Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Nuôi trồng thủy sản phát triển ở huyện Hưng Nguyên đã mang lại những hiệu quả rất lớn đối với cuộc sống của người dân trên địa bàn. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản phát triển trên khắp cả nước đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế. So với trồng lúa, làm muối, các hoạt động khác thì nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần, góp phần xoá đối giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Nuôi trồng thủy sản tận dụng được những diện tích đất không sử dụng được cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất không có hiệu quả, tạo điều kiện để phát triển cho các vùng, miền. Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống cho nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Ngoài ra nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao trình độ tổ chức và quản lý kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Thông qua đó cơ cấu dân số, cách nghĩ, cách làm và lối sống của người dân sẽ thay đổi theo hướng tiếp cận nhanh hơn với nên kinh tế thi trường và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất trình độ cao. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Hưng Nguyên cũng không đứng ngoài cuộc, trong những năm vừa qua nuôi trồng thủy sản ở huyện cũng rất phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ. Song hiệu quả thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thật sự của huyện, và vẫn còn rất nhiều bất cập. Để nuôi trồng thủy sản ở huyện phát triển thật sự phát huy hết tiềm năng, trở thành mũi nhọn kinh tế của vùng, trong thời gian tới huyện cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trong việc khuyến khích phát triển hoạt động nuôi trồng, ngoài ra cần có biện pháp nâng cao nhận thức của người dân về nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tỉnh trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa bàn Huyện.

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc cấp đất; cho nhận thầu đất để phát triển nuôi trồng thủy sản,…. Cùng với những nỗ lực của người dân trong hoạt động sản xuất tạo nên sự gia tăng vượt bậc của sản lượng, năng suất và giá trị nuôi trồng. Bảng 11- Năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm. Chỉ tiêu Sản lượng nuôi trồng Giá trị tổng sản lượng nuôi trồng (Tỷ đồng) Năng Suất bình quân (tấn/ha) Cá chuyên canh (tấn) Thủy đặc sản (tấn) Năm 2002 KH 572 73 7 2 TH 781 102 9,2 2,2 Tăng (+,-) 209 29 2,2 0,2 Đạt (%) 136,54 139,73 131,43 110 Năm 2003 KH 798 306 13 2,5 TH 1.439 749 25 2,9 Tăng (+,-) 641 443 12 0,4 Đạt 180,33 244,77 192,31 116 Năm 2004 KH 1.936 1.000 32 3 TH 1.879 975 34,3 3,1 Tăng (+,-) - 57 - 25 2,25 0,1 Đạt(%) 97,06 97,5 107,03 103 Năm 2005 KH 1.900 1.042 30,5 3,5 TH 1.912 1.048 45,1 4 Tăng (+,-) 12 6 14,6 0,5 Đạt (%) 100,63 100,58 148 114,3 Năm 2006 KH 1.976 1.324 52,8 4 TH 2.063 1.437 54,2 4,3 Tăng (+,-) 87 113 1,4 0,3 Đạt (%) 104,4 108,53 102,65 107,5 Nguồn số liệu: (phòng Thống Kê, huyện Hưng Nguyên) Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, năm 2005 sản lượng thủy sản đạt 3.030 tấn trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2960 tấn tăng 2077 tấn so với năm 2002 (883 tấn). Giá trị tổng sản lượng đạt 45,1 tỷ đồng gấp hơn 6 lần so với năm 2002 (7 tỷ). Qua bảng (11) nhận thấy sự gia tăng của sản lượng nuôi trồng trên địa bàn Huyện trong những năm qua là rất nhanh và có nhiều biến động. Năm 2003 và 2004 sản lượng tăng lên một cách đột biến, thậm chí sản lượng thủy đặc sản năm 2003 đạt 244,77% so với kế hoạch đặt ra do thời gian này người dân nhận thấy được giá trị rất lớn ở các loại thủy đặc sản, và bắt đầu thu hoạch ở những mô hình được mở rộng sau khi có sự thành công của các mô hình nuôi trồng được xây dựng từ năm 2001 từ đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (2001 – 2005). Mặc dù nuôi trồng thủy sản ở huyện đã rất phát triển song nhìn chung thì năng suất, sản lượng nuôi trồng chưa cao. Do kỹ thuật nuôi trồng còn thấp chủ yếu là nuôi quản canh; quản canh cải tiến; bán thâm canh, trong quá trình nuôi còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, kiến thức về nuôi trồng thủy sản của người nuôi trồng còn chưa cao; lượng giống các loài thủy đặc sản trong quá trình nuôi còn chết nhiều (trung bình cứ thả 3000 con giống Baba thì chỉ có 1000 con sống và cho thu hoạch, cá sấu thì cứ 100 con giống 3kg/con thì chỉ cho thu hoạch 70 con ở mức 11 – 12 kg/con,…). 2.2.7. Tình hình dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh của các loại thủy sản nuôi trồng trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua không có diễn biến gì quá phức tạp. Đối với việc nuôi các chuyên canh thì dịch bệnh chủ yếu là do nguồn nước và môi trường ao nuôi, không có bệnh phức tạp gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nuôi trồng, chỉ có một số bệnh như tróc vảy, đốm đuôi nhưng đều có biện pháp xử lý kịp thời. Với nuôi trồng thủy đặc sản thì có phức tạp hơn do một số loài nuôi chưa thích ứng với điều kiện thời tiết như cá Sấu do không khí lạnh nên xuất hiện hiện tượng máu bị đông mà chết, Baba thường mắc bệnh đường ruột; bệnh nấm,…, nhưng trình độ hiểu biết về các loại bệnh của thủy đặc sản còn thấp nên không có được kế hoạch phòng trừ kịp thời. 2.2.8. Hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản đã có sức hấp dẫn lớn đối với người nông dân, nếu so sánh hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện tích với trồng lúa thì hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều. Cụ thể tính bình quân trên đơn vị 1 ha nếu chỉ trồng lúa một năm thu lãi là 19 triệu đồng, cũng với diện tích đó nuôi Rô phi đơn tính một năm lãi 25 triệu; nuôi cá truyền thống lãi 23,2 triệu/năm; nuôi cá xen lúa lãi 23,8 triệu/năm; nuôi cá vụ 3 thời gian nuôi 3 tháng lãi 9,4 triệu. Điều này đã chứng tỏ hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã giàu lên từ nghề nuôi trồng thủy sản. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng thuỷ sản, ta lập bảng so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí cho việc nuôi cá chuyên canh và trồng lúa tính bình quân 1 ha trên địa bàn huyện như sau: Bảng 12: Chi phí và kết quả sản xuất đạt được tính bình quân trên 1 ha trên địa bàn huyên Hưng Nguyên. Chỉ tiêu Đơn vị Nuôi cá Trồng lúa 1.Tổng chi phí Tr.đồng 44 13,5 Giống Tr.đồng 12 2 Thức ăn, phân bón Tr.đồng 8 3 Phòng bệnh Tr.đồng 4 2 Khấu hao TSCĐ Tr.đồng 10 0,5 Chi phí lao động Tr.đồng 7 5 Chi phí khác Tr.đồng 3 1 2.Giá trị thu được Tr.đồng 70 31,5 3.Lợi nhuận Tr.