Luận văn Tìm hiểu các phương pháp định tuyến trên nền công nghệ cisco

Trong OSPF, tất cả các area khác phải kết nối trực tiếp với area 0 hoặc kết nối qua virtual-link với area mà trực tiếp kết nối với area 0. Trong trường hợp này area 1 và area 2 kết nối trực tiếp với area 0, còn area 3 không kết nối trực tiếp với area 0, cho nên nó sẽ tạo một kết nối virtual-link với area 2. Và area 2 cũng kết nối virtual link lại đến area 3: area 2 virtual-link 192.168.5.1. Địa chỉ 192.168.5.1 chính là router ID của router 3.

doc89 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu các phương pháp định tuyến trên nền công nghệ cisco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giềng đúng đi đến đích. Active route là router mất quyền làm láng giềng và không có router láng giềng dự phòng. khi đó router phải tìm các route khác để đi đến đích. Mạng đích ở trạng thái active khi không có thông tin router láng giềng dự phòng. Khi mạng đích ở trạng thái active, router sẽ tính toán lại bằng cách gửi một packet để hỏi đến các router láng giềng. Router láng giềng có thể gửi một packet trả lời. Trong khi mạng đích đang ở trạng thái active, router sẽ không thể thay đổi thông tin bảng định tuyến. Sau khi router nhận được sự trả lời từ router láng giềng, entry của bảng Topology cho mạng đích sẽ trở lại trạng thái passive, và router có thể chọn đường đi kế tiếp. Route Tagging EIGRP hỗ trợ route trong và route ngoài. Route trong sử dụng trong hệ thống nội bộ EIGRP. Route ngoài được học bởi giao thức định tuyến khác hoặc nằm trong bảng định tuyến như là route tĩnh. Route ngoài được ghi dưới dạng thẻ (tag) chứa những thông tin như: Router ID của router EIGRP mà được phân phối lại đường đi, số AS của mạng đích, tag của nhà quản trị có thể cấu hình, ID của giao thức ngoài, metric từ giao thức ngoài và bit cờ của định tuyến mặc định. Route tagging cho phép nhà quản trị mạng to tuỳ chỉnh định tuyến và duy trì việc quản lý chính sách phức tạp. Route tagging thường được sử dụng trong truyền thông AS. Thuật toán phân tán cập nhật (Diffusing Update Algorithm – DUAL) EIGRP sử dụng thuật toán DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng và chọn đường đi đến đích. Một số khái niệm dùng trong thuật toán này như sau: Feasible distance (FD) – FD là metric nhỏ nhất để đi đến đích theo một tuyến xác định. Reported distance (RD) – RD là metric đi đến đích được quảng cáo bởi láng giềng phía sau. Feasibility condition (FC) – FC là điều kiện yêu cầu để RD < FD nhằm đảm bảo hình thành các giải phóng lặp đường đi khi xây dựng bảng Topology. EIGRP successor – Successor là láng giềng thoả mãn điều kiện FC và có metric nhỏ nhất đi đến đích. Successor được dùng như là hop kế tiếp để chuyển tiếp packet đi đến mạng đích. Feasible successor – Feasible successor là láng giềng thoả mãn điều kiện FC nhưng không được chọn là Successor nên thường dùng như các tuyến dự phòng. Ví dụ: Từ router A có 3 đường để chọn để đến network 5 là qua láng giềng router B, router D, hay router H.Bảng Topology của các router B, D, H như sau: Đích FD RD Láng giềng 5 130 30 H 5 121 21 B 5 240 140 D Router B được chọn là successor vì có FD nhỏ nhất (metric = 121) để đến network 5 khi xuất phát từ A. Để chọn feasible successor, router A kiểm tra RD của các láng giềng xem có nhỏ hơn FD của successor hay không? Router H sẽ được chọn làm feasible successor vì có RD=30 nhỏ hơn FD=121 của successor. Router D không là successor hay feasible successor vì có RD=140>121 và do đó không thỏa mãn điều kiện FC. Các loại packet EIGRP Có 5 loại gói tin EIGRP chia làm 2 loại: Reliable EIGRP packet (Update, Query, Reply) Unreliable EIGRP packet (Hello, Acknowledgment). Hello – Packet Hello được dùng để thiết lập quan hệ láng giềng trên đường truyền. Acknowledgment – Packet Acknowledgment được dùng báo hiệu nhằm đảm bảo phân phối tin cậy các packet EIGRP. Tất cả các packet EIGRP được gửi đến địa chỉ multicast nhóm EIGRP là 224.0.0.10.Vì có nhiều thiết bị nhận nên cần một giao thức để đảm bảo phân phối tin cậy các packet EIGRP là giao thức RTP (Relieable Transport Protocol). Khi packet reliable EIGRP được gửi đến router láng giềng, router gửi mong muốn được hồi đáp để đảm bảo packet này đã gửi đến nơi cần đến. Giao thức RTP dùng cơ chế window size cho mỗi packet này để nhận biết sự có mặt của packet reliable EIGRP. Update – Packet Update chứa các cập nhật định tuyến EIGRP gửi đến router láng giềng đang sử dụng EIGRP. Query – Các packet Query được gửi đến router láng giềng khi route không sẵn sàng và router cần biết trạng thái của route để đạt hội tụ nhanh. Reply – Các packet Reply chứa các trạng thái các route được gửi để đáp lại packet Query. EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM EIGRP cho phép router quảng cáo một mạng không nằm trong cùng major network đến router khác thành công. Để đảm bảo EIGRP hỗ trợ mạng không liên tục ta phải tắt chế độ tự động tóm tắt (auto –summary): Router (config-router) # no auto-summary EIGRP hỗ trợ VLSM. Với VLSM, một mạng IP có thể được chia thành nhiều mạng con với các qui mô khác nhau. Điều này giúp cho nhà quản trị mạng mở rộng mạng một cách dễ dàng. EIGRP Summarization Có 2 loại tóm tắt (summarization) trong EIGRP là tự động tóm tắt (autosummarization) và tóm tắt bằng tay (manual summarization). Auto summarization được dùng mặc định trên EIGRP, khi đó EIGRP mang đặc tính tương tư như RIP và IGRP, nghĩa là khi gửi cập nhật định tuyến thì router sẽ tự động tóm tắt route về đường biên mạng chính (major