Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre" MS: LVDL-DLH033 SỐ TRANG: 147 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đời sống của người dân Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển, hòa nhập với các vùng miền trong cả nước và thế giới; nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh vẫn còn lắm khó khăn. Sản xuất bấp bênh, luẩn quẩn cái vòng được mùa mất giá, được giá mất mùa, nhiều hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn; đời sống vật chất, tinh thần của nhiều bà con nông dân vùng sâu vùng xa chậm được cải thiện. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được ban tặng khá nhiều từ thiên nhiên, vùng đất mà người ta quen gọi với cái tên rất thân mật “đất lành”. Quả thật không phải hữu danh, đây là vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ được bồi đấp phù sa bởi các nhánh sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên trước khi nó lặng lẽ đổ vào biển lớn, đây là một vựa trái cây lớn, vùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của khu vực. Thế nhưng trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, người dân Bến Tre vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, luôn trăn trở với chính sản phẩm của họ làm ra mà chủ yếu là mặt hàng nông sản. Thủy sản là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh trong quá trình hội nhập hiện nay. Toàn tỉnh hiện có khoảng 42.089 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng nuôi trồng năm 2008 lên đến hơn 157.018 tấn, chiếm khoảng 65,7% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Nhưng hiện nay nghề NTTS của tỉnh được đánh giá là phát triển không bền vững, hầu hết các hộ nuôi thủy sản của tỉnh vẫn đang loay hoay tự bươn chải để phát triển mà chưa có những quy hoạch cụ thể nào cho sự phát triển bền vững trong điều kiện đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay việc qui hoạch vùng nuôi thủy sản của tỉnh còn khá nhiều bất cập, tỉnh có qui hoạch nhưng lại không công bố rộng rãi cho dân biết để cho người nông dân thực hiện theo đúng qui hoạch, dẫn đến tình trạng nông dân mạnh ai nấy đầu tư NNTS theo hình thức tự phát, đến khi có thông báo vi phạm qui hoạch thì chuyện đã rồi, tỉnh đành phải điều chỉnh theo người dân. Trong lúc các địa phương đang loay hoay qui hoạch vùng nuôi thủy sản thì giữa người nuôi thủy sản và các nhà máy chế biến cũng nẩy sinh rất nhiều mâu thuẩn, trên lý thuyết giữa người nuôi thủy sản và nhà máy chế biến phải luôn luôn cùng nhau nhìn về một hướng để phát triển nhưng thực tế không như vậy, người thu mua và người nuôi luôn vì cái lợi của bản thân mà không hề để ý tới sự phát triển trong tương lai. Trong khi bài toán “phát triển thủy sản của tỉnh như thế nào là bền vững?” vẫn chưa có lời giải thì những ngày gần đây người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản lại đối mặt với một vấn nạn: giá thức ăn chăn nuôi tăng lên từng ngày, chất lượng thủy sản và môi trường nuôi ngày càng suy thoái dần, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng thủy sản của tỉnh giảm sút rất mạnh trên thị trường. Hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, đài phát thanh truyền hình cũng đã đề cập rất nhiều về vấn đề này thế nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học thật sự nào đi sâu vào việc nghiên cứu làm sao để ngành hàng thủy sản Bến Tre thực sự có một chổ đứng vững chắc trên thị trường trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề phát triển thủy sản Bến Tre hiện nay là rất cần thiết và thiết thực. Kết quả những nghiên cứu mang tính định hướng này sẽ là cơ sở để xác định giá trị thực sự của mặt hàng thủy sản ĐBSCL nói chung và của Bến Tre nói riêng. Nếu điều này được thực thi sẽ là một động lực rất lớn cho vấn đề qui hoạch phát triển thủy sản tỉnh trong tương lai, đồng thời nó sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân Bến Tre. Trong thực tế đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau: - Đánh giá các tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản của tỉnh. - Phân tích các mặt đã đạt được cũng như các mặt còn hạn chế. - Giải thích nguyên nhân dẫn tới những yếu kém trong năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản như hiện nay. - Đề xuất các định hướng và giải pháp cần thiết nhằm nâng cao giá trị mặt hàng thủy sản đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái tự nhiên đa dạng của tỉnh trong tương lai. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre”. 2. Mục đích nghiên cứu Tổng quan có chọn lọc các cơ sở lý luận về những thời cơ và thách thức của ngành thủy sản nước ta trong thời kỳ hội nhập mà cụ thể hơn là ngành thủy sản tỉnh Bến Tre. Khái quát có hệ thống về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh và đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá chung. Tổng hợp và đánh giá các tiềm năng, thành tựu cũng như các yếu kém của ngành thủy sản Bến Tre trong giai đoạn gần đây. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh. Hướng vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh so với tiềm năng hiện có và đồng thời nêu lên một số giải pháp mang tính định hướng nhằm phát triển ngành thủy sản Bến Tre phát huy lợi thế là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao về mặt kinh tế xã hội và môi trường sinh thái trong tương lai. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Bến Tre (khai thác, nuôi trồng và chế biến tiêu thụ sản phẩm thủy sản) những năm qua theo quan điểm phát triển bền vững. Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh đồng thời nêu lên các mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ môi trường, cũng như các vấn đề thủy sản đang bức xúc hiện nay. Nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản Bến Tre. Đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho việc phát triển bền vững ngành thủy sản Bến Tre đến năm 2020. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các loại thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh, hiện nay mang lại giá trị xuất khẩu cao chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá da trơn (tra, basa). Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong giới hạn các huyện có tiềm năng và thế mạnh cho việc phát triển thủy sản, phân tích các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên – kinh tế xã hội (KT – XH) để phát triển ngành thủy sản, đánh giá thực trạng phát triển của ngành trong thời gian gần đây. Trên cơ sở phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển. Đề xuất các giải pháp, phương hướng phát triển cho ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian tới, phát triển nhưng đảm bảo không gây tác hại đến môi trường, làm hủy hoại tính đa dạng sinh học của các giống loài, cũng như sự đa dạng của môi trường sinh thái của tỉnh. Về không gian, đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các huyện trong tỉnh có tiềm năng và thế mạnh cho việc phát triển thủy sản như: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Về thời gian, đề tài tập trung, điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. 5. Lịch sử nghiên cứu ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng có rất nhiều lợi thế và tiềm năng cho việc phát triển ngành thủy sản. Trong những năm gần đây, thủy sản của vùng đã khẳng định là một trong những những ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao, góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các vùng ven biển, tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng nguồn thu nhập cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Cùng với nhiều tỉnh thành khác trong khu vực như An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, với rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển ngành thủy sản đặc biệt là ngành NTTS với cả 3 hệ sinh thái ngọt, lợ, mặn. Hiện nay, sản phẩm thủy sản của tỉnh đã từng bước khẳng định trên thị trường không những trong nước mà còn cả các thị trường khó tính như Tây Âu, Hoa Kỳ, Nhưng chính vì do sự phát triển phần nhiều còn mang tính tự phát, nên ngành thủy sản sự phát triển thủy sản của tỉnh chưa mang lai hiệu quả kinh tế đúng với tiềm năng, chưa đảm bảo được tính bền vững trong tương lai. Tiềm năng phát triển thủy sản là rất lớn, song về lâu dài cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế với sự phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững cần phải thể hiệu đầy đủ cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, chúng ta cần phải có những giải pháp mang tính khả thi cho ngành thủy sản trong tương lai. Do đó, những năm gần đây đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề thủy sản Việt Nam, ĐBSCL.  “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam thời kỳ 1999 – 2010” do thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999.  Đề án “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2010” của Bộ Thủy sản.  Đề tài khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” của PGS – TS. Võ Thanh Chu (chủ biên) cùng nhóm tác giả thuộc trường Đại học Kinh tế Thành phồ Hồ Chí Minh thực hiện.  “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm 2020” Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản thuộc Bộ Thủy sản.  Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm năm 2015” của Ths. Lâm Văn Mẫn. Một số bài tham luận có liên quan đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản tại các cuộc Hội thảo khoa học như:  “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển Đồng bằng sông Cửu Long” của Bộ Thủy sản.  “Để nuôi trồng thủy sản xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của PGS – TS. Hà Xuân Thông – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản.  “Đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản phát triển hiện đại, hiệu quả bền vững” của PGS – TS. Hà Xuân Thông – Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản.  “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.  “Những bước phát triển mới trong kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – Một số giải pháp chủ yếu” của Nguyễn Thị Vân, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.  “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng lũ Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Thanh Phong – khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.  “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản – Những sản phẩm chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long” của TS. Trần Xuân Hiển, trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang.  “Liên kết trong sản xuất kinh doanh thủy sản – Tiền đề cho sự phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Thị Kim Anh – khoa kinh tế, trường Đại học Nha Trang.  “Môi trường và vấn đề phát triển bền vững ngành thủy sản” của Hoàng Hoa Hồng – trường Đại học Nha Trang.  “Quá trình phát triển và định hướng của ngành thủy sản Bến Tre sau hai năm gia nhập WTO” của Trần Thị Thu Nga – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre. Ngoài ra, hiện nay ngành thủy sản cũng được quan tâm và thực hiện nghiên cứu từ các dự án, hãng thông tấn báo chí, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, đài phát thanh truyền hình tỉnh, trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ hoặc của sinh viên các trường: Đại học Nông Lâm Tp. HCM, Đại học Thủy Sản Nha Trang, khoa nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Trà Vinh, Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó chưa đi sâu khai thác và nghiên cứu kỹ về vấn đề phát triển thủy sản trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề thủy sản – chủ yếu là nhằm mục đích nâng cao năng suất cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Diễn hình như các công trình: “Bệnh học thủy sản” công bố năm 2008, của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I; “Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản” công bố 2008 của Đại học Cần Thơ; “Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể” công bố 2008, Ngày nay, với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chúng ta không phải chỉ sản xuất sản phẩm mà chúng ta có tiềm năng mà cần tạo ra sản phẩm thị trường cần, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do đó, vấn đề nghiên cứu về thủy sản hướng xuất khẩu của Bến Tre thật là một đề tài khá hấp dẫn cần phải được quan tâm đầy đủ trong tình hình hiện nay. Riêng vấn đề phát triển thủy sản Bến Tre trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì vẫn chưa có một công trình thật sự nào được nghiên cứu một cách chi tiết, tuy nhiên cũng có rất nhiều bài viết của sinh viên, định hướng quy hoạch của huyện về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như:  “Khảo sát mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” của Phạm Nguyễn Phương Thảo, 2005. Luận văn tốt nghiệp khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh.  “Quy hoạch chi tiết nuôi thủy sản đến năm 2010 của huyện Ba Tri – Bến Tre” của Phòng Thủy sản huyện Bình Đại.  “Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản huyện Thạnh Phú – Bến Tre gia đoạn 2003 – 2010” của Hội đồng nhân dân huyện Thạnh Phú. Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học trên là những tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực hiện luận văn: “Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre”. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm hệ thống Đối tượng nghiên cứu của địa lý KT – XH khá rộng lớn, liên quan tới nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có quy mô và bản chất khác nhau, nhưng lại tương tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy các nhà nghiên cứu địa lý KT – XH phải sử dụng thường xuyên nhất quán các quan điểm tiếp cận hệ thống. Kinh tế thủy sản nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với nhau với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề thủy sản tỉnh Bến Tre được coi là một hệ thống KT - XH thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT - XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với vùng ĐBSCL và cả nước. Ở đây lãnh thổ Bến Tre với tư cách là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều phân hệ có quy mô khác nhau tùy từng cấp huyện, xã, Dù ở quy mô nào, trên mỗi bộ phận lãnh thổ cũng đều có ít nhất 3 phân hệ tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ Địa lý KT - XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT – XH liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực nhằm phát triển KT – XH của tỉnh Bến Tre chúng ta cần phải xem xét nó trong một chỉnh thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc nâng cao chất lượng, cũng như việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT – XH của tỉnh nhà. 6.1.3. Quan điểm lịch sử - phát triển Ngành thủy sản cũng như bao ngành kinh tế khác, nó cũng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian. Tùy theo từng giai đoạn nhất định mà nó có các nguồn lực và thế mạnh khác nhau tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngảnh. Đánh giá đúng chiều hướng phát triển, sự thay đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại đó là một tiền đề thuận lợi cho phép chúng ta dự báo viễn cảnh cho sự phát triển của ngành trong tương lai. 6.1.4. Quan điểm kinh tế và phát triển bền vững Quan điểm kinh tế được coi trọng trong nghiên cứu địa lý KT – XH. Quan điểm này thể hiện thông qua một chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, Trong cơ chế thị trường, sản xuất phải đem lại lợi nhuận song cần tránh xu hướng phải đạt cái mục tiêu kinh tế bằng mọi giá. Kinh tế thủy sản cũng không nằm ngoài mục tiêu trên chúng ta thúc đẩy sự phát triển thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung, nhưng chúng ta cũng cần phải tính đến mục tiêu lâu dài, sự phát triển bền vững trong tương lai chứ không phải chỉ vì mục tiêu trước mắt mà bất chấp tất cả. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 6.2 Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống Đối tượng nghiên cứu của địa lý KT – XH nói chung và của ngành thủy sản nói riêng là những hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang cấp rỏ rệt. muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của chúng, cần phân tích các mối liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường độ, mức độ chặt chẽ, Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và thường xuyên có sự biến động theo thời gian và không gian như ngành sản xuất và nuôi trồng thủy sản. 6.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Đây là một phương pháp truyền thống, đặc trưng của ngành địa lý học. Sử dụng phương pháp này giúp cho ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Phương pháp này nhằm bổ sung và kiểm tra, đánh giá lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lý số liệu trước thực hiện đề tài nhằm đảm cao tính chính xác khoa học cao cho đề tài. Trên thực tế, số liệu thống kê của ngành thủy sản đôi khi còn nhiều bất cập, chồng chéo và chưa thống nhất giữa các địa phương, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới được phát hiện trong quá trình khảo sát thực địa. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này nghiên cứu về mặt định định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong ngành thủy sản. Những thông tin, số liệu có liên quan tới ngành của vùng được thu thập làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra. Phương pháp này cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của các đối tượng nghiên cứu ngành thủy sản trong thực tiễn, làm nổi bậc các đặc trung cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và điều khiển tối ưu, phương hướng phát triển của chúng. 6.2.4. Phương pháp dự báo định hướng Phương pháp này giúp ta định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của các đối tượng nghiên cứu ngành thủy sản một cách khách quan, có cơ sở khoa học, phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển thực tại. Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính chất hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, từ đó dự báo sự phát triển của ngành trong tương lai. 6.2.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp truyền thống này cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu địa lý học nối chung và nhiều môn khoa học cơ bản khác trong đó nó được xem là một phương pháp khá hữu dụng và trực quan trong nghiên cứu thủy sản. Các quá trình nghiên cứu có thể khởi đầu và kết thúc bằng một bản đồ - biểu đồ. Vì đây là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, trực quan của các đối tượng nghiên cứu. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Bến Tre. Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ ngành thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

pdf147 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy sản của tỉnh, các hệ thống trung tâm sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh quản lý để các trung tâm sản xuất giống này đủ sức nghiên cứu, lai tạo, du nhập giống mới đáp ứng nhu cầu phát triển; đủ sức lưu giữ bảo tồn nguồn gen, bảo tồn và nhân nuôi lâu dài nguồn giống ông bà, bố mẹ cung cấp cho các địa phương cũng như xuất bán cho các khu vực lân cận trong khu vực. - Hỗ trợ cho việc chuyển dần từng bước sang xã hội hoá việc nghiên cứu và sản xuất nguồn thủy sản bố mẹ và giống thủy sản. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư và cải tiến các trại chuyên sản xuất và cung ứng con giống có chất lượng cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nên nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực này song song với việc quy hoạch đầu tư nuôi thủy sản thương phẩm, đây là nguồn nguyên liệu sạch, chủ động cho các nhà máy chế biến. - Triển khai một số đề án nghiên cứu chuyên đề giống thủy sản, hoàn thiện những quy trình công nghệ đã được chuyển giao trong những năm qua. Những đề án chính trong lĩnh vực sản xuất giống cần thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2020 bao gồm:  Nghiên cứu để bảo tồn, nuôi dưỡng đàn giống bố mẹ khỏe, sạch bệnh để cung ứng cho các trại sản xuất giống. Đầu tư nhiệm vụ này nên giao cho trung tâm giống thủy sản của tỉnh trực tiếp quản lý và thực hiện với sự hổ trợ vốn từ ngân sách của tỉnh hoặc mời các công ty chế biến xuất khẩu trên địa bàn tham gia đầu tư vốn.  Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ nuôi vỗ thành thục tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ và sản xuất giống có chất lượng cao.  Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ nuôi vỗ tôm càng xanh từ dạng post lên dạng tôm xô để phục vụ tốt mô hình nuôi xen canh đang là thế mạnh của tỉnh hiện nay (trọng lượng trung bình từ 30 đến 50 con/kg).  Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính, cá da trơn thích nghi tốt trong môi trường sinh thái mặn, lợ ven biển.  Nâng cao chất lượng giống một số loài cá nuôi nước ngọt chủ lực chủ lực của tỉnh trong thời gian qua như cá lóc đồng, cá rô đồng, cá trê vàng, cá lăng vàng,…  Xây dựng các khu bảo tồn các bãi nghiêu và sò huyết giống của tỉnh tập trung ở 3 huyện ven biển  Thả một số loại giống thủy sản vào môi trường tự nhiên nhằm để tạo ra nguồn giống bố mẹ tự nhiên, đồng thời lưu giữ và duy trì tính đa dạng sinh học về thủy sản của tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. 3.4.6. Giải pháp về khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản Trong quá trình phát triển bền bền vững ngành thủy sản của tỉnh trong tương lai đặc biệt là từ khâu nuôi trồng, để tránh những tổn thất đáng tiếc như đã trãi qua trong những thời qua thì việc tăng cường đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu NTTS là bước đi vững chắc, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Thực tế thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu NTTS của tỉnh trong thời gian qua còn rất là hạn chế, chỉ mới bước đầu áp dụng đối với các mô hình nuôi thủy sản với quy mô lớn và công nghiệp do các công ty đầu tư, còn đối với đại đa số các hộ nông dân thì còn rất ít, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm là chính. Do đó, cần phải tiếp tục hỗ trợ và tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nhập khẩu công nghệ tiên tiến để chủ động sản xuất, đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu các loại giống nuôi chủ yếu, đồng thời nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài thủy chủ lực. Kiểm tra, đánh giá tổng hợp các nhân tố tự nhiên, KT – XH, nhân lực và trình độ kỹ thuật, nhằm chọn lựa các phương thức NTTS hợp lý và tối ưu cho từng hệ sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh. Chọn lựa các công nghệ tốt nhất cho NTTS quy mô nhỏ của các hộ nghèo ở vùng nông thôn là cần ít vốn đầu tư, rủi ro thấp và hoàn vốn nhanh. Các công nghệ này cần phải đơn giản, dễ áp dụng, mở rộng và đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thủy sản ở địa phương Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu lai tạo chọn giống nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được các nhu cầu về vệ sinh an toàn dịch bệnh trong quá trình nuôi để hạn chế rủi ro. Chính sách xuất nhập các loại giống thủy sản cần phải có những nghiên cứu kỷ và đồng bộ nhằm hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo các vấn đề về cân bằng sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Tăng cường nghiên cứu hoàn thiện công nghệ các công nghệ mới về xử lý môi trường; chuẩn đoán bệnh, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học; thuốc thú y cho thủy sản, các hoá chất dùng trong nuôi trồng và xử lý môi trường, công nghệ lưu giữ, bảo quản sống, vận chuyển sống; công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các loại sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Tiếp tục chuyển đổi và nâng cấp các tiêu chuẩn ngành về các đối tượng nuôi thành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để phù hợp với yêu cầu quản lý; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật mới trong NTTS; Xây dựng quy chế công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong NNTS; đẩy nhanh việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, tạo khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản tỉnh trên thị trường quốc tế. Hỗ trợ đầu tư thích hợp cho các nghiên cứu và quảng bá các mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của đại bộ phận người nông dân Bến Tre hiện nay. Đồng thời khuyến khích hình thành các trang trại cổ phần NTTS trên cơ sở nhà nước thì đảm bảo về tài chính, nông dân góp vốn bằng đất đai, kỹ sư thì góp kiến thức khoa học công nghệ nuôi, giống, các doanh nghiệp thì đóng góp vốn, tìm kiếm thị trường hoặc trang thiết bị cần thiết cho quá trình nuôi nhằm mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 3.4.7. Giải pháp về hoạt động chế biến xuất khẩu Trước hết phải điều tra, thống kê lại các nhà máy đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu để từ đó rà soát lại quy hoạch xây dựng lại hế thống nhà máy chế biến của tỉnh, trên cơ sở đó điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu và tình hình mới. Tỉnh cần phải đặt nên các tiêu chuẩn cho việc xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản, nhất là đối với các nhà máy chế biến thủy sản phục vụ cho xuất khẩu cần căn cứ vào tiêu chuẩn HACCP để quy định, hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các công ty tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho nhà máy cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của địa phương. Tiếp theo, tỉnh cần hình thành nên các nhóm liên kết trong cộng đồng các doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, việc tổ chức này cần nên tính toán thật kỹ để có sự phát triển mạnh và vững chắc, nguyên tắc tổ chức là tôn trọng tính tự nguyện, tự giác, không bắt buột hay đặt ra những tiêu chuẩn về số lượng quá lớn mà không đảm bảo được về mặt chất lượng. Một khi tổ chức được thì hạn chế rất lớn đối với việc tranh mua, đẩy giá lên cao khi hiếm hàng hoặc hạ giá xuống thấp khi không tìm được thị trường tiêu thụ, tình cảnh này vẫn xãy ra rất thường xuyên trong thời gian qua, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động cho ngành phát triển thiếu tính bền vững. Công nghệ chế biến là một trong những khâu rất quan trọng trong việc đem lại nguồn giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản. Bến Tre cũng là một tỉnh có truyền thống về chế biến thủy sản nhưng sản phẩm chế biến có thể tiêu thụ mạnh trên thị trường tính tới thời điểm này là chưa nhiều, hiện toàn tỉnh chỉ mới có 3 công ty chuyên chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu còn lại là các cơ sở nhỏ chủ yếu là sơ chế, sản phẩm chỉ tiêu thụ trong thị trường nội địa, chính vì thế đã hạn chế phần nào giá trị của ngành thủy sản trong thời gian qua. Trong tương lai để đảm bảo sự phát triển bền vững thì thiết nghĩ chúng ta cũng cần quan tâm đặc biệt đến khâu chế biến, đảm bảo không chỉ cung cấp được những sản phẩm sạch, mà chất lượng phải thơm ngon, bổ dưỡng và đa dạng, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Để thực hiện được mục tiêu đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, đem lại sự giàu có cho người dân địa phương thì Bến Tre cần tính đến việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, đảm bảo cung cấp sản phẩm an toàn, đồng thời cũng tạo nên các vùng nguyên liệu phù hợp cho các nhà máy. Điều này có nghĩa là mỗi nhà máy cũng cần có những vùng nguyên liệu riêng đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động liên tục đúng với công sức của mình, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nguồn nguyên liệu như trong thời gian qua, giữa nhà máy chế biến và người nuôi cùng nhau nhìn về một hướng, nhà máy nên lập nên kế hoạch chế biến hàng năm, hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy với nhau, điều này sẽ dẫn tới việc tăng giá cả đầu vào, đồng nghĩa giá cả đầu ra cũng tăng theo, rất dễ dẫn tới tình trạng đẩy giá lên quá cao sẽ khó tìm kiếm thị trường tiêu thụ, kết quả người chịu nhiều thua thiệt nhất cũng lại là người nông dân. Thiết nghĩ điều này tỉnh nên có chính sách định hướng trước cho các nhà máy thành những quy định rõ ràng, cụ thể. Một điều đáng nói nữa là, tuy chúng ta có số lượng sản phẩm lớn nhưng giá trị vẫn còn thấp đó chính là do ở khâu sản phẩm của chúng ta, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chỉ mới qua sơ chế thì làm sao có giá trị cao được. Thời gian tới các nhà máy nên tích cực chuyển dần từ xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế sang sản phẩm tinh chế bằng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có thể được sử dụng ngay. Do đó về cơ bản cần phải: - Đầu tư năng cấp dây chuyền công nghệ mới và hiện đại. - Đầu tư đổi mới các thiết bị chuyên dùng cho việc vệ sinh an toàn chất lượng của sản phẩm - Cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm thị thủy sản, kéo dài thời gian bảo sản phẩm - Tích cực đầu tư cho các sản phẩm có thế mạnh truyền thống từ người nông dân như: tôm khô, nước mắm,… - Đẩy mạnh việc chế biến các sản phẩm đóng gói, đồ hộp - Phát triển công nghệ sau thu hoạch - Gia tăng tỉ trọng các nhà máy áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như: an toàn – HACCP, SQF1000; chất lượng – ISO9000, SQF2000; môi trường ISO14001,… Một vấn đề nữa là việc sắp xếp, quy hoạch các nhà máy chế biến phải phù hợp với vùng nguyên liệu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất chi phí vận chuyển, đồng thời các nhà máy này cũng phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung của khu vực ĐBSCL. 3.4.8. Giải pháp về phát triển thị trường Thị trường là một trong những yếu tố động lực làm nâng cao giá trị của hàng hóa thủy sản chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề thị trường tiêu thụ thủy sản tỉnh cũng gặp không ít những khó khăn. Để giải quyết tốt vấn đề này cần tiếp tục củng cố và mở rộng thêm thị trường, chú ý tập trung khai thác và củng cố niềm tin cho các thị trường mà hiện nay các doanh nghiệp đang có như: Italia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha,… đồng thời mở rộng thêm các thị trường mới như Trung Quốc, Trung Đông, Australia, các quốc gia Nam Mỹ, Châu Phi, trong nên chú trọng đặc biệt đối với thị trường các quốc gia Châu Á mà hiện nay các doanh nghiệp đang bán được với giá tương đối cao như: Nhật Bản, HongKong, Malaysia, Thái Lan,… Ngoài việc phát triển chế biến phục vụ xuất khẩu còn cần đặc biệt chú ý tới phát triển công nghiệp chế biến thủy sản cho thị trường nội địa, tăng khả năng chế biến cho nhiều loại nguyên liệu. Đồng thời, các doanh nghiệp chế biến trong vùng luôn đổi mới công nghệ để đa dạng hoá mặt hàng, phát triển mặt hàng mới nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe và luôn đổi mới của thị trường, chú trọng đến các loại sản phẩm ăn nhanh, thời gian bảo quản được lâu. Đặc biệt, cần chọn tư vấn có năng lực tốt để giúp các doanh nghiệp nắm chắc được các thủ tục về pháp lý nơi mà các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình, hạn chế việc bị kiện bán phá giá như đã từng xãy ra đối với thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. Cải tiến mẫu mã bao bì hàng hóa, gấp rút tiến hành xây dựng thương hiệu và nhãn mác cho các loại sản phẩm thủy sản thế mạnh của tỉnh nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Đồng thời, thông qua các kênh truyền thông nhất là mạng internet để quảng bá thương hiệu, lưu ý rằng chúng ta chỉ đưa thông tin đúng với sự thật, đảm bảo cung cấp hàng đúng với những gì quảng cáo, có như thế mới đảm bảo được ưu tín cho những hợp động dài hạn. 3.4.9. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái Bảo vệ môi trường trong phát triển NTTS Bến Tre là vấn đề cực kỳ quan trọng cần được giải quyết từ vấn đề quy hoạch sản xuất canh tác, phương thức canh tác gắn liền với tổ chức sản xuất canh tác NTTS và thị trường tiêu thụ, sản xuất nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quan trọng là nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực NTTS và vai trò của cộng đồng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch chi tiết NTTS gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi cho phát triển thủy sản, tăng cường tính khả thi của nhiệm vụ quan trắc và dự báo chất lượng môi trường và dịch bệnh trong NTTS. Đẩy nhanh công tác nghiên cứu cơ bản về sức chịu tải môi trường sinh thái tỉnh để làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách phát triển thủy sản bền vững. Khẩn trương lập các phương án quy hoạch tổng thể cho vùng, trong đó NTTS là một ngành kinh tế chủ lực. Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch môi trường trên cơ sở phân vùng sinh thái nhạy cảm với các vùng tiềm năng trong phát triển các mô hình canh tác thủy sản nước mặn, nước ngọt và nước lợ... theo các cấp độ từ thấp tới cao như nuôi trồng thủy sản tự nhiên, mật độ thấp, mô hình hợp sinh thái,... cho đến nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp để bảo đảm cho phát triển lâu dài và bền vững NTTS của tỉnh. Có kế hoạch tái tạo rừng phòng hộ đến một diện tích đủ rộng có tác dụng như một hệ thống lọc tự nhiên để xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường năng lực hệ thống giám sát môi trường phục vụ NTTS, phối hợp liên ngành trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ trong NTTS, đặc biệt chú trọng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường, áp dụng các qui trình nuôi thân thiện với môi trường. Nhanh chóng triển khai nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học về môi trường, công nghệ vi sinh xử lý nước thải. Trong thực tiễn sản xuất, một số công ty có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật công nghiệp NTTS đã xác lập được các mô hình nuôi thủy sản công nghiệp, nhưng vẫn xử lý được các vấn đề chất thải phát sinh, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Trong nuôi trồng thâm canh, nuôi công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường cần tập trung xử lý chất thải NTTS bằng các giải pháp như: Dùng các chế phẩm sinh học để xử lý triệt để các thành phần độc hại ô nhiễm có trong nước thải, chất thải thành các chất an toàn sinh thái. Các chế phẩm sinh học này là các vi khuẩn yếm khí, hiếu khí, các xạ khuẩn, nấm men,… để xử lý lượng thức ăn dư thừa, các thất thải trong ao nuôi, các nguồn bùn cặn đáy ao nuôi,… Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy hoạch vùng, tiểu vùng, quy hoạch vùng nuôi an toàn, từ khâu chọn địa điểm đến hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng công nghệ vi sinh, biogas để xử lý chất thải hữu cơ tại các bến cảng cá nhằm làm giảm tác động gián tiếp lên môi trường các khu nuôi. Tập trung đầu tư phát triển vào công nghệ sinh học, coi đây là mũi nhọn nhằm đi tắt đón đầu tạo ra các công nghệ tiên tiến. Thông qua ứng dụng công nghệ sinh học, giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay trong NTTS và bảo quản thủy sản, đặc biệt trong giải quyết các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi thủy sản với môi trường sinh thái, loại bỏ được các hóa chất, thuốc bị cấm trên thị trường, từ đó xây dựng công nghệ tiên tiến cho nuôi hàng hóa một số đối tượng thủy sản chủ lực hiện nay. Phổ cập, truyền bá kiến thức về kỹ thuật và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, thực hiện đồng quản lý môi trường thủy sản. 3.4.10. Giải pháp về thức ăn, hóa chất và thuốc thú y trong NTTS Trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại, kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt hiện nay việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng liên doanh liên kết là cần thiết, trên cơ sở đó tranh thủ các kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý để chủ động xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn NTTS gắn với vùng nguyên liệu bột tôm, bột cá để hoàn thiện hệ thống liên hoàn nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tối đa hóa lợi nhuận trong chuỗi giá trị cho tỉnh. Từng bước hiện đại hóa nghề sản xuất thức ăn cho nuôi trồng, xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp hệ số thấp cho tất cả những đối tượng nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu trên cơ sở sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương. Đẩy mạnh xây dựng nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp, chuyên sản xuất các loại thức ăn viên nổi phục vụ nuôi tôm nước lợ, tôm càng xanh, cá da trơn,… Tăng cường tuyên truyền tập huấn miễn phí về kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý thức ăn trong ao nuôi và cách sử dụng thuốc hóa chất trong NTTS đến 100% các hộ sản xuất. Đồng thời, tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất và việc sử dụng thuốc, hóa chất tại các vùng NTTS; xử phạt nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các qui định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc hóa chất trong NTTS. Tăng cường kiểm soát mạnh mẽ việc nhập khẩu thức ăn công nghiệp và thuốc hóa chất, có cơ chế kiểm soát về giá để người dân không bị lực lượng “môi giới” đẩy giá đầu vào lên cao. Khuyến khích người nuôi sử dụng các loại thuốc hóa chất thân thiện với môi trường, hiệu quả và an toàn trong NTTS. 3.5. Các giải pháp hổ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản Bến Tre thời kỳ hội nhập 3.5.1. Liên kết trong sản xuất kinh doanh thủy sản Quá trình toàn cầu hóa và thương mại hóa đã tạo điều kiện cho thương mại thủy sản phát triển. Tuy nhiên chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng và vệ sinh thực phẩm cũng như tính bền vững của các phương pháp sơ chế và chế biến. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể yêu cầu cao hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm thân thiện môi trường. Điều đó đã thúc đẩy việc phát triển các quy định, tiêu chuẩn và hiệp định có liên quan đến thực hành sản xuất tốt (GAP), quản lý sản phẩm tốt (GMP), hiệp định các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS) và hệ thống giám định phù hợp để đảm bảo phản ứng kịp thời và tuân thủ chất lượng, mà ta thường gọi là rào cản kỹ thuật. Thương mại thủy sản thế giới vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những nhà sản xuất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển, đó là những ngư dân, người nuôi. Họ là những người hạn chế về cơ hội tiếp cận nguồn lợi, thị trường và thông tin cũng như hạn chế về vốn để đáp ứng những ràng buột của thị trường và chấp nhận đổi mới công nghệ. Vì vậy họ có thể bị loại ra khỏi thương mại quốc tế. Con đường duy nhất để giúp họ tham gia vào thương mại thủy sản là Viện/Trường nghiên cứu Ngân hàng Tổ chức bảo hiểm CQ. cấp giấy chứng nhận Liên kết ngang (Hiệp hội) Ngư dân/ Người nuôi Ngư dân/ Người nuôi Ngư dân/ Người nuôi L iên kết dọc Nhà mua bán trung gian Nhà chế biến Nhà bán buôn Nhà bán lẻ tổ chức lại hệ thống sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi nhằm thắt chặt quan hệ giữa các nhà sản xuất và quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi (nhà sản xuất, sơ chế, chế biến, phân phối và bán lẻ) giá trị thủy sản quốc gia và thế giới. Hình 2. Sơ đồ liên kết dọc và ngang trong ngành thủy sản Tổ chức liên kết ngang giữa các người nuôi và liên kết dọc giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng, cụ thể giữa nhà mua bán trung gian và nhà chế biến hoặc giữa hiệp hội và nhà chế biến. Nếu như liên kết ngang nhằm chia sẻ rủi ro thì liên kết dọc nhằm thiết lập mối quan hệ tin cậy. Trong đó, cơ chế để thúc đẩy liên kết ngang là hình thành hiệp hội nghề nghiệp, còn cơ chế thúc đẩy liên kết dọc là thông qua hợp đồng kinh tế. Điều kiện cần và đủ để thực hiện liên kết dọc là phải có vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp chế biến và sự tham gia của các chủ thể khác như: Viện/Trường nghiên cứu, Ngân hàng, Tổ chức bảo hiểm, Cơ quan cấp giấy chứng nhận,… đây là đòn bẩy hữu ích cho việc trải rộng rủi ro và nâng cao việc đổi mới. Để chủ động có nguồn nguyên liệu dồi dào, đảm bảo chất lượng đưa vào chế biến cũng như sản phẩm sau chế biến được thị trường chấp nhận và thuận lợi trong việc mở rộng kênh tiêu thụ, yêu cầu đặt ra là thành phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý. Muốn được điều đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Bến Tre phải chủ động xây dựng mối liên kết chặt chẽ với người sản xuất ra nguyên liệu, dịch vụ cung cấp thức ăn, dịch vụ thú y, giống,… là người đầu tàu của mối liên kết đó trên cở sở đồng thuận giữa người cung cấp nguyên liệu và nhà máy chế biến, một sự đồng thuận tự nguyện. Sự đồng thuận đó dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng và chứng nhận độc lập để có thể đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đòi hỏi của thị trường. Hiệp hội NTTS nhằm liên kết các hộ nuôi theo đối tượng cùng loài và có thể đảm nhận thêm chức năng quản lý các khâu từ đầu vào đến đầu ra gồm nguồn nước, con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, môi trường, phòng trừ dịch bệnh, đồng thời thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến sẽ tạo được sự chủ động và kiểm soát được vùng nuôi, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, tăng khả năng phòng dịch, ổn định năng suất nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống và duy trì hoạt động thủy sản lâu dài. Thực hiện yêu cầu “sạch từ ao nuôi đến bàn ăn” dựa trên 4 hợp phần khác nhau: - Về kinh tế: liên kết chuỗi dựa trên quan điểm lợi ích – chi phí và hướng về người tiêu dùng. Để đạt hiệu quả và có khả năng sinh lời, các công ty phải thiết lập liên kết với các chủ thể trong chuỗi, nhờ vậy việc sản xuất và phân phối sẽ đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, có khả năng thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Về môi trường: phương pháp sản xuất, thương mại và phân phối sản phẩm thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường (bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái, xử lý chất thải, vật liệu đóng gói,…) - Về công nghệ: áp dụng công nghệ trong sản xuất, dịch vụ hậu cần, thông tin và truyền thông nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và kiểm soát dòng chảy của sản phẩm thủy sản thông qua quản lý chuỗi cung ứng như GAP, GMP, HACCP, ISO. - Về luật pháp và xã hội: chấp hành các quy định về sản xuất, thương mại và phân phối có tính quốc gia và quốc tế. Kinh tế Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Người nuôi Nhà mua bán trung gian Nhà chế biến Thị trường nội địa Thị trường TG Môi trường Xã hội – pháp luật Công nghệ Hình 3. Chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong môi trường kinh doanh 3.5.2. Tăng cường năng lực khuyến ngư và thông tin Thông tin là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong điều kiện hội nhập hiện nay, thông tin giúp cho nhà sản xuất tìm kiếm được những thị trường phù hợp, thông tin giúp cho người sản xuất, nhất là những người nông dân biết mình cần phải sản xuất vật nuôi gì, số lượng bao nhiêu là phù hợp với tình hình thực tế, thông tin còn là điều kiện sống còn đối với các bà con ngư dân đi biển. Vì vậy, tăng cường năng lực khuyến ngư và thông tin việc làm tỉnh cần phải thực hiện ngay nếu muốn sản phẩm thủy sản tỉnh nhà đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay. Để thực hiện tốt công tác trên thì tỉnh cần phải thực hiện triệt để các chính sách như: - Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. - Thành lập các trạm khuyến ngư cấp huyện ở tất cả các huyện trong tỉnh, ở các xã nên có đội kỹ thuật thủy sản và cán bộ khuyến ngư, mỗi ấp nên có 1 mô hình trình diễn mẫu cho nhân dân làm theo. - Tăng cường đáng kể nhân viên khuyến ngư được huấn luyện có bài bản và thường xuyên được đổi mới kiến thức, các nhân viên này vừa có nhiệm vụ hướng dẫn vừa có nhiệm vụ theo dõi môi trường, chất lượng nước và tình hình sức khoẻ tôm, cá ở địa bàn hoạt động của mình (<100 ha). Chi phí cho nhân viên khuyến ngư (có thể chọn từ nông dân sản xuất giỏi) do người nuôi đóng góp, có sự hỗ trợ một phần từ chính quyền địa phương. - Cần xây dựng Chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh huyện và truyền hình tỉnh, lắp đặt hệ thống truyền thanh và tăng cường các biện pháp truyền thông như bản tin nhanh, loa phóng thanh công cộng, vô tuyến địa phương theo giờ hàng ngày truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật NTTS. - Thành lập hoặc củng cố các chi hội nuôi thủy sản để nhanh chóng thu thập thông tin từ cơ sở và phản hồi cũng như tham gia công tác khuyến ngư và tín dụng cho các hội viên. - Khuyến khích các khu vực nuôi tập trung thành lập các phòng thí nghiệm chuẩn đoán dịch bệnh và kiểm soát môi trường các ao nuôi, nước các kênh rạch, chẩn đoán dịch bệnh (tổ kỹ thuật của xã). - Tăng cường năng lực, cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên cho cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở, bổ sung cán bộ kỹ thuật, xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến ngư, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác khuyến ngư. - Xây dựng mạng lưới khuyến ngư để cập nhật và trao đổi thông tin về kỹ thuật, công nghệ, quản lý, dịch bệnh,… về NTTS. - Hỗ trợ phát hành các tờ tin NTTS, tạp chí thủy sản của Hội nghề cá đến các cơ sở và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh (theo mạng lưới bưu điện văn hoá). 3.5.3. Giải pháp thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Do tính chất của ngành thủy sản tỉnh hiện nay đang có xu hướng chuyển dần sang hướng chuyên môn hóa và tập trung cao ở một số khu vực nhất định nhằm đem lại số lượng sản phẩm lớn và sạch bệnh. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu trên nên công tác thủy lợi cũng là một trong các công trình có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển NTTS tỉnh, việc tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, đồng thời phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ thiết yếu cũng cần nên thực hiện ngay. Một số giải pháp chung về thủy lợi phục vụ NTTS trong giai đoạn tới như sau:  Đầu tư và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm soát nước mặn và nước ngọt cố định và tạm thời ở các huyện Bình Đại, Ba Tri, một phần của Giồng Trôm (chủ yếu là thông qua cống đập Ba Lai).  Chủ động xây dựng hệ thống xử lý nước cấp và thoát ngay tại vùng nuôi, quy định tạm thời về chế độ xử lý môi trường trước khi xả ra ngoài môi trường tự nhiên. Quy định ao nuôi phải có ao bùn, ao xử lý nước thải, nước thải phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên, vì phần lớn hệ thống kênh dẫn nước là hệ thống hở, vì thế nếu không thực hiện tốt khâu này thì khả năng lang tràn dịch bệnh là rất lớn.  Xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ theo từng yêu cầu của các mô hình tôm sú – lúa, cá/tôm nước ngọt kết hợp kinh tế vườn và chuyên thủy sản. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: - Đẩy mạnh việc nạo vét, mở rộng kênh tiêu và kênh cấp nước phục vụ NTTS. - Đối với các huyện ven biển (đặc biệt vùng nuôi lúa – tôm) có kênh cấp thoát nước chung nhưng cấp và thoát tách biệt theo thời gian và tạo dòng chảy cấp và thoát trên kênh chỉ có một chiều. Khi nước thủy triều lên, cống đầu kênh sẽ mở cho nước vào kênh, lúc này các ao nuôi sẽ lấy nước vào ao vì có nguồn nước sạch và nước có cao độ lớn. Đồng thời cống cuối kênh sẽ đóng không cho nước vào kênh. Dòng chảy trong kênh lúc này có chiều từ đầu kênh đến cuối kênh. Khi nước thủy triều rút, cống đầu kênh sẽ đóng lại, còn cống cuối kênh sẽ mở, nước sẽ từ trong kênh chảy ra, các ao nuôi sẽ đồng loạt thoát nước ra kênh vì mực nước trong kênh hạ. Dòng chảy trong kênh lúc này cũng có chiều từ đầu kênh tới cuối kênh. - Cải tạo các cống ngăn mặn thành các cống tự động hai chiều hoặc xây dựng cống hai chiều mới lấy nước mặn vào mùa nuôi tôm và trữ nước ngọt vào mùa trồng lúa tạo dòng chảy trong kênh một chiều. Hiện tại các cống ngăn mặn có nhiệm vụ là cho tiêu thoát nước từ trong đồng ra, ngăn không cho nước mặn vào đồng. Do vậy muốn lấy nước mặn vào để nuôi tôm là không thực hiện được. Nếu như cải tiến cống có thể mở được chiều ngược lại cho nước biển vào thì dùng một cống cho nước biển vào đồng theo một chiều chảy vào. Nước mặn sẽ cung cấp cho các ao nuôi và thải ra một kênh nhưng không quay được chiều ngược lại vì cống chỉ có một chiều lấy nước và có một cống khác chỉ cho thoát một chiều ra biển (cống hiện tại đang vận hành). Như vậy, quy trình nước sẽ đi một chiều trên tất cả các kênh. Khi vào mùa cấy lúa thì cống lại làm nhiệm vụ ngược lại. - Giải pháp dùng hệ thống thủy lợi nối kết các ao nuôi và ruộng lúa, vườn cho các mô hình nuôi cá tra, tôm càng xanh tạo môi trường sinh thái, phát triển bền vững: xây dựng hệ thống kênh cấp cho hoạt động NTTS, đồng thời xây dựng hệ thống kênh thoát nước, sau đó sử dụng nguồn nước để tưới cho các hoạt động nông nghiệp, các ruộng lúa hoặc cây trồng khác sẽ lấy nguồn nước và bùn trên vừa để canh tác vừa làm nhiệm vụ xử lý chất thải cho NTTS. 3.6. Đề xuất, kiến nghị Hỗ trợ nâng cao năng lực: đối tượng chủ yếu là cộng đồng ngư dân, nhà sản xuất, nhà quản lý nhằm hiểu rõ luật pháp và thông lệ quốc tế; áp dụng tốt qui trình, qui chuẩn, qui phạm để phát triển sản xuất bền vững; áp dụng có hiệu quả mô hình đồng quản lý và chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất; đào tạo cán bộ có đủ năng lực, trình độ để tiếp cận với khoa học công nghệ và thị trường. Hợp tác đầu tư: Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực phát triển thủy sản bền vững: Các cơ sở sản xuất giống, cơ sở kiểm nghiệm, cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở sản xuất thức ăn với hàm lượng công nghệ cao. Chuyển giao khoa học công nghệ xử lý thải từ các vùng nuôi tôm công nghiệp, các cơ sở chế biến, chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi các đối tượng mới thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu bảo tồn hệ đa dang sinh học vùng cửa sông ven biển Bến Tre Thể chế - chính sách: Hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý chuyên ngành và phân giao trách nhiệm rõ ràng, dứt khoát tránh chồng chéo. Quan tâm hơn đối với chính sách quản lý cộng đồng, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm quản lý và quảng bá thương hiệu sản phẩm; hợp tác đầu tư; xúc tiến thương mại, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngư dân tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế; phát triển mô hình quản lý cộng đồng theo cơ chế đồng quản lý để phát triển bền vững. Mọi nỗ lực của ngành thủy sản Bến Tre trong thời gian qua cũng chỉ là bước đầu góp phần cùng ngành thủy sản của Việt Nam, trong tư thế vươn mình cùng trăm sông đỗ về biển lớn. Hiện tại và trong tương lai ngành thủy sản Bến Tre vẫn luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi sự quan tâm hợp tác đầu tư, hổ trợ của các cấp các ngành, các tổ chức kinh tế, khoa học, xã hội trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tiếp sức cùng Bến Tre vượt qua những thách thức trước mắt và trong chặng đường tương lai, để mãnh đất nghèo khó nhưng giàu tiềm năng này sớm vượt qua khó khăn thách thức, vững bước đi lên cùng cả nước, cả thế giới bước vào thời đại mới văn minh và phát triển. PHẦN KẾT LUẬN Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tiềm năng và thực tế phát triển của ngành thủy sản của tỉnh, tác giả luận văn rút ra ra được các kết luận sau: Bến Tre là một tỉnh thuộc ĐBSCL với sự đa dạng về môi trường sinh thái, với 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn, cả 3 vùng đều có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với nhiều đối tượng nuôi khác nhau. Bên cạnh đó, với chiều dài đường bờ biển là 65km, vùng biển tương đối giàu về các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đây cũng là một tiềm năng rất lớn cho các hoạt động đánh bắt thủy sản. Có thể nói Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kinh tế thủy sản đang đem lại một diện mạo mới cho bộ mặt các làng quê Bến Tre. Thủy sản đã góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH của tỉnh, chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH và nâng cao vị trí của tỉnh trong khu vực, đồng thời phát triển ngành thủy sản còn góp phần rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Mặc dù, trong quá trình phát triển ngành kinh tế thủy sản tỉnh nhà cũng gặp không ít những khó khăn, thực tế ngành thủy sản của tỉnh chưa thực sự phát huy hết lợi thế của tỉnh, những khó khăn trong việc phát triển thủy sản của tỉnh xuất phát từ việc chúng ta thiếu vốn, yếu kém về trình độ khoa học công nghệ hiện đại, sự cạnh tranh gây gắt ttrong quá trình hội nhập của một quốc gia yếu như nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Từ đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức quy hoạch sản xuất hợp lý mang lại giá trị kinh tế cao, hài hòa với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững trong tương lai. Bước vào giai đoạn mới, ngành thủy sản của tỉnh cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, với nhiều đạo lực khắc khe trong khâu xuất khẩu, mà xuất khẩu là một khâu góp phần rất lớn nâng cao giá trị kinh tế của ngành. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành thủy sản, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái trong tương lai. Nhất thiết chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ khoa học, trước hết là xác định đúng tiềm năng của tỉnh, loại thủy sản chủ lực cho mỗi thời kỳ, hiện nay là con tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá da trơn, nghiêu; kế đến cần phải tính đến việc quy hoạch vùng nuôi phù hợp tránh trường hợp xâm hại, hủy hoại tính đa dạng môi trường sinh thái của tỉnh. Nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu, nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến trong sản xuất thủy sản đảm bảo cung cấp những sản phẩm sạch, chất lượng cao, đồng thời tranh thủ việc thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển của ngành cũng là những giải pháp mà chúng ta cần phải quan tâm thực hiện triệt để. Với những thành tựu mà ngành thủy sản Bến Tre đã đạt được trong thời gian qua, một phần là nhờ vào những tiềm năng của tỉnh cùng với những chính sách chỉ đạo sáng suốt và tận tình quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh, bên cạnh đó là nhờ vào sự cần cù lao động, học hỏi và sáng tạo của bà con nông dân những người trực tiếp tham gia nuôi trồng, ngày đêm bám giữ ngư trường, những người công nhân miệt mài lao động trong các nhà máy chế biến. Trong thời đại mới nếu chúng ta nếu nắm bắt các cơ hội và hạn chế tối đa những thách thức đặt ra thì tin chắc rằng, ngành thủy sản Bến Tre sẽ có những bước phát triển bền vững, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển KT – XH của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, thủy sản thật sự xứng đáng với tiềm năng vốn có của Bến Tre. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Kim Anh (2008), “Liên kết trong kinh doanh thủy sản – Tiền đề cho sự phát triển bền vững”, Khoa kinh tế - trường Đại học Nha Trang. 2. Nguyễn Văn Âu (1999), “Địa lý tự nhiên biển Đông”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bộ NN & PTNT (04/2009), “Quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản vủng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, Bộ NN & PTNT. 4. Bộ NN & PTNT (11/2009), “Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2010 – 2012”, Bộ NN & PTNT. 5. Các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Tài liệu thảo luận số 1, “Hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng cạnh tranh và đời sống nông thôn ở Việt Nam”, Hà Nội, tháng 04/2002. 6. GS. TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên) – Vũ Chí Hiếu – Võ Đình Long (2006), “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững”, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 7. Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc – Ngân Hàng Thế Giới (1993), “Quy hoạch tổng thể Đồng bằng Sông Cửu Long – Việt Nam”. 8. Cục thống kê Bến Tre (2009), “Niên giám thống kê”, Bến Tre 9. Dự án VIE/07/030, “Hướng dẫn phát triển quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào tổ cộng đồng tự quản”, Hà Nội tháng 07/2004. 10. Nguyễn Minh Đức (2001), “Vai trò của việc phát triển nuôi thủy sản quy mô nông hộ nhỏ trong xóa đói giảm nghèo – Một nghiên cứu từ chương trình mở rộng thủy sản ở nông thôn Việt Nam”, Khoa thủy sản, Đại học Nông Lâm. 11. Hứa Thị Phượng Liên (2005), “Thủy sinh đại cương”, Khoa Nông nghiệp và TNTN, Đại học An Giang. 12. TS. Phạm Xuân Hậu (2002), “Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam”, Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ CHí Minh. 13. Hoàng Hoa Hồng (2007), “Môi trường và vấn đề phát triển bền vững ngành thủy sản”, trường Đại học Nha Trang. 14. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), “Đất Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 15. Trần Thị Thu Nga (11/2008), “Quá trình phát triển và định hướng của ngành thủy sản Bến Tre sau hai năm gia nhập WTO”, Sở NN & PTNT Bến Tre. 16. PGS. TS. Đặng Văn Phan (2007), “Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam”, Tài liệu lưu hành nội bộ. 17. PGS. TS. Đặng Văn Phan (2008), “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Giáo dục. 18. PGS. TS. Đặng Văn Phan (chủ biên) – PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng (2007), “Địa lý KT – XH thời kỳ hội nhập”, Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Thanh Phương, “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo chuyển dịch sản xuất ngày 05/11/2002 tại Cần Thơ. 20. Nguyễn Thanh Phương và Ts Trần Ngọc Hải (2005), “Tổng quan hiện trạng và xu hướng phát triển tôm càng xanh thế giới và Việt Nam”, Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ 21. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (07/2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. PGS. TS. Vũ Đình Thắng, GVC. KS. Nguyễn Viết Trung (2005), “Giáo trình kinh tế thủy sản”, Nhà xuất bản LĐ – XH, Hà Nội. 23. PGS. TS. Hà Xuân Thông (2007), “Đẩy nhanh phát triển nuôi trồng thủy sản phát triển hiện đại, hiệu quả bền vững”, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản. 24. Thông tin chuyên đề (03/2001), “Một số thông tin về nuôi và kinh doanh thủy sản thân mềm hai vỏ”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 25. Thông tin chuyên đề (01/2002), “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thế giới: Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 26. Thông tin chuyên đề (02/2003), “Một số vấn đề về sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 27. Thông tin chuyên đề (02/2004), “Tác động của phát triển thủy sản đến nền kinh tế Việt Nam”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 28. Thông tin chuyên đề (03/2004), “Phát triển bền vững định nghĩa, đánh giá định tính và định lượng”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 29. Thông tin chuyên đề (02/2005), “Phát triển nuôi tôm bền vững. Hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Trung tâm Tin học – Bộ Thủy sản. 30. Tổng cục thống kê, “Niên giám thống kê”, 2006, 2007, 2008. 31. UBND tỉnh Bến Tre (07/2003), “Quyết định số 2108/2003/QĐ-UBND về việc khai thác thủy sản tại vùng nước ven biển và nội địa tỉnh Bến Tre”, Bến Tre. 32. UBND tỉnh Bến Tre (08/2004), “Chỉ thị số 10/2004/CT-UB về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thủy sản”, Bến Tre. 33. UBND tỉnh Bến Tre (08/2005), “Chỉ thị số 20/2005/CT-UBND về việc quản lý tàu thuyền nhỏ hoạt động khai thác thủy sản ven bờ”, Bến Tre. 34. UBND tỉnh Bến Tre (07/2008), “Chỉ thị số 3034/UBND-CNLTS về việc tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản”, Bến Tre. 35. UBND tỉnh Bến Tre (11/2008), “Chỉ thị số 14/2008/CT-UBND về việc cho phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh và thả nuôi tôm biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Bến Tre. 36. UBND tỉnh Bến Tre (12/2008), “Quyết định số 2440/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn tỉnh Bến Tre đến năm 2020”, Bến Tre. 37. UBND tỉnh Bến Tre (02/2009), “Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND về việc sản xuất giống và nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Bến Tre. 38. UBND tỉnh Bến Tre (09/2009), “Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND về việc quản lý sản xuất, ương giống và nuôi nghiêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Bến Tre. 39. Vụ nuôi trồng thủy sản (2007), “Hiện trạng và các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại các tỉnh Nam Bộ”, Vụ NTTS. Tài liệu được đăng tải trên các website 1. Bài viết của Bộ trưởng Bộ NN & Phát triển Nông thôn, Nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long chủ động hội nhập kinh tế Thế Giới, 18/07/08. 2. GS. Nguyễn Văn Luật – Cử nhân. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nông nghiệp cạnh tranh thời hội nhập WTO. 3. Thời báo kinh tế Việt Nam, Nông sản Việt Nam bất lợi vì tỷ giá, 10/11/2008. 4. thongtinthuongmaivietnam.com.vn, Nông sản chủ lực cũng lao đao, 20/10/2008. 5. www.un.org.vn, Hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng cạnh tranh và đời sống nông thôn ở Việt Nam. 6. www.fistenet.gov.vn, Trung tâm tin học thủy sản. 7. www.bentre.org.vn, UBND tỉnh Bến Tre. Tài liệu từ các CD-Rom - World Development Indicators 2007. - Niên giám thống kê năm 2006. PHỤ LỤC Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN CỦA TỈNH Cá tra giống Tôm càng xanh khi thu hoạch Tôm thẻ chân trắng khi thu hoạch Mô hình tổng thề cấu tạo của lưới vây Cấu tạo và hệ thống bố trí đèn trong lưới đăng Mô hình tổng quát cấu tạo của lưới rê tầng đáy Ao nuôi tôm sú Bè nuôi cá da trơn Thu hoạch nghiêu tại Thới Thuận – Bình Đại Thu hoạch tôm sú tại Ba Tri Công nhân đang chế biến thủy sản tại nhà máy FAQUIMEX – Bến Tre Món ăn từ nghiêu Món cá tra fillet Phụ lục 2 CƠ CẤU CHUYÊN MÔN HÓA HẸP TRONG CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành công nghiệp thủy sản Ngành khai thác Ngành chế biến Các ngành phụ trợ và phục vụ Nuôi thủy sản nước ngọt Khai thác các sản phẩm nuôi trồng Chế biến đông lạnh - Đóng sửa tàu thuyền - Sản xuất sửa chữa ngư cụ Nuôi trồng nước lợ Chế biến hỗn hợp - Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ cảng, kho lạnh Nuôi trồng hải sản Đánh bắt hải sản Chế biến hàng khô - Sản xuất nước đá - Sản xuất bao bì Chế biến nước mắm Sản xuất thức ăn cho nuôi trổng Phụ lục 3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 Mặt hàng Giá trị (triệu USD) Cơ cấu (%) Tổng số Trong đó: 1. Dầu thô 2. Dệt, may 3. Giày dép 4. Thủy sản 5. Gỗ, sản phẩm từ gỗ 6. Điện tử, máy tính 7. Cà phê 8. Gạo 9. Cao su 10. Than đá 48561.4 8487.6 7732 3999.5 3763.4 2384.6 2165.2 1916.7 1490.2 1393.8 999.8 100 17.5 15.9 8.2 7.7 4.9 4.5 3.9 3.1 2.9 2.1 Nguồn: Niên giám thống kê 2008 – Tổng cục thống kê. Phụ lục 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NUÔI ĐẾN NĂM 2007 Nội dung Đơn vị Chỉ tiêu 2010 Thực hiện 2007 (**) 2007 so với 2010 (%) Diện tích nuôi trồng Ha 1.000.000 1.065.000 106,5 Sản lượng nuôi trồng Trong đó: Tấn 2.000.000 2.093.220 104,66 - Tôm nước lợ Tấn 360.000 375.000 104,16 - Cá biển Tấn 200.000 15.000 7,50 - Nhuyễn thể Tấn 380.000 230.000 60,52 - Rong biển Tấn 50.000* 25.000* 50,00 - Tôm càng xanh Tấn 60.000 22.000*** 36,67 - Thủy sản nước ngọt Tấn 870.000 1.316.220 152,28 - Thủy sản khác Tấn 110.000 120.000 109,1 Giá trị kim ngạch XK 1000 USD 2.500.000 2.600.000 104,0 Lao động Người 2.000.000 (*) Sản lượng khô, tỷ lệ tươi/khô=11*** (**) Theo báo cáo số 206/BCKH-NTTS của Cục Nuôi Trồng Thủy sản ngày 28/4/2008 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT Phụ lục 5 KÍCH THƯỚC MỘT SỐ LOẠI LỒNG BÈ NUÔI THỦY SẢN Loại bè Kích thước Dài x rộng x cao (m) Lượng cá thả (con) Loài cá thả Truyền thống 15 x 5 x 2.5 12 x 4.5 x 2.5 10 x 4 x 2 8 x 3.5 x 2 30.000 20.000 15.000 12.000 Cá da trơn, lóc lông, lăng chỉ vàng,… Hiện đại 15 x 12 x 3 20 x 10 x 4.5 50.000 100.000 Cá hú, cá da trơn, lăng chỉ vàng,… Lồng 3 x 2 x 1.5 4 x 3 x 1.75 6 x 4 x 2 1.500 3.000 4.000 Cá bóng tượng, cá chình,… Nguồn: tổng hợp Phụ lục 6 QUI ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI PHẦN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY HẢI BIỂN (Kèm theo Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28-4-2000 của Bộ Thủy sản) STT CÁC LOẠI NGƯ CỤ KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI 2a (mm) KHÔNG NHỎ HƠN 1 Rê trích 28 2 Rê thu ngừ 90 3 Rê mòi 60 4 Rê tôm he: - rê 3 lớp lưới Rê tôm he: - rê 1 lớp dưới 44 44 5 Rê tôm hùm 120 6 Vây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi hoạt động ngoài vụ cá cơm 18 7 Các loại lưới đánh cá cơm (gồm có dây rút chì, vó mành, rút, rùng, xăm bãi, pha xúc hoạt động trong vụ cá cơm 10 8 Lưới kéo cá: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 60cv - Tàu lắp máy từ 60cv đến 150cv - Tàu lắp máy từ 150cv trở lên 23 34 40 9 Lưới kéo tôm: - Thuyền thủ công và tàu lắp máy dưới 33cv - Tàu lắp máy từ 33cv trở lên 20 30 10 Các loại đăng 20 11 Đáy hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp, xịch 18 12 Đáy biển hàng khơi 20 Phụ lục 7 QUI ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI PHẦN TẬP TRUNG CÁ CỦA NGƯ CỤ KHAI THÁC THỦY SẢN NƯỚC NGỌT (Kèm theo Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28-4-2000 của Bộ Thủy sản) STT CÁC LOẠI NGƯ CỤ KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI 2a (mm) KHÔNG NHỎ HƠN 1 Lưới vây (lưới giựt, bao cá...) 18 2 - Lưới kéo (thủ công, cơ giới) - Lưới kéo cá cơm 20 10 3 - Lưỡi rê (lưới bén...) - Lưới rê (cá cơm) - Lưới rê (cá linh) 40 10 15 4 Vó (càng, gạt...) 20 5 Chài các loại 15 6 Đăng 18 7 Đáy 18 Phụ lục 8 HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN 1. Mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh trong vườn dừa (vườn cây ăn trái) Diện tích vườn: 5000 m2 Diện tích ao mương có thể tận dụng thả nuôi là khoảng 650 – 670 m2 Chi phí cho việc cải tạo ao nuôi: 200.000 – 250.000 đồng Yêu cầu đối với tôm thả nuôi phải có kích thước lớn (khoảng 40 con/kg) Mật độ thả nuôi khoảng 1.5 con/m2 Số lượng thả nuôi khoảng 1000 con tức khoảng 25 kg tôm giống Chi phí tiền giống: 1.2 – 1.5 triệu đồng Thời gian nuôi: 90 – 100 ngày Tỉ lệ sống: 70 – 75% Chi phí tiền thức ăn: 2.1 – 2.5 triệu đồng Tổng chi phí cho một vụ nuôi: 3.5 – 4 triệu đồng/vụ nuôi (tổng chi phí cho một vụ nuôi trên thực tế thường nhỏ hơn so với với mức dự toán do hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng một lượng lớn nguồn con giống và thức ăn tự nhiên). Sản lượng tôm thu hoạch: Loại I: 50 kg, với giá hiện nay khoảng 200.000 đồng/kg (10 triệu) Loại II: 20 kg, với giá hiện này khoảng 125.000 đồng/kg (2.5 triệu) Lãi trung bình cho một vụ nuôi sau khi hết tất cả các chi phí là khoảng 8.5 triệu/vụ nuôi. Mỗi năm nuôi được 3 vụ, do đó người làm vườn ngoài khoảng thu nhập từ vườn thì có thêm thu nhập từ 24 – 25 triệu đồng nhờ vào nuôi xen tôm càng xanh dưới các mương vườn. 2. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm. Yêu cầu đối với hình thức nuôi này như sau: - Ruộng nuôi cần có bờ chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dể dàng cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên ruộng (10 – 30 cm) càng dài càng tốt để tôm có thời gian lên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà mức nước giữ sẽ khác nhau. - Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0.1- 1 ha, thông thường 0.2 – 0.5 ha Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay được càng nhiều nước vào lúc nước rong thì càng tốt. Bên cạnh đó có thể dùng cống để thu thêm tôm giống từ bên ngoài vào. Hệ thống mương bao rất quan trọng đây sẽ là nơi trú của tôm lúc nhiệt độ cao hay phun thuốc trừ sâu, mương bao có kích thước cỡ 2 – 3m, sâu 1 – 2m dốc về phía cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụ theo dạng bàn cờ rộng 1 – 1.5m, sâu 0.8 – 1m tổng diện tích mương so với diện tích ruộng nên từ 15 – 25 % là phù hợp. Mùa vụ: trong năm có 2 vụ lúa chính là Đông – Xuân và Hè – Thu Mật độ thả: ở ruộng nuôi do diện tích mương giới hạn nên mật độ thả thấp 3 – 4 con/m2 (tôm giống 25 – 30g/con). Đối với mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa chúng ta có thể kiểu thu tỉa sau 4 – 5 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350 – 800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Lãi trung bình cho một vụ nuôi sau khi hết tất cả các chi phí cũng tương tự như mô hình nuôi xen trong vườn dừa (vườn cây ăn trái) vì cũng tuong tự chi phí cho một vụ nuôi thấp do có thể tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên hay bổ sung một số phụ phẩm nông nghiệp như khoai mì, tấm, gạo,… Tuy nhiên thì đối với mô hình nuôi này chỉ thực hiện được khoảng 2 vụ/năm. 08

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH033.pdf
Tài liệu liên quan