đồng 26 18 ( Nguồn: tổng kết các kết quả sản xuất trên địa bàn Huyện trong giai đoạn 2001 – 2005). Qua bảng trên thể hiện rõ lợi ích mang lại từ việc nuôi trồng thuỷ sản hơn hẳn lợi ích từ việc canh tác cây lúa, nhưng vấn đề đặt ra đó là kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó phát triển mô hình cánh đồng 50 triệu/ha trên địa bàn huyện đều có sự tham gia của hoạt động nuôi trồng thủy sản, thậm chí nhờ có hoạt động này mà những cánh đồng đó còn vượt mức so với chỉ tiêu 50 triệu đề ra. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập hàng năm rất cao cho người dân. Mặt khác xét trong khoảng thời gian thì nuôi trồng thuỷ sản còn chứng minh được khả năng mang lại hiệu quả một cách bền vững và tăng dần khi kinh nghiệm, kỹ thuật, diện tích nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nuôi trồng gia tăng. Bảng 13: Hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2002 – 2006 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Diện tích ha 722 1.148 1.373 1.500 1.550 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 7.35 19,13 22,87 26,25 33,08 Vốn xây dựng cơ bản Tỷ đồng 3,1 8,1 10,2 11,5 14,04 Vốn đầu tư con giống Tỷ đồng 2,3 7,7 8,6 10 13,1 Các khoản đầu tư khác Tỷ đồng 1,95 3,33 4,07 4,75 5,94 Doanh thu Tỷ đồng 9,2 25 34,3 41,5 54,2 Lơi nhuận Tỷ đồng 1,85 5,87 11,43 15,25 21,12 (Nguồn: phòng Thống Kê huyện Hưng Nguyên) Qua bảng trên cho thấy sự phát triển, hiệu quả mang lại ổn định của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện, thông qua đó cho thấy được lợi ích tăng lên khi tăng đầu tư, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Xét riêng biệt trong 2 năm 2003 – 2004 khi vốn đầu tư năm 2004 so với 2003 tăng 3,74 tỷ đạt 119,55%, diện tích nuôi trồng năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 225 ha đạt 119,5% thì lợi nhuận mang lại năm 2004 so với 2003 tăng 5,56 tỷ đạt 194,7% so sánh giữa sự tăng lên về vốn đầu tư, diện tích và lợi nhuận thì tỷ lệ tăng lên của lợi nhuận là cao hơn, chứng tỏ sự gia tăng về lợi ích khi phát triển đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện. Để chứng minh rõ hơn về hiệu quả mang lại từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện ta xét riêng một mô hình nuôi cá xen lúa, Rô phi đơn tính kết hợp nuôi ếch thương phẩm và cá Lóc (nguồn thông qua quá trình tìm hiểu thực tế mô hình trang trại của ông Nguyễn Văn Thao xã Hưng Xuân). Thu được kết quả: - Tổng chi phí ương nuôi cá rô phi: 15.000.000 + 5.775.000 + 1.800.000 + 1.500.000 = 24.075.000 Cụ thể: +Tiền đào đắp: 2000 m3 x 40.000đ = 80.000.000 (Khấu hao trong 10 năm) 80.000.000 : 10 = 8.000.000 +Mua cá giống: 2400 con x 1000đ = 2.400.000đ +Chi phí thức ăn cho cá: 1.500.000đ +Chi phí cải tạo + phòng bệnh cho cá: 2.100.000 +Chi phí đầu tư trồng lúa trên diện tích 0,8 ha: 6.600.000đ Công chăm sóc: 280 công x 20.000 đ = 5.600.000đ - Tổng thu: 105.000 x 300 = 31.500.000 đ - Tổng chi phí nuôi cá trong ruộng lúa: 8.000.000+2.400.000+1.500.000+2.100.000+6.600.000+5.600.000 = 26.200.000 - Tổng thu: 14.400.000 + 19.360.000 = 33.760.000 đ Cụ thể: * Thu từ cá: 1200 kg x 12.000đ = 14.400.000 * Thu từ lúa: 8.800 kg x 2.200 đ = 19.360.000 Trong năm 2006: - Tháng 3 – 10/2006 (nuôi 2 lứa ếch) - Chi phí cụ thể: + Xây bể nuôi ếch và mái che: Gồm 10 bể x 1.000.000 = 10.000.000 đ ( khấu hao 10 năm) 10.000.000 : 10 = 1.000.000 đ + Mua ếch giống: 5.000 con x 1000 = 5.000.000 đ + Sau 4 tháng ương nuôi đạt tỷ lệ sống 60% x 5.000 = 3.000 con + Đạt trọng lượng 0,35 kg/con + Tổng trọng lượng ếch: 3.000 : 0,35 = 1.050kg + Tổng trọng lượng thức ăn (hệ số thức ăn 1,5): 1.050 x 1,5 = 1.575kg + Tiền thức ăn: 1.575 x 7.500 = 11.812.500 đ + Tiền công chăm sóc: 120 x 20.000 = 2.400.000 đ + Tiến thuốc phòng, tiền điên và khấu hao dụng cụ 1.500.000 đ - Tổng chi phí : 5.000.000 + 11.812.500 + 2.400.000 + 1.500.000 + 1.000.000 = 21.712.500 21.712.500 x 2 vụ nuôi = 43.425.000 đ - Tổng thu: 1.050 x 30.000 = 31.500.000 đ 31.500.000 x 2 vụ nuôi = 63.000.000 đ - Tháng 3/ 2005 – 2/2006: + Xây ao nuôi Ba Ba 4 ao x 25.000.000 = 100.000.000 đ (Khấu hao trong 10 năm) 100.000.000 : 10 năm = 10.000.000 đ + Mua giống Ba Ba 4000 con x 1.000 = 40.000.000 đ + Sau 12 tháng ương nuôi đạt tỷ lệ sống 85% x 4000 = 3.400 con + Đạt trọng lượng 0,8kg/con + Tổng trọng lượng Ba Ba: 3.400 x 0.8 = 2.720 kg + Chi phí thức ăn và thuốc phòng cho mỗi kg Ba Ba là 60.000 đ + Tiền thức ăn: 2.720 x 60.000 = 163.200.000 đ + Tiền công chăm sóc: 360 x 20.000 = 7.200.000 đ + Tiến thuốc phòng và khấu hao dụng cụ 7.000.000 đ - Tổng chi phí nuôi Ba Ba: 10.000.000+40.000.000+7.200.000+7.000.000+163.200.000 = 227.400.000 đ - Tổng thu: 2.720 x 130.000 = 353.600.000 đ - Tháng 3/2006 – 8/2006 (nuôi thương phẩm cá Lóc) + Mua giống cá Lóc 4000 con x 1000 = 4.000.000 đ + Sau 3 tháng nuôi đạt tỷ lệ sống 85% x4.000 = 3.400 con + Đạt trọng lượng 0.6kg/ con + Tổng trọng lượng cá: 3.400 x 0,6 = 2.040kg + Tổng trọng lượng thức ăn (hệ số thức ăn 1,4): 2.040 x 1,4 = 2.856kg + Tiền thức ăn: 2.856 x 6.500 = 18.564.000 đ + Tiền công chăm sóc: 300 công x 20.000 = 6.000.000 đ + Tiến thuốc phòng và khấu hao dụng cụ 1.500.000 đ - Tổng chi phí nuôi cá Lóc: 4.000.000 +18.564.000 + 6.000.000 + 1.500.000 = 30.064.000 đ - Tổng thu: 2.040 x 30.000 = 61.200.000 đ - Tháng 9/2005 Chi phí chuyển giao công nghệ sản xuất ếch giống: 15.000.000 đ Năm 2006 sản xuất 100.000 con ếch giống. Thu 80.000.000 đ Từ kết quả đó ta có thể lập bảng tổng kết như sau: Chỉ tiêu Chi phí (đồng) Doanh thu (đồng) Lãi (đồng) Cá Rô phi 24.075.000 31.500.000 7.425.000 Cá lúa 26.200.000 33.760.000 7.560.000 ếch thương phẩm 21.712.500 63.000.000 41.287.500 ếch giống 15.000.000 80.000.000 65.000.000 Baba 227.400.000 353.600.000 126.200.000 Cá Lóc 30.064.000 61.200.000 31.136.000 Tổng 344.451.500 632.060.000 278.608.500 Như vậy trong vòng một năm với mô hình như trên thì tiền lãi thu được là gần 300 triệu, so với việc trồng lúa và chăn nuôi truyền thống trên cùng một đơn vị diện tích ở hộ anh Hoàng Văn Quế xã Hưng Nhân tiền lãi thu được hàng năm chỉ được từ 20 – 40 triệu đồng/năm. Có thể khẳng định hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là rất lớn, huyện Hưng Nguyên trong những năm vừa qua đã có những chuyển đổi đúng hướng, phù hợp đối với nuôi trồng thủy sản. Góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo trên địa bàn cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. 2.3. Một số giống thuỷ đặc sản được nuôi trồng ở huyện. 