Luận văn Tìm hiểu công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần sợi - Trà lý

Hiện nay, luật thuế GTGT đã được sửa đổi và bổ sung đã được ban hành nhằm đem lại thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng vẫn còn một số vấn đề và qui định chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhất là thói quen trong công tác kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp. Vì thế trong thời gian tới nhà nước nên tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như quá trình phát triển kinh tế của cả nước để có thêm những qui định phù hợp hơn với các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại công ty cổ phần Sợi - Trà lý, công tác kế toán thuế và cụ thể là kế toán thuế GTGT cần được hoàn thiện hơn để phù hợp với quá trình phát triển của công ty và của nền kinh tế. + Đối với tổ chức công tác kế toán tại công ty, bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán trong công ty ban lãnh đạo trong công ty cần có những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ chức bố trí nhân sự cho nhân viên phòng kế toán để tạo hiệu quả trong công tác theo dõi, xử lý và quản lý số liệu cũng như tình hình tài chính trong công ty. + Đối với công tác kế toán thuế GTGT tại công ty: Công tác kế toán thuế GTGT nên được bố trí hợp lý và độc lập với một số công tác kế toán khác. Nên có một kế toán viên độc lập chuyên phụ trách công tác kế toán thuế và thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kế toán thuế để công tác kế toán thuế luôn đảm bảo sự chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hạch toán, kê khai và nộp thuế. Ngoài ra, trong kế toán thuế GTGT số lượng các nghiệpvụ kinh tế phát sinh nhiều do đó kế toán thuế nên theo dõi và kê khai thuế thường xuyên tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần sợi - Trà lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 4% so năm 2006). Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.444,9 triệu đồng (tăng 4,8% so năm 2007). Tốc độ tăng bình quân của giá vốn hàng bán qua 3 năm đạt 104,4% tăng 4,4%. Từ đó lợi nhuận gộp năm 2006 của công ty là 7.981,5 triệu đồng, năm 2007 là 10.044,1 triệu đồng đạt 125,8%, tăng 25,8% so với năm 2006 (tăng 2.062,6 triệu đồng). Năm 2008 tăng so với năm 2007 về lợi nhuận gộp chỉ là 1.069 triệu đồng (tăng 10,6% so với năm 2007). Tốc độ bình quân qua 3 năm tăng 18%). Trong bảng số liệu dưới có một điểm dáng chú ý đó là: Lợi nhuận thuần của công ty qua 3 năm có tốc độ tăng tương đối đều nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty qua 3 năm lại có sự chênh lệch rất lớn. Nếu so lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 chỉ có 55,7 triệu đồng thì đến năm 2007 lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.541 triệu (tăng 1.485,3 triệu đồng so năm 2006). Năm 2008, lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng so với năm 2007 là 44,% (tăng 681,4 triệu). Do đó tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm vẫn rất cao (tăng 531,6% ). Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2006 chỉ có 119,2 triệu đồng do năm 2005 công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa nên lợi nhuận trước thuế của công ty sau một năm cổ phần hóa chưa tăng cao. Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên cao. Lợi nhuận của công ty năm 2007 đạt 1.604 triệu đồng so với năm 2006 và đến năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng lên 684,2 triệu đồng. Về lợi nhuận sau thuế: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006 do lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 588,8 triệu đồng (tăng lên 42,7%). Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 306,4%. Ở bảng số liệu dưới ta thấy lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế của năm 2006 không thay đổi mà chỉ có năm 2007 và năm 2008 là thay đổi do công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần hóa vào năm 2005 nên theo qui định về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì năm 2006 công ty không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp còn trong hai năm 2007 và năm 2008 công ty được giảm một nửa số thuế thu nhập doanh nghiệp. Để có được những kết quả trên là do sự đóng góp và nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty cũng như sự đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ trong sản xuất. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, ít bị gián đoạn và luôn được hoàn thiện để phát triển. Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 BQ (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Doanh thu bán hàng 117.613,8 123.692,4 130.194,7 6.078,6 105,2 6.502,3 105,3 105,2 2. Các khoản giảm trừ 382,5 82,0 70,4 -300,5 21,4 -11,6 85,5 42,8 3. Doanh thu thuần 117.231,3 123.610,4 130.124,3 6.379,1 105,4 6.513,9 105,3 105,3 4. Giá vốn hàng bán 109.249,8 113.566,3 119.011,2 4.316,5 104 5.444,9 104,8 104,4 5. Lợi nhuận gộp 7.981,5 10.044,1 11.113,1 2.062,6 125,8 1.069 110,6 118,0 6. Doanh thu hoạt động TC 27,4 115,2 204,9 87,8 420,4 89,7 177,8 273,4 7. Chi phí tài chính 4.484,4 4.453,4 4.441,4 -31,0 99,3 -12,0 99,7 99,5 8. Chi phí bán hàng 581,2 1.001,3 1.057,7 420,1 172,3 56,4 105,6 134,9 9. Chi phí quản lý 2.887,6 3.163,6 3.596,5 276,0 109,6 432,9 113,7 111,6 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 55,7 1.541,0 2.222,4 1.485,3 2.766,6 681,4 144,2 631,6 11. Thu nhập khác 86 97,7 105,4 11,7 113,6 7,7 107,9 110,7 12. Chi phí khác 22,5 34,7 39,6 12,2 154,2 4,9 114,1 132,6 13. Lợi nhuận khác 63,5 63,0 65,8 -0,5 92,2 2,8 104,4 98,1 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 119,2 1.604,0 2.288,2 1.484,8 1.375,8 684,2 142,7 443,1 15. Chi phí thuế TNDN - 224,6 320,3 224,6 - 95,7 142,6 - 16. Lợi nhuận sau thuế 119,2 1.379,4 1.967,9 1.260,2 1.157,2 588,5 142,7 406,4 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) 3.2. Một số vấn đề chung về thuế GTGT tại công ty 3.2.1. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ Công ty cổ phần Sợi Trà Lý là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng như: các loại sợi đay, bao đay, sợi cotton, sợi PE, sợi pha dùng trong dệt kim và dệt thoi. Trong các loại sản phẩm trên thì các mặt hàng như: sợi đay và bao đay các loại là các mặt hàng mà công ty đã sản xuất và kinh doanh từ nhiều năm qua. Chỉ có từ năm 2002, khi nền kinh tế nước ta có những bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, công ty mới bắt đầu chuyển sang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng mới. Đó là các mặt hàng sợi cotton, sợi PE và sợi pha. Hầu hết các sản phẩm của công ty cung cấp trên thị trường được phục vụ cho ngành dệt may trong nước. Các sản phẩm mà công ty sản xuất ra có đặc điểm là thành phẩm (TP) của công đoạn này là nguyên liệu cho công đoạn tiếp theo. Do đó mà trong công ty quá trình sản xuất được bố trí sao cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục và đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Cơ cấu sản xuất sản phẩm của công ty được bố trí thành hai phân xưởng chính: Phân xưởng dệt và phân xưởng sợi. *Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ chính là chế biến các loại sợi mà nguyên liệu chính là đay. Đay tơ là nguyên liệu chủ yếu mà công ty nhập vào để sản xuất ra sản phẩm. + Qui trình sản xuất tại phân xưởng sợi sẽ diễn ra như sau: Từ nguyên liệu chính ban đầu là đay tơ qua khâu chọn để phân loại thành các phẩm cấp khác nhau theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Sâu khi được chọn lọc các nguyên liệu này được đưa qua máy làm mềm (công nghệ làm mềm). Trong quá trình làm mềm phải sử dụng các vật liệu phụ như: dầu công nghiệp, xút, nước,… Tiếp đó đay sẽ được đưa vào các ngăn để ủ, thời gian ủ phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài (nếu là mùa hè thì ủ trong thời gian là 3 ngày, mùa đông thì ủ từ 4 cho đến 5 ngày). Sau thời gian ủ đay được đưa lên máy chải, chải 3 lần liên tiếp từ chải 1 đến chải 3 công suất nhỏ dần. Quá trình chải sẽ làm cho đay tơ mượt mà và song song với nhau. Sau đó đay được đưa sang máy ghép, cũng ghép 3 lần liên tục. Cuối cùng là kéo thành sợi con. Sợi con sẽ được đánh ống qua máy sợi đơn và guồng thành cuộn để vận chuyển vào kho thành phẩm của phân xưởng sợi. Ngoài ra sợi con cũng có thể được đưa vào máy se để chế biến thành sợi se. Như vậy các loại sợi mà công ty chế biến ra ở công đoạn này đó là sợi đơn, sợi se, sợi cotton, sợi bông,… Các sản phẩm này có thể được bán trên thị trường hoặc được chuyển vào kho để gia công và chuyển sang phân xưởng dệt. Khi các sản phẩm này được chuyển sang phân xưởng dệt thì chúng được coi là bán thành phẩm và được tập chung theo dõi ở kho gia công. *Phân xưởng dệt: sẽ có nhiệm vụ dệt các loại bao có kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của thị trường. Các loại bao đay được công ty sản xuất ra chủ yếu là: Bao đay 70, bao đay 100… +Qui trình công nghệ ở phân xưởng dệt: Sợi từ kho gia công được chuyển sang phân xưởng dệt. Tại đây sợi được đánh qua suốt nhỏ cho vừa con thoi để dệt thành các sợi ngang. Đồng thời từ các sợi đay đánh thành các ống to để lên giàn (mắc) và đưa vào máy dệt để tạo thành các sợi dọc. Sau khi dệt thành mảnh bao, qua các khâu như: cán, là, đo, gấp, cắt,… Bước cuối cùng là khâu thành bao và đóng kiện. Suốt Khâu Cán, là, đo, gấp, cắt Sợi Dệt Mắc Bao (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Sơ đồ 4:Qui trình công nghệ dệt: Kho đay tơ Nhà chọn đay Làm mềm Ủ Bán Chải 1 Chải 2 Chải 3 Nhập kho TP Ghép 1 Ghép 2 Ghép 3 TP Máy sợi đơn Sợi đơn Sợi con Nhập kho gia công bán TP Sợi se Máy sợi se PX Dệt Sơ đồ 5:Qui trình sản xuất ở phân xưởng sợi: (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh) Các sản phẩm của công ty được cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và một số ít để xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước thì hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm các thị trường ở cả ba miền bắc, trung, nam. Trong đó ở thị trường miền Bắc có các tỉnh như: Thái Bình với thị trường rộng khắp cả tỉnh, từ các huyện, các xã và thành phố. Bởi đây là công ty hoạt động từ lâu và có tiếng trên thị trường này, Nam Định, Hà Nội,… Ở thị trường miền nam chủ yếu hoạt động ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,… và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với thị trường miền trung thì bao gồm chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên như Đắc Lắc, Đắc Nông,… Đây là các thị trường mà công ty đã hoạt động lâu năm với các bạn hàng quen thuộc gắn bó từ lâu đối với quá trình hình thành và phát triển của công ty. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính là cung cấp các mặt hàng phục vụ cho các ngành sản xuất khác (thường là trong ngành dệt may), công ty còn kinh doanh ở một số các lĩnh vực khác như: cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, ki ốt bán hàng,…tuy nhiên đây không phải là hoạt động chính tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty. Hiện nay, với uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường, thị trường hoạt động của công ty ngày càng mở rộng với các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường. 3.2.2. Thuế suất thuế GTGT Là đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đay, bao đay và các loại sợi phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Mặt khác công ty lại sử dụng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất trong đó có nhiều loại nguyên liệu nên các loại nguyên vật liệu và các sản phẩm của công ty sản xuất ra được thuộc các nhóm hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau. Thuế suất thuế GTGT 0%: Mức thuế suất thuế GTGT 0% chủ yếu được áp dụng đối với các loại manh đay (để làm các loại bao manh đựng hàng). Sản phẩm này được cung cấp phần lớn cho các ngành sản xuất nên thường rất ít khi được phân phối nhỏ lẻ trên thị trường. Thuế suất thuế GTGT 5%: Đối với nguyên liệu chính mà công ty nhập vào để sản xuất ra thành phẩm của công ty có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp như đay và bông sơ thì theo luật thuế GTGT sửa đổi bổ sung năm 2008, các loại nguyên vật liệu này sẽ dược áp mức thuế suất thuế GTGT là 5%. Một số vật tư khác được nhập vào trong quá trình sản xuất cũng thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% như: que hàn, băng dính điện, đệm nỉ da, hay như phí xăng dầu, phí chuyển tiền, tiền gia công sản phẩm. Đối với các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất, các thành phẩm như: sợi đay, sợi đơn, sợi sợi xe, bông phế liệu, hay như bao đay các loại,… Các sản phẩm này cũng chịu mức thuế suất thuế GTGT là 5%. Thuế suất thuế GTGT 10%: Theo như luật thuế GTGT thì mức thuế suất thuế GTGT 10% được áp dụng đối với các sản phẩm đầu ra là các sản phẩm sợi cotton và sợi PE các loại. Đối với các vật tư đầu vào để sản xuất các sản phẩm đầu ra của công ty như các phụ tùng thay thế cho máy móc, dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất ra sản phẩm: Bánh răng của máy sợi con, bánh xích của máy chải, máy ghép, hay như các phụ tùng như máy chuốt sợi,… Những phụ tùng này đều thuộc nhóm hàng hóa chịu mức thuế suất 10%. Trong các loại vật tư, thành phẩm thuộc các yếu tố đầu vào và đầu ra tại công ty thì các vật tư, thành phẩm chủ yếu thuộc nhóm hàng hoá có mức thuế suất 10% là mặt hàng tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty. 3.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty Công ty cổ phần Sợi - Trà lý là một trong số những công ty được thành lập sớm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cũng giống như những doanh nghiệp nhà nước khác ở nước ta, trong giai đoạn trước năm 1999 công ty áp dụng luật thuế doanh thu. Nhưng bắt đầu từ năm 1999 khi luật thuế GTGT được áp dụng ở nước ta thì công ty cũng chuyển từ luật thuế doanh thu sang luật thuế GTGT. Cho đến nay công ty vẫn thực hiện công tác kế toán, kê khai và nộp thuế GTGT. Tại công ty áp dụng phương pháp kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 3.3.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào * Tài khoản sử dụng: Kế toán thuế GTGT đầu vào tại công ty được hạch toán trên tài khoản 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản 133 dùng để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của nguyên vật liệu, phụ tùng (hoặc TSCĐ) được mua vào trong kỳ. Đối với nguyên vật liệu hoặc phụ tùng mua vào trong kỳ được khấu trừ sẽ được hạch toán trên tài khoản 1331. Còn đối với TSCĐ mua vào được khấu trừ sẽ được hạch toán trên tài khoản 1332 (tuy nhiên do các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ không thường xuyên xảy ra nên tài khoản này ít được sử dụng). * Hoá đơn, chứng từ và quá trình luân chuyển hoá đơn chứng từ: Hoá đơn, chứng từ được sử dụng trong kế toán thuế GTGT đầu vào tại công ty là: Hoá đơn thuế GTGT (liên 2); bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ (mẫu số 01- GTGT). Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thuế GTGT đầu vào như: mua hàng, trả tiền cước dịch vụ,… kế toán thuế sau khi nhận được hoá đơn thuế GTGT giao liên 2 (đối với mua hàng là khi người mua hàng làm thủ tục nhập kho và giao lại hoá đơn thuế GTGT cho phòng kế toán) sẽ căn cứ vào số liệu trên hoá đơn như: tên lô hàng, giá thanh toán chưa thuế, thuế suất thuế GTGT,… để thực hiện kê khai vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào trong tháng. Cuối kỳ (thường là cuối tháng) căn cứ vào số liệu trên bảng kê kế toán tổng hợp số liệu vào nhật ký chứng từ và từ các nhật ký chứng từ được tổng hợp vào sổ cái tài khoản. *Công tác hạch toán thuế GTGT đầu vào tại công ty: Đối với vật tư, phụ tùng, hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ thuế GTGT trong kỳ, kế toán thuế theo dõi số thuế GTGT đầu vào theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Số thuế GTGT được tổng hợp theo từng tháng.Với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của ngành, số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng chủ yếu từ các nghiệp vụ mua vật tư, phụ tùng, và thanh toán các dịch vụ (dịch vụ vận chuyển, thanh toán điện, nước, phí chuyển tiền,…). + Đối với sản phẩm hàng hoá mua trong nước: Nghiệp vụ 1: Theo hóa đơn thuế GTGT số 0016168 ngày 03/02/2009, công ty SXKD bao bì Đông Phương nhận gia công dệt manh cho công ty cổ phần sợi Trà Lý với số manh cần gia công là 35.711,5 m2 với giá gia công là 420 đồng/m2, tổng số tiền gia công chưa thuế là 14.998.800 đồng.. Thuế suất thuế GTGT là 5%. Công ty đã thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt. Định khoản: Căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT của nghiệp vụ gia công dệt manh, kế toán thuế định khoản: Nợ TK 627: 14.998.800 Nợ TK 1331: 749.900 Có TK 111: 15.748.700 Hóa đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ này đó là: Hóa đơn thuế GTGT - Liên 2, phiếu chi tiền, bảng kê. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số – liên 2 (Mẫu số 1), kế toán thuế tiến hành vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào với tên hàng hóa, dịch vụ là tiền gia công dệt manh, thuế suất của dịch vụ gia công là 5%. Với giá chưa thuế 14.998.800 đồng và tổng giá thanh toán là 15.748.700 đồng. Hình thức thanh toán của công ty là thanh toán bằng tiền mặt. Mẫu số 1: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTGT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG PD/2008B Liên 2: Giao cho khách hàng 0016168 Ngày 03 tháng 02 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty SXKD bao bì Đông Phương Địa chỉ: 135 Phố Trần Thái Tông – TP Thái Bình Số tài khoản: Điện thoại: MS: 1000251301 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty cổ phần Sợi Trà Lý . Địa chỉ: 128 Lê Quý Đôn - TP Thái Bình Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 1000215656 Số TT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Tiên gia công dệt manh M2 35.711,5 420 14.998.800 Cộng tiền hàng: 14.998.800 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 749.900 Tổng tiền thanh toán: 15.748.700 Số tiền bằng chữ: Mười lăm triệu bảy trăm bốn mươi tám nghìn bảy trăm đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bán hàng qua điện thoại Trần Thanh Hà PGĐ Doãn Thị Hải Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào hoá đơn chứng từ số 0011009 ngày 13/02/2009, công ty cổ phần Sợi - Trà Lý mua của công ty TNHH Phượng Sơn một số phụ tùng với tổng giá thanh toán chưa thuế là 8.987.000 đồng, thuế suất 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản: Nợ TK 152.4: 8.987.000 Nợ TK 1331: 898.700 Có TK 111: 9.885.700 Đối với các sản phẩm nhập về là các phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất sản phẩm, trước đây theo luật thuế GTGT các phụ tùng này của công ty nhập vào chỉ chịu mức thuế suất là 5% nhưng theo luật thuế GTGT sửa đổi bổ sung năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009) thì các phụ tùng này chuyển sang chịu mức thuế suất là 10%. Căn cứ trên hoá đơn GTGT, số thuế GTGT được khấu trừ của phụ tùng thay thế mua về là 898.700. Tổng giá thanh toán của lô hàng được thanh toán bằng tiền mặt. Nghiệp vụ 3: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0005522 ngày 26/02/2009, công ty TNHH Yên Thái bán cho công ty cổ phần sợi Trà Lý với tên hàng hóa dịch vụ là sáp chuốt sợi, số lượng 200 kg, giá bán chưa thuế là 63.636 đồng/kg, thuế suất thuế GTGT 10% . Tổng giá thanh toán là 13.999.920 đồng, thanh toán bằng hình thức cấn trừ nợ. + Định khoản: Từ hóa đơn GTGT số 0005522 (hóa đơn giao liên 2), ngày 26/02/2009 và chứng từ, hợp đồng liên quan tới nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 152.2: 12.727.200 Nợ TK 1331 : 1.272.720 Có TK 331 : 13.999.920 Ngoài ra, căn cứ vào hợp đồng bù trừ công nợ (cấn trừ nợ) với công ty TNHH Yên Thái, kế toán định khoản: Nợ TK 331 : 13.999.920 Có TK 131 : 13.999.920 Căn cứ vào hoá đơn GTGT (Mẫu số 2), thuế suất thuế GTGT của lô hàng là 10%, số thuế GTGT được khấu trừ: 1.272.720. Mẫu số 2: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTGT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QE/2008B Liên 2: Giao cho khách hàng 0005522 Ngày 26 tháng 02 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Yên Thái. Địa chỉ: 70/33 Đường HT27, khu phố 1, P.HiệpThành, Quận 12, TP HCM. Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0302476204 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty cổ phần Sợi Trà Lý . Địa chỉ: 128 Lê Quý Đôn - TP Thái Bình Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Đối trừ - CK MS: 1000215656 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Sáp chuốt sợi kg 200 63.636 12.727.200 Cộng tiền hàng: 12.727.200 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.272.720 Tổng tiền thanh toán: 13.999.920 Số tiền bằng chữ: Mười ba triệu chín trăm chín mươi chín nghìn chín trăm hai mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bán hàng qua điện thoại Võ Thị Thuỷ Phạm Phú Hải Với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán sẽ kê khai vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra trong tháng theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế của tháng đó. + Đối với vật tư, hàng hóa nhập khẩu: Các nguyên liệu chính của quá trình sản xuất như đay tơ và bông sơ tự nhiên của công ty đều là các sản phẩm nhập khẩu, số lượng nhập khẩu lớn và hoạt động nhập khẩu diễn ra trong các tháng trong năm. Các nguyên liệu này là sản phẩm tự nhiên nên mức thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu chỉ có 5% và thuế nhập khẩu là 0%. Chỉ riêng trong tháng 2/2009 công ty đã có 3 hợp đồng nhập khẩu đay và bông sơ nhưng ở đây chỉ xét đến 1 nghiệp vụ để minh hoạ. Đối với các sản phẩm nhập khẩu của công ty, khi các sản phẩm này được nhập khẩu về đến cảng (ở nghiệp vụ dưới đây là nhập cảng Hải Phòng) công ty sẽ nhận được giấy thông báo thuế, phụ thu của lô hàng nhập cảng, bao gồm các khoản thu chênh lệch giá về số thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu hoặc các loại thuế khác (nếu có). Bên cạnh đó công ty sẽ nộp cho cơ quan thuế 1 bộ hồ sơ gồm có 1 tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu do công ty lập cùng với 1 tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Căn cứ vào giấy thông báo nộp thuế và các hoá đơn, chứng từ liên quan công ty sẽ thực hiện nộp thuế vào NSNN với hình thức là chuyển khoản. Thời gian nộp thuế theo qui định là không quá 30 ngày kể từ ngày hàng về cảng. Nghiệp vụ 4: Ngày 09/02/2009 công ty nhập khẩu bông nguyên liệu Tazania với số lượng 102.982 kg, đơn giá là 1,28USD/kg (hay 21.728đồng/kg). Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 5%. Tỷ giá thanh toán là 16.975 đồng/USD. Đã thanh toán bằn tiền chuyển khoản. Định khoản: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng nhập khẩu: Nợ TK 1331 : 111.879.645 Có TK 33312: 111.879.645 Mẫu số 3: TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU Bản lưu người khai hải quan TỔNG CỤC HẢI QUAN Cục hải quan: Hải Phòng Chị cục hải quan: Thái Bình Tờ khai số: 85/NK/KDHB Ngày đăng ký: 09/02/2009 Số lượng phục lục tờ khai: Cán bộ đăng ký: (ký, ghi rõ họ tên) A- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ 1. Người nhập khẩu: 1000215656 Công ty cổ phần Sợi Trà Lý 128- Lê Quí Đôn,Tp Thái Bình 5. Loại hình: KD 6. Giấy phép: Số: 0803000211 Ngày: 21/07/2005 Ngày hết hạn: 7. Hợp đồng: Số: 402326 Ngày: 11/11/2008 Ngày hết hạn: 2. Người xuất khẩu:PLEXUS Cotton Limited Ivy street, Birkenhead, Winral CH41.5 EF.UK 8. Hoá đơn thương mại Số: 704217 Ngày: 25/12/2008 9. Phương tiện vận tải: Tên,Sốhiệu: SAFMERINE ASIA-0822 Ngày đến: 04/02/2009 10. Vận tải đơn: Số: 527121287 Ngày: 25/12/2008 3. Người uỷ thác: 11. Nước xuất khẩu: Tanzania 12. Cảng, địa điểm xếp hàng: DARESSILLAM Tanzania 13. Cảng, địa điểm dỡ hàng: Hải Phòng 4. Đại lý làm thủ tục hải quan: 14. Điều kiện giao hàng: CIF 15. Đồng tiền thanh toán: USD Tỷ giá: 16.975/USD tính theo thuế 16. Phươngthức thanh toán: L/C STT 17. Tên hàng quy cách phẩm chất 18. Mã số hàng hoá 19. Xuất xứ 20. Lượng 21. Đơn vị tính 22. Đơn giá nguyên tệ 23. Trị giá nguyên tệ 1 Bông nguyên liệu Tazania 521000000 Tazania 102.982 kg 21.728 (1,28 $) Cộng: Số TT 24.THUẾ NHẬP KHẨU 25. THUẾ GTGT (hoặc TTĐB) 26. THU KHÁC Trị giá tính thuế Thuế Suất (%) Tiền thuế Trị giá tính thuế Thuế suất (%) Tiền thuế Tỷ lệ (%) Số tiền 1 2.237.592.896 0% 0 2.237.592.896 5% 111.879.645 Cộng: 0 111.879.645 27. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 24+25+26): Bằng số: 111.879.645 Bằng chữ: Một trăm mười một triệu tám trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm bốn mươi năm đồng. 28. Chứng từ kèm: Bản chính Bản sao - Hợp đồng thương mại: 1 - Hoá đơn thương mại: 1 - Bản kê chi tiêt: 1 - Vận tải đơn: 29. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiêm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này: Ngày 05 tháng 02 năm 2009 Kế toán thuế căn cứ vào tờ khai hải quan số: 85/NK/KDHB ngày 09/02/2009 (Mẫu số 3) và các chứng từ liên quan để tổng hợp số liệu vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ (trong tháng 2). Ngoài ra kế toán thực hiện việc nộp thuế vào NSNN. Với trị giá số thuế phải nộp là 111.879.645 đồng và việc nộp thuế được thực hiện bằng chuyển khoản vào tài khoản của kho bạc nhà nước thành phố Hải phòng. Đối với công tác ghi sổ kế toán. Cuối tháng sau khi tổng hợp số liệu trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào kế toán chuyển số liệu tổng cộng có liên quan đến tài khoản 133 cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp tiến hành vào nhật ký chứng từ tài khoản 133 và sổ cái tài khoản 133. số liệu được tổng hợp trên nhật ký chứng từ sau đó dựa vào các nhật ký chứng từ, kế toán tổng hợp vào sổ cái tài khoản. Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 133 0 Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 133 Tháng 1 Tháng 2 Tháng … NKCT Số 1 (111) 1.560.879.700 NKCT Số 10 (3331) 309.364.890 NKCT Số 5 (331) 362.890.400 …………… ………… Cộng số phát sinh Nợ 294.345.494 Tổng số phát sinh Có 294.345.494 Số dư cuối tháng Nợ 0 Có NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 (TRÍCH) Ghi Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Tháng 2 năm 2009 S T T Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Nợ TK 133 Ghi Có các tài khoản Ghi Có TK 133 Ghi Nợ các TK Số dư cuối tháng Nợ Có 111 331 33312 Cộng Nợ TK 133 333 Cộng Có TK 133 Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Kỳ trước chuyển sang 2 Thuê gia công dệt manh 15.748.700 749.900 3 Mua sắm phụ tùng 9.885.700 898.700 4 Mua sáp chuốt sợi 13.999.920 1.272.720 5 Nhập khẩu bông 111.849.645 111.849.645 … ………. ………… …………… ..................... ……………. 94 Khấu trừ thuế 294.345.494 294.345.494 Tổng cộng 1.560.879.700 362.890.400 309.364.890 294.345.494 294.345.494 294.345.494 0 3.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 33331 được sử dụng tại công ty dùng để phản ánh số thuế GTGT của sản phẩm đầu ra phải nộp. Trong đó, tài khoản 33311 phản ánh số thuế GTGT đầu ra của sản phẩm bán ra phải nộp, đã được khấu trừ, đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp. Tài khoản 33312 phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp của công ty và NSNN. * Hoá đơn, chứng từ : Hệ thống hoá đơn, chứng từ , sổ sách kế toán của công ty được sử dụng trong công tác thuế GTGT đầu ra phải nộp bao gồm: hoá đơn thuế GTGT, kèm theo đó là bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Hoá đơn thuế GTGT được chia làm 3 liên: Liên 1-Lưu tại phòng kế toán; liên 2 - Giao cho khách hàng; liên 3 - lưu tại phòng nghiệp vụ kinh doanh. Thuế GTGT được kế toán lập căn cứ vào mặt hàng công ty bán ra, số lượng hàng bán ra, đơn giá của một đơn vị sản phẩm (dựa trên số liệu của phòng nghiệp vụ kinh doanh), xác định mức thuế suất thuế GTGT của sản phẩm từ đó xác định được số thuế GTGT phải nộp của lô hàng xuất bán cũng như tổng giá thanh toán chưa thuế và có thuế của lô hàng. Ngoài ra trên hoá đơn thuế kế toán còn xác định hình thức thanh toán của hai bên (làm căn cứ định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh). Kế toán thuế căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT thực hiện kê khai vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra theo tổng giá chưa thuế, thuế suất và tổng số thuế GTGT đầu ra của lô hàng bán ra. Cuối tháng số liệu tổng cộng được vào nhật ký chứng từ và tổng hợp vào sổ cái tài khoản 333 (ở đây vào sổ cái tài khoản chi tiết 3331- thuế GTGT phải nộp). * Công tác hạch toán thuế GTGT đầu ra tại công ty: Các sản phẩm của công ty cung cấp bên ngoài thị trường đều thuộc nhóm hàng hoá chịu thuế GTGT bao gồm các mức thuế suất 0%; 5% và phần lớn là mức thuế suất 10%. Công tác hạch toán thuế GTGT tại công ty được thực hiện căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT (liên 1). Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan đến thuế GTGT đầu ra của sản phẩm hàng hoá bán ra (trong tháng 2): Nghiệp vụ 5: Ngày 04/02/2009 công ty xuất bán cho công ty SXKD bao bì Đông Phương 19720 bao đay với đơn giá là 8500 đồng/bao, thuế suất thuế GTGT 5%. Tổng giá thanh toán chưa thuế là 167.620.000. Chưa thu tiền của người mua. Định khoản: Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 76911 ngày 04/02/2009 với người mua là công ty SXKD bao bì Đông Phương sẽ tiến hành định khoản: Nợ TK 131: 176.001.000 Có TK 511: 167.620.000 Có TK 3331: 8.381.000 Dựa vào hoá đơn thuế GTGT được lập, ta xác định được doanh thu chưa thuế của bao đay bán ra là 167.620.000, thuế suất thuế GTGT là 5% với số thuế GTGT đầu ra là 8.381.000 để định khoản cũng như kê khai vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra trong tháng 2. Nghiệp vụ 6: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0076963 ngày 25/02/2009 công ty cổ phần sợi Trà Lý xuất bán cho công ty TNHH Yên Thái một số mặt hàng sợi các loại như: sợi CD 28, Sợi CD 30, với thuế suất thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền chuyển khoản. Định khoản: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán định khoản để xác định số thuế GTGT đầu vào của thành phẩm bán ra: Nợ TK 112: 399.974. 387 Có TK 511: 363.613.079 Có TK 3331: 36.361.308 Theo hoá đơn thuế GTGT số 76963 ngày 25/02/2009 (Mẫu số 4) công ty bán cho công ty TNHH Yên Thái các loại sợi cotton (sợi CD 28, Sợi CD 30) với tổng giá chưa thuế là 363.613.079 và thuế suất thuế GTGT của lô hàng này là 10% tương ứng với 36.361.308. Các số liệu này sẽ được kế toán thuế sử dụng để định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và thực hiện kê khai vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra trong tháng. Mẫu số 4: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTGT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG GR/2009B Liên 1: Lưu 0076963 Ngày 25 tháng 02 năm 2009 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Sợi Trà Lý. Địa chỉ: 128 Lê Quý Đôn - TP Thái Bình. Số tài khoản: Điện thoại: MS: 1000215656 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Yên Thái. Địa chỉ: 70/33 Đường HT27, khu phố 1, P.HiệpThành, Quận 12, TP HCM Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Đối trừ - CK MS: 0302476204 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Sợi CD 28 kg 4113,8 34.000 139.869.200 2 Sợi CD 30 kg 6493,8 34.455 223.743.879 Cộng tiền hàng: 363.613.079 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 36.361.308 Tổng tiền thanh toán: 399.974. 387 Số tiền bằng chữ: Ba trăm chín mươi chín nghìn, chín trăm bảy mươi bốn nghìn, ba trăm tám mươi bảy đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bán hàng qua điện thoại Nguyễn Văn Lý PGĐ Trương Đình Vấn Cuối tháng căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng liên quan đến thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được kê trong bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra để tổng hợp số thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra để xác định số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được khấu trừ. Nghiệp vụ 7: Ngày 28/02/2009 kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ trong tháng 2/2009 là: 294.345.494 đồng. Kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 3331 Có TK 1331 294.345.494 Xác định số thuế GTGT phải nộp trên TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT - số thuế GTGT tháng 2 đầu ra đầu vào được khấu trừ = 868.312.388 - 294.345.494 = 573.966.894 Đối với các sổ kế toán có liên quan do công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ nên các số liệu kế toán phát sinh đều được kế toán tổng hợp theo dõi trên các nhật ký chứng từ và sổ cái tài khoản. Đối với kế toán thuế GTGT đầu ra, kế toán thuế tổng cộng số liệu phát sinh liên quan đến tài khoản 3331 căn cứ vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra trong tháng cũng như đối chiếu với các hoá đơn, chứng từ có liên quan và chuyển cho kế toán tổng hợp để tiến hành vào nhật ký chứng từ của tài khoản 3331 (chi tiết của TK 3331) và sổ cái tài khoản 3331 vào cuối tháng. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 (TRÍCH) Ghi Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Tháng 2 năm 2009 STT Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Nợ TK 3331 Ghi Có các tài khoản Ghi Có TK 3331 Ghi Nợ các tài khoản Số dư cuối tháng Nợ Có 133 Cộng Nợ TK 3331 112 131 133 Cộng Có TK 3331 Nợ Có 1 2 3 4 5 6 8 9 10 13 14 15 1 Kỳ trước chuyển sang 2 Thuế GTGT bán bao đay 176.001.000 8.381.000 3 Thuế GTGT bán sợi bông 399.974.387 36.361.308 4 Thuế GTGT bông nhập khẩu 111.849.645 111.849.645 … ………. …………… …………… ……… ……….. ………… …………… Khấu trừ thuế 294.345.494 294.345.494 Tổng cộng 294.345.494 294.345.494 2.350.360.545 3.925.337.600 209.364.890 868.312.388 573.966.894 Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 3331 0 Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 3331 Tháng 1 Tháng 2 Tháng… NKCT Số 10 (133) 294.345.494 …………….. …………. Cộng số phát sinh Nợ 294.345.494 Tổng số phát sinh Có 868.312.388 Số dư cuối tháng Nợ Có 573.966.894 Ngày 20/03/2009 sau khi lập tờ khai thuế GTGT kế toán tiến hành nộp tờ khai thuế GTGT cùng với bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra trong tháng 2 cùng với báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và tiến hành nộp thuế GTGT vào NSNN tại tài khoản của kho bạc nhà nước bằng tiền chuyển khoản. Kế toán định khoản: Nợ TK 3331 : 573.966.894 Có TK 112 : 573.966.894 3.3.3. Kê khai thuế GTGT Việc kê khai thuế GTGT được thực hiện vào cuối tháng. Ở đây theo nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày toán thuế tiến hành vào bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng như bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Sau khi tổng hợp số liệu trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra và bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào tại thời điểm cuối tháng. Khi tiến hành theo kê khai các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tháng 2. Để lập tờ khai thuế GTGT của tháng 2 thì sang tháng 3, kế toán căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT trong tháng 2 và dựa vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra trong tháng 2. Kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên bảng kê, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng 2 cùng với tổng số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong tháng 2. Từ đó kế toán xác định số thuế GTGT còn phải nộp trong tháng 2. Sau đó kế toán tiến hành lập tờ khai thuế GTGT của tháng với số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, được khấu trừ và số thuế GTGT còn phải nộp để xác định số thuế phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Theo thời điểm qui định của cơ quan thuế, kế toán tiến hành nộp hồ sơ kê khai thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế vào kho bạc nhà nước (kho bạc nhà nước tỉnh Thái Bình) . BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO (kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT) KỲ TÍNH THUẾ: THÁNG 02 NĂM 2009 Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ Mã số thuế: 1000215656 (Đơn vị tính: Đồng Việt Nam) S T T Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Tên người bán Mã số thuế người bán Mặt hàng Doanh số mua chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày tháng, năm, phát hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Hàng hoá,dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT, đã phát sinh doanh thu: 1 QL/2008B 16168 03/02/2009 Cty bao bì Đông Phương 1000251301 Gia công dệt manh 14.998.800 5% 749.900 2 PD/2008B 11009 13/02/2009 Cty TNHH Phượng Sơn 0350847291 Phụ tùng 8.987.000 10% 898.700 3 QE/2008B 5522 26/02/2009 Cty TNHH Yên Thái 0302476204 Sáp chuốt sợi 12.727.200 10% 1.272.720 4 HQ 2326 09/02/2009 Cục hải quan TP Hải Phòng Nhập khẩu bông 2.237.592.896 5% 111.849.645 ……….. ……………… ………. ……… Tổng 4.351.150.227 294.345.494 2. Hàng hoá,dịch vụ dùng riêng cho SXKD không chịu thuế GTGT: Tổng 3. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT: Tổng 4. Hàng hoá, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư: Tổng Tổng tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào: 4.351.150.227 Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào: 294.345.494 BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA (kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT) KỲ TÍNH THUẾ: THÁNG 02 NĂM 2009 Người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ Mã số thuế: 1000215656 (Đơn vị tính: Đồng Việt Nam) S T T Hoá đơn, chứng từ bán ra Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày tháng năm phát hành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT: Tổng 2. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT 0%: 1 …….. 0% Tổng 1.346.392.277 3. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT 5%: 1 PD/2008B 76935 09/02/2009 Cty bao bì Đông Phương 1000251301 Bao đay 167.620.000 5% 8.381.000 ………… Tổng 1.580.275.917 79.113.795 4. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT 10%: 1 PD/2008B 76963 11/02/2009 Cty TNHH Yên Thái 0302476204 Sợi bông 363.613.079 10% 36.361.308 ………… Tổng 7.892.985.926 789.298.593 Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: 10.819.654.127 Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: 868.312.388 Mẫu số 6: Mẫu số: 01/GTGT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ngày nộp tờ khai Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) [01] Kỳ kê khai: Tháng 2 năm 2009 [02] Mã số thuế: 1000215656 [03] Tên cơ sở kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI TRÀ LÝ [04] Địa chỉ trụ sở: 128 Lê Quí Đôn [05] Quận/ huyện: TP Thái Bình [06] Tỉnh/ Thành phố: Thái Bình [07] Điện thoại: 0363.831.580 [08] Fax: 036.834.830 [09] Email: Đơn vị tính: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Giá trị HHDV (Chưa có thuế) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “X”) [10] B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [11] C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hóa, dịch vụ (HHDV) mua vào 1 Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ ([12]= [14]+ [16]; [13]= [15]+ [17]) [12] 435.115.227 [13] 294.345.494 a Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước [14] 435.115.227 [15] 294.345.494 b Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu [16] [17] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [18] [19] b Điều chỉnh giảm [20] [21] 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào ([22]= [13]+ [19]- [21]) [22] 294.345.494 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [23] II Hàng hoá, dịch vụ bán ra 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ ([24]= [26]+ [27]; [25]= [28]) [24] 10.819.654.127 [25] 868.312.388 1.1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 1.2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]=[29]+ [30]+ [32]; [28]= [31]+ [33]) [27] 10.819.654.127 [28] 868.312.388 a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] 1.346.392.277 b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] 1.580.275.917 [31] 79.013.795 c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] 7.892.985.926 [33] 789.298.593 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [34] [35] b Điều chỉnh giảm [36] [37] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ([38]= [24]+ [34]- [36]; [39]= [25]+ [35]- [37]) [38] 10.819.654.127 [39] 868.312.388 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ([40]= [39]- [23]- [11]) [40] 573.966.894 2 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ([41]= [39]- [23]- [11]) [41] 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42] 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]= [42]- [42]) [43] Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu Ngày 20 tháng 03 năm 2009 trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai. Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh. Ký tên, đóng dấu 3.3.4. Quyết toán thuế GTGT Công tác quyết toán thuế GTGT của công ty được kế toán thực hiện vào cuối năm. Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT hàng tháng kế toán sẽ tiến hành tổng hợp tất cả số liệu thuế GTGT của 12 tháng để làm tờ khai quyết toán thuế GTGT năm với cơ quan thuế và đề xuất những sửa đổi bổ sung. Tất cả những bảng kê, tờ khai (kể cả bảng kê điều chỉnh và giải trình,…) sẽ được tập hợp thành lập hồ sơ quyết toán thuế năm . Đối với công tác kế toán thuế tại công ty tờ khai thuế tháng 2/2009 cùng với các bảng kê liên quan sẽ được lưu lại cùng với tờ khai của các tháng khác trong năm để làm căn cứ lập tờ khai quyết toán thuế GTGT của năm 2009 (lập vào thời điểm cuối năm 2009). 3.4. Đánh giá công tác kế toán và kế toán thuế GTGT tại công ty Công tác kế toán tại công ty nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng thì cần có những đánh giá đối với công tác kế toán tại đơn vị cũng như kế toán thuế GTGT. * Ưu điểm: + Đối với tổ chức công tác kế toán tại công ty: - Trong tổ chức hệ thống hóa đơn, chứng từ và luân chuyển chứng từ: Hệ thống hóa đơn, chứng từ được sử dụng tại công ty theo đúng qui định và yêu cầu của nhà nước. Hệ thống hóa đơn, chứng từ được tổ chức hợp lý, phù hợp với qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Hệ thống sổ sách kế toán được phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời phản ánh đúng theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quá trình luân chuyển hóa đơn, chứng từ tại công ty được áp dụng phù hợp với hình thức kế toán của công ty là hình thức nhật ký chứng từ. - Trong công tác phản ánh, xử lý số liệu: Các số liệu được phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng dễ hiểu, đầy đủ và kịp thời với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do tại công ty chưa áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nên các số liệu được theo dõi và xử lý trên excel. Các số liệu kế toán được xử lý và sắp xếp khoa học tạo thuận lợi cho việc lưu trữ và tìm kiếm số liệu khi cần thiết. - Đảm bảo thống nhất các phương pháp tính giá, tính thuế, phương pháp phân bổ chi phí, phương pháp trích khấu hao và phân bổ khấu hao theo đúng qui định của nhà nước. - Trong hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty: Hệ thống tài khoản trong .công ty được áp dụng theo hệ thống tài khoản của Bộ Tài Chính. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty tương đối gọn nhẹ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Trong đội ngũ kế toán tại công ty: Bộ máy kế toán trong công ty được bố trí gọn nhẹ, đơn giản, linh hoạt và hiệu quả. + Đối với kế toán thuế: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành may với số lượng nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thuế trong kỳ nhiều và giá trị các lô hàng lớn . Vì thế công tác kế toán thuế nói chung và thuế GTGT rất được chú trọng trong công ty. Hệ thống hóa đơn, chứng từ và bảng biểu liên quan đến công tác thuế trong công ty được áp dụng theo qui định của nhà nước. Tổ chức thu thập và xử lý số liệu và kê khai số liệu được thực hiện hàng ngày, hàng tháng và hàng năm phản ánh đúng những số liệu thực tế phát sinh. Công tác kê khai và nộp thuế, quyết toán thuế được thực hiện kịp thời và theo đúng qui định. * Nhược điểm: + Công tác tổ chức kế toán: Trong tổ chức đội ngũ nhân viên phòng kế toán hiện nay tại công ty còn nhiều tồn tại. Với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày nhiều, khối lượng công việc của kế toán tương đối lớn trong khi đó đội ngũ cán bộ nhân viên phòng kế toán tài vụ ít. Điều này khiến số kế toán viên trong phòng kế toán phải làm việc liên tục và đảm trách nhiều công việc cùng lúc. Số tài khoản mà từng kế toán đảm nhận nhiều, công việc kế toán tại công ty được tổ chức và theo dõi chủ yếu là trên excel và công ty chưa áp dụng hình thức kế toán máy vào tổ chức và xử lý số liệu. + Công tác kế toán thuế: Trong việc phân chia nhiệm vụ, kê khai và nộp thuế cũng như kế toán thuế. Công tác nhập số liệu hàng ngày vào bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra cùng với công việc lập hồ sơ, tờ khai thuế và nộp thuế GTGT do một kế toán viên đảm trách. Trong khi đó kế toán này còn đảm nhận cả theo dõi quá trình tiêu thụ thành phẩm cũng như tình hình kho thành phẩm. Ngoài ra ban đầu, nhiệm vụ chính của kế toán viên là kế toán tiền lương và BHXH. Vì vấy số lượng công việc mà kế toán này cần xử lý là rất nhiều. Bên cạnh đó công việc định khoản và vào sổ cái tài khoản cũng như việc hoàn tất quyết toán thuế cuối năm lại do kế toán tổng hợp đảm nhận. Nên khi khối lượng công việc nhiều có thể sẽ dẫn đến sự không chính xác trong xử lý và tổng hợp số liệu giữa các kế toán viên. 3.5. Đề xuất trong công tác kế toán và kế toán thuế tại công ty Trong đánh giá công tác kế toán và kế toán thuế tại công ty từ những ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán và công tác kế toán thuế. Để góp phần vào việc hoàn thiện tổ chức kế toán và kế toán thuế tại công ty trước hết cần phải biết những ưu điểm của công ty để tiếp tục phát huy trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đối với những nhược điểm trong tổ chức công tác kế toán và kế toán thuế thì cần phải hạn chế và khắc phục các nhược điểm đó. Cụ thể: + Đối với công tác kế toán tại công ty: Bộ máy kế toán tại công ty cần được hoàn thiện và khắc phục để giảm bớt khối lượng công việc quá nhiều mà hiện nay các kế toán viên trong phòng kế toán tài vụ đang đảm nhiệm. Điều này sẽ tránh được những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hạch toán, xử lý số liệu và vào sổ kế toán cũng như việc tổng hợp và lập báo cáo. Ngoài ra cần có sự phân tách nhiệm vụ giữa các kế toán viên, thực hiện việc chuyên môn hóa đối với từng phần việc cụ thể (chẳng hạn như công tác kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán tiêu thụ thành phẩm,…) và từng tài khoản cụ thể. Để việc theo dõi, quản lý được thống nhất, và đầy đủ, chính xác theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc này có thể thực hiện bằng cách tuyển dụng nhân viên cho phòng kế toán để giảm bớt số lượng công việc cho các kế toán viên trong phòng hoặc bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho nhân viên phòng kế toán nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể có trong công tác theo dõi, tổ chức và xử lý số liệu kế toán. + Đối với kế toán thuế tại công ty: Hiện nay khi tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thành phẩm của công ty đang phát triển thì số lượng nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT cũng như các loại thuế liên quan khác sẽ nhiều. Do đó công tác kế toán thuế nên được tổ chức hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kế toán thuế nói chung và kế toán thuế nói riêng nên được giao cho một kế toán độc lập để tình trạng một người phải đảm nhiệm quá nhiều công việc và phần hành. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán thuế cho kế toán viên phụ trách về thuế. Các luật thuế ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện do đó luôn có những sửa đổi bổ sung để phù hợp với điều kiện kinh tế của cả nước vì vậy kế toán viên phải thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao nghiệp vụ để công tác thuế luôn kịp thời, chính xác và theo đúng qui định của nhà nước. Công ty có thể cho kế toán viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về kế toán thuế các trường đại học hoặc cơ quan thuế tổ chức định kỳ. Bên cạnh đó, công tác kế toán nên được kế toán thuế tổ chức theo dõi, xử lý số liệu theo ngày, theo tháng, theo năm cùng với việc làm quyết toán thuế theo tháng, theo năm. Với việc tổ chức đó, công ty sẽ theo dõi và quản lý được các khoản đóng góp cho nhà nước cũng như công tác kế toán thuế kịp thời, chính xác và đầy đủ. Đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty được thực hiện đầy đủ theo đúng qui định cuả nhà nước đối với những khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước và các mục tiêu chung của xã hội. PHẦN IV. KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Trong điền kiện hiện nay khi nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng quá trình toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế thế giới các doanh nghiệp trong nước có điều kiện giao lưu, hợp tác làm ăn không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy các luật thuế nói chung, luật thuế GTGT nói riêng luôn được Nhà nước ta quan tâm và có những sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với yêu cầu mới và để đảm bảo cho một môi trường kinh doanh bình đẳng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, ngoài ra còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Cùng với việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, luật thuế GTGT đã được sửa đổi và bổ sung năm 2008 và chính thức được ban hành năm 2009 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người tiêu dùng. Đối với công ty cổ phần Sợi - Trà Lý, là công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên công ty luôn thực hiện đúng các qui định trong luật thuế GTGT cũng như có những điều chỉnh để phù hợp với những sửa đổi, bổ sung của luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2008 . Hàng tháng số thuế GTGT phát sinh tại công ty được kê khai theo hướng dẫn kê khai của cục thuế. Số thuế GTGT công ty phải nộp trong tháng 2 năm 2009 là 573.966.894 đồng, trong đó thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty là 294.345.494 đồng. Đối với thuế GTGT được khấu trừ tại công ty chủ yếu gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá mua trong nước và thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu. Đối với thuế GTGT đầu ra của công ty chủ yếu được áp dụng theo mức thuế suất 10%. Số thuế GTGT công ty phải nộp trong kỳ vào NSNN được nộp chủ yếu theo hình thức chuyển khoản. Với số thuế phải nộp hàng tháng lớn nên công tác kế toán thuế GTGT có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.2. Kiến nghị Hiện nay, luật thuế GTGT đã được sửa đổi và bổ sung đã được ban hành nhằm đem lại thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng vẫn còn một số vấn đề và qui định chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhất là thói quen trong công tác kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp. Vì thế trong thời gian tới nhà nước nên tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như quá trình phát triển kinh tế của cả nước để có thêm những qui định phù hợp hơn với các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại công ty cổ phần Sợi - Trà lý, công tác kế toán thuế và cụ thể là kế toán thuế GTGT cần được hoàn thiện hơn để phù hợp với quá trình phát triển của công ty và của nền kinh tế. + Đối với tổ chức công tác kế toán tại công ty, bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán trong công ty ban lãnh đạo trong công ty cần có những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ chức bố trí nhân sự cho nhân viên phòng kế toán để tạo hiệu quả trong công tác theo dõi, xử lý và quản lý số liệu cũng như tình hình tài chính trong công ty. + Đối với công tác kế toán thuế GTGT tại công ty: Công tác kế toán thuế GTGT nên được bố trí hợp lý và độc lập với một số công tác kế toán khác. Nên có một kế toán viên độc lập chuyên phụ trách công tác kế toán thuế và thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kế toán thuế để công tác kế toán thuế luôn đảm bảo sự chính xác, tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hạch toán, kê khai và nộp thuế. Ngoài ra, trong kế toán thuế GTGT số lượng các nghiệpvụ kinh tế phát sinh nhiều do đó kế toán thuế nên theo dõi và kê khai thuế thường xuyên tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả. Tài liệu tham khảo BỘ TÀI CHÍNH, Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1- Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán, NXB Tài chính, năm 2006. BỘ TÀI CHÍNH, Luật thuế giá trị gia tăng, NXB Tài chính, năm 2005. NGUYỄN VĂN CÔNG, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2006. MAI THỊ HÀ, Tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT tại công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng Thanh xuân Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, năm 2006. Luật số 13/2008/QH 12, năm 2008. VÕ VĂN NHỊ, Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Tài chính, năm 2006. NGUYỄN VĂN NGỌC, Từ điển kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2006. 8. TS. NGUYỄN THỊ TÂM, Lý thuyết kế toán, NXB Nông nghiệp, năm 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbcao.doc
Tài liệu liên quan