Luận văn Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX

TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX, cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách . Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta .” [8, tr.5] Chính vì lẽ đó việc quản lý nông nghiệp và ruộng đất là một trong những công việc trọng tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. “Nhà nước Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có nắm chắc được ruộng đất mới có cơ sở để thu tô thuế-mà trong các xã hội tiền tư bản đều sống bằng nguồn thu từ tô thuế của dân. Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam vấn đề quản lý ruộng đất đặc biệt quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất nhà nước có thể chi phối được mọi mặt của xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông dân. Đồng thời trên cơ sở làm tốt công việc này quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với ruộng đất trong cả nước mới được xác lập một cách vững chắc” [31] Chúng ta đi vào nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất của các triều đại là đi vào vấn đề cơ bản, then chốt để giải mã lịch sử xã hội Việt Nam phong kiến. Nhà nước phong kiến lấy nông nghiệp làm gốc, là cơ sở của nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, tình hình ruộng đất và nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp giúp chúng ta hiểu biết về chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp từng địa phương. Từ thực tiễn đó cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, toàn diện về những vấn đề xã hội, chính trị của từng địa phương. Đồng thời giúp lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hoá, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong làng xã. Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp không chỉ có tác dụng tìm hiểu địa phương đó trong một khoảng thời gian nhất định là nửa đầu thế kỷ XIX, mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể học tập từ cha, ông ta trên nhiều lĩnh vực như: quản lý ruộng đất, kinh nghiệm canh tác, cải tạo tự nhiên, tìm hiểu về dòng họ mình thời xưa, kết cấu làng bản trong lịch sử . Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nông nghiệp và chế độ quản lý ruộng đất triều Nguyễn - một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử phong kiến Việt Nam, từ đó tìm hiểu tình hình ruộng đất, nông nghiệp của huyện Ba Bể qua một thời kỳ lịch sử cụ thể là nửa đầu thế kỷ XIX. Việc nghiên cứu này cũng có thể góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ” làm đề tài tốt nghiệp. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 103 trang, được chia làm 3 phần, phần mở đầu (7 trang), phần nội dung ( 86 trang), phần kết luận (5 trang). Ngoài ra còn có 5 trang tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Phần nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn (17 trang). Chương 2: Tính hình ruộng đất huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (41 trang). Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (28 trang).

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không cần đào hố mà ủ phân trực tiếp trên mặt đất. Quy trình các bước tương tự như trên. Tuy nhiên cách ủ phân này sẽ giữ chất kém vì bị ảnh hưởng bởi mưa và nước chảy. “Trước khi cấy, đồng bào thường bón lót phân chuồng - chủ yếu là phân trâu. Những thửa ruộng xa, không tiện vận chuyển phần lớn là cấy chay. Nói chung, sau khi cấy ít có điều kiện bón phân. Ngoài vai gánh, đồng bào còn làm những chiếc loỏng là những khúc gỗ to khoét thành máng như thuyền độc mộc, có thể chứa hàng chục gánh phân, dùng trâu kéo chuyển phân ra đồng. Những nơi có hang động như Na Rì, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc Bạch Thông…người ta vào hang lấy phân dơi để bón lúa và cây trồng rất tốt…” [3, tr.54] Phân dơi cũng là một nguồn phân bón quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào các dân tộc Ba Bể. Không chỉ ở khu vực Chợ Rã mà việc khai khác phân dơi bón ruộng đã có từ lâu đời, được phổ biến ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là khu vực Quảng Khê, nơi có hệ thống hang động lớn và mật độ khá dầy. Nghề lấy phân dơi có quy mô lớn được tiến hành thường xuyên, cung cấp một lượng phân bón lớn cho ruộng. Đặc biệt nhờ khai thác phân dơi, người dân đã phát hiện ra động Hua Mạ - một thắng cảnh với nhiều nhũ đá kì thú. Hiện nay động Hua Mạ đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn. Thời vụ gieo cấy cũng có sự khác biệt giữa các vùng do phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ở vùng cao do khí hậu lạnh, người dân cấy sớm hơn khu vực phía nam như Bộc Bố (Pắc Nặm) tháng 1 đã cấy. Hay khu vực Chợ Rã, Cao Thượng, Nam Mẫu, Cao Trĩ, Khang Ninh, tháng 7 mới cấy để tránh nước ngập. Đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về thời tiết và nông vụ như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 "Nà lẹng nắm khẩu hua Nà luốt nẳm khẩu nua". (Ruộng cạn cấy lúa sớm Ruộng thụt cấy lúa nếp) [39, tr.31]. Hay: "Fạ mà bươn ết mí hết cụng đảy chin Fạ mà bươn lạp chập chạp đảy chin Fạ mà bươn chiêng phiêng lắt phiêng lí Fạ mà bươn nhỉ tỉ đảy chin tỉ bấu Fạ mà bươn slam ham đông pá". (Sấm mưa về tháng 11 không làm cũng được ăn Sấm mưa về tháng 12 làm ăn bấp bênh Sấm mưa về tháng giêng làm ăn thuận đều Sấm mưa về tháng 2 được mùa không đều Sấm mưa về tháng 3 chết đói khiêng chôn trên ngàn) [39, tr.21-22]. Yếu tố kinh nghiệm trong sản xuất được đề cao thể hiện truyền thống canh tác nông nghiệp canh tác lúa nước: "Thây nà lập đông Khẩu thuổm tằng tồng Lặm cằn nưa phưa cằn tẩư" (Cày ruộng lập đông Thóc gạo đầy đồng Đan trĩu bờ trên bờ dưới) [39, tr.35] Hay "Fạ kết pja lẻ phân Fạ kết hên lẻ đét". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 (Trời có mây hình vẩy cá thì mưa Trời có mây hình vẩy beo thì nắng) [39, tr.21). - Chăm sóc lúa Kĩ thuật canh tác đóng vai trò quan trong giúp cây phát triển tốt và tránh sâu bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện vùng cao còn nhiều lệ thuộc vào tự nhiên kĩ thuật chăm sóc lúa còn thô sơ. Thông thường một tháng sau khi cấy, mạ cao khoảng 30cm sẽ làm cỏ, xục bùn tạo điều kiện cho cây phát triển. Cách làm cỏ là huy động người trong gia đình đi nhổ cỏ. Dùng chân xoa và nhổ cỏ lên, dẫm xuống bùn làm phân. Sau đó tháo nước ra khỏi ruộng để phơi cho ruộng khô nứt rồi tháo nước vào nhằm mục đích làm chết cỏ, giúp cây cứng và hạn chế cây đẻ nhánh. Khi cây sắp ra đòng bòn thúc bằng phân chuồng hoai mục, do điều kiện đất đai khá tốt và tập tục ít dùng phân bón, thường từ vụ thứ hai mới dùng phân bón. - Thu hoạch Lúa sớm sau khi cấy vào tháng 5 đến tháng 9-10 là được thu hoạch, tuỳ theo giống lúa. Thông thường cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm là được thu hoạch. Loại lúa sớm hay được sử dụng nhất là Khẩu Pây, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 3 tháng. Gạo ăn thơm, ngon, trắng và dẻo. Giống lúa tẻ được sử dụng đại trà nhất là Khẩu Lài (giống gạo Bao Thai ngày nay). Cây sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống lúa nếp hay được trồng là Khẩu Lếch hạt to, ăn ngon dù không được thơm, vỏ ngoài mầu trắng. Khẩu Hom vỏ thóc hồng, Khẩu Đeng hạt to, mẩy… Ở những vùng cao người nông dân thường để lúa chín, khô rồi gặt và đập ngay tại ruộng. Thường là cắt bằng liềm rồi chải Tẹm ra, đặt Loỏng lên trên, đập bằng Loỏng. Loỏng là cây to được khoét ruột thường dài 2 - 3m, rộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 trung bình 80 cm. Người đập đứng hai bên đập lúa. Đập xong sẽ gánh về cho vào bồ, khi ăn mới giã lấy gạo. Khu vực Chợ Rã và các xã phía Nam, người dân thườn dùng Bẳng Phè - Quạn Khẩu để đập lúa. Bẳng Phè là những tấm phên đan bằng tre hoặc dùng ván gỗ ghép lại thành hình tam giác, khi sử dụng thì hai người đứng hai bên đập cho thóc rụng xuống. Quạn Khẩu là chải những tấm tẹm được đan bằng tre có diện tích tới 5 - 6m rồi xếp các ôm lúa lên trên tạo thành vòng tròn cho trâu đi theo vòng dẫm cho hạt thóc rơi khỏi rơm. Thóc được gánh về bằng Xoỏng là dụng cụ để gánh hai dầu đan bằng tre, mây có quay để xỏ đòn gánh. Thóc mang về nhà sẽ cho vào bồ, tiếng Tày gọi là cái Bung, dùng dần khi cần mới xay thóc lấy gạo. Đối với lúa nếp thường cắt từng bông bằng liềm bó thành từng bó. Cứ ba bó làm một gánh về phơi trên vách. Khi cần lấy gạo thì tuốt bằng chân rồi cho vào bao đập, hay cho cả bó vào bao đập lấy gạo. Việc canh tác lúa nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân Ba Bể. Công việc nhà nông của từng gia đình, không chỉ là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cá nhân trong gia đình mà còn được cả cộng đồng quan tâm, chú ý. Một ví dụ tiêu biểu nói lên tầm quan trọng của thời vụ gieo cấy và thu hoạch là ở Hà Hiệu dù làm gì đến 6/6 phải cấy xong. Nếu làng thấy thửa ruộng nhà ai chưa xanh mầu mạ thì thành viên trong gia đình đó sẽ bị gọi ra đình làng, và bị các bô lão kiểm điểm. Tương tự như vậy, cứ đến 15/10 hàng năm, tất cả các hộ phải gặt xong. Nhà nào không gặt xong sẽ phải tự xoay xở, vì theo quy định sau 15/10, trâu của tất cả các nhà phải được thả giông cho nghỉ ngơi. Những quy định này có tác dụng tích cực thúc đẩy nhân dân hăng say chăm chỉ lao động, loại bỏ tư tưởng chây lười và không gây ảnh hưởng tới nhân dân trong làng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 3.1.2. Nương rẫy Nương và rẫy căn bản giống nhau, đều là “đất trồng khô trên sườn đồi, sườn núi hoặc cao nguyên” [27, tr362 ]. Địa hình Ba Bể phần lớn là đồi núi nên nương rẫy là loại hình canh tác quan trọng đối với đồng bào các dân tộc đặc biệt là đối với những nơi có địa hình không được thuận lợi như Địa Linh, phần lớn là làm nương rẫy. Trước đây nương rẫy đối với người Tày chỉ đứng vị trí thứ hai sau canh tác lúa nước. Thông thường chỉ những hộ người Tày nghèo, ít ruộng mới làm nương. Nương của người Tày có độ cao thấp hơn người Dao, người Sán Chí và thường là nương ngô, nương bông. Nương của người Dao, Sán Chí, Mông ở độ cao lớn hơn chủ yếu là nương lúa. Quá trình khai phá thường là: phát, đốt, làm đất, trồng cây, làm cỏ và thu hoạch. Khu vực được chọn làm nương thường là rừng già có nhiều mầu, đất rừng tương đối bằng phẳng, kinh nghiệm chọn đất làm nương là đất rừng phải tơi, xốp và có mầu đen mới được chọn. Phần lớn nương trồng lúa là đất thịt, nhưng nơi đất phá cát dùng để trồng ngô do ngô chịu hạn nên không cần nhiều nước như lúa. Thông thường cứ tháng giêng, tháng hai hàng năm phát rừng trước hết phát quang, cắt rễ cây để khô rồi đốt, thân cây to để mục. Tháng 3 đốt rừng dọn sạch rẫy đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 trồng cây. Nương của người Dao là lớn và có quy mô nhất trong số các dân tộc. Công cụ lao động dùng để khai phá nương rẫy chủ yếu là búa, rìu, cuốc, bai, liềm và dao cắm. Phát nương có nguyên tắc cơ bản là phát từ dưới lên, phát cây to trước, cây nhỏ sau. Đối với cây to, họ chặt hết cành xuống rồi mới ngả cây. Người Dao và người Nùng có nhiều kinh nghiệm làm nương rẫy lên thường chọn những cây to chặt đứt một nửa rồi chọn hướng đẩy cây đổ xuống. Cây đổ sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 kéo theo nhau, và kéo theo các cây nhỏ cùng đổ đỡ tốn công hơn là tỉa và chặt từng cây một. Sau đó chỉ việc chặt cành, dọn dẹp chờ cây khô rồi đốt. Nương rầy sau khi phát xong sẽ để cho cây khô khoảng 15 ngày đến 1 tháng là cây khô ròn. Khi đó, tuỳ theo điều kiện thời tiết mà tiến hành đốt nương. Thông thường, nương được đốt vào những ngày có nắng và vào buổi chiều cho dễ cháy. Sau khi đốt nương khoảng 5 đến 7 ngày sẽ dọn nương, những thân gỗ to chưa cháy hết sẽ được để mục còn những cành chưa cháy hết sẽ dùng làm củi. Lúc này tác dụng của dao qoắm được sử dụng triệt để dao có thể dọn dẹp những cành cây còn sót lại có thể móc và chặt những rễ to ở dưới đất. Nương mới không phải làm đất mà sẽ tiến hành trồng cây luôn. Hình thức phổ biến nhất là vãi hạt rồi dùng cuốc, bai lấp đất lên hay cuốc khô rồi tra hạt. Dụng cụ đa năng được sử dụng nhiều là bai. Bai gồm hai bộ phận là lười bai bằng sắt hình chữ nhật khoảng 25 - 30 cm trước đây do gia đình tự ren lấy. Cán bai tiếng địa phương là Pác bai làm bằng gỗ dài khoảng 1- 1,5 m bằng gỗ tốt. Thường dung gỗ Lát làm cán bai. Bai được dùng lấp hạt và còn được dùng để rẫy cỏ chăm sóc lúa, ngô. Nếu nương quá dốc sẽ dùng thân cây Sặt vót nhọ chọc lỗ tra hạt. Thông thường mỗi lỗ cách nhau 20cm. Các giống lúa nếp thường được sử dụng là: + Khẩu Mộ: Chống được hạn nhưng chất lượng không được tốt lắm do gạo ăn cứng, không bở + Khẩu Chăm lương: gạo ăn thơm ngon + Khẩu Chất Các giống lúa tẻ là Khẩu Chẩng hay còn gọi là Khẩu Đăm Nương cũ làm lần thứ hai, thứ ba sau khi thu hoạch, người dân chỉ cắt ngọn đối với lúa và bẻ bắp đối với ngô để cây tự hoai mục. Người Tày làm hai đến ba vụ lúa, chuyển sang trồng ngô, sẽ dùng trâu cày đất và gieo hạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Người Dao, Sán Chí làm hai, ba vụ thấy bạc mầu sẽ chuyển đi tìm nơi khác mầu mỡ hơn. Nương lúa, ngô khi đã mọc cao