Luận văn Thực trạng và những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên

Bộ phận Incubator ( Vườn ươm ) kinh doanh trong các chương trình hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kế họch đang tồn tại. Mặc dù những thử nghiệm trong lĩnh vực này đã có từ năm1986 nhưng những kết quả thành công thì gần đây mới xuất hiện và thông tin trong việc đánh giá những ảnh hưởng của các vườm ươm này còn rất hạn chế . Tuy nhiên sự quan tâm khai thác hình thái vườm ươm như một công cụ trong sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang phát triển đặc biệt trong lĩnh vực tạo ra các doanh nghiệp theo hướng công nghệ cạnh tranh . Nỗ lực đầu tiên để thành lập một trung tâm Incubator kinh doanh được thực hiện vào năm 1986 tại USAK, một tỉnh kém phát triển trong phần Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp cao . Nỗ lực này đã không đạt được thành công chủ yếu thiếu vốn phát triển, ví dụ như vốn để yêu cầu để phát triển các dự án nhằm đạt được một kết quả kinh doanh hoàn chỉnh và chi tiết không được dề ra trong dự án và những người thất nghiệp trong khu vực không có đủ vốn ban đầu ví dụ như vốn để thành lập doanh nghiệp . Dự án này phải ngừng hoạt động sau 4 năm . Nỗ lực thư hai (ITAS) được thực hiện vào năm 1987 tại Imir bằng cách thành lập một công ty có 86 cổ đông chủ yếu từ các trường đại học địa phương chính quyền địa phương, phòng thương mại . phòng công nghệp, các công ty lớn và các nhà hảo tâm của địa phương . Mặc dù trường đại học đã cung cấp đất đai và vốn đầu tư ban dầu vào việc xây dựng nhà xưởng nhưng do thiếu vốn hoạt động đã làm cản trở bước tiến xa hơn của công ty này .Vào cuối năm 1996 phòng công nghiệp của Imir đã thử làm hồi sinh lại ITAS bằng cách kêu gọi các cổ đông quyên góp thêm vốn.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở rộng kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Bằng cách đó, có thể huy động được vốn dưới hình thức tín chấp. - Ba là, sử dung có hiệu quả nguồn vốn tự có và vốn đi vay. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ xảy ra mâu thuẫn là vừa thiếu vốn lại vừa sử dụng vốn rất lãng phí. Để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các doanh nghiệp phải tránh tình trạng để vốn nằm đọng ở các khâu ( như dự trữ vật tư quá lớn, vốn nằm ở sản phẩm dở dang hoặc tồn kho quá nhiều). Biện pháp để khắc phục tình trạng này là thực hiện phương thức thanh toán qua ngân hàng, thông qua đó những khoản tiền nhàn rỗi vẫn có thể sinh lời. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận với các tri thức và kinh nghiệm quản trị vốn hiện đại. Hiện tại, hiệu quả sử dụng vốn vẫn được xem xét một cách giản đơn. - Bốn là, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh có hiệu quả được quyền phát hành cổ phiếu nhằm thu hút vốn nhàn rỗi của người lao động làm việc trong doanh nghiệp của dân và của các doanh nghiệp khác. 2. Đổi mới công nghệ. Như đã phân tích ở phần thực trạng hiện nay không chỉ riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung hiện nay tình hình công nghệ kỹ thuật là rất lạc hậu và nghèo nàn, kỹ thuật công ghệ lạc hậu kéo theo năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh và doanh thu hạn chế đang là áp lực nặng nề đối với các doanh nghiệp này. Việc áp dụng công nghệ trình độ nào đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải phân tích và nghiên cứu kỹ nhằm đạt được hiệu quả cao. Xu hướng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay là đối với các doanh nghiệp mũi nhọn thì cần thiết áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, phat huy được tối đa lợi thế cạnh tranh của địa phương. Còn các doanh nghiệp không phải là thế mạnh và sản phẩm khó tiêu thụ thì nên áp dụng công nghệ trung gian để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và gia thuê nhân công thấp tại địa phương. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau để nâng cao trình độ công nghệ và để đạt được hiệu quả cao. - Tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tạo ra những cơ sở kỹ thuật tài chính đủ mạnh đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. - Tiến hành nghiên cứu để đưa ra những công nghệ phù hợp với doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao được trình độ nghiên cứu công nghệ của doanh nghiệp. - Dành khoảng 20% lợi nhuận mỗi năm cho việc sửa chữa và đổi mới máy móc thiết bị trong doanh nghiệp cung như nghiên cứu các thông tin về tình hình phát triển công nghệ trên thế giới và khu vực - áp dụng hình thức thuê mua bổ xung máy móc thiết bị, với hình thức này doanh nghiệp đựơc sử dụng máy móc cần thiết mà không phải đầu tư lớn. Nhờ đó giải quyết được khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp. Hình thức này hiện dang là xu hướng phổ biến ở nước ta - Trong một số trường hợp nên chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới cho các doanh nghiệp thay cho việc nghiên cứu. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí vừa có công nghệ hiện đại tuy nhiên cần lưu ý vì tránh tình trạng các doanh nghiệp ở Việt nam trở thành bài rác cho các nước phát triển thải hồi công nghệ, thiết bị cũ. 3. Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động Trình độ kỹ thuật của lao động có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm, trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung thu hút rất nhiều lao động song trình độ của các lao động trong các doanh nghiệp này là không cao và các doanh nghiệp ở Thái Nguyên cũng vậy. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo cơ bản. Các chủ doanh nghiệp thì thiếu kiến thức quản trị hiện đại và quản lý kinh nghiệm là chủ yếu. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển lâu dài thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp này là cần phải hoạch định và triển khai chiến lược đào tạo thích hợp để khắc phục tình trạng trên. Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên cần áp dụng những giải pháp sau : - Thứ nhất, bản thân các chủ doanh nghiệp cần thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức quản trị bằng cách tham gia vào các lớp tại chức, các khoá học quản trị ngắn ngày do Nhà nước tổ chức, thông qua đó để tiếp cận với kiến thức quản trị hiện đại và nắm bắt được những thông tin mới về pháp luật, chính sách doanh nghiệp cũng cần tham gia vào câu lạc bộ doanh nghiệp của tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bạn. - Thứ hai, xắp xếp và bố trí nhân lực trong doanh nghiệp một cách hợp lý dựa trên cơ sở năng lực và sở trường của từng người. Qua việc nắm rõ năng lực của từng nhân viên, doanh nghiệp có thể phân loại và đối tượng nào có khả năng học nâng cao, đối tượng nào cần đào tạo cơ bản và đào tạo lại...tránh tình trạng đào tạo một cách đại trà, đào tạo theo phom một cách thiếu hiệu quả. - Thứ ba, Ngưòi làm công tác quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng mô tả công việc thiết lập các mục tiêu cụ thể và theo đuổi chúng, tạo ra những khả năng phát triển phân biệt những phản hồi và những đánh giá ; phản hồi hai chiều và xác định thời điểm đánh giá rõ ràng. Cũng cần căn cứ vào những hoạt động tập thể học hành. Cần họp định kỳ để lập kế họach, đặt ra mục tiêu và tổng kết đánh giá kết quả, thành tích tập thể giao trách nhiệm cho cá nhân và theo rõi chúng xem đây là khả năng phát triển có khen thưởng và thúc đẩy tiến bộ. Cách động viên và khen thưởng doanh nghiệp hữu hiệu là giúp mọi người trong doanh nghiệp nắm được thông tin vào bất kỳ lúc nào có phản hồi thường xuyên yêu cầu nhân viên cung cấp đầu vào và thu hút họ trong việc ra quyết định sở hữu. Cần tiếp xúc học hỏi và lắng nghe trong đó có học hỏi từ chính các nhân viên Biết chúc mừng các cá nhân hoành thành tốt công việc và ghi nhận xét. Có thể tự tiếp cận nhân viên nhấn mạnh thành công và kết quả tập thể tạo ra những việc làm tốt và hấp dẫn giao công việc khác nhau cho nhân viên Cũng cần tạo ra khả năng thăng tiến và phát triển cá nhân bồi dưõng ý thứ cộng đồng trả lương minh bạch và mức lương cao luôn là cách đầu tư có lợi. Cần biết phân phối lợi nhuận làm ra từ doanh nghiệp cho nhân viên. - Thứ tư, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý việc đào tạo, trước khi tuyển dụng các nhân viên sẽ được đào tạo tại doanh nghiệp thực tập nghề hay học nghề. Sau khi tuyển dụng các nhân viên này có thể được đào tạo tại chức và đào tạo về phương hướng chung của doanh nghiệp. Tăng cường kỹ thuật cho các nhân viên là khâu tiếp theo sau khi có các trao đổi về kết quả công việc của họ. Cần hoạt động phát triển tập thể thay đổi việc làm và đào tạo chéo. Cũng cần phát triển người quản lý biết hướng dẫn nội bộ thiết lập mục tiêu và đào tạo bên ngoài. Tăng cường và phát huy sáng tạo của người lao động - Thứ năm, Tiến hành hợp tác với các doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ trong đào tạo lao động. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí đào tạo mà vẫn thực hiện được mục tiêu chiến lược về lao động. Và cuối cùng tổ chức các phong trào thi tay nghề trong doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích vật chất đối với những người có thay nghề cao, có sáng kiến mới trong lao động... 4. Mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi sản xuất hàng hoá thì cái khó nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiêu thụ sản phẩm này. Hiện nay sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong Tỉnh còn thị trường ngoại Tỉnh và nhất là thị trường quốc tế còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Không những thế ngay thị trường tại chỗ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Nguyên cũng đang gặp phải sự cạng tranh rất mạnh từ sản phẩm của các Tỉnh khác và nhất là từ Hà Nội lên. Để xúc tiến mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau : - Doanh nghiệp cần tìm kiếm những thị trường phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng thế mạnh của Tỉnh như chè, sắt thép... thì nên mở rộng thị trường ra các Tỉnh trong nước và trong khu vực, còn những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khó cạnh tranh thì nên tìm kiếm những thị trường ngách cho phù hợp. (VD: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ sản phẩm giấy viết của nhà máy không thể cạnh tranh với nhà máy giấy Bãi Bằng cho nên nhà máy đã nghiên cứu và lựa chọn thị trường ngách đó là sản xuất những sản phẩm mà nhà máy giấy Bãi Bằng không sản xuất như giấy bao bì giấy lau... ) - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách chú trọng đến chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi khả năng cạnh tranh của các loại hàng hoá liên quan đến 3 yếu tố đó là : Thời gian sử dụng, chất lượng sản phẩm và giá cả. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua các hoạt động cải tiến năng suất chất lượng. trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay và nhất là đến năm 2003 khi mà hàng hoá giữa các nước trong khu vực Đông Nam á không đành thuế thì cá doanh nghiệp không thể đứng vững được. Để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp nên nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại và áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại như 5S, ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, quản lý chất lượng toàn diện TQM, nhằm tăng cường hiệu quản quản lý giảm lãng phí trong sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ. - Các doanh nghiệp nên hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở đó nâng cao lợi nhuận. Muốn đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu một số vấn đề như : Dân số, tốc độ tăng dân số, mức thu nhập / đầu người, phong tục tập quán và yếu tố địa lý. - Có thể nói trong kinh doanh hiện nay các doanh nghiệp rất chú trọng tới các hoạt động Marketing bởi nó thật sự cần thiết cho kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt công tác này các doanh nghiệp cần tích cực nghiên cứu dự báo nhu cầu sản phẩm, nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường về giá cả, phân phối, sản phẩm chất lượng và dịch vụ. Tiến hành quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu và tiếp thi. Hơn thế nữa doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động bán hàng và sau bán hàng. nếu thực hiện tốt các hoạt động trên quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp. - Phát triển quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lớn nhằm dựa vào các doanh nghiệp lớn để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Dựa vào mối quan hệ này để vươn ra thị trường quốc tế. - Một số sản phẩm thế mạnh có khả năng xuất khẩu thì các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư tìm kiếm thị trường nước ngoài tìm kiền đối tác nước ngoài luôn là mục tiên lớn đối với các doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường quốc tế giá cả và nhất là chất lượng sản phẩm để tương xứng với thị trường nước ngoài II. Hệ thống giải pháp liên quan đến Nhà Nước. 1. Tăng cường vai trò của Nhà Nước trong việc hỗ trợ. - Ban hành bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống văn bản, quy định pháp luật gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này định kỳ cần được xem xét nghiên cứu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Đồng thời cần thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Hiện nay các văn bản pháp luật, pháp lệnh được ban hành trước sau đó các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy trên thực tế thời điểm thực hiện các văn bản thường bị chậm so với thời hiệu quy định tại văn bản. Bên cạnh đó việc áp dụng các văn bản cũng không thống nhất về thời gian và không gian, gây nên tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy trong quá trình xây dựng luật cần tiến hành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng mà không cần phải đợi các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản suất kinh doanh. tính ổn định lâu dài trước hết thể hiện ở quan điểm nhất quán của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt đối sử trong văn bản cũngnhư tổ chức thực hiện. Khi ban hành sửa đổi các văn bản không chỉ tính đến đòi hỏi hiện tại mà phải tính đến cả những đòi hỏi cho sự phát triển trong tương lai. - Ban hành các luật riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Luật cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật về các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp này có khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà Nước quy mô vừa và nhỏ do các bộ, các ngành các địa phương quản lý. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh chưa có cơ quan quản lý nào đích thực mà mới chỉ thực hiện cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh và thực hiện các chức năng hạn chế như thu thuế, kiểm tra về ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có quá nhiều đầu mối quản lý : các cơ quan chính quyền các tổ chức xã hội thậm chí các tổ chức đoàn thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đã đến lúc cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý Nhà Nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực. Cơ quan này cần được thành lập ít nhất 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại chẳng hạn cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ công nghiệp và Bộ thương mại. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản, là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư. ở TỉnhThái Nguyên hiện nay, cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý rác thải và chất thải...còn kém phát triển, đặc biệt là ở năm xã miền núi ngoại thành. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đầu tư xây mới và nâng cao các cơ sở hạ tầng đã có. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém, trong khi đó ngân sách của tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế, do đó trước mắt cần đầu tư theo trọng điểm tập trung vào những công trình có tính cấp thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể là: - áp dụng nội dung nghị định 90 của Thủ tướng chính phủ quy định ngày 23 /11/2001. Chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất phù hợp chỉ đạo dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời nội thành nội thị ra đảm bảo cảnh quan môi trường. doanh nghiệp vừa và nhỏ hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. - Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông trong Tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường nối giữa các huyện và các xã vùng cao trong Tỉnh. các tuyến đường đi các Tỉnh Bắc Kạn. Tuyên Quang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc và đặc biệt là quốc lộ 3 nối với Hà Nội nhằm tăng khă năng vận chuyển có hiệu quả hơn. Song song là việc tu bổ các tuyến đường nối các huyện có thế mạnh về sản xuất kinh doanh các mặt hàng với tỉnh như : Tuyến Đại Từ – Thái Nguyên ( Là nơi cung cấp đặc sản chè ra các Tỉnh khác trong cả nước) Tuyến Đồng Hỷ – Thái Nguyên ( Đây là tuyến đường nối giữa vùng nguyên liệu quặng sắt Trại Cau với khu gang thép Thái Nguyên, các tuyến đường khác như tuyến đường nối giữa mỏ than Núi Hồng và khu gang thép, mỏ Khánh Hoà với khu gang thép cũng là những tuyến đường quan trọng cần tu bổ - Tiến hành xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào nề nếp, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài của các doanh nghiệp đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục hiện đại hoá khu công nghiệp Sông Kông như xây dựng hệ thống điện nước riêng cho khu công nghiệp này, xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, đồng thời phát triển hệ thống bệnh viện, trường học dịch vụ và khu giải trí ngay tại khu vực này. - Hình thành một cụm công nghiệp tại Sông Kông bao gồm khu công nghiệp SôngKông nhà máy chế tạo công cụ DIZEN và một số khu công nghiệp sắp được thi công. - Nên tập trung một số nhà máy lớn có liên hệ hỗ trợ cho nhau như khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy chế tạo kim loại màu, công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên nhà máy nước, nhà máy điện... ra ngoại ô tỉnh ở đường Bắc Nam vừa thuận lợi cho giao thông vừa tăng khả năng hỗ trợ cho nhau lại bảo đảm tránh ô nhiếm môi trường Đối với các cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ không có khả năng tham gia vào các khu công nghiệp tập trung thì Thái Nguyên cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ có trọng điểm, tiến tới hình thành các làng nghề sản xuất công nghiệp. Trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có thể hình thành được một số làng nghề như: làng nghề đúc gang, thép ở Lương Sơn; làng nghề chế biến chè ở Tân Cương; làng nghề sản xuất sản phẩm mộc, tấm lợp...Các làng nghề được hình thành và phát triển sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở địa phương so với các địa phương khác. - Hiện nay tại phía Bắc tỉnh còn có một số diện tích đất đai chưa được sử dụng có hiệu quả, chính quyền Thái Nguyên nên xây dựng một số cơ sở hạ tầng tại đó để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập có nhu cầu thuê đất với giá rẻ hoặc miễn thuế trong 3-4 năm. 3. Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách vốn có tác động mạnh tới việc cải thiện tình hình vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn an toàn thuận lợi và khó hiệu quả cần thiết phải đổi mới theo hướng : * Chính sách vốn chung: - Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ : có chính sách chống độc quyền kinh doanh ngân hàng giảm mức dự trữ bắt buộc, Nhà Nước chỉ nên điều tiết lãi suất bằng phương pháp thị trường mở và dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất trần một cách linh hoạt sát với cung cầu về vốn trên thị trường. Việc khống chế mức lãi suất trần cứng nhắc như hiện nay sẽ làm hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế đáng kể. - Mở rộng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng, giải pháp này nhằm thiết lập lãi suất thị trường thực sự, ổn định lãi suất giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp vay vốn. - Giảm bớt thủ tục vay vốn mở rộng mạng lưới cho vay và các hình thức huy động khuyến khích cạnh tranh hợp pháp. - Phát triển quỹ tín dụng nhân dân. - Phát triển các định chế tài chính cung cấp vốn trung và dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường vốn trung và dài hạn - Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cố phiếu trái phiếu. * Chính sách và các giải pháp về vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Để hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải đổi mới chính sách vốn đối với các doanh nghiệp này theo hướng - Hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng là khoảng 0,7%/tháng là tương đối thấp vì vậy muốn huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thông qua hệ thống ngân hàng ở Tỉnh nên tăng mức lãi suất tiền gửi lên 1% / Tháng như vậy sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm và bảo đảm được nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả như công ty cổ phần bê tông Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Kông, doanh nghiệp dịch vụ kim khí Thái Hưng. Trung tâm dịch vụ thương mại và xây lắp Thái Nguyên, công ty cổ phần thép Thái Nguyên được phép phát hành cổ phiếu để trực tiếp huy động vốn. - Cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán như thư tín dụng, séc ngoại tệ dễ chuyển đổi để thanh toán trong nước và quốc tế. - Hiện nay ngành công nghiệp khai thác và chế biến chè – một đặc sản ở Thái Nguyên đang rất phát triển nhưng do thiếu vốn mà việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy các ngân hành Nông nghiệp nên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và chế biến chè tỉnhm như cho các doanh nghiệp này vay đinh mức vốn là 200 triệu VNĐ trong vòng 5 năm đầu với lãi suất không đáng kể để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn. -Nên thành lập trung tâm thẩm định tài sản thế chấp tại tỉnh để thực hiện công việc thẩm định tài sản thế chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh hơn hiệu quả hơn tránh tình trạng thẩm định ở nhiều cấp dẫn đến chậm chễ trong vay vốn làm mất đi các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. - Ưu đãi lãi suất: Lãi suất vay hiện nay là khá cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế khá lớn mà nguồn tài chính để hỗ trợ thì có hạn, nên khó có thể ưu đãi được tất cả các doanh nghiệp này. Do vậy, trong chính sách ưu đãi vốn cần chọn đúng đối tượng với nguồn lực ít thì mới có thể hỗ trợ hiệu quả. Chỉ nên ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ chiến lược và hộ trợ cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ mới, sản xuất thử, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ mới, đào tạo nghề, các hoạt động dịch vụ tư vấn...tuy nhiên để hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp trong điều kiện tài chính có hạn cần có những giải pháp đặc biệt, một trong những giải pháp đó là trợ cấp lãi suất cho đối tượng được hỗ trợ, tức là bù chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. - Thành lập các quỹ hỗ trợ: Cần huy động các nguồn vốn để thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các địa phương như Tỉnh Thái Nguyên thì các nguồn vốn có thể là: Từ ngân sách Tỉnh từ các doanh nghiệp lớn, từ các tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ này có thể do nhà nước quản lý và cũng có thể thuê một trung tâm chuyên trách quản lý. Quỹ này hỗ trợ cho các hoạt động như đào tạo chủ doanh nghiệp, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các trung tâm tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động về cung cấp thông tin kinh tế, khoa học công nghệ...cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thành lập trung tâm bảo lãnh: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ một trong những khó khăn nhất là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Do đó rất cần các tổ chức trung gian làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Một trong các hình thức đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, vừa là hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa người vay vốn (doanh nghiệp), người cho vay (ngân hàng), tổ chức trung gian (các công ty bảo lãnh) là Nhà nước, nhờ đó mà giảm bớt được mức độ rủi ro khi vay vốn. 4. Đổi mới chính sách thuế. * Hệ thống thuế chung đổi mới theo hướng : - Đơn giản hoá hệ thống thuế suất, hạ mức thuế suất - Tránh đánh thuế chồng chéo - Cải cách cơ chế thu nộp, kiểm tra thuế theo hướng có sự độc lập giữa các bộ phận này, có thể kiểm tra lẫn nhau - Thực hiện cơ chế tự khai báo mức thuế, Nhà Nước kiểm định và doanh nghiệp tự nộp thuế. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đồng thời ưu tiên các doanh nghiệp trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài Hiện nay đang có tình trạng trái ngược nhau : Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu thế hơn mạnh hơn thì chỉ nộp thuế lợi tức 10- 15%. trong khi đó các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế lợi tức tới 35-50%. - Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế đối với hàng hoá khi Việt nam ra nhập APTA Các cam kết thực hiện APTA của Việt nam I. thuế quan * Đối với hàng hoá thuộc danh mục loại trừ ngay : Mức thuế quan giảm xuống còn từ 0% -5%. Quá trình cắt giảm được thực hiện theo hai lộ trình : 1. Lộ trình cắt giảm bình thường : Thực hiện chủ yếu đối với các sản phẩm như máy móc thiết bị, sắt thép... - Mức thuế suất cao hơn 20 % phaải giảm xuống còn 20% vào 1-2003 và tiếp tục giảm xuống còn 0 đến 5% vào 1-2006 - Mức thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% phải giảm xuống còn 0-5% vào 1-2003 2. Lộ trình cắt giảm nhanh : bao gồm 15 nhóm sản phẩm như dầu thực vật, hoá phẩm ,phân bón, cao su, bột giấy và giấy gỗ... - Mức thuế suất cao hơn 20 % phải được giảm xuống 0-5% vào 1-2003 - Mức thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% phải đựoc giảm xuống 0 –5% vào 1-2001 * Đối với hàng hoá thuộc danh mục loại trừ tạm thời : - Cắt giảm dần 20% / Năm và chuyển sang danh mục loại trừ ngay - Giảm mức thuế xuống còn 0-5% * Đối với danh mục nhạy cảm : Giảm thuế xuống còn 0-5% * Đối với các hạng mục hàng hoá ( Trừ hàng hoá thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn ) : Mức thuế suất giảm xuống còn 0%, riêng một số hạng mục hàng hoá nhạy cảm có thể giảm xuống 0% vào năm 2018 * Đối với các hàng hoá thuộc Khuôn khổ hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) ; Giảm mức thuế xuống còn 0-5% * Đối với các sản phẩm công nghệ thông tin truyền thông ; giảm xuống 0% 1996-2006 2001-2006 2003 2003 2001 1999-2003 1999-2006 2004-2013 2015 2003-2008 II. Phi thuế quan * Đối với hàng hoá thuộc danh mục loại trừ ngay và danh mục nhạy cảm : Tất cả các hàng rào phi thuế quan sau đây phải được dỡ bỏ ; - Các hạn chế định lượng ( Quota, giấy phép, việc cấm xuất nhập khẩu) - Các hạn chế ngoại hối liên quan đến chi trả hàng hoá - Các khoản phụ thu hải quan dưới thuế - Các hàng rào phi thuế quan khác * Đối với hàng hoá công nghệ thông tin, truyền thông : tất cả các hàng rào phi thuế quan phải được dỡ bỏ 1996-2006 1996-2003 1996 1996-1999 1996-2006 2003-2008 * Chính sách thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng được ưu đãi thuế, tăng mức độ ưu đãi. - Mở rộng đối tượng được ưu đãi : Đến nay trong các chính sách thuế của Nhà Nước, loại đối tượng được được ưu đãi về thuế không nhiều chỉ có các doanh nghiệp được thành lập sau năm 1993 ( mà phần lớn đã qua 2 năm được ưu đãi như luật định ) Các doanh nghiệp ở vùng núi như số doanh nghiệp trong ngành chế biến nông sản. Như vậy trong chính sách ưu đãi thuế chưa quan tâm đến sự yếu ớt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp này đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Do đó trong chính sách ưu đãi thuế cần mở rộng đối tượng hơn nữa vì có như vậy mới nuôi dưỡng được nguồn thu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tích luỹ để phát triển sản xuất mở rộng quy mô. - Hiện nay thuế VAT đang tồn tại ở 4 mức thuế là 0%, 5%, 10%, và 20%, trừ một số loại hàng hoá như rượu bia, thuốc là và hàng xa xỉ phẩm còn lại tất cả các hàng hoá khác của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính quyền Tỉnh Thái Nguyên nên đánh thuế ở đồng mức là 5 % để tiến tới hội nhập APTA . Vì các doanh nghiệp đang xin giảm thuế từ 20% xuống còn 10%, từ 10% xuống còn 5%, trong điều kiện quản lý doanh thu sát với doanh thu thực tế thì việc thuế suất 5% áp dụng với các doanh nghiệp sé giảm bớt được sự kêu ca suy tị và gian lận trong kê khai nộp thuế. Đồng thời việc đưa về chung một thuế suất 5% sẽ bãi bỏ hết những quy định về miễn giảm thuế ,điều này làm cho chính sách thuế đơn giản hơn hạn chế được việc lợi dụng để trốn thuế và tiêu cực trong qủan lý thu nộp thuế . Mặt khác tạo điều kiện để thực hiện đúng nguyên tắc có thu mới có khấu trừ thuế, không khấu trừ khống, mua hàng hoá có hoá đơn mới được khấu trừ thuế đầu vào . Từ đó khuyến khích sử dụng hoá đơn và tạo điều kiện quản lý thu sát thực tế hơn. - Thực hiện việc thu thuế tại cục thuế của Tỉnh nhằm tránh các hiện tượng hạch sách và gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì các cán bộ của chi cục thuế nắm vững được chế độ chính sách, quyết đoán nhanh tránh sự kiểm tra thanh tra thuế từ nhiều cấp như chi cục và phường . Hơn nữa việc thu thuế tại chi cục vừa gần vừa thuận lợi lại có độ tin tưởng cao . - Nên ưu đãi thuế thấp ở mức 5% cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Tỉnh như chè, khai khoáng, sắt thép . -Nên trợ cước cho vận chuyển hàng hoá lên vùng cao và miễn tiền thuê đất trong vòng 6 năm, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 25% cho các doanh nghiệp kinh doanh ở vùng núi và các doanh nghiệp mới thành lập nhưng làm ăn có hiệu quả . - Hiện nay tại Thái Nguyên được biết việc đánh mặt hàng chè chế biến tỉnhm lại cao hơn các Tỉnh khác lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ nên các doanh nghiệp tại Thái Nguyên thường vận tải chè nguyên liệu sang các Tỉnh khác để chế biến tỉnh . Điều đó đã làm giảm khả năng tạo việc làm cho cho người lao động trong Tỉnh mặt khác lại làm thất thu một khoản từ thu thuế chè tỉnhm . Do vậy cơ quan chính quyền tại Thái Nguyên nên giảm mức thu thuế đối với mặt hàng này nhằm vừa tạo việc làm cho người lao động vừa tăng nguồn thu cho ngân sách của Tỉnh - Tăng mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời gian qua mức ưu đãi đã tăng lên nhưng vẫn còn chậm, chỉ miền giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 1 đến 2 năm trong khi đó ở các nước khác là 4-5 năm. Hơn nữa mức giảm thuế còn thấp số đồi tượng được miễn thuế còn ít. Do đó để các doanh nghiệp có tích luỹ ban đầu cho phát triển sản xuất đứng vững được thì cần thiết phải tăng mức ưu đãi thuế lên 3 đến 5 năm. Miễn thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, Miễn thuế cho các khâu như chi phí đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp cũng như đầu tư cho sản xuất sản phẩm mới. - Có hình thức và mức độ ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, huy động nhiều vốn. Hiện này đang có tình trạng, doanh nghiệp càng huy động thì mức thuế càng cao. Như vậy sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô. Các