network boundary). Manual summarization là ta cấu hình summarization trên các interface của router bằng lệnh: Router (config-if) # ip summary-address eigrp address mask Có thể thực hiện summarization trên tất cả các interface trên router, khi đó router lập tức sẽ tạo ra route về null 0 với AD là 5 nhằm ngăn chặn lặp định tuyến. Khi route cuối cùng được tóm tắt xong, summary route sẽ bị xóa. EIGRP Query Process EIGRP không dựa vào thời gian flush timer như IGRP mà EIGRP sẽ tiến hành tìm các tuyến đường bị mất kết nối để đạt được thời gian hội tụ nhanh. Tiến trình này gọi là query process. Khi đó, các packet query sẽ được gửi đi khi các tuyến bị mất kết nối. Lúc này route được xem là đang ở trạng thái active. Các packet query được gửi đến tất cả các router láng giềng, nếu không có thông tin về tuyến bị mất thì các packet query tiếp tục được gửi đến các router láng giềng cho đến giới hạn đường biên query là giới hạn kết thúc mạng (giới hạn distribute list / giới hạn summarization). Khi packet query được gửi đi, router phải chờ hồi đáp từ router láng giềng trước khi router thực hiện tính toán để chọn successor. Nếu trong khoảng thời gian 3 phút mà router láng giềng không trả lời lại, router được xem như là stuck in active (SLA), và router sẽ tiến hành thiết lập lại quan hệ láng giềng. EIGRP và hoạt động cân bằng tải Tương tự như IGRP, EIGRP cò khả năng hỗ trợ cân bằng tải trên các tuyến đường có chi phí khác nhau. EIGRP có thể được cấu hình cân bằng tải trên 4 đường có chi phí khác nhau. Lợi ích của tính năng này là tăng khả năng linh hoạt, sử dụng hiệu quả đường truyền. EIGRP sử dụng lệnh variance để thực hiện cân bằng tải với chi phí khác nhau: Router (config-router) # variance EIGRP và default route Không giống như IGRP, EIGRP xem route 0.0.0.0 / 0 như là route mặc định và cho phép route này phân phối lại vào miền EIGRP. EIGRP cũng sử dụng lệnh ip default-network để quảng cáo route mặc định giống như IGRP. Lệnh này chỉ định địa chỉ của major network và chọn là default route. Major network phải là mạng kết nối trực tiếp được định nghĩa bởi route tĩnh hay học từ một giao thức định tuyến nào đó. Ví dụ: EIGRP chỉ định địa chỉ 192.168.1.0 làm default route bằng lệnh: Router (config-router) # ip default-network 192.168.1.0 EIGRP Timer EIGRP dùng các packet hello để khám phá láng giềng và để biết được các láng giềng nào không hoạt động. Vì vậy, EIGRP cung cấp 2 bộ đếm để thực hiện việc này: Bộ đếm chu kỳ truyền packet hello (hello interval), mặc định là 5 giây (trong môi trường tốc độ thấp là 60 giây). Bộ đếm thời gian chờ đến khi router láng giềng cho biết đã nhận packet hello (holdtime), mặc định gấp 3 lần hello interval là 15 giây. EIGRP trong môi trường mạng NBMA (Nonbroadcast Multiple Access) EIGRP cũng hoạt động tốt trong môi trường truyền thông mạng non-broadcast NBMA như Frame relay. Trong mạng NBMA, một router sẽ làm Frame Relay Switch, để liên kết các router khác với nhau, router này hoạt động giống như hub. Và router này sẽ cấu hình EIGRP để có thể làm Frame Relay Switch. Các câu lệnh cơ bản khi cấu hình EIGRP router eigrp AS number: chọn eigrp trong hệ thống AS với AS number làm giao thức định tuyến. network network-number: địa chỉ mạng muốn cấu hình. no router eigrp AS number: vô hiệu giao thức EIGRP đang hoạt động. no auto-summary: tắt chế độ tự động tóm tắt route. Tóm lại EIGRP là một phát triển riêng của Cisco nên chỉ dùng cho các router của Cisco, các router của các hãng khác không có tích hợp giao thức này. Với bài toán của công ty A ở trên, nếu ta sử dụng tất cả router của Cisco thì chọn EIGRP là hiệu quả vì EIGRP là một trong những giao thức định tuyến đầy đủ tính năng và hiệu quả nhất được Cisco phát triển từ trước đến nay. EIGRP kết hợp tính năng của giao thức distance vector với giao thức link-state. EIGRP cũng được thiết kế để dễ cấu hình và dễ sử dụng, độ hội tụ nhanh. Khác với RIP và IGRP, EIGRP kết hợp một số tính năng của giao thức dạng link-state nghĩa là router dùng EIGRP sẽ thiết lập quan hệ láng giềng và chỉ gửi những cập nhật về những thay đổi trong mạng đến router láng giềng một cách nhanh nhất. Đây là ưu điểm của giao thức dạng link-state để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng băng thông, tiết kiệm tài nguyên mạng và tăng cường tính bảo mật. EIGRP cũng hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM. EIGRP hỗ trợ IPv4, AppleTalk, và IPX. Một điều quan trọng nữa là EIGRP là giao thức được lập trình theo dạng module cho phép Cisco thêm vào những tính năng mới một cách dễ dàng. OSPF Open Shortest Path First (OSPF) là giao thức định tuyến được Cisco phát triển dựa trên giao thức Interior Gateway Protocol (IGP) dành cho mạng IP. OSPF là giao thức định tuyến tiên tiến dựa trên cơ chế link-state nghĩa là không broadcast toàn bộ thông tin về bảng định tuyến giống như RIP, IGRP và thay vào đó, OSPF sẽ dùng một quá trình để khám phá các láng giềng (neighbor), do vậy OSPF chỉ cập nhật những thay đổi trong khi RIP và IGRP phải cập nhật cả bảng định tuyến. Vì vậy OSPF có khả năng cập nhật sự thay đổi một cách nhanh nhất trong khi RIP, IGRP phải chờ một khoảng thời gian để cập nhật những thay đổi đó. OSPF sử dụng multicast IP làm phương pháp truyền nhận thông tin, thích hợp với các hệ thống lớn với nhiều router liên kết với nhau nên thường được dùng để triển khai trên hệ thống mạng phức tạp. OSPF tự xây dựng cơ chế để đảm bảo độ tin cậy chứ không sử dụng các giao thức chuyển vận như TCP. OSPF là giao thức định tuyến dạng classless nên hỗ trợ VLSM và mạng không liên tục. OSPF sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 (cho tất cả router sử dụng thuật toán SPF) và 224.0.0.6 (cho router DR và BDR) để gửi các thông điệp Hello và thông điệp Update. OSPF còn có khả năng hỗ trợ chứng thực dạng plain text và dạng MD5. OSPF sử dụng giải thuật SPF (còn gọi là giải thuật Dijkstra) để xây dựng bảng định tuyến. Đây là giải thuật xây dựng đường đi ngắn nhất SPT (Shortest-path tree) để đi đến đích. Thông điệp quảng cáo LSA mang thông tin học của router và trạng thái các láng giềng lân cận. Dựa trên các thông tin học được khi trao đổi các thông điệp LSA, OSPF sẽ xây dựng topology mạng. OSPF hoạt động trong môi trường phân cấp như hệ thống nội bộ (AS). Trong AS có thể chia làm nhiều vùng (area). Vùng này sẽ không biết topology mạng của các vùng khác. Router biên sẽ truyền thông giữa các vùng. Điều này sẽ giảm bớt các route trong tiến trình OSPF. Các loại packet OSPF OSPF có 5 loại packet là: Hello: packet Hello dùng để phát triển trao đổi thông tin của các láng giềng. Database Description (DBD): packet này dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền trao đổi thông tin trước (master /slave). Link State Request: packet này để chỉ định loại LSA dùng trong tiến trình trao đổi các packet DBD. Link State Update: packet này dùng để gửi các packet LSA đến láng giềng yêu cầu packet này khi nhận thông điệp Request. Link State Acknowledge: packet này dùng để báo hiệu đã nhận packet Update. Các loại thông điệp LSA Loại LSA Chức năng 1 Router Mô tả trạng thái, đơn giá của kết nối đến láng giềng và IP prefix của các kết nối point-to-point. 2 Network Mô tả số lượng router và subnet mask trên nhánh mạng. 3 Summary network Mô tả đích đến ở ngoài qrea nhưng cùng OSPF domain. Thông tin tóm tắt của một vùng sẽ được gửi đến vùng khác. 4 Summary ASBR Mô tả thông tin của ASBR. Không có sự tóm tắt LSA. Loại 4 này ở trong một area đơn. 5 External Mô tả các tuyến đường đi đến các đích ở ngoài OSPF domain. Mỗi External LSA biểu diễn cho mỗi mạng con. 6 Group Membership Mô tả quan hệ thành viên nhóm multicast OSPF (MOSPF). 7 NSSA Mô tả các tuyến đường đến các đích ở xa. 8 Unused Không sử dụng 9-11 Opaque Được sử dụng để tính toán các tuyến đường sử dụng cho kỹ thuật quản lý lưu lượng của công nghệ MPLS. Hình 3.9. Các loại thông điệp LSA. OSPF Area OSPF hỗ trợ 2 mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi area là 1 số 32 bit biểu diễn ở định dạng IP(area 0.0.0.0) hay dạng thập phân(area 0). Area 0 là area trung tâm hay còn gọi là backbone area và nó kết nối đến tất cả các area khác còn lại trong AS. Nếu một area nào đó muốn nối đến area 0 nhưng không phải là area láng giềng của area 0 thì phải kết nối bằng virtual link đến area khác đang kết nối với area 0. Router ID là địa chỉ IP lớn nhất của interface loopback trên router. Nếu không có interface loopack thì router router ID là địa chỉ IP lớn nhất trong số các interface của router. Router sẽ chọn địa chỉ router ID cao nhất của router trong vùng mà nó muốn kết nối virtual link làm địa chỉ kết nối đến. Hình 3.10. OSPF area và virtual link. Ta thấy area 3 sẽ kết nối virtual link với area 2 để kết nối với area 0. Router 3 sẽ chọn địa chỉ 192.168.4.1 để kết nối virtual link đến vì đó là địa chỉ IP cao nhất trong các interface của router 2 (router ID). Tương tự router 2 sẽ chọn router ID 192.168.5.1 của router 3 để kết nối virtual link đến area 3. OSPF có một số loại area như sau: normal area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area (NSSA), totally not-so-stubby area. Router biên giữa các mạng mạng nội bộ gọi là ASBR (autonomous system boundary router) Router biên giữa các area gọi là ABR (area border router) Normal Area Mặc định, area mang những đặc tính sau: Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các area khác. Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA). Stub Area Stub area mang những đặc tính sau: Nhận các thông tin cập nhật từ các area láng giềng (Summary LSA – Type 3 LSA). Nhận các thông tin mặc định (default route) và xem như là các thông tin tóm tắt (summary route). Không nhận các thông tin cập nhật từ bên ngoài (external LSA - Type 5 LSA). Totally Stubby Area Totally Stubby Area là area bị hạn chế nhất vì không nhận bất cứ cập nhật định tuyến nào ngoai trừ các thông tin tóm tắt mặc định (default summary route) từ router biên của area (ABR). Bảng định tuyến chỉ có 1 route ra ngoài duy nhất là default route. Vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài. Totally Stubby Area mang những đặc tính sau: Không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA). Không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA). Nhận các thông tin mặc định (default route) và xem như là các thông tin tóm tắt (summary route). Not-So-Stubby Area (NSSA) NSSA là một mở rộng của stub area. Đây là vùng được sử dụng khi kết nối đến ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. NSSA cho phép nhận các route từ bên ngoài vào OSPF domain thông qua stub area. Khi router biên mạng nội bộ (ASBR) nhận một route đi vào mạng nội bộ (AS), router sẽ tạo ra thông điệp LSA Type 7 (xem các thông điệp LSA) là NSSA. Router ABR sẽ chuyển đổi NSSA thành External (LSA Type 5) để quảng cáo tiếp vào AS. Do đó, NSSA chỉ tồn tại trong NSSA area. NSSA được hỗ trợ từ Cisco IOS 11.2 trở lên, NSSA có các đặc tính sau: Các LSA Type 7 mang các thông tin từ bên ngoài vào NSSA. Các LSA Type 7 sẽ được chuyển đổi thành LSA Type 5 tại các router biên NSSA ABR để quảng cáo đi tiếp trong mạng OSPF. Không chấp nhận các external LSA. Chấp nhận các summary LSA. Lưu ý: nếu router ASBR cũng là router ABR thì router NSSA ABR sẽ không chuyển đổi thành LSA Type 5. Hình 3.11. Khi router ASBR cũng là router ABR (trong NSSA). Totally Not-So-Stubby Area Loại area này là một mở rộng của NSSA. Totally NSSA mang có những đặc tính sau: Không chấp nhận summary LSA. Không chấp nhận external LSA. LSA Type 7 sẽ được chuyển đổi thành LSA Type 5 tại router NSSA ABR. Các kiểu môi trường truyền dẫn OSPF Có 4 loại môi trường truyền dẫn OSPF là: Môi trường multicast. Môi trường Point-to-Point. Môi trường Non-Broadcast Multiaccess. Môi trường Demand circuit. DR (Designated Router): router được chỉ định là DR sẽ ưu tiên trao đổi thông tin với các router trong AS khác. BDR (Backup Designated Router): router được chọn là BDR là router dự phòng của router DR. Môi trường Multiaccess Môi trường multi-access là môi trường truyền dẫn như Ethernet, fast Ethernet, gigabit Ethernet, FDDI. Trong môi trường mạng broadcast, OSPF sẽ tiến hành tuyển chọn DR, BDR để giảm thiểu lưu lượng trên nhánh mạng. Môi trường Point-to-Point Môi trường point-to-point là môi trường truyền dẫn được đóng gói HDLC / PPP, Frame Relay / ATM point-to-point subinterface. Không có sự tuyển chọn DR /BDR trong môi trường này. Các packet OSPF được gửi đi ở dạng multicast. Môi trường Non-broadcast Multiaccess Môi trường Non-broadcast Multiaccess (NBMA) là môi trường như Frame Relay, X25, ATM. Có 3 mô hình truyền dẫn trong môi trường NBMA: mô hình broadcast, mô hình point-to-point và mô hình point-to-multipoint. OSPF Demand Circuit Ban đầu quan hệ liền kề adjacency được thiết lập để trao đổi thông tin. Sau một khoảng thời gian sẽ thiết lập lại quan hệ adjacency để trao đổi thông tin. Điều này rất có lợi để giảm thiểu các chi phí không cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Ví dụ khi sử dụng công nghệ ISDN, mỗi khi kết nối ISDN hoạt động (up) thì cần trả chi phí, khi sử dụng demand circuit sẽ giảm thiểu chi phí. Các đặc tính của demand circuit: Ngăn chặn các packet Hello. Ngăn chặn sự làm tươi các gói LSA. Chỉ với kiểu mạng là point to multipoint thì mới có tính năng định kỳ ngăn chặn các packet Hello. Đối với kiểu mạng khác packet Hello vẫn gửi được qua interface. Sự làm tươi các gói LSA sẽ không xảy ra định kỳ sau 30 phút khi cấu hình demand circuit. Có 2 tình huống mà các LSA sẽ được gửi đi: Khi có sự thay đổi topology mạng. Khi router trong OSPF domain không hiểu được demand circuit. Thiết lập quan hệ giữa các router (Adj acency) OSPF thiết lập quan hệ liền kề adjacency giữa các router láng giềng nhằm mục đích trao đổi các thông tin định tuyến. Trong môi trường broadcast, không phải router nào cũng có khả năng thiết lập quan hệ adjacency với tất cả các router khác. Packet hello chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì mối quan hệ này. Đầu tiên router OSPF sẽ gửi packet hello đến địa chỉ multicast 224.0.0.5. Packet này sẽ định kỳ gửi đến tất cả các interface có hỗ trợ OSPF với khoảng thời gian gửi tuỳ thuộc vào từng loại interface. Trong môi trường broadcast như Ethernet hay point-to-point, thời gian này là 10 giây. Trong môi trường non-broadcast như Frame relay hay ATM, khoảng thời gian này là 30 giây. Packet hello sẽ định kỳ gửi đi đến tất cả các interface OSPF của router. Khi router phát hiện thấy có router láng giềng nhờ vào packet hello nhận được, truyền thông hai chiều sẽ được thiết lập. Trong môi trường broadcast và NBMA, packet hello còn được sử dụng để chọn ra các router chỉ định DR / BDR. Sau khi thiết lập được truyền thông hai chiều, route sẽ thiết lập quan hệ liền kề adjacency, việc ra quyết định thiết lập quan hệ adjacency dựa trên trạng thái của router láng giềng và kiểu mạng. Nếu kiểu mạng là broadcast hay non-broadcast thì quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các router chỉ định DR / DBR. Các trường hợp còn lại, quan hệ adjacency sẽ được thiết lập giữa các router láng giềng. Để thiết lập quan hệ adjacency, đầu tiên router sẽ tiến hành đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu bằng cách gửi các packet DBD mô tả cơ sở dữ liệu cho nhau. Tiến trình này gọi là tiến trình trao đổi cơ sở dữ liệu database exchange process. Khi đó, 2 router sẽ thiết lập quan hệ master / slave. Mỗi packet mô tả cơ sở dữ liệu được gửi đi bởi master sẽ chứa số tuần tự đánh dấu packet. Slave sẽ báo nhận packet này bằng cách gửi packet chứa số tuần tự này để hồi đáp. Các trạng thái của router sau khi thiết lập quan hệ liền kề adjacency: Down State: router không nhận được các thông tin về láng. Attemp State: trạng thái này chỉ tồn tại trong mạng NBMA. Ở trạng thái này, router sẽ không nhận được các thông tin từ láng giềng nhưng vẫn nỗ lực tạo ra quan hệ với láng giềng bằng cách định kỳ gửi các packet hello đến láng giềng. Init State: Tiến trình gửi các packet hello một chiều. Router gửi packet hello láng giềng, router láng giềng nhận được packet này nhưng không biết được tình trạng bản thân (router ID) nên được đặt ở trạng thái một chiều one-way-state. 2-way State: khi thiết lập quan hệ 2 chiều, router sẽ được đặt ở trạng thái 2-way, bắt đầu tiến trình thiết lập quan hệ liền kề adjacency, các router chỉ định DR / BDR sẽ được chọn. Exstart State: Trạng thái này là sự bắt đầu tiến trình đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu. Master và slave được chọn trong trạng thái này. Router 1 gửi packet DBD đầu tiên, router 2 cũng gửi packet DBD đầu tiên. Router 2 được chọn làm master vì có router ID cao hơn. Exchange State: Ở trạng thái này, router mô tả trạng thái cơ sở dữ liệu link-state thông qua packet DBD. Mỗi packet DBD được đánh số tuần tự để phân biệt. Tại mỗi thời điểm chỉ cho phép gửi đi một packet DBD. Packet Request cũng được gửi đi để yêu cầu cập nhật các gói tin LSA. Loading State: Ở trạng thái này, gói tin LS request được gửi đi để yêu cầu trạng thái mới nhất của LSA. Router 1 gửi gói tin LS request để nhận được trạng thái mới nhất của LSA. Full State: Sau khi nhận được gói tin LSA Update, cơ sở dữ liệu của 2 router đã đồng bộ hoá và router sẽ chuyển sang trạng thái Full. Chứng thực láng giềng OSPF (Neighbor authentication) Chứng thực láng giềng cho phép router xem xét nguồn gốc của các routing update nhận được. Mả chứng thực (authentication key) được trao đổi giữa các router, nếu mã không trùng nhau thì routing update không được chấp nhận. Cisco có 2 loại chứng thực láng giềng: Plain text: là chứng thực gửi mã trên đường truyền, mã ở dạng plain text nên nó có thể được đọc trong quá trình truyền. Chứng thực MD5 (Message digest) gửi các bản tin đã được đồng hoá (digest message) thay vì mã. Thuật toán MD5 dùng để thực hiện băm mã (hash) và sau đó gửi đi. Kể từ Cisco IOS 12.0.8 trở đi ta có thể cấu hình authentication trên từng interface của router. Các tham số của interface OSPF Cisco IOs cho phép nhà quản trị thay thế các thông số của interface OSPF. Có 3 thông số thường dùng là: Tham số cost: đặt chi phí OSPF gửi một gói qua interface. Mặc định chi phí được tính theo công thức 100 triệu /băng thông. như vậy mặc định đối với interface Ethernet là 100 triệu / 10 triệu =10. Tham số cost rất hay dùng trong quản lý luồng. Tham số hello interval: là khoảng thời gian giữa các lần gửi packet hello trên một interface. Hello interval phải phù hợp trên tất cả các router chạy trên mạng, giá trị này khác nhau tuỳ theo các loại interface (broadcast = 10, non-broadcast = 30, point-to-point = 10 và point-to-multipoint = 30). Tham số dead interval: là khoảng thời gian trước khi mất quan hệ láng giềng khi không nhận được packet hello. Tùy thuộc vào loại mạng, giá trị này khác nhau (broadcast =40, non-broadcast = 120, point-to-point =40 và point-to-multipoint = 120). Inter-area và external route summary Cisco cho phép các địa chỉ tóm tắt (summary) để tiết kiệm tài nguyên và hạn chế số lượng route quảng cáo giữa các vùng. Hai loại địa chỉ summary mà router của Cisco hỗ trợ là: Inter-area-route: thực hiện summary giữa các vùng. External route: thực hiện summary các route ở bên ngoài đi vào trong vùng. Định dạng packet Packet OSPF có thể chứa đến 24 byte header. Số byte mỗi field 1 1 2 4 4 2 2 8 Có thể đổi Verison number Type Packet Length Router ID Area ID Checksum Authentication type Authentication Data Hình 3.12. Định dạng packet OSPF. Version number—Xác định version của OSPF được sử dụng. Type—Xác định loại packet OSPF như: hello, database description, link-state request, link-state update, link-state acknowledgment. Packet length—Xác định chiều dài packet, bao gồm OSPF header và số byte chứa tối đa. Router ID—Xác định nguồn của packet gửi đến, dùng để phân biệt các router trong cùng một AS. Area ID—Xác định packet đang ở area nào. Mỗi packet OSPF chỉ tồn tại trong một area duy nhất. Checksum—Kiểm tra toàn bộ nội dung packet để tránh lỗi khi truyền packet. Authentication type—Chứa kiểu chứng thực. Tất cả các trao đổi dữ liệu của giao thức OSPF đều được chứng thực.Kiểu chứng thực có thể được thiết lập dựa trên đặc điểm của mỗi khu vực. Authentication—Chứa thông tin chứng thực. Data—chứa thông tin tóm tắt về lớp trên. Các câu lệnh cơ bản khi cấu hình OSPF router ospf process-ID: chọn ospf với process ID là giao thức định tuyến trên router. network network-number wildcard-mask area-ID: chọn mạng là thuộc area nào xác định bởi area ID, wildcard mask là một mặc nạ để xác định bit nào trong địa chỉ IP sẽ được bỏ qua khi so sánh địa chỉ đó với địa chỉ khác. Bit ‘1’ trong wildcard mask có nghĩa là bỏ qua vị trí bit đó khi so sánh với địa chỉ IP, và bit ‘0’ xác định vị trí bit phải giống nhau. no router ospf process-ID: vô hiệu giao thức OSPF đang hoạt động. area area-ID loại area: cấu hình area với area ID là loại area nào (stub,NSSA ), nếu không có lệnh này, area đó được hiểu là vùng normal. area area-ID range ip-address subnet-mask: tóm tắt các route của vùng với area ID và địa chỉ mạng của vùng đó. Lệnh này được dùng để tóm tắt route giữa các vùng OSPF, dùng trên các router ABR. Summary-address ip-address subnet-mask: lệnh này được dùng trên các router ASBR, lệnh này chỉ tóm tắt các route từ các giao thức định tuyến khác được redistribute vào route. Clear ip ospf process: kích hoạt lại quá trình định tuyến ospf. Lệnh này chỉ có từ IOS version 11.2 trở lên. Tóm lại OSPF là giao thức định tuyến quốc tế có thể cấu hình với router của nhiều hãng khác nhau. Với bài toán của công ty A ở trên, OSPF là một giải pháp khá hiệu quả vì OSPF là giao thức định tuyến dạng link-state, sử dụng thuật toán SPF trong tiến trình định tuyến nên chỉ gửi những cập nhật về sự thay đổi trong mạng đến các router láng giềng một cách nhanh nhất. OSPF là giao thức có độ hội tụ nhanh, hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM, tiết kiệm tài nguyên mạng, thời gian chờ, và tăng cường tính bảo mật. tuy OSPF có cấu hình phức tạp hơn các giao thức khác nhưng rất thích hợp với các hệ thống lớn với nhiều mạng AS và có nhiều vùng khác nhau. So sánh các giao thức định tuyến RIPv1 RIPv2 IGRP EIGRP OSPF Giao thức định tuyến dạng Interior X X X X X Giao thức dạng Distance Vector X X X X Giao thức dạng Link State X X Giao thức dạng Classful X X Giao thức dạng Classless X X X Hỗ trợ mạng không liên tục X X X Hỗ trợ VLSM X X X Độ hội tụ Chậm Chậm Chậm Rất nhanh Nhanh Giao thức quốc tế X X X Giao thức của riêng Cisco X X Giao thức dùng trong AS X X X Redistribute X X X X X Bảng 3.13. So sánh đặc điểm của các routing protocol. RIP, IGRP, EIGRP và OSPF đều là giao thức dạng Interior (Interior Routing Protocol). RIP, IGRP và EIGRP là giao thức dạng distance vector, OSPF là giao thức dạng link state còn EIGRP là dạng lai giữa distance-vector và link-state. Ripv1 và IGRP không hỗ trợ mạng không liên tục, ngược lại RIPv2, EIGRP và OSPF thì hỗ trợ mạng không liên tục và VLSM. Nếu xét về độ hội tụ thì giao thức định tuyến dạng link state như OSPF có độ hội tụ nhanh hơn các giao thức dạng distance vector như RIP và IGRP. EIGRP là giao thức dạng lai giữa distance vector và link state có đầy đủ tính năng nhất trong các giao thức mà Cisco đã phát triển (như IGRP, ). Redistribution giữa các routing protocol Truyền thông giữa hai môi trường sử dụng giao thức định tuyến khác nhau đòi hỏi đường đi được tìm thấy bởi một giao thức được phân phối lại trong môi trường giao thức định tuyến thứ hai. Sự phân phối lại đường đi cung cấp cho một công ty tính năng để thực thi giao thức định tuyến khác trong một nhóm (workgroup) hay vùng (area). Tính năng route redistribution của Cisco làm giảm tối đa chi phí và tăng lợi ích của kỹ thuật. Cisco cho phép redistribution giữa các giao thức định tuyến mà nó hỗ trợ. Thông tin định tuyến tĩnh cũng có thể được redistribute. Xa hơn, mặc định cho phép một giao thức định tuyến có thể sử dụng cùng metric cho tất cả đường đi đã được redistribute, làm cho kỹ thuật phân phối lại định tuyến trở nên đơn giản hơn. B. CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG DEMO VÀI PHƯƠNG PHÁP ROUTING THÔNG DỤNG TRÊN NỀN ĐỊNH TUYẾN CỦA CISCO Trở lại với bài toán của công ty bảo hiểm A, ta chọn hai phương pháp tiêu biểu đại diện cho hai giao thức dạng distance vector và link state: Giao thức dạng distance vector: ta chọn RIP. Giao thức dạng link state: ta chọn OSPF. Mô hình của công ty bảo hiểm A. Phần 1. RIP (ROUTING INFORMATION PROTOCOL) Ta cấu hình RIP trên các router: Cấu hình RIP trên các router. Ta chọn RIP Timer: thời gian update là 5 giây, thời gian invalid là 15 giây, thời gian holddown là 15 giây, thời gian flush time là 30 giây. Ta xem bảng định tuyến của các router: RouterA#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B – BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set R 192.168.4.0/24 [120/1] via 192.168.2.2, 00:00:03, Serial0 R 192.168.5.0/24 [120/2] via 192.168.2.2, 00:00:03, Serial0 C 192.168.1.0/24 is directly connected, Ethernet0 C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0 R 192.168.3.0/24 [120/1] via 192.168.2.2, 00:00:03, Serial0 Bảng định tuyến của router A. RouterB#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set C 192.168.4.0/24 is directly connected, Serial0 R 192.168.5.0/24 is possibly down, routing via 192.168.4.2, Serial0 R 192.168.1.0/24 [120/1] via 192.168.2.1, 00:00:04, Serial1 C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial1 C 192.168.3.0/24 is directly connected, Ethernet0 Bảng định tuyến của router B. RouterC#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set C 192.168.4.0/24 is directly connected, Serial1 C 192.168.5.0/24 is directly connected, Ethernet0 R 192.168.1.0/24 [120/2] via 192.168.4.1, 00:00:03, Serial1 R 192.168.2.0/24 [120/1] via 192.168.4.1, 00:00:03, Serial1 R 192.168.3.0/24 [120/1] via 192.168.4.1, 00:00:03, Serial1 Bảng định tuyến của router C. Ta xem giao thức định tuyến IP mà routerB đang dùng: RouterB#show ip protocols Routing Protocol is "rip" Sending updates every 5 seconds, next due in 2 seconds Invalid after 15 seconds, hold down 15, flushed after 30 Outgoing update filter list for all interfaces is not set Incoming update filter list for all interfaces is not set Redistributing: rip Default version control: send version 1, receive any version Interface Send Recv Triggered RIP Key-chain Ethernet0 1 1 2 Serial0 1 1 2 Serial1 1 1 2 Automatic network summarization is in effect Maximum path: 4 Routing for Networks: 192.168.2.0 192.168.3.0 192.168.4.0 Routing Information Sources: Gateway Distance Last Update 192.168.2.1 120 00:00:04 192.168.4.2 120 00:00:21 Distance: (default is 120) Ta xem quá trình cập nhật định tuyến trên router C: RouterC#debug ip rip RIP protocol debugging is on RouterC# RIP: received v1 update from 192.168.4.1 on Serial1 00:38:11: 192.168.1.0 in 2 hops 00:38:11: 192.168.2.0 in 1 hops 00:38:11: 192.168.3.0 in 1 hops 00:38:16: RIP: received v1 update from 192.168.4.1 on Serial1 00:38:16: 192.168.1.0 in 2 hops 00:38:16: 192.168.2.0 in 1 hops 00:38:16: 192.168.3.0 in 1 hops 00:38:17:RIP: sending v1 update to 255.255.255.255 via Ethernet0 (192.168.5.1) 00:38:17: RIP: build update entries 00:38:17: network 192.168.1.0 metric 3 00:38:17: network 192.168.2.0 metric 2 00:38:17: network 192.168.3.0 metric 2 00:38:17: network 192.168.4.0 metric 1 00:38:17: RIP: sending v1 update to 255.255.255.255 via Serial1 (192.168.4.2) 00:38:17: RIP: build update entries 00:38:17: network 192.168.5.0 metric 1 00:38:20: RIP: received v1 update from 192.168.4.1 on Serial1 00:38:20: 192.168.1.0 in 2 hops 00:38:20: 192.168.2.0 in 1 hops 00:38:20: 192.168.3.0 in 1 hops RouterC#debug ip rip events RIP event debugging is on RouterC# 00:39:08:RIP: sending v1 update to 255.255.255.255 via Ethernet0 (192.168.5.1) 00:39:08: RIP: Update contains 4 routes 00:39:08: RIP: Update queued 00:39:08: RIP: sending v1 update to 255.255.255.255 via Serial1 (192.168.4.2) 00:39:09: RIP: Update contains 1 routes 00:39:09: RIP: Update queued 00:39:09: RIP: Update sent via Ethernet0 00:39:09: RIP: Update sent via Serial1 00:39:11: RIP: received v1 update from 192.168.4.1 on Serial1 00:39:11: RIP: Update contains 3 routes 00:39:16: RIP: received v1 update from 192.168.4.1 on Serial1 00:39:16: RIP: Update contains 3 routes Ta xem tiến trình cập nhật cơ sở dữ liệu định tuyến RIP của router C: RouterC#debug ip rip database RIP database events debugging is on RouterC# 00:27:31: RIP-DB: network_update with 192.168.1.0/24 succeeds 00:27:31: RIP-DB: adding 192.168.1.0/0 (metric 2) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database 00:27:31: RIP-DB: network_update with 192.168.2.0/24 succeeds 00:27:31: RIP-DB: adding 192.168.2.0/0 (metric 1) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database 00:27:31: RIP-DB: network_update with 192.168.3.0/24 succeeds 00:27:31: RIP-DB: adding 192.168.3.0/0 (metric 1) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database 00:27:36: RIP-DB: network_update with 192.168.1.0/24 succeeds 00:27:36: RIP-DB: adding 192.168.1.0/0 (metric 2) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database 00:27:36: RIP-DB: network_update with 192.168.2.0/24 succeeds 00:27:36: RIP-DB: adding 192.168.2.0/0 (metric 1) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database 00:27:36: RIP-DB: network_update with 192.168.3.0/24 succeeds 00:27:36: RIP-DB: adding 192.168.3.0/0 (metric 1) via 192.168.4.1 on Serial1 to RIP database Phần 2. OSPF (OPEN SHORTEST PATH FIRST) Ta cấu hình OSPF trên các router: Cấu hình OSPF trên các router. Trên router A: Mạng 192.168.1.0 trên interface E0 của router A thuộc vùng stub nên ta phải cấu hình area 1 là stub: area 1 stub. Vùng stub có đặc điểm là không nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA) mà chỉ nhận các thông tin tóm tắt từ các vùng khác (summary LSA) hoặc là các thông tin mặc định. Vì vậy, địa chỉ 192.168.2.1 va 192.168.2.2 phải được tóm tắt lại thành mạng 192.168. 2.0 với 24 bit subnet mask để đưa vào vùng stub. Trên router B: Trong OSPF, tất cả các area khác phải kết nối trực tiếp với area 0 hoặc kết nối qua virtual-link với area mà trực tiếp kết nối với area 0. Trong trường hợp này area 1 và area 2 kết nối trực tiếp với area 0, còn area 3 không kết nối trực tiếp với area 0, cho nên nó sẽ tạo một kết nối virtual-link với area 2. Và area 2 cũng kết nối virtual link lại đến area 3: area 2 virtual-link 192.168.5.1. Địa chỉ 192.168.5.1 chính là router ID của router 3. Trên router C: Area 3 tạo kết nối virtual link với area 2: area 2 virtual-link 192.168.4.1. Địa chỉ 192.168.4.1 chính là router ID của router 2. Ta xem bảng định tuyến của các router: RouterA#show ip route Codes: C - connected, S – static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set O IA 192.168.4.0/24 [110/132] via 192.168.2.2, 00:01:08, Serial0 O IA 192.168.5.0/24 [110/142] via 192.168.2.2, 00:01:08, Serial0 C 192.168.1.0/24 is directly connected, Ethernet0 C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0 O IA 192.168.3.0/24 [110/76] via 192.168.2.2, 00:01:08, Serial0 Bảng định tuyến của router A. RouterB#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set C 192.168.4.0/24 is directly connected, Serial0 O IA 192.168.5.0/24 [110/76] via 192.168.4.2, 00:02:21, Serial0 O IA 192.168.1.0/24 [110/76] via 192.168.2.1, 00:02:21, Serial1 C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial1 C 192.168.3.0/24 is directly connected, Ethernet0 Bảng định tuyến của router B. RouterC#show ip route Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M – mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area * - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route Gateway of last resort is not set C 192.168.4.0/24 is directly connected, Serial1 C 192.168.5.0/24 is directly connected, Ethernet0 O IA 192.168.1.0/24 [110/142] via 192.168.4.1, 00:00:04, Serial1 O 192.168.2.0/24 [110/132] via 192.168.4.1, 00:00:04, Serial1 O 192.168.3.0/24 [110/76] via 192.168.4.1, 00:00:04, Serial1 Bảng định tuyến của router C Ta xem giao thức IP mà router C đang sử dụng: RouterC# show ip protocols Routing Protocol is "ospf 64" Outgoing update filter list for all interfaces is not set Incoming update filter list for all interfaces is not set Router ID 192.168.5.1 It is an area border router Number of areas in this router is 3. 3 normal 0 stub 0 nssa Maximum path: 4 Routing for Networks: 192.168.4.0 0.0.0.3 area 2 192.168.5.0 0.0.0.255 area 3 Routing Information Sources: Gateway Distance Last Update 192.168.2.1 110 00:00:18 192.168.5.1 110 00:00:18 192.168.4.1 110 00:00:18 Distance: (default is 110) Xem thông tin về OSPF và các area: RouterC#show ip ospf 64 Routing Process "ospf 64" with ID 192.168.5.1 Supports only single TOS(TOS0) routes Supports opaque LSA It is an area border router SPF schedule delay 5 secs, Hold time between two SPFs 10 secs Minimum LSA interval 5 secs. Minimum LSA arrival 1 secs Number of external LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of opaque AS LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless external and opaque AS LSA 0 Number of DoNotAge external and opaque AS LSA 0 Number of areas in this router is 3. 3 normal 0 stub 0 nssa External flood list length 0 Area BACKBONE(0) Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 50 times Area ranges are Number of LSA 34. Checksum Sum 0xB8341 Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 30 Flood list length 0 Area 2 Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 44 times Area ranges are Number of LSA 28. Checksum Sum 0xC66FD Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 0 Flood list length 0 Area 3 Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 34 times Area ranges are Number of LSA 5. Checksum Sum 0x18F29 Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 0 Flood list length 0 Xem thông tin OSPF về các router biên: RouterC#sh ip ospf border-routers OSPF Process 64 internal Routing Table Codes: i - Intra-area route, I - Inter-area route i 192.168.2.1 [132] via 192.168.4.1, Serial1, ABR, Area 0, SPF 50 i 192.168.4.1 [66] via 192.168.4.1, Serial1, ABR, Area 0, SPF 50 I 192.168.4.1 [66] via 192.168.4.1, Serial1, ABR, Area 2, SPF 44 Xem thông tin về router láng giềng OSPF: RouterC# sh ip ospf neighbor Neighbor ID Pri State Dead Time Address Interface 192.168.4.1 1 FULL/ - 00:00:25 192.168.4.1 Serial1 Xem virtual link của router C: RouterC#sh ip ospf virtual-links Virtual Link OSPF_VL2 to router 192.168.4.1 is up Run as demand circuit DoNotAge LSA allowed. Transit area 2, via interface Serial1, Cost of using 66 Transmit Delay is 1 sec, State POINT_TO_POINT, Timer intervals configured, Hello 10, Dead 40, Wait 40, Retransmit 5 Hello due in 00:00:06 Adjacency State FULL (Hello suppressed) Index 1/2, retransmission queue length 0, number of retransmission 0 First 0x0(0)/0x0(0) Next 0x0(0)/0x0(0) Last retransmission scan length is 0, maximum is 0 Last retransmission scan time is 0 msec, maximum is 0 msec Xem thông tin về OSPF và các area: RouterC#show ip ospf 64 Routing Process "ospf 64" with ID 192.168.5.1 Supports only single TOS(TOS0) routes Supports opaque LSA It is an area border router SPF schedule delay 5 secs, Hold time between two SPFs 10 secs Minimum LSA interval 5 secs. Minimum LSA arrival 1 secs Number of external LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of opaque AS LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless external and opaque AS LSA 0 Number of DoNotAge external and opaque AS LSA 0 Number of areas in this router is 3. 3 normal 0 stub 0 nssa External flood list length 0 Area BACKBONE(0) Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 50 times Area ranges are Number of LSA 34. Checksum Sum 0xB8341 Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 30 Flood list length 0 Area 2 Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 44 times Area ranges are Number of LSA 28. Checksum Sum 0xC66FD Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 0 Flood list length 0 Area 3 Number of interfaces in this area is 1 Area has no authentication SPF algorithm executed 34 times Area ranges are Number of LSA 5. Checksum Sum 0x18F29 Number of opaque link LSA 0. Checksum Sum 0x0 Number of DCbitless LSA 0 Number of indication LSA 0 Number of DoNotAge LSA 0 Flood list length 0 Xem cơ sở dữ liệu OSPF trên router C: RouterC#show ip ospf database OSPF Router with ID (192.168.5.1) (Process ID 64) Router Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.2.1 192.168.2.1 16 (DNA) 0x80000010 0x5021 2 192.168.4.1 192.168.4.1 5 (DNA) 0x80000020 0xE448 3 192.168.5.1 192.168.5.1 43 0x8000000E 0x9A8A 1 Summary Net Link States (Area 0) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.0 192.168.2.1 2 (DNA) 0x80000001 0x114B 192.168.3.0 192.168.4.1 10 (DNA) 0x80000007 0xE071 192.168.3.0 192.168.5.1 49 0x80000001 0x7C98 192.168.4.0 192.168.4.1 11 (DNA) 0x80000001 0x140B 192.168.4.0 192.168.5.1 49 0x80000001 0xD11 192.168.5.0 192.168.5.1 49 0x80000001 0xCF85 Router Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.4.1 192.168.4.1 57 0x80000013 0x7C62 3 192.168.5.1 192.168.5.1 51 0x8000001B 0x5605 2 Summary Net Link States (Area 2) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.0 192.168.4.1 61 0x80000001 0x997E 192.168.1.0 192.168.5.1 41 0x80000001 0x29AB 192.168.2.0 192.168.4.1 61 0x80000001 0x2AF6 192.168.2.0 192.168.5.1 41 0x80000001 0xB924 192.168.5.0 192.168.4.1 41 0x80000001 0x6DA6 192.168.5.0 192.168.5.1 45 0x8000000A 0xBD8E Router Link States (Area 3) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum Link count 192.168.5.1 192.168.5.1 51 0x80000008 0x22B1 1 Summary Net Link States (Area 3) Link ID ADV Router Age Seq# Checksum 192.168.1.0 192.168.5.1 41 0x80000001 0x29AB 192.168.2.0 192.168.5.1 42 0x80000001 0xB924 192.168.3.0 192.168.5.1 53 0x80000001 0x7C98 192.168.4.0 192.168.5.1 53 0x80000001 0xD11 HƯỚNG MỞ RỘNG Trong tương lai, khi các công ty mở rộng hệ thống mạng, lúc đó hệ thống mạng sẽ rất phức tạp và ta phải tính toán lại việc sử dụng các giao thức sao cho vừa tiết kiệm địa chỉ, tài nguyên mạng và băng thông lại vừa có hiệu quả. Khi đó giao thức OSPF rất thích hợp cho việc mở rộng mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CCIE PROFESSIONAL DEVELOPMENT ROUTING TCP/ IP Volume 1 – Jeff Dolye, CCIE# 1919. 2. CNNP BSCI Exam Certification Guide Third Edition – Cleare Gough 3. CCNP LabPro Routing Verion 7.5 – Đặng Quang Minh, CCIE#11897, 2004. 4. CISCO DOCUMENTATION – Ebook.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNGLUANVAN.doc
  • docBIALUANVAN.doc