Luận văn Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)

ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong các trường học. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội [24],[36]. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ được thể hiện qua nhiều chính sách trong đó có chính sách bảo hiểm y tế học sinh. Những năm qua, bảo hiểm y tế học sinh đã góp phần tích cực trong việc củng cố và phát triển y tế trường học. Mặt khác, bảo hiểm y tế học sinh còn mang tính nhân văn, nhân đạo và cộng đồng với tinh thần tương thân tương ái “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” [26],[39]. Bảo hiểm y tế là phương thức phù hợp với nền kinh tế thị trường, là biện pháp chi trả tiến bộ, văn minh, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đại đa số người dân, nhất là người nghèo, tránh được nguy cơ đói nghèo phát sinh do viện phí. Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe người dân, góp phần thể chế hóa chủ trương “Đầu tư bứt phá cho chăm sóc sức khỏe và chuyển dần từ đầu tư trực tiếp cho cơ sở y tế sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng thụ thông qua bảo hiểm y tế” [8],[45]. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Cách thủ đô Hà Nội gần 80km về phía Bắc, Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82km2 với dân số khoảng 1,1 triệu người. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện). Thái Nguyên còn là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nước với 8 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên càng được các trường và Bảo hiểm xã hội quan tâm hơn [48]. Trải qua hơn 15 năm triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, bảo hiểm y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, sinh viên khi tham gia. Với số lượng lớn sinh viên nên vấn đề tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ mang tính chất xã hội, tính chất nhân đạo mà còn góp phần quan trọng chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt. Việc triển khai và phát triển bảo hiểm y tế trong sinh viên có mối quan hệ mật thiết tới sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT. Nghiên cứu vấn đề trên sẽ phát hiện được các thông tin quan trọng giúp cho việc cải thiện chất lượng công tác triển khai bảo hiểm y tế trong sinh viên của các trường đại học, cao đẳng nói chung và nói riêng ở khu vực Tỉnh Thái Nguyên. Với những lý do như trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên (2006-2008)”. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu những vấn đề sau: 1. Mô tả thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên. 2. Tìm hiểu sự hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về bảo hiểm y tế. Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm về các loại bảo hiểm . 3 1.2. Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam 3 1.3. Bảo hiểm Y tế ở một số nước trên thế giới. 6 . 9 1.4. Bảo hiểm Y tế ở Việt Nam 1.5. Một số khó khăn trong việc triển khai BHYT HSSV . Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 . 19 . 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu. 17 . 19 21 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 24 24 2.7. Khống chế sai số . 25 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu . 25 2.9. Xử lý số liệu 25 2.6. Vật liệu nghiên cứu Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 3.2. Thực trạng sinh viên tham gia BHYT 26 29 3.3. Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT Chương 4. BÀN LUẬN 41 4.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 4.2. Thực trạng sinh viên tham gia BHYT 36 41 42 4.3. Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về BHYT 46 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên một số trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Thái Nguyên (2006-2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểm y tế là không cần thiết, có thể họ không muốn hoặc không có dự định tham gia. So với tỷ lệ chung học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tại Tỉnh Thái Nguyên (69%) [7] thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng thấp hơn nhƣng cao hơn so với tỷ lệ chung của các trƣờng đại học, cao đẳng cả nƣớc (53%). Một vấn đề cần đƣợc cân nhắc đến khi đánh giá thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của HSSV trong giai đoạn hiện nay là: tại Thành phố Thái Nguyên đang phát triển nhiều dịch vụ khám bệnh tƣ nhân, tính thuận lợi trong khám chữa bệnh giữa bệnh viện công và cơ sở y tế tƣ nhân có sự khác nhau, hơn nữa tại các cơ sở y tế tƣ nhân ngƣời bệnh không bị ràng buộc bởi mức chi trả. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên các trƣờng. Xét về khía cạnh dân tộc cho thấy sinh viên ngƣời dân tộc Tày, Nùng, khác có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cao hơn so với sinh viên là ngƣời Kinh. Tỷ lệ có bảo hiểm y tế của sinh viên ngƣời dân tộc Tày, Nùng, khác ... cao có thể là do sinh viên các dân tộc này sinh sống ở các khu vực ƣu tiên đƣợc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, ví dụ: vùng, khu vực, sâu, xa [20]. Đối với sinh viên ngƣời Kinh muốn có thẻ bảo hiểm y tế cần phải bỏ kinh phí ra mua nên sinh viên không muốn mặc dù có thể họ hiểu hơn về lợi ích của bảo hiểm y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong mỗi năm có 62% sinh viên đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trƣờng học, trong đó số sử dụng một lần là chính (31,34%). Ngoài ra, số sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh nhiều lần là tƣơng đối nhiều (12,93%). Số lần sử dụng thẻ bình quân trong năm 2008 tại các trƣờng cao nhất là 2,07 lần (trƣờng CĐCKLK). Điều đó thể hiện rõ lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế đối với công tác khám chữa bệnh và mức độ quan trọng của việc có thẻ bảo hiểm y tế. Ý kiến của cán bộ y tế trƣờng Cao đẳng Cơ khí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên luyện kim về việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh của sinh viên cao hơn các trƣờng khác