham gia trao đổi thông tin, làm cho trang web “sống”, là diễn đàn trao đổi giữa GV-HS và HS-HS.” 3.5.2.2. Điều tra ý kiến HS Phiếu thăm dò ý kiến dành cho HS (phụ lục 4) gồm các nội dung: - Ý kiến đánh giá của HS về chất lượng website hoahoc365.com. - Ý kiến đánh giá về lợi ích của việc sử dụng website hoahoc365.com đối với việc học tập bộ môn hóa của HS. - Những góp ý của HS để giúp website hoahoc365.com hoàn thiện hơn và phù hợp với nhu cầu học tập của các em. Cuối đợt TN, chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến cho HS để tìm hiểu đánh giá của HS đối với website hoahoc365.com cũng như hiệu quả mà website này mang lại đối với quá trình học tập của các em. Bảng 3.24. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến HS về website Số phiếu STT Trường Phát ra Thu lại 1 Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, TP.HCM 46 45 2 Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM 47 47 3 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, TP.HCM 49 48 4 Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM 51 50 5 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM 42 40 6 Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM 46 45 Tổng cộng 281 275 Từ 275 phiếu thăm dò ý kiến HS thu được, chúng tôi thống kế và tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 3.25. Đánh giá của HS về chất lượng website Số lượng Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt ĐTB Về nội dung - Kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. - Nội dung phong phú, thiết thực. - Phù hợp với trình độ học tập của HS. 0 0 0 3 7 6 130 125 137 142 143 132 3,51 3,49 3,46 Về hình thức - Giao diện đẹp, hấp dẫn. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Thống nhất về cách trình bày. - Hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp 0 0 0 0 4 7 5 9 102 119 92 93 169 149 178 173 3,6 3,52 3,63 3,6 Về tính năng - Thân thiện, dễ sử dụng - Có nhiều tính năng tương tác hay (viết ý kiến trực tuyến, làm trắc nghiệm trực tuyến, giải ô chữ trực tuyến, …). 0 0 9 11 78 107 188 157 3,65 3,53 Nhận xét: Từ bảng 3.25 chúng tôi nhận thấy các em HS có nhiều đánh giá tích cực về nội dung cũng như hình thức của website: - Về nội dung: đa số các em HS đều nhận xét website có kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ (3,51), nội dung phong phú, thiết thực (3,49). Kiến thức của website gồm có phần lý thuyết phù hợp với trình độ học tập của HS (3,46) và bổ sung thêm những kiến thức rất thiết thực với cuộc sống thông qua các chuyên mục “Vui cùng hóa học” và “Hóa học kì diệu”. - Về hình thức: website được các em HS đánh giá là giao diện đẹp mắt, hấp dẫn (3,6), thống nhất về cách trình bày (3,63) và có bố cục rõ ràng, hợp lí (3,52). Bên cạnh đó, các em cũng nhận xét là website có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp với nội dung (3,6). - Về tính năng: qua quá trình thực nghiệm các em HS đánh giá tính năng của website là thân thiện và dễ sử dụng (3,65). Những hiệu ứng nghe nhìn hấp dẫn, tính năng phong phú của một trang web động như viết ý kiến – tranh luận, làm trắc nghiệm trực tuyến,…và đặc biệt là giải ô chữ trực tuyến đều được thiết kế hợp lý (3,53) và dễ sử dụng. Bảng 3.26. Đánh giá của HS về hiệu quả của website Số lượng Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt ĐTB Hiệu quả của website - Giúp HS dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn. - Làm tăng hứng thú học tập - Hỗ trợ HS trong việc tự học. - Bổ sung cho HS nhiều kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn. - Giúp em hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa hóa học và đời sống (giải thích các hiện tượng tự nhiên, hiểu biết về các ứng dụng hóa học trong thực tế,…) - Giúp em yêu thích môn hóa học hơn. 0 0 0 0 0 0 3 4 4 7 8 11 123 105 112 119 112 122 149 166 159 149 155 142 3,53 3,59 3,56 3,52 3,53 3,48 Nhận xét: Từ bảng 3.26 chúng tôi nhận thấy các em HS đều nhận xét việc sử dụng website hỗ trợ tốt cho quá trình học môn hóa. Với