nước đang phát triển đều có chính sách để mở rộng quy mô doanh nghiệp, vì quy mô quá nhỏ sẽ không có hiệu quả. 5. Đào tạo trình độ lao động trong các doanh nghiệp. Như đã trình bày, hiện nay trình độ đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở TỉnhThái Nguyên khá thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên, Thái Nguyên cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. - Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề các cơ sở đào tạo hiện có, cần sớm đào tạo dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời đầy mạnh hoạt động của các trung tâm hiện có. Thông qua các tổ chức đào tạo dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉnh có thể thực hiện sự tài trợ về tài chính cho việc đào tạo, tài trợ đội ngũ cán bộ giảng dạy và các chương trình giảng dạy. - Thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức quản trị, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ các chủ doanh nghiệp. Tiến hành đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị đã có, cung cấp cho họ những thông tin, những kiến thức mới, những phương thức quản trị tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. - Thực hiện các khuyến khích về vật chất trong lao động sản xuất, chẳng hạn áp dụng mức thưởng bằng 1/3 tháng lương cho các công nhân có sáng kiến trong công việc làm tăng năng suất lao động . - Thành lập trung tâm tư vấn về quản trị kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp những chính sách của Nhà Nước trong tương lai và xu hướng phát triển của nền kinh tế - Kết hợp với các trường đại học trên địa bàn như đại học Công Nghiệp, đại học Nông Nghiệp, Trường dạy nghề cơ điện để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp, tiến đến chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở có chủ doanh nghiệp đã được đào tạo. - Hiện nay việc đào tạo cho các chủ doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao do việc tiếp thu của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế và họ tham gia chỉ nhằm mục đích lấy chứng chỉ do vậy trong thời gian tới việc đào tạo phải theo hướng coi trọng vào chất lượng đào tạo . Để thực hiện được điều này thì trong khoá học phải cung cấp đầy đủ tài liệu và số lượng đào tạo mỗi lần nên ít đi để có hiệu quả hơn . - Đối với các nghệ nhân, lao động có kỹ thuật cao trong các nghề truyền thống như: Đúc gang, thép, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản cần có chính sách để họ đóng góp phát triển các ngành nghề, mặt khác dạy nghề và truyền nghề cho lớp công nhân trẻ. - Thành lập các trung tâm tư vấn về quản trị kinh doanh với đối tượng chủ yếu và các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. - Xem xét lại các chương trình đào tạo hiện có, đồng thời tăng cường các mối liên hệ, hợp tác trao đổi giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo và phục vụ có hiệu quả hơn, trực tiếp hơn cho các doanh nghiệp. - Tỉnh nên dành một nguồn ngân sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao trình độ lao động . Nguồn ngân sách này có thế có từ việc giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 35-40% xuống còn 25% để các doanh nghiệp này tái đầu tư cho nguồn nhân lực 6. Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất thiếu thông tin về thị trường, công nghệ, luật pháp, kinh tế, khách hàng, đối tác kinh doanh...do đó cần thiết phải hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ thông tin có thể là : - Thành lập các ngân hàng dữ liệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về thị trường, công nghệ, thể chế... để cung cấp hoặc bán cho các doanh nghiệp với giá hợp lý. - Phổ biến những thông tin về pháp luật, chính sách... thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các hội trợ triển lãm ở trong và ngoài nước, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước. - Tổ chức các câu lạc bộ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và sử sụng các phương tiện quản lý thông tin hiện đại như máy vi tính, mạng thông tin...để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với các cơ sở dừ liệu hiện đại trong và ngoài nước 7. Xúc tiến xuất khẩu. -Nhà Nước khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường xuất khẩutạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuât khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khảo sát học tập trao đổi hợp tác và tham dự hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm tìm hiểu thị trường ở nước ngoài . Chi phí trợ giúp được bố trí trong trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu . 8. Thị trường và tăng khả năng cạnh tranh . Uỷ ban nhân dân tỉnh, tỉnh tạo điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận các thông tin thị trường, giá cả hàng hoá, trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . - Trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện mở rộng thị trường . - Chính phủ tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà Nước, các Bộ, ngành và địa phương có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng hoá và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu - Chính phủ khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp khác về hợp tác sản xuất sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Thông qua chương trình trợ giúp, Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc, phát triển sản phẩm mới hiện đại hoá quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường III. Thành lập các trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Thành lập cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành lập cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa trực thuộc Bộ kế Hoạch Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước để xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . a. Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau : - Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư định hướng công tác xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ : xây dựng hoạc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trình cấp có thẩm quyền ban hành tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp lập danh mục các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp, điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được phê duyệt - Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong việc xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua cân đối nguồn lực và kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài để trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xúc tiến trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn đào tạo vận hành quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp - Định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp báo cáo về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ và các vấn đề cần giải quyết để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ - Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Thực hiện các hoạt động quản lý Nhà Nước khác về xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư giao. b. Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ : - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . Biên chế và kinh phí hoạt động của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ tài chính trên tinh thần sử dụng nhân sự trong quá trình sắp xếp tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư để bố trí bộ máy của Cục gọn nhẹ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình mới . - Kinh phí hoạt động của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ do ngân sách Nhà Nước cấp được tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 2. Thành lập hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . a. Thành lập hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Làm nhiệm vụ tư vấn cho thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . Các thành viên của hội đồng hoạt động kiêm nhiệm . Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng nhiệm vụ và số thành viên Hội đồng theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng . b. Thành phần của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm - Chủ tịch hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư . - Thư ký thường trực của Hội đồng : Cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư ,Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công nghệ và môi trường, Giáo dục và đào tạo, Tư pháp ... - Đại diện phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, Hội đồng trung ương liên minh các hợp tác xã, một số hiệp hội các doanh nghiệp . - Một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và đào tạo c. quy chế làm việc của hội đồng do chủ tịch hội đồng quyết định . d. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được tổng hợp trong kinh phí của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 3. Thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Thuộc cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ) tại tỉnh Hà Nội . Hồ Chí Minh và Đà Nẵng . Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị sự nghiệp có thu có chức năng tư vấn cho Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật cải tiến trang thiết bị hướng dẫn quản lý kỹ thuật ,bảo dưỡng trang thiết bị tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập đề án tổ chức và ban hành Quy chế hoạt động của các trung tâm này, sau khi thoả thuận với ban tổ chức, cán bộ Chính phủ và các cơ quan liên quan Hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên cần thiết phải hình thành một trung tâm tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ nói riêng với chức năng sau: - Hỗ trợ đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ phấn đấu để các chủ doanh nghiệp khởi sự kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên đều có những kiến thức cần thiết về kinh doanh. Trung tâm có thể đặt quan hệ với các trường đại học ở địa phương, với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc đào tạo nhân sự cho các doanh nghiệp. - Chức năng thứ hai của trung tâm là tư vấn cho các chủ doanh nghiệp về các vấn đề như: lập dự án đầu tư, quảng cáo, kế toán, thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin thị trường, nghiên cứu, xuất bản các sách báo nhằm nâng cao kiến thức về kinh doanh. - Làm trung gian giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh kể cả đối tác nước ngoài. Trung tâm có thể thực hiện việc đàm phán, giao dịch với các bạn hàng nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức triển lãm, giới thiệu sản phẩm, thông qua đó các chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác đầu tư, tìm kiếm thị trường và các nguồn tài trợ từ bên ngoài để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, trong một tương lai không xa hiệp hội các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cũng cần được thành lập. Hiệp hội sẽ cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính, là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết các vấn đề thủ tục. Hiệp hội cũng là nơi đứng ra bênh vực quyền lợi của các chủ doanh nghiệp. Trong hiệp hội này các doanh nghiệp có thể tìm thấy sự bảo trợ chính của hiệp hội. 4. Mô hình vườn ươm doanh nghiệp a. Kinh nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ: Bộ phận Incubator ( Vườn ươm ) kinh doanh trong các chương trình hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kế họch đang tồn tại. Mặc dù những thử nghiệm trong lĩnh vực này đã có từ năm1986 nhưng những kết quả thành công thì gần đây mới xuất hiện và thông tin trong việc đánh giá những ảnh hưởng của các vườm ươm này còn rất hạn chế . Tuy nhiên sự quan tâm khai thác hình thái vườm ươm như một công cụ trong sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang phát triển đặc biệt trong lĩnh vực tạo ra các doanh nghiệp theo hướng công nghệ cạnh tranh . Nỗ lực đầu tiên để thành lập một trung tâm Incubator kinh doanh được thực hiện vào năm 1986 tại usak, một tỉnh kém phát triển trong phần Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp cao . Nỗ lực này đã không đạt được thành công chủ yếu thiếu vốn phát triển, ví dụ như vốn để yêu cầu để phát triển các dự án nhằm đạt được một kết quả kinh doanh hoàn chỉnh và chi tiết không được dề ra trong dự án và những người thất nghiệp trong khu vực không có đủ vốn ban đầu ví dụ như vốn để thành lập doanh nghiệp . Dự án này phải ngừng hoạt động sau 4 năm . Nỗ lực thư hai (ITAS) được thực hiện vào năm 1987 tại Imir bằng cách thành lập một công ty có 86 cổ đông chủ yếu từ các trường đại học địa phương chính quyền địa phương, phòng thương mại . phòng công nghệp, các công ty lớn và các nhà hảo tâm của địa phương . Mặc dù trường đại học đã cung cấp đất đai và vốn đầu tư ban dầu vào việc xây dựng nhà xưởng nhưng do thiếu vốn hoạt động đã làm cản trở bước tiến xa hơn của công ty này ...Vào cuối năm 1996 phòng công nghiệp của Imir đã thử làm hồi sinh lại ITAS bằng cách kêu gọi các cổ đông quyên góp thêm vốn. Nỗ lực tiếp theo được KOSGEB và hai trường đại học lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đó là trường đại học kỹ thuật istanbUL và trường đại học kỹ thuật trung đông . 