bởi: trƣờng cách xa bệnh viện và trung tâm Thành phố cùng với ít các dịch vụ y tế tƣ nhân tại khu vực sinh viên ở. Mặt khác, do là trƣờng đào tạo nghề kỹ thuật nên trong quá trình học thực hành thƣờng xảy ra tai nạn cần phải đƣợc khám và điều trị. Đối với các trƣờng khác do ở gần bệnh viện, trong năm ít bị bệnh tật nên tỷ lệ khám chữa bệnh thấp hơn. Các dịch vụ y tế đƣợc sinh viên thuộc hộ nghèo thƣờng xuyên đến khám chữa bệnh chủ yếu là các dịch vụ công, trong các dịch vụ công thì trạm y tế và bệnh viện là nơi sinh viên lựa chọn nhiều nhất (49,1% và 31,74%). Điều này thƣờng không giống với việc sử dụng các dịch vụ y tế ở các nƣớc phát triển. Ở Anh, Mỹ hiện nay, công tác khám chữa bệnh thƣờng tập trung ở các tiểu khu cộng đồng dân cƣ, ở đấy đa số các bác sỹ gia đình nhận trách nhiệm cung cấp dịch vụ y tế. Vì vậy, tỷ lệ khám chữa bệnh đặc biệt là đối tƣợng sinh viên tại các bệnh viện thƣờng thấp, chỉ trƣờng hợp nặng (khoảng 10%) mới đƣợc ngƣời bệnh lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe của mình. Đối với nƣớc ta, hiện tƣợng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên xảy ra thƣờng xuyên. Điều này rất phù hợp với tâm lý của các bệnh nhân nói chung và HSSV nói riêng thƣờng chọn đến các bệnh viện đặc biệt là bệnh viện lớn để nhận sự cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất [51], [54]. Trong công tác tuyên truyền về dịch vụ bảo hiểm y tế cũng nhƣ khám chữa bệnh chúng ta cần lƣu ý đến yếu tố này. Hiện nay, trong qui định đối với công tác y tế học đƣờng, cơ quan Bảo hiểm xã hội trích lại một phần kinh phí nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho học sinh sinh viên. Tuy nhiên, mỗi trƣờng đều có cách làm riêng. Thông thƣờng, các trƣờng chỉ sử dụng một phần kinh phí đƣợc trích lại chủ yếu vào việc mua thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh (trƣờng ĐHSP: 31,38%; CĐYT: 30,59%). Một số trƣờng cũng dành kinh phí này cho việc tuyên truyền chính sách BHYT cũng nhƣ chi bồi dƣỡng cho cán bộ y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Một số trƣờng nhƣ Đại học Sƣ phạm, Cao đẳng Cơ khí luyện kim không sử dụng kinh phí này thƣờng xuyên cho công tác tuyên truyền. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thái độ phục vụ của cán bộ y tế có kém hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trƣờng [41]. Trên thực tế đối tƣợng nghiên của chúng tôi là sinh viên có trình độ nhận thức cao hơn đối với đối tƣợng nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trƣờng, do vậy việc quan tâm đến sinh viên cần phải đặt ra ở mức độ cao hơn. Ý kiến của một số cán bộ y tế cho rằng trạm y tế có đủ khả năng khám và điều trị các bệnh thông thƣờng cho sinh viên nên chỉ những trƣờng hợp cần thiết vƣợt khả năng điều trị mới chuyển tuyến điều trị cao hơn. Trên thực tế sinh viên lại cho rằng thuốc không đƣợc cung cấp đầy đủ theo bệnh, nên chăng nhà trƣờng cần sử dụng phần kinh phí đƣợc trích lại một cách hợp lý trong quá trình hoạt động. Các nguồn kinh phí hỗ trợ khác là để làm tăng thêm và làm phong phú thêm dịch vụ y tế của nhà trƣờng, có nhƣ vậy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho sinh viên mới thu hút đƣợc và sự tham gia ủng hộ của các em. Một số trƣờng có tỷ lệ nhận xét tốt về công tác dịch vụ y tế nhƣ trƣờng Cao đẳng Y tế 88,98%, Đại học Kỹ thuật công nghiệp 86,15%, Mặc dù sinh viên ở các trƣờng chƣa thực sự tin tƣởng vào trình độ chuyên môn của các thầy thuốc tại các trƣờng song có thể do tinh thần thái độ của cán bộ y tế các trƣờng tƣơng đối tốt nên sự cảm thông và chia sẻ của sinh viên đã tốt hơn. Thông thƣờng các đối tƣợng sử dụng thẻ BHYT chỉ quan tâm đến hai điều kiện, một là thái độ của ngƣời cung cấp dịch vụ y tế, hai là hiệu quả khám chữa bệnh. Đối với cán bộ y tế tại các trƣờng đại học, cao đẳng đều có trình độ chuyên môn chƣa thực sự cao, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu trong khám và chữa bệnh nên tinh thần thái độ phục vụ trở nên quan trọng hơn so với tinh thần thái độ phục vụ ở tuyến trên. Hiện nay việc tham gia BHYT của sinh viên các trƣờng chƣa phải là bắt buộc nên công tác tuyên truyền các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên chính sách BHYT cũng nhƣ sử dụng dịch vụ y tế cần phải đƣợc chú trọng hơn, có nhƣ vậy tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế mới có thể tăng lên so với thời gian qua. Sinh viên các trƣờng khu vực Thái Nguyên có sự giao lƣu ít hơn với các trƣờng khu vực Trung tâm nên công tác tuyên truyền cần phải đƣợc tiến hành đầy đủ, thƣờng xuyên, đặc biệt là các đối tƣợng mới vào trƣờng. Ý kiến của một số cán bộ y tế cũng phù hợp với tình hình chung do sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong trƣờng chƣa hài hòa dẫn đến việc hiểu và tham gia bảo hiểm y tế tại trƣờng còn một số điều bất cập. 4.3. Về hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên đối với BHYT Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.16 cho thấy nguồn cung cấp thông tin cho sinh viên về chính sách BHYT chủ yếu là các phƣơng tiện truyền thông gián tiếp (59% ÷ 68%), trong khi đó nguồn thông tin từ nhà trƣờng (cán bộ quản lý sinh viên, cán bộ y tế, các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm) chiếm tỷ lệ thấp. Điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới sự hiểu biết về lợi ích BHYT của sinh viên tại các trƣờng, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên hiểu biết khá và tốt về quyền lợi khi tham gia BHYT chƣa cao (11,43% và 19,34%), đây cũng là một trong những lý do làm giảm tỷ lệ tham gia BHYT của sinh viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng tại Thái Nguyên. Đây là điều không bình thƣờng bởi lẽ các phƣơng tiện truyền thông gián tiếp thƣờng chỉ là thoáng qua và truyền thanh các nội dung mang tính chất phổ thông là chính. Ngƣời cán bộ y tế phải là ngƣời chịu trách nhiệm và có khả năng cao nhất trong việc tuyên truyền giáo dục các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ các chính sách về BHYT với các đối tƣợng mình