hệ thống kiến thức phong phú được trình bày sinh động, website giúp HS dễ hiểu bài hơn, ngoài ra cuối mỗi bài HS lại được ôn tập, củng cố thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nên các em càng nắm vững kiến thức (3,53). Ngoài ra, việc sử dụng website còn có hiệu quả tốt: website làm tăng hứng thú học tập (3,59), hỗ trợ HS trong việc tự học (3,56) và mở rộng kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn (3,52). Từ đó, các em HS hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa hóa học và đời sống (3,53) và góp phần làm cho các em ngày càng yêu thích môn hóa học hơn (3,48). Một số ý kiến của HS góp ý cho website  Thành viên happydewcrop, trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP. HCM): “Nội dung của các bài học sinh động, khá hay, nên có một phần ôn tập lại các công thức hóa học thường gặp sẽ hay hơn. Chuyên mục “Hóa học kì diệu” khá thú vị, có thể giới thiệu thêm những bộ phim hóa học hay cho các thành viên thì sẽ tăng thêm sự hứng thú trong việc học hóa học.”  Thành viên minhtien9x2009, trường THPT Võ Thị Sáu (TP. HCM): “Website giúp em dễ hiểu bài và bổ sung được nhiều kiến thức mới. Cô nên đặt ra quy định cho mục Hỏi đáp hóa học là phải viết chữ có dấu, không được viết bằng ngôn ngữ chat và nên cộng điểm cho người trả lời đúng nhất do người đặt câu hỏi bình chọn.”  Thành viên chocolate, trường THPT Võ Trường Toản (TP. HCM): “Nội dung của website hay, giao diện sinh động, nên bổ sung một số hình ảnh và lồng ghép âm thanh để website hấp dẫn hơn.”  Thành viên co_be_ngoc_nghech, trường THPT Nguyễn Du (TP. HCM): “Website bổ sung cho em nhiều kiến thức hay, giúp em dễ hiểu bài hơn. Em mong muốn có thêm phần mẹo vặt giúp em dễ nhớ các công thức, những con số hóa học, có thể là mẹo như những bài thơ hay những câu nói để HS dễ thuộc công thức. Ví dụ tìm số mol bằng má nhỏ chia má lớn mn = M ,…” TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng website hoahoc365.com hỗ trợ việc dạy và học môn hóa chương “Nhóm halogen” ở 6 cặp lớp TN – ĐC tại 6 trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy bước đầu website đã đem lại hiệu quả trong dạy học hoá học như sau: - Về mặt định lượng: việc sử dụng website hoahoc365.com đã tác động vào quá trình học tập của HS 6 lớp TN. Kết quả bài kiểm tra của các lớp TN tăng hơn nhiều so với lớp ĐC, trung bình cộng điểm kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn, tỉ lệ % HS khá giỏi cao hơn và tỉ lệ % HS yếu kém của các lớp TN luôn thấp hơn. - Về mặt định tính: Sau khi thăm dò ý kiến 29 GV và 275 HS, chúng tôi nhận thấy phần lớn ý kiến đánh giá website hoahoc365.com đã đạt những yêu cầu về mặt hình thức và nội dung đối với một website dạy học: + Về nội dung: website truyền thụ những kiến thức khoa học, chính xác. + Về hình thức: website được trình bày một cách rõ ràng, hấp dẫn, giúp cho HS tiếp thu bài nhanh hơn. + Đảm bảo tính khả thi: website được thiết kế một cách thân thiện, dễ sử dụng đối với đa số HS có trình độ vi tính trung bình và phù hợp với điều kiện hạ tầng internet. + Việc sử dụng website hoahoc365.com góp phần nâng cao kết quả học tập của HS, tạo hứng thú cho HS trong quá trình tự học và khuyến khích các em say mê tìm hiểu hóa học. Tuy nhiên, website vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện hơn về mặt hình thức và tăng thêm nội dung lý thuyết cũng như câu hỏi trắc nghiệm (mở rộng thêm phần hóa học lớp 11, 12). KẾT LUẬN 1. Kết luận Luận văn hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề, tìm hiểu những khóa luận, luận văn về thiết kế website hoá học. - Nghiên cứu cơ sở lí luận: + Nghiên cứu về đổi mới PPDH: sự cần thiết phải đổi mới PPDH, việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới theo hướng dạy học tích cực. + Tìm hiểu việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học môn hóa: CNTT hỗ trợ việc dạy và học, vai trò của CNTT trong dạy học, ưu và nhược điểm của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. + Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc thiết kế website dạy học. + Nghiên cứu chương trình và SGK hoá học lớp 10 THPT. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng internet trong quá trình dạy học môn hóa ở trường THPT. Chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến cho GV và HS. Kết quả thu về 48 phiếu ý kiến của GV và 272 phiếu ý kiến của HS tại 10 trường THPT trên địa bàn TP.HCM. 1.2. Để định hướng cho việc thiết kế website hỗ trợ quá trình dạy và học, chúng tôi đã đưa ra 5 yêu cầu website cần đạt được về nội dung, hình thức, tính năng, tính khả thi và tính hiệu quả. 1.3. Đã đề xuất quy trình thiết kế website gồm 7 bước là - Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng sử dụng. - Bước 2: Xây dựng hệ thống CSDL. - Bước 3: Xây dựng nội dung. - Bước 4: Thiết kế website. - Bước 5: Tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Bước 6: Đánh giá hiệu quả website. - Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện website. 1.4. Sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP phối hợp với các phần mềm để thiết kế website hoahoc365.com hỗ trợ việc dạy và học phần hóa vô cơ lớp 10 THPT. Website gồm 2 phần là phần dành cho HS và phần dành cho GV với các nội dung: 1.4.1. Website dành cho HS gồm các chuyên mục - “Góc học tập” + Toàn bộ kiến thức phần hóa vô cơ lớp 10 THPT được sắp xếp theo cấu trúc chương trình hóa học phổ thông với 2 chương: “Nhóm halogen” (8 bài học) và “Nhóm oxi” (7 bài học). + Ngoài ra, website còn giới thiệu kiến thức mở rộng về lịch sử tìm ra nguyên tố để giúp bài học gắn với thực tế và sinh động hơn. - Trắc nghiệm “Hiểu bài nhớ lâu” + Gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của phần hóa học vô cơ lớp 10, được phân loại theo từng nội dung lý thuyết. + Sau khi trả lời mỗi câu hỏi, HS được cung cấp đáp án và kết quả bài làm được chấm điểm tự động giúp HS đánh giá kết quả học tập của mình. - “Đố vui hóa học” và “Giải mã ô chữ” + Đây là sân chơi bổ ích dành cho các em HS yêu thích hóa học.Website hoahoc365.com đã tổ chức 3 đợt thi đố vui hóa học với nhiều hình thức phong phú. + Đặc biệt, lần đầu tiên HS có thể giải ô chữ trực tiếp ngay trên website, lưu lại bài làm và được chấm điểm tự động. Tiện ích này đã giúp các em HS tham gia website hoahoc365 một cách hào hứng hơn và đã có 116 lượt thành viên tham gia giải đáp trò chơi ô chữ. - “Hóa học kì diệu”: gồm 3 phần + Phần “Câu chuyện các nguyên tố hóa học” gồm có 5 bài viết. + Phần “Nhân vật hóa học” gồm có bài viết giới thiệu về 7 nhà hóa học. + Phần “Thông tin hóa học” được chia thành 6 chủ đề với 45 bài viết. 1.4.2. Website dành cho GV Website cung cấp nhiều tiện ích để giúp GV soạn thảo bài học mới, bổ sung thông tin hóa học,… cũng như tổ chức các hoạt động thi đua học tập trên website thông qua các phần là: - Phần soạn thảo “Góc học tập”: GV thiết kế các bài học lý thuyết theo từng đề mục trong chương trình hóa học vô cơ lớp 10 THPT. - Phần soạn thảo trắc nghiệm: xây dựng ngân hàng câu hỏi và các đề kiểm tra trắc nghiệm tương ứng với các nội dung lý thuyết “Góc học tập”. - Phần soạn thảo ô chữ: tạo các câu đố ô chữ, soạn thảo đáp án và chấm điểm kết quả làm bài của các thành viên. - Phần soạn thảo “Nội dung” : giúp GV soạn nội dung của các chuyên mục “Đố vui hóa học”, “Hóa học kì diệu”,… 1.5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, tính khả thi và tính hiệu quả của website hoahoc365.com - Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 6 cặp lớp TN – ĐC với tổng số 275 HS tại 6 trường THPT trên địa bàn TP.HCM. - Sau thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến của 29 GV và 275 HS để đánh giá về chất lượng website, hiệu quả của việc sử dụng website hỗ trợ dạy và học, ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện website. - Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đi đến khẳng định, website hoahoc365.com đã đạt được những yêu cầu sau: + Về nội dung: website đã truyền thụ cho HS hệ thống kiến thức đầy đủ, khoa