khoảng 40- 50 cm sẽ làm cỏ một lần, chủ yếu dùng bai xới cỏ, lật úp rồi dùng chân xoa, dẫm cho cỏ chết. Nêú quá rậm sẽ làm cỏ lần hai vào lúc lúa, ngô sắp ra đòng. Do đất còn tốt lên không dùng phân bón. Sau khi làm được hai đến ba vụ, người Tày sẽ dùng phân chuồng bón cho lúa, ngô. Khi lúa, ngô đã chín, công tác bảo vệ được chú trọng. Do điều kiện rừng núi, người dân phải chú ý bảo vệ thành quả của mình trước sự phá hoại của các loại thú rừng như khỉ, lợn rừng, hươu, nai, chim chóc…. Biện pháp cơ bản là làm lán và cử người canh nương, khi có thú rừng đến phá lúa, ngô sẽ đánh mõ để đuổi hay dung súng kíp bắn thú. Ngoài ra có thể làm bù nhìn đan bằng tre có hình người cho mặc áo để đuổi chim, thú. Tháng 7 - 8 lúa chín có thể thu hoạch được. Hình thức thu hoạch là cắt từng bông bằng liềm hay hép. Hép là dụng cụ cắt lúa bằng gỗ hình con bọ Muỗm gồm bốn bộ phận. Thân hép thường được đèo bằng gỗ thịt có thể dùng gỗ ổi, mít hay gỗ cây rừng. Lưỡi hép bằng sắt được gắn với thân Hép dùng để cắt. Cánh hép là ống tre, trúc nhỏ xỏ qua thân hép làm điểm tựa khi cắt. Dây buộc hép để xỏ vào cổ tay trong khi lao động tránh bị rơi. Người khéo tay và quen việc một buổi lao động có thể cắt được 4 - 6 cum lúa. Cum là bó lúa nặng khoảng 5kg hạt. Cứ hai cum một bó lớn, mỗi gánh hai bó gành về nhà không để thóc ở nương. Có hai hình thức nương rẫy là nương định canh và nương du canh. Người Dao, người Sán Chí thường làm nương du canh, người Tày thường làm nương định canh. + Nương định canh: chọn vùng đất tương đối thoai thoải thường độ dốc từ 200 trở xuống, nhiều mầu để làm nương. Nương trồng lúa chọn nơi có đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 thịt là chủ yếu nhưng đôi khi cũng chọn nơi có đất cát pha sét. Nương trồng lúa được 2 đến 3 vụ sẽ chuyển sang trồng ngô lâu dài. Nương định canh sau khi thu hoạch sẽ để thân cây hoai mục làm phân bón rồi dùng bừa hay cuốc cào lên trồng tiếp vụ sau. Người Tày sau khi trồng từ 1 – 2 vụ lúa sẽ chuyển sang trồng ngô chứ ít khi bỏ hoang + Nương du canh: thường làm lúa hoặc ngô từ một đến hai vụ rồi bỏ đi tìm nơi khác mầu mở hơn. Người Dao, Sán Chí, Mông có lối sống du canh du cư thương xuyên chuyển chỗ ở lên làm nương một đến hai vụ, đến vụ thứ ba, thứ tư khi đất bạc mầu sẽ chuyển chỗ + Nương trồng bông: Mùa xuân khi cây cối đâm trồi, lẩy lộc là lúc đồng bào các dân tộc Ba Bể bắt đầu đi trồng Bông, cây nguyên liệu để dệt vải. Bông thường được trồng trên những nương ven suối, lạch hay ven đồi. Chọn nương là khoảng rừng già, nhiều mầu, đất tương đối bằng phẳng. Dùng dao don sạch, Rắc hạt bông rồi dùng cuốc lấp đất, sau 15 hôm cây sẽ nảy mầm, sinh trưởng phát triển tốt. Mảnh đất trồng Bông thường rộng từ 2 - 3 sào trở xuống, chất đất trồng phải là đất pha cát sỏi. Người Sán Chí thường trồng Bông vào tháng 3 và đến tháng 8 sẽ được thu hoạch. Khi cây cao tầm một gang sẽ tiến hành làm cỏ. Cây trưởng thành cao từ ngang hông đến vai người khoảng từ 1- 1,5m. Khi cây cao ngang hông ngắt ngọn cây sẽ cho nhiều cành. Cùng có vùng vào Tháng 7 đã được thu hoạch. Cách thức thu hoạch là đi nhặt hạt bông, phơ khô, cán và bật bông, cuộn lại thành cuộn rồi quay thành sợi. Quả Bông sau khi già sẽ được hái và phơi khô sau đó cán hạt riêng ra. Bật bông cho tơi rồi cán thành cuộn sau đó cho vào thoi quay thành sợi. Nấu cơm nát cho vào sợi, đạp sợi bằng chân, vắt sợi cho hết nước rồi đem phơi (nước gạo giúp sợi mịn, chắc) cuộn thành vòng kéo dài và đem dệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 3.1.3. Làm vườn Đồng bào các dân tộc thường kết hợp trồng các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, dưa hấu, dưa bở… quanh nương trồng lúa. Chẳng hạn bên rìa của nương lúa có trồng các loại dưa (qua, pheng). Đây là nguồn cung cấp rau xanh và hoa quả cho bữa ăn hàng ngày của từng gia đình. Những gia đình giầu có đều có một khoảng vườn ở gần nhà, thường là ở phía trước nhà. Vườn được rào bằng hàng rào là thân tre, nứa đập dập, ghép lại đan thành phên rào xung quanh. Vườn thường trồng các loại rau cải, bí hay cây ăn quá như mít, mậm…Cũng có khu vực như Khang Ninh, đồng bào dùng trâu cầy, cầy lên sau đó bừa đi và đánh luống làm bãi gieo cải, đỗ… 3.2. Chăn nuôi Các loại gia súc như trâu, bò chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể.Chăn nuôi nhằm mục đích lấy sức kéo và là nguồn cung cấp phân bón ruộng. Nền kinh tế cơ bản của đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể là nông nghiệp lên việc chăn nuôi gia súc chiếm vị trí quan trọng. Mỗi hộ gia đình đều có đàn gia súc riêng của mình. Nhà nuôi ít là 2- 3 con, nhiều từ 10 - 20 con. Con giống được lựa chọn phải là con to, mập, có khoáy (tránh khoáy trên vai do đồng bào quan niệm có khoáy trên vai trâu, bò không chịu kéo cày). Hình thức chăn nuôi về cơ bản là chăn thả. Ngày thả tối mới đi lùa trâu, bò về chuồng, còn thì sau khi thu hoạch, đông bào thả rông từ tháng 11 - 12 đến khi bắt đầu cày khoảng tháng 3. Khi trâu, bò đẻ có nấu các loại cháo cho ăn để bồi bổ. Việc chăn nuôi lợn đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm trong các dịp lễ tết và hội hè, đình đám được chú trọng. “Trước đây vùng Chợ Rã có giống lợn to (lợn lang trắng hoặc đen) được nhiều nơi đến đây mua giống” [3, tr.59]. Điều đó chứng tỏ việc nuôi lợn đã được đồng bào quan tâm phát triển từ sớm.Tuy nhiên giống lợn được nuôi phổ biến nhất là giống lợn được lấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 giống của người Mông. Đó là các giống Mu Đăm (lợn Khoang), Mu Đáng (lợn Đen) - Cách chọn giống: Có nhiều cách chọn giống, phổ biến nhất vẫn là cho lợn ăn xem con nào phàm ăn chứng tỏ sẽ sinh trưởng tốt. Hay xem giống lợn con nào lông thưa, đều, mõm to, vai rộng thì nuôi chóng lớn và tăng cân nhanh. Theo quan niệm của người dân lông dày khó nuôi và lớn chậm. - Chăn nuôi, chăm sóc: Thức ăn dùng để chăn lợn được tận dụng từ những sản phẩm thừa trong sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm được trong tự nhiên. Thức ăn hàng ngày của lợn là chuối rừng, mon được thái nhỏ đun lên cho thêm ngô, tấm cám trộn lẫn và cho ăn. Khi Lợn ốm, đồng bào có kinh nghiệm pha nước muối loãng cho uống đẻ chữa bệnh. Lợn đẻ con lên rừng tìm cây Bơ Tha, Bơ Ngoai thái ra chộn với bột ngô cho ăn. Cho lợn ăn những thức ăn đó mới có nhiều sữa nuôi con và còn có tác dụng phòng bệnh, do thân và lá cây có chất kháng sinh tự nhiên Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi các loại gia cầm gà, vịt nhắm cung cấp các sản phẩm cho bữa ăn hàng ngày, tiếp khách và cúng lễ. Đối với gà vịt, hình thức chăn thả vẫn được áp dụng, gà chỉ về ở dưới gầm sàn khi trời tối. Để bảo vệ gia cầm, đồng bào có làm chuồng nhốt gà. vịt. Nguyên liệu làm chuồng là các loại tre, nứa đập dập đem về đóng và đan thành hình vuông hay hình chữ I. Mái dùng cỏ gianh lợp. Kích thước thông thường dài khoảng hai sải tay, cao khoảng 1m là thích hợp để nuôi nhốt gia cầm. Nếu gà sinh trường tốt, tăng nhanh về số lượng, có thể ngăn đôi chuồng. 3.3. Nghi lễ và tín ngƣỡng liên quan đến trồng trọt - Cúng tế thần nông: tập trung và tiêu biểu nhất được thể hiện qua Lễ hội Lồng Tồng: “Trong năm người Tày có lễ hội lớn nhất là hội lồng tổng (xuống đồng). Mỗi làng có một ngày lễ hội vào đầu xuân. Mục đích chủ yếu của lễ hội này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 là cúng thần cầu cho mùa màng bội thu, làng bản an cư lạc nghiệp, sau nữa là để vui chơi giải trí” [3, tr.155]. Nhiều làng trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hội lồng tổng có rất đông khách thập phương tới dự như: Nà Rì, Cao Kì, Hà Hiệu, Đông Viên, Lương Hạ… Theo Th.s. Bàn Tuấn Năng Phó phòng bảo tàng & QLDT Sở VHTT Bắc Kạn, không chỉ riêng Bắc Kạn, lễ hội Lồng Tổng (Cầu mùa) là một lễ hội đặc trưng của cư dân Tày - Nùng ở nhiều vùng trong địa bàn miền núi phía Bắc. Nhưng nếu chỉ xét riêng yếu tố chủ đạo là cầu mùa trong lễ hội thì không chỉ riêng đồng bào Tày - Nùng mới có ứng xử văn hoá này. Nó là ứng xử chung của cư dân nông nghiệp. Ở vùng xuôi, đồng bào Kinh còn có những lễ hội riêng liên quan đến việc cầu mùa như:- lễ hội được tiến hành với mục đích cầu mưa, chống hạn (Hội chùa Dâu – Thuận Thành - Bắc Ninh);- lễ hội nhắc nhở đến vai trò của phân bón (Hội Cổ Nhuế – Từ Liêm - Hà Nội)... Vùng Tây Nguyên, đồng bào Ba Na khi tổ chức lễ hội đâm trâu cũng với ý nghĩa tạ ơn Yàng (giàng) đã ban cho mình sức khoẻ cùng các sản vật, mùa màng tươi tốt. Với người Tày nói chung và người Tày Bắc Kạn nói riêng, công việc sản xuất được tiến hành căn cứ theo thời tiết (nói đúng hơn là lịch tiết) nên hội Lồng Tổng bao giờ cũng được tiến hành vào mùa xuân (tháng giêng). Quy mô tổ chức lễ hội này thường chỉ ở cấp làng (thôn, bản). Căn cứ theo quy mô quỹ đất ruộng, nương của từng gia chủ, các bậc vai vế trong làng sẽ họp nhau lại để giao cho gia chủ, hoặc một nhóm gia chủ trong làng, chuẩn bị một vài mâm cỗ để cúng thần Nông, thần Núi, thần Rừng... trong năm đã giúp cho làng đó bội thu. Trong hội Lồng Tổng ở Bắc Kạn, đối tượng tham gia hành lễ có 04 thành phần chính:- Có thể là ông Tào tham gia hành lễ (vùng Yên Thịnh, Yên Thượng huyện Chợ Đồn là phổ biến nhất); có thể là ông Mo (Pú Mo) - đây là đối tượng khá phổ biến); nếu hội được tổ chức ở những nơi có đền, miếu... thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 đối tượng hành lễ sẽ là ông Pò Thại (người trông coi đền, miếu); ngoài ra còn có thể có một đối tượng khác tham gia hành lễ là người già thông thạo chữ nghĩa, tử vi, có uy tín đối với bản làng. Việc tổ chức lễ hội Lồng Tổng được chuẩn bị khá chu đáo. Trước ngày tổ chức lễ hội, những gia chủ được phân công sẽ cùng nhau tổ chức họp bàn, góp vật phẩm để làm cỗ. Trước đây, trong khi làm cỗ, người ta còn cố làm và trình bày cho mâm cỗ thật ngon, thật đẹp để giành lấy sự thán phục của người đến dự và thưởng thức. Có nơi còn tổ chức thi cỗ. Cá biệt, như ở Nà Pam, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, theo lời các cụ kể, mâm cỗ bày cúng trong lễ hội này phải cao tới 12 tầng nhằm thể hiện ý nghĩa tạ ơn 12 tháng trong năm đã qua và cầu xin 12 tháng trong năm tới thời tiết sẽ thuận hoà, mùa màng tươi tốt hơn. Song song với quá trình làm cỗ, các chàng trai, cô gái còn làm quả còn, quả yến, đẽo quay... để đem đến dự hội. Một vật phẩm hết sức quan trọng được thực hành trong quá trình làm cỗ là làm một chiếc Pẻng Bjoóc (bánh hoa). Bánh được nặn từ bột nếp thành hình bông hoa (có nơi làm theo hình con chim), sau đó đun sôi mỡ lên đổ cho thấm dần vào. Chờ bánh ráo hết mỡ lại đổ tiếp lượt khác. Cứ thế, bột sẽ chín dần bằng mỡ đã sôi. Việc làm bánh này đòi hỏi một đôi bàn tay khéo léo với một nghệ thuật nấu ăn hết sức công phu. Việc làm bánh này có lẽ gắn kết cùng với truyền thuyết về nàng Bjoóc, nàng Ngo, và nàng Ve. Truyện kể rằng: Xưa, loài người còn đói khổ, lầm than nhiều lắm. Ở trên thượng giới, Ngọc Hương tình cử 3 con gái của mình là nàng Bjoóc, nàng Ngo và nàng Ve xuống trần gian giúp loài người làm ăn. 3 nàng ở trên đỉnh núi cao Phja Bjoóc khai khẩn đất hoang, rồi mỗi nàng vạch một đường nước từ trên đỉnh núi chảy xuống cho dân có nước cày cấy, làm ăn. Chỗ ấy ngày nay người ta gọi là Ao Tiên. Cũng vì ao ấy có 3 đường nước chảy nên có người gọi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Thôm Slam Lái (ao ba lối). Cuộc sống của người dân vì thế mà ngày một thêm no đủ, ấm êm. Nơi các nàng ở hoa trái ngập tràn, ai đến đó cứ mặc sức ăn uống, vui chơi mà không bị các nàng quở trách. Nhưng có một điều cấm kỵ là chỉ được ăn uống no nê chứ không được mang về. Ai cố tình phạm phải điều này thì sẽ bị lạc chẳng thể tìm nổi lối ra. Ngày nọ, đang thanh bình thì quân giặc ở đâu kéo đến quấy phá, cướp bóc. Thế giặc rất mạnh, người dân không thể nào chống nổi nên đành rút chạy đến chỗ các nàng ở. Cầu mong các nàng che chở, giúp đỡ. Thấy vậy, các nàng liền bảo người dân lấy thóc nắm lại rồi ném xuống. Ngay lập tức, những hạt thóc ấy nổ tung ra như bỏng và lăn ầm ầm xuống đè nát lũ giặc hung hãn. Dấu vết những hạt bỏng đó nay còn tìm thấy tất nhiều ở vùng chân núi Phja Bjoóc. (Thực chất dây là những tảng đá Gra nít thô - trên mình có những đốm trắng). Thắng giặc, các nàng quay về trời. Còn người dân, để tưởng nhớ và tạ ơn các nàng họ đã làm Pẻng Bjoóc (bánh hoa) để cúng các nàng vào các kì hội xuân. Bánh hoa được làm nở phồng, giòn thông qua việc tưới mỡ là vì thế. (Khi nắm thóc ném ra đã nở tung – dân gian tưởng tượng rằng đó là một loại bỏng nhưng không chịu sự tiếp xúc trực tiếp của bếp lửa). Đó là một câu chuyện, một truyền thuyết gắn liền với việc dâng tặng vật phẩm cho thần linh với một ý nghĩa nhân văn hết sức sâu đậm, mang dáng dấp và bản sắc văn hoá riêng cho một vùng đất. Tiếc rằng dường như nó đã thất truyền, hoặc ít nhất là rất lâu chưa có cơ hội được thể hiện. Lễ hội Lồng Tổng bao giờ cũng được tổ chức ở một vạt ruộng to nhất của làng bản. Với những làng bản có đền miếu cùng một bãi đất to rộng, bằng phẳng - lễ hội cũng có thể được tổ chức ở đây. Vào lễ hội, cây còn đã được dựng sẵn từ nhiều hôm trước. Đó là một tín hiệu để khách lạ của làng bản xa cùng đến tụ hội, vui chơi, thăm hỏi và chúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 tết lẫn nhau. Ngày tổ chức lễ hội cũng được quy định cụ thể cho từng làng bản nên người cư trú cùng trong một khu vực có thể được tham gia rất nhiều lễ hội. Chẳng hạn vùng Bạch Thông trước đây, lễ hội Lồng Tổng được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 4 tết âm lịch và kết thúc vào ngày 20 tháng giêng, lễ hội Lồng Tổng ở Nà Mu – Phủ Thông (nay là hội Lồng Tổng Phủ Thông - được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch). Để tiến hành lễ hội, chủ lễ (là một trong bốn đối tượng nói ở trên) trước hết phải đến trước nơi bày đặt các mâm lễ (có thể bày ở trên bờ ruộng hoặc làm sàn có mái che cho từng mâm) thắp hương, khấn vái, tạ ơn trời đất, tạ ơn thần Nông, thần Núi, thần Sông, thần Rừng... trong năm đã phù hộ cho làng bản ấm no, hoà thuận. Sau đó chủ lễ tiếp tục khấn cầu mong các thần năm nay tiếp tục phù hộ cho làng bản nhiều hơn nữa. Nếu chủ lễ là ông thầy Tào, thì hành lễ còn có thể có cả sách cúng (hội Loàn ở xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn). Cúng xong, chủ lễ thường lấy một bát nước (hoặc rượu) vẩy ra xung quanh với ngụ ý cầu cho năm mới mưa thuận. gió hoà, đời sống lao động sản xuất lại tiếp tục được đầy đủ, ổn định, no ấm. Sau nghi lễ của chủ lễ, các gia chủ đã tiến hành làm cỗ bày ở đó sẽ thắp hương ở mâm cỗ của mình, khấn vái, cầu khẩn cho xứ đồng của mình không gặp phải bệnh tật, tai ương... Chờ tàn tuần hương, chủ lễ và một vài đại diện khác trong làng bản tiến hành chấm cỗ. Việc chấm cỗ ở đây cốt là để đánh giá sự chu đáo, cẩn thận và tài nghệ của người làm cỗ chứ không cốt ganh đua phần thưởng. Lúc này ở dưới sân chơi, nơi có cắm cột còn, hội tung còn đã diễn ra rất nhộn nhịp. Kẻ tung, người bắt. Những đôi trai gái có tình ý với nhau có thể tự tìm còn của nhau để bắt lấy. Chỉ bằng quả còn và ánh mắt trao nhau trong hội xuân mà nhiều đôi trai gái người Tày đã thành vợ, thành chồng. Tuy nhiên, ở trò chơi này quan niệm – tín ngưỡng và cách ứng xử trong tín ngưỡng âm – Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 dương của người Tày rất rõ. Nó thể hiện trực tiếp ở cột còn, phoỏng còn (vòng tròn dán giấy theo hình bát quái) và quả còn. Cụ thể là: - Cột còn: - cây vũ trụ (có thể thấy rõ nhất trong văn hoá nhà mồ các dân tộc Tây Nguyên). - Phoỏng còn: (vòng tròn dán giấy xanh, đỏ cắt theo hình bát quái): tượng âm – tĩnh. - Quả còn: - tượng dương - động. Theo quan niệm của đồng bào Tày, năm nào không có ai tung còn xuyên qua được Phoỏng còn thì năm đó làm ăn sẽ không thuận lợi, mùa màng có thể gặp dịch bệnh, đói kém (âm dương chưa giao hoà). Để khắc phục việc này, có năm làng phải cử người mang súng ra bắn thủng Phoỏng còn để cầu may. Ngoài trò chơi tung còn, các chàng trai – cô gái còn tổ chức đánh yến, hát lượn giao duyên... tụ tập thi đánh quay, chơi sảng... Ngoài ra còn có trò chơi kéo co – có thể chia từng đội theo chòm bản (hoặc bản trên, bản dưới hay bản này với bản khác). Chia đội xong, hai bên sẽ cùng bước vào thi dưới sự điều khiển, giám sát của một người đàn ông trong bản. Lúc đầu, theo hướng dẫn của chủ lễ, hai bên sẽ lần lượt kéo và có lúc thắng, lúc thua – họ tin rằng làm như thế việc mưa nắng, đảm bảo nguồn nước... sẽ tốt ở cả hai bản. Tuỳ theo số lượng người của các bản mà có thể có nhiều hoặc ít đội tham gia kéo co. Sau khi cuộc kéo co có tính chất “làm phép” kết thúc, các chàng trai sẽ bước vào cuộc thi kéo co thực sự theo đúng khả năng hiện có của mỗi đội. Đặc sắc và đáng chú ý nhất trong hệ thống trò chơi dân gian tổ chức tại lễ hội Lồng Tổng là múa sư tử. Tuy nhiên, vì điều kiện, khả năng cụ thể của mỗi thôn bản mà trò chơi này có thể có hoặc không có. Vì vậy, ngày trước chỉ những thôn bản sung túc, có nhiều người tài giỏi võ nghệ mới lập được đội múa sư tử, và có khả năng mời các đội múa sư tử ở vùng lân cận về dự hội. Lễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 hội Lồng Tổng ở bản nào có nhiều đội múa sư tử thì càng chứng tỏ tầm vóc, quy mô và sự sang trọng của lễ hội bản đó. Thực chất, múa sư tử là một hình thức gắn biểu diễn võ thuật vào các trò vui trong dịp hội xuân. Khác với đầu sư tử trong múa sư tử của người Kinh, đầu sư tử trong múa sư tử của người Tày nhỏ, gọn hơn, khi múa có thể nhào lộn được. Ngoài sư tử, thông thường cón có thêm mặt nạ Báo Đông (đười ươi) hoặc mặt nạ khỉ cùng múa võ đi theo và diễn trò với nhau. Nhạc cụ đi kèm theo là trống, chiêng (hoặc thanh la). Lúc tiếng chiêng trống khoan thai, chậm rãi là sư tử và Báo Đông đang diễn trò bình thường, tính biểu diễn võ thuật ở mức độ vừa phải, khi chiêng trống khua vung mạnh, rầm rĩ là lúc các trò diễn được biểu diễn ở mức độ cao, tinh xảo, nhiều động tác võ thuật điêu luyện. Tiếng trống chiêng vừa có tác dụng giữ nhịp cho cuộc biểu diễn, vừa có tác dụng cổ vũ cho các võ sĩ. Trong khi biểu diễn, có thể có thêm các đội sư tử ở các thôn, bản khác kéo đến cùng tham dự và thi tài. Sư tử của bản này lúc này phải ra nghênh tiếp và mời sư tử của đội bạn cùng vào tham gia biểu diễn. Ngay trong quá trình biểu diễn, các sư tử, Báo Đông còn ngầm thể hiện, thi thố tài nghệ của mình với chính đội bạn. Cuộc vui trong phần hội vì thế có rất nhiều giây phút thăng hoa trong đỉnh cao của sự viên mãn ngày xuân. Các trò chơi, các làn điệu lượn giao duyên của các đôi trai gái có thể kéo dài tới lúc gần lặn mặt trời. Tàn cuộc người ta lại rủ khách về bản vui chung dưới mái ấm của nếp nhà sàn trong men rượu mùa xuân. Người ta mời nhau cơm rượu, chúc phúc cho nhau, trao cho nhau cái nghĩa, cái tình thắm nồng của làng bản. Các cuộc lượn đối đáp, giao duyên tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà có thể kéo dài tới tận sáng hôm sau. Sáng ấy, mặt trời lên, người ta lại rủ nhau đi dự hội ở bản bên. Việc ăn tết của người Tày xưa kia trong tháng giêng là thế. Và như vậy, phải chăng cần nhắc lại rằng việc người Tày ăn tết lại (Đắp Nọi) cũng là một hình thức kéo họ tĩnh tâm trở lại với đời sống thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 nhật, kéo họ sau những giây phút thăng hoa, trở về với cuộc sống lao động sản xuất. Việc vui này xin hẹn tiếp mùa sau Trong đó hội Lồng Tồng ở xã Hà Hiệu, Ba Bể là một trong những lễ hội tiêu biểu của người Tày vùng cao Bắc Kạn. Hội Lồng Tồng ở Hà Hiệu được tổ chức vào ngày 16/1 hàng năm kéo dài trong ba buổi chiều 15 và cả ngày 16. Tuần tự thì chiều 15 xã cúng thần, sáng 16 tiếp tục cúng và chuẩn bị cho phần hội. Chiều 16 mới chính thức vào hội. Công việc chuẩn bị được thực hiện hàng tháng trước lễ hội. Xã Hà Hiệu xưa dân cư còn rất thưa thớt, trước cách mạng tháng Tám số hộ là 46 nóc nhà [20, tr.5]. Hội Lồng Tổng ở Hà Hiệu do hai thủ từ đình Nà Slấn và Đon Chiêm đứng ra tổ chức hàng năm và thành lập ban tổ chức hội. Thủ từ hai đình này bắt buộc phải là người họ Dương - dòng họ chiếm đa số và có thế lực nhất xã, những người làm thủ từ được chọn và truyền cho nhau theo chế độ cha truyền con nối nhiều đời. Vào mỗi dịp tết, thủ từ đứng ra làm danh sách và thu tiền tổ chức lễ hội của từng hộ. Mỗi hộ hàng năm phải góp một suất tương đương 3 đồng đông dương, hộ nghèo có thể được giảm còn nửa suất là 1,5 đồng đông dương. Nhưng hộ tham gia phải là người gốc Hà Hiệu, những hộ ngụ cư không được tham dự. Sau khi thu đủ tiền ban tổ chức sẽ chuẩn bị lễ vật cúng là hai con lợn to và một con trâu (tầm 5 tuổi) Đầu xuân khi không khí tết vẫn còn đậm đã thủ từ họ Dương sẽ gióng lên ba hồi chín tường mõ tre để mời gọi mọi người góp mặt. Do điều kiện miền núi dân cư thưa thớt thường sống cách nhau vài ba quả đồi tiếng mõ tre là phương tiện liên lạc chính khi bản làng có công việc cần tập trung mọi người. Mõ tre được làm bằng hai đến ba ống Mai được đục rống ruột, có khoét lỗ ở giữa để thoát âm khi gõ sẽ vang xa hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 . Toàn bộ thanh niên trai tráng phải ra đình làm lễ thịt trâu, lợn cúng thần. Toàn bộ các công việc đều do thanh niên trong làng đảm nhiện, phụ nữ không được tham gia. Lễ cúng sẽ được tổ chức ở đình và hai đình Nà Slấn và Đon Chiêm thay nhau được chọn làm địa điểm cúng. Việc cúng tế do thủ từ đình đến phiên được chọn đảm nhiệm. Mỗi nhà đều phải tham gia một mâm cỗ cúng để ở đình gồm nhiều loại bánh như Khẩu Si, Khẩu Théc, chè Lam….Các hộ (cũng có thể có vài hộ cùng chung) thi nhau làm các món ăn, các loại bánh mới lạ, bày mân đẹp mắt để làm lẽ cúng thần, sau đó gióng trống chuyển sang phần hội. Có tổ chức thi làm bành và chấm giải cho mâm bánh đẹp nhất. Mâm cỗ của mỗi hộ cũng được bố chí theo một vị trí cố định. Mâm của những họ chính như họ Dương để ở giữa dưới bàn thờ, còn các mâm khác để ở hai hàng hai bên. Sau hai buổi cúng vào chiều 15 và sáng 16 sẽ tổ chức ăn uống. Ngoài mâm của thủ từ và các chức dịch, bô lão khoảng 2 đến 3 mâm được chuẩn bị sẵn, mọi người đều tự túc. Họ chặt lá chuối rừng để chải ngồi, mang theo rượu, cơm lam, muối đi ăn uống cúng với thịt là lộc cúng. Sau khi ăn xong được phần thịt mang về là một xâu thịt khoảng 2 -3 lạng. Chiều 16 là phần hội với nhiều trò chơi dân gian.Hội có các trò chơi như tung còn, đánh quay(tức sáng),, kéo co, đi cầu thăng bằng(tuấy hang vài),đánh yến (tức Diễn), đánh đu, đánh võ, đánh vật, múa sư tử(múa kỳ lân)… Trong niềm vui hội hè, nam nữ thanh niên còn hát lượn để tìm bạn tâm đầu ý hợp. Trò chơi tung còn là trò trơi quan trọng không thể thiếu trong các hội Lồng Tổng. Các thành phần cột còn và phoỏng còn có ý nghĩa tương tự với quan niệm chung tuy nhiên quả còn còn có một ý nghĩa khác. Quả còn được khâu bằng vải hình góc vuông có bốn mầu xanh, đỏ, vàng, đen. Bên trong có nhồi cát hoặc ngô, thóc với ý nghĩa cơ bản là bốn phương tụ họp chung vui. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Cuối buổi chiều ngày 16 sẽ hạ cây phoỏng kết thúc lễ hội. Quả còn được vứt vào bụi dậm, vứt lên ngọn cây cao với ý nghĩa không ai vui chơi nữa bắt đầu vụ mùa làm việc mới. Tiểu kết: Trên địa bàn huyện Ba Bể có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống riêng. Những phương thức canh tác đó đã làm đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, trên cơ sở canh tác nông nghiệp của người Tày là cơ bản. Không chỉ sáng tạo trong sản xuất, đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể còn sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần độc đáo, thể hiện qua các lễ hội truyền thống mà hội Lồng Tổng là lễ hội tiêu biểu. Hội Lồng Tổng là thành tựu đặc sắc nhất của văn hoá dân gian làng xã ở địa phương này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 KẾT LUẬN Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Trải qua một thời gian dài với bao thăng trầm bộ mặt của huyện đã hoàn thiện như ngày nay. 1. Với đặc điểm là một huyện thuần nông, người dân địa phương từ bao đời nay canh tác trên ruộng đồng và dựa vào những sản phẩm khai thác được từ tự nhiên làm nguồn sống đồng thời mang lại giá trị kinh tế chủ yếu cho nhân dân. Do địa hình, đất đai nhìn chung là thuận lợi, cùng với việc không có điều kiện phát triển công - thương nghiệp, từ xưa đến nay trồng trọt luôn giữ vị trí hàng đầu. Với địa hình miền núi phần lớn là núi đồi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi các loại gia súc nhỏ. Trong lịch sử phát triển của mình Ba Bể là nơi tiếp nhận nhiều luồng dân cư di cư tới. Trên địa bàn huyện dân tộc đầu tiên tới khai phá và sinh sống là một bộ phận người Tày bản địa.Các dân tộc ít người từ Trung Quốc theo đường Cao Bằng qua Ba Bể xuống phía Nam sinh sống, luồng dân cư từ Tuyên Quang sang hay đồng bào người Kinh từ dưới xuôi lên đã hoà hợp tạo thành bộ mặt các dân tộc Ba Bể hiện nay. Năm dân tộc anh em dù có nguồn gốc khác nhau, di cư đến Ba Bể bằng những con đường khác nhau nhưng đã sống hoà thuận, đoàn kết gắn bó với nhau. Với đặc điểm là vùng đất từ sớm đã có người khai phá và sinh sống lại có những địa danh là chợ lâu đới được nghi trong sử sách là một sự thừa nhận Ba Bể có nhiều lợi thế phát triển kinh tế. 2. Với việc phân tích 22 đơn vị địa bạ vào thời điểm nửa đầu thế kỷ XIX đến từng chủ hộ sở hữu tình hình ruộng đất ở Ba Bể đã được lột tả về cơ bản. Qua đó chúng ta thấy được nguồn tài nguyên được khai thác và loại hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 kinh tế chủ yếu thời kỳ tiền Tư Bản, sự phân hoá xã hội, chế độ thuế khoá thu nhập chủ yếu của các xã hội phong kiến.. Chế độ sở hữu ruộng đất ở Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX là sự thắng thế tuyệt đối của sở hữu tư nhân. Sự vằng bóng của ruộng đất công chứng minh quá trình tư hữu hoá phát triển cao.Ruộng đất tư chiếm ưu thế tuyệt đối với 100% ruộng đất các loại. Trong sử hữu tư nhân nổi bật lên một đặc điểm là ở Ba Bể ruộng đất không tập trung trong tay các địa chủ lớn mà tập trung trong tay các dòng họ lớn. Trên địa bàn huyện không có những địa chủ tập trung trong tay vài ba trục mẫu ruộng nhưng có những nhóm họ tập trung trong tay vài trăm mẫu. Điều này thể hiện ảnh hưởng lớn của chế độ thổ ty ở miền núi. Cụ thể là ở Châu Bạch Tông là địa phận của dòng họ Hoàng. Nhưng ở ba tổng là địa bàn huyện Ba Bể ngày nay dòng họ Ma mới là những chủ nhân thật sự. Về quy mô sở hữu theo dòng họ, điểm đáng chú ý là sự phân bố không đều giữa các dòng họ, giữa các dòng họ, các nhóm họ và phân bố không đều về bình quân diện tích sở hữu của các chủ ruộng trong huyện. Xã Cao Trĩ có bình quân sở hữu một chủ ruộng cao nhất với 10.1.7.6/một chủ ruộng còn xã Nam Mẫu có bình quân thấp nhất với 1.6.0.6/một chủ ruộng. Quy mô sở hữu ruộng đất giữa các xã trong huyện là không đều nhau. Có những xã chỉ có diện tích sở hữu hơn 10 mẫu trong khi có những xã có diện tích hơn 300 mẫu. Hiện tượng chủ ruộng là phụ nữa đứng tên sở hữu cũng xuất hiện nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé. Mặc dù vậy điều này cũng thể hiện sự tiến bộ đặc biệt với điều kiện miền núi nơi chế độ Quằng - thổ ty còn đậm nét. .Việc ruộng đất hoang hoá chứng minh rằng tình hình kinh tế, xã hội huyện Ba bể có nhiều biến động. Hiện tượng ruộng bỏ hoang là hiện tượng phổ biến ở các địa phương thời bấy giờ. Nhưng hiện tượng bỏ hoang cả một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 xã chủ yếu xẩy ra ở miền núi vào thời điểm nửa đầu thế kỷ XIX, điều này xẩy ra do chiến tranh loạn lạc và do tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch về diện tích sở hữu ruộng đất giữa các hộ gia đình có thể là do sự khác biệt về lực lượng lao động, đất rộng, người thưa, kế hoạch làm ăn...nhưng quan trọng hơn cả là sự khác biệt về thế lực kinh tế, xã hội. Những dong họ đến trước có công khai phá đất đai được chiếm hữu nhiều ruộng đất tốt hơn, có thế lực và giầu mạnh hơn. Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã với sự xung đột trong lợi ích về ruộng đất là một vấn đề không mới. Nhà nước luôn tìm cách khống chế và kiểm soát làng xã nhưng ngược lại làng xã với tính tự trị cao luôn tìm cách chống lại. Đây là một cuộc đấu tranh dài và chỉ kết thúc khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đới năm 1945. Mối quan hệ tương trợ giữa làng xã và làng xã được thể hiện rõ nét. Nhiều làng xã có nhưng địa vực khác nhau nhưng nếu xét về dòng họ lại có quan hệ mật thiết. Mối quan hệ giữa làng xã và làng xã ở huyện Ba Bể vào đầu thế kỷ XIX, tuy không có hiện tượng phụ canh với sự xâm nhập về ruộng đất nhưng đồng bào các dân tộc vẫn sống hoà thuận, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống lao động, sản xuất. Trong giao lưu văn hoá thể hiện qua các lễ hội đình chùa, sự hoà nhập, giao thoa về mặt tín ngưỡng, tôn giáo là biểu hiện về sự hoà hợp giữa các dân tộc. 3. Với đặc điểm chế độ ruộng đất như trên, đồng thời do địa hình bị chia cặt mạnh nhiều đồi núi, kinh tế Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX là một nền kinh tế trông trọt lạc hậu năng suất thấp. Nông nghiệp trồng trọt bao gồm cả canh tác lúa nước, nương rẫy và làm vườn. Canh tác lúa nước là hình thức chủ yếu của người Tày, Nùng còn nương, rẫy là loại hình canh tác cơ bản của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 người Dao, Sán Chí. Sự xuất hiện của các dân tộc Mông, Dao, Sán Chí trên địa bàn huyện do lối sống du canh du cư đi tìm đất đai sinh sống. Có thể khẳng định rằng các dân tộc ở Ba Bể có những nét văn hoá riêng, đặc sắc và khá độc đáo gắn liền với nông nghiệp. Trên cơ sở văn hoá của dân tộc chính là người Tày, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm riêng. Người Tày vẫn giữ được những đặc điểm văn hoá cơ bản của dân tộc mình nhưng trong đời sống thực tế đã có một số biến đổi. Lễ hội của người Tày ở Ba Bể có thời gian ngắn và ít tốn kém hơn ở những nơi khác, ngày tổ chức và địa điểm cũng không có sự bắt buộc cố định, tuỳ theo sự lựa chọn từng năm Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hoá của người Kinh và người Tày qua các biểu hiện về tôn giáo như đình, chùa làm đa dạng và dày thêm các lớp văn hoá ở nơi đây. Do đặc điểm cư dân sống gần hồ Ba Bể hàng nghìn năm nay cuộc sống gắn với hồ, phụ thuộc vào hồ qua nhiều thế hệ nên có tín ngưỡng thờ thần nước rất độc đáo và rất riêng Từ những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định ở Ba Bể thời kỳ trước đã có sự giao thoa văn hoá tự nhiên giữa các vùng, các dân tộc. Nhân dân các dân tộc Ba Bể luôn coi nhau như anh em một nhà và góp phần xây dựng bản sắc văn hoá của quê hương mình. Bước vào thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư để bảo tồn và phát huy bản sắc các dân tộc Việt Nam trong đó có Ba Bể.Ví dụ: Hội lồng tồng đã được tổ chức thường xuyên theo định kỳ hàng năm trong thời gian gần đây, nhà nước đã đầu tư xây dựng và bảo tồn bản nhà sàn Nà ngòi( xã Nam Mẫu) – một bản người Tày có những đặc trưng văn hoá vùng hồ. Có thể khẳng định hiện nay ở Phú Đình đã có sự giao thoa về văn hoá một cách có định hướng theo đường lối văn hoá của Đảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 4. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay một dân tộc không thể phát triển đi lên nếu không dựa trên một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy bao gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố kinh tế - văn hoá truyền thống cấu thành từ bản sắc của các dân tộc. Nếu như trong tiến trình lịch sử, sức sống mãnh liệt của văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tạo lên sức mạnh to lớn trong công cuộc dựng và giữ nước thì trong hoàn cảnh mới, sức sống ấy sẽ là sức bật đưa Việt Nam tiến lên. Chúng ta sẽ hội nhập với quốc tế, khu vực và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trên cơ sở gìn giữ những nét văn hoá từ ngàn xưa kết hợp với các yếu tố mới. Thực hiện xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa đất nước ta tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của tri thức - công nghệ hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.150. 2. Nguyễn Thị Mai Anh (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Khoá luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Thái Nguyên. 3. Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr.155. 4. Các dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)(1978),Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học Xã hội. 5. Phan Huy Chú (1999), Lịch chiều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 6. Đại Nam Thực lục chính biên (1968), tập XX, Hà Nội. 7. Đại Nam nhất thống chí, Sử quán triều Nguyễn (1992), Tập 4, Nxb Thuận Hóa. 8. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn -Vĩnh Long, NXb Hồ Chí Minh. 9. Địa lý tỉnh Bắc Kạn (2002), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn. 10. Đồng khánh dư địa chí ( 2005 ), Nhóm biên tập bản điện tử Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, tr.819 - 820. 11. Nguyễn Kiên Giang (1953), Phác qua Tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Hà (2008), Huyện Chiêm Hóa-Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường ĐHSP Thái Nguyên. 13. Vũ Thị Thu Hà (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX qua địa bạ triều Nguyễn, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 14. Lê Thị Thu Hương (2008), Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP Thái Nguyên. 15. Yên Thị Hương (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên. 16. Nông Quốc Huy (2008), Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ,trường ĐHSP Thái Nguyên. 17. Huyện uỷ Ba Bể, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (2008), Đề cương chi tiết. 18. Phan Huy Lê (1996 ), Địa bạ cổ Hà Nội sưu tập và giá trị tư liệu, Tập 1, Nxb Hà Nội. 19. Phan Huy Lê và P.Brocheux (1995), Địa bạ Hà Đông, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Lịch sử xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (sửa đổi 01/01/2008) UBND xã Hà Hiệu và Hội người cao tuổi Hà Hiệu soạn và chính sửa, tr.7. 21. Lã Văn Lô - Nguyễn Hữu Thuần - Mai Văn Trí - Ngọc Anh - Mạc Như Đường (1959), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 22. Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học Xã hội. 24. Lã Văn Lô - Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hóa ở vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 25. Lã Văn Lô và Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 26. Các Mác (1959), Tư Bản, quyển 3, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.33. 27. Đặng Phong (1970), Kinh tế thời nguyên thuỷ ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 28. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.147. 29. Nguyễn Phan Quang (1981), "Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao - Lạng (1833 – 1834)", Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.43. 30. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1884), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, tr.60-61. 31. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI- XVIII, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, HN. 32. Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa. 33. Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện sử học và Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Trần Kông Tấu (2006), Tài nguyên Đất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 35. Phan Phương Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, tr.14. 36. Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (1999), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, (Bản dịch của Viện Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 37. Khổng Thị Thìn (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn qua tư liệu địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840), Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên. 38. Hoàng Xuân Trường (2009),Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên. 39. Tục ngữ ca dao Tày vùng hồ Ba Bể (2007 ), Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hoá Dân tộc, tr.21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 40. Vương Hoàng Tuyên (1963), Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Bắc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Đàm Thị Uyên (1999), Tổng Lạc Giao qua tư liệu địa bạ 1805-1830, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,trường ĐHSP Thái Nguyên. 42. Đàm Thị Uyên (1999), Huyện Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX, Luận án Tiến sĩ. 43. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Mai Thị Hồng Vĩnh (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Khoá luận tốt nghiệp Đại học, trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên. TÀI LIỆU ĐỊA BẠ 46. Giao Lang xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8221F1:8 47. Xuân ổ xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8253F1:13 48. Da Nham xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8224F1:13 49. Nhân Tiếp xã địa bạ Minh Mệnh 21,TTLTQGI, 8205F1:12 50. Bộc Bố xã địa bạ Minh Mệnh 21,TTLTQGI, 8204F1:10 51. Nam Mẫu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8201F1:10 52. Truyền Cố xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8206F1:8 53. Bằng Thành xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8202F1:15 54. Mỹ Hóa Bán xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8239F1:8 55. Cao Thượng xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8213F1:16 56. Đồng Phúc xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8246F1:16 57. Cao Trĩ xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8257F1:20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 58. Hạ Hiệu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8226F1:18 59. Xuân Phương xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8256F1:24 60. Hồng La xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8248F1:10 61. Nghiêm Loan xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8236F1:10 62. Cổ Đạo xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8244F1:13 63. Bằng Châu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8195F1:14 64. Chư Hoa xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8238F1:21 65. Quảng Khê xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8196F1:12 66. Thượng Giáo xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8251F1:14 TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ 67. Ma Thế Trọng, 81 tuổi, Phố Cũ, tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã 68. Bế Ích Pèng, 70 tuổi, xã Quảng Khê 69. Đàm Đình Phùng, 80 tuổi, thôn Nà Ma, xã Hà Hiệu 70. Ô Phúc Bình, 80 tuổi, thôn Cốc Lót, xã Hà Hiệu 71. Dương Xuân Nghiêm, 70 tuổi, bản Vài, xã Khang Ninh 72. Dương Hữu Tương, 70 tuổi bản Vài, xã Khang Ninh 73. Ma Thế Khanh, 66 tuổi, Thị trấn Pắc Nặm, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm 74. Dương Đăng Long, 71 tuổi, thôn Pác Nghệ, xã Địa Linh 75. Hoàng Văn Trọng, 70 tuổi, thôn Đon Vai, xã Chu Hương 76. Nông Viết Toại, 70 tuổi, Bản Áng, thị xã Bắc Kạn 77. Ma Thế Thiện, 61 tuổi, thủ từ chùa An Mã. 78. Dương Văn thục,55 tuổi, phó phòng văn hoá huyện Ba Bể 79. Th.S. Bàn Tuần Năng- Phó phòng bảo tàng &QLDT Sở VHTT Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc305.pdf