Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện

Thông qua việc tìm hiểu và xem xét hoạt động tư vấn đầu tư và tư vấn xây dựng, đặc biệt là hoạt động lập dự án đầu tư đầu tư mạng viễn thông tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện có thể thấy rằng hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn tại Công ty mà chủ yếu là tư vấn lập dự án đầu tư mạng viễn thông thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, xây dựng được nhiều dự án đầu tư mang tính hiệu quả khả thi cao đã góp phần mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, không những hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn góp phần đấp ứng nhu cầu của toàn Tổng công ty và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của Ngành trong việc cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông cho các Ngành, các doanh nghiệp trong nước. Tạo cơ sở hạ tầng để tiếp nhận công nghệ hiện đại trên thế giới và của Việt Nam trong xu thế hội nhập mới.

doc99 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến quá trình vận hành của dự án có thực hiện được hay không. Vì vậy nó là một nhân tố quan trọng nhưng trên thực tế Công ty chưa đề cập đến phương án sử dụng lao động còn phương án xây dựng chỉ nêu phương án phòng cháy chữa cháy một cách khái quát, chưa có phương án xử lý nếu như có rủi ro xảy ra. Phương án xây dựng trong dự án được trình bày trong quá trình phân tích quy mô vốn đầu tư. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty nên có phương án xây dựng thành một mục cụ thể trong dự án. - Cần xây dựng thêm phương án đầu vào (nguyên, nhiên, vật liệu...) cụ thể cho dự án. Để đảm bảo tính chắc chắn cho dự án cần xây dựng nhiều phương án trong đó có tính đến yếu tố thay đổi giá cả, nhà cung cấp đặc biệt là các thiết bị cáp quang, thiết bị xDSL... - Trong quá trình phân tích hiệu quả của dự án.: +) Về mặt hiệu quả kinh tế: Công ty chỉ xác định một chỉ tiêu là thời gian hoàn vốn (T) mà không xác định hai chỉ tiêu rất quan trọng là NPV (giá trị hiện tại ròng) và IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ). Tuy vậy, việc tính thời gian hoàn vốn của Công ty chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền. +) Về mặt hiệu quả xã hội: Đặc trưng về tính hiệu quả xã hội của dự án mạng viễn thông là khả năng đáp ứng nhu cầu và khả năng phục vụ nhu cầu thông tin cho khu dân cư, cơ sở hành chính, các doanh nghiệp.. .Bên cạnh đó, các dự án mạng viễn thông có thể cung cấp một khối lượng việc làm lớn, làm giảm thất nghiệp, đồng thời các dự án này còn góp phần phục vụ công tác an ninh, quốc phòng. Đây là những chỉ tiêu rất quan trọng để khẳng định các dự án đầu tư mạng viễn thông đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Nhưng trong dự án này Công ty đánh giá một cách chung chung và không rõ ràng, không xây dựng thành một phần cụ thể của dự án. Tuy còn một số điểm cần nói rõ hơn, nhưng Công ty đã tiến hành xây dựng được một dự án lớn, mang tầm chiến lược trong định hướng phát triển của đất nước nói chung và của Ngành nói riêng. Phần II Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư mạng viễn thông. I. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động lập một dự án đầu tư mạng viễn thông. 1. Ưu điểm - Là đơn vị tư vấn chủ lực của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nên Công ty có nhiều uy tín, kinh nghiệm trong ngành nghề của mình vì vậy hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng đặc biệt trong đó là hoạt động Lập dự án của Công ty gặp nhiều thuận lợi và có nhiều cơ hội trên thị trường trong nước. - Với năng lực đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao (chiếm đa số), kỹ sư tư vấn giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại giúp cho Công ty có thể tiến hành các hoạt động khảo sát, thăm dò thị trường thuận lợi, thống kê được các thông số cần thiết một cách chính xác từ đó hỗ trợ hoạt động Lập dự án của Công ty đạt hiệu quả cao. Khả năng cập nhật của lao động trẻ và kinh nghiệm của những lao động lão thành giúp cho công tác Lập dự án tại Công ty luôn được tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và có chất lượng cao. - Bên cạnh đó, Công ty có hệ thống quản lý chất lượng tốt, được QUACERT đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng dự án phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001-2000. Đây là cơ sở đảm bảo cho hoạt động tư vấn lập dự án của Công ty mang lại nhiều dự án khả thi chất lượng cao cho chủ đầu tư. Ví dụ dự án đầu tư "Phát triển mạng viễn thông nông thôn 10 tỉnh miền Trung năm 2000" hợp tác với nhà thầu DETECON. Hay dự án " Cáp quang biển Bắc - Nam năm 2004" với nhà thầu JTEC Nhật Bản. - Là một đơn vị trực thuộc của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty có nhiều cơ hội để nắm bắt thông tin mới, cập nhật, tiếp cận thường xuyên với các chỉ tiêu, chính sách chủ trương đầu tư của Ngành chính vì vậy so với các đơn vị tư vấn ngoài ngành thì Công ty có nhiều lợi thế hơn trong việc lập dự án một cách chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển của Ngành, của quốc gia đem lại những dự án khả thi, thu lợi nhuận cao, đảm bảo một xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc thúc đẩy sự phát triển mạng Viễn thông quốc gia, cập nhật công nghệ thông tin hiện đại quốc tế. - Trong quá trình lập dự án đầu tư, Công ty được sự hỗ trợ của Tổng công ty, các Bưu điện địa phương trong việc cung cấp các thông tin, số liệu của dự án đầu tư đã được Tổng công ty tiến hành trong quá trình nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi. Chính vì vậy, cơ sở để Công ty có thể xây dựng một dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao là khá thuận lợi. Đặc biệt là việc rót vốn cho dự án đầu tư mà Công ty đã tư vấn vẫn thường được quan tâm đến nhiều, từ đó giảm thiểu một phần rủi ro tài chính của dự án. 2. Nhược điểm Trên đây là những thế mạnh của Công ty trong quá trình lập các dự án đầu tư mạng viễn thông. Tuy vây, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình, do gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu của khu vực triển khai dự án và một vài khó khăn trong vấn đề tổ chức quản lý, tính toán các chỉ tiêu,...một vài dự án của Công ty vẫn còn thiếu sót cần phải có sự thay đổi 2.1. Một số dự án phải điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần trước và trong khi đi vào khai thác vận hành Hồ sơ của các dự án này mang tính khả thi không cao do hai nguyên nhân chính: +) Từ phía Công ty: - Quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, chi phí, chi phí hoàn vốn... đang còn sai số nhiều làm mức dự toán tổng vốn đầu tư không chính xác, có khi là quá lớn dẫn đến khi triển khai thực hiện dự án khả năng thu hồi vốn khó khăn, phải tiến hành điều chỉnh làm tăng chi phí của dự án làm cho dự án không mang tính khả thi cao như phương án đầu tư lúc đầu. - Đơn giá vật liệu áp dụng còn chênh lệch so với đơn giá của khu vực địa phương triển khai dự án, làm chi phí của dự án thay đổi. Nếu mức dự toán cao hơn thực tế sẽ gây ra sự lãng phí vốn, nhưng ngược lại nếu giá thực tế cao hơn, khi đó phải thay đổi mức vốn đầu tư và phương án huy động vốn buộc phải thay đổi, chắc chắn thời gian thực hiện sẽ phải điều chỉnh. Trong dự án đầu tư, Công ty thường không xây dựng các phương án mua sắm các trang thiết bị cụ thể. Mặc dù thị trường hiện nay khá đa dạng và nhiều nhà cung cấp nhưng khả năng rủi ro về mặt giá cả cũng như nơi cung cấp thiết bị không phải là không có. - Trong quá trình lập dự án, do có quá nhiều dự án thực hiện cùng một thời điểm nên việc phân tích công việc còn chưa chính xác, chi tiết dẫn đến dự toán công việc áp dụng không đúng định mức. Ví dụ như định mức vận chuyển thủ công trong phạm vi công trình (vật tư mua đến chân công trình) còn tính thêm chi phí vận chuyển... +) Từ phía Ngành và Nhà nước: - Công tác quy hoạch của Ngành, Nhà nước liên tục thay đổi, đặc biệt là quy hoạch vùng, quy hoạch giao thông, xây dựng dẫn đến phương án xây dựng, giải phóng mặt bằng, lựa chọn khu vực đầu tư của dự án không thể thực hiện được mà phải tiến hành điều chỉnh lại - Có quá nhiều văn bản quy định định mức xây dựng, đơn giá vật tư xây dựng của Ngành, thuế nhập khẩu của một số thiết bị của Nhà nước... được ban hành chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn cho việc tính chi phí của dự án và các văn bản này ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến phải điều chỉnh dự án khi vận hành. - Bên cạnh đó, việc qui định mức tiền lương cho lao động không ổn định, liên tục thay đổi cũng làm cho dự án phải tính toán chi phí nhân công khi tiến hành lập dự án rồi chỉnh sửa lại khi dự án được triển khai thực hiện. 2.2 Khâu khảo sát lập dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu - Dự án chuyển mạch, truyền dẫn: +) Việc khảo sát chưa thật chi tiết, kỹ và cụ thể do đó phần thuyết minh dự án không đầy đủ thông tin, việc thống kê hiện trạng hệ thống cũng chưa chuẩn xác do đó tính chi phí dự án phần mở rộng còn bị sai số nhiều +) Khảo sát các dự án chưa thống kê được các dung lượng hiện có và dự báo cho các năm gần kề do đó thuyết minh dự án chưa rõ ràng, chủ đầu tư không đủ căn cứ để xem xét tính hợp lý của các số liệu tại các điểm cần đầu tư. +) Một vài dự án gặp phải khó khăn trong việc định cỡ dung lượng chùm trung kế liên đài. Nguyên nhân là do: Trong dự án đầu tư, Công ty thường không có phần tính ma trận lưu lượng, vì thế kết luận về số kênh trung kế liên đài cần mua thêm không có cơ sở gây khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.; Cán bộ lập dự án ít biết về thiết bị chuyển mạch cụ thể của từng năm nên không làm được định cỡ hệ thống vì vậy việc tính giá trị thiết bị ngoại nhập sai số quá lớn; Bên cạnh đó, trong một vài dự án có vệ tinh mới nhưng không có sự chuẩn bị trước về thủ tục cho các vỏ trạm nên nhiều điểm phải bỏ hoặc thay vị trí. - Dự án mạng ngoại vi: +) Việc khảo sát còn sơ sài do đó trong thuyết minh chưa nêu rõ và kỹ hiện trạng các vùng dự án , không nêu được mục tiêu, năng lực của dự án. +) Công tác khảo sát không kỹ dẫn đến sai sót trong khi lên phương án, ít đưa ra các phương án tối ưu vì vậy khi lập thiết kế và tổng dự toán thường sai lệch nhiều về qui mô dẫn đến phải điều chỉnh dự án +) Việc khảo sát các tuyến cáp còn sơ sài chưa cụ thể dẫn đến việc cấp đất trong dự án không chính xác dẫn đến thiết kế lập dự toán không thực tế, giá thành nhân công cao, kinh phí đầu tư công trình quá cao, không thực tế. 2.3. Khâu dự báo còn chưa chính xác. - Khâu dự báo hiện nay đang là một trong những khó khăn thách thức trong hoạt động lập dự án của Công ty. Khó khăn trong địa bàn thực hiện dự án, quá trình khảo sát, thu thập số liệu thiếu chính xác dẫn đến việc dự báo không chính xác - Bên cạnh đó thì việc dự báo cũng tiến hành một cách sơ sài, không xác thực mang tính chung chung, thiếu thực tế vì vậy một vài dự án gặp phải rủi ro về thời gian triển khai dự án, rủi ro do điều kiện thiên nhiên, khí hậu địa hình tại khu vực dự án. - Phương pháp dự báo sử dụng ở một vài dự án còn khá đơn giản, không tính đến các yếu tố biến động của thời gian, các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các nhân tố lãi suất, lạm phát...Trong dự án thể hiện tính độc quyền của Ngành, chưa tính đến yếu tố đối thủ cạnh tranh. Vì vậy làm cho số liệu dự báo vẫn mang tính chất dự đoán, tạm tính chưa có độ tính xác thực. 2.4. Một số tồn tại khác - Trong các dự án đầu tư được lập thì phần nói về sự cần thiết phải đầu tư chưa được chú trọng vì vậy phần này thường kém thuyến phục với chủ đầu. - Hồ sơ Dự án không kèm các văn bản pháp lý như: Cấu trúc mạng viễn thông, Kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Trong khi đó lại đưa ra rất nhiều văn bản không phục vụ cho việc phê duyệt dự án của lãnh đạo Tổng công ty. Bên cạnh đó tờ trình cấp phê duyệt còn khá sơ sài, thiếu thông tin Làm do thời gian phê duyệt kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của dự án. - Đối với dự án chuyển mạch Điểm yếu ở khâu lập dự án chuyển mạch chính là các bảng biểu thống kê các dung lượng hiện có và dự báo dung lượng trong những năm sau không được tiến hành một cách chi tiết cho từng điểm chuyển mạch trong toàn tỉnh mà chỉ tiến hành cho các điểm cần đầu tư. Vì vậy khi trình duyệt , Tổng công ty không đủ căn cứ để xem xét tính hợp lý của các số liệu cần thiết cho hoạt động đầu tư. - Đối với dự án truyền dẫn: +) Dự án không đưa ra mục tiêu cũng như nội dung tổng quát của tuyến, vòng truyền dẫn (như tạo trung kế nội đài, liên đài nào? Phục vụ dung lượng chuyển mạch đến giai đoạn nào? dự phòng là bao nhiêu?...) mà đi ngay vào chi tiết cụ thể là xây dựng các tuyến cáp theo địa dư, thống kê số đầu thiết bị truyền dẫn tại từng nút truyền dẫn làm cho người thực hiện dự án (người đọc dự án) không hiểu các thiết bị này để làm gì, năng lực các thiết bị có phù hợp không. +) Dự án không thống kê dung lượng các điểm chuyển mạch trên vòng hoặc tuyến truyền dẫn, không tính lưu lượng cần truyền tải. +) Trong trường hợp dự án tiến hành thay thế truyền dẫn vi ba bằng truyền dẫn quang thì không nói rõ các đầu dẫn vi ba được chuyển đi đâu. - Đối với dự án mạng ngoại vi: +) Trong dự án mạng ngoại vi thì mục tiêu cũng như nội dung khái quát của dự án không rõ ràng. Đưa số liệu về tình hình chung của toàn tỉnh, không có số liệu của huyện đang xây dựng dự án. +) Trong hồ sơ dự án, các bản vẽ không có tên đường, tên địa danh cụ thể, sai hướng tuyến. II. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư mạng viễn thông tại Công ty Như chúng ta đã biết đầu tư phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, một mặt góp phần tăng trưởng GDP, mặt khác tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và nâng cáo mức sống người dân trong các khu vực dân cư. Vì vậy hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư là vấn đề rất quan trọng đối với công cuộc đầu tư phát triển nói chung cũng như của doanh nghiệp. Do đó hất lượng và nâng cao chất lượng của dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư là vấn đề then chốt của quá trình đầu tư. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty xin được đề xuất một vài giải pháp 1. Giải pháp từ phía Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu Điện. Mặc dù có sự ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự án từ các yếu tố khách quan của Ngành và Nhà nước. Nhưng để có một dự án đầu tư khả thi, hiệu quả thì yếu tố chính xuất phát từ năng lực thực sự của Công ty. Tôi xin trình bày một số giải pháp mang tính tác nghiệp cụ thể sau đây: 1.1. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư vấn đầu tư. - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư hiện nay đang được sự quan tâm, chú ý của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư viễn thông. Sự phát triển mạng mẽ của Bưu chính Viễn thông không những là bước tiền đề trong quá trình tái thiết cơ sở hạ tầng, mà đó còn là lĩnh vực tiếp nhận công nghệ hiện đại trên thế giới, nối kết toàn cầu, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ở Việt Nam nói riêng và tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung. Chính vì vậy đầu tư cho các dự án viễn thông là cần thiết và các dự án hiệu quả là thực sự quan trọng. - Để xây dựng được những dự án mang tính khả thi cao thì hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng đóng vai trò là yếu tố quyết định. Con người luôn là yếu tố đầu tiên cần phải được xem xét. Trước yêu cầu đó, Công ty phải có kế hoạch, chương trình đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ tư vấn ngày càng chuyên nghiệp, có chuyên môn vững vàng không chỉ phục vụ cho hoạt động trong Ngành mà còn là yếu tố giúp Công ty có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt. - Trước mắt Công ty có thể cử cán bộ tham gia các lớp, các khóa học trong các đợt tập huấn lập dự án đầu tư của Tổng công ty. Đây là một biện pháp giúp Công ty có thể tiếp cận nhanh nhất với các định hướng phát triển của Ngành, những điểm quan trọng, đáng lưu ý trong quá trình lập dự án, bảo đảm cho Công ty có thể lập các dự án khả thi phù hợp với yêu cầu của Ngành. Đây là cơ hội để các cán bộ có thể thảo luận, đóng góp ý kiến thảo luận, thu nhận kinh nghiệm của các đồng nghiệp từ đó nâng cao trình độ cho mình, nâng cao trình độ cho Công ty. - Nâng cao trình độ cho cán bộ của Công ty, từ bậc cao đẳng lên bậc đại học; bậc đại học lên cao học, tiến sỹ qua việc tham gia các lớp đào tạo tại các trường đại học. Ví dụ chương trình đại học, cao học, các lớp học về "Lập dự án đầu tư và đấu thầu", "quản trị dự án" hay " Thẩm định dự án đầu tư"... của Bộ môn Kinh tế Đầu tư, trường đại học Kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó có thể tham gia chương trình đào tạo đại học, cao học ở các trường Bách Khoa, Công nghệ thông tin, các trường thuộc khối kinh tế trong cả nước. Để phát triển hơn nữa, Công ty có thể cử cán bộ đi đào tạo tại các nước phát triển, để tiếp nhận, học tập công nghệ, dịch vụ viễn thông hiện đại của họ từ đó xây dựng phương án phù hợp với điều kiện cũng như sự phát triển của nước mình. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo Công ty cần có những chính sách hỗ trợ về thời gian, tài chính để cán bộ yên tâm học tập, tiếp thu những kiến thức, những kinh nghịêm mới. Có như vậy mục tiêu của chương trình đào tạo mới đạt kết quả cao. - Không chỉ nâng cao trình độ về chuyên môn mà Công ty cũng nên chú trọng phổ cập ngoại ngữ (phổ biến là Tiếng Anh), tin học cho toàn bộ cán bộ trong Công ty. Việc thông thạo hai kỹ năng này không chỉ giúp Công ty có thể cập nhật được công nghệ hiện đại , các tài liệu tham khảo của nước ngoài mà sẽ hộ trợ rất nhiều cho Công ty trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài, tham gia các cuộc đầu thầu quốc tế các dự án viễn thông và các dự án ngoài Ngành một cách thuận lợi. - Việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên là quan trong nhưng một việc làm cũng rất cần thiết là Công ty nên xây dựng trong kế hoạch phát triển của Công ty một kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực hàng năm. Thông qua báo, đài, tạp chí, truyền hình để thông báo chương trình tuyển dụng, nói rõ vị trí tuyển dụng và các chế độ ưu đãi trong tiền lương, bảo hiểm và các ưu đãi khác để khuyến khích nhiều người có trình độ tham gia. Nhân sự tham gia tuyển dụng có kinh nghiệm là cần thiết nhưng Công ty cũng nên xem xét đến những người có khả năng tiếp thu và phát huy được khả năng sau quá trình đào tạo của Công ty. Đây mới chính là lực lượng nền móng cho sự phát triển lâu dài của Công ty. - Bên cạnh đó việc trang bị một hệ thống thiết bị đầy đủ, công nghệ mới cũng hỗ trợ cho công nhân viên rất nhiều trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặc dù hiện nay Công ty có một mạng máy tính gồm 183 chiếc, 62 máy in, 10 máy phôtô copy các loại, 2 máy khoan địa chất, 11 máy dùng cho công tác trắc địa (máy đo đạc điện tử, đo điện trở đất, định vị vệ tinh, máy thuỷ chuẩn) tuy nhiên công nghệ thay đổi, phát triển nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ nên hệ thống thiết bị này cũng phải được sửa chữa, nâng cấp, thay đổi để đảm bảo hoạt động của Công ty có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường. - Ngoài ra, Công ty phải luôn cập nhật những phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế, dự báo và các phần mềm ứng dụng mới trong công tác lập dự án đầu tư nhằm hỗ trợ cho hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho Công ty - Một phần mềm mới nhất mà Công ty nên cập nhật, đấy chính là phần mềm "Microsoft Office Project". Đây là phần mềm giúp cán bộ lập dự án đầu tư trên máy tính. Phần mềm này có thể tạo lập một kế hoạch dự án , lên lịch làm việc cho các tác vụ, tài nguyên và phần gán trong dự án, sử dụng tính năng cộng tác, theo dõi sự tiến triển của dự án, các rủi ro và các vấn đề phát sinh trong dự án, quản lý phí tổn và in dự án đầu tư khi cần trình duyệt. Sau cùng là mối liên kết của phần mềm này với Web. Hiện nay toàn bộ hệ thống máy tính của Công ty đã được nối mạng, chính vì vậy cập nhật phần mềm này là một lợi thế của Công ty và đây cũng là một bước tạo dựng những nền móng ban đầu cho kế hoạch triển khai chương trình "Chính phủ điện tử" trong tương lai gần của Việt Nam. 1.2. Hoàn thiện khâu khảo sát lập dự án đầu tư - Khảo sát lập dự án đầu tư là một hoạt động quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư của Công ty. Quá trình khảo sát giúp Công ty thu thập được các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, thực trạng năng lực viễn thông ...tại khu vực đầu tư làm cơ sở dự báo nhu cầu viễn thông trong tương lai từ đó đưa ra phương án thuyết minh sự cần thiết đầu tư. Số liệu thu thập được đảm bảo tính chính xác, khoa học, thực tế thì thuyết minh sự cần thiết đầu tư mới thuyết phục. Tuy nhiên đây vẫn là một điểm cần được chú ý trong hoạt động lập dự án đầu tư của Công ty. - Chính vì vậy, công tác khảo sát cần được tiến hành một cách tỉ mỉ, thận trọng, cẩn thận và khoa học theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước và qui trình của hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát cần được ghi chép rõ ràng, tập trung cho từng dự án cụ thể, không nên thu thập lan man, thiếu trọng tâm. - Để đảm bảo chất lượng khâu khảo sát lập dự án đầu tư phả xây dựng và tuân thủ nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát và nội dung thực hiện và báo cáo khảo sát. +) Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau: Mục đích khảo sát. Phạm vi khảo sát. Phương pháp khảo sát. Khối lượng và các loại công tác khảo sát. Tiêu chuẩn khảo sát áp dụng. Thời gian thực hiện khảo sát. +) Phương án kỹ thuật khảo sát phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng. Tuấn thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng +) Nội dung khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát phải đầy đủ Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát. Đặc điểm, qui mô, tính chất công trình. Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát. Tiêu chuẩn khảo sát áp dụng. Khối lượng khảo sát. Qui trình, phương pháp và thiết bị khảo sát. Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế (thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công), thi công xây dựng. - Để nâng cao chất lượng công tác khảo sát lập dự án đầu tư, ngoài việc tuân thủ những điều trên đây còn lưu ý một số điểm với một số loại dự án sau đây: +) Đối với các loại dự án truyền dẫn có xây dựng tuyến cáp quang, các dự án xây dựng các tuyến cống bể phải xác định chính xác cấp và loại đất đá. Sở dĩ như vậy là vì nó sẽ giúp cho việc lập thiết kế cơ sở làm căn cứ tính toán khối lượng thi công và kinh phí xây dựng. Nếu khâu này không chính xác sẽ làm thay đổi kinh phí trong dự án vì chỉ cần thây đổi cấp đất đá là kinh phí sẽ thay đổi do định mức, đơn giá khác nhau. +) Đối với các dự án có lắp đặt thiết bị cần đặc biệt lưu ý các chỉ tiêu về điện trở tiếp đất (tiếp đất bảo vệ và tiếp đất công tác). Nếu các trị số này không đảm bảo yêu cầu cần tính toán thiết kế sao cho trị số phải nằm trong tiếu chuẩn ngành cho phép. Bên cạnh đó phải khảo sát về nguồn điện lưới. Nếu không đáp ứng phải có giải pháp cấp nguồn trước mắt cũng như tương lai, đồng thời phải xem xét phương án dự phòng thông qua việc đầu tư máy phát điện, ắc qui. Các yếu tố này phải thể hiện trong báo cáo khảo sát, thiết kế sơ bộ làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư. - Việc lựa chọn thiết bị công nghệ phải đảm bảo vòng đời thiết bị công nghệ dài, phù hợp với điều kiện khai thác tại Việt Nam. +) Đối với các dự án truyền dẫn bằng viba phải thu thập đầy đủ số liệu về tự nhiên như mưa, nắng, độ ẩm, độ trơn không khí … và phải có các phần mềm chuyên dụng mô phỏng tuyến trên các số liệu khảo sát đảm bảo mức thu, phát yêu cầu. +) Đối với các dự án xây dựng cột an ten viba cũng phải thu thập đầy đủ số liệu về tự nhiên như mưa, nắng, độ ẩm, bão … để xác định cấp công trình, thiết kế kết cấu. - Công ty cũng nên trang bị máy tính xách tay cho cán bộ khảo sát để có thể xem xét các số liệu liên quan đến dự án, trang bị máy trắc đạc, máy khoan, máy thăm dò địa chất...đảm bảo chất lượng hiện đại góp phần hỗ trợ công tác khảo sát được nhanh chóng, chính xác từ đó có thể giảm thiểu chi phí cho các dự án đầu tư. 1.3. Hoàn thiện khâu dự báo - Trên thực tế công tác khảo sát quyết định nhiều đến chất lượng khâu dự báo nhu cầu năng lực mạng, nhu cầu dịch vụ viễn thông cũng như dự báo rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy hoàn thiện công tác khảo sát cũng là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu điểm trong quá trình dự báo, từ đó xây dựng những bảng dự báo hợp lý, khoa học, chính xác cho từng dự án cụ thể. - Để nâng cao chất lượng khâu dự báo từ chính phương pháp dự báo, Công ty cần căn cứ vào mục tiêu của từng dự án cụ thể là phát triển thuê bao, đổi mới công nghệ, hay nâng cấp hệ thống mạng... để dự báo nhu cầu của các mục tiêu đó trong tương lai cho chính xác. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình lập dự án bởi nó quyết định dự án sau khi triển khai có mang tính khả thi hay không. Dự án có độ chính xác càng cao thì tính khả thi của dự án cũng càng cao. - Trên thực tế đây là một công việc rất khó khăn không chỉ đối với Công ty nói riêng mà đối với cả hệ thống dự báo của quốc gia nói chung. Chính vì vậy cần rất nhiều thời gian, tài chính để đào tạo được những cán bộ có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong việc dự báo để từ đó xây dựng một hệ thống dự báo chuẩn, chính xác, kịp thời cho từng đơn vị sản xuất và cho quốc gia. - Nhưng trước mắt đối với khâu dự báo các công trình viễn thông của Công ty thì các cán bộ lập dự án cần chú ý đến những vấn đề sau: +) Đối với các dự án mạng viễn thông nói chung, Công ty căn cứ những số liệu thu được từ khâu khảo sát để xác định đối tượng có nhu cầu dự báo (là dân cư hay các cơ quan), các vùng mục tiêu của dự báo (toàn quốc, một số tỉnh, toàn tỉnh hay vùng phục vụ của một