học, chính xác của phần hóa vô cơ lớp 10 THPT. + Về hình thức: giao diện website được thiết kế đẹp, sinh động, phù hợp với sở thích của lứa tuổi HS lớp 10 THPT. Bố cục rõ ràng, hợp lý, thống nhất về cách trình bày. + Các tính năng tương tác của website được thiết kế hợp lí, thân thiện, HS có thể nêu câu hỏi, viết ý kiến trao đổi, làm trắc nghiệm trên website và giải ô chữ trực tuyến,… Nhờ đó, đa số HS có trình độ vi tính trung bình cũng có thể dễ dàng sử dụng và đến nay đã có 551 thành viên đến từ 46 trường THPT trên cả nước tham gia website. + Đảm bảo tính khả thi: nội dung website phù hợp với trình độ học tập của HS và tạo điều kiện để các em phát triển tư duy. Các tính năng được phát triển phù hợp với khả năng sử dụng máy vi tính của HS và điều kiện thực tế. + Đảm bảo tính hiệu quả: việc sử dụng website hỗ trợ tốt cho quá trình dạy và học phần hóa vô cơ lớp 10 THPT và góp phần giúp kết quả học tập của HS được nâng cao. Sau thời gian thực nghiệm sử dụng website hỗ trợ việc dạy và học chương “Nhóm halogen”, kết quả học tập của HS 6 lớp TN tăng lên một cách đáng kể so với lớp ĐC. 2. Đề xuất Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất về việc sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy và học môn hóa như sau: 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học cho GV THPT. - Tăng cường sự phối hợp giữa GV và các đơn vị lập trình chuyên nghiệp để tạo ra các sản phẩm ứng dụng CNTT đạt chất lượng cao, hỗ trợ cho quá trình dạy và học. 2.2. Với trường phổ thông - Các trường THPT nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học. - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy vi tính, máy chiếu,… nhằm phục vụ cho việc đổi mới PPDH, tạo điều kiện để GV và HS ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong quá trình dạy và học. 2.3. Với giáo viên - Ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên môn, GV cần bổ sung, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phần mềm máy tính để hỗ trợ cho quá trình dạy học. Tích cực đổi mới PPDH theo xu hướng hoạt động hóa người học với sự hỗ trợ của CNTT, nhằm bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. - Thường xuyên tìm hiểu các kiến thức thực tiễn của hóa học, các phát minh mới để bổ sung vào nguồn tư liệu giảng dạy, góp phần tạo hứng thú học tập cho HS. 3. Hướng phát triển của đề tài - Trên cơ sở của website hiện có, bổ sung thêm nội dung các kiến thức khác trong chương trình hoá học lớp 11 và lớp 12. Phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và các hoạt động thi đua học tập trên website. - Cải tiến các tính năng của website để giúp HS dễ sử dụng và thu hút được nhiều HS tham gia, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình dạy và học hóa học. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Ngọc Bằng (2004), Nghiên cứu và xây dựng phần mềm mô phỏng để dạy học các bài về sản xuất hóa học trong chương trình phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn hóa học, NXB Giáo dục. 8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 10. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 – nâng cao, chương “Nhóm halogen”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 11. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 12. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11(nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 13. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 14. Trần Ngọc Mai (2006), Truyện kể 109 nguyên tố hoá học, NXB Giáo dục. 15. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 16. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 17. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 18. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học”, Báo cáo về ICT in Education. 19. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông (học phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội. 20. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Thiết kế bài soạn hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 21. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Vũ Hồng Nhung, Trần Trung Ninh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Thiết kế bài soạn hoá học 10, NXB Giáo dục. 22. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Trần Trung Ninh (2006), Bài tập trắc nghiệm hoá học 10, NXB Giáo dục. 23. Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lí thuyết và bài tập hóa học trung học phổ thông, tập 1 – Hóa học đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục. 24. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 25. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 26. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) – Lê Minh Hoàng – Hoàng Đức Hải (2006), Macromedia Dreamweaver 8 – Phần cơ bản, tập 1, 2, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 27. Nguyễn Trường Sinh (Chủ biên) (2006), Macromedia Flash 8, tập 1, Nhà xuất bản Thống kê. 28. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 30. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 31. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga (2006), Sách giáo viên hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục. 32. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 33. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 34. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 35. Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập nâng cao hoá học 10, NXB Giáo dục. 36. Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập trắc nghiệm hoá học 10, NXB Giáo dục. 37. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 38. 39. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh (Phần thực trạng)............................................... 1 PHỤ LỤC 2. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên (Phần thực trạng) ............................................. 4 PHỤ LỤC 3. Phiếu thăm dò ý kiến học sinh (Phần thực nghiệm sư phạm) ............................ 6 PHỤ LỤC 4. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên (Phần thực nghiệm sư phạm)........................... 8 PHỤ LỤC 5. Danh sách trường có thành viên tham gia website hoahoc365.com .................. 10 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các em thân mến! Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài khoa học “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường THPT”. Những thông tin của các em sẽ giúp chúng tôi xây dựng website tốt hơn và giúp nâng cao kết quả học tập môn hóa của các em. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em! Các em hãy đánh dấu chéo (X) vào lựa chọn phù hợp nhất. 1) Trong quá trình học tập bộ môn hóa học Không Bình thường Thích Rất thích 7. Em có thích học môn hóa ? 8. Em có muốn được trực tiếp làm các thí nghiệm hay xem thí nghiệm biểu diễn của thầy cô ? 9. Em có muốn xem các hình ảnh minh họa về các chất, các phim thí nghiệm hóa học ? 10. Em có muốn làm bài tập giúp củng cố, ôn tập những kiến thức đã học ? 11. Em có thích vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải đáp các câu đố vui ? 12. Em có thường đặt câu hỏi, nêu ý kiến của mình về các vấn đề hóa học ? 2) Trong thời gian học ở trường, ngoài việc học lý thuyết, giải bài tập, củng cố và ôn tập kiến thức,… thầy cô còn tổ chức những hoạt động nào cho các em? Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên 1. Tìm hiểu, tranh luận về các vấn đề hóa học và đời sống. 2. Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học. 3. Tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ hóa học. 4. Các hoạt động khác: ………………………… …………………………………………………… 3) Về việc sử dụng Internet - Em có thường xuyên truy cập Internet?  Thường xuyên  Rất ít  Thỉnh thoảng  Không - Em có sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học tập môn hóa?  