phục vụ [35], [37], [49]. Kết quả tuyên truyền của cán bộ y tế tại cơ sở là trực tiếp và thƣờng xuyên, có nhƣ vậy hiệu quả mới cụ thể và tăng cƣờng đƣợc tỷ lệ tham gia BHYT của sinh viên. Qua điều tra cho thấy cán bộ y tế ở trƣờng cao đẳng đã đầu tƣ và giành thời gian tuyên truyền về chính sách BHYT hơn so với các trƣờng đại học. Điều này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cũng phù hợp bởi theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi sự không thỏa mãn của sinh viên trƣờng đại học về những bất cập trong sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn, tỷ lệ sinh viên thu nhận các thông tin về chính sách BHYT từ thầy thuốc trƣờng Đại học Sƣ phạm là thấp nhất so với các trƣờng đƣợc điều tra. Theo ý kiến của tôi các trƣờng nên tranh thủ thời gian tập trung của sinh viên khi vào đầu năm học hoặc những buổi sinh hoạt chính trị để tuyên truyền về chính sách BHYT chắc hiệu quả sẽ tốt hơn. Đa số sinh viên cho rằng việc tham gia bảo hiểm y tế là cần thiết (93% ÷ 98%). Chứng tỏ về mặt lý thuyết bảo hiểm y tế có thể đem lại những lợi ích về mặt chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng ngƣời bệnh. Tuy nhiên, từ nhu cầu cho đến thực hành còn có một khoảng cách nhất định, điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của sinh viên về việc mua bảo hiểm y tế. Tỷ lệ sinh viên có nguyện vọng mua bảo hiểm y tế tƣơng đối cao (86% ÷ 97%). Nếu xét về thái độ qua sự hiểu biết về sự cần thiết với nguyện vọng mua hoặc không mua thì có thể thấy đa số sinh viên biết việc mua bảo hiểm y tế là cần thiết song nguyện vọng mua bảo hiểm y tế lại thấp hơn, cần có sự tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Đối với các nƣớc phát triển trên thế giới do bảo hiểm y tế là bắt buộc, trình độ dân trí cao nên nhu cầu thực tế phù hợp với thái độ cũng nhƣ thực hành của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế, do vậy tỷ lệ mua bảo hiểm y tế không phải là vấn đề đối với họ mà cung cấp dịch vụ y tế mới là vấn đề quan trọng bởi ngƣời mua bảo hiểm y tế có thể nhận sự cung cấp dịch vụ ở bất kỳ nơi nào, y tế tƣ nhân và y tế công đều có vai trò nhƣ nhau và đều nhận trách nhiệm cung cấp dịch vụ y tế của bảo hiểm. Do vậy, nơi nào có trình độ chuyên môn cao, tinh thần thái độ phục vụ tốt hơn nơi đó sẽ thu hút đƣợc ngƣời bệnh [55]. Ý kiến của sinh viên cho thấy với mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là có thể chấp nhận đƣợc (tỷ lệ cho rằng chấp nhận đƣợc chiếm 61% ÷ 69%). Tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiên, sinh viên các trƣờng học tại Thái Nguyên sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên một số sinh viên cho rằng mức đóng nhƣ vậy là cao hoặc quá cao (29,36% và 7,79%). Riêng trƣờng Cao đẳng Y tế có lẽ do sinh viên đƣợc thực hành tại các bệnh viện, họ hiểu biết hơn về chi phí các dịch vụ y tế nên tỷ lệ số sinh viên cho rằng cho rằng mức đóng cao thấp hơn các trƣờng khác. Trên thực tế sự chi trả của bảo hiểm y tế thƣờng theo một trần nhất định nên việc đóng góp của ngƣời bệnh ở mức nhƣ hiện nay chƣa phải là cao. Nếu trong tƣơng lai thoát trần hoặc mức chi trả cao hơn thì sự đóng góp của ngƣời bệnh chắc chắn phải cao hơn. Đối với các nƣớc phát triển, do thu nhập cao nên tỷ lệ đóng góp của họ cao hơn chúng ta rất nhiều. Kết quả của sự đóng góp nhiều sẽ mang lại cho các cơ sở dịch vụ y tế cũng nhƣ cơ quan cung cấp bảo hiểm dễ dàng sử lý và đáp ứng đƣợc chi phí lớn trong khám chữa bệnh. Ở Singapoere hiện nay mức thu nhập bình quân đầu ngƣời là 22.000USD, mức đóng bảo hiểm chung của họ là 3,8% (cán bộ công chức là 9,25%), tổng số kinh phí đóng bảo hiểm của họ cao hơn chúng ta rất nhiều và nhƣ vậy kể cả bệnh viện cũng nhƣ cơ sở kinh doanh bảo hiểm y tế đều có thể đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế [53]. Đối tƣợng HSSV ở nƣớc ta đóng bảo hiểm y tế theo địa bàn dân cƣ với mức thấp 100.000 đồng ÷ 120.000 đồng/1ngƣời/1 năm song vẫn có một số sinh viên cho là quá cao và tỷ lệ chấp nhận đƣợc chỉ khoảng 65%. Điều này, thể hiện theo hai xu hƣớng cần xem xét nghiên cứu: một là khả năng kinh tế của sinh viên chúng ta quá nghèo, hai là họ chƣa hiểu và nắm đƣợc các chính sách về bảo hiểm y tế Việt Nam. Cơ quan bảo hiểm y tế cũng nhƣ các cơ sở khám chữa bệnh và các trƣờng đại học, cao đẳng cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền lợi ích của bảo hiểm y tế cho sinh viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khi thăm dò ý kiến của sinh viên diện chính sách về mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay cũng cho kết quả tƣơng tự nhƣ đối với đại đa số sinh viên của các trƣờng (bảng 3.18). Điều này chứng tỏ sự hiểu biết và nhu cầu của sinh viên diện chính sách cũng tƣơng tự nhƣ sinh viên cùng cơ sở đào tạo. Vấn đề ở đây đặt ra là cần phải xem sinh viên trong diện chính sách họ không đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế mà phải mua có ý kiến ra sao. Vấn đề này cũng cần đƣợc xem xét lại bởi lẽ đa số sinh viên diện chính sách đều có thể đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế nên việc đóng góp ý kiến của họ có thể chƣa mang tính khách quan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 63,02% sinh viên trả lời bảo hiểm y tế đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế. Nhƣ vậy, số ngƣời cho rằng bảo hiểm y tế không đáp ứng đƣợc nhu cầu khá cao (36,98%). Ở hầu hết các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Pháp, Đức, Nhật bản, Hàn Quốc... bảo hiểm y tế có thể thỏa mãn gần 100% nhu cầu của ngƣời bệnh. Số bệnh nhân không thỏa mãn chủ yếu là do kỹ thuật không đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh, một số có ý kiến về thái độ của ngƣời cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế chƣa tốt. Số ngƣời cho rằng dịch vụ khám chữa bệnh không đáp ứng đƣợc nhu cầu hầu nhƣ không có. Điều này chƣa đƣợc thể hiện rõ ở nƣớc ta, có thể do: thứ nhất kinh phí cho chăm sóc sức khỏe đặc biệt là các trƣờng hợp bệnh nặng thƣờng thiếu hụt, thứ hai là thù lao