Luận văn Thuế giá trị gia tăng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật

Với mục tiêu phấn đấu đưa đất nước tiến lên trong thế kỷ XXI chúng ta đã có nhiều cố gắng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Các chính sách cải cách kinh tế trong đó có chính sách thuế đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống thuế đã đi vào đời sống kinh tế xã hội, đang ngày càng phát huy vai trò to lớn của thuế trong việc tập trung ngân sách Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam đã hơn 3 năm trong điều kiện nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được các điều kiện áp dụng luật thuế tiên tiến này. Tuy là một sinh viên sắp tốt nghiệp xong kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn còn non nớt, lại gặp nhiều hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo nhưng được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và các cán bộ nơi thực tập em cũng đã cố gắng thông qua bản luận văn này trình bày những hiểu biết của mình về thuế GTGT , từ đó đề ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế GTGT đối với công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật. Hy vọng rằng các vấn đề nêu ra sẽ phần nào phục vụ cho công tác thực hiện thuế tại công ty.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thuế giá trị gia tăng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tại công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hàng thuộc thiết bị lẻ, máy móc và phụ tùng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập của công ty. Các mặt hàng này được nhập từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như các thiết bị thi công, thiết bị nâng chuyển, các loại xe ô tô, thiết bị y tế, thiết bị trường học, thiết bị giảng dạy…, các loại máy phay, máy tiện, máy nén khí, máy thuỷ… Các mặt hàng bán ra này của công ty chịu mức thuế suất 5%. Những hàng hoá chịu mức thuế suất 10% bán ra tại công ty bao gồm các loại hàng hoá tiêu dùng công ty nhập về như các loại máy điều hoà nhiệt độ, máy điện thoại, nồi, chảo, mỹ phẩm… Ngoài ra các hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá hay hoạt động tư vấn đầu tư cũng chịu mức thuế suất 10%. Như vậy tuỳ thuộc vào mặt hàng bán ra mà mức thuế suất thuế GTGT của hàng bán ra là khác nhau. Ví dụ: Ngày 15/6/2001 TECHNOIMPORT ký với công ty TNHH Hải Duyên, Hà Khẩu, Trung Quốc (đơn vị bán hàng) hợp đồng ngoại số 08/P2/Techno/ HĐ nhập khẩu mặt hàng là xe lu đường ba bánh sắt vơí trị giá 53.000 NDT theo phương thức thanh toán LC. Trị giá hàng hoá: 53.000 x 1.785 = 94.605.000 đ Thuế nhập khẩu phải nộp: 4.709.000 đ Thuế GTGT hàng nhập khẩu: 4.944.000 đ Ngày 20/7/2001 công ty ký hợp đồng nội số 08/P2/HĐKT/2001 với công ty cổ phần thương mại Thái Dương số 9, N74/13 ngõ Thịnh Hào, Hà Nội với giá bán là 105.905.000 đ (trong đó bao gồm giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí và lãi). Mặt hàng này chịu thuế suất là 5% nên thuế GTGT của hàng bán ra là 105.905.000 x 5% = 5.095.000 đ. Là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng hoá, dịch vụ công ty sử dụng hoá đơn bán hàng theo mẫu hoá đơn GTGT ký hiệu 01 GTKT loại 3 liên lớn. Một liên dùng để lưu tại công ty, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng để thanh toán. Ba liên này có nội dung giống hệt nhau và trên mỗi liên đều ghi rõ; Giá bán chưa thuế. Thuế GTGT . Tổng giá thanh toán. Phần thuế GTGT được ghi trong hoá đơn chính là số thuế GTGT đầu ra mà công ty phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Với hoạt động XNK uỷ thác khi xuất trả hàng cho bên giao uỷ thác thì công ty phải lập 2 hoá đơn: một hoá đơn tiền hàng và một hoá đơn phí uỷ thác mà công ty nhận được trên đó ghi rõ phí uỷ thác, thuế GTGT và giá thanh toán. Như vậy tất cả các hàng hoá, dịch vụ bán ta tại công ty xác định doanh thu, các hàng hoá, dịch vụ mua vào đều có hoá đơn chứng từ theo đúng chế độ. Thuế GTGT đầu ra của công ty phát sinh trong tháng nào thì được tập hợp ngay trong tháng đó. Trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo nhân viên kế toán phụ trách về thuế tại phòng kế toán sẽ trên cơ sở các hoá đơn, chứng từ bán ra trong tháng sẽ lập các Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (theo mẫu số 02/GTGT ). Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra sẽ được tập hợp riêng cho từng phòng và theo từng mức thuế suất khác nhau (0%, 5%, 10%) chi tiết theo từng hoá đơn. Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác thì được kê riêng trong Bảng kê. Số liệu về thuế GTGT đầu ra của công ty được thể hiện qua bảng sau. Bảng 3 Kết quả kê khai thuế GTGT đầu ra Đơn vị tính: 1000đ Hàng hoá dịch vụ theo thuế suất Doanh số ra năm số tiền bán 2000 TT Doanh số ra năm số tiền bán 2001 TT Thuế đầu 2000 GTGT ra 2001 Chênh Thuế số tiền lệch GTGT Tỷ lệ 1.Thuế suất 0% 2.Thuế suất 5% - Thiết bị lẻ - Máy móc và phụ tùng - NVL sản xuất 3.Thuế suất 10% - Hàng hoá nhận uỷ thác XNK - Dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại - Hàng tiêu dùng 769.818 314.621.171 113.263.621 125.848.468 75.509.082 156.041.452 119.032.332 13.503.731 23.505.389 0,16 66,74 24,03 26,69 16,02 33,1 25,25 2,86 4,99 10.312.432 197.981.671 106.910.102 73.253.218 17.818.351 124.467.430 62.233.715 17.4525.440 44.808.275 3,1 59,5 32,13 22,01 5,36 37,4 18,7 5,24 13,46 0 15.731.058 5.663.181 6.292.423 3.775.454 15.604.145 11.903.233 1.350.373 2.350.539 0 9.899.083 5.345.505 3.662.661 890.037 12.446.743 6.223.372 1.742.544 4.448.827 0 -5.831.975 -317.676 -2.629.762 -2.885.417 -3.157.402 -5.679.861 392.171 2.130.288 -37,07 -5,61 -41,79 -76,42 -20,23 -47,72 29,04 90,63 Cộng 471.432.472 100 332.761.534 100 31.335.203 22.345.826 -8.980.377 -28,69 Với kết quả theo bảng 3 ta thấy công ty đã tiến hành kê khai doanh số bán ra theo từng loại thuế suất tuân theo đúng quy định kê khai thuế GTGT đầu ra của luật thuế GTGT hiện hành tại Việt Nam. Qua bảng 3, tổng doanh số bán ra của công ty năm 2001 đã giảm so với năm 2000. Năm 2000 tổng doanh số bán ra của công ty đạt 471.432.472 ngàn đồng, năm 2001 đạt 332.761.534 ngàn đồng, giảm 138.670.938 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 29,41%. Doanh số bán hàng giảm nên tổng số thuế GTGT đầu ra của công ty cũng giảm theo. Năm 2000 tổng số thuế GTGT đầu ra là 31.335.203 ngàn đồng, năm 2001 là 22.345.826 ngàn đồng giảm 8.980.377 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là 28,69%. Trong ba mức thuế suất 0%, 5%, 10% thì chỉ có mức thuế suất 0% có doanh số bán ra của năm 2001 tăng so với năm 2000. Còn hai mức thuế suất 5% và 10% thì doanh số bán ra của năm 2001 đều giảm so với năm 2000. Việc doanh số bán ra giảm cũng đã ảnh hưởng đến thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Xét ở từng mức thuế: ở mức thuế suất 0%: doanh số bán ra của năm 2001 (10.312.432 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng là 0,16% trong tổng doanh số hàng hoá dịch vụ bán ra ) tăng so với năm 2000 (769.818 ngàn đồng) là 9.542.614 ngàn đồng, về mặt tỷ trọng tăng 2,94%. Tuy nhiên ở mức thuế suất này thì thuế GTGT phải nộp cũng bằng 0 nên doanh số bán hàng hoá ở mức thuế này không ảnh hưởng đến thuế GTGT đầu ra phải nộp. ở nhóm thuế suất 5%: doanh số bán ra của năm 2000 đạt 31.621.171 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng là 66,74% trong tổng doanh số bán ra, thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo mức thuế suất này là 15.731.058 ngàn đồng. Do doanh số bán ra của nhóm hàng hoá là máy móc và phụ tùng chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm thuế suất này (26,69%) nên thuế GTGT đầu ra của nhóm hàng này cũng là lớn nhất (6.292.423 ngàn đồng). Doanh số bán ra của nhóm thiết bị lẻ cũng chiếm tỷ trọng khá cao (24,03%) nên thuế GTGT của nhóm hàng này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm thuế suất này ( về số tiền đạt 5.663.181 ngàn đồng), tiếp đến là thuế GTGT của nhóm hàng là nguyên vật liệu sản xuất (3.775.454 ngàn đồng). Sang năm 2001, doanh số bán ra của nhóm thuế suất 5% đều giảm cả về số tiền và tỷ trọng so với năm 2000, về số tiền giảm 116.639.500 ngàn đồng, về tỷ trọng giảm 7,24%. Doanh thu giảm nên thuế GTGT đầu ra của năm 2001 cũng giảm theo. Thuế GTGT đầu ra của nhóm thuế suất 5% là 9.899.083 ngàn đồng giảm 5.831.975 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ giảm là 37,07%. Trong năm 2001 doanh số bán ra của tất cả các nhóm hàng của nhóm thuế suất này đều giảm so với năm 2000 nên thuế GTGT của nhóm hàng này cũng giảm tương ứng với doanh số bán ra theo thuế suất. Trong đó nhóm nguyên vật liệu sản xuất giảm với tỷ lệ lớn nhất là 76,42% (số tuyệt đối giảm 2.885.417 ngàn đồng), tiếp đến nhóm máy móc và phụ tùng giảm 41,79% (tương ứng với giảm số tiền là 2.629.762 ngàn đồng). Chỉ có nhóm thiết bị lẻ là giảm ít hơn cả, chỉ giảm 5,61% ( tương ứng với số tiền giảm là 317.676 ngàn đồng). ở mức thuế suất 10%: doanh số bán ra của năm 2000 đạt 156.041.452 ngàn đồng, chiếm 33,1% tỷ trọng tổng doanh số bán ra, thuế GTGT đầu ra tương ứng với doanh số bán ra là 15.604.145 ngàn đồng. Do doanh số bán ra của nhóm hàng hoá nhận uỷ thác XNK chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,25%) nên thuế GTGT đầu ra của nhóm hàng hoá này cũng là lớn nhất trong nhóm thuế suất 10% (đạt 11.903.233 ngàn đồng), tiếp đó là thuế GTGT đầu ra của nhóm hàng hoá tiêu dùng (1.350.373 ngàn đồng), rồi đến dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại (2.350.593 ngàn đồng). Sang năm 2001, doanh số bán ra của nhóm thuế suất này đạt 124.467.430 ngàn đồng giảm 31.574.022 ngàn đồng so với năm 2000. Tuy nhiên nếu xét về mặt tỷ trọng thì nhóm thuế suất này lại chiếm tỷ trọng lớn hơn năm 2000 về mặt doanh số bán ra (tăng 4,3% so với năm 2000). Doanh số bán ra giảm nên thuế GTGT cũng giảm theo. Thuế GTGT đầu ra của nhóm thuế suất 10% đạt 12.446.743 ngàn đồng, giảm 3.147.402 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ giảm là 20,23%. Trong doanh số bán ra của năm 2001 chỉ có nhóm hàng hoá nhận uỷ thác XNK là giảm cả về số tiền và tỷ trọng (giảm 6,55%) nên thuế GTGT đầu ra của nhóm hoạt động này cũng giảm với tỷ lệ tương ứng của doanh số hàng hoá bán ra so với năm 2000. Thuế GTGT của hàng hoá nhận uỷ thác XNK giảm 5.679.861 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 47,72% so với năm 2000. Còn doanh số của hai nhóm dịch vụ tư vấn và hàng tiêu dùng thì đều tăng cả về số tiền và tỷ trọng so với năm 2000, trong đó doanh thu của hàng tiêu dùng có tỷ trọng tăng đáng kể hơn (tăng 8,47%). Doanh số bán ra của hai nhóm hàng hoá, dịch vụ tăng nên đã làm cho thuế GTGT đầu ra cũng tăng theo. Thuế GTGT đầu ra của hàng tiêu dùng năm 2001 đạt 4.480.827 ngàn đồng, tăng 2.130.288 ngàn đồng so với năm 2000, với tỷ lệ tăng là 90,62%. Thuế GTGT đầu ra của dịch vụ tư vấn tăng 392.171 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng là 29,04% so với năm 2000. Như vậy, trong năm 2001 số thuế GTGT đầu ra phát sinh đều giảm so với năm 2000 ở cả hai mức thuế suất 5% và 10% do doanh số hàng hoá dịch vụ bán ra của công ty ở cả hai mức thuế này đều giảm so với năm 2000. Việc kê khai thuế GTGT đầu ra tại công ty được thực hiện trên cơ sở hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT của công ty là loại hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, công ty đã sử dụng thống nhất một loại hoá đơn được phép lưu hành theo đúng quy định của pháp luật (theo mẫu 10 GTKT-2LL). Tuy vậy việc quản lý hoá đơn GTGT bán ra của công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn vì trong nhiều trường hợp công ty đã lập Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra phản ánh theo hoá đơn trong năm nay nhưng khi giao hoá đơn cho khách hàng thì khách hàng không chịu nhận hoá đơn do vào thời điểm đó họ chưa có đủ tiền để thanh toán. vào năm sau khi đã có đủ tiền để thanh toán thì họ lại yêu cầu phía công ty viết lại hoá đơn khác cho họ để được khấu trừ trong năm đó. Đây là một vấn đề rất khó giải quyết đối với không chỉ phía công ty mà là vấn đề của nhiều doanh nghiệp khác. Công ty đã thực hiện việc tính thuế GTGT đầu ra một cách khoa học, hợp lý theo đúng quy định của luật và trình tự kê khai nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước. Tuy vậy, trong năm 2000 công ty đã không kê khai đúng doanh thu bán hàng của nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 10%. Cụ thể doanh thu của mặt hàng chịu thuế năm 2000 là 156.041.452 ngàn đồng, tuy nhiên công ty chỉ kê khai doanh thu là 14.919.430 ngàn đồng. Theo sự thanh tra của Cục thuế Hà nội công ty đã kê khai thiếu doanh thu là 6.122.022 ngàn đồng. Việc kê khai doanh thu thiếu nên số thuế GTGT đầu ra trong năm 2000 của công ty cũng kê khai thiếu đi 612.202 ngàn đồng. Điều này phản ánh trong năm 2000, công ty đã kê khai không trung thực về số thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Đến năm 2001, công ty đã thực hiện đầy đủ việc kê khai đúng số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán ra. b) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào là số thuế liên quan đến các khoản chi phí phát sinh do mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Các hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty chịu thuế GTGT đầu vào của công ty bao gồm: Hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Hàng hoá và các chi phí thu mua hàng hoá trong nước để xuất khẩu. Các chi phí phục vụ cho hoạt động XNK như phí mở LC để thực hiện hợp đồng, phí sửa, huỷ LC, phí thanh toán điện phí, phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cước giá mẫu hàng xuất khẩu, chi phí giao nhận, vận chuyển hàng hóa. Các chi phí khác như tiền điện nước, tiền điện thoại, tiền sửa chữa, mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản cố định… Do công ty là đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nên tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty là hoạt động chịu thuế GTGT sẽ được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Cũng như thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào của công ty cũng được quản lý kê khai theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ. Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào tại công ty được áp dụng theo luật thuế GTGT hiện hành là tổng số thuế được ghi trên hoá đơn GTGT mà bên bán hàng giao cho công ty khi công ty mua hàng hoá, dịch vụ của họ. Trong trường hợp này thì đơn vị bán hàng là đơn vị có sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu 01 GTKT-3LL. Trong trường hợp công ty mua hàng hoá, dịch vụ của đơn vị không sử dụng hoá đơn GTGT mà chỉ sử dụng hoá đơn bán hàng theo mẫu số 02/GTGT – 3LL hoặc 02/GTGT-2LL thì số thuế GTGT đầu vào được tính theo tỷ lệ 3% trên giá mua theo hoá đơn. Đối với hàng hóa nhập khẩu về tới cảng, ga, cửa khẩu thì số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được căn cứ vào chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu do cơ quan Hải quan tại cửa khẩu tính toán gửi về cho công ty. Trong trường hợp công ty nộp hộ thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên giao uỷ thác thì khi giao hoá đơn cho khách hàng cùng với bộ chứng từ hàng nhập khẩu công ty phải gửi cho bên giao uỷ thác chứng từ nộp thuế để họ làm căn cứ tính thuế GTGT đầu vào. Trường hợp công ty trực tiếp nhập khẩu hàng hoá thì khi nộp thuế GTGT cho cơ quan Hải quan công ty phải giữ lại tờ khai hàng hoá nhập khẩu cùng với biên lai nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu để làm căn cứ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Các hàng hoá, dịch vụ mua vào trong tháng đều được công ty lưu giữ đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định số thuế đầu vào phát sinh trong tháng. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tại công ty TECHNOIMPORT được kế toán của công ty tổng hợp theo các hoá đơn mua vào bao gồm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế 5% , 10% và hàng hoá được khấu trừ theo tỷ lệ 3% theo giá mua. Bộ phận kế toán của đơn vị tiến hành tập hợp doanh số hàng hoá, dịch vụ mua và phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo từng mức thuế suất. Trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo nhân viên kế toán phụ trách về thuế tại phòng kế toán sẽ lập các Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào trong tháng theo mẫu số 03/GTGT. Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào cũng được tập hợp riêng cho từng phòng, chi tiết theo từng hoá đơn và theo từng mức thuế suất. Đối với loại hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn theo đúng chế độ qui định thì công ty lập Bảng kê theo mẫu số 04/GTGT ( theo mức thuế suất 3%). Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó không phân biệt đã xuất bán hay chưa xuất bán. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu ra của tháng đó. Số thuế còn lại sẽ tiếp tục được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Số liệu tập hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phản ánh qua bảng sau. Bảng 4 Kết quả kê khai thuế GTGT đầu vào Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2000 Số tiền TT(%) Năm 2001 Số tiền TT(%) So sánh 2001/2000 Số tiền tỷ lệ(%) TT 1.Thuế GTGT của hàng hoá NK - thiết bị lẻ - máy móc và phụ tùng - NVL sản xuất - hàng tiêu dùng 2.Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào khác 23.075.597 72,45 6.926.354 21,75 7.814.324 24,53 1.789.457 15,04 3.545.462 11,13 8.773.269 27,55 16.812.154 77,74 6.532.473 30,21 3.995.395 18,47 1.046.122 4,84 5.238.155 24,22 4.813.800 22,26 -6.263.443 -27,14 5,29 -.93.881 -5,69 8,46 -3.818.929 -48,87 -6,06 -3.743.335 -78,16 -10,2 1.692.693 47,14 13,09 -3.959.469 -45,13 -5,29 Cộng 31.848.866 100 21.625.954 100 -10.222.912 - 32,1 Qua bảng 5 thấy thuế GTGT đầu vào của 2 năm 2000 và 2001 cũng gần tương đương với số thuế GTGT đâù ra trong bảng 4. Điều này cho thấy doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào trong quá trình hoạt động kinh doanh so với tiêu thụ hàng hoá , dịch vụ là tương đối cao. Tuy nhiên cũng như thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào của công ty năm 2001 so với năm 200 đã giảm. Trong bảng trên ta thấy thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ phát sinh trong năm 2001 giảm so với năm 2000. Năm 2000 số thuế GTGT đầu vào phát sinh là 31.848.866 ngàn đồng, năm 2001 là 21.625.954 ngàn đồng giảm10.222.912 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ giảm là 31,2%. Trong các hoạt động có phát sinh thuế GTGT đầu vào thì hoạt động nhập khẩu hàng hoá có số thuế phát sinh lớn nhất. Năm 2000 thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu là 23.075.597 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng là 72,45% trong tổng số thuế đầu vào phát sinh. Năm 2001 số thuế đầu vào là 16.812.154 ngàn đồng giảm 6.2693.443 ngàn đồng, với tỷ lệ giảm là 27,14% so với năm 2000 nhưng xét về mặt tỷ trọng thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu năm 2001 lại tăng hơn của năm 2000 là 5,29%. Xét cụ thể từng nhóm mặt hàng ta thấy: ở nhóm thiết bị lẻ, năm 2000 số thuế GTGT đầu vào phát sinh là 6.929.354 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 21,75% so với tổng số thuế phát sinh, năm 2001 số thuế phát sinh là 6.532.473 giảm 393.881 ngàn đồng so với năm 2000, với tỷ lệ giảm là 8,46%, xét về tỷ trọng thì thuế GTGT đầu vào của nhóm hàng này lại chiếm cao hơn so với năm 2000 là 8,46% ở nhóm máy móc và phụ tùng, trong năm 2000 có số thuế GTGT đầu vào phát sinh lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng mà công ty nhập về chiếm tỷ trọng 24,53%, sang năm 2001 nhóm hàng này chiếm tỷ trọng là 18,47% giảm 6,06% so với năm 2000, về số tiền thì thuế đầu vào của năm 2001 giảm 3.818.929 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ giảm là 48,87%. ở nhóm nguyên vật liệu sản xuất, năm 2000 số thuế GTGT đầu vào phát sinh là 4.789.457 ngàn đồng chiếm 15,04% về tỷ trọng, đến năm 2000 số thuế phát sinh là 1.046.122 ngàn đồng, giảm 3.743.335 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 78,16% đây là một sự giảm rất lớn trong cơ cấu hàng nhập của công ty cho