2.3.1 Mô hình nuôi ếch ở Hưng Xá. Trong những năm vừa qua cùng với phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện, người dân ở xã Hưng Xá cũng không đạt mình ở ngoài cuộc. Trong thời gian vừa qua nuôi trồng thủy sản ở xã rất phát triển, nhất là các loại thuỷ đặc sản, năm 2005 đặc biệt là năm phát triển của phong trào nuôi ếch. Trên toàn xã có tới 52 mô hình nuôi ếch thương phẩm trong đó có tới 35 mô hình kết hợp nuôi ếch thương phẩm với công nghệ nuôi ếch giống, chỉ trong địa bàn xã đã có 2 mô hình trang trại tổng hợp trong đó ếch được coi là loài nuôi chính. Do điều kiện ở địa bàn xã rất phù hợp cho việc nuôi ếch, xã còn là một trong những xã đi đầu khi phong trào nuôi ếch mới phát triển. ếch nuôi được thả với mật độ 30 con/m2, nuôi sau 2,5 tháng là cho thu hoạch. Hiệu quả kinh tế tính trên diện tích 150m2 ở một hộ nuôi ếch trên bàn xã, sau 2,5 tháng nuôi với tổng chi phí (ếch giống, khấu hao vườn mương, thức ăn, thuốc, điện, công chăm sóc,…) là 17,3 triệu, số ếch thương phẩm thu được 3.600 con tổng trọng lượng là 900 kg tỷ lệ sống đạt 80% bán và thu được 25,2 triệu đồng. Như vậy với diện tích 150m2 nuôi trong vòng 2,5 tháng thu lãi 7,9 triệu đồng. Có thể nói ếch là một loài dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện nên ếch trở thành thế mạnh của huyện trong những năm qua và sẽ còn phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. Từ ngày phong trào nuôi ếch xuất hiện và được nhân rộng, đời sống của nhân dân trong xã được cải thiện, có rất nhiều gia đình giàu lên từ ếch. Trong đề án phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện thì Hưng Xá là một trong những xã đầu tiên được xây dựng mô hình thí điểm về công nghệ nhân rộng giống ếch đáp ứng nhu cầu về giống cho khắp địa bàn huyện và các vùng phụ cận. 2.3.2. Nuôi Baba, cá Sấu ở xã Hưng Xuân. Các trang trại nuôi Baba, cá Sấu ở xã Hưng Xuân rất phát triển, thời gian gần đây cá Sấu đưa vào nuôi đã bắt đầu cho thu hoạch, da cá sấu được bán với giá rất cao, một con cá Sấu thu hoạch sau khi nuôi từ 2 – 2,5 năm đạt 11 – 12 kg cho khoảng 2 – 2,5 m2 da/con. Baba cho thu hoạch sau khi nuôi 2 năm đạt 1,5 – 3 kg/con với giá bán từ 180.000 đồng – 230.000 đồng/kg.Trong năm 2005 xã đã xuất bán được hơn 100 con cá Sấu, hơn 10 tấn Baba gai cho các khách sạn, nhà hàng chủ yếu trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng khác về đặt hàng. Hiện nay trong xã có rất nhiều dự án phát triển mô hình nuôi kết hợp cá Sấu và Baba đã xây dựng và đang chờ xét duyệt của huyện, dự tính trong năm 2006 sẽ xây dựng 5 mô hình trang trại nuôi mới, duy trì vị trí tiên phong của xã trong phong trào nuôi hai loại thuỷ đặc sản trên. 3. Đánh giá chung về hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2001 – 2006. 3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân. 3.1.1. Kết quả đạt được. Trong thời gian qua sản xuất nuôi trồng thủy sản liên tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng thủy sản đạt cao, năm sau cao hơn năm trước và bình quân hàng năm đạt 75,6%, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng trưởng theo nghị quyết đại hội đề ra trong năm 2005 là 15,4% đạt 32% tăng 16,4%). Khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nuôi trồng thủy sản, nhất là trong việc đưa các loại giống mới, giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nuôi trồng như cá Rô phi đơn tính, cá Chép lai V1, Baba, ếch và các loại thuỷ đặc sản khác,…, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản phẩm cho nông dân. Hệ thống ao hồ ương nuôi cá giống, nuôi cá chuyên canh, vùng diện tích nuôi cá xen lúa, kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản được quan tâm đầu tư thích đáng tạo điều cho nuôi trồng thủy sản phát triển đạt hiệu quả cao (vốn đầu tư xây dựng 5.900 triệu đồng trong đó vốn ngân sách đầu tư 3.400 triệu đồng). - Nuôi trồng thủy sản có sự chuyển biến tích cực đúng hướng, tập trung đi vào chiều sâu, tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng (Đến năm 2005 diện tích nuôi trồng đạt 1.500 ha tăng 778 ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 3030 tấn tăng 2114 tấn, giá trị tổng sản lượng đạt 45,1 tỷ đồng tăng 20,1 tỷ so với năm 2002). Tỷ trọng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tổng giá trị kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng đạt tương đối cao và có chiều hướng tăng dần và đến năm 2004 tỷ trọng giá trị kinh tế thủy sản chiếm 12,3% tăng 10,9% so với năm 2000. Đã hình thành được nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp như ở các xã Hưng Lợi, Hưng Thịnh,…, và đã xuất hiện nhiều hộ nông dân, nhiều mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản tiêu biểu như ông Nguyễn Văn Thao ở Hưng Xuân, ông Phan Văn Dương ở Hưng Đạo,…. - Về hoạt động nuôi trồng cụ thể trên địa bàn huyện. + Nuôi cá chuyên canh: cá truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển, ao hồ được cải tạo, nâng cấp, nhân dân từng bước đã chuyển hướng mạnh dạn đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng đạt cao hơn so với những năm trước đây. Về nuôi cá Rô phi đơn tính thực hiện chương trình nuôi cá Rô phi xuất khẩu của Tỉnh triển khai. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhất định nhưng bước đầu đã đạt kết quả tương đối cao, diện tích nuôi trồng đạt 50 ha, năng suất đạt 4 tấn/ha (năm 2005). + Cá giống: đã đầu tư và đưa vào sử dụng trại cá giống cấp 1 tại thị trấn Hưng Nguyên. Việc ương nuôi cá giống của nhân dân đã được quan tâm và chú trọng hơn, toàn huyện có năm trại ương cá giống và có khoảng 75 ha diện tích ao hồ ương nuôi các loại cá giống trong nhân dân đáp ứng được khoảng 60 – 70% nhu cầu con giống có chất lượng cho nhân dân. + Nuôi các loại thuỷ đặc sản như Baba, ếch, cá Lóc cho thấy rõ hiệu quả kinh tế mang lại và đang được nhân ra trên diện rộng. + Nuôi cá trong ruộng lúa: diện tích nuôi cá ruộng lúa trong những năm qua tăng mạnh năm 2005 đạt 930 ha tăng hơn so với năm 2002 là 543 ha, đạt 103% so với kế hoạch. Phong trào nuôi cá vụ 3 đã phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện năm 2005 đạt 500 ha. - Công tác khuyến ngư và hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong những năm qua đã có nhiều phát triển vượt bậc. Đã hình thành và đưa vào sử dụng mạng lưới cán bộ làm công tác khuyến ngư từ huyện đến xã, mạng lưới này hàng năm được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được quan tâm chú trọng và thường xuyên hơn, hàng năm trạm khuyến nông đã tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ; bà con nông dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (kỹ thuật nuôi cá ao thâm canh, kỹ thuật nuôi cá Rô phi đơn tính, kỹ thuật nuôi cá ruộng lúa, kỹ thuật nuôi cá vụ ba, kỹ thuật nuôi các loại thuỷ đặc sản, các biên pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá…). Thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cho các đơn vị xã, thị trấn. - Tình hình thực hiện các chương trình dự án: Dự án Sufa được triển khai ở 9 xã trên địa bàn huyện, các xã thuộc dự án thành lập được 44 tổ, nhóm nuôi cá với 651 thành viên tham gia. Các tổ, nhóm này hàng tháng được cán bộ khuyến ngư tập huấn kỹ thuật thường xuyên, trở thành những nhóm nuôi các nòng cốt ở các xã có tác động lớn đến phong trào nuôi cá ở địa phương. Chương trình 224 là chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản bao gồm quy hoạch, thiết kế, đào đắp hệ thống ao hồ với diện tích 263 ha. - Xây dựng cơ sở hạ tầng: nâng cấp trại cá giống cấp 2 của huyện thành trại cá giống cấp 1 với giá trị xây dựng toàn bộ trại cả hai đợt trên 1 tỷ đồng, hiện đang đưa vào sử dung ương nuôi cá giống phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn huyện. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp đặc biệt là hệ thống ao hồ, kênh mương thuỷ lợi đã được quy hoạch thiết kế phù hợp và được nhân dân đầu tư xây dưng kiên cố, trong những năm qua số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản là hàng chục tỷ đồng mà chủ yếu là huy động từ nội lực của nhân dân. - Các chính sách: thực hiện có hiệu quả các chính sách từ năm 2001 – 2006 bao gồm các chính sách: Quyết định số 31/2003/QĐ - UB ngày 18/2/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về hỗ trợ giá giống một lần với mức 30% giá giống theo thời điểm đối với diện tích mới phát triển cho các hình thức nuôi cá xen lúa, nuôi cá Rô phi xuất khẩu; Huyện hỗ trợ 500.000 đồng/tấn cá giống được lưu giữ trong dân để thả nuôi cá vụ 3 trong năm 2003; Quyết định số 25/2004/QĐ - UB ngày 16/11/2004 của UBND huyện Hưng Nguyên về phát triển kinh tế xã hội; Quyết định số 22/2005/QĐ - UB ngày 21/02/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về phát triển thủy sản. 3.1.2. Nguyên nhân đạt kết quả. Hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong những năm vừa qua trên địa bàn Huyện đã tạo động lực thúc đẩy rất lớn đến việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nhận thức được hiệu quả và tiềm năng của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, người dân trên địa bàn Huyện đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng, nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, tích cực mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó lãnh đạo Huyện đã xác định rõ mũi kinh tế thủy sản là lợi thế tiềm năng của một huyện sâu trũng và đã có các chủ trương, giải pháp phù hợp như: Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã có nghị quyết số 02 NQ/HU ngỳa 02/01/2002, BTV huyện uỷ có chủ trương duyệt kế hoạch và có kết luận số 60 KL/HU về quy hoạch phát triển và chỉ thị về công tác phát triển thủy sản. Hàng năm UBND huyện đã tổ chức đánh giá, tổng kết công tác phát triển nuôi trồng thủy sản năm trước và triển khai nhiệm vụ nuôi trồng thủy sản năm sau một cách cụ thể, sát đúng và phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành, các đoàn thể từ huyện xuống cơ sở trong lĩnh vực phát triển kinh tế thủy sản đã được đổi mới và tăng cường, sâu sát, cụ thể và có hiệu quả hơn, đồng thời huy động được nguồn lực của người dân để không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản. Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh, Huyện về quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ cho phát triển nuôi trồng thủy sản là những yếu tố tác động, khuyến khích người dân đầu tư phát triển kinh tế thủy sản đúng hướng và đạt hiệu quả ngày càng cao. Và việc phát triển nuôi trồng thủy sản cũng là nội dung chuyển đổi thiết thực sát với thực tế, phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp và thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. 3.2. Tồn tại và nguyên nhân. 3.2.1. Tồn tại. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế: Công tác xây dựng quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây con, đang phát triển một cách tự phát. Diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của huyện nhà, ao hồ nuôi cá chuyên canh còn manh mún, nhỏ lẻ chưa tập trung thành vùng nuôi lớn, các vùng diện tích sông cụt, hồ đập nước ở một số xã, thị trấn chưa được tận dụng phát huy để đưa vào nuôi trồng. Năng suất, sản lượng còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, nhân dân còn nuôi trồng theo hướng quản canh và chưa chú trọng đầu tư thâm canh. Sản phẩm nuôi trồng thủy sản chủ yếu để phục vụ cho đời sống nhân dân trong Huyện, chưa trở thành hàng hoá lớn và chưa có xuất khẩu. Chương trình nuôi tôm xuất khẩu trong đề án chưa thực hiện được. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đúng mức, nhất là hệ thống kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho công tác tưới tiêu chưa đảm bảo kỹ thuật. Việc nuôi cá Rô phi đơn tính chủ yếu là nuôi xen với các loại cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn trong địa bàn nông thôn chưa dám đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp. Môi trường sinh thái chưa đảm bảo nhất là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ sâu bệnh còn tự do, tuỳ tiện, việc sử dụng kích điện đánh bắt tôm cá vẫn còn xảy ra,…, gây ảnh hưởng đáng kể đến phong trào nuôi trồng thủy sản. Để nuôi trồng thủy sản phát triển và thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế của Huyện thì cần phải có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế, xoá bỏ những tồn tại, đảm bảo môi trường tốt cho nuôi trồng thủy sản phát triển. 3.2.2. Nguyên nhân. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện còn những tồn tại là do những nguyên nhân sau: - Số lượng con giống cũng như chất lượng giống chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển và nhu cầu của người nuôi. Nguồn tôm giống cũng như cơ sở hạ tầng ao hồ chưa đảm bảo cho nên chương trình nuôi tôm xuất khẩu chưa thực hiện được. - Cán bộ lãnh đạo một số xã chưa xác định rõ kinh tế thủy sản là kinh tế mũi nhọn do vậy tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa kiên quyết, thiếu cụ thể, nhân dân chậm đổi mới, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nuôi trồng thủy sản chưa mạnh. - Các xã, thị trấn đã xây dựng được đề án phát triển nuôi trồng thủy sản song công tác lập quy hoạch chưa khoa học, chưa có chiến lược lâu dài, nhất là hệ thống kênh mương tưới tiêu thuỷ lợi chưa đảm bảo. - Công tác quản lý nhà nước về thủy sản ở nhiều cơ sở chưa được chú trọng, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến ngư còn yếu nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản. Còn nhiều những tồn tại và nguyên nhân nhưng việc nuôi trồng thủy sản ở Hưng Nguyên cũng đã có những kết quả rất đáng khích lệ. Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, người dân cần có những giải pháp khắc phục nhược điểm, phát huy những lợi thế, đưa phong trào nuôi trồng thủy sản ở Huyện ngày càng được mở rộng và phát triển bền vững hơn, manh lại hiệu quả cao hơn nữa. Phần 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên. 1. Phương hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên. 1.1. Chủ trương chính sách của Hưng Nguyên trong việc đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010. Huyện xác định rõ mũi kinh tế thủy sản là lợi thế tiềm năng của một huyện sâu trũng và đã có các chủ trương, chính sách phù hợp để đẩy mạnh phát triển phong trào nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được lợi thế tiềm năng nhưng Huyện cũng xác định được phong trào nuôi trồng thủy sản ở Huyện chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, nuôi trồng còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún,…. Trong quyết định số 22/2006/QĐ - UB ngày 21/2/2006 của UBND huyện Hưng Nguyên về phát triển kinh tế – xã hội huyện giai đoạn 2006 – 2010 đã xác định rõ: “Phát huy tiềm năng vốn có, tận dụng các nguồn lực một cách tối đa để phát triển kinh tế – xã hội của Huyện, đưa nền kinh tế của Huyện phát triển lên một tầm cao mới”. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của Huyện, ở đại hội Đảng bộ Huyện năm 2006 đã đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2010: “ sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đạt 7.525 tấn, diện tích nuôi trồng đạt 2500 ha, tổng giá trị sản xuất đạt 112.875 triệu đồng chiếm tỷ trọng trong nông nghiệp là 22%, trong tổng giá trị sản xuất kinh tế chung là 6,7%”. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện năm 2006 về vấn đề nuôi trồng thủy sản, Huyện đã thành lập ban quản lý dự án để tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện giai đoạn 2006 – 2010. 1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên đến năm 2010. 1.2.1. Về phương hướng. Phương hướng chung cho giai đoạn 2006 – 2010 là: Tiếp tục đẩy nhanh phong trào nuôi trồng thủy sản trên các loại hình mặt nước, mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, từng bước xây dựng hình thành các vùng nuôi lớn và tập trung vào một số giống chủ yếu có giá trị kinh tế cao. Nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường mới, phục vụ tốt thị trường truyền thống đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nuôi trồng. Đồng thời phát triển ngành công nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao. 1.2.2. Về mục tiêu. - Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường. - Quy hoạch các vùng nuôi tập trung tạo nguyên liệu cho xuất khẩu. Dự kiến phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích nuôi trồng thủy sản từ 1500 ha (2005) lên 2500 ha (2010), sản lượng thủy sản đạt 7.525 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt 112.875 triệu đồng chiếm tỷ trọng trong nông nghiệp là 22%; trong tổng giá trị sản xuất kinh tế chung là 6,7%. Bảng 14- Mục tiêu cụ thể qua các năm ( 2006 – 2010) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Giá trị sản xuất Tr.đồng 54.080 57.697 76.155 91.755 112.875 - Giá trị khai thác Tr.đồng 1.280 1.380 1.500 1.725 1.875 - Giá trị nuôi trồng Tr.đồng 52.800 56.587 74.655 90.030 111.000 2.Tổng sản lượng thủy sản Tấn 3.380 3.864 5.077 6.117 7.525 -SL khai thác nội địa Tấn 80 92 100 115 125 -Sản lượng nuôi trồng Tấn 3.300 3.772 4.977 6.002 7.400 3.Diện tích nuôi cá nước ngọt Ha 1.550 1.780 2.050 2.230 2.500 -Chuyên canh Ha 590 810 1.070 1.240 1.500 T.đó:+Rôphi đơn tính XK Ha 65 85 140 180 200 +Nuôi tôm Ha - - - - 10 - Nuôi cá lúa Ha 960 970 980 990 1.000 T.đó:+cá xen lúa Ha 440 445 450 455 460 +cá vụ 3 Ha 520 525 530 535 540 Nuôi lồng trên sông Chiếc 16 20 20 22 22 (Nguồn tư liệu: Phòng kế hoạch huyện Hưng nguyên). - Khai thác, đưa vào sử dụng có hiệu quả các vùng diện tích ao hồ, đập nước, sông lớn, sông cụt, ruộng thấp trũng,…. Đồng thời phát triển các hình thức nuôi, phương pháp nuôi tạo điều kiện tăng năng suất nuôi trồng, tăng nhanh khối lượng sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích. - Phát triển các mô hình nuôi đặc sản, đa dạng hóa các đối tượng nuôi chú trọng các loài cá mới có chất lượng kinh tế cao như Rô phi đơn tính và các loài thủy đặc sản như ếch, Baba, cá Sấu,…. - Phát triển và xây dựng các loại hình nuôi trồng thủy sản đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại kết hợp thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi (lợn, vịt). - Huyện có những chính sách hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý giúp cho người dân nắm bắt và hiểu biết hơn về nuôi trồng thủy sản, như các chính sách hỗ trợ về giống, thức ăn,…, các chương trình giảng dạy về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc con giống sẽ được nâng cao về số lượng buổi dạy cũng như chất lượng. 2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên. 2.1. Giải pháp về kinh tế – kỹ thuật. 2.1.1. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản. Để nuôi trồng thủy sản phát triển và trở thành mũi nhọn kinh tế của Huyện, đưa lại hiệu quả về kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân thì điều kiện cơ sở vật chất để phát triển nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng và cần thiết, đóng vai trò là điều kiện tiền đề cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện. - Xây dựng hệ thống cống thoát nước, hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu hợp lý. Hưng Nguyên là một huyện có địa hình thấp trũng, lượng mưa hàng năm tương đối lớn và hệ thống sông ngòi dày đặc nên thường xảy ra lũ lụt, nước tràn ao. Chính vì vậy phải có hệ thống cống thoát nước để kịp thời xử lý khi có trở ngại xảy ra, đảm bảo môi trường nuôi trồng ổn định cho người dân. Đồng thời hệ thống tưới tiêu hợp lý cần được quan tâm, xây dựng đầy đủ, đồng bộ phục vụ cho hoạt động nuôi trồng cung cấp nước cho các ao nuôi khi tổ chức các hoạt động thay nước; thu hoạch; làm ao mới. Việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước, kênh mương cần được sự quan tâm thích hợp của các cấp chính quyền, ủng hộ của các chương trình dự án và sự góp sức của chính người dân. Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi được xây dựng và đưa vào sử dụng, chủ yếu là từ các chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, hỗ trợ từ các chương trình dự án. - Triển khai thực hiện chương trình dự án 224 đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện bao gồm quy hoạch, thiết kế, đào đắp hệ thống ao hồ phục vụ hoạt động nuôi trồng. - Tiếp tục chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi. Đặc biệt quan tâm xây dựng vùng nuôi cá Rô phi đơn tính xuất khẩu, ương nuôi cá giống và các mô hình trang trại thủy sản, nâng cấp ao hồ. - Các hộ gia đình có diện tích nuôi trồng thủy sản có thể liên kết thành các tổ hợp tác chủ động mua máy bơm, để chủ động hơn trong quá trình bơm nước phục vụ hoạt động nuôi trồng. - Khuyến khích người dân tự bỏ vốn để cải tạo ao hồ, đầm nuôi phục vụ cho sản xuất, tổ chức các buổi học về cách làm sạch ao, hồ phù hợp với từng đối tượng nuôi trồng. - Kết hợp sự hỗ trợ của Huyện với nỗ lực của người dân, tổ chức xây dựng các công trình phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vì điều kiện về nguồn vốn nên để sử dụng có hiệu quả, các công trình cần được xây dựng một cách hợp lý, có kế hoạch cụ thể, có trọng điểm, dứt điểm và đồng bộ. Đưa vào sử dụng có hiệu quả, nâng cao năng suất nuôi trồng. 2.1.2. Giải pháp về công tác quy hoạch. -Hướng dẫn các xã, thị trấn quy hoạch các vùng diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản theo những tiêu chí sau: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có quy mô mỗi vùng từ 5 ha trở lên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đầu tư phát triển, tập trung chú ý vào những vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả và nằm sát hai bên hệ thống thủy lợi. Tốt nhất chuyển đổi những vùng đắp bờ tạo ao hạn chế tối đa việc đào ruộng thành ao. - Để việc nuôi trồng thủy sản được phát triển một cách đồng bộ, tập trung cần có sự quy hoạch phù hợp về diện tích nuôi trồng, diện tích nuôi trồng tập trung sẽ có lợi trong việc xác định đối tượng nuôi trồng hợp lý, tận dụng nguồn nước, nguồn thức ăn; các biện pháp kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh được áp dụng trên diện rộng, có hiệu quả hơn. Mặt khác còn là giải pháp nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khi công tác quy hoạch phù hợp các diện tích mặt nước trồng lúa kém hiệu quả được đưa vào làm diện tích nuôi trồng. - Công tác quy hoạch phải được xây dựng trên những chỉ tiêu cụ thể phù hợp, tiến hành quy hoạch hợp lý, đồng bộ tránh những bất cập trong khi quy hoạch như: quy hoạch không đồng đều giữa các vùng, có những diện tích phù hợp cho việc nuôi trồng lại không được quy hoạch đưa vào diện tích nuôi trồng. - Phòng NN & PTNT, Trạm khuyến nông có trách nhiệm hướng dẫn các xã, thị trấn quy hoạch các vùng diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản, quy hoạch hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo tưới tiêu hợp lý theo những tiêu chí : + Đối với những vùng để đầu tư nuôi cá chuyên canh: Phải là những vùng có nguồn nước tưới tiêu chủ động, mỗi ao nuôi có diện tích từ 1500 m2 trở lên; những vùng nuôi cá thâm canh có độ sâu từ 1,5 – 2 m. + Đối với những vùng nuôi cá xen trồng lúa: Phải là những vùng có nguồn nước tưới tiêu chủ động, diện tích ruộng để nuôi cá nên có diện tích từ 2000 m2 trở lên. Diện tích hệ thống mương, chuôm trong ruộng chiếm không quá 20% diện tích ruộng. + Đối với những vùng nuôi cá vụ 3 (vụ đông): Nên tận dụng những vùng đã có các bờ bao xung quanh cao có diện tích ruộng từ 0,5 ha đến 2 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Chép, cá Trắm, kích cỡ cá thả từ 8 – 15 con/kg. + Riêng các xã ven sông Lam, các xã có hồ chứa nước lớn cần có quy hoạch vùng nuôi cá lồng tập trung. - Các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo xây dựng đựoc quy hoạch vùng nuôi thủy sản một cách cụ thể, đúng quy trình. ở các vùng quy hoạch nuôi thủy sản đã được Huyện phê duyệt các xã, thị trấn đẩy nhanh công tác chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản. - Sau khi có quy hoạch của các xã, thị trấn tập hợp để xây dựng lên bản đồ quy hoạch tổng thể vùng nuôi trồng thủy sản toàn Huyện. 2.1.3. Giải pháp về giống. Nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đối tượng nuôi trồng là những loài cá truyền thống chủ yếu có từ rất lâu đời. Nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu về chuyển đổi trong nuôi trồng thủy sản tăng mạnh nên nhu cầu về con giống là rất lớn. Hầu hết giống các loài thủy đặc sản đều phải nhập từ nơi khác về, vì vậy giải pháp về phát triển con giống là rất quan trọng. Cần có các giải pháp như: - Hoàn thiện và đưa vào khai thác hiệu quả trại giống cấp một của huyện. Nâng cấp trại cá giống cấp hai của Huyện thành trại cá giống cấp một và đưa vào khai thác. - Phát huy diện tích nuôi cá giống ở ngay địa bàn thị trấn. - Hướng dẫn người dân quan tâm và đầu tư nuôi ươm các loại cá giống có chất lượng cao như Rô phi đơn tính, Chim trắng, Chép hung,…. Đặc biệt chú trọng các khâu kỹ thuật trong nuôi ươm. - Cân đối nhu cầu giống thủy sản phục vụ nuôi trồng trên địa bàn huyện năm 2010: + Nhu cầu cá Rô phi: 4 triệu con. + Nhu cầu cá giống truyền thống: 14 triệu con. + Nhu cầu các loại thủy đặc sản khác: 0,1 triệu con. Trên cơ sở cân đối nhu cầu giống, lĩnh vực sản xuất giống cần: + Từng bước thực hiện xã hội hóa sản xuất giống thủy sản truyền thống, trên cơ sở phát triển nhanh hệ thống ươm cá giống C2, C3 để từng bước phục vụ tốt chương trình nuôi cá - lúa. Phát triển một số trại sản xuất giống cá Rô phi đơn tính thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư. + Làm tốt công tác tiếp thị đối với các loại giống đặc sản (chuyển từ nơi khác đến) tiến tới thử nghiệm cho sản xuất ở địa phương. + Phối hợp với trường Đại học Vinh để phát huy có hiệu quả trại cá giống ở thị trấn Hưng Nguyên và hình thành vùng ươm nuôi giống cá tập trung mỗi vùng có diện tích ít nhất từ 2 – 5 ha tại thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Long, Hưng Lợi, Hưng Châu, Hưng Tây. 2.1.4. Giải pháp về thức ăn. Phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích nuôi trồng nghĩa là lượng thủy sản được nuôi trồng ở Huyện tăng lên nhanh chóng, lượng thức ăn cần cho hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng theo đó mà tăng lên, đặt ra vấn đề cấp thiết về lượng thức ăn phục vu nuôi trồng thủy sản khi ở Hưng Nguyên không cá nhà máy chế biến thức ăn nào. Để đáp ứng đủ lượng thức ăn Huyện cần có những giải pháp cụ thể: - Kết hợp nuôi trồng thủy sản với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cỏ nhằm tận dụng khai thác triệt để diện tích bờ ao, ruộng, sản phẩm phụ của chăn nuôi,…, tạo nguồn thức ăn cho động vật thủy sản. - Phối hợp với nhà máy chế biến thức ăn thủy sản mở các đại lý cung cấp thức ăn cho các hộ nuôi trồng thủy sản. - Trong tương lai Huyện có chủ trương khuyến khích việc mở nhà máy chế biến thức ăn thủy sản trên địa bàn với những chính sách ưu đãi nhất định. 2.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ. Người nuôi trồng thủy sản ở Hưng Nguyên chủ yếu là tự mày mò, tìm hiểu qua sách vở, kinh nghiệm của những người đi trước để thực hiện hoạt động nuôi trồng, chủ yếu là sử dụng phương pháp nuôi thủ công truyền thống. Khi phát triển nuôi trồng thủy sản ở tầm cao hơn và trở thành mũi nhọn kinh tế, thì không thể chỉ sử dụng các biện pháp kỹ thuật truyền thống mà còn phải áp dụng những công nghệ mới, mang lại năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn. Muốn vậy cần phải có giải pháp phù hợp để phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Thành lập ban tổ chức về khoa học công nghệ để tìm hiểu, hướng dẫn người dân áp dụng những phương pháp nuôi tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững. - Tổ chức đào tạo truyền đạt kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản thông qua các đợt tập huấn, tham quan. - Triển khai các chương trình dự án phát triển khoa hoc kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện một cách đồng bộ, sát thực. 2.1.6. Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh. Tình hình dich bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có thể do những nguyên nhân khách quan về mùa vụ, tình hình thời tiết, cũng có thể là yếu tố chủ quan. Nhưng để nuôi trồng phát triển có hiệu quả thì cần có những biện pháp để khắc phục tình hình dịch bệnh. Nắm rõ nguyên nhân và những bệnh thường xảy ra để có biện pháp phòng ngừa cụ thể, nguyên nhân gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản thường là do nguồn nước, con giống không đảm bảo. vì vậy trong quá trình nuôi trồng cần có những hướng dẫn người dân xử lý ao hồ trước lúc nuôi trồng một cách cụ thể, như việc xử lý nguồn nước; làm sạch ao trước khi bơm nước,…, để hạn chế các mầm bệnh trong ao hồ, nguồn nước. Có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ con giống trước khi thả xuống ao, có thể chỉ một số rất nhỏ trong ao nuôi mắc bệnh cá thể sẽ lây ra cả ao vì vậy trong quá trình kiểm tra con giống không thể qua loa đại khái, cần kiểm tra từng con một, sau khi đã kiểm tra mới cho thả xuống ao nuôi. Trong quá trình nuôi lượng thức ăn cũng có thể gây bệnh cho thủy sản, không được cho quá nhiều thức ăn làm cho dư thừa thức ăn, vừa lãng phí vừa tạo nên mầm bệnh. Thức ăn phải được sử dụng vừa đủ, tránh việc dư thừa gây ô nhiễm nước. Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông dân sử dụng đúng các loại thuốc, hóa chất để phòng trừ có hiệu quả tránh dịch bệnh lây lan. Công tác quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền và người dân. Khi phát hiện ra bệnh người dân cần thông báo ngay cho cán bộ khuyến ngư, để có những biện pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời Huyện phải có kế hoạch mở các lớp hướng dẫn về tình hình dịch bệnh và phương pháp phòng ngừa cho người dân. 2.1.7.Giải pháp về công tác khuyến ngư. Công tác khuyến ngư rất quan trọng đối với việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm tiếp theo khuyến ngư của huyện cần có những giải pháp tích cực góp phần vào sự phát triển của hoạt động thủy sản trên toàn Huyện. - Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ Huyện, để có thể giảng dạy hiệu quả cho người dân và có những kế hoạch cụ thể cho sự phát triển nuôi trồng thì cán bộ trước tiên phải giỏi, phải được cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, liên tục. Có những biện pháp củng cố hệ thống cán bộ làm công tác khuyến ngư từ huyện đến xã, thị trấn để đảm bảo tính kế hoạch và đồng bộ trong quá trình hoạt động. - Tổ chức đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho cán bộ và cho người dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển. - Xây dựng, in ấn các loại tài kiệu kỹ thuật nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm tình hình của Huyện với nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu gắn liền với thực tế. - Đổi mới phương pháp tập huấn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, sâu sát với bà con nông dân nhất là các phương thức đối thoại trực tiếp, hội thảo đầu bờ, tham quan học tập kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài Tỉnh. - Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thu được từ các mô hình kinh tế thủy sản có hiệu quả và có thu nhập cao. - Quan tâm xây dựng các mô hình trình diễn, các mô hình điểm để từ đó phát triển, nhân ra diện rộng trên địa bàn các xã, đặc biệt chú trọng đầu tư vào các mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính xuất khẩu, mô hình nuôi cá lồng, nuôi cá lóc, nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao. - Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông đân sử dụng đúng các loại thuốc, hóa chất để phòng trừ có hiệu quả và tránh dịch bệnh lây lan. - Hình thành các hội nghề các ở các xã trọng điểm về nuôi trồng thủy sản. 2.1.8. Giải pháp về thị trường. Nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản ngày càng được mở rộng nhưng để phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện thực sự phát triển vững mạnh hơn nữa thì cần phải có những giải pháp để mở rộng và ổn định thị trường hơn nữa để đảm bảo cầu về các sản phẩm thủy sản, tạo điều kiện cho người dân an tâm đầu tư sản xuất. Biện pháp để mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thủy sản ở Hưng Nguyên là: - Nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi trồng, thực hiện tốt quy trình nuôi cá sạch, chỉ đạo phát triển những đối tượng nuôi trồng có giá trị, nhất là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Tổ chức các hoạt động điều tra về nhu cầu thị trường, nắm rõ các yêu cầu cũng như mong muốn hiện tại của người tiêu dùng, dự báo nhu cầu trong tương lai. Từ đó biết được mình phải tiêu thụ sản phẩm tạo ra ở đâu? và tiêu thụ như thế nào? cũng như biết được khả năng phải chuyển đổi cơ cấu về đối tượng nuôi trồng ra sao để phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm diễn ra suôn sẻ. Đồng thời Huyện cũng cần có các biện pháp hỗ trợ đầu ra phù hợp, tránh người nuôi trồng bị ép bán với giá dưới mức đáng được nhận. - Thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên toàn Huyện, các vùng lân cận, mở rộng tìm kiếm, khai thác các thị trường mới. Tổ chức cung cấp hàng hóa cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Cung chỉ phát triển khi nhận biết được sự phát triển và ổn định của cầu. Vì vậy những biện pháp phát triển thị trường cho các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của Huyện rất quan trọng, cần được hướng dẫn và thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. 