Luận văn Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông

Làng nghề truyền thống ở nước ta có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương như Làng nghề Vạn Phúc, trong những năm qua làng nghề truyền thống lụa tơ tằm đã góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội của địa phương. Mỗi năm, làng nghề đã tạo được công ăn việc làm ổn định và góp phần làm tăng thu nhập cho hơn một nghìn lao động ở địa phương và một số lao động từ các tỉnh khác, địa phương khác. Các sản phẩm tơ tằm do làng nghề Vạn Phúc làm ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu và sản phẩm này đã kết hợp được một cách hài hòa kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại (các máy dệt bán tự động).

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó họ quay tay trục và tiến chập các sợi tơ đã được đánh ống theo yêu cầu của người thuê. Cả công đoạn này hết thời gian như sau: Biểu 11: Công và tiền công mắc 1 trục mắc (tương đương 480 mét khổ dọc) để dệt các loại vải trong năm 2003. Chỉ tiêu ĐVT Lụa hoa thường Lụa hoa cao cấp Satanh thường Satanh cao cấp Tapta 1. Công mắc Công 3,75 4,4 5,5 6,8 7,7 2. Tiền công 1000 80 95 120 150 170 3. (2/1) 1000 21,3 21,6 21,8 22,1 22,1 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra). Nhìn vào bảng biểu có thể thấy rằng: Với thời gian bình quân một ngày họ làm 12 giờ thì thu nhập của họ là tương đối khá. Tóm lại, với sự phát triển của nghề dệt lụa năm qua, đã đem lại cho các hộ mắc trục thu nhập khá và ổn định quanh năm. Nếu như trong những năm tới, nghề dệt truyền thống nơi đây càng phát triển thì các hộ mắc trục sẽ có công việc ổn định hơn và có thể thu hút được một số lao động ngành nghề khác, lao động chưa có việc làm vào làm. Nâng cao mức sống của cả làng, khi đó tính hiệu quả của việc phát triển làng nghề truyền thống lại càng tăng cao. 4.2.2. Thực trạng sản xuất của các nhóm hộ dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc năm 2003. 4.2.2.1. Tình hình đầu tư của các nhóm hộ dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc. Với quy mô sản xuất khác nhau của các hộ dệt lụa trong làng, cho nên trong việc đầu tư cho sản xuất, cũng như chọn loại vải tơ tằm nào sản xuất có sự khác nhau. Thứ nhất: Đối với hộ có 1 máy dệt. Đây là những hộ có năng suất lao động thấp, những hộ này chủ yếu là thiếu vốn, thiếu thời gian, nên không thể đầu tư cho sản xuất thêm, các hộ này chủ yếu là các hộ kiêm làm NN và dệt lụa hoặc là các hộ muốn kiếm thêm thu nhập ngoài thu nhập chính từ các ngành nghề khác. Biểu 12: Mức đầu tư cho 1 máy dệt hoạt động trong năm 2003 của hộ có 1 máy. (ĐVT: Nghìn đồng) Yếu tố đầu tư ĐVT Lụa hoa thường 1. Tơ tằm Nghìn đồng 4365 2. Tơ bóng Nghìn đồng 3915 3. Mắc trục Nghìn đồng 150 4. Mẫu mã Nghìn đồng 150 5. Điện Nghìn đồng 360 6. Chi phí khác Nghìn đồng 100 7. Nhân công Công 112.5 8. IC Nghìn đồng 9152.5 (Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhìn vào biểu này chúng ta có thể thấy rõ được điều đó. Với bình quân đầu tư 1 máy dệt cho cả năm của nhóm hộ này là 9152.5 nghìn đồng, trong đó hộ đầu tư vào mua tơ tằm chiếm xấp xỉ 48% và tơ bóng chiếm xấp xỉ 43% tổng mức đầu tư, thì đây được coi là mức đầu tư thấp, nhưng đối với các hộ dệt này thì đây được coi là mức đầu tư cao và có xu hướng tăng lên. Đây có phải là điều đáng mừng hay không trong khi giá cả tơ tằm đang ở mức cao, và càng cao cho đến thời điểm bây giờ? Thứ hai: Đối với hộ dệt có từ 2-3 máy dệt. Nhóm hộ này đã có sự đầu tư hơn so với nhóm hộ có 1 máy. Thể hiện ở biểu 13: Nhóm hộ này đã có sự chú ý đầu tư vào loại vải có chất lượng tốt hơn, đó là loại Satanh thường với tỷ lệ mức đầu tư cho tơ tằm/ tơ bóng cao hơn, đối với lụa hoa thường là 1.1 lần , còn đối với loại Satanh là 4.2 lần và số vốn đầu tư lên đến 23902.5 nghìn đồng 1 máy một năm. Ngoài ra, với số vốn đầu tư 1 máy cho loại vải và nhóm hộ này, một năm đã thu hút được 197.4 công lao động dệt vải, nhưng con số này cho thấy, một năm họ sản xuất loại Satanh của nhóm hộ này vẫn chưa khai thác tốt khả năng lao động của người dệt và con số này cũng cho ta thấy người dệt trong các nhóm hộ này không có việc làm thường xuyên, dẫn đến thu nhập của họ cũng không được ổn định. Biểu 13: Mức đầu tư cho 1 máy dệt hoạt động trong năm 2003 của hộ có 2-3 máy dệt. Yếu tố đầu tư ĐVT Lụa hoa thường Satanh thường 1. Tơ tằm Nghìn đồng 10185 18187,5 2. Tơ bóng Nghìn đồng 9135 4350 3. Mắc trục Nghìn đồng 350 375 4. Mộu mã Nghìn đồng 160 160 5. Điện Nghìn đồng 1120 750 6. Chi phí khác Nghìn đồng 80 80 7. Nhân công Công 262.5 197,4 8. Thuế Nghìn đồng 25 25 9. IC Nghìn đồng 21030 23902,5 (Nguồn số liệu có được từ kết quả điều tra) Nhìn vào biểu này, chúng ta còn có thể nhận thấy, bên cạnh việc các hộ này đã có sự đầu tư vào sản phẩm có chất lượng cao hơn thì sản phẩm lụa hoa thường cũng được các hộ này chú ý sản xuất và đã đầu tư với số vốn 21030 nghìn đồng bình quân một máy một năm, tăng hơn so với hộ sản xuất 1 máy dệt là 11877,5 nghìn đồng (gấp hơn 2 lần) và nhóm hộ có 2-3 máy dệt này cũng đã đầu tư cho mẫu mã sản phẩm hơn so với hộ 1 máy dệt, điều này cho thấy, nhóm hộ này đã có sự chú ý hơn tới mẫu mã sản phẩm, một yếu tố không thể thiếu quyết định đến giá trị của sản phẩm. Tóm lại, với mức đầu tư hơn so với nhóm hộ có 1 máy dệt, cộng với chi phí cho các khoản như mắc trục, điện, công lao động đều cao hơn và bắt đầu có hiện tượng đánh thuế trên 1 máy, cho thấy khả năng sản xuất của nhóm hộ này sẽ cao hơn nhóm hộ 1 máy và để xem tính hiệu quả của nhóm hộ này có cao hơn nhóm hộ khác hay không thì còn phải xem xét vào nhiều yếu tố, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được rằng, năm 2003 các nhóm hộ có quy mô lớn đang có xu hướng gia tăng cho thấy một phần tính hiệu quả của các mô hình sản xuất đặc biệt là nhóm hộ có quy mô lớn. Thứ ba: Đối với nhóm hộ có 4-5 máy dệt. Đây có thể coi là quy mô sản xuất tương đối lớn, bởi vì, vốn đầu tư cho 1 máy dệt thường là tương đối cao, cho nên nhóm hộ này thường là nhóm hộ sản xuất từ nhiều năm trước, có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, điều này thể hiện ở vốn đầu tư cho 1 máy dệt của họ tương đối cao, họ dám đầu tư ở quy mô lớn. Cụ thể ở biểu 14: ở nhóm hộ này có sự xuất hiện hai loại vải mới, đều là vải cao cấp với mức đầu tư đều cao hơn so với các loại lụa và Satanh thường. Nhưng các mức đầu tư này đều có sự đầu tư cao hơn so với nhóm hộ trước, duy chỉ có Satanh thường là có mức đầu tư thấp hơn mức đấu tư cũng loại của nhóm hộ sản xuất từ 2-3 máy dệt, hiện tượng này có thể giải thích đó là do cùng một loại vải, cùng một mức đầu tư cho tơ bóng , ở nhóm hộ sản xuất từ 4-5 máy lại chỉ mất 17418.75 nghìn đồng so với 18187.5 nghìn đồng của nhóm hộ có 2-3 máy dệt, hiện tượng này chúng tôi có thể giải thích, đó là do các hộ ở nhóm hộ có 4-5 máy họ thường có số vốn lớn hơn nên họ thường mua tơ tằm nhiều vào thời gian giá tơ tằm rẻ, còn nhón hộ sản xuất 2-3 máy thì do có vốn ít hơn nên việc mua tơ tằm để sản xuất được mua dàn trải trong năm, vào thời điểm giá tơ tăng cao (từ tháng 9 cho đến tháng 3 sang năm) họ vẫn phải mua để sản xuất. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng, mẫu mã sản phẩm đã được các hộ này chú ý đầu tư hơn so với các nhóm hộ khác, đây phải chăng là lý do để cho các sản phẩm của họ luôn được các thương gia trong và ngoài nước chú ý tới hơn so với các hộ sản xuất với quy mô nhỏ. Và cũng chính sản xuất với quy mô lớn mà chi phí cho các khoản phát sinh khác trong quá trình sản xuất giảm đi. Hộ có một máy thì chi phí nay là 100 nghìn đồng, hộ có 2-3 máy chỉ còn 80 nghìn đồng, hộ có 4-5 máy còn 70 nghìn đồng. Nhìn vào biểu này chúng ta cũng có thể thấy được, ở các nhóm hộ này thì người dệt có công việc ổn định hơn, nhất là các hộ có máy dệt lụa hoa thường là 300 công một năm. Đây là điều mà rất nhiều người lao động mong đợi, chúng ta không biết được quy mô sản xuất này có đạt được tính kinh tế cao hay không, nhưng đây là quy mô tạo được nhiều lao động, tạo được công việc ổn định hơn cho dù đây chưa phải là con số hoàn hảo. Vì thế, trong những năm tới nếu quy mô này được tăng lên thì đó là điều hết sức đáng mừng, mà các cơ quan các cấp cần có những chính sách kịp thời, khích lệ động viên, chỉ đạo, để mô hình ngày được nhân rộng hơn. Thứ tư: Đối với hộ có quy mô từ 10 máy trở lên. Đây là quy mô tương đối lớn, cho dù ở quy mô này cả làng chỉ có 3 hộ, xong nó cũng đủ để cho chúng ta thấy được ngành nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc không chỉ là nghề giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cao hơn so với làm NN, mà đây còn là nghề có thể làm giàu của người dân nơi đây nếu như họ giám làm, giám đầu tư… Với quy mô sản xuất này, người chủ hộ được HTXTTCN tạo điều kiện cho thuê máy móc và mặt bằng sản xuất với giá ưu đãi, vì thế đối với hộ này thì việc bỏ vốn ra đầu tư trang thiết bị là không có, họ có thể tập trung toàn bộ vốn cho sản xuất. Những hộ này rất có kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường, họ thường mua với khối lượng lớn tơ tằm vào thời vụ tháng 4, tháng 5 ở những nơi có chất lượng tơ tốt như Thái Bình, Hưng Yên, chứ họ không mua của các thương gia mang đến tận nhà. Chất lượng tơ tốt cộng với mua với giá rẻ đã góp phần không nhỏ đến khả năng sản xuất của họ. Những hộ này đã giành một số máy cho dệt vải Tapta 100% tơ tằm, đây là mặt hàng đòi hỏi chi phí rất cao bình quân một máy dệt một năm hết 34927.5 nghìn đồng 1 máy, nên các hộ sản xuất này chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng, và năm 2003 đã có 7 máy dệt loại vải này không tăng so với năm 2002. Mà chỉ có mức đầu tư cho các máy dệt các loại vải lụa hoa thường, lụa hoa cao cấp, Satanh thường, Satanh cao cấp có xu hướng gia tăng và các loại vải này cũng có sự đầu tư sản xuất hơn các nhóm hộ khác duy chỉ có lụa hoa cao cấp là có vốn đầu tư thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của nhóm hộ có 4-5 máy (đây cung là nguyên nhân do giá mua tơ tằm đầu vào ít hơn). Và khi nhìn vào biểu 14 này, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng với quy mô sản xuất càng cao thì việc đầu tư cho sản xuất càng cao, không chỉ là tăng đầu tư là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn tăng cả vẻ đẹp của sản phẩm bằng việc tăng chi phí cho mua các mẫu mã đẹp và kiểu mới, hợp thời hơn. Và cũng chính quy mô sản xuất càng tăng thì chi phí phát sinh khác bình quân một máy dệt một năm của các nhóm hộ này có chiều hướng giảm. Vì thế nó là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm tính hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ này. Xong có một vấn đề đặt ra là tiếng ồn và vấn đề tiêu thụ điện quá cao của các hộ. Trong năm 2003, địa phương đã đầu tư 5 trạm biến áp đủ cung cấp cho cả làng, nhưng mỗi năm các hộ sản xuất chi cho khoản này không ít chiếm gần 4% tổng chi phí, để khuyến khích cho các hộ đầu tư sản xuất hơn nữa có chăng là các cấp chính quyền thuộc sở điện lực tỉnh có sự hỗ trợ nhất định. Còn tiếng ồn, đã có rất nhiều kiến nghị tìm giải pháp khắc phục nhưng đến nay chưa có giải pháp nào được thực thi. 4.2.2.2. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ dệt. Với mức đầu tư trên một máy của các loại sản phẩm khác nhau của các nhóm hộ khác nhau, nên tính hiệu quả sản xuất cũng khác nhau giữa các nhóm hộ. Trước hết là về giá trị sản xuất của các loại vải của các nhóm hộ. Nhìn qua bảng biểu 16 chúng ta thấy được giá trị sản xuất của các nhóm hộ có xu hướng tăng theo quy mô, đó dường như là vấn đề đương nhiên, vì các hộ này có sự đầu tư thường tăng theo quy mô thể hiện ở IC có sự tăng lên. Và chúng ta thấy, do chi phí cho sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao thì cao hơn so với chi phí để đầu tư cho sản xuất các mặt hàng lụa thường, cho nên, giá trị sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao này thường cao và càng cao theo quy mô sản xuất. Và qua chỉ tiêu GO/IC thì chúng tôi thấy, giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian của cùng một loại vải nhưng của các nhóm hộ khác nhau thì có sự tăng lên theo quy mô của các nhóm hộ này, đây là dấu hiệu của tính hiệu quả theo quy mô. Còn nếu chúng ta nhìn tổng thể chỉ tiêu này thì thấy giá trị sản xuất trên một đồng chi phí của loại vải có chất lượng kém hơn với chi phí đầu tư thấp hơn như lụa hoa thường có GO/IC cao nhất, sau đó đến là vải lụa hoa cao cấp, hay nói cách khác thì một đồng vốn lưu động bỏ ra sản xuất loại vải có chất lượng kém hơn như lụa hoa thường thì sẽ thu được giá trị sản xuất cao hơn, xong để thấy đượctính hiệu quả của từng loại vải của từng nhóm hộ thì ta phải xem xét chỉ tiêu khác như VA, VA/IC, MI, MI/L. Do chỉ tiêu của GO/IC của các loại vải, của từng nhóm hộ đều lớn hơn 1 lần, và có chiều hướng tăng lên theo quy mô, nên VA, VA/IC thu được của từng loại đều tăng lên theo quy mô sản xuất và chúng ta cũng có thể thấy trong cùng quy mô sản xuất thường với mức đầu tư càng thấp thì hai chỉ tiêu này có xu hướng cao hơn, cụ thể như lụa hoa thường có mức đầu tư 9152.5 nghìn đồng với VA là 3447,50 nghìn đồng, VA/IC là 0,376673 lần của nhóm hộ có 1 máy dệt và với sản phẩm cùng loại của nhóm hộ có 2-3 dệt có VA là 8370 nghìn đồng, VA/IC là 0,398003 lần và với mức đầu tư 21030 nghìn đồng, còn trong một nhóm hộ sản xuất 4-5 máy dệt thì VA, VA/ IC của sản phẩm lụa hoa thường là lớn nhất với vốn lưu động đầu tư cho sản xuất là 23798 nghìn đồng nhưng với sản phẩm lụa hoa cao cấp thì với vốn lưu động đầu tư cho sản xuất lớn hơn là 25133,98 nhưng có VA, VA/IC nhỏ hơn, và các sản phẩm khác cũng tương tự.. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ như ở hộ có 4-5 máy thì đối với loại vải Satanh cao cấp có IC lớn hơn (25976.8 nghìn đồng) so với loại vải Satanh thường (23173,75 nghìn đồng) nhưng vẫn có VA cao hơn, chỉ có chỉ tiêu VA/IC là thấp hơn. Chính vì thế, chúng ta chưa thể khẳng định sản xuất loại sản phẩm nào, theo quy mô như thế nào là đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Còn đối với chỉ tiêu MI, Đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập mà hộ sản xuất thu được sau khi đã trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế và lao động làm thuê. Nhưng ở các nhóm hộ khác nhau thì chi phí giành cho lao động làm thuê khác nhau, cùng với một phần các hộ sản xuất dưới 5 máy dệt do phải đi mua máy để sản xuất (lượng khấu hao cho 1máy một năm là 750 nghìn đồng) chứ không thuê máy sản xuất như các hộ sản xuất từ 10 máy trở lên (với giá 500 nghìn một máy một năm) cho nên các khoản này ảnh hưởng tới một phần thu nhập hỗn hợp thu được trong một năm của 1 máy. Nhưng nhìn chung là vẫn có xu huớng tăng của các sản phẩm cùng loại nhưng trong quy mô sản xuất lớn còn trong cùng một nhóm hộ thì thu nhập hỗn hợp của loại vải lụa hoa thường là cao nhất và loại Satanh thường là thấp nhất. Cuối cùng là chỉ tiêu MI/L, đây được coi là chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả kinh tế nhất của hộ sản xuất , nó cho chúng ta biết được thu nhập hỗn hợp một loại vải của hộ sản xuất trên một công lao động. Ngoài ra, chúng ta còn thấy được mỗi một công lao động thì hộ sản xuất sẽ thu trên một máy là bao nhiêu tiền, trong đó bao gồm tiền công của hộ (nếu như hộ có tham gia sản xuất) và tiền lãi mà hộ dệt thu được trên một máy là bao nhiêu. Nhìn vào biểu 16 này chúng ta thấy được điều đó, thu nhập hỗn hợp cũng có xu hướng tăng dần theo quy mô đối với các sản phẩm cùng loại và ở chỉ tiêu này đã có sự thống nhất không như các chỉ tiêu khác đó là, trong cùng một nhóm hộ thì sản phẩm nào được đầu tư nhiều hơn thì có thu nhập hỗn hợp cao hơn, duy nhất chỉ có nhóm hộ sản xuất trên 2-3 máy thì có sự ngược lại một phần là do số lao động làm thuê bình quân ở các nhóm hộ dệt lụa hoa thường thấp hơn nhiều (xấp xỉ hai lần) so với hộ dệt Satanh thường. Vì thế, trong nhóm hộ này thì những hộ sản xuất lụa hoa thường có tính kinh tế hơn. Ngoài ra, thì trong một nhóm hộ sản phẩm Tapta có hiệu quả kinh nhất (nếu có) sau đó đến Satanh cao cấp, đến lụa hoa cao cấp, đến Satanh thường, cuối cùng là tới lụa hoa thường. Tóm lại, với quy mô sản xuất càng cao thì tính kinh tế càng cao đối với cùng loại sản phẩm và thường đầu tư càng cao thì thu nhập hỗn hợp bình quân một công lao động càng cao. Chứng tỏ rằng, tính hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất và vốn đầu tư cho sản xuất, mà điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào tiền vốn của hộ sản xuất. 4.2.3. Thực trạng sản xuất của các hộ nhuộm. Như phần trên chúng tôi đã đề cập tới, đây là những hộ phải có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề thì mới có thể làm nghề này. Trong tổng số các hộ nhuộm này có sự phân chia thành hai nhóm hộ sau: Đối với những hộ vừa đảm nhiệm khâu dệt vừa đảm nhiệm khâu nhuộm. Các hộ này chủ yếu là hộ thuộc nhóm hộ có 5 máy (6 hộ) còn nhóm hộ có từ 10 máy thì có 2 hộ, họ đảm nhiệm khâu nhuộm khi họ sản xuất ra khối lượng lớn vải trong năm, họ tư nhuộm để giảm khoản chi phí thuê nhuộm mà lại đảm bảo chất lượng mà họ cần. Các hộ này chỉ có 1 lồi nhuộm nên chỉ có thể nhuộm xong mầu này, đổ màu đã nhuộm đi và cho màu khác vào nhuộm, nên chi phí cho khâu nhuộm này rất cao khoảng 1300- 1400 đồng một mét vải phai và 1800-1900 một mét vải không phai. Còn đối với những hộ chuyên nhuộm thì chi phí cho một mét vải là 1100-1200 đồng nhuộm phai, còn nếu nhuộm không phai thì chi phí hết 1600-1700 đồng một mét. Sự chênh lệch gía này do hai nguyên nhân chủ yếu sau: Đó là do thuốc nhuộm, các hộ chuyên nhuộm thì họ mua thuốc với khối lượng lớn hơn thì rẻ hơn, còn các hộ kia chỉ nhuộm với số lượng ít nên mua thuốc thường với giá cao hơn Đó là do các hộ chuyên nhuộm họ thường nhuộm với 2-3 lồi nhuộm, với khối lượng lớn nên họ tích kiệm được số lần nhuộm và thuốc để nhuộm. Với mức chi phí cho một mét vải như trên thì các hộ dệt kiêm nhuộm sẽ tích kiệm được 100-200 đồng một mét so với việc họ đi thuê nhuộm 1500 đồng một mét vải phai, 2000 đồng một mét vải không phai, còn các hộ chuyên nhuộm sẽ có thu nhập 200- 300 đồng một mét (chưa trừ công nhuộm). Mà các hộ nhuộm này thường xuyên có việc làm và thu hút 4-5 lao động bình quân một hộ, với thu nhập bình quân 750 nghìn đồng một lao động cộng với suất cơm trưa. Đây là mức thu nhập tương đối cao, xong các hộ nhuộm này phải bỏ vốn đầu tư tương đối lớn, bình quân là 55 triệu một năm (nhưng vốn này không phải huy động một năm mà thường xuyên được quay vòng). Cũng như các hộ dệt thì các hộ nhuộm cũng có vấn đề bức xúc chưa được giải quyết, đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Các lồi nước sau khi nhuộm được đổ ngay xuống các cống thoát nước, rồi chảy ra mương máng và sông Nhuệ, gây ra hiện tượng ô nhiễm nặng. Và trong những năm qua, các hộ này vẫn chưa đánh giá đúng tác hại của nước thải này, cho nên họ vẫn điềm nhiên đổ ra các hệ thống thoát nước mà không phải chịu bất kỳ một sự kiển trách nhắc nhở hay sử phạt hành chính. 4.2.4. Thực trạng tiêu thụ của các hộ sản xuất và kinh doanh lụa tơ tằm Vạn Phúc tại địa phương. 4.2.4.1. Đối với các hộ kinh doanh các sản phẩm tơ tằm Vạn Phúc tại địa phương. Các hộ kinh doanh này có ý nghĩa tương đối quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề. Được sự sắp xếp của chính quyền địa phương, các hộ kinh doanh này được phép kinh doanh ngay trên các trục đường lớn của địa phương và ở đầu làng. Trong số các hộ kinh doanh này thì có hộ tự sản xuất để kinh doanh (25 hộ), trong 25 hộ này có 8 hộ tự nhuộm còn lại là các hộ thuê nhuộm, các hộ này thường có cửa hàng bán tương đối lớn với tổng giá trị lên đến vài trăm triệu một năm. Còn các hộ kinh doanh mua sản phẩm từ các hộ dệt thô rồi đem đi nhuộm để bán, các hộ này thì có cửa hàng nhỏ hơn, bán với khối lượng ít hơn so với các loại hộ khác thường ở mức 100 triệu đổ lại. Ngoài hai loại hộ kinh doanh trên còn có hộ kinh doanh đặt các loại vải tại các hộ dệt thô, sau đó đem đi nhuộm rồi mang ra bầy bán tại cửa hàng với tổng giá trị một năm khoảng 100-200 triệu. Ngoài các loại vải tơ tằm được bày bán mà họ còn bán các sản phẩm từ các loại vải này rất đa dạng. Khối lượng tiêu thụ của các cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, vì các loại vải làm từ tơ tằm đều rất mát, thích hợp nhất là khi sử dụng vào mùa hè. Mặt khác, vào thời gian này các du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài đến thăm rất đông (có khi một ngày có các đoàn du kịch lên đến hàng nghìn người), cho nên các sản phẩm này bán rất chạy, còn khi sang các thời điểm khác như vào mùa xuân thì hàng bán chậm lại. Mức bình quân một tháng bán ra của các cửa hàng rất thất thường, có khi lên đến 20-30 triệu một tháng, có khi chỉ bán được 1 triệu một tháng như tháng 1,2,3…Khi tổng kết các kết quả điều tra các nhóm hộ này, chúng tôi thấy, bình quân một năm một hộ kinh doanh tiêu thụ được số vải như biểu 17: Biểu 17: Tình hình tiêu thụ vải của các hộ kinh doanh năm 2003. (ĐVT: Mét) Chỉ tiêu Lụa hoa thường Lụa hoa cao cấp Satanh thường Satanh cao cấp Tapta 1. Hộ tự sản xuất 1625 1326 995 1105 685 2. Hộ mua sản phẩm thô 1225 1035 730 758 590 3. Hộ đặt 1560 1224 810 905 655 BQ 1 hộ một năm 1500,35 1219 870,09 954,04 651,03 Tổng số bán được 90021,06 73140 52205,26 57242,11 39061,56 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Với lượng tiêu thụ của 60 hộ kinh doanh này thì chưa được 40% sản lượng sản xuất ra một năm của cả làng. Chính vì thế, trong những năm tới, với sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, cần phải mở ra những ngành nghề mới như may mặc, thêu, dịch vụ… để phục vụ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng, không chỉ là những tấm vải tơ lụa, mà còn có các sản phẩm đã được may sẵn với những kiểu cách khác nhau hợp với nhiều mẫu người, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm tơ tằm, từ đó khích thích sự phát triển của làng nghề truyền thống lụa tơ tằm, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân. Nhưng bên cạnh việc các hộ kinh doanh ngày càng bán được nhiều sản phẩm làm từ tơ tằm của Vạn Phúc, thì đã có một số hộ đã mua các loại vải của Trung Quốc nhập lậu trà trộn vào các sản phẩm tơ lụa của Vạn Phúc, có mẫu mã bóng đẹp hơn nhưng có độ bền không cao, thiếu mềm mại. Đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cho các sản phẩm mang nhãn mác Vạn Phúc. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tìm ra hướng giải quyết, để sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc dần đến tay nhiều người tiêu dùng hơn trong và ngoài nước. Mặt khác, các chủ cửa hàng này chưa có khả năng giao tiếp với các du khác nước ngoài, nên việc bán sản phẩm hoặc giới thiệu sản phẩm cho các họ hết sức hạn chế. Tóm lại, để mở rộng thị trường kinh doanh, thì các hộ này cần phải được nâng cao hơn về trình độ giao tiếp, bán nhiều hơn các sản phẩm là từ các chất liệu tơ tằm như quần áo, túi sách… ngày càng đa dạng hơn, nhiều mẫu mã, mầu sắc đẹp và có chất lượng hơn. .. 4.2.4.2. Tình hình tiêu thụ của các hộ dệt. Các hộ này sản xuất chủ yếu là bán ở dạng sản phẩm thô, các sản phẩm này được các hộ bán ngay tại nhà vì có các thương gia trong và ngoài địa phương mua để kinh doanh, tình trạng sản xuất bị ứ đọng thường ít xảy ra đặc biệt là các hộ sản xuất với quy mô nhỏ. Trong năm qua, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tơ lụa tăng đáng kể vì giá của sản phẩm này không đắt so với các loại vải khác là bao nhiêu. Nhưng tại sao các hộ sản xuất ở Vạn Phúc lại không sản xuất với hết công suất của máy? nguyên nhân của vấn đề này là do: Một phần các hộ không có vốn để sản xuất nên họ chỉ sản xuất với khả năng tiền vốn của mình. Một phần do người sản xuất chưa thực sự được tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng (giá bán tại gia đình rất thấp nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì lại rất cao, làm cho người tiêu dùng luôn có cảm giác các sản phẩm tơ tằm chỉ dành cho những người giầu có, khá giả). Chính vì tư tưởng đó mà ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm tơ tằm. Ngoài bán cho các thương gia tại hộ sản xuất (chiếm tới trên 40%) thì các hộ này giữ lại để tiêu thụ tại các cửa hàng hoặc đem bán cho các cửa hàng kinh doanh tại địa phương (khoảng 40% lượng sản phẩm sản xuất ra) số rất ít còn lại là để xuất khẩu thông qua tổ chức Hội liên hiệp các làng nghề, HTXTTCN cho nên các hộ sản xuất rất trông chờ các thương gia tới mua, dẫn đến tình trạng các thương gia chịu nợ nhưng vẫn phải bán, điều đó đã làm cho tiền vốn để quay vòng sản xuất giảm đi, dẫn đến các hộ sản xuất không sản xuất được hết công suất của máy trong một năm. Tóm lại, mặc dù trong năm qua, các hộ sản xuất đều tăng khối lượng sản xuất ra so với các năm trước nhưng con số này còn rất hạn chế, bởi các hộ này còn chịu rất nhiều tác động ảnh hưởng tới mà rất cần có sự quan tâm của các cấp ban ngành, để người dân nơi đây có thể phát huy được hết những tiềm năng vốn có, nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập bình quân của cả làng, xứng đáng với tên gọi làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc. 4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông. 4.3. 1. Vốn. Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ một làng nghề truyền thống nào đó là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Mà làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc cũng không nằm ngoài các làng nghề đó. Nó quan trọng đối với hộ sản xuất, kinh doanh vì nó sẽ quyết định tới quy mô sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ, điều này lại quyết định tính kinh tế, các hộ có quy mô sản xuất càng cao thì các sản phẩm làm ra có tính hiệu quả càng cao, và với mức đầu tư cho sản xuất một loại sản phẩm càng cao thì mang lại thu nhập bình quân trên một công lao động càng cao.. Mặt khác, đầu tư cho sản xuất phải cần một lượng vốn rất lớn. Chính vì thế, trong năm qua có rất nhiều hộ có như cầu về vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện tại tổng số vốn các hộ nơi đây đã vay vốn lên đến 9 tỷ đồng, với số vốn vay khá lớn đó thì các hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tơ lụa phát triển tương đối so với các năm trước cả về quy mô sản xuất, cũng như khai thác tốt hơn công suất làm việc của máy dệt, nhưng thực tế vẫn chưa thể khai thác hết nhu cầu cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 4.3.2. Đầu vào. Yếu tố đầu vào (tơ tằm) là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm tơ tằm, và đó là giá cả và mùa vụ. Đầu tiên đó là giá cả. Với nguồn vốn hạn hẹp chỉ cho phép người dệt mua với khối lượng tơ nhất định để phục vụ cho sản xuất, có chăng một phần là tích lũy cho sản xuất giai đoạn sau. Vì, nếu giá đầu vào thấp thì không có khó khăn gì cho người dệt mua tơ tằm về dệt ngay cả khi người dệt phải phát huy hết công suất sản xuất của máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Nhưng nếu giá tơ tằm quá cao thì họ lại chỉ sản xuất cầm chừng, chỉ khi nào nhu cầu tiêu dùng lên quá cao, mà chưa được đáp ứng thì họ mới phải mua tơ tằm về để sản xuất. Phản ứng này hết sức phổ biến của các hộ sản xuất nơi đây, họ thường xuyên phải đối diện với sự thay đổi đó. Năm 2003 là một năm có sự thay đổi khá rõ rệt mà phần trên chúng tôi đã nêu ra. Sự thay đổi này được giải thích như sau: Thứ nhất: Đó là giá cả tơ tằm thế giới. Nếu như trên thị trường tơ tằm thế giới lên cao, thì tơ tằm trong nước được tập trung chủ yếu là xuất khẩu, nếu như giá tơ tằm trong nước không cao bằng. Dẫn đến thị trường tơ tằm trong nước giá tăng cao và khan hiếm cho sản xuất. Người dệt lúc này thu quy mô sản xuất lại, nếu như nhu cầu tiêu dùng không thay đổi. Ngược lại, nếu như giá cả trên thị trường thế giới thấp, thì tơ tằm trong nước có mức giá thấp như thị trường trên thế giới, khi đó các hộ dệt bắt đầu mua vào với lượng nhất định tùy theo khả năng và nhận biết của họ. Thứ hai: Đó là mùa vụ tơ tằm. Vào thời điểm thu hoạch và được mùa thì giá tơ rất rẻ, chất lượng tơ thường rất tốt. Đây là thời gian thuận lợi cho người dệt mua tơ về phục vụ sản xuất và một phần tích lũy nếu có khả năng. Nhưng nếu vào mùa thu hoạch, người trồng dâu nuôi tằm không được mùa tơ thì tơ tằm rất khan hiếm, giá tơ tằm lên rất cao, chất lượng thường không tốt. Người dệt lụa chỉ có thể nhập tơ lúc này khi họ thật sự cần thiết và thường không có sự tích lũy. Ngoài hai lý do trên, thì người dệt nơi đây chưa có một tổ chức nào đứng ra thu mua tơ tằm và bán cho người dệt với giá hợp lý, không bị ảnh hưởng lớn lắm của biến động giá tơ. Trong những năm qua, HTXTTCN đã chuyển dệt sang làm hoạt động dịch vụ cho sản xuất TTCN mà chủ yếu là dịch vụ cho sự phát triển sản xuất lụa tơ tằm. Nhưng do số vốn hiện có của HTX thì việc thu mua tơ tằm vào những thời vụ được mùa và giá rẻ còn rất hạn chế, chỉ có thể bình ổn được giá tơ tằm ở thời điểm giá quá cao thường vào cuối năm ( tháng 11 cuối năm sang tháng 3 sang năm), nhưng với khối lượng tơ còn ít so với nhu cầu của hộ dệt đáp ứng nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Vì thế, vào thời điểm này hộ sản xuất vẫn phải mua tơ tằm từ thị trường trôi nổi với giá cao. Chính vì những lý do trên, mà người dệt nơi đây thường tin tưởng vào giá cả của họ mua từ các thương gia mang đến tận nhà, và nhận biết chất lượng tơ tằm qua kinh nghiệm của mình. Vì thế, với làng phát triển ngành nghề truyền thống như Vạn Phúc thì rất cần có những cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin cho hộ sản xuất về thị trường đầu vào, có những dự đoán trong tương lai để hộ sản xuất có những ứng phó để phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt là tổ chức thu mua tơ tằm cho các hộ sản xuất vào đầu mùa tơ tằm, để bán cho các hộ vào thời điểm cuối thời vụ, khan hiếm tơ tằm. Để cho các hộ sản xuất không phải lo lắng tích lũy tơ tằm từ đầu vụ, tập trung vào sản xuất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng mà không cần phải có số vốn lớn, để có số tiền quay vòng cao. 4.3.3. Lao động. Với lao động chủ yếu là nữ, tuổi đời còn trẻ, thì lao động nơi đây đã đáp ứng được yêu cầu của công việc dệt lụa tơ. Ngoài ra, nếu nhu cầu lao động cao thì việc huy động là không gặp khó khăn kể cả việc đào tạo lao động phục vụ sản xuất không tốn kém thời gian, tiền bạc là bao, tại hình thức đào tạo chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, nhưng các nghệ nhân và lao động làm trong các nghề như may mặc, thêu… thì lại rất thiếu, lao động có trình độ thì không có nhiều. Và trong hộ gia đình sản xuất kinh doanh kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường còn rất ít, quản lý theo kinh nghiệm là chính, nên các hộ sản xuất còn gặp rất khó khăn khi muốn tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất khi mà khả năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm kém, không nhanh nhạy với nhu cầu thay đổi của thị truờng về mẫu mã mầu sắc, loại vải thì có sản xuất bao nhiêu cùng không mang lại tính kinh tế theo quy mô, mà còn có khả năng ứ động vốn dẫn đến phá sản. Ngoài ra, trong những năm qua, nhu cầu các sản phẩm như quần áo, mũ giầy… có xu hướng tăng rất cao và có thể tăng hơn nữa, nhưng cần có sự đầu tư hơn nữa cho người lao động về trình độ tay nghề làm các sản phẩm hợp thời trang này đáp ứng nhu cầu mua tốt hơn cho các du khách… Từ đó có thể tăng thu nhập cho các nghề khác như dịch vụ du lịch, may, thêu…phát triển hơn nữa ngành nghề truyền thống lụa tơ tằm nơi đây. 4.3.4. Kỹ thuật công nghệ sản xuất. Do có sự thay thế máy thủ công truyền thống thành những máy Zăc-ka tư những năm 1992, nghề dệt gần như được phục hồi, năng suất lao động tăng cao, mà lao động cần cho một máy dệt giảm từ 2 người xuống còn 1 người, yêu cầu kỹ thuật của lao dộng cũng không cao như ngày trước, người lao động làm cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng cho đến năm 2003 thì số máy này đã trở thành rất cũ, mặc dù nó là máy dệt loại tốt nhất cho đến hiện nay của đại bộ phận các làng dệt lụa tơ tằm truyền thống trong nước. Các hộ dệt ở Vạn Phúc nếu như không tự mình biết sửa chữa những sai sót của máy thì chi phí cho sửa chữa này là hơi cao khoảng trên 600 nghìn một năm. Không những thế, mà thời gian để tìm ra những sai sót và sửa chữa mất khoảng 15 giờ trên một tháng (tính cả năm thì sẽ mất 7,5 ngày). Kết quả này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của sản xuất. Vì vậy, việc thay đổi một số chi tiết đã cũ trong máy để giảm một khoản không đáng mất là cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng để thay đổi thì rất khó trong suy nghĩ các hộ, không phải vì họ không có khả năng mà họ cho rằng, với công suất của máy như hiện nay thì việc để nguyên như thế, công suất của máy vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của hộ, nhiều khi còn không phát huy hết. Trong những năm tới, các hộ cần tìm giải pháp cho mình để nâng cao khả năng sản xuất, cải thiện máy dệt thì hiệu quả lao động của họ sẽ cao hơn. Ngoài ra, các cấp cần có giải pháp thích hợp cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động của người lao động. 4.3.