2 trung tâm Incubator này đã được thành lập vào năm 1991 và 1992, vì mối liên kết với các truờng đại học nên các doanh nghiệp trong các Incubator này thường tập trung vào các sản phẩm và quá trình sản xuất công nghệ cao và các trung tâm Incubator đại học hường về công nghệ này đượcgọi là các “ Trung tâm phát triển công nghệ”. Vào cuối năm thứ 3 thứ 4 các Incubator tại Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt đựoc một số kết quả thành công. Một công ty trong istanbUL bắt đầu từ một doanh nghiệp sản xuất robot công nghiệp trong bối cảnh thiếu vắng nền công nghệ thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ . Vào năm 1996 công ty này đã nhận được các đơn đặt hàng trị giá 300. 000 đô la . Tại ODTU một công ty đã xuất khẩu đựoc các sản phẩm trị giá trên 500. 000 $ và một công ty khác đã tạo việc làm cho 19 người với chi phí là 1809 $ /nghề . Khi đem so sánh hai trung tâm Incubator của Thổ Nhĩ Kỳ với các trung tâm Incubator đặc trưng, nói chung hai trung tâm nàyphù hợp với các tiêu chí đã nêu ra . Mặc dù các Incubator của Thổ Nhĩ Kỳ vốn đầu tư ban đầu có cao hơn vì bao gồm cả chi phí xây dựng nhà xưởng mới .Vì những khu vực có thểcho thuê doanh nghiệp đã quá đông .Tỷ lệ tăng trưởng vào năm thứ 3 là gần với tiêu chí của loại hình Incubator đặc trưng b . Điều kiện để áp dụng tại Thái Nguyên : Thái Nguyên là một tỉnh công nghiệp trong đó có rất nhiều trung tâm công nghiệp đầu mối của các tỉnh phía Bắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà Luật doanh nghiệp tư nhân đã đi vào hoạt động có hiệu quả và làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thông thoáng . Thì đã có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau nổi lên trong thười gian gần đây . Tuy đã đưọc hưởng rất nhiều sự ưu đãi về moi mặt từ phía Nhà Nước và chính quyền trên địa bàn tỉnh nhưng khi mới bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn . Điều đó đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp riêng cho các doanh nghiệp này. Sau khi nghiên cứu mô hình kinh tế vườn ươm doanh nghiệp và học hỏi kinh nghiệp từ Thổ Nhĩ Kỳ chính quyền trên địa bàn tỉnh nên áp dung tại Thái Nguyên những điều kiện để thực hiện mô hình này.Xây dựng một vườn ươm doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Kông, một nơi mà các điều kiện để hỗ trợ kinh doanh tương đối thuận lợi Chính quyền nên có những biện pháp như xây dựng các khu công nghiệp trong đó có các điều kiện thuận lợi để đưa các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động vào trong đó, có chính sách giảm thuế ở mức 5% đối với các doanh nghiệp , xây dựng hệ thống điện, nước riêng cho vườn ươm, chú ý tới các điều kiện sinh hoạt của công nhân các doanh nghiệp trong mô hình vườn ươm . Ưu đãi lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó chính quyền cũng nên tìm kiếm thị trường sản phẩm cho doanh nghiệp như tìm kiếm các hợp đồng về mua bán sản phẩm của tỉnh cho các doanh nghiệp do trong thời gian mới kinh doanh doanh nghiệp chưa có nhiều thị trường sản phẩm. Sau khi doanh nghiệp đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả, doanh thu lợi nhuân đều tăng lên và đã có thể tìm kiếm thị trường cho riêng mình và đứng vững trên thị trường cạnh tranh thì chính quyền mới thu phí và đưa doanh nghiệp này ra khỏi vườn ươm và thôi không hỗ trợ nữa Trên đây là một số giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Những giải pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau, do vậy trong quá trình thực hiện cần chú ý đến tính đồng bộ của nó. Tách rời các biện pháp hoặc chỉ thực hiện một cách cục bộ khó có thể đem lại những hiệu quả thiết thực, lâu dài. Kết luận và một số kiến nghị cá nhân Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đai hoá, để thực hiện tốt nhiệm vụ đó tất yếu chúng ta phải chú trọng tới việc phát triển kinh tế. Và doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ với những lợi thế của mình đang có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đang gặp rất nhiều những khó khăn trong công việc kinh doanh của mình ,đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Trong thời gian qua bằng một loạt các biện pháp và chính sách, Đảng và Nhà Nước đã thể hiện sự quan tâm của mình tới việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đặc biệt gần đây chính phủ đã thí điểm xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc gia và hội đồng xúc tiến khu vực tư nhân tại Thái Nguyên,Hà Nội,Đà Nẵng ,Hồ chí Minh,Tây Ninh. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay việc đưa ra một hệ thống chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển là công việc phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian công sức và nỗ lực của nhiều ngành nhiều cấp, nhiều tổ chức và nhiều người do vậy trong thời gian tới ,theo ý kiến của cá nhân tôi Đảng và Nhà Nước cần thể hiện sự quan tâm của mình tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn nữa nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống chính sách cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Nhân rộng mô hình cơ quan xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc gia và hội đồng xúc tiến khu vực tư nhân ra nhiều tỉnh trên cả nước. Với tư cách là một sinh viên và nhất là sinh viên năm cuối, em ý thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình ,vai trò người chủ tương lai của đất nước em tự hứa sẽ ra sức học tập ,nghiên cứu và rèn luyện để có trình độ kiến thức đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29776.doc
Tài liệu liên quan