Luận văn Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là yêu cầu tất yếu để phát triển nhanh và bền vững nền nông nghiệp Thái Bình, là nhiệm vụ quan trọng vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài của sản xuất nông nghiệp. Với những quan điểm về chỉ đạo và thực tiễn sinh động trong các năm qua góp phần quan trọng vào việc xác định, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo sự - phát triển kinh tế của tỉnh, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng cường an ninh quốc phòng và giữ vững ổn định chính trị xã hội nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể tóm tắt như sau: tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng lên rõ rệt. Trong ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ. Trong ngành trồng trọt cây lương thực có xu hướng giảm về diện tích, tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau màu. Chăn nuôi chuyển sang phương pháp chăn nuôi công nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh KIẾN NGHỊ Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo đúng hướng và có hiệu quả em đưa ra một số đề xuất: - Tỉnh phải hỗ trợ vốn cho diện tích tận dụng đưa vào sản xuất cải tạo diện tích đào ao, hồ đầm, sông cụt chuyển sang sản xuất nông nghiệp. - Hỗ trợ vốn cho diện tích lúa chuyển sang đất rau màu, cây công nghiệp, cây cảnh, cây dược liệu, nuôi thuỷ sản mặn, ngọt. - Đầu tư xây dựng và nâng cao khả năng hoạt đông của các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá tạo thị trường đầu ra cho tiêu dùng nông sản. - Đề nghị tỉnh bố trí phần kinh phí chi cho hoạt động quản lý xây dựng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các cấp. Công tác khuyến nông phải được tổ chức lại sao cho thực sự có hiệu quả. - Trung ương và tỉnh phân cấp để UBND huyện công nhận trang trại và gia trại là cơ sở có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn sản xuất kinh doanh - Nhà nước và tỉnh cần xây dựng các chính sách: bảo trợ hàng hoá nông sản, chính sách thuế, thuỷ lợi phí, tín dụng tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận thị trường, hình thành bộ phận nông dân sản xuất hỗn hợp tập trung với các trang trại, gia trại, phương thức sản xuất công nghiệp. Kết quả đó đã thúc đẩy hơn tiến độ chuyển đổi, thực hiện các nhiệm vụ khác như: dồn điền, đổi thửa, giải quyết việc làm, đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất (hình thành một số hợp tác xã kiểu mới (chăn nuôi lợn nạc, sản xuất giống, hiệp hội sản xuất ) các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân có tiến triển tốt hơn thông qua các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của tỉnh như lao động, đất đai cơ sở vật chất hạ tầng… 3.2. Những tồn tại ,hạn chế. Khách quan: - Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (năng hạn, úng lụt, sâu bệnh trong những năm qua) diễn biến phức tạp, do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu đã gây khó khăn lớn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . - Tình hình xã hội ở nông thôn mấy năm qua có diễn biến phức tạp, chính quyền, các ngành đoàn thể phải dùng nhiều sức lực thời gian để ổn định xã hội nên việc chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo các chương trình bị hạn chế. Chủ quan: - Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên: thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp khi lúa làm đòng mưa ít, khi lúa trổ mưa nhiều kéo dài vào vụ mùa, thời gian trồng cây vụ đông mưa lớn kéo dài. Thời tiết thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cây trồng: ví dụ ở Quỳnh Phụ trong khi thực hiện chuyển đổi cây trồng đã nhập giống tre bát độ Trung Quốc về trồng tập trung ở 3 điểm trên đất bải cao, ven sông, nội đồng, các hộ nông dân tiếp thu chương trình trồng măng tre đều hăng hái thực hiện đúng kỹ thuật hướng dẫn.Trồng được 10-15 ngày đã có 60% số gốc tre nảy mầm nhưng do thời tiết thay đổi thất thường (mưa rao, nắng nóng) đã làm chết 20% số gốc tre. Nhiều xứ đồng khi chuyển đổi đất gần làng không thuận nước, chân quẩn khi chuột bọ phá hoại thường xuyên…Đất đai còn manh mún trong thời gian dài: phần lớn các thửa đất canh tác ở Thái Bình vừa có diện tích nhỏ lại được chia thành từng băng do vậy bề ngang thửa đất hẹp, bờ thửa ngoài thực địa không rõ ràng có nơi chỉ đóng cọc đầu bờ để đánh dấu khó khăn trong việc đưa máy móc vào sản xuất, đầu tư thâm canh bị hạn chế khó khăn khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trông, vật nuôi. - Đầu tư vốn ít cho sản xuất nông nghiệp về cải tạo đất, giống cây trồng con cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất định mức kinh tế kỹ thuật ở các khâu của HTX dịch vụ nông nghiệp chưa được thay đổi: đầu tư vốn chăn nuôi cho lợn hướng nạc, bò lai sin đòi hỏi vốn lớn về chuồng traị với quy mô nhỏ chi phí càng cao, quy mô lớn thì không có điều kiện nên quy mô rất nhỏ, vốn vay thấp khoảng 3-5 triệu nên chủ yếu đưa vào chăn nuôi nhỏ, việc phát triển các trang trại gặp nhiều khó khăn sản phẩm tạo ra không tập trung và ổn định, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp . - Thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng sản phẩm thấp giá thành lại cao, suy nghĩ của nông dân nhiều lúc còn nông nổi, nhiều công ty ký hợp đồng (công ty của Đài Loan bao tiêu 15000 tấn rau, công ty Đồng Giao ký hợp đông mua dưa chuột) nhưng khi sản phẩm được giá nông dân rất dễ phá hợp đồng, tự ý bán sản phẩm ra ngoài thị trường gây giảm lòng tin đối với các nhà doanh nghiệp. - Năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản phục vụ quá trình chuyển đổi còn rất hạn chế.Một số mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, có khả năng phát triển mạnh nhưng năng lực chế biến, tiêu thụ không đáp ứng kịp thời sản xuất, kìm hãm sản xuất như các cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản. Mặt khác hoạt động xúc tiến thương mại và thúc đấy đầu tư phục vụ quá trình chuỷên đổi chưa có tác dụng rõ rệt hiệu quả thấp hầu hết các sản phẩm chuyển đổi phải tiêu thụ tự do, trôi nổi, thiếu định hướng và đầu mối tiêu thụ ổn định khi thị trường có biến động bất lợi sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất. - Sức sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đã được phát huy mạnh mẽ nhưng sức sản xuất của quốc doanh và tập thể còn thấp không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ của kinh tế hộ làm giảm hiệu quả chung. - Chưa hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp . - Kỹ thuật sản xuất của nông dân còn thấp hầu hết mang tính chất thủ công, truyền thống. Như vậy từ những hạn chế cụ thể mà tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh còn chậm, kết qủa chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra, hiệu quả của một số hướng chuyển đổi chưa cao, nhiều vấn đề phát sinh khi tiến hành chuyển đổi cần có những phương hướng biện pháp trong thời gian tới . Nguyên nhân của những thiếu xót tồn tại + Chủ quan: quá trình chuyển đổi ở một số nơi còn mang tính tự phát, manh mún mặc dù đã có Nghị Quyết 04 của tỉnh, cơ sở hạ tầng yếu kém, nên phát sinh hàng loạt các vấn đề phải xử lý một cách bị động và hiệu quả không cao. - Thiếu vốn và thị trường chưa phát triển, đầu tư của tỉnh cho nông nghiệp chưa đúng với sự đóng góp của nó và nền kinh tế là đảm báo an ninh lương thực và xuắt khẩu (đầu tư vào công nghiệp chế biến còn hạn chế, quy mô và định hướng chưa rõ rệt). - Khả năng dự báo, dự phòng các lọai rủi ro chưa cao, chưa đủ sức dự báo chính xác nhất là phong trào chống thiên tai. Nước còn thiếu cục bộ, hệ thống tiêu chua chưa đảm bảo. - Một bộ phận nông dân không theo chủ đạo của lịch thời vụ, nhiều hộ còn bảo thủ trong sản xuất không muốn thay đổi nếp làm ăn cũ, lao động dư thừa nhưng chưa tích cực sản xuất vụ đông, nhiều hộ còn chủ quan thờ ơ trong phòng trừ sâu bệnh dịch hại điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất. - Một số công việc như dồn điền dồn thửa, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp mới được triển khai nên khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. - Hệ thống khuyến nông còn gặp nhiều bất cập chưa phục vụ kịp thời và toàn diện yêu cầu chuyển đổi ở các cơ sở. Cho đến nay tỉnh ta chưa có trạm khuyến nông cấp huyện, khuyến nông viên cơ sở vừa mới hình thành, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. - Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều, tỷ lệ sinh tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế hàng hoá. Bên cạnh đó trình độ, trang thiết bị thiếu, lao động chủ yếu vẫn là thủ công thô sơ. - Sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc chuyển dịch cơ cấu còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động cho người dân hiểu được tác dụng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không thường xuyên làm cho người dân còn do dự, không hăng hái học hỏi chuyển đổi. Công tác chính trị tư tưởng nhận thức chưa sâu kỹ do đó dẫn tới đầu tư chưa thoả đáng. - Thị trường nông sản đa dạng và biến động phức tạp trong khi đó năng lực chế biến chưa theo kịp với yêu cầu sản xuất, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lượng cao, chưa biết khai thác đầy đủ các nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Chương III: phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình I. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình. 1. Trong những năm tới nhất là giai đoạn 2001-2005 sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh vì vậy phải phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả và trình độ sản xuất nông nghiệp, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất góp phần phân công lại lao động, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 2. Phát triển mạnh các nghề, làng nghề trong lĩnh vực tiêu thụ hay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngành nghề ở nông thôn có thể chia làm 3 nhóm chủ yếu, bao gồm: Nhóm chế biến nông sản bao gồm chế biến bảo quản lương thực, chế biến chè, thịt thức ăn chăn nuôi, rau quả, chế biến gỗ, lâm sản. Nhóm tiểu thủ công nghiệp bao gồm tiểu thủ công mỹ nghệ, đan nát khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông thôn. Nhóm dịch vụ bao gồm dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp, cung ứng hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ khác. Khi phát triển các nghề, làng nghề sẽ làm tăng thêm giá trị hàng hoá, đa dạng hoá sản xuất, tăng thu nhập. Một số nghề, nhất là nghề tiểu thủ công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chế biến nông sản phẩm, tận dụng các tài nguyên các phế phẩm để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua quá trình chế biến này đã làm tăng giá trị hàng hoá, chất lượng sản phẩm được cải thiện giúp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Từ đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển dịch từ nông nghiệp thuần thô sang nền nông nghiệp hàng hoá. 3. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo vùng gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Tiến hành quy hoạch và xây dựng vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (vùng lúa đặc sản, vùng cây dược liệu, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi lợn bò sữa,bò thịt hàng hoá…) 4. ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất chế biến nhằm nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 5. Phải hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách địa phương nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng phải phù hợp với chính sách pháp luật đó, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng địa phương. Khi xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải chú ý đến điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu của từng địa phương và nhu cầu khả năng của thị trường. 6. Phát huy sức mạnh của thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn khuyến khích kinh tế hộ và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản. Tăng cường đầu tư phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp. II. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 1. Mục tiêu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu thị trường đồng thời phụ thuộc vào trình độ quản lí và đầu tư của người sản xuất. Thực tế cho thấy sản xuất kinh doanh các loại hoa màu, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 3-6 lần so với cây lúa. Tuy nhiên không thể vì thế mà giảm qua nhanh diện tích trồng lúa để canh tác các loại cây trên vì thực tế cho thấy bộ phận nông dân có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh giỏi chưa nhiều, vốn đầu tư khi chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi tôm cành xanh khá cao, thị trường tiêu thụ các rau quả chưa phát triển. Phải dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện kinh tế tự nhiên của mỗi vùng để đặt ra các mục tiêu cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, tránh đưa ra các mục tiêu quá lớn gây khó khăn đến chuyển dịch. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bảng 14: Giá trị, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Thái Bình Đơn vị: Tỷ đồng- % Hạng mục Gía trị sản xuất Cơ cấu 2000 2005 2010 2000 2005 2010 Tổng số 4589 5551 6736 100.00 100.00 100.00 1. Nông nghiệp 4219 4842 5872 91.94 87.23 87.17 2. Lâm nghiệp 22.1 25.0 35 0.48 0.45 0.52 3. Thuỷ sản 348 684 829 7.58 12.32 12.31 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Đến năm 2010, giá tri sản xuất của toàn ngành nông nghiệp đạt 6736 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2000 là 1,47 tấn. Tới năm 2010 cơ cấu của toàn ngành là: Nông nghiệp 87,17% giảm 4,79% so với năm 2000, lâm nghiệp không có sự thay đổi mấy, đạt tỷ lệ là 0,52%, ngành thuỷ sản tốc độ tăng tương đối nhanh đạt tỷ lệ 12,31% trong cơ cấu, với sự chuyển dịch tăng 4,73% so với năm 2000. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình Với sự đầu tư theo chiều sâu riêng ngành nông nghiệp Thái Bình vẫn phát triển ổn dịnh và toàn diện ở cả ba ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng gia tăng tỷ trọng của hai ngành chăn nuôi và dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo tỷ trọng ngành trồng trọt đạt xấp xỉ trên dưới 60%. Nông nghiệp Thái Bình vẫn phải tập trung cao độ sản xuất hàng hoá nông sản có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài để có thu nhập cao hơn, ổn định góp phần cải thiện tình hình sản xuất trong nông nghiệp. Đồng thời nông nghiệp Thái Bình còn phải góp phần tích cực trong việc cải tạo nâng cấp bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Bảng 15: Dự kiến giá trị tốc độ, tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Thái Bình Đơn vị tính: tỷ đồng-% Hạng mục Giá trị sản xuất Cơ cấu 2000 2005 2010 2000 2005 2010 Phương án 1 Tổng số 4219 4842 5872 100.00 100.00 100.00 1. Trồng trọt 3188 3258 3620 75.60 67.30 61.60 2. Chăn nuôi 900 1404 1977 21.30 29.00 33.70 3. Dịch vụ 131 180 275 3.10 3.70 4.70 Phương án 2 Tổng số 4219 4806 6299 100.00 100.00 100.00 1. Trồng trọt 3188 3161 3731 75.60 65.80 59.90 2. Chăn nuôi 900 1465 2198 21.30 30.50 35.30 3. Dịch vụ 131 180 300 3.10 3.70 4.80 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Ngành dịch vụ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao ở thời kỳ 2001-2010 và mức bình quân chung theo phương án 1 là 7,7%/năm, theo phương án 2 là 8,7%/năm, nhưng do giá trị ban đầu thấp nên tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp còn nhỏ. Những chỉ tiêu phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ ở các thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010 có cơ sở thực tiễn và có khả năng đạt được bởi yếu tố khá thuận lơị là tính đồng đều khá cao của các huyện thị trong tỉnh và các nguồn lực bắt đầu được phát huy trong nền sản xuất gắn với thị trường. Một số chỉ tiêu chính của ngành nông nghiệp + Giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn /năm. Có khoảng 30 vạn tấn lương thực hàng hoá và xuất khẩu. + Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác đến năm 2005 đạt khoảng 45 triệu đồng, tới năm 2010 đạt 55 triệu đồng trong đó giá trị của ngành trồng trọt trên 1 ha đất canh tác đạt 42 triệu đồng. + Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 lao động đạt khoảng 12 triệu đồng vào năm 2010. + Kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 25-27 triệu USD vào năm 2010. 2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001–2010. 2.1. Ngành trồng trọt. - Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống lúa: nhóm giống chất lượng cao: 30-35% diện tích, nhóm đặc sản: 7-8%, nhóm chất lượng khá: 25-30%, nhóm năng suất cao chất lượng thấp và trung bình: 27-38%. - Chuyển một phần diện tích cấy lúa sang trồng các loại cây ăn quả, cây rau quả có giá trị kinh tế cao. - Đưa vụ đông lên 35-40% diện tích canh tác, đưa tập đoàn cây rau màu có giá trị thương phẩm cao vào sản xuất. - áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, thu hoạch và sau thu hoạch đặc biệt là công nghệ rau quả sạch, phòng trừ tổng hợp sâu bệnh. - Đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh… - Tăng cường liên doanh, liên kết xây dựng các cơ sở chế biến rau quả, hoa quả gắn với vùng nguyên liệu đã từng bước thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. 2.1.1. Cây lương thực. Phát huy truyền thống, tiếp thu nhanh giống mới có chất lượng cao để tăng năng suất, chất lượng lúa đảm bảo chiến lược an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. - Giữ ổn định diện tích lúa 75 nghìn ha trên chất đất vàn, thuận lợi tưới tiêu. Đổi mới cơ cấu giống, nâng tỷ lệ diện tích lúa lai, lúa thuần lên 75-80%, phấn đấu năng suất lúa cả năm đạt 13-14 tấn/ha, sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn. Quy vùng tập trung khoảng 30-35 nghìn ha cấy các giống lúa có chất lượng cao, lúa đặc sản ở những vùng đất có ưu thế và truyền thống như: Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thuỵ, Quỳnh Phụ. Dành 1000-1500 ha sản xuất giống lúa phục vụ yêu cầu sản xuất trong tỉnh và cung ứng cho các tỉnh đồng bằng. - Mở rộng diện tích ngô xuân và thu đông, khôi phục và phát triển diện tích ngô đông bằng các giống ngô có năng suất chất lượng cao. Phấn đấu năm 2005 diện tích gieo trồng ngô đạt trên 10 nghìn ha, sản lượng đạt 45-60 nghìn tấn. Bảng 16: Dự kiến bố trí quy mô sản xuất lúa, ngô Đơn vị:1000 tấn-ha Hạng mục 2000 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Tổng số 177840 1069.0 160160 1018.7 158380 1055.3 1. Lúa:cả năm 173141 1050.0 148160 958.7 140380 947.3 - Vụ xuân 85584 567.4 73560 518.6 69980 510.9 Vụ mùa 87593 483.2 74600 440.1 70400 436.5 2. Ngô: cả năm 4699 19.0 12000 60.0 18000 108.0 Ngô đông 9250 46.3 14500 87.0 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Bảng 17: Dự kiến qui mô sản xuất lúa hàng hoá Đơn vị: 1000tấn-ha Hạng mục Phương án 1 Phương án 2 2005 2010 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Tổng số 50000 275 60000 325 50000 270 60000 335 1. Vụ xuân:lúa tẻ 24000 154 29300 175 24000 150 29300 175 2.Vụ mùa: 26000 125 30700 150 26000 120 30700 160 - Lúa tẻ 17500 90 15700 85 16000 80 10700 70 - Lúa tám 2000 10 5000 25 3000 12 7500 35 - Lúa nếp 6500 25 10000 40 7000 28 12500 55 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Phấn đấu tới năm 2005, cơ cấu lương thực hàng hoá khoảng 270-300 ngàn tấn, trong đó lúa tẻ chiếm tỷ trọng 87%, còn lại lúa tám và lúa nếp chiếm tỷ trọng 12-15%. 