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc. Sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định cho cả quá trình sản xuất, nếu sản phẩm tốt, cộng với thị trường tiêu thụ cao thì sẽ làm cho giá trị sản phẩm mang lại tất sẽ cao. Nhưng ở Vạn Phúc thì hai vấn đề này đang gặp không ít khó khăn. Về tiêu thụ sản phẩm: Cả quá trình sản xuất có tốt, có rẻ, nhưng nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì kết quả sản xuất cũng chỉ là con số không. Nhưng đặc điểm của các hộ sản xuất nơi đây là thường sản xuất theo đơn đặt hàng và với các hộ sản xuất với khối lượng nhỏ thì được các thương gia đến tận nhà mua, một số ít là tiêu thụ tại địa phương (trong các quầy hàng của làng) và xuất khẩu thì rất ít. Đây là ưu thế của các hộ sản xuất nhỏ ở Vạn Phúc, nhưng còn nhỏ so với tiềm năng sản xuất của các hộ. Trong những năm vừa qua, để giải quyết vấn đề này, các cấp lãng đạo trong làng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh tham gia vào các cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại các quốc gia khác trên thế giới, mở các trang web để giới thiệu sản phẩm lụa truyền thống… Ngoài ra, được sự chỉ đạo của tổng cục du lịch tỉnh Hà Tây, các cửa hàng, đường xá được nâng cấp để làng một mặt có thể khai thác tốt các dịch vụ du lịch, một mặt giới thiệu cho các du khách các sản phẩm, nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đây là giải pháp rất lạc quan. Nhưng có một vấn đề các hộ kinh doanh trong làng, họ chưa có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh khi giao dịch với khách nước ngoài mặc dù họ rất niềm nở, cửa hàng trưng bày đẹp mắt, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của các hộ này. Chúng ta rất mong chờ vào kết quả của các định hướng này trong các năm tới. Về sản phẩm: Đó là yếu tố gần như quyết định đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm và nó là sự kết hợp của chất lượng (tỷ lệ tơ tằm trong một sản phẩm), mẫu mã kiểu cách các sản phẩm, khổ vải, mầu sắc. Một thực tế đặt ra với chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng thì có nhu cầu sử dụng cao nhưng lại đòi hỏi có giá rẻ, nên năm 2003 chúng ta nếu đi vào các cửa hàng kinh doanh tơ lụa thì chỉ có một số ít là sản phẩm tơ tằm do các hộ dệt tại đây sản xuất, còn lại rất nhiều mặt hàng vải tơ lụa chủ yếu của trung quốc nhập lậu vào, với mẫu mã, mầu sắc rất đẹp, rẻ hơn nhưng chất lượng kém hơn (độ bền không cao, không mát và mềm mại như các sản phẩm nơi đây sản xuất). Đối với người tiêu dùng sành vải tơ lụa thì điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của làng nghề. Còn về mẫu mã sản phẩm thì thường xuyên được thay đổi rất phù hợp với thi hiếu người tiêu dùng, nhưng giá cả cho 1 bộ mẫu mã sản phẩm là khá cao, dẫn đến, các hộ sản xuất nhỏ thường ít chú ý tới việc thay đổi mẫu mã, chỉ sản xuất với các mẫu mã truyền thống có từ nhiều năm trước, hoặc có sự thay đổi khi trong họ hàng bạn bè cho mượn hay trao đổi mẫu mã cho nhau để sản xuất, nhưng số hộ này có rất ít. Chính vì thế, số hộ sản xuất đều quanh năm và với khối lượng sản phẩm lớn là rất ít. Nếu như được đầu tư nhiều hơn thì khả năng sản xuất và kinh doanh của các hộ nơi đây có thể được tăng lên đáng kể. Còn đối với mầu sắc của sản phẩm, dường như đã đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, nhưng lại kém chất lượng, chỉ đẹp ở thời gian đầu, sau một vài lần giặt thì các màu này bị thay đổi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm, sẽ dẫn đến mất uy tín đối với các sản phẩm lụa tơ tằm Vạn Phúc. Chính vì thế, để tránh những vấn đề xảy ra trên cần có cơ quan chức năng đứng ra kiểm định chất lượng các loại vải khi đươc ra thị trường để tiêu thụ. 4.3.6. Quy mô sản xuất. Như phần trên tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, quy mô sản xuất là yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình sản xuất. Thường quy mô sản xuất càng lớn thì tính hiệu quả càng cao, xong một thực tế đặt ra là có muốn mở rộng quy mô thì các hộ cần có một số vốn tương đối lớn, đòi hỏi có sự hiểu biết, kinh nghiệm nhất định đó là nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường, biết tìm kiếm, mở rộng thị truờng cho các sản phẩm làm ra…Đây là mấu trốt rất quan trọng cho các nhóm hộ khi quyết định sản xuất loại vải gì? sản xuất như thế nào? đáp ứng cho ai? có nên tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất hay không? Trong những năm tới, các hộ gia đình dệt lụa tơ tằm rất cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn để có thể mở rộng được quy mô sản xuất một cách hiệu quả như vấn đề vay vốn, hướng dẫn các hộ có khả năng thành lập công ty…để có đủ tư cách pháp nhân xuất khẩu các loại vải sang một số thị trường tiềm năng. Từ đó tăng doanh thu cho các hộ sản xuất, đưa mức thu nhập bình quân đầu người nơi đây ở mức khá hơn. 4.3.7. Một số vấn đề khác. Bên cạnh những vấn đề đặt ra trên còn rất nhiều vấn đề nhỏ khác như các sản phẩm tơ tằm giờ đây đã bỏ qua khâu hồ mà ngày xưa đã làm cho các sản phẩm lụa tơ nơi đây khác với các sản phẩm lụa tơ địa phương khác. Có nên chăng các hộ dệt địa phương cần phải được phục hồi, bỏ qua tính lợi ích kinh tế trước mắt để chuẩn bị cho việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Như vấn đề môi trường, ở đây ôi nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng, không chỉ có thế mà ở đây còn ô nhiễm tiếng ồn cũng tương đối trầm trọng, mà chưa được giải quyết, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân nơi đây. Tóm lại, để có sự phát triển mạnh trong tương lai của các sản phẩm tơ lụa Vạn phúc thì rất cần có những giải pháp, định hướng trong việc cung cấp thông tin, đào tạo tay nghề, đào tạo giao tiếp, vốn… của một tổ chức, nơi sẽ được coi là tiếng nói của các hộ sản xuất, của người tiêu dùng, của các thương gia… 4.4. Những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông. 4.4.1. Về vốn đầu tư. Như phần trên chúng tôi đề cập tới, thì vấn đề vốn vẫn còn là bức xúc của các hộ dệt, nhuộm, kinh doanh... Do vốn đầu tư cho các hộ này là rất cao, nên trong vấn đề mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các hộ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vào các thời vụ thu hoạch tơ tằm và thời điểm nhu cầu các sản phẩm tơ tằm lên cao ( thường là tháng 5-9 trong năm). Cho nên trong những năm tới, các hộ này rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức như Ngân hàng NN và phát triển nông thôn, các quỹ tín dụng… về tiền vốn, cho các hộ này ngoài khả năng thế chấp tài sản vay vốn với thời gian (5-10 năm), với lãi suất ưu đãi, trả lãi theo năm, thì các hộ này có thể vay vốn bằng hình thức vay tín chấp đối với các hộ sản xuất với quy mô lớn, từ đó tạo cho họ có số vốn lớn để đầu tư cho mở rộng quy mô sản xuất cả về hình thức lẫn năng suất lao động. Để các hộ tránh tình trạng các hộ phải vay vốn của các tổ chức cá nhân với lãi suất cao vào các thời điểm thời vụ, thì các tổ chức như Ngân hàng nông nghiệp có thể tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn với thời gian ngắn với thủ tục vay vốn nhanh gọn, để đồng vốn đó kịp được với thời gian mà họ cần. Giải pháp này mang lại tính hiệu quả cao hơn cho cả người sản xuất và các tổ chức cho vay vốn. 4.4.2. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân trong năm qua, mặc dù giá trị sản xuất của các sản phẩm tơ lụa của làng tăng lên nhưng vẫn chưa khai thác được hết khả năng sản xuất của máy, chỉ có một số hộ sản xuất quy mô lớn là năng suất lao động cao và tận dụng gần như triệt để công suất làm việc của máy trong một năm đó là do những hộ sản xuất với quy mô lớn họ thường có những kiến thức và rất nhanh nhạy lắm bắt thị trường cần gì? và cần như thế nào, thông tin đến với các hộ này là rất kịp thời, còn các hộ sản xuất nhỏ thì thông tin đến với họ chậm, kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế kém, họ chỉ trông chờ vào các thương gia đến gia đình mua, chứ không chú ý tới việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, để có thể giúp họ tiếp cận được với người tiêu dùng và khả năng mở rộng quy mô sản xuất để ngày càng tăng tính hiệu quả kinh tế không chịu sự phụ thuộc vào các thương gia, thì các cấp chính quyền địa phương cần có một tổ chức đứng ra, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, hướng dẫn cho các gia đình có thể tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm hơn nữa, chi phí cho tổ chức này hoạt động do các hộ này đóng góp, một phần là cần có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp mà địa phương chịu sự chỉ đạo. Ngoài ra, tổng cục du lịch tỉnh Hà Tây, và địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng hơn nữa về đường xá, quy hoạch được các hộ sản xuất, kinh doanh lại với nhau, tách khu dân cư ra khỏi khu sản xuất ,tạo điều kiện đầu tư chiều sâu xây dựng mặt bằng và hệ thống cấp thoát nước trong khu vực của làng nghề để tránh ô nhiễm tiếng ồn và nguồn nước. Mặt khác, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách thăn quan. Từ đó, không chỉ tạo điều kiện cho ngành du lịch làng nghề phát triển mà qua hoạt động dịch vụ du lịch đó giúp cho các thương gia trong và ngoài nước có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người sản xuất để có thể ký kết các hợp đồng sản xuất và có thể tiêu thụ sản phẩm trực tiếp cho các du khách đến tham quan. Khích thích cho ngành nghề truyên thống này ngày càng phát triển.Ngoài ra, các mặt hàng này đang chịu một sức ép do hàng nhập lậu từ Trung quốc. Vì vậy, một mặt cần nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của làng nghề thông qua các biện pháp đầu tư , marketing, tìm thị trường, liên doanh, liên kết, tằng cường tổ chức sản xuất và quản lý sản phẩm, tạo mọi điều kiện thay đổi mẫu mã của sản phẩm, nắm vững thị hiếu của người tiêu dùng. Kiên quyết ngăn chặn hàng nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng trong nước. Phát triển mạnh các trung tâm thương mại, hình thành các tụ điểm thương mại… 4.3.3. Về tay nghề của người lao động. Tính đến cuối tháng 12 năm 2002 thì Vạn Phúc đã được công nhận có 3 nghệ nhân trong sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm truyền thống. Hiện 3 nghệ nhân này đều là thành viên chủ chốt trong hiệp hội làng nghề Vạn Phúc. Đó là điều hết sức đáng mừng, bởi thông qua hoạt động của hiệp hội đã thu hút được sự quan tâm của các nghệ nhân để truyền nghề cho các thế hệ đi sau về kỹ thuật sản xuất, khôi phục mẫu mã truyền thống…Nhưng do những điều kiện khách quan mà các nghệ nhân chưa thực sự được cống hiến và truyền nghề một cách cụ thể cho người sản xuất nơi đây, cho nên số lao động trẻ có trình độ kỹ thuật không nhiều và còn rất hạn chế. Chính vì thế, trong những năm tới, các cấp địa phương cần có sự đầu tư hỗ trợ hợp lý cho các nghệ nhân, để các nghệ nhân có đủ điều kiện phát triển nghề bằng cách cải tiến mẫu mã phục hồi quy trình, tìm kiếm thị trường, tổ chức làm thử sản phẩm …và truyền nghề lại cho các thế hệ sau. Còn các lao động trong làng nghề cần phải nâng cao trình độ dân trí và học vấn, để tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề có trình độ, dễ dàng cho việc tiếp thu công nghệ kỹ thuật đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. 4.4.4. Về tổ chức sản xuất. Hiện nay, hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu và có hiệu quả. Nhưng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hộ gia đình không thể có đủ tầm nhìn chiến lược để định hướng phát triển nghề nghiệp, bởi trình độ hiểu biết về thị trường còn hạn hẹp. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có sự giúp đỡ hộ gia đình trong sản xuất và kinh doanh một cách hợp lý nhằm giúp hộ có thể tăng khả năng sản xuất, mở rộng quy mô, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Ngoài ra, cần có các lớp học sơ cấp tại địa phương đào tạo cho hộ về trình độ quản lý, trình độ nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trường. Còn một số hộ sản xuất với quy mô lớn thì cần có sự hướng dẫn cơ quan pháp luật để có thêm thông tin về thành lập công ty…tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ này tăng thêm uy tín, giúp cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các nước trên thế giới. 4.4.5. Về môi trường. Việc bảo vệ môi truờng sinh thái là vấn đề cấp thiêt cần được quan tâm đúng mức trong làng nghề, chính vì vậy, chúng ta phải tập trung giải quyết vấn đề sau: Cần có sự quy hoạch các hộ dệt, các hộ nhuộm vào một khu tách ra khỏi khu dân cư. Đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý chất độc hại do các hộ nhuộm thải ra. Làng nghề truyền thống cần có phương án bảo vệ môi trường bằng cách dựa vào nguồn kinh phí của địa phương hay sự đóng góp của nhân dân. Từng bước nâng cấp hệ thống giao thông, có biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh ở hai bên đường cũng như khu vực sản xuất của làng nghề để môi trường được xanh, sạch, đẹp. Các cấp các ngành ở địa phương, TW có những bộ phận chuyên trách để giám sát thực thi về môi trường cho làng nghề, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng những cá nhân vi phạm luật bảo vệ môi trường. 