điểm trạm...), giai đoạn dự báo (một năm, hai năm, năm năm hay mười năm...) và loại hình dịch vụ dự báo (điện thoại di động, điện thoại cố định, điện thoại thẻ, Internet, truyền số liệu, các dịch vụ ISDN, phát thanh, truyền hình hay dịch vụ bưu chính...). Sau đó tiến hành hoạt động dự báo theo nhu cầu mục tiêu của các dự án cụ thể. +) Đặc biệt đối với các dự án dịch vụ truyền số liệu, mạng truyền số liệu (đây là những dự án sẽ có nhu cầu rất lớn trong Ngành Bưu chính Viễn thông trong tương lai và chính vì vậy các dự án đầu tư về lĩnh vực dịch vụ này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án do Công ty tư vấn trong thời gian tới) các thông tin cần nghiên cứu trong quá trình dự báo * Phải căn cứ vào các thông tin rất cơ bản, mang tính cơ sở như các loại khách hàng quan trọng, các loại địa điểm mà họ có nhu cầu, tổng số các điểm mà khách hàng có thể có nhu cầu và phân bố của các địa điểm này trên lãnh thổ toàn quốc. * Một thông tin quan trọng tiếp theo cần phải nghiên cứu thu thập là tổng số đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm của khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập này sử dụng đêns (kể cả tốc độ của đường truy nhập và thời gian chiếm đường truy nhập), tổng dung lượng truy nhập trung bình trong các giờ cao điểm. +) Công ty có thể áp dụng các phương pháp dự báo được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cho việc dự báo tình hình phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Có hai loại chính là các mô hình theo biến thời gian và các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội. (+) Các mô hình theo biến thời gian trình bày về sự chuyển động của nhu cầu theo biến số thời gian. Trong đó có kiểm tra các quy luật và xu thế phát triển của mỗi loại hình dịch vụ viễn thông theo thời gian trong quá khứ rồi sử dụng nó để suy đoán ra xu thế phát triển của loại hình dịch vụ đó trong tương lai. Theo mô hình này có thể áp dụng một vài phương pháp dự báo sau: (1) Các phương pháp tính trung bình: Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng các số liệu trong quá khứ để phát triển ra một hệ thống dự báo nhu cầu tương lai. Có thể thực hiện việc tính trung bình một lần (đơn), hay hai lần (kép) (2) Các phương pháp dự báo theo hàm số mũ: Theo phương pháp này thì các giá trị số liệu quan sát được hiện tại sẽ có độ nặng hơn các giá trị quan sát được từ trước đó. Thông thường các giá trị này có xu thế biến đổi, giao động xung quanh một mức cố định tại chỗ. (3) Phương pháp dự báo theo đường cong tăng trưởng. Phương pháp này thuộc vào loại các mô hình dự báo đặc biệt, nó chứa 3 hoặc 4 tham số và sử dụng thời gian như một biến giải thích. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi vì chỉ cần một lượng số liệu hạn chế (trong trường hợp dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ mới) cũng có thể đưa ra được các kết quả dự báo khả thi. Có thể sử dụng phương pháp dự báo này cho cả dự báo ngắn hạn và dài hạn. Thông thường thì đường cong tăng trưởng này tăng nhanh theo hàm số mũ ở giai đoạn đầu, dần dần tốc độ của sự tăng trưởng giảm đi cũng theo hàm số mũ khi tiến đến gần giai đoạn bão hòa. Điểm yếu của phương pháp dự báo này là không chứa các biến giải thích (các tham số về kinh tế, xã hội) (+) Các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội: Trong mô hình này chỉ rõ mối quan hệ nhân quả giữa nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông với các tham số kinh tế, xã hội. Thông thường người ta hay sử dụng các tham số kinh tế, xã hội như tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, thu nhập tính theo đầu người, dân số và mức cước phí đối với các dịch vụ viễn thông... Ví dụ theo mô hình này, ta có bảng dự báo nhu cầu dịch vụ Internet trong các năm 2001-2010 của dự án đầu tư " Nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang trục Bắc - Nam lên 20 Gbit/s" như sau: (Bảng 5) Bảng 5: Bảng dự báo nhu cầu dịch vụ Internet trong các năm 2001-2010 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5% 7,7% 8,0% 8,2% 8,4% 8,6% 8,8% 9,1% 9,3% 9,5% Tốc độ tăng dân số 1,7% 1,6% 1,6% 1,6% 1,4% 1,4% 1,4% 1,3% 1,3% 1,3% Phát triển bình quân GDP trên đầu người của Việt Nam 5,7% 6,0% 6,3% 6,5% 6,9% 7,1% 7,4% 7,6% 7,9% 8,1% Tương quan giữa tốc độ phát triển thuê bao Internet và tốc độ phát triển GDP 3 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 1,9 1,7 1,5 Tốc độ phát triển của khả năng có nhu cầu thuê bao Internet trên đầu người 17% 15% 16% 16% 17% 18% 18% 14% 13% 12% Khả năng có nhu cầu thuê bao Internet trên đầu người 0,051 0,059 0,068 0,079 0,093 0,109 0,129 0,148 0,168 0,188 Khả năng có nhu cầu thuê bao Internet 42.102 49.210 57.816 68.277 81.182 96.942 116.327 134.962 155.021 176.120 Khả năng thuê bao dịch vụ Internet (%) 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Số thuê bao Internet 42.102 49.210 57.816 68.277 81.182 96.942 116.327 134.962 155.021 176.120 (Nguồn số liệu Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện) - Bên cạnh việc sử dụng hai mô hình chính trên, Công ty có thể sử dụng một vài biện pháp sau: (+) Dự báo từ trên xuống (Top down) và từ dưới lên (Bottom up). Cụ thể của phương pháp này là khi thực hiện dự báo ở một khu vực đặc biệt nào đấy gọi là dự báo khu vực nội bộ còn khi thực hiện dự báo cho cả một nhóm các khu vực thì gọi là dự báo tổng hợp. Tuy nhiên, đôi khi phương thức dự báo này đưa ra các kết quả không ăn khớp * Top down: Sử dụng các thông tin về các dự báo nội bộ và các thông tin về dự báo tổng hợp. Các giá trị tổng hợp sẽ được phân tách ra thành các giá trị dự báo cho từng khu vực dựa trên cơ sở tỷ lệ với các giá trị dự báo khu vực nội bộ. * Bottom up: Thủ tục dự báo này không sử dụng các giá trị dự báo tổng hợp mà tiến hành thực hiện một cách riêng rẽ cho từng khu vực khác nhau, sau đó có thể cộng các giá trị dự báo này lại thành một kết quả tổng hợp. (+) Dự báo phân đoạn. Khi thiếu các phương pháp dự báo khác thì kỹ thuật dự báo phân đoạn lại là một thế mạnh. Có thể dự báo phân đoạn theo hai phương pháp sau: * Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Tiến hành kiểm tra xu thế phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông tương ứng khác hoặc thực hiện các phép so sánh giữa nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông của nước này với nước khác có cùng mức tổng sản phẩm kinh tế quốc dân hoặc có mức độ phát triển khác nhau. Phương pháp này cho các kết quả tương đối tốt nếu như các tham số bên ngoài không thay đổi theo thời