cho ngƣời cung cấp dịch vụ y tế cũng nhƣ bảo hiểm y tế chƣa phù hợp. Trong tƣơng lai, khi nền kinh tế phát triển hơn ngƣời bệnh có thể lựa chọn dịch vụ y tế cũng nhƣ cơ sở y tế ở bất kỳ đâu cũng nhƣ bất kỳ khi nào. Các dịch vụ y tế cần đƣợc cải thiện để thích nghi với điều kiện phát triển kinh tế xã hội mới. Các lý do mà sinh viên nêu ra về khả năng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời bệnh có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu là vấn đề cung ứng thuốc. Lý do trên tồn tại trong điều kiện hiện nay là đƣơng nhiên bởi các chi phí cho điều trị thƣờng cao, trên thực tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên kinh phí thông thƣờng là không đủ đặc biệt là những bệnh phải chi trả cao gấp nhiều [52]. Vấn đề thủ tục chƣa thông thoáng cũng đƣợc nhiều sinh viên đề cập tới (38,55%), theo chúng tôi chủ yếu là do các bác sỹ làm theo đúng qui định trong khi sinh viên lại chƣa hiểu và ngại các thủ tục về hành chính. Đối với các nƣớc phát triển việc cung ứng dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế thƣờng giản đơn về mặt hành chính, trình độ, năng lực quản lý của thầy thuốc cao, phƣơng tiện khám chữa bệnh, thuốc, dịch vụ y tế khác nhìn chung là đầy đủ, nên ngƣời bệnh không cảm thấy phiền hà trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Về lý do không tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên qua kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.21 cho thấy phần lớn là họ cho rằng mình khỏe mạnh không có bệnh (30,57%) và gia đình có thu nhập thấp (33,58%). Thông thƣờng sinh viên khi vào học ở các trƣờng đại học, cao đẳng họ thƣờng cho là mình khỏe mạnh không có bệnh tật gì, vì thế họ không cần mua bảo hiểm y tế (30,57%). Vấn đề này, theo tôi các nhà quản lý, cán bộ y tế, cán bộ bảo hiểm cần tăng cƣờng giáo dục, tuyên truyền để sinh viên thấy đƣợc lợi ích của việc có bảo hiểm y tế. Đối với các nƣớc phát triển việc mua bảo hiểm y tế của họ đã đƣợc xác định rõ là vì mình, phần lớn mọi ngƣời đều hiểu bảo hiểm y tế là sự chia sẻ, giúp đỡ các bệnh nhân đặc biệt (bệnh nặng, chi phí khám chữa bệnh cao...). Ví dụ: một phụ nữ có thai ở Cộng hòa Liên bang Đức nếu có bảo hiểm y tế khi sinh đẻ có can thiệp phẫu thuật chi phí thƣờng bằng tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời một nửa năm (thu nhập bình quân đầu ngƣời là 38.000USD/năm), nhƣ vậy chi phí cho cuộc đẻ có phẫu thuật là 19.000USD trong khi đóng bảo hiểm y tế chỉ mất trung bình 2.400USD/ngƣời. Do hiểu biết đƣợc lợi ích này, những ngƣời lao động Việt Nam ở Cộng hòa Liên bang Đức và một số nƣớc khác đều tham gia bảo hiểm y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đối tƣợng sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế đƣa ra lý do gia đình có thu nhập thấp (33,58%) theo tôi là chƣa thật hợp lý. Mức đóng bảo hiểm y tế của chúng ta đối với sinh viên là 100.000÷120.000đồng/1SV/1 năm là thấp hơn nhiều lần so với các chi phí khác. Ví dụ: mỗi một sinh viên phải chi phí cho các nhu cầu của mình khoảng 1.000.000 ÷ 2.000.000 đồng/tháng, nhƣ vậy việc trích ra 10.000 ÷ 12.000đồng/tháng để mua bảo hiểm y tế là hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. Có lẽ lý do này là không đáng có và thiếu tính thuyết phục, sinh viên thƣờng đƣa ra để bao biện cho những khoản chi phí khác hoặc cho việc không muốn tham gia bảo hiểm y tế. Khi xem xét về lý do không tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên cần cân nhắc tới khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ bảo hiểm y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 36,98% sinh viên cho rằng bảo hiểm y tế không đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh. Trong đó: thái độ phục vụ không tốt (36,64%), không đủ thuốc (29,01%) và thủ tục phiền hà (38,55%) (bảng 3.19). Nhƣ vậy, theo chúng tôi để tăng sự tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng khu vực Thái Nguyên nói riêng ngoài việc giáo dục, tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế, các cơ sở y tế, các trƣờng đại học, cao đẳng cần chú trọng tăng cƣờng hơn nữa chất lƣợng dịch vụ y tế, cải thiện thủ tục hành chính trong quá trình khám bệnh, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên. Ngoài ra, các trƣờng cần tăng cƣờng chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc khi Luật BHYT có hiệu lực, đối tƣợng học sinh sinh viên trở thành bắt buộc từ ngày 1/1/2010. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.22 cho thấy đa số sinh viên cho rằng nên giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế nhƣ hiện nay (68,6%). Tỷ lệ sinh viên yêu cầu giảm mức thu so với hiện nay thấp (26,68%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay đối với sinh viên là có thể chấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhận đƣợc đối với nguyện vọng của các em. Trên thực tế mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay của chúng ta là quá thấp. Với kinh phí thu và đƣợc sử dụng nhƣ hiện nay là chƣa thể đáp ứng tốt cho nhu cầu khám và chữa bệnh đối với các đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế. Nếu vẫn giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế nhƣ hiện nay thì chỉ cần sinh viên khám bệnh một lần trong năm, quỹ chi bảo hiểm y tế đã hết. Mức đóng bảo hiểm y tế là cơ sở để quyết định mức hƣởng thụ quyền lợi của bệnh nhân bảo hiểm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh. Do sự trƣợt giá và sự phát triển kinh tế xã hội mức đóng bảo hiểm y tế chắc chắn phải thay đổi nếu chúng ta muốn hòa nhập về khoa học kỹ thuật và dịch vụ chăm sóc sức khỏe với cộng đồng các nƣớc trong khu vực. Vì vậy, việc điều chỉnh từng bƣớc mức phí bảo hiểm y tế của các đối tƣợng cho phù hợp là vấn đề quan trọng cần đƣợc xem xét trong thời gian tới. Chúng ta đang chuyển dần các hạch toán kinh tế mang tính chất bao cấp một phần sang hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng và hòa nhập thế giới mới, việc xem xét các vấn đề bảo hiểm y tế và sự kết hợp với phúc lợi xã hội sẽ đặt ra cho cả ngƣời tham gia dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ những tình huống mới. Muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các đối tƣợng nhận dịch vụ y tế, dịch vụ bảo hiểm y tế cần có những tìm hiểu sâu sắc có cơ sở khoa học đồng thời kết hợp với xu thế chung của các nƣớc trong khu vực để định ra những vấn đề cụ thể sao cho phù hợp, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó có học sinh sinh viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN 1. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của sinh viên - Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT không đồng đều giữa các trƣờng. Năm 2008 trƣờng Cao đẳng Y tế: 87,58%, trƣờng Đại học Sƣ phạm: 69%, trƣờng Cao đẳng Cơ khí luyện kim: 41,15%, trƣờng Đại học Kỹ thuật công nghiệp: 37,32%. - 62% sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh ít nhất một lần trong năm. Trong đó, số sử dụng một lần là chính (31,34%), số sử dụng nhiều lần (12,93%). - 49,1% sinh viên thuộc hộ nghèo có thẻ BHYT thƣờng xuyên khám chữa bệnh tại trạm y tế, 46,81% sinh viên tế thuộc hộ không nghèo có thẻ BHYT thƣờng xuyên khám chữa bệnh tại bệnh viện. - 31% ÷ 81% kinh phí trích lại từ BHYT học sinh đã đƣợc sử dụng để thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, chủ yếu dùng để mua thuốc. - Chất lƣợng dịch vụ y tế: thái độ phục vụ của cán bộ y tế và chế độ thuốc chƣa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trƣờng học. 2. Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng của sinh viên về bảo hiểm y tế - 30,77% sinh viên hiểu biết khá và tốt về quyền lợi khi tham gia BHYT. - 64,57% sinh viên đƣợc biết thông tin về quyền lợi và các chính sách BHYT qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ đài, báo, tờ rơi ..., nguồn thông tin từ nhà trƣờng (cán bộ y tế: 31,76%; cán bộ quản lý sinh viên: 24,7%; giáo viên chủ nhiệm: 25,83%; buổi sinh hoạt chính trị đầu năm: 23,64%). - 95,34% sinh viên cho rằng tham gia bảo hiểm y tế là cần thiết và 90% sinh viên có nguyện vọng tham gia bảo hiểm y tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Các lý do sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế là: gia đình có thu nhập thấp (33,58%), tự thấy mình khỏe mạnh (30,57%), không đƣợc tuyên truyền ... (29,06%). - 63,8% sinh viên cho rằng mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là chấp nhận đƣợc và giữ nguyên mức đóng nhƣ hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHUYẾN NGHỊ 1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong sinh viên về chính sách bảo hiểm y tế, nâng cao hiểu biết về chính sách bảo hiểm y tế: về quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia bảo hiểm nhằm giúp cho sinh viên có thái độ đúng đắn trong việc duy trì và phát triển hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam. 2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế các trƣờng về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, chế độ thuốc đảm bảo khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trƣờng học tốt nhất. Tổ chức thực hiện sử dụng phần kinh phí y tế trƣờng học trích lại từ bảo hiểm y tế đạt hiệu quả cao nhất. 3. Tăng cƣờng củng cố hệ thống tổ chức y tế cơ sở, đảm bảo nhân lực và cơ sở vật chất, tiếp tục mở rộng đƣa khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về các trƣờng đại học, cao đẳng tại Tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Y tế địa phƣơng, Báo sức khỏe và đời sống - Bộ Y tế (2004), Chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 2. Nguyễn Huy Ban (2008), “Tình hình và kết quả thực hiện chính sách BHXH”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (04), Tr.12. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2004), Nghiệp vụ giám định y tế, giáo trình đào tạo giám định viên y tế Bảo hiểm xã hội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo đánh giá công tác giám định y tế năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008. 5. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2005), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện. 6. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2008), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện. 7. Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 8. Vũ Xuân Bằng (2009), “Cùng chi trả- biện pháp quản lý khoa học, hiệu quả”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (04), Tr.19 - 20. 9. Bộ Tài chính- Bộ Y tế (2003), Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BYT- BTC ngày 7/08/2003 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. 10. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học. 11. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1220/QĐ-BYT ngày 07/04/2008 về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Trạm y tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề. 12. Bộ Y tế- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGDDT ngày 01/03/2000, hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học. 13. Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2005), Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT- BYT-BTC ngày 27/07/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc. 14. Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2005), Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT- BYT-BTC ngày 24/08/2005 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc triển khai thực hiện BHYT tự nguyện có sửa đổi. 15. Bộ Y tế và Bộ tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 30/03/2007 của Bộ y tế và Bộ tài chính qui định khám chữa bệnh nội, ngoại trú. 16. Bộ Y tế và Bộ tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 10/12/2007 của Bộ y tế và Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ xung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BYT- BTC ngày 30/03/2007 của liên Bộ y tế và Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. 17. Bộ Y tế- Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 10/2008/TTLT-BYT-BTC ngày 24/9/2008 hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình cận nghèo. 