Thường xuyên  Rất ít  Thỉnh thoảng  Không Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Phòng NCKH – SĐH Khoa Hóa học ------------ LẦN 1 - Khi sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, hỗ trợ cho việc học hóa, em thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều - Thuận lợi 1. Nguồn tư liệu phong phú. 2. Thông tin được cập nhật thường xuyên. 3. Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động. 4. Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. 5. Ý kiến khác: ………………………………… …………………………………………………… - Khó khăn 1. Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn chế . 2. Chưa quen tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. 3. Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ việc học tập hóa học còn ít. 4. Ý kiến khác: ………………………………… …………………………………………………… - Mức độ thành thạo của em khi sử dụng tính năng tương tác của các website như thế nào? Thấp Trung bình Cao 1. Xem nội dung website 2. Xem và download các file hình ảnh, video 3. Đăng kí thành viên 4. Đăng bài viết, cho ý kiến (comment) 5. Làm các bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến 6. Giải ô chữ trực tuyến 7. Tìm kiếm thông tin Chân thành cảm ơn sự trao đổi ý kiến nhiệt tình của các em! Chúc các em luôn đạt kết quả tốt trong học tập! PHỤ LỤC 2 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính thưa quý thầy (cô), Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Phòng NCKH – SĐH Khoa Hóa học ------------ LẦN 1 Nhằm thu nhận thông tin về quá trình dạy học bộ môn hóa học ở các trường THPT hiện nay, kính mong quý thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. - Trường THPT nơi Thầy (Cô) đang công tác : ...................................Quận :............. - Thâm niên giảng dạy : ............................................................................................... Xin quý thầy (cô) đánh dấu chéo (X) vào lựa chọn phù hợp nhất. 1) Trong quá trình dạy học môn hóa, ngoài việc giảng dạy lý thuyết, giải bài tập, củng cố và ôn tập kiến thức, … thầy (cô) còn tổ chức những hoạt động nào cho các em học sinh ? Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên 1. Tìm hiểu, tranh luận về các vấn đề hóa học và đời sống. 2. Giải đáp thắc mắc về kiến thức lý thuyết và ứng dụng của hóa học. 3. Tìm hiểu các câu đố vui, ô chữ hóa học. 4. Hoạt động khác: ……………………………… ………………………………………………… 2) Theo thầy (cô), người giáo viên có thể tạo hứng thú học tập môn hóa cho học sinh bằng cách nào sau đây? Không cần thiết Bình thường Cần thiết 1. Liên hệ bài giảng với kiến thức thực tế. 2. Tạo bầu không khí lớp học tương tác tích cực. 3. Xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện. 4. Sử dụng phương tiện trực quan (thí nghiệm hóa học). 5. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học. 6. Tổ chức cho HS tìm hiểu về các vấn đề hóa học và đời sống. 7. Ý kiến khác:……………………………………… ……………………………………………………… 3) Thầy (cô) liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống bằng những hình thức nào? Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên 1. Nêu ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 2. Giải thích hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và thực tiễn sản xuất. 3. Sử dụng bài tập có tính thực tiễn. 4. Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ minh họa. 5. Tổ chức tham quan, ngoại khóa, xem phim tài liệu hóa học. 6. Ý kiến khác: ………………………………… …………………………………………………… Những khó khăn thầy (cô )thường gặp khi liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống? Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều 1. Khó tìm tư liệu về kiến thức thực tế. 2. Không đủ thời gian trong tiết dạy. 3. Chưa quen cách phối hợp nội dung bài giảng và kiến thức thực tế. 4. Ý kiến khác: ……………………………… ………………………………………………… 4) Khi sử dụng những website hóa học để hỗ trợ cho việc dạy học, thầy (cô) gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Không Vừa phải Nhiều Rất nhiều - Thuận lợi 1. Nguồn tư liệu phong phú. 2. Thông tin được cập nhật thường xuyên. 3. Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động. 4. Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng. 5. Ý kiến khác: ………………………………… …………………………………………………… - Khó khăn 1. Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn chế . 2. Chưa quen tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. 3. Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ dạy học hóa học còn ít. 4. Kiến thức hóa học trên các trang web chưa được hệ thống hóa. 5. Ý kiến khác: ………………………………… …………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi của quý thầy (cô)! PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các em thân mến! Sau một thời gian sử dụng website Hoahoc365.com, những thông tin phản hồi của các em sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện website, hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập môn hóa. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em! User name (đăng kí trên website): ………………………………… Ngày đăng kí: ……………………………………………………… Các em hãy đánh dấu chéo (X) vào những lựa chọn phù hợp nhất. 1) Em thích những mục nào trong website Hoahoc365.com ? 2) Hãy cho biết ý kiến đánh giá của em về website Hoahoc365.com. Mức độ Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt Về nội dung - Kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. - Nội dung phong phú, thiết thực. - Phù hợp với trình độ học tập của em. Về hình thức - Giao diện đẹp mắt, hấp dẫn. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Thống nhất về cách trình bày. - Hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp. Về tính năng - Thân thiện, dễ sử dụng - Có nhiều tính năng tương tác hay (viết ý kiến trực tuyến, làm trắc nghiệm trực tuyến, giải ô chữ trực tuyến, …). Chuyên mục “Góc học tập” Chuyên mục “Vui cùng hóa học” Chuyên mục “Hóa học kỳ diệu”  Kiến thức lý thuyết  Câu hỏi củng cố  Ý kiến bình luận  Hiểu bài nhớ lâu  Đố vui hóa học  Giải mã ô chữ  Ảo thuật hóa học  Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học  Nhân vật hóa học  Thông tin hóa học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Phòng NCKH – SĐH Khoa Hóa học ------------ LẦN 2 3) Theo em, việc sử dụng website Hoahoc365.com có lợi ích gì đối với việc học tập hóa học của bản thân? Kém TB Khá Tốt 1. Giúp dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn. 2. Làm tăng hứng thú học tập. 3. Hỗ trợ trong việc tự học môn hóa. 4. Bổ sung cho HS nhiều kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn. 5. Giúp em hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa hóa học và đời sống (giải thích các hiện tượng tự nhiên, hiểu biết về các ứng dụng hóa học trong thực tế,…) 6. Giúp em yêu thích môn hóa học hơn. 7. Ý kiến khác: …………………………… ……………………………………………… 4) Em có đóng góp ý kiến gì để giúp website Hoahoc365.com hoàn thiện hơn và phù hợp với nhu cầu của em? - Đối với chuyên mục “Góc học tập”. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ - Đối với chuyên mục “Vui cùng hóa học” ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ - Đối với chuyên mục “Hóa học kỳ diệu” ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Chân thành cảm ơn sự trao đổi ý kiến nhiệt tình của các em! Chúc các em luôn đạt kết quả tốt trong học tập! Mọi ý kiến xin liên hệ: LÊ THỊ THU HÀ Email: thuha_0808@yahoo.com. PHỤ LỤC 4 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính thưa quý thầy (cô), Nhằm thu nhận thông tin về hiệu quả của việc sử dụng website Hoahoc365.com hỗ trợ quá trình dạy học bộ môn hóa học ở các trường THPT, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô! - Họ và tên: .....................................................................Thâm niên giảng dạy : ............... - Trường THPT nơi thầy (cô) đang công tác: ...........................................Quận: .............. Xin thầy (cô) đánh dấu chéo (X) vào lựa chọn phù hợp nhất. 1) Xin thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá về website Hoahoc365.com. Mức độ Tiêu chí đánh giá Kém TB Khá Tốt Về nội dung - Kiến thức đầy đủ, chính xác, khoa học. - Nội dung phong phú, thiết thực. Về hình thức - Giao diện đẹp, hấp dẫn. - Bố cục