2.1.9. Giải pháp về vốn. Đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên trong giai đoạn 2006 – 2010 thì lượng vốn cần để đầu tư là rất lớn, cần phải có những biện pháp phù hợp để huy động, quản lý tốt nguồn vốn phục vụ sản xuất. - Trong quá trình huy động cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Tỉnh một cách nhanh chóng, triệt để góp phần bổ sung vào nguồn vốn hỗ trợ của huyện. Thông qua những chính sách về hỗ trợ đầu tư, chính sách phát triển sản xuất để huy động nguồn vốn trong dân, trong các tổ chức kinh tế đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. - Tổ chức các hoạt động, kêu gọi nguồn vốn còn đang nhàn rỗi trong dân, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, chủ đầu tư. Cùng với các hoạt động trợ giúp nhân dân huy động vốn vay từ Ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện về nguồn vốn cho người dân bắt đầu và mở rộng sản xuất. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng nhỏ của các dự án (dự án Sufa cho các hộ nghèo). - Nguồn vốn huy động được thì cần phải có kế hoạch sử dụng một cách chi tiết, đầy đủ, sử dụng đúng vào những việc thiết thực phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản như việc xây dựng hệ thống kênh mương; đầu tư cho phát triển công tác khuyến ngư; đầu tư cho các trại giống; thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người nuôi trồng. Tránh những hoạt động đầu tư không đúng mục đích và không có tính hiệu quả. 2.2. Giải pháp về chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản. 2.2.1. Giải pháp về diện tích đất mặt nước. Khi phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thì vấn đề về diện tích đất sử dụng cho việc nuôi trồng cũng phát triển theo những chiều hướng khác nhau. Một phần diện tích được đưa vào quy hoạch nuôi trồng hợp lý và đưa lại hiệu quả cao, một phần do chưa nhận thức được về yêu cầu nuôi trồng nên chuyển đổi đưa vào hoạt động nuôi trồng một cách tùy tiện gây ra không ít những rắc rối trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa việc nhận thầu đất phát triển nuôi trồng và đất đã được cấp sổ đỏ. Khi nhận thầu diện tích đất nuôi trồng thì diện tích đó có thể quá nhỏ so với yêu cầu nhưng không thể mở rộng vì những diện tích đất xung quanh đã được cấp sổ và rất khó để thương lượng. Vì vậy cần phải có những giải pháp về diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng phù hợp để phát triển. Cụ thể đó là việc đề ra và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách và quan điểm dồn điền đổi thửa, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân được nhận thầu, nhận khoán, giao đất ổn định lâu dài để yên tâm sản xuất, kinh doanh. - Thực hiện các giải pháp quy hoạch một cách đồng bộ, có kế hoạch. 2.2.1. Giải pháp về hỗ trợ đầu tư. - Về quy hoạch: hỗ trợ kinh phí quy hoạch thủy sản mỗi đơn vị từ 10 – 15 triệu đồng. - Về đất đai: hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chuyển đổi diên tích đất hoang hóa, đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản chuyên canh nằm trong vùng quy hoạch một lần với mức 2 triệu đồng/ ha. - Về vốn: ưu tiên các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản được vay các nguồn vốn ưu đãi như vốn giải quyêt việc làm để đầu tư vào sản xuất khi có đề án khả thi. - Về con giống: hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống trong vùng quy hoạch với quy mô 10 vạn con giống trở lên. + Đối với trại sản xuất giống cá truyền thống (Trắm cỏ, Trôi, Mè, Chép,…) được hỗ trợ một lần 5 triệu đồng/trại. + Đối với trại sản xuất cá Rô phi giống, các loại thủy đặc sản giống được hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/trại. - Về các mô hình nuôi trồng thủy sản: + Hỗ trợ mô hình nuôi Baba, ếch, Lươn,…, tối đa 30% giá giống nhưng không quá 5 triệu đồng/mô hình. + Hỗ trợ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân 50 triệu đồng/ha để đầu tư cho mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính xuất khẩu với diện tích 0,5 ha trở lên và đạt năng suất 10 tấn/ ha (Huyện sẽ chịu lãi suất tiền vay cho một chu kỳ 6 tháng). - Về khen thưởng: các xã, thị trấn có diện nuôi cá vụ 3 vượt chỉ tiêu kế hoạch giao được thưởng 100.000 đồng/ha (đối với diện tích vượt). Kết Luận và Kiến Nghị Nuôi trồng thủy sản phát triển ở huyện Hưng Nguyên đã mang lại những hiệu quả rất lớn đối với cuộc sống của người dân trên địa bàn. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản phát triển trên khắp cả nước đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế. So với trồng lúa, làm muối, các hoạt động khác thì nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần, góp phần xoá đối giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Nuôi trồng thủy sản tận dụng được những diện tích đất không sử dụng được cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất không có hiệu quả, tạo điều kiện để phát triển cho các vùng, miền. Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống cho nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Ngoài ra nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao trình độ tổ chức và quản lý kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Thông qua đó cơ cấu dân số, cách nghĩ, cách làm và lối sống của người dân sẽ thay đổi theo hướng tiếp cận nhanh hơn với nên kinh tế thi trường và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất trình độ cao. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Hưng Nguyên cũng không đứng ngoài cuộc, trong những năm vừa qua nuôi trồng thủy sản ở huyện cũng rất phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ. Song hiệu quả thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thật sự của huyện, và vẫn còn rất nhiều bất cập. Để nuôi trồng thủy sản ở huyện phát triển thật sự phát huy hết tiềm năng, trở thành mũi nhọn kinh tế của vùng, trong thời gian tới huyện cần có những chính sách cụ thể hơn nữa trong việc khuyến khích phát triển hoạt động nuôi trồng, ngoài ra cần có biện pháp nâng cao nhận thức của người dân về nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tỉnh trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa bàn Huyện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36579.doc
Tài liệu liên quan