4.4.6. Về chủ trương chính sách. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là một giải pháp rất cần thiết để giải quyết tình trạng sư thừa lao động trong xã hội và đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, từ đó đưa kinh tế vùng phát triển. Tuy nhiên việc đó đang gặp rất nhiều khó khăn cần có sự quan tâm của Nhà nước về cơ chế chính sách điển hình một số chính sách sau: * Chính sách vốn - Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng trong làng nghề, đó là tín dụng cộng đồng làng xã để giúp đỡ nhau tạo vốn phát triển sản xuất. - Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với làng nghề, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay, mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay bảo lãnh với những nhóm hộ sản xuất nhỏ, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Cải tiến thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản, mặt khác vẫn phải đảm bảo an toàn cho vốn vay. - Cần ưu tiên vốn đầu tư ngân sách Nhà Nước hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho địa phương. Tạo cho giao thông đi lại thuận tiện, giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa thuận lợi, giúp cho khách thăm quan đi lại dễ dàng - Nhà nước cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với hiện tượng cho vay nặng lãi, lừa đảo, chiếm dụng vốn tạo môi trường kinh doanh trong sạch. * Chính sách tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề truyền thống Công tác quản lý của Nhà nước đối với làng nghề là rất cần thiết nhằm đưa làng nghề phát triển đúng hướng, hạn chế được những yếu kém bất cập tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề. Nhà nước cần chú ý tới một số chính sách như sau để giải quyết vấn đề này: - Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi truờng sản xuất kinh doanh ở các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hóa, nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm tren thị trường như làng nghề truyền thống tơ tằm Vạn Phúc. - Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án; khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn này tập trung vào những lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và dịch vụ… - Tạo điều kiện khuyến khích hoạt động của hội làng nghề như Hội liên hiệp làng nghề của Vạn Phúc, bởi thông qua tổ chức này mà các nhóm hộ sản xuất, người lao động được cung cấp các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều người V. kết luận và kiến nghị. Làng nghề truyền thống ở nước ta có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương như Làng nghề Vạn Phúc, trong những năm qua làng nghề truyền thống lụa tơ tằm đã góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội của địa phương. Mỗi năm, làng nghề đã tạo được công ăn việc làm ổn định và góp phần làm tăng thu nhập cho hơn một nghìn lao động ở địa phương và một số lao động từ các tỉnh khác, địa phương khác. Các sản phẩm tơ tằm do làng nghề Vạn Phúc làm ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu và sản phẩm này đã kết hợp được một cách hài hòa kinh nghiệm cổ truyền với công nghệ hiện đại (các máy dệt bán tự động). Xong bên cạch những gì mà làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc đã làm được, còn có một số vấn đề tồn tại song song với nó, đó là sự quan tâm chưa đúng mức cho vấn đề môi trường sinh thái, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng vốn có của mình, đặc biệt là công suất của máy… Để trong những năm tới, làng nghề truyền thống lụa tơ tằm Vạn Phúc phát triển hơn nữa, thì với kiến thức và thời gian tìm hiểu, nghiên cứu hạn chế chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Trước tiên đó là các hộ sản xuất kinh doanh cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình khi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống đó là đảm bảo chất lượng tốt, mềm mại, đẹp về hình thức của sản phẩm, bởi nó là nét đẹp văn hóa của địa phương và của nước Việt Nam. Không vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà làm ảnh hưởng tới uy tín của các sản phẩm lụa Vạn Phúc, mang tiếng tăm không tốt đối với bạn bè nước ngoài về các sản phẩm văn hóa Việt Nam. Các hộ sản xuất cần phải tích cực ủng hộ các định hướng chỉ đạo của các cấp chính quyền như vấn đề quy hoạch các hộ sản xuất, kinh doanh vào một khu; thực hiện nghiêm về vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra các kênh, mương, dòng sông; trong kinh doanh các sản phẩm thì cần có sự trung thực, không nhập lậu các mặt hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tín chung của nghề dệt truyền thống nơi đây. Thứ hai: Đối với các cấp ban ngành của địa phương. - Các cấp ban ngành địa phương cần có sự hỗ trợ cho tổ chức Hội liên hiệp làng nghề trong làng, giúp cho tổ chức này có đủ kinh phí để hoạt động, để qua tổ chức này khuyến khích được các nghệ nhân có thể được cống hiến, truyền nghề cho các thế hệ sau. - Thành lập các nhóm thanh tra giám sát vấn đề thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của các hộ sản xuất kinh doanh như vấn đề môi trường, nộp thuế…Các hộ nào không làm đúng trách nhiệm của mình sẽ được trừng phạt nghiêm, nhưng bên cạch đó có những biện pháp khích lệ kịp thời đối với các hộ sản xuất kinh giỏi, cấp giấy chứng nhận cho các nghệ nhân kèm theo chế độ ưu đãi đối với những người này. Thứ ba: Đối với cơ quan cấp Nhà nước. - Nhà nước cần có những dự án hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất , xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho sản xuất của làng nghề truyền thống, để các làng nghề này vừa có thể tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động, vừa có thể duy trì được những nét văn hóa lâu đời của cha ông để lại. - Nhà nước cũng cần có chính sách hợp lý đối với mặt hàng truyền thống xuất khẩu. Đặc biệt là trong thủ tục, giảm thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm truyền thống cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. - Các tổ chức Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có những chính sách cho vay vốn ưu đãi, thủ tục đơn giản đối với các hộ sản xuất trong ngành nghề truyền thống, giúp họ có khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng truyền thống với các mẫu mã hiện đại, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng có khả năng tiêu thụ cao như vải tơ lụa…có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33869.doc
Tài liệu liên quan