thấy trong năm 2001 số lượng các mặt hàng thuộc nguyên vật liệu sản xuất mà công ty nhập về đã giảm rõ rệt. Trong khi thuế GTGT đầu vào của các nhóm hàng trên đều giảm so với năm 2000 thì thuế GTGT đầu vào của nhóm hàng tiêu dùng lại tăng lên. năm 2000 số thuế GTGT đầu vào của nhóm hàng này phát sinh là 3.543.462 ngàn đông, chiếm 11,13 về mặt tỷ trọng. Sang năm 2001 số thuế này đã tăng lên 1.692.693 ngàn đồng so với năm 2000, về tỷ lệ tăng là 47,74%, về tỷ trọng tăng 13,09%. Điều này cho thấy trong năm 2001 cơ cấu mặt hàng nhập của công ty có sự thay đổi khá lớn. Trước đây, nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu hàng nhập của công ty, nhóm hàng nhập chủ yếu của công ty là nhóm các thiết bị, máy móc và phụ tùng nhưng sang năm 2001 cơ cấu nhập của hàng tiêu dùng lại tăng lên., nó được thể hiện qua số thuế GTGT đầu vào của hàng tiêu dùng nhập về. Việc thuế GTGT đầu vào giảm cũng tương xứng với sự giảm của thuế GTGT đầu ra. Điều này cũng cho thấy doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào cũng giảm tương xứng với sự giảm của doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ tại công ty luôn được chú trọng đầu tư đúng mức. Tuy nhiên do hoạt động chính của công ty là hoạt động nhập khẩu hàng hoá, mà hoạt động nhập khẩu thì khi hàng hoá về đến cảng, ga, cửa khẩu thì phát sinh thuế GTGT của hàng nhập khẩu, loại thuế này công ty phải nộp theo thông báo của cơ quan Hải quan đúng với quy định của thời gian nộp thuế. Hơn nữa,do đặc thù của hoạt động kinh doanh XNK là một hợp đồng để có thể thực hiện được sẽ có thời gian kéo dài khá lâu, chính vì vậy mà có những hợp đồng kéo dài tới một cho đến hai năm.Trong khi đó công ty vẫn phải tiếp tục các hoạt động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, số thuế GTGT đầu vào vấn tiếp tục phát sinh và hàng hoá vẫn chưa được xác định là đã tiêu thụ. Do đó tại công ty phần lớn trong các tháng, các quý, năm số thuế GTGT đầu vào được tập hợp thường lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Bên cạnh các hoạt động nhập khẩu hàng hoá thì các hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ cũng phát sinh các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tuy nhiên số thuế GTGT đầu vào của các hoạt động này chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng số thuế đầu vào phát sinh trong năm. Trong năm 2000 số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào khác trong năm phát sinh là 8.773.269 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 27,55%, năm 2001 là 4.813.800 ngàn đồng giảm 3.959.469 ngàn đồng so với năm 2000, với tỷ trọng giảm 5,29% và tỷ lệ giảm là 43,13%. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì việc mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn tại công ty là không thể thiếu được. Do đó đối với những trường hợp mua không có hoá đơn như quy định thì việc không được khấu trừ thuế là một thiệt thòi cho công ty. Hơn nữa việc quản lý thuế GTGT đầu vào cũng đòi hỏi sự nêu cao tinh thần trách nhiệm của công ty trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Công tác kê khai doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào được tổng hợp theo đúng hoá đơn GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong kỳ tính thuế. Công tác kê khai được khá nghiêm túc theo đúng hoá đơn mua hàng, không xảy ra tình trạng kê khi số thuế đầu vào cao hơn số thuế thực tế trên hóa đơn mua nhằm làm cho thuế đầu vào được khấu trừ lớn dẫn đên số thuế phải nộp nhỏ hoặc âm. Việc công ty kê khai thuế đầu vào nghiêm túc là do công ty luôn có số thuế đầu vào tăng giảm liên tục giữa các tháng trong năm, thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra phát sinh dẫn đến hoàn thuế nên đơn vị luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật thuế. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là loại thuế có lợi cho doanh nghiệp khi được khấu trừ thuế. Theo quy định của luật thuế GTGT hiện hành thì đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ được xét hoàn thuế nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra trong thời gian 3 tháng liên tiếp. Trong năm 2001 công ty luôn có số thuế đầu ra trong 3 quý liên tiếp (quý 1, 2, 3) nhỏ hơn số thuế đầu vào được khấu trừ, nên trong 3 quý này công ty được xét hoàn thuế. Riêng trong quý 4 công ty có số thuế đầu ra lớn hơn số thuế đầu vào nên không được xét hoàn thuế. Việc xét hoàn thuế là một lợi thế của công ty vì hoàn thuế chính là quyền lợi của công ty trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do số thuế đầu ra phải nộp của công ty phát sinh rất lớn nên để được hoàn thuế trong thời hạn 3 tháng liên tiếp trong 3 tháng là một khó khăn của doanh nghiệp khi bị Nhà nước chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho công tác kinh doanh. 2.2.2. Công tác kê khai, nộp thuế GTGT tại công ty. Công tác kê khai thuế GTGT hàng tháng của công ty được thực hiện theo nguyên tắc Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào trong tháng sẽ được tập hợp trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, theo đó số liệu sẽ được đưa vào tờ khai tính thuế GTGT. Tờ khai này sẽ được gửi cho cơ quan thuế kèm theo Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào. Riêng đối với hàng nhập khẩu thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được kê khai cùng với thuế nhập khẩu. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu nộp khi nào thì được khấu trừ ngay trong tháng khi mà có nghiệp vụ nộp thuế phát sinh và có biên lai thu thuế. Số thuế GTGT phải nộp chính là phần chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Số thuế phải nộp này cộng với số thuế GTGT kỳ trước chuyển qua từ đó xác định được trong tháng kê khai công ty có phải nộp thuế hay được khấu trừ trong tháng tiếp theo. Sau khi nhận được bộ chứng từ thuế GTGT do công ty gửi lên, Cục thuế Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra và gửi thông báo nộp thuế cho công ty. Căn cứ vào số thuế phải nộp được ghi trong thông báo nộp thuế, nhân viên kế toán thuế của công ty sẽ tiến hành nộp thuế cho Kho bạc Nhà nước. Thời hạn nộp thuế là không quá 25 ngày đầu của tháng tiếp theo. Đối với hàng hoá nhập khẩu thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu được kê khai và nộp theo từng lần nhập khẩu cùng với việc nộp thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Do công ty mở nhiều tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nên hình thức nộp thuế chủ yếu của công ty là bằng chuyển khoản. Thuế GTGT nói riêng và các loại thuế khác nói chung đều được công ty nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước nơi công ty đóng trụ sở theo đúng quy trình quản lý nộp thuế được qui định. Kho bạc Nhà nước sẽ thu tiền thuế và xác nhận vào giấy nộp tiền chuyển cho cơ quan thuế làm căn cứ theo dõi tình hình nộp thuế của công ty. Kết quả nộp thuế GTGT của TECHNOIMPORT được thể hiện thông qua số liệu sau. Bảng 5 Kết quả nộp thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước Đơn vị tính: 1000đ Năm Số còn phải nộp kỳ trước Số phải nộp trong kỳ Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp cuối kỳ 2000 2001 152.903 -115.081 31.505.944 22.411.894 31.773.928 21.052.859 -115.081 1.243.954 Năm 2000 thuế GTGT phải nộp của công ty là 31.505.944 nghìn đồng, do trong năm 2000 hoạt động kinh doanh của công ty là rất tốt. Kim ngạch XNK của công ty tăng khá cao, điều này đã làm cho doanh thu của công ty năm 2000 đạt gần như là cao nhất trong các năm gần đây (1.280.318.059 nghìn đồng), nên số thuế GTGT phải nộp cũng tăng cao. Việc doanh thu bán hàng tăng trong năm 2000 là do công ty đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Do đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nên số thuế công ty nộp vào ngân sách Nhà nước là 31.773.928 nghìn đồng đạt 100,85% số phải nộp. Năm 1999 công ty vẫn còn nợ số thuế là 152.903 nghìn đồng, tuy vậy do số thuế của công ty đã nộp cho ngân sách lớn (vượt quá số thuế phải nộp là 267.984 nghìn đồng) nên cuối năm 2000 số thuế công ty nộp thừa là 115.081 nghìn đồng. Đây là một bước tiến vượt bậc đánh dấu sự phát triển của công ty trong năm 2000, thể hiện sự phấn đấu nỗ lực thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Bước sang năm 2001, do hoạt động kinh doanh không còn thuận lợi như năm 2000, số lượng hàng hoá bán ra giảm đã làm cho doanh thu của hàng hoá, dịch vụ công ty bán ra giảm mạnh so với năm 2000 (theo bảng 3 giảm 74,51%). Số thuế GTGT đầu ra phải nộp năm 2001 là 22.411.894 nghìn đồng giảm 9.094.050 nghìn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ giảm là 28,86%. Số thuế mà công ty đã nộp là 21.052.859 nghìn đồng, chỉ đạt 93,93% số phải nộp. Số thuế nợ của năm 2001 công ty vẫn chưa thực hiện với ngân sách Nhà nước là 1.243.954 nghìn đồng. Số thuế nợ này là số tương đối lớn, công ty cần phải tìm ra biện pháp khắc phục để hạn chế việc dồn thuế đến cuối năm và nợ đọng thuế trong năm sau. 2.2.3. Tình hình quyết toán thuế GTGT tại công ty TECHNOIMPORT. Theo quy định của pháp luật thuế GTGT hiện hành, các cơ sở đều phải thực hiện quyết toán thuế GTGT. Thời hạn nộp quyết toán thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán. Tại TECHNOIMPORT việc quyết toán cũng được tiến hành theo như quy định. Trên quyết toán thuế công ty đã kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp và số thuế còn phải nộp của năm quyết toán. Quyết toán thuế GTGT năm của công ty được thực hiện trên sơ sở quyết toán tài chính năm. Tổng số thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được tập hợp lại theo sổ sách và đối chiếu với các tài khoản có liên quan như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ nhật biên, sổ tổng hợp…đây là con số chính xác nhất về toàn bộ số thuế phải nộp, đã nộp, còn thiếu hay nộp thừa tính cho đến thời điểm quyết toán thuế. Bảng 6 Trích dẫn một số chỉ tiêu trong bảng quyết toán thuế GTGT Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua Thuế GTGT phải nộp năm quyết toán Thuế GTGT đã nộp trong năm Thuế GTGT được hoàn trong năm Thuế GTGT cuối kỳ quyết toán Nộp thiếu nộp thừa -703.957 -1.113.663 -3.547 1.003.104 -2.817.177 0 -2.817.177 -1.323.813 719.872 1.625.347 1.592.017 -637.270 0 -637.270 Công ty đã tiến hành quyết toán số thuế phải nộp trong năm với cơ quan thuế. Công tác lập quyết toán thuế được tiến hành sau khi công ty hoàn thành các báo cáo tài chính, trên cơ sở các báo cáo tài chính đã được lập công ty tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế. Báo cáo quyết toán thuế được lập và chuyển đến cho cơ quan thuế vào tháng 3 của năm sau kể từ khi kết thúc năm quyết toán. Việc công ty nộp báo cáo quyết toán thuế không tuân thủ đúng thời gian của luật thuế quy định là tình trạng chung không phải chỉ riêng đối với công ty. Báo cáo quyết toán thuế của công ty nộp chậm là do công ty phải tiến hành tổng hợp số liệu, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo tài chính. Song song với việc tổng hợp xác định kết quả kinh doanh, nhân viên kế toán của công ty vẫn phải tiến hành công việc hạch toán kế toán bình thường, các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày do đó thời gian dành cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế là rất eo hẹp. Mặt khác, trong quá trình tổng hợp số liệu, có những kết quả tổng hợp chưa chính xác làm cho nhân viên kế toán phái tiến hành kiểm tra lại dẫn đến kéo dài thời gian. Sau khi công ty đã lập xong các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế GTGT được chuyển đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh số liệu của quyết toán thuế. Theo số liệu của bảng 7 (trích dẫn báo cáo quyết toán thuế năm 2000 và 2001) ta thấy năm 2000 không phát sinh số thuế GTGT phải nộp ( số phải nộp là số âm), đến năm 2001 số thuế GTGT phải nộp là 719.872 nghìn đồng. Số thuế GTGT công ty đã nộp thừa trong năm 2000 là 3.547 nghìn đồng. Năm 2001 công ty đã nộp số thuế là 1.625.347 nghìn đồng. Do cả 2 năm công ty đều có số thuế được hoàn cho nên tính đến cuối kỳ quyết toán số thuế GTGT công ty đã nộp thừa trong năm 2000 là 2.817.177 nghìn đồng, năm 2001 là 637.270 nghìn đồng. Nguyên nhân này là do trong cả 2 năm công ty đều có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra, bên cạnh đó công ty đã thực hiện khá tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đặc biệt là năm 2000. Trong năm 2000 do công ty kê khai không chính xác số thuế GTGT đầu ra (trốn thuế) nên trong năm 2000 công ty đã phải tiến hành điều chỉnh lại quyết toán thuế GTGT của năm 2000 theo sự kiểm tra của thanh tra Cục thuế Hà nội. Công ty đã thực hiện chưa tốt thời gian nộp báo cáo quyết toán thuế, chính vì vậy mà công ty cần phải chủ trương và cố gắng hơn nữa để có thể tiến tới hoàn thành quyết toán thuế đúng thời hạn. II. Nhận xét chung. Qua toàn bộ phân tích và đánh giá trên ta có thể rút ra được một số thành công cũng như những tồn tại của công ty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Những thành công. Qua hai năm 2000 và 2001 ta thấy công ty đều làm ăn có lãi tuy nhiên trong năm 2001 các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2000. Trong năm 2000 doanh thu của công ty đã đạt ở mức rất cao dẫn đến lợi nhuận trong năm cũng tăng, đây là một năm làm ăn rất có hiệu quả của công ty và công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Đến năm 2001, tuy lợi nhuận của công ty đã giảm xuống nhiều so với năm 2000 nhưng đây là một sự cố gắng lớn đối với công ty trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm trong khi tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh cùng với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới. Công ty đã luôn chú trọng đến đời sống cán bộ công nhân viên, mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2001 có giảm song mức thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng không thay đổi đáng kể. Công tác hạch toán kế toán của công ty được thực hiện tương đối nghiêm chỉnh, việc mở hệ thống sổ sách kế toán tại công ty được ban lãnh đạo công ty quan tâm sát sao. Thuế GTGT được áp dụng tại công ty bắt đầu từ ngày 1/1/1999, trong 3 năm qua công ty đã cố gắng thực hiện tốt việc áp dụng thuế GTGT. Tại công ty đã tổ chức nhiều buổi hội thảo bàn về thuế GTGT không chỉ cho nhân viên trong phòng kế toán mà cho tất cả các phòng ban chức năng để họ hiểu rõ hơn về bản chất của thuế GTGT, góp phần nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của họ đối với các hoạt động mua bán có liên quan đến thuế GTGT. Bên cạnh đó cán bộ thuế của công ty cũng có những ý kiến đề xuất, đóng góp về những vướng mắc của luật thuế GTGT hiện hành với Tổng cục thuế nhằm tháo gỡ những tồn tại trong việc áp dụng thuế đối với các doanh nghiệp. Tại công ty việc xác định, tính toán thuế GTGT là khoa học, hợp lý và chính xác. Trong ba năm áp dụng tại công ty, thuế GTGT đã phát huy được những vai trò tích cực như giúp cho công ty tự ý thức phải nâng cao năng lực quản lý và tăng cường cong tác hạch toán kế toán, thực hiện chế độ tài chính một cách đầy đủ, giảm sát chặt chẽ hơn trong việc sử dụng, lưu giữ hoá đơn, chứng từ. Hoá đơn, chứng từ được sử dụng tại công ty đều là những hoá đơn chứng từ hợp pháp được cục thuế công nhận, việc quản lý các hoá đơn chứng từ rất chặt chẽ và khoa học, không để xảy ra tình trạng mất hoá đơn chứng từ. Trình tự kê khai, nộp thuế của công ty cũng được thực hiện đúng quy định. Công ty đã rất cố gắng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. 2. Những tồn tại. Mặc dù đạt được những thành công đáng kể nhưng công ty vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh thu của năm 2001 giảm đáng kể so với năm 2000 mặc dù số vốn kinh doanh đầu tư cho hoạt động kinh doanh của năm 2001 tăng hơn năm 2000. Do trong năm 2001, nền kinh tế thế giới bị suy giảm, bên cạnh đó Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp từ đứng ra tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu nên đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giảm. Trong cả hai năm thị trường xuất khẩu của công ty vẫn còn hạn chế. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay là quá cồng kềnh (bao gồm 12 người), việc trang bị máy móc hỗ trợ cho công tác kế toán chưa thực sự được quan tâm. Thuế GTGT được áp dụng vào Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong điều kiện ViệtNam áp dụng thuế GTGT là việc làm có tính chất đột phá trong tiến trình cải cách căn bản và lâu dài hệ thống thuế nên không thể tránh khỏi những bất cập ban đầu. Các văn bản quy định về thuế GTGT như các nghị định, thông tư còn nhiều chồng chéo, bất cập, có nhiều quan điểm cần phải sửa đổi bổ sung, hiệu lực thi hành chưa cao. Trong việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào diện khấu trừ khống chưa được xác định cụ thể đến cho từng đối tượng nên đã dẫn đến nhiều điểm bất hợp lý. Tại công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, công tác hạch toán kế toán, kê khai khấu trừ thuế đầu ra, xác định số thuế phải nộp còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Trong công tác quản lý hoá đơn bán hàng thì công ty đã gặp khó khăn trong việc khách hàng không chịu nhận hoá đơn khi công ty đã lập bảng kê hàng hoá bán ra, mà lại đòi hỏi công ty lập lại hoá đơn vào kỳ sau. Các khoản chi phí đầu vào của công ty phần lớn là hàng hoá nhập khẩu và một số hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước. Mà giá của hàng hoá nhập khẩu lại bao gồm cả thuế nhập khẩu, với cách tính trên thì thuế GTGT phải nộp cùng với thuế nhập khẩu là một số tiền khá lớn. Trong khi Nhà nước lại cưỡng chế việc nộp loại thuế này là không quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo nộp thuế. Điều này là một khó khăn lớn cho công ty khi thời hạn hoàn thuế là quá dài, gây đọng vốn cho công ty. Một hợp đồng XNK có thể được thực hiện với một thời gian dài trong khi công ty vẫn phải nộp thuế theo quy định, hơn nữa trong luật thuế lại quy định trường hợp được hoàn thuế GTGT đầu vào là trong 3 tháng liên tiếp công ty phải có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Tại công ty thì phần lớn các tháng đều phát sinh số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra, mà số thuế GTGT đầu ra mà công ty phải nộp là rất lớn chính vì vậy mà thời gian hoàn thuế chậm sẽ làm cho khả năng quay vòng vốn của công ty kém đi. Công tác thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của công ty vẫn còn có tình trạng nợ dồn đến cuối năm. Quyết toán thuế được lập cùng với báo cáo tài chính năm và được gửi cho cơ quan thuế không quá 60 ngày kể từ 31 tháng 12 của năm quyết toán. Trên thực tế đến tháng 3 công ty mới lập xong báo cáo quyết toán thuế làm cho công tác nộp chậm đi gần 1 tháng. Việc đề ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên là cần thiết đối với không chỉ công ty mà đối với cả phía Nhà nước. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng việc thực hiện thuế GTGT tại công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau. Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế GTGT tại công ty TECHNOIMPORT I. Các giải pháp đối với công ty TECHNOIMPORT. Trong thời gian qua, công ty TECHNOIMPORT đã thực hiện luật thuế GTGT theo quy định của pháp luật, trong thời gian này công ty đã đóng góp số tiền thuế rất lớn vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luật thuế này công ty đã gặp phải những khó khăn do kết quả của hoạt động kinh doanh dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế. Trong thời gian tới công ty cần phải đề ra những biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Để luật thuế GTGT được thực hiện tốt hơn ở công ty, hoà nhập với chính sách chung của Nhà nước, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty và những kiến thức có được của bản thân em xin đưa ra một số giải pháp sau: Đối với hoạt động kinh doanh của mình, công ty cần phải tiến hành các hoạt động thâm nhập nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường mới đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Cần phải tạo uy tín với khách hàng và giữ vững sự tín nhiệm cũng như uy tín của công ty hiện nay với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng, thị trường mới công ty cũng nên tìm kiếm các nhà cung cấp có giá cả hợp lý hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cố gắng giảm bớt các yếu tố chi phí quản lý kinh doanh như tiền điện nước, tiền điện thoại, chi phí hành chính… giữ cho mình uy tín tốt với bạn hàng, nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn từ đó mà lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên tạo điều kiện cho công ty thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước từ đó tránh được tình trạng nợ đọng thuế dồn đến cuối năm. Về tổ chức bộ máy quản lý, công ty nên thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ hay thực hiện kiểm toán hàng năm công ty có một cách nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về công tác kế toán của mình. Đồng thời các báo cáo tài chính của công ty sẽ mang tính pháp lý cao hơn, không làm mất thời gian thẩm tra của các cơ quan chức năng và ngay cả công ty. Trong thực hiện luật thuế GTGT, công ty cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự trung thực của mình trước Nhà nước hơn nữa. Công ty phải kê khai đầy đủ và trung thực doanh thu bán ra cũng như thuế GTGT đầu ra, tránh tình trạng trốn lậu thuế đồng thời cũng tránh việc phải điều chỉnh các báo cáo thuế. Hơn nữa để tránh được tình trạng nợ đọng thuế đến cuối năm, công ty phải từng bước khắc phục bằng cách khi phát sinh số thuế phải nộp thì phải tiến hành nộp ngay nếu có điều kiện. Mặt khác, khi Kho bạc Nhà nước tiến hành hoàn thuế thì công ty nên chuyển ngay số tiền được hoàn để nộp cho số thuế còn nợ. Tránh để cơ quan thuế phải dùng đến biện pháp cưỡng chế thuế đối với đơn vị mình. Công ty cần phải củng cố và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. Công tác kế toán phải đúng quy định, rõ ràng từng hoạt động kinh tế phát sinh làm cơ sở cho cơ quan thuế xác định được số thuế phải nộp của công ty. Nâng cao ý thức chấp hành tốt chế độ kế toán thống kê hiện hành. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ kế toán. Mặt khác, công ty cũng nên nghiên cứu thực hiện việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác hạch toán kế toán như áp dụng hình thức kế toán máy một cách đồng bộ giúp thay thế cho hình thức thủ công như hiện nay, giúp cho các cán bộ kế toán giảm tải được khối lượng công việc phải ghi chép thống kê hàng ngày. Từ đó giúp cho các cán bộ kế toán có thể tiến hành lập và nộp tờ khai thuế và báo cáo quyết toán thuế nhanh chóng hơn, đảm bảo đúng thời hạn quy định theo luật cũng như tính chính xác của các báo cáo đó. Đơn vị có thể tiến hành quyết toán thuế với cơ quan thuế 6 tháng một lần, như vậy thì công tác quyết toán thuế cuối năm sẽ được giảm nhẹ, tránh được việc dồn công việc và tiến hành quyết toán chậm như hiện nay. Công tác hạch toán kế toán được tiến hành thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc xác định số thuế phải nộp chính xác hơn, từ đó sẽ giúp cho công ty cũng như cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Ii. Một số kiến nghị về chính sách chế độ. Việc ban hành và thực thi luật thuế GTGT Việt Nam là quá trình chuyển giao từ việc thực hiện thuế doanh thu. Thời gian thực thi luật thuế này cho đến nay đã được hơn ba năm, đây là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đã đủ để cho tất cả các đối tượng nộp thuế nói chung và công ty TECHNOIMPORT nói riêng thích ứng được việc chuyển giao thực hiện luật thuế này. Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản đưa ra nhằm hướng dẫn thi hành luật thuế này còn nhiều điểm chồng chéo bất cập song đã được hệ thống hoá nhằm đảm bảo thống nhất văn bản của hệ thống thuế. Tuy nhiên trong thời gian tới, việc nghiên cứu dự kiến tất cả các trường hợp, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phát sinh trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ phát triển để đưa vào phạm vi điều chỉnh. Xác định chuẩn các đối tượng chịu thuế, không chịu thuế. * Hiện nay đối tượng không chịu thuế bao gồm danh mục 26 nhóm mặt hàng là qua nhiều, phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta, cần phải giảm bớt diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. * Về thuế suất, hiện nay mức thuế suất thuế GTGT gồm có 4 mức: 0%, 5%, 10% và 20%. Với bốn mức thuế suất như vậy là quá nhiều gây khó khăn cho công tác tính và quản lý thuế. Đây là một trở ngại lớn cho việc thực hiện quy trình quản lý thuế theo nguyên tắc tự khai, tự tính và tự nộp thuế của doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần phải từng bước tiến tới áp dụng một mức thuế suất thống nhất (trừ mức thuế suất 0% dành cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế, quản lý thuế và nộp thuế đồng thời nó cũng tạo điều kiện phù hợp cho Việt Nam tham gia vào các khu vực kinh tế trong khu vực và thế giới. * Hiện nay, luật thuế GTGT Việt Nam quy định cùng tồn tại song song hai phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Điều này gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cả cơ quan thuế. Mặt khác, phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ được Nhà nước khuyến khích và được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào phát sinh ngay trong tháng. Như vậy vô hình chung đã tạo môi trường cạnh tanh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nhà nước cần thống nhất một phương pháp tính thuế duy nhất để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. * Trong luật thuế GTGT ban hành, các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được tính khấu trừ khống thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT. Đối với diện khấu trừ khống này cần phải xác định rõ trường hợp nào có thuế GTGT trong giá mua và trường hợp nào không có thuế trong giá mua. Từ đó tính khấu trừ thuế cho hàng hoá, dịch vụ mua vào có thuế nằm trong đó để đảm bảo tính công bằng hợp lý cho các đối tượng nộp thuế. Cụ thể đối với hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến đơn vị mua vào không có hoá đơn nhưng trong giá mua có cấu thành thuế GTGT trong đó thì được phép tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) theo quy định. Hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn mua vào nhưng không phải là hoá đơn GTGT vẫn được phép tính khấu trừ. Riêng các loại đất đá, cát sỏi mua của người khai thác lẻ, các loại phế liệu mua vào không có hoá đơn thì không được tính khấu trừ vì giá mua đó không có thuế GTGT nằm trong giá. * Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khâu sản xuất bán ra theo luật thuế không chịu thuế GTGT nên các cơ sở sản xuất đó không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà phải đưa vào giá thành sản phẩm, điều này không đúng với tính chất của thuế GTGT. Nên chăng Chính phủ cho phép hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khâu sản xuất được đưa vào diện chịu thuế GTGT khâu sản xuất đê đảm bảo tính điều tiết khép kín của thuế GTGT, xoá bỏ diện khấu trừ khống đối với loại hàng hoá, dịch vụ này. * Qua ba năm triển khai thuế GTGT ở nước ta, thuế GTGT cũng đã phát sinh nhiều vướng mắc trong việc áp dụng. Cụ thể là hiện trạng người tiêu dùng do không nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn GTGT khi mua hàng nên khi mua hàng họ không lấy hoá đơn. Trong khi đó một số doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế hoàn thuế GTGT đã tranh thủ xin hoàn thuế bằng thủ đoạn hợp thức hoá chứng từ đầu vào gây khó khăn cho công tác thu thuế và hạn chế tính ưu việt của thuế GTGT. Để khắc phục được những tồn tại này Nhà nước cần phải áp dụng các biện pháp: Nhà nước cần phải công bố giá trị pháp lý của hoá đơn bán hàng như là phiếu bảo hành bắt buộc cuả doanh nghiệp. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp có ý thức hơn trong khi xuất hoá đơn của người bán và sự tin tưởng của người tiêu dùng vào hoá đơn của người bán. Nhà nước cũng cần phải công bố sự hợp pháp và khuyến khích áp dụng thẻ giảm giá cho người tiêu dùng khi mua hàng để người tiêu dùng và người cung cấp phân định nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi giảm giá dành cho họ từ đó khuyến khích được người tiêu dùng mua hàng lấy hoá đơn. * Hiện nay tình trạng các cơ sở kinh doanh không chấp hành tốt các quy định về hoá đơn, chứng từ nhằm trốn lậu thuế như việc ghi hóa đơn của các liên khác nhau. Bên cạnh đó việc in ấn, mua bán sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, xuất hoá đơn khống và bán hàng không viết hoá đơn nhằm trốn lậu thuế diễn ra khá phổ biến, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Để giải quyết được vấn đề này cơ quan thuế cần phải kiểm tra sát sao hơn tình hình sử dụng hoá đơn của các đơn vị. Ngành thuế nên phối hợp chặt chẽ với các ngành khác như Toà án, Viện kiểm soát, Thanh tra Nhà nước, UBND các cấp, có thể nâng cao khung hình phạt đối với các tội danh trốn thuế, làm giả, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp từ đó có thể kiểm soát được hoá đơn và răn đe được những kẻ vi phạm pháp luật. Các cục thuế, chi cục thuế của các tỉnh, thành phố nên cập nhật thông tin để có thể theo dõi được qúa trình hành thu thuế một cách sát sao và nâng cao năng lực quản lý về thuế của các cán bộ thu thuế, từng bước thích nghi với quy trình quản lý thuế hiện đại. * Việc đánh thuế GTGT vào hàng nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp nhập khẩu cùng một lúc phải nộp cả hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế GTGT trong một lúc và thời hạn nộp cũng rất ngắn trong khi việc hoàn thuế là kéo dài. Nhà nước cần phải tìm biện pháp để các doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu có thể kéo dài thời gian nộp thuế (có thể là 45 ngày kể từ khi nhận được thông báo nộp thuế), để trong thời gian này các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh được tốc độ vòng quay của vốn. * Hoàn thuế hiện nay đang là vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp. Thời hạn để xin hoàn thuế là trong 3 tháng, đây là một khoảng thời gian dài làm cho vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính nên có những hướng dẫn cụ thể hơn về thủ tục hoàn thuế linh hoạt trong một số quyết định về thời hạn, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp. Cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn thuế đúng thời hạn và tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. * Đối với cơ quan thuế thì cán bộ nhân viên thuế cần phải trang bị đầy đủ kiến thức lý luận, thực tiễn và nghiệp vụ chuyên môn, áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật thuế hoàn thiện đang là vấn đề được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm chặt chẽ. Hệ thống văn bản pháp luật thuế hoàn thiện sẽ phục vụ tốt cho công tác thu thuế của ngành thuế, các doanh nghiệp từ đó phải thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình, đảm bảo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt việc áp dụng thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nói riêng là một yêu cầu quan trọng. Bước đầu nghiên cứu thực tiễn bản thân mới chỉ đúc rút được những vấn đề trên và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp. Hy vọng rằng phần nào các giải pháp này sẽ có những lợi ích nhằm làm hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng thuế GTGT đối với công ty TECHNOIMPORT cũng như các doanh nghiệp khác. Kết luận Với mục tiêu phấn đấu đưa đất nước tiến lên trong thế kỷ XXI chúng ta đã có nhiều cố gắng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Các chính sách cải cách kinh tế trong đó có chính sách thuế đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống thuế đã đi vào đời sống kinh tế xã hội, đang ngày càng phát huy vai trò to lớn của thuế trong việc tập trung ngân sách Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam đã hơn 3 năm trong điều kiện nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được các điều kiện áp dụng luật thuế tiên tiến này. Tuy là một sinh viên sắp tốt nghiệp xong kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn còn non nớt, lại gặp nhiều hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo nhưng được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và các cán bộ nơi thực tập em cũng đã cố gắng thông qua bản luận văn này trình bày những hiểu biết của mình về thuế GTGT , từ đó đề ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế GTGT đối với công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật. Hy vọng rằng các vấn đề nêu ra sẽ phần nào phục vụ cho công tác thực hiện thuế tại công ty. Với trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đề tài này còn nhiều hạn chế, sai sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và cán tại công ty để luận văn này đạt được giá trị trong thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Nguyễn Thu Thuỷ, các cô chú trong phòng kế toán tại công ty TECHNOIMPORT cùng các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo Giáo trình “ Thuế Nhà nước” Trường Đại học tài chính kế toán Hà nội. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung – Bộ Tài chính (Thông tư 122/2000/TT-BTC). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại – Trường đại học Thương mại. Báo cáo tài chính năm 2000-2001 của công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật. Tạp chí thuế, tài chính. Các luận văn. Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33914.doc
Tài liệu liên quan