gian. Nhưng trên thực tế thì nền kinh tế thế giới cũng phát triển không đồng đều và tỷ lệ tăng trưởng ở các năm cũng khác nhau. * Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia. Đây cũng là phương pháp được các thực thể viễn thông hay sử dụng. Theo phương pháp này, người thực hiện sẽ lấy và sử dụng nhiều ý kiến của các chuyên gia khác nhau để tìm ra xu thế phát triển và dự báo nhu cầu của mỗi loại hình dịch vụ. - Trên thực tế, công tác dự báo của Công ty gặp nhiều khó khăn do trong nước các số liệu về tình hình phát triển và nhu cầu dịch vụ viễn thông trong quá khứ là hạn chế. Phần lớn các số liệu cơ sở đã được thu thập đều ở dưới dạng không phù hợp cho việc dự báo và lập kế hoạch. Hơn nữa các số liệu thường không đầy đủ thậm chí, trong trường hợp các số liệu là đầy đủ thì vẫn phải kiểm tra lại để đảm bảo sự chính xác của số liệu. Chính vì vậy để bổ sung cho các nguồn số liệu thiếu thốn, Công ty có thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường để các giá trị dự báo có cơ sở và độ tin cậy cao hơn thông qua việc trực tiếp hỏi các khách hàng ề Hỏi xem khách hàng nào có ý định sử dụng dịch vụ, họ có nhu cầu sử dụng loại dịch vụ nào, tại bao nhiêu địa điểm với bao nhiêu thuê bao, lưu lượng lớn hay nhỏ ề Hỏi khách hàng về quan điểm, động cơ của họ đối với việc sử dụng các dịch vụ viễn thông, qua đó mà có thể hiểu rõ các đặc tính của thị trường, các tham số ẩn trong đó, rồi từ đó có thể đưa ra các nhu cầu dịch vụ tốt hơn Việc nghiên cứu thị trường là rất có ích cho công tác dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ đang tồn tại. Nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ mới. Khi chưa có số liệu về nhu cầu trong quá khứ, cách duy nhất để xác định nhu cầu đối với một dịch vụ mới trong tương lai là đi hỏi một số đối tượng có thể cho là khách hàng có nhu cầu sử dụng hay không. - Dự báo nhu cầu, mục tiêu của dự án trong tương lai là chính, tuy vậy việc dự báo các rủi ro về kỹ thuật, khả năng huy động vốn, quan niệm văn hoá, thiên tai... trong thời gian chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án cũng rất cần thiết. Cần phải xây dựng mô hình xương cá (mô hình nguyên nhân, kết quả) cho từng dự án cụ thể để xem xét, đánh giá mức độ rủi ro. Nếu rủi ro vượt mức cho phép thì cần phải xác định rõ mức độ và có đề xuất các phương án cụ thể để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra có thể tính toán chỉ tiêu giá trị kỳ vọng làm cơ sở định lượng cụ thể cho vấn đề rủi ro trong dự án. Công thức xác định giá trị kỳ vọng: EV = P1 X1 + P2X2 + ...PnXn Trong đó: EV_ Là giá trị kỳ vọng P1, P2, ...Pn _ Là xác suất của biến cố thứ 1, 2, ...,n X1, X2, ...Xn _Giá trị của các biến cố thứ 1, 2, ...n Có thể xác định hệ số tin cậy, tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh, hay độ nhạy của dự án...(nếu cần thiết) - Thu thập số liệu (khảo sát) và phân tích dữ liệu (dự báo) là cơ sở để xác định một cách chính xác về nhu cầu, mục tiêu, quy mô và hình thức xây dựng dự án. Một số biện pháp đưa ra trên đây có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng có thể hỗ trợ một phần trong quá trình thực hiện dự báo của Công ty. Từ đó lựa chọn các phương án kỹ thuật công nghệ, các giải pháp xây dựng và phương án cần thiết đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án với chi phí đầu tư khai thác và bảo dưỡng phù hợp. 1.4. Giải pháp của Công ty nhằm tránh những sai sót trong quá trình lập dự án. - Quá trình lập dự án phải chú ý tới phần nói đến sự cần thiết phải đầu tư cả về thời gian lẫn công sức. Bởi đây là phần rất quan trọng của một dự án. Hoàn thiện khâu khảo sát và dự báo với những số liệu cung cấp mang tính chất thực tế, khoa học từ đó khẳng định sự cần thiết đầu tư thuyết phục hơn. - Cần làm rõ mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng mới, mở rộng hay nâng cấp dự án đầu tư. Để làm được điều này cần xác định cụ thể các số liệu sau: +) Nếu là mạng mở rộng dung lượng (Nút chuyển mạch hiện có và mạng cáp hiện có) cần phải thu thập số thuê bao hiện có hết tháng 12 năm trước và hết tháng 12 năm liền kề. Ví dụ, dự án trong giai đoạn 2006-2008 thì phải có số liệu thuê bao hết 12/2003, 12/2004 và dự báo số thuê bao 12/2005); Dự báo thuê bao phát triển mỗi năm thuộc kỳ dự án; Số thuê bao phát triển đến hết năm cuối kỳ dự án; Cáp gốc hiện có gồm thực tế hiện có trên mạng và số liệu đã có trong dự án đầu tư được phê duyệt nhưng chưa tiến hành thi công); Số cáp gốc cần đầu tư bổ sung +) Nếu là dự án đầu tư mạng xây dựng mới (nút chuyển mạch mới). Ngoài các số liệu cần phải có như mạng nâng cấp, Công ty cùng với Bưu điện tỉnh phải xác định các tuyến cáp quay đầu - Tính toán chi phí, tổng dự toán phải lấy đúng đơn giá tại địa phương. Đồng thời phân tích chi tiết công việc cụ thể cần làm để áp dụng đúng định mức chính xác hơn Ví dụ như khi tính toán chi phí vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư mạng viễn thông tại thành phố Điên Biên và huyện Điện Biên cần lấy đúng đơn giá sau (chỉ nêu ví dụ một vài loại vật liệu). STT Danh mục vật liệu Đơn vị tính Giá nơi SX Giá lưu thông 1 Đá hộc đ/m3 30.000 70.000 2 Cát đen đ/m3 15.000 40.000 3 Vôi cục đ/kg 430 500 4 Ve quét tường ngoại đ/kg 15.000 5 Xi măng Bỉm Sơn đ/kg 920 6 Gạch Tuynel 2 lỗ loại A1 đ/viên 390 7 Ve bột ngoại đ/kg 18.000 8 Xi măng Bút Sơn PC 30 đ/kg 940 9 Cát vàng đ/m3 18.000 45.000 10 Sơn nước ngoài trời K-261 đ/kg 19.800 ... ... Mặc dù Tổng công ty đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại ròng) và IRR (tỷ lệ thu hồi nội tại) nhưng trong dự án đầu tư ngoài việc đánh giá chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nên tính toán thêm các chỉ tiêu NPV, IRR cũng như các giá trị kỳ vọng tương ứng để đưa ra quyết định đầu tư đối với dự án. -54.721,2 + 429,6 ++ -23.064,5 + -41.496,1 + 22.381,8 Xét bảng hoàn vốn trong dự án đầu tư "Mạng viễn thông khu kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010", nếu tính chỉ tiêu NPV ta có (1+0.09)5 (1+0.09)4 (1+0.09)3 (1+0.09)2 (1+0.09)1 NPV = - 1.810,18 $ = 68.210,7 + 53.682,9 38.035,3 (1+0.09)1 (1+0.09)7 + (1+0.09)6 + Ta thấy NPV của dự án < 0 có nghĩa là dự án không khả thi về mặt tài chính (Trong khi nếu tính thời gian hoàn vốn của dự án theo cách đơn giản thì dự án mang tính khả thi). Tuy nhiên, trên thực tế, đây là dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thực hiện chiến lược của quốc gia. Dự án mang tính xã hội cao trong việc cung cấp một điều kiện viễn thông tốt nhất cho các doanh nghiệp, các Ngành khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó dự án đã xây dựng nên cơ sở hạ tầng viễn thông tạo cơ sở hạ tầng cho sự tiếp cận công nghệ viễn thông hiện đại trên thế giới. Nên dự án vẫn mang tính khả thi. Nhưng xu hướng trong tương lai, viễn thông cũng như các ngành khác không còn có sự bảo trợ của Nhà nước, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên việc tính toán các chỉ tiêu tài chính là cần thiết và không thể thiếu. - Đối với các dự án chuyển mạch cần chú ý các biểu thống kê (số máy, dung lượng, doanh thu, chi phí...) hiện trạng và các bảng dự báo nhu cầu tương lai cần phải liệt kê tất cả các điểm chuyển mạch (kể cả các điểm có nhu cầu đầu tư và các diểm không có nhu cầu đầu tư) và cuối các biểu cần có dòng cộng tổng cho toàn tỉnh. +) Trong dự án chuyển mạch nhất thiết phải có phần tính ma trận chuyển mạch, từ đó xác định dung lượng trung kế giữa các HOST trong tỉnh, dung lượng trung kế đi ra ngoài (liên tỉnh, quốc tế, di động, đi các mạng của các nhà khai thác) và xác định nhu cầu mở rộng dung lượng trường chuyển mạch và năng lực xử lý cuộc gọi của hệ thống. +) Nếu là dự án có điểm chuyển mạch mới thì cần nói rõ thủ tục đất đai, vỏ trạm, điện lưới...đã tiến hành đến đâu để xác định tính khả thi của điểm đặt vỏ trạm. - Đối với dự án truyền dẫn cần nêu rõ mục tiêu cũng như nội dung tổng quát của tuyến, thống kê dung lượng các điểm chuyển mạch trên vòng hoặc tuyến truyền dẫn, từ đó tính lưu lượng cần truyền tải trên tuyến truyền dẫn để quyết định tốc độ truyền dẫn của tuyến hay vòng truyền dẫn. Trường hợp có thay thế truyền dẫn vi ba bằng truyền dẫn quang cần nói rõ các đầu vi ba chuyển đi đầu, tái sử dụng các thiết bị này như thế nào 1.5. Quá trình tư vấn phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước. - Phát triển và hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thay đổi. Chính vì vậy chính sách của Nhà nước cũng phải liên tục thay đổi. Nhiệm vụ chính của Công ty là tuân thủ chặt chẽ các bước trong quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng, thực hiện đúng qui trình của hệ thống quản lý chất lượng. Phải luôn cập nhật các thông tin, các văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tư, các dự án của Nhà nước, của Ngành cũng như những qui định về đơn giá áp dụng tính mức tổng vốn đầu tư, các khoản thuế trích nộp... nhằm đảm bảo cho hoạt động tư vấn của Công ty được thực hiện đúng qui định, tránh được sai xót từ đó nâng cao chất lượng tư vấn. - Lĩnh vực tư vấn lập dự án đầu tư là một trong những lĩnh vực mua sắm công, chính vì vậy để dự án được cấp vốn đầu tư, được phê duyệt của Nhà nước và của Ngành thì việc chấp hành đúng các quy định về lập dự án đầu tư, các quy trình xin phép đầu tư, triển khai đâu tư...là cần thiết và nhất thiết phải như vậy. - Tuân thủ các văn bản hướng dẫn lập dự toán hiện hành của Nhà nước, của Ngành, áp dụng đúng đơn giá tại địa phương tại thời điểm lập dự án 1.6. Tăng cường hợp tác, gắn kết với các đơn vị, các ban ngành trong hoạt động tư vấn. - Hoạt động lập dự án đầu tư mạng viễn thông là cơ sở để để hình thành các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của các ngành, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội vì vậy việc liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho Công ty trong quá trình thu thập số liệu, triển khai dự án cũng như quá trình khai thác vận hành kết quả đầu tư một cách thuận lợi - Thực hiện việc tăng cường cũng giúp Công ty có thể thực hiện được các chức năng hoạt động của mình, theo sát và nắm bắt được một cách nhanh chóng các chủ trương, định hướng phát triển của Tổng công ty. Tiếp tục thực hiện phương châm của Công ty là tham gia vào các bước thiết kế qui hoạch để chủ động trong quá trình chuẩn bị đầu tư cho dự án, từ đó có thể mở rộng được thị trường và cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn mới. 2. Phạm vi thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư thuộc phạm vi của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chúng tôi cho rằng hai vấn đề then chốt phải được giải quyết: Một là Qui hoạch phát triển ngành bưu chính viễn thông phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch kinh tế vùng để định hướng cho công tác đầu tư và xây dựng các kế hoạch đầu tư (kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn) nhằm nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đầu tư phát triển ngành. Bên cạnh đó, do ngành bưu chính viễn thông mang tính đặc thù chủ yếu trên hai mặt: - Dịch vụ viễn thông không có sản phẩm tồn kho. - Vòng đời thiết bị công nghệ viễn thông ngắn. Hai đặc điểm này xuyên suốt qui hoạch ngành. Vì vậy qui hoạch phát triển ngành phảI xây dựng cho được và có chất lượng qui hoạch phát triển mạng lưới viễn thông, trong đó phải thể hiện rõ yếu tố xu hướng phát triển của công nghệ, thiết bị và nguồn nhân lực. Làm được điều này góp phần nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá đầu tư phát triển trong toàn bộ mạng lưới của Tổng công ty và tất yếu sẽ đem đến kết quả nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư và hiệu quả đầu tư. Hai là phải xây dựng được cơ chế, chính sách đầu tư trong phạm vi Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam không được trái với qui định hiện hành của Nhà nước. Sở dĩ như vậy là do tính đặc thù của ngành viễn thông và tốc độ phát triển rất cao của mạng lưới viễn thông Việt Nam. Một ví dụ về tốc độ phát triển mạng lưới viễn thông là: hiện tại số máy điện thoại bình quân trên 100 dân là 13,75 máy; chỉ tiêu này vào năm 2010 là 40 máy. Để đạt được chỉ tiêu này bình quân trong giai đoạn 2006- 2010 mỗi năm phải đầu tư 10.000 tỷ đồng, con số này nói lên khối lượng công việc khổng lồ phải thực hiện hàng năm. Để thực hiện được nhiệm vụ trong gia đoạn này nên thực hiện các vấn đề sau đây: - Xây dựng và công bố qui hoạch phát triển mạng hàng năm làm căn cứ xây dựng cấu hình mạng, cấu hình từng vùng, từng dự án để xây dựng kế hoạch đầu tư thông qua các dự án cụ thể. - Xây dựng qui chế phân cấp đầu tư cho các đơn vị trực thuộc theo hướng phân cấp mạnh và tăng cường công tác kiểm tra giám sát đầu tư. - Tham gia, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá xây dựng chuyên ngành và sửa đổi bổ sung kịp thời làm căn cứ tính toán tổng mức đầu tư và Dự toán/Tổng dự toán công trình nhằm nâng cao công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư. -Xây dựng, xin ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan thực hiện mua sắm thông qua đấu thầu tập chung