18. Bộ Y tế- Bộ nội vụ- Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 02/2006/TTLT- BYT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 hướng dẫn thực hiện quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19. Chính phủ (1992), Nghị định số 299/1999/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành hệ thống BHYT Việt Nam. 20. Chính phủ (1998), Quyết định số135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”. 21. Chính phủ (1998), Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT. 22. Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế. 23. Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. 24. Chính phủ (2006), chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học. 25. Đỗ Hàm và cộng sự (2007), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học Y học, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 26. Quang Hùng (2008), “Nhận thức của chúng tôi đã thay đổi”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (11), Tr.23. 27. Nguyễn Thu Hiền (2004), Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS-SV tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận văn kinh tế trƣờng Đại học Y tế công cộng. 28. Nguyễn Thị Mai Loan (2008), “BHYT toàn dân theo luật định ở CHLB Đức”, Tạp chí BHXH Việt Nam (04), Tr. 48,49. 29. Nguyễn Huy Nghị (2008), “Đánh giá tổng kết và các giải pháp phát triển”, Tạp chí BHXH Việt Nam (08), Tr.10-15. 30. Nguyễn Khang (Theo Today in Asia & Pacific) (2009), “Trung Quốc xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân”, Báo BHXH Việt Nam (10), Tr.11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31. Nguyễn Phúc Khoát (2004), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm y tế học sinh của phụ huynh tại một số trường Huyện Yên phong- Tỉnh Bắc Ninh năm học 2003-2004, Luận văn thạc sỹ y học trƣờng Đại học Y tế công cộng. 32. Nguyễn Vinh Quang (2005), “Kinh nghiệm BHYT toàn dân”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (05), Tr.57. 33. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Bảo hiểm y tế. 34. Phan Toàn- Thu Hoàng (2006), “Một số vấn đề mấu chốt trong thực hiện bảo hiểm y tế học sinh ở Thái Nguyên”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (10), Tr.30-31. 35. Lam Thanh (2008), “Y tế trƣờng học- “sản phẩm” tốt nhất của Bảo hiểm y tế HSSV”, Báo BHXH Việt Nam, (96), Tr.4. 36. Công Thành- Thu Trang (2006), “Tiền đề tiến tới BHYT toàn dân”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (08), Tr.11-13. 37. Nguyễn Thị Bích Thọ (2008), “Một số kinh nghiệm về xây dựng BHYT toàn dân”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (06), Tr.24-25. 38. Đặng Thảo (2008), “BHYT ở Pháp- Kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (07), Tr. 52,56. 39. Hoàng Trang (2008), “Hai năm thực hiện chỉ thị 23 của Thủ tƣớng Chính phủ”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (09), Tr. 21-24. 40. Hoàng Trang- Hải Hồng (2006), “BHYT- thực trạng, thách thức và giải pháp”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (11), Tr.19-20. 41. Nguyễn Hồng Trƣờng (2003), Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại tuyến xã phường Tỉnh Thái Nguyên 2000- 2002, Luận văn Thạc sỹ Y học- Trƣờng ĐHYK- ĐHTN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42. Trần Quang Thông (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của khoán quỹ theo định suất đến chi phí và chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Vĩnh Bảo- Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ y học trƣờng Đại học Y tế công cộng. 43. Hoàng Kiến Thiết và cộng sự (2006), Tài liệu đào tạo đại lý thu BHYT tự nguyện, BHXH Việt Nam. 44. Hoàng Kiến Thiết (2006), “Chính sách BHYT ở Philippines”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (10), Tr.53-54. 45. Hoàng Kiến Thiết (2007), “Phát triển BHYT học sinh trong năm học mới 2007-2008”, Tạp chí BHXH Việt Nam, (08), Tr. 4,5. 46. Kiều Thị Việt (2003), Nghiên cứu vấn đề Bảo hiểm y tế học sinh ở một số trường học tại Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học Trƣờng ĐHYK- ĐHTN. 47. Vụ công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thực trạng hoạt động của trạm y tế trong các Đại học, Học viện, trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, Báo cáo hội nghị tập huấn công tác y tế các trƣờng ĐH và CĐ, Hải phòng 2006. 48. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Giới thiệu chung Tỉnh Thái Nguyên, Thông tin phòng Văn hóa- Xã hội. Tiếng Anh 49. Abu Hasn Samad (2005) Crisis managerment: Dealing with madical emergency. Proceedings of the 21 st conference of the Asia pacific occupational safety and health organisation. Bali Indonesia PP 181-194. 50. Charles Normand, Axel Weber (1994), Social Health Insurance – A guidebook for planning, WHO – International Labour Office, 1994. 51. Guy Carrin, Helge Hollmeyer, Jack Jones, Marthe Everard, Aviva Ron, Savioli, Yu sen-Hai and Tran Van Tien, Bui Duc Thang, Ton That Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoang Tu, nguyen Thi Kim Thuy: School health insurance as a vehicle for health – Promoting Schools, Recent experience in Viet Nam, WHO-Deartment of health in sustainable development 1999. 52. Koh woon puay (2007), Occupational and nespiratory illness in Singapore. Conference procecdings of the 23 rd Asia Pacific occupational safety and health organisation, Singapore pp 215-216. 53. Stavroula leka, Evelyn Kortum (2008), A European frame work to address prychosocial hazanrds (insurance Journal of occupational health organisation. Singapore, pp 294-296. 54. Wawolumaya Corrie (2005), The Trend of education on medical occupational specialists in Indonesia, Proceedings of the 21 st conference of the Asia pacific occupational safety and health organisation, Bali Indonesia, pp 485- 508.. 55. Widodo Hariyono (2005), Potential Aspectis of working accident in Hospital, Proceedings of the 21 st conference of the Asia pacific occupational safety and health organisation, Bali Indonesia, pp 397 - 408. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phụ lục 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU CÁN BỘ QUẢN LÝ SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và Tên (ngƣời đƣợc phỏng vấn): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Giới: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuổi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. Địa chỉ nơi công tác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Trình độ chuyên môn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6. Số năm phụ trách công tác BHYT: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7. Số năm phụ trách, quản lý SV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. NỘI DUNG 2.1. Một số thông tin về sinh viên (đối với hệ chính qui) - Tổng số sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nam: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nữ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Dân tộc: Kinh. . . . . . . . . . . . . . . Thiểu số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Con gia đình thƣơng binh liệt sỹ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - SV thuộc hộ nghèo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - SV thuộc khu vực: Nông thôn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thành phố. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Vùng khó khăn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2. Trường của anh (chị) đã thành lập trạm y tế chưa? 1. Có  2. Không  - Nếu có, trạm y tế trực thuộc bộ phận nào ? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nếu không thì tại sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trong đó: biên chế . . . . . . . . ngƣời, hợp đồng . . . . . . ngƣời. 2.4. Có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ quản lý sinh viên, cán bộ y tế đối với công tác Bảo hiểm y tế không? 1. Có  2. Không  - Nếu có, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.5. Vai trò của BHYT đối với công tác y tế trường học như thế nào? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.6. Hiệu quả của việc triển khai y tế trường học trong những năm qua? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.7. Nhà trường đã có các hình thức tuyên truyền về BHYT đối với SV?  Các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm. Nếu có ? . . . . lần/năm  Tờ rơi BHYT.  Hình thức khác (Ghi cụ thể) . . . . . . . . . . . 2.8.Theo anh (chị) quĩ 20% dành cho y tế trường học đã phù hợp chưa? 1. Có  2. Không phù hợp  - Nếu không phù hợp, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.9. Nhà trường có nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho y tế trường học không? - Nếu có, số tiền là bao nhiêu/tháng/ngƣời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.10. Nhà trường có nhận quĩ KCB ngoại trú BHYT không? 1. Có  2. Không  - Nếu có, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.11. Ý kiến của anh (chị) về việc Bảo hiểm y tế toàn dân? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.12. Ý kiến của anh (chị) về việc tham gia Bảo hiểm y tế của sinh viên? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.13. Ý kiến của anh (chị) đối với Bảo hiểm y tế HSSV? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày . . . Tháng . . . Năm 200.. Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời điều tra (Ký tên) (Ghi rõ họ, tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phụ lục 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ Y TẾ TRƢỜNG HỌC I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và Tên (ngƣời đƣợc phỏng vấn): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Giới: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuổi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. Địa chỉ nơi công tác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Trình độ chuyên môn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6. Thâm niên công tác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7. Hệ số lƣơng: . . . . . . . . . . . . Phụ cấp ƣu đãi nghề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8. Tổng số tiền /tháng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. NỘI DUNG 2.1. Một số thông tin về cơ sở vật chất của trạm y tế: - Trang thiết bị tài sản y tế theo qui định: 1. Có  2. Không  Nếu không thì tại sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Giƣờng bệnh: 1. Có  2. Không  Nếu có mấy giƣờng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Diện tích: . . . . .. . . .. . . . .. Tổng số phòng làm việc: . . . . . . . . . . . . . . . 2.2. Vai trò của BHYT đối với công tác y tế trường học như thế nào? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.3. Hiệu quả của việc triển khai y tế trường học trong những năm qua? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4. Theo anh (chị) quĩ 20% dành cho y tế trường học đã phù hợp chưa? 1. Có  2. Không phù hợp  - Nếu không phù hợp, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.5. Nhà trường có nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho y tế trường học không? - Nếu có, số tiền là bao nhiêu/tháng/ngƣời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.6. Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ của sinh viên khi đến KCB BHYT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.7. Ý kiến của anh (chị) về việc Bảo hiểm y tế toàn dân? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.8. Ý kiến của anh (chị) về việc tham gia Bảo hiểm y tế của sinh viên? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày . . . Tháng . . . Năm 200 Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời điều tra (Ký tên) (Ghi rõ họ, tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phụ lục 3 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC số . . . . MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN I. HÀNH CHÍNH 1. Họ và Tên (ngƣời đƣợc phỏng vấn): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Giới: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuổi. . . . . . . . . .Dân tộc . . . . . . . . . . . 3. Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Năm thứ . . . . . . . . . . 4.Khoa: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trƣờng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Địa chỉ gia đình: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nếu là khu vực ƣu tiên thì ghi rõ KV mấy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6. Nghề nghiệp của Bố: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7. Nghề nghiệp của Mẹ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8. Mức thu nhập bình quân của gia đình:. . . . . . . . . . . . . . . . . đ/ngƣời/tháng 9. Gia đình thuộc hộ nghèo: 1. Có  2. Không  10. Con thƣơng binh, liệt sỹ 1. Có  2. Không  11.Con thân nhân sĩ quan quân đội, công an: 1. Có  2. Không  II. NỘI DUNG 2.1.Anh(chị) có được nghe hoặc được biết về BHYT HSSV không? 1. Có  2. Không  * Nếu có, từ nguồn thông tin nào? (có thể có nhiều lựa chọn) 1. Đài, báo, tờ rơi, . . . 4.  Cán bộ y tế học đƣờng. 2. Các buổi sinh hoạt chính trị 5.  Cán bộ quản lý sinh viên. 3. Giáo viên chủ nhiệm. 6.  Khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . * Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2. Theo anh (chị) BHYT học sinh sinh viên là loại hình bảo hiểm gì? 1. Tự nguyện 3. Bắt buộc 2. Nhân đạo 4. Khác: . . . . . . . .. . . . . . . . . . . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3.Theo anh (chị) việc tham gia BHYT HSSV có lợi ích gì?(có thể có nhiều lựa chọn) 1. Đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trƣờng học. 2. Đƣợc khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú. 3. Đƣợc thanh toán 80% viện phí. 4. Trong trƣờng hợp cấp cứu, tai nạn (kể cả tai nạn giao thông), đƣợc cấp cứu và hƣởng chế độ BHYT ở bất kỳ cơ sở y tế nào của nhà nƣớc. 5. Đƣợc trợ cấp 1.000.000đ khi tử vong 6. Đƣợc bảo hiểm 24/24h. 7. Khác: . . . . . .. . . . . . .. 2.4. Anh (chị) có tham gia BHYT không? 1. Có 2. Không * Nếu có do ai nộp tiền mua  Cá nhân  Gia đình  Nhà nƣớc * Nếu không mua thẻ BHYT thì tại sao ( cho biết ý kiến)?  Tự thấy mình khỏe mạnh.  Gia đình có thu nhập thấp nên không có điều kiện để mua.  Gia đình cho tiền mua nhƣng đã dùng tiền vào việc khác.  Khác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.5. Anh (chị) thấy việc tham gia BHYT có cần thiết không? 1. Có 2. Không 2.6. Anh (chị) có bị mắc các bệnh sau đây không (trong 3 năm trở lại đây)? (có thể có nhiều lựa chọn) 1. Bệnh tim mạch 5.  Bệnh xƣơng khớp 2. Bệnh về đƣờng hô hấp 6.  Bệnh về mắt 3. Bệnh về đƣờng tiêu hóa 7.  Bệnh về tai mũi họng 4. Bệnh về răng miệng 8.  Bệnh khác . . . . . . . . . 9.  Không mắc 2.7.Anh (chị) sử dụng thẻ BHYT để KCB bao nhiêu lần trong 1 năm (2008) 1. 0 lần 4. 3 lần 2. 1 lần 5. Trên 3 3. 2 lần * Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.8. Nơi thường xuyên khám chữa bệnh của anh (chị) 1. Bệnh viện 4. Trạm y tế 2. Trung tâm y tế 5. Khác . . . . . . . . 3. Phòng khám 2.9.Anh (chị) lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nào khi bị bệnh? 1. Bệnh viện 4. Trạm y tế 2. Trung tâm y tế 5. Khác . . . . . . . . 3. Phòng khám 2.10. Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ phục vụ của cán bộ y tế cơ quan? 1. Tốt 2. Không tốt 2.11. Anh (chị) có nhận xét gì chế độ thuốc BHYT khi đến khám chữa bệnh. 1. Đủ 2. Thiếu 2.12. Anh (chị) thấy BHYT có đáp ứng được nhu cầu KCB không? 1. Có 2. Không * Nếu không thì tại sao? 1. Không đƣợc dùng thuốc tốt 3. Thái độ phục vụ không tốt 2. Không đủ thuốc 4.  Thủ tục phiền hà 5. Ý kiến khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.13. Anh (chị) có nguyện vọng tham gia BHYT không? 1. Có  2. Không  * Nếu không, vì sao? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.14. Anh (chị) nhận xét gì về mức đóng BHYT hiện nay. 1. Thấp 3. Cao 2. Chấp nhận đƣợc 4. Quá cao 2.15. Ý kiến của anh (chị) về mức nộp BHYT giữa các đối tượng 1. Giảm mức thu 2. Giữ nguyên mức đóng 3. Tăng mức thu Ngày . . . Tháng . . . Năm 200 Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời điều tra (Ký tên) (Ghi rõ họ, tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phụ lục 4 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BẢNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM I. HÀNH CHÍNH 1. Ngƣời hƣớng dẫn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Thƣ ký: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Ngƣời tham gia: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. NỘI DUNG 1. Thực trạng tham gia BHYT của sinh viên ra sao? - Số lƣợng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Thuận lợi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Khó khăn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Ý kiến đề xuất: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Hiểu biết, thái độ và nguyện vọng tham gia BHYT của sinh viên. - Quyền lợi, trách nhiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Thái độ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nguyện vọng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Kiến nghị:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xác nhận của nhà trƣờng Ngƣời hƣớng dẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH SÁCH CÁN BỘ Y TẾ TRƢỜNG HỌC (năm 2008) Số TT Họ và Tên Năm sinh Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác (năm) Nam Nữ Bác sỹ Y tá Trƣờng CĐYT 1 Hà Đình Nam 1952 x 32 Trƣờng CĐCKLK 1 Ng T Lan Phƣơng 1980 x 06 2 Nguyễn Thị Chanh 1962 x 29 3 Hoàng Thị Thanh 1964 x 25 Trƣờng ĐHSP 1 Phạm Thị An 1968 x 09 2 Nguyễn Thế Hùng 1958 x 25 3 Hoàng T Hoài Thu 1981 x 06 4 Hà T Khánh Ly 1983 x 04 5 Nguyễn Minh Cao 1983 x 03 6 Nguyễn Thị Dàng 1960 x 27 7 Vũ Kim Cƣơng 1960 x 28 Trƣờng ĐHKTCN 1 Ng T Thanh Thủy 1957 x 31 2 Cao Thị Ngọc 1957 x 30 3 Lê Đình Kỳ 1950 x 29 4 Phạm Thị Liên 1961 x 26 5 Đào Thị Hƣơng 1955 x 32 6 Đồng Thị In 1960 x 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_MAI THI THU NGA.pdf
Tài liệu liên quan