rõ ràng, hợp lý. - Thống nhất về cách trình bày. - Hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp Về tính năng - Thân thiện, dễ sử dụng - Các tính năng tương tác được thiết kế hợp lí (viết ý kiến trực tuyến, làm trắc nghiệm trực tuyến, giải ô chữ trực tuyến, …) Về tính khả thi - Phù hợp trình độ học tập của học sinh. - Phù hợp với khả năng sử dụng CNTT của học sinh. - Phù hợp với điều kiện thực tế (HS có máy vi tính, đường truyền internet) Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Phòng NCKH – SĐH Khoa Hóa học ------------ LẦN 2 2) Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hiệu quả của website Hoahoc365.com hỗ trợ cho việc dạy học hóa học? Kém TB Khá Tốt 1. Giúp HS dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn. 2. Làm tăng hứng thú học tập. 3. Hỗ trợ HS trong việc tự học. 4. Mở rộng kiến thức hóa học liên quan đến thực tiễn (chưa được đề cập ở trên lớp do thiếu thời gian). 5. Nâng cao hiệu quả dạy học. 6. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 7. Ý kiến khác: …………………………… ……………………………………………… 3) Quý thầy (cô) có đóng góp ý kiến gì để giúp website Hoahoc365.com hoàn thiện hơn và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình dạy học môn hóa ở trường THPT ? - Đối với chuyên mục “Góc học tập”. ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ - Đối với chuyên mục “Vui cùng hóa học” ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ - Đối với chuyên mục “Hóa học kỳ diệu” ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn sự trao đổi của quý thầy (cô)! Mọi ý kiến xin liên hệ: LÊ THỊ THU HÀ Email: thuha_0808@yahoo.com. PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH TRƯỜNG CÓ HỌC SINH THAM GIA WEBSITE HOAHOC365.COM 1. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. 2. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. 3. Trường THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh. 4. Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12. 5. Trường THPT Trường Chinh, quận 12. 6. Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1. 7. Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6. 8. Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh. 9. Trường THPT Nguyễn Du, quận 10. 10. Trường THPT dân lập quốc tế, quận Phú Nhuận. 11. Trường THPT Marie Curie, quận 3. 12. Trường THPT Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp. 13. Trường THPT Thanh Đa, quận Bình Thạnh. 14. Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh. 15. Trường THPT Nguyễn Hiền, quận Tân Bình. 16. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình. 17. Trường THPT Bình Phú, quận 6. 18. Trường THPT Kim Liên, Hà Nội. 19. Trường THPT Chu Văn An, Gia Lai. 20. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội. 21. Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội. 22. Trường THPT Tân Lập, Hà Nội. 23. Trường THPT Phú Xuyên A, Hà Nội. 24. Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Daklak. 25. Trường THPT Lý Tự Trọng, Daklak. 26. Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên. 27. Trường THPT số 3 Phù Cát, Bình Định. 28. Trường THPT Cẩm Lý, Bắc Giang 29. Trường THPT Nguyễn Trãi, Hải Dương. 30. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, An Giang. 31. Trường THPT Thoại Ngọc Hầu, An Giang. 32. Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ. 33. Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An. 34. Trường THPT Cát Tiên, Lâm Đồng. 35. Trường THPT Gò Công Đông, Tiền Giang. 36. Trường THPT Phạm Ngũ Lão, Hải Phòng. 37. Trường THPT Tam Kì, Quảng Nam. 38. Trường THPT số 3 Quảng Trạch, Quảng Bình. 39. Trường THPT Trần Hưng Đạo, Ninh Bình. 40. Trường THPT Minh Đại, Phú Thọ. 41. Trường THPT Hải Hậu, Nam Định. 42. Trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. 43. Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai. 44. Trường THPT Long Xuyên, An Giang. 45. Trường THPT Bình Minh, Vĩnh Long. 46. Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH052.pdf
Tài liệu liên quan