các loại vật tư thiết bị theo thời kỳ (ví dụ trong vòng 5 năm) hoặc theo chủng loại thiết bị công nghệ (ví dụ đấu thầu chung Thiết bị chuyển mạch; Thiết bị truyền dẫn trên cáp quang, vi ba; Cáp sợi quang; Cáp đồng…) cho toàn Tổng công ty để đảm bảo sự thống nhất về chủng loại vật tư thiết bị trên toàn mạng. - Tham gia, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và sửa đổi bổ sung kịp thời làm tiêu chuẩn xây dựng qui hoạch mạng và lập các dự án đầu tư nhằm nâng cao chất lượng lập các dự án đầu tư. - Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành những phần mềm kế toán mới, phần mềm thiết kế mới và các phần mềm ứng dụng khác nhằm hỗ trợ cho hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho Công ty. 3. Các giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự alnhx đạo của Đảng. Chính vì vậy Đản và Nhà nước ta đang từng bước xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và hệ thống cơ chế, chính sách, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển. 3.1 Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách. các văn bản pháp qui trong lĩnh vực đầu tư phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, đảm bảo qui định chính xác, phù hợp, kịp thời và đời sống văn bản dài. - Năm 1996 Nhà nước mới ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định 42/CP của Chính Phủ) và Qui chế đấu thầu (Nghị định 42/CP của Chính Phủ) - Năm 1999 Nhà nước ban hành Qui chế quản lý Đầu tư và Xây dựng (Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 và được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ). - Năm 1999 Nhà nước ban hành Qui chế Đấu thầu (Nghị định số 88/1999/NĐ - CP ngày 01/9/1999 và được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ). Kèm theo các Nghị định của Chính phủ là một hệ thống các văn bản pháp qui do các Bộ, Ngành hướng dẫn thực hiện. Như vậy đời sống văn bản quá ngắn làm cho công tác lập dự án đầu tư gặp khó khăn do những thay đổi này làm cho các dự án đầu tư phảI sửa đổi, bổ sung nhiều làm chậm quá trình triển khai và xác định tổng mức đầu tư không chính xác. Vừa qua Quốc hội thông qua một số luật nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng: -.Luật Xây dựng số 16/QH11 ngày 26/11/2003. - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. - Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Các đạo luật này hy vọng đời sống văn bản sẽ dài nhưng hiện tại các Bộ, Ngành liên quan hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện và còn một số điểm chồng chéo giữa các Luật này. Chính vì vậy hiện tại công tác đầu tư đãng bị chững lại do việc lập các dự án đầu tư chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trên một số mặt như thiết kế sơ bộ hay thiết kế cơ sở, phương páhp xác định tổng mức đầu tư, phương pháp xác định giá gói thầu… Từ chưa nâng cao được chất lượng công tác lập dự án đầu tư và kéo dài thời gian đầu tư. 3.2 Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch Công tác quy hoạch phải được tiến hành một cách khoa học, đi trước một bước, trong đó quan trọng nhất là qui hoạch phát triển kinh tế vùng và qui hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật. Qui hoạch phát triển kinh tế vùng thường chậm, chất lượng chưa cao và thiếu tầm nhìn xa. Vì vậy nó ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật nói chung và ngành bưu chính viễn thông nói riêng. Vì vậy qui hoạch phát triển kinh tế vùng phải được ưu tiên nghiên cứu theo hướng nhanh, nâng cao chất lượng qui hoạch, phải có tầm nhìn xa tới 10-15 thậm chí 20 năm đồngthời phải được xem xét, đánh giá, điều chỉnh hàng năm và công bố công khai, kịp thời làm căn cứ xây dựng qui hoạch ngành. Từ định hướng phát triển kinh tế và qui hoạch kinh tế vùng phải xây dựng qui hoạch ngành kinh tế kỹ thuật sớm và đảm bảo chất lượng làm kim chỉ nam cho công cuộc đầu tư phát triển ngành. Kết luận Thông qua việc tìm hiểu và xem xét hoạt động tư vấn đầu tư và tư vấn xây dựng, đặc biệt là hoạt động lập dự án đầu tư đầu tư mạng viễn thông tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện có thể thấy rằng hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn tại Công ty mà chủ yếu là tư vấn lập dự án đầu tư mạng viễn thông thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, xây dựng được nhiều dự án đầu tư mang tính hiệu quả khả thi cao đã góp phần mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, không những hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn góp phần đấp ứng nhu cầu của toàn Tổng công ty và xã hội, thúc đẩy sự phát triển của Ngành trong việc cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông cho các Ngành, các doanh nghiệp trong nước. Tạo cơ sở hạ tầng để tiếp nhận công nghệ hiện đại trên thế giới và của Việt Nam trong xu thế hội nhập mới. Mặc dù vẫn còn những tồn tại nhất định ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn trong quá trình lập dự án do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Nhưng cùng với đà phát triển mạnh, cơ sở nền tảng năng lực vững chắc, sự cố gắng nổ lực của ban lãnh đạo cũng như công nhân viên của Công ty trong công tác và kết hợp với quá trình từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, chúng ta có cơ sở tin rằng Công ty không những sẽ đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước mà còn phát triển lớn mạnh trong tương lai. Tài liệu tham khảo 1. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 2. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 3. Nghị định 07/2003/NĐ ngày 30 tháng 1 năm 2003 4. Chế độ mới về quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng, đấu thầu.NXB Tài chính, Hà Nội 7/2001 12. Giáo trình Kinh tế đầu tư , Bộ môn Kinh tế đầu tư, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, NXB Thống kê Hà Nội-2004. 5. Điều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện 6. Sổ tay chất lượng của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện 7. Hướng dẫn lập dự án đầu tư mạng viễn thông của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. 8.Dự án đầu tư "Mạng viễn thông khu kinh tế Dung Quất và TP. Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010" 9. Dự án đầu tư " Nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang trục Bắc - Nam lên 20Gbit/s" 10.Dự án đầu tư "Mở rộng hệ thống tổng đài EWSD thêm 13.824 số Bưu điện tỉnh Cà Mau-bổ sung giai đoạn 2003-2005 lần 2" 11. Websize - - http: //www.vnexpress.com - mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32437.doc
Tài liệu liên quan