2.1.2. Cây công nghiệp và cây ăn quả Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, nghề và làng nghề ở nông thôn. Trồng mới 1800 ha dâu trên đất cao, vàn cao, đất bãi tập trung ơ các huyện Vũ Thư, Thái Thuỵ, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Đông Hưng đưa diện tích dâu lên 2800 ha, sản lượng kén đạt 5000 tấn. Chuyển 1300 đất mặn ven biển đất trũng, nội đồng năng suất lúa thấp ở các huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Đông Hưng để có 1600ha cói chẽ với sản lượng 25000 tấn cói chẽ. ổn địn diện tích trồng đay từ 1000-1500 ha ở các huyện Hưng Hà, Vũ Thư, Quỳnh Phụ. Cải tạo thâm canh diện tích cây ăn quả hiện có trồng mới 1000 ha nhãn, vải và cây đặc sản, trồng thêm khoảng 1000 ha cây hoè và cây dược liệu trên đất vàn cao, cấy lúa kém hiệu quả. Mở rộng diện tích lạc, đậu tương, các loại cây có dầu khác. Tiếp tục khảo nghiệm các loại cây có dầu (cây bạc hà) phát triển nhanh với quy mô lớn để có đủ nguyên liệu, xây dựng các nhà máy dầu thực vật, chế biến thức ăn gia súc. Bảng18: Dự kiến quy mô sản xuất các loại cây công nghiệp chủ yếu Đơn vị :1000 tấn -ha Hạng mục 2000 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng 1. Đỗ tương 3019 6404 7500 17625 10000 26000 - Đỗ tương đông 5000 11750 7500 19500 2. Lạc 2637 5396 5000 11000 5000 12000 - Lạc xuân 4000 8800 4000 9600 3. Cói 241 3267 1541 22345 2050 32800 4. Dâu tằm 1900 57000 2800 92400 5. Đay 468 1420 1000 3500 1200 4800 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình 2.1.3. Phát triển các loại rau, đậu, khoai tây, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và vùng xuất khẩu: Sản xuất rau, đậu, thực phẩm đặc biệt trong vụ đông là thế mạnh của Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và mở rộng xuất khẩu. Chuyển 3000 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng chuyên màu xuất khẩu như ớt, hành, tỏi, salat, dưa chuột, dưa gang…đó là những loại rau màu đang được thị trường ưa chuộng, đạt giá trị sản xuất cao trên 1ha đất canh tác. Bảng 19: Dự kiến quy mô sản xuất rau, đậu thực phẩm. Đơn vị :tấn-ha Hạng mục 2000 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng 1. Rau cả năm 17129 318428 18000 360000 23000 483000 - Vụ xuân 2500 32500 3500 48750 - Vụ hè thu 4500 85500 4750 95000 - Vụ đông 11000 242000 14750 339250 2. Khoai tây 4650 60941 6000 84000 6000 9000 3. Đậu thực phẩm 1007 1247 1500 1950 1500 2100 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình 2.2. Ngành chăn nuôi Phát triển chăn trở thành sản xuất chính trong nông nghiệp. Thay đổi cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trong đó phát triển mạnh đàn lợn: 770 nghìn con trong đó lợn ngoại chiếm 15-20%, đàn bò 80 nghìn con trong đó bò lai sin 80%, đàn gia cầm 10 triệu con. Sản lượng thịt xuất khẩu đạt 10-15 nghìn tấn, giá trị xuất đạt 10-15triệu USD. - Đưa nhanh các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao vào sản xuất, trước mắt tập trung để tăng nhanh đàn lợn hướng nạc, bò laisind và các giống gà thả vườn, các con đặc sản khác. - Chuyển mạnh từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. - Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh để từng bước tự đáp ứng yêu cầu thức ăn chăn nuôi, để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi (trong kết cấu giá thành chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm tới 70-75%). - Từng bước hình thành các vùng chăn nuôi sản xuất tập trung đủ quy mô để tạo vùng nguyên liệu cho chế biến, trước mắt là hình thành các vùng chăn nuôi lợn ngoại quy mô trang trại và hộ gia đình. - Nâng cấp và mở rộng các cơ sở chế biến thịt lợn xuất khẩu gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu để giải quyết tốt mối quan hệ sản xuất thị trường. Bảng 19: Dự kiến sản xuất ngành chăn nuôi Phương án 1 Phương án 2 2005 2010 2005 2010 1. Tổng đàn lợn(con) 837780 1046320 851230 1114860 - Lợn thịt 639425 809680 650450 857310 - Lợn nái 196630 240680 200030 256470 + 100%nái ngoại 15000 33000 20000 50000 - Lợn đực 725 960 750 1080 Sản lượng thịt(tấn) 94600 137990 98350 152740 2. Đàn gia cầm(1000con) 8268.3 10335.3 8552.2 11059.3 - Gà 7098.3 8872.8 7382.2 9596.8 - Vịt 1170 1462.5 1170 1462.5 Sản lượng thịt(tấn) 10138.0 12668 10406 13468.0 Trứng (1000quả) 161596 201931 167155 216151 Nguồn: Phòng KH-ĐT Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình 2.3. Dịch vụ nông nghiệp . Từng bước tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở củng cố và tăng cường hệ thống dịch vụ từ tỉnh đến cơ sở, tăng năng lực của các công ty vật tư nông nghiệp như: Dịch vụ làm đất cung ứng giống cây trồng vật nuôi, vật tư nông nghiệp, chú trọng các dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản phấn đấu đến năm 2010 là 4,7%, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp là dịch vụ. 2.4. Đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thuỷ sản Vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển . - Vùng bãi triều ngoài đê biển: mở rộng thêm 1000 – 2000 ha đưa diện tích khoanh nuôi bãi triều lên 4000-5000 ha tập trung ở hai huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải ; + Đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi cải tạo ao nuôi. Hoàn chỉnh mô hình nuôi tôm công nghiệp 90 ha , năng suất phấn đấu đạt 3tấn tôm / ha + Đưa 1000 ha vào nuôi tôm bán thâm canh , năng suất 1tấn / ha + Cải tạo 3000 ha nuôi tôm theo mô hình sinh thái năng suất 300 –500 kg/ ha - Vùng lúa nhiễm mặn: chuyển đổi 1032 ha vùng ven biển đất nhiễm mặn và đồng muối sang nuôi tôm sú . Sản lượng tôm đạt 1000 – 1500 tấn / năm . Vùng nuôi trồng thuỷ sản nội đồng . - Diện tích chuyển đổi từ đất lúa úng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản 1000 ha . + Bố trí 1500 – 2000 ha (trong đó có 1000 ha mới chuyển đổi) để nuôi tôm càng xanh , cá chim trắng và một số giống có chất lượng cao như: Rôfi đơn tính, cá trắm đen… để cung cấp cho các thành phố, khu công nghiệp phục vụ xuất khẩu . + Phấn đấu đến năm 2005 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 28000 –30000 tấn trong đó tôm các loại có 4000-5000 tấn . + Bình quân 1 ha mặt nước đạt 48-50 triệu đồng . III. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình. 1. Giải pháp về vốn. Vốn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thiếu vốn sẽ làm hạn chế tốc độ chuyển dịch, một số mô hình chuyển đổi kém hiệu quả một phần là do thiếu vốn, cơ sơ hạ tầng kém phát triển cũng do thiếu vốn… Bởi vậy phải có giải pháp thực về vốn. - Trước hết phải huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng. Đây là nguồn vốn rất lớn chưa được khai thác triệt để, khuyến khích các cá nhân, tổ chức bỏ vốn vào kinh doanh, tích cực phát huy hiệu quả của đồng vốn. - Về đầu tư vốn: + Đầu tư vốn ngân sách qua hình thức cấp phát cho nông nghiệp. Trong nông nghiệp hiện nay do khả năng đầu tư vốn nội bộ ngành còn rất hạn chế trong khi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, cần 1 lượng vốn lớn. Vì đầu tư qua ngân sách là một hình thức cấp phát có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong những năm qua ở tỉnh đã chú ý đến loại hình nhưng nhìn chung chưa lớn và chưa có trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên tránh tình trạng đầu tư vốn một cách dàn trải dẫn đến tính kém hiệu quả trong đầu tư vốn. Để tạo niềm tin cho nhà nước đầu tư vốn ngân sách qua hình thức này thì tỉnh phải có dự án mang tính khả thi cao, và điều đặt ra là những năm tiếp theo tỉnh phải có quy hoạch cụ thể, xắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học thẩm mĩ. + Về đầu tư vốn qua tín dụng ưu đãi. Đây là đầu tư vốn của nhà nước cho đối tượng vay gắn liền với việc hoàn trả vốn và phần lãi vay ưu đãi. Do vậy đòi hỏi đối tượng vay vốn phải có trách nhiệm trong sử dụng vốn, làm cho đồng vốn sinh lợi. Đầu tư qua hình thức này có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép người sản xuất kinh doanh có thể có một khoản vốn tương đối lớn với lãi suất khá tạo điều kiện để họ sản xuất thu hồi vốn và lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức lúc mới khởi nghiệp. Nhà nước cần cho vay qua hình thức tín dụng ưu đãi để họ có thể phát huy khả năng của mình. Hình thức này nên mở rộng ở những vùng chuyên canh cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến. + Đầu tư vốn qua tín dụng kinh doanh: Nguồn đầu tư này chủ yếu thu hút từ tiền gửi của dân cư vào Ngân hàng Thương Mại, nên một mặt phải quan tâm đến chính sách huy động vốn trong dân cư. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá vốn tín dụng kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng, là chất xúc tác mạnh mẽ để tiến hành hoạt động kinh doanh. Các nguồn lực mà thiếu vốn thì nguồn lực đó khó phát huy tác dụng. Trên thực tế vay vốn ở các ngân hàng huyện,thị cũng còn nhiều khó khăn như: thủ tục vay rườm rà, thời gian giải ngân dài nhiều khi làm cho người dân phải bỏ qua cơ hội làm ăn mà họ có ý địng từ trước. Đối với những khoản vay nhỏ hơn tuy có thể dẽ dàng nhưng lượng vốn đó sẽ không tương xứng với mục đích kinh doanh của người vay vốn đây là mâu thuẫn hiện còn tồn tại. Để đồng vốn phát huy hiệu quả nhất thiết đầu tư vốn phải hướng vào tập trung chấp nhận vay qua hình thức tín dụng của các tổ chức như: HTX khuyến nông, xí nghiệp…Đối với HTX ngân hàng phát triến nông thôn chấp nhận vay vốn bằng tín chấp để HTX mua sắm tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo điều kiện để HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, phát huy vốn của mình trong nông nghiệp - nông thôn. + Đầu tư vốn tập trung vào những huyện còn khó khăn để tạo ra sự phát triển đồng đều hơn. Các vùng trong tỉnh thì tập trung vào những ngành có thế mạnh, những dự án có hiệu quả hay đầu tư cho cơ sở hạ tầng… + Vấn đề về chuyển tải vốn: Ngân hàng cần thực hiện một số mô hình tín dụng và các hình thức chuyển tải vốn tới người nông dân bằng nhiều cách tạo điều kiện vay vốn dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn về nguồn vốn. Có hai hình thức cho vay đến hộ như sau: cho vay trực tiếp tại ngân hàng, thành lập tổ chức cho vay lưu động và cho vay trực tiếp thông qua nhóm tương hỗ tổ tín chấp do nhân dân tự nguyện thành lập, cho vay thông qua các tổ chức kinh tế, tài chính trung gian, HTX nông nghiệp ,nông trường quốc doanh, xí nghiệp, HTX tín dụng làm dich vụ hưởng hoa hồng. 2. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch theo vùng Việc quy hoạch nông nghiệp theo vùng nhằm mục đích khai thác và sử dụng một cách hợp lý mọi tài nguyên đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, sức lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, sản phẩm hàng hoá xuất khẩu với chất lượng cao, giá thành hạ. Bởi vậy phải có những định hướng phát triển vùng nông nghiệp, đây là cơ sở quan trọng để có hướng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ và các chính sách kinh tế thích hợp đồng thời là cơ sở quan trọng để các đơn vị kinh tế tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng hướng chung. Trong khi quy hoạch thường xuất hiện hai trường hợp: một là quy hoạch quá chi tiết, quá cụ thể không sát với tình hình thực tế làm hạn chế tính chủ động sáng tạo của các địa phương và các đơn vị kinh tế, hai là định hướng quá chung không giúp gì được cho các địa phương, các đơn vị kinh tế dễ xảy ra tình trạng tự phát, tản mạn. Trên cở sở quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Bình 2000-2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các ngành có liên quan như nông nghiệp, địa chính, thương mại, thuỷ sản, khoa học công nghệ và môi trường phối hợp với uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thường xuyên tổ chức rà soát để điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Bình đến năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo. Định hướng cho những sản phẩm hàng hoá cho mỗi vùng, không định hướng những sản phẩm thứ yếu hoặc sản phẩm có tính chất tiêu dùng nội bộ. Hoàn chỉnh quy hoạch thuỷ lợi, rà soát lại tổng quan cơ cấu giống cây con, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, tập trung làm căn cứ bố trí các hệ thống cơ sở công nghiệp chế biến.Trên cơ sở đó phải xây dựng các dự án ưu tiên để tổ chức thực hiện như: dự án lúa cao sản, lúa đặc sản, dự án vùng cây ăn quả,cây dược liệu, dự án nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, dự án về “lợn hướng nạc”, “bò laisin”, dự án kiên cố hoá kênh mương… Các chương trình dự án kinh tế trên phải được sự chỉ đạo của đảng bộ và sự nhất trí của nhân dân trong tỉnh, dự án phải dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và từng bước hướng ra xuất khẩu. Các chương trình, dự án đều phải gắn liền với sản xuất chế biến và thị trường, ưu tiên thực hiện các dự án sử dụng vốn ít mà mang lại hiệu quả cao, nhất là hiệu quả xã hội, tạo ra được nhiều việc và tăng thu nhập cho người nông dân góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hay chậm một phần rất quan trọng phụ thuộc vào việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng .Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Trước tiên phải xây dựng hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, điện… ở những vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá hoặc những vùng tiềm năng lớn. - Về giao thông: Cần xây dựng các trục đường giao thông chính kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động mọi nguồn vốn nguồn lực tại chỗ để phát triển giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện, xã, phát triển giao thông nội đồng đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như việc đi lại thuận lợi của nhân dân. - Điện: cung cấp điện đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt, cần ưu tiên điện cho chế biến nông sản, các ngành công nghiệp, phục vụ sản xuất ở nông thôn. Tuy nhiên hiện nay giá điện còn quá cao, nhà nước cần có chính sách về giá điện tạo ra sự công bằng giữa thành thị và nông thôn. Từng bước giảm giá điện ở nông thôn để người dân được khuyến khích dùng điện. - Thuỷ lợi: Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, phục vụ kịp thời cho việc tưới tiêu cho 100% diện tích đất canh tác của tỉnh theo yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng.Từng bước đưa công trình công nghệ thông tin vào quản lý điều hành hệ thống thuỷ lợi trong tỉnh. - Tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng khác như mở rộng mạng lưới chợ, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản. Đầu tư xây dựng và mở rộng các cơ sở sản xuất giống chất lượng tốt (sản xuất giống lúa, cây ăn quả, cây dược liệu, giống thuỷ sản…). Đa dạng hoá các hình thức đầu tư để xây dựng, nâng cấp các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc để hạ giá thành thức ăn. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế, bưu chính viễn thông, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt là vấn đề cấp thiết, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Do đó cần phải được quan tâm thoả đáng và đầu tư thích hợp nhằm tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng vững chắc ổn định góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dich cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Bình. 4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất. Thực hiện tốt việc dồn điền, dồn thửa, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâu dài cho nông dân theo luật định với đầy đủ 5 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê giúp nông dân yên tâm đầu tư thâm canh trên thửa ruộng của mình.Việc chuyển dịch phải gắn với quy hoạch, mở mang ngành nghề, xây dựng các mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương đáp ứng kịp thời, đầy đủ việc dồn điền, đổi thửa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât nông nghiệp. Từng bước xác lập và hình thành hệ thống thị trường đất đai, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất - tiền đề quan trọng để nông nghiệp chuyển dịch mạnh sản xuất hàng hoá, tạo thế phân công mới trong nông nghiệp. Quá trình vận động của kinh tế thị trường tất yếu diễn ra sự phân hoá của người sử dụng đất, khi người sản xuất chuyển sang kinh doanh công nghiệp dịch vụ có lợi hơn nên đã giải phóng ra khỏi ruộng đất để kinh doanh chuyên nghề. Một số không có năng lực để làm chủ và kinh doanh ruộng đất sẽ trở thành người làm thuê và buộc phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác sử dụng có hiệu quả hơn. Thực tế đặt ra là một mặt phải làm thế nào để thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất vào những hộ làm ăn giỏi để tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng hoá, mặt khác phải giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, nhất là hộ chuyển sang phi nông nghiệp hoặc phải khuyến khích các tầng lớp dân cư đều phải tự vươn lên làm giàu cho bản thân và cho xã hội. 5. Giải pháp về thị trường Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh trên cở sở đẩy mạnh sản xuất hàng hoá dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức lại thị trường đảm bảo cạnh tranh lành mạnh kiểm soát độc quyền trong kinh doanh… Để thực hiện tốt chiến lược thị trường cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: - Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường: Nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường và giá cả, những định hướng sản xuất cơ bản cho từng vùng sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của hệ thống dự báo thị trường, tư vấn cho nông dân là rất cần thiết. Cách tổ chức này sẽ đảm nhận cho việc nghiên cứu, phân tích và dự báo tình hình biến động, sự chuyển dịch của thị trường cũng như tư vấn cho người nông dân về công nghệ và phương thức sản xuất thích hợp. Nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cơ quan chức năng và địa phương. Việc cung cấp thông tin thị trường phải làm thường xuyên, chính xác và thuận lợi để nông dân kịp thời tham khảo, chọn lọc khi quyết định sản xuất. - Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm mang tính thời vụ nên lúc thời vụ sản xuất ra nhiều sản phẩm, lúc trái vụ rất khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu vê sản phẩm của người tiêu dùng đòi hỏi phải có quanh năm.Vì vậy phải tăng cường công nghệ chế biến bảo quản nông sản đảm bảo cung cấp nông sản thường xuyên và ổn định. Đồng thời phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản đảm bảo tính an toàn thực phẩm cao, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng nhanh về số lượng, chất lượng cơ cấu và tính kịp thời. Sở dĩ các nông sản phẩm khó cạnh tranh với các loại sản phẩm cùng loại của nước ngoài là do chất lượng sản phẩm của ta chưa cao mặc dù giá thành không thua kém. Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng cây, con giống, kỹ thuật canh tác gieo trồng chăn nuôi. - Hình thành các thị tứ trong toàn huyện, mở rộng mạng lưới chợ, các xí nghiệp thu mua nông sản, biến những nơi này thành trung tâm công nghiệp dịch vụ nhằm lưu thông, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt nhanh và dự báo sớm nhu cầu thị trường để bố trí sản xuất . Chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kiểm tra, kiểm soát gây ách tắc cho quá trình lưu thông tiêu thụ hàng hoá. Nhà nước cần phải đầu tư vốn cho thu mua hàng nông sản vào vụ thu hoạch rộ ở các vùng chuyên canh, mua hàng cho nông dân khi thị trường xuống cấp đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, mở rộng hệ thống dự trữ quốc gia để giải quyết kịp thời những hậu quả do thiên tai gây nên, hạn chế cơn sốt vật tư, hàng tiêu dùng, ổn định sản xuất nông nghiệp, mở rộng tín dụng ưu đãi tạo điều kiện cho nông dân mua vật tư kịp thời, thuê các dịch vụ cần thiết. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và người sản xuất tham gia tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hợp đồng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 6. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, việc ứng dụng các thành tựu của nó vào đời sống kinh tế xã hội là một tất yếu. Sự xuất hiện các thành tựu khoa học công nghệ mới có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cho phép tạo ra sự phân công mới. Đó cũng là yếu tố vật chất quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Những thành tựu của cách mạng sinh học đã lai tạo, lựa chọn nhiều giống cây con mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng. ứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất, triển khai áp dụng các giống ngắn ngày, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa giống lúa xuân muộn với công nghệ sản xuất tiên tiến để có điều kiện phát triển vụ đông. áp dụng các biện pháp thâm canh mở rộng như qui trình phân bón hợp lý, các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, các qui trình sản xuất thức ăn cho chăn nuôi, vacxin phòng bệnh cho gia súc, tự sản không phải nhập ngoại… Công nghệ chế biến, bảo quản đã nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã bao bì còn xấu điêù đó cho thấy hàm lượng khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm chưa cao. Để đưa nhanh tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì phải: tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, để tiếp thu giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao đưa về sản xuất trong tỉnh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học. Đến năm 2005 phải xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đối với một số cây, con chủ yếu. Coi việc huấn luyện kỹ thuật và qui trình sản xuất cho nông dân là việc làm thường xuyên, bố trí kinh phí để triển khai các dự án. Tăng cường năng lực sản xuất giống, chủ động phục vụ yêu cầu quá trình chuyển đổi bao gồm: Dự án sản xuất và tự túc giống (lúa lai, ngô lai, đậu tương, giống tôm xuất khẩu…). Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất giống chất lượng cao phục vụ yêu cầu tại chỗ và cung cấp giống cho tỉnh khác. 7. Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn Đẩy mạnh quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm) theo hướng cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê để doanh nghiệp có thêm nguồn lực để mở rộng sản xuất kinh doanh. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giống cây trồng, gia súc, trung tâm thuỷ sản, công ty quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cơ điện, công ty vật tư tỉnh nhằm đảm bảo giữ vai trò chủ đạo trong các khâu cấp giống, vật tư nông nghiệp, khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ. Kinh tế hợp tác và HTX là thành phần không thể thiếu được trong sản xuất hàng hoá. Sự liên kết của kinh tế hộ là cơ sở hình thành phát triển kinh tế hợp tác và HTX theo yêu cầu mới nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao của cây trồng, vật nuôi đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và cho xã hội. Bởi vậy phải tăng cường sự chỉ đạo và thực hiện để sớm hoàn thành việc chuyển đổi HTX theo luật, HTX chuyển sang làm chức năng dịch vụ. Từng bước phát triển đa dạng các loại hình HTX nông nghiệp theo tinh thần Nghị Quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh( khoá XV) đã đề ra để thực sự tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp thích ứng với chế thị trường định hướng XHCN. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các hộ mở rộng sản xuất theo qui mô trang trại, gia trại. Tỉnh sớm có giải pháp phù hợp động viên các hộ dồn đổi ruộng đất cho nhau khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất, kiến nghị với nhà nước nâng thời gian thuê thầu từ 5 năm lên đến 25năm và hướng dẫn việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện thuận lợi về vốn, kỹ thuật để các hộ mở rộng sản xuất kinh doanh. Tăng cường bồi dưỡng tập huấn kỹ thuất sản xuất, nghiệp vụ quản lý cho các hộ nông dân và quản lý HTX, quản lý doanh nghiệp, xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu phù hợp có hiệu quả để áp dụng cho địa phương mình 8. Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nguồn lao động nông nghiệp nông thôn trong tỉnh. Thực tế rằng trình độ học vấn của lực lượng lao đông nông nghiệp nông thôn còn rất thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn không nhiều, hầu hết lao động nông thôn từ lâu làm công việc trồng trọt, chăn nuôi không cần học qua trường lớp, mà theo kiểu “ cha truyền con nối” làm theo kinh nghiệm nên năng suất lao động và hiệu quả thấp. Nguồn lao động được đào tạo đã thực sự làm chủ trong tổ chức sản xuất, vận hành các thiết bị kỹ thuật trong các qui trình công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp bao gồm máy cày, máy tuốt lúa, máy chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Lực lượng lao động có kỹ thuật cũng giữ vai trò quan trọng trong việc áp dụng đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào việc sinh học hoá trồng trọt, chọn giống và nhân giống lúa mới, giống vật nuôi để thử nghiệm và sản xuất đại trà, có tác dụng không ngừng làm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi lao động có trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật cao, có thể xử lý nhanh những biến động của thị trường, sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động nông nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải áp dụng hệ thống đồng bộ nhiều biện pháp. Các biện pháp chủ yếucó thể tóm tắt như sau: - Xây dựng chương trình và nội dung học tập thiết thực cho nông dân trong tỉnh. Chương trình và nội dung học tập còn phù hợp với trình độ của lao động nông nghiệp nông thôn, phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Những kiến thức được trang bị tuỳ theo đối tượng và thời gian học tập, trước mắt cần trang bị cho đại đa số các nông dân trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi như bò laisind, lợn nạc, vịt siêu trứng… bảo vệ thực vật, đào tạo bồi dưỡng cho bộ phận nông dân nhất là lao động trẻ một số nghề thủ công, chế biến, dịch vụ , bồi dưỡng cho quản lý, lãnh đạo đặc biệt là các cán bộ cấp huyện, cán bộ cơ sở các kiến thức về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Tăng cường khả năng liên kết giữa Nhà nước - nông dân - nhà khoa học để tiếp thu kiến thức mới về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế . - Đa dạng hoá hình thức và thời gian đào tạo, bồi dưỡng do đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng có nhiều loại (lao động là cán bộ quản lý kinh tế, lao động trực tiếp trồng trọt chăn nuôi ). Về thời gian học tập khác nhau nên cần đào tạo chính qui tập trung, có người vừa sản xuất, công tác vừa học tập các kiến thức cơ bản nên cần có các lớp bồi dưỡng, tại chức với thời gian học tập linh hoạt. Tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cao đổi mới trang thiết bị học tập, có kế hoạch tuyển chọn các cán bộ kỹ thuật và người lao động giỏi ở cơ sở, có kiến thức phát triển nông nghiệp nông thôn theo cơ chế thị trường. - Ban hành chính sách khuyến khích, động viên người được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, phát huy tài năng vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Các chính sách, chế độ quan trọng cần quan tâm giải quyết đối với người học là chế độ học miễn phí, trợ cấp tiền cho đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng, cấp học bổng, miễn học phí cho những người cam kết sẽ về công tác tại tỉnh sau khi tốt nghiệp. Đối với người chuyên làm công tác giảng dạy cho nông nghiệp nông thôn cần quan tâm chế độ tiền lương, phụ cấp chế độ đào tạo, bồi dưỡng để năng cao trình độ của giáo viên. Đối với người sử dụng lao động cần tin tưởng và phân công hợp lý trình độ của người lao động được đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói đây là điểm trọng yếu để người lao động phát huy hết tiềm năng của mình sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. 9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, triển khai tổ chức thực hiện cụ thể, rộng khắp đến các ngành, các đoàn thể, các huyện , thị xã và cơ sở trong toàn tỉnh, tạo ra sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho mỗi cán bộ Đảng viên và nhân dân hiểu đúng, thực hiện chủ trương ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tích cực chuyển đổi các giống cây con có hiệu quả cao vào sản xuất . - Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa gắn với qui hoạch và vùng chuyển đổi cụ thể từ cơ sở, tạo điều kiện tốt nhất về qui mô, diện tích cho các hộ chuyển đổi đước thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Lãnh đạo các cấp từ tỉnh, huyện, xã phát động mạnh mẽ, sâu rộng phong trào thi đua xây dựng cánh đồng, thôn xã đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha canh tác/ năm. Hướng chỉ đạo cụ thể là: mỗi huyện, thị xã chỉ đạo một số xã, mỗi xã chỉ đạo một số thôn, mỗi thôn chỉ đạo một số cánh đồng, mỗi đoàn thể nhân dân chỉ đạo một số hộ gia đình đoàn viên, hội viên. Hàng năm từ tỉnh đến cơ sở tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, có chế độ khen thưởng cho các địa phương đạt danh hiệu trên. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng chủ động phối hợp và hỗ trợ các huỵen, thị xã, các đơn vị cơ sở tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Sở NN-PTNT theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triẻn khai thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về ban thường vụ tỉnh để tỉnh có các biện pháp thích hợp phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới. Kết luận Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là yêu cầu tất yếu để phát triển nhanh và bền vững nền nông nghiệp Thái Bình, là nhiệm vụ quan trọng vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài của sản xuất nông nghiệp. Với những quan điểm về chỉ đạo và thực tiễn sinh động trong các năm qua góp phần quan trọng vào việc xác định, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo sự - phát triển kinh tế của tỉnh, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng cường an ninh quốc phòng và giữ vững ổn định chính trị xã hội nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể tóm tắt như sau: tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng lên rõ rệt. Trong ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ. Trong ngành trồng trọt cây lương thực có xu hướng giảm về diện tích, tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau màu. Chăn nuôi chuyển sang phương pháp chăn nuôi công nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh Kiến nghị Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo đúng hướng và có hiệu quả em đưa ra một số đề xuất: Tỉnh phải hỗ trợ vốn cho diện tích tận dụng đưa vào sản xuất cải tạo diện tích đào ao, hồ đầm, sông cụt chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ vốn cho diện tích lúa chuyển sang đất rau màu, cây công nghiệp, cây cảnh, cây dược liệu, nuôi thuỷ sản mặn, ngọt. Đầu tư xây dựng và nâng cao khả năng hoạt đông của các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá tạo thị trường đầu ra cho tiêu dùng nông sản. Đề nghị tỉnh bố trí phần kinh phí chi cho hoạt động quản lý xây dựng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các cấp. Công tác khuyến nông phải được tổ chức lại sao cho thực sự có hiệu quả. Trung ương và tỉnh phân cấp để UBND huyện công nhận trang trại và gia trại là cơ sở có đủ tư cách pháp nhân để vay vốn sản xuất kinh doanh Nhà nước và tỉnh cần xây dựng các chính sách: bảo trợ hàng hoá nông sản, chính sách thuế, thuỷ lợi phí, tín dụng… tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Qui vùng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê HN năm2002. 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê HN năm 2001. 3. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện nghị quyết 04-NQ/TU của tỉnh uỷ Thái Bình về chuyển đổi cơ cấu cây trông, vật nuôi (tháng1 năm 2003) 4. Giáo trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay- Nhà xuất bản Thống kê HN năm 1994. 5. Báo cáo qui hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 2001-1010 6. Các Nghị Quyết của tỉnh Đảng bộ: NQ 04,NQ 07, NQ 10 7. Đổi mới phát triển nông nghiệp nông thôn- Nhà xuất bản Thống kê HN năm 1996. 8. Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 1995-2001 9. Tạp chí: - Nông nghiệp nông thôn số 8/2002, số9/2001,số2/2001 Kinh tế phát triển :số 1/2001, số 11/2001 số 5/2001 Kinh tế thế giới: số 2/2003, số 5/2001 Nghiên cứu kinh tế :số3/2001, số 6/2002 10. Các bài báo đăng trên báo nhân dân và báo Thái Bình Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37122.doc
Tài liệu liên quan