Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu

Qua một thời gian ngắn thực tập và tìm hiểu thực tế công tác Kế toán tại Công ty Sản Xuất Bao Bì và Hàng Xuất Khẩu em càng thấy được vai trò quan trọng của công tác Kế toán nói chung và “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” nói riêng. Việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm không những giúp doanh nghiệp xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn góp phần giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó không chỉ là điều kiện sống còn giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà còn giúp cho nhà quản lý sử dụng vốn và đầu tư một cách có hiệu quả, tránh được những thất thoát rủ ro không đáng có. Trong đề tài này, em đã cố gắng thể hiện một cách chính xác nhất những vấn đề thực tế của Công ty. Song do thời gian tiếp cận với thực tế còn ít, kiến thức có hạn mà đề tài lại rất rộng, phức tạp nên bài viết chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản nhất do đó sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy, cô giáo và các anh, chị phòng kế toán Công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm vực dậy các mặt hàng truyền thống giành lại vị thế trên thị trường. - Về nhân sự Công ty cũng thực hiện tinh giảm biên chế, sắp xếp hợp lý hoá cơ cấu lao động từ gián tiếp tới trực tiếp, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực theo học các khoá đại học và sau đại học nhằm đảm đương được trọng trách lớn lao của Công ty. Mặt khác, ban lãnh đạo Công ty cũng chú trong đến việc xây dựng hệ thống qui chế làm việc chặt chẽ từ văn phòng Công ty xuống các Xí nghiệp thành viên và chi nhánh, xoá bỏ thói làm ăn quan liêu bao cấp, gắn trách nhiệm tới từng CBCNV, có thưởng phạt nghiêm minh. Bởi vậy đã tạo được tâm lý thoải mái cho người lao động có tinh thần tự giác, nhiệt tình, sáng tạo có hiệu quả lao động ngày càng cao. 1.2. Ngành nghề kinh doanh: Hiện nay Công ty đang tham gia vào hoạt động kinh doanh trong 3 linh vực: sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Trong đó kinh doanh thương mại là chủ yếu. Ngành nghề kinh doanh cửa Công ty là: sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm bao bì, hàng lâm sản, hàng hoá khác do Công ty sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị hàng tiêu dùng, gia công hợp tác đầu tư liên doanh để sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, kinh doanh nhà hàng, nhà khách, kho bãi mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ, hàng sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu. Ngoài ra để phù hợp với tinh hình phát triển kinh tế mới, đồng thời tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống CBCNV đưa Công ty ngày một phát triển tạo thế đứng vữ chắc trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã xin bổ xung thêm các ngành nghề kinh doanh như: kinh doanh các mặt hàng nông sản, hải sản, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng, dịch vụ trông giữ xe qua đểm trong phạm vi kho bãi của doanh nghiệp, kinh doanh khách sạn, lữ hàng nội địa, xây dựng công trình dân dụng, trang trí nội thất và kinh doanh hàng dược liệu để sản xuất thuốc không trong danh mục dược liệu Nhà nước cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu. 1.3. Thị trường: Xuất phát từ đặc điểm ngành nhề kinh doanh của Công ty như đã trình bày ở trên, do vậy thị trường tiêu thụ của Công ty khá rông lớn - Đối với thị trường trong nước: chủ yếu là các loại bao bì, các sản phẩm gỗ cao cấp ( ván sàn pơmu, ván tinh chế, đồ gỗ ốp lát và các đồ dùng trang trí nội thất ) đã có mặt ở nhiều nơi. - Đối với thị trường xuất khẩu: ngày càng được mở rộng. Công ty đã xuất khẩu ra thị trường các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore và một số nước EU…Với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ gỗ, hàng mỹ nghệ, nông, lâm hải sản…Song song với việc xuất khẩu Công ty còn nhập khẩu để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hai năm gần đây 2003-2004: Với tinh thần phấn đấu thi đua trong lao động sản xuất của toàn thể CBCNV, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Bảng 01: Kết quả hoat động sản xuất kinh doanh của Công ty Sản Xuất Bao Bì & hàng Xuất Khẩu năm 2003-2004 Đơn vị: trđ Stt Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ 1 Vốn kinh doanh 35.250,55 36.190,66 940,11 2.667 2 Vốn chủ sở hữu 15.199,30 16.177,23 377.93 2.392 3 Doanh thu bán hàng 134.471,585 137.181,14 2.709,555 2,015 4 Các khoản giảm trừ 277,802 283,386 5,584 2,01 5 Doanh thu thuần 134.193,783 136.897,754 2.703,971 2,015 6 Giá vốn hàng bán 129.027,358 131.442,096 2.414.738 1.87 7 Lợi nhuận gộp 5.166,425 5.455,658 289,233 5,6 8 Chi phí bán hàng 619,505 671,401 51,896 8,38 9 Chi phí QLDN 787,126 778,076 -9,05 -1.15 10 LN thuần từ HĐKD 3.759,794 4.006,181 246,387 6,55 11 Thu nhập từ HĐTC 384,199 385,690 1,491 0.39 12 Chi phí HĐ TC 4012,95 4200,06 187,11 4.67 13 Lợi nhuận từ HĐ TC -3628,751 -3814,37 -185,619 -5,12 14 Thu nhập khác 0,555813 0,420500 -0,135313 -24,35 15 Chi phí khác 0 0,210350 0,210350 16 Lợi nhuận khác 0,555813 0,210150 -0,345663 -62,19 17 Tổng LN trước thuế 131,599 192,017 60,418 45,91 18 Thuế TNDN 42,112 61,445 19,333 45,9 19 Tổng LN sau thuế 89,488 130,571 41,083 45,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính Công ty sản xuất bao bì & hàng xuất khẩu) Nhân xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty năm 2004 đã vượt mức so với năm 2003, vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh đều tăng tương ứng là 2,392% & 2,667%. Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 là 2.709,555 trđ tương ứng tăng 2,015%. Các khoản giảm trừ tăng năm 2004 so với năm 2003 là 2,01% tương ứng tăng 5,584 trđ làm cho doanh thu thuần tăng 2,015% tăng tương ứng 2.703,971 trđ. Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1,87 tương đương 2.414,738 trđ nhưng tăng thấp hơn tấc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận gộp năm 2004 tăng so với năm 2003 5,6% tương đương 289,233 trđ. Chi phí bán hàng năm 2004 so với năm 2003 tăng 8,38% tương đương với 51,896 trđ còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 giảm so với năm 2003 là 9,05 trđ tương ứng giảm 1,15%. Chi phí bán hàng là chi phí trực tiếp do vậy nó chiếm tỷ trong lớn và tăng lên còn chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ do vây việc giảm chi phí này là điêu hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là không hợp lý Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục. Chi phí quản lý và chi phí bán hàng của Công ty là tương đối lớn lại có xu hướng tăng lên, tỷ trọng của chúng trong doanh thu thuần cũng có chiều hướng gia tăng. Kết quả này một phần là do ảnh hưởng của đặc điểm các Xí nghiệp, chi nhánh của Công ty phân tán ở nhiều nơi, thi trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ, rải rác. Thu nhập từ hoạt động Tài chính năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0.39% tương ứng 1,492 trđ nhưng chi phí Tài chính lại tăng cao hơn so với thu nhập Tài chính. Chi phí cao như vậy nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi đúng hướng, Công ty đã khai thác và sử dung nguồn vốn vay rất hợp lý. Trong tổng lợi nhuận đạt được từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Lợi nhuận khác là lợi nhuận được hình thành từ những nguồn thu bất thường ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính, nó chiếm tỷ lệ rất ít. Cụ thể như năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,345663 trđ. Lợi nhuận kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 của Công ty đã tăng đáng kể với tỷ lệ trước thuế tới 45,91%, sau thuế là 45,9%. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do lợi nhuận gộp tăng mà lợi nhuận gộp tăng chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty tổ chức, quản lý tốt khâu kinh doanh. Tuy nhiên vẫn cần phải có những biện pháp thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả hơn nữa nhằm giảm chi phí tăng doanh thu và lợi nhuận cho các kỳ tiếp theo. Năm 2004 Công ty đã thực hiện tốt nghĩ vụ nộp ngân sách Nhà nước tăng 45,9%. 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý: Tại Công ty hiện nay gồm 3 phòng chức năng, 2 phòng kinh doanh, 3 chi nhánh và 6 Xí nghiệp trực thuộc. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, được thể hiện ở “sơ đồ2” tổ chức quản lý. Giám đốc của Công ty do Bộ Thương Mại bổ nhiệm là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty trực tiếp chỉ đạo, phối hợp các phòng ban, chi nhánh Xí nghiệp trực thuộc hoạt động trong một bộ máy thông nhất, đồng thời phải báo cáo cũng như chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty trước Bộ Thương Mại. Phó Giám đốc công ty giúp việc cho Giám đốc đảm bảo nhiệm vụ quản lý nội chính của Công ty đồng thời kiêm chủ tịch công đoàn Công ty. Bộ máy kế toán của công ty thể hiện ở “sơ đồ3”. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. *Phòng kế toán-tài chính: Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trên văn phòng Công ty. Theo dõi các hợp đồng vay vốn trong Công ty. Theo dõi hạch toán tăng giảm tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn Công ty. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ với nhà cung cấp, với khách hàng thanh toán qua tài khoản của Công ty. Trực tiếp thực hiện các khoản nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước sau khi thu lại của các đơn vị thành viên. *Phòng kế hoạch-kinh doanh xuất nhập khẩu: Được phân công chủ động hạch toán và nghiệp vụ mua, bán hàng, xác định kế quả kinh doanh trong kỳ, tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoặc xuất khẩu hàng, tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. *Phòng tổ chức – hành chính : Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty để xây dưng tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chính sách cán bộ, công tác pháp chế, đảm bảo an toàn doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. Dưới 3 phòng chức năng gồm 2 phòng kinh doanh, 3 chi nhánh, 1 khách sạn và 6 đơn vị Xí nghiệp trực thuộc được phân cấp chủ động hạch toán các nhiệm vụ mua bán hàng, sản xuất kinh doanh trong kỳ và xác định kết quả kinh doanh báo cáo về Công ty. 3. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh ở Công ty. 3.1. Quy trình công nghệ gia công chế biến. Nguyên liệu Sơ chế Xẻ Cắt Cắt theo đơn đặt hàng Tiêu thụ 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu Xẻ phá Xẻ lại Ngâm tẩm Dựng phơi Sấy Hoàn thiện Rọc cạnh 1 Rọc cạnh 2 Bào Soi Đóng gói tiêu thụ 4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 4.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Để thích hợp với hình thức tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán, được mô tả ở sơ đồ và được phân thành 2 cấp. Cấp Công ty ( phòng kế toán – tài chính ) Cấp đơn vị thành viên ( cán bộ kế toán tại các Xí nghiệp, chi nhánh ) Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng Công ty đồng thời là trưởng phòng kế toán - tài chính, là người điều hành chung giúp Giám đốc về mọi hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính kế toán, tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác hạch toán kế toán thống nhất từ văn phòng Công ty xuống tới các đơn vị thành viên và cùng Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính của Công ty trước cơ quan cấp trên. Giúp việc cho kế toán trưởng là kế toán phó và cũng là phó phòng kế toán – tài chính, sẵn sàng đảm nhiệm công việc của kế toán trưởng trong phạm vi qui định khi cần thiết. Ngoài trưởng phòng ra còn có 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ được đảm nhiệm từng phần việc cụ thể. 4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các kế toán phần hành. *Tại Công ty: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung + tài chính vốn. - Kế toán phó: Phụ trách phần hành kế toán tổng hợp & kế toán thanh toán, tổng hợp lên quyết toán sản xuất kinh doanh – tài chính theo định kỳ, theo dõi kiểm tra quyết toán tài chính, sản xuất kinh doanh các cơ sở trong Công ty; thanh toán thu chi các khoản thu chi tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán BHXH và chính sách. - Kế toán viên 1: Kế toán vật tư theo dõi công nợ. Theo dõi lập phiếu nhập – xuất vật tư hàng ngày (có sổ chi tiết vật tư, thẻ kho - theo dõi nhập - xuất - tồn), theo dõi việc thanh toán công nợ trong Công ty (có sổ chi tiết, sổ phụ theo dõi cụ thể công nợ phải trả hoặc phải thu), đôn đốc việc thanh toán kịp thời. - Kế toán viên 2: Kế toán thanh toán quốc tế, chuyên theo dõi việc thanh toán tiền ngoại tệ, làm thủ tục thanh toán tiền cho nghiệp vụ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá trong toàn Công ty. - Kế toán viên 3: Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách. - Thủ quỹ: Chuyên quản lý thu chi tiền mặt khi có chứng từ thu- chi hợp lệ. *Tại cấp đơn vị thành viên (Công ty có 12 đơn vị thành viên): Tại Xí nghiệp với chức năng chính là sản xuất, gia công, chế biến nên bộ phận kế toán sẽ được chủ động tổ chức đảm nhiệm hạch toán cụ thể, chi tiết các phần có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như: - Phần hành tồn kho(nguyên liệu, thành phẩm, công cụ, dung cụ). - Phần hành lương và chi phí nhân viên. - Phần hành chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm. - Phần hành tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. - Phần hành TSCĐ thuộc vốn tự có của đơn vị, ngoài ra đối với tài sản do Công ty giao quyền sử dụng các đơn vị phải có trách nhiệm theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng lên Công ty. Riêng với các Chi nhánh do hoạt động trên địa bàn khác nhau nên các đơn vị này được phép hạch toán độc lập mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong phạm vi Chi nhánh và hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính. Hiện nay Công ty đang thực hiện chết độ quyết toán theo quý, cuối quý mỗi đơn vị thành viên bao gồm các Xi nghiệp, Chi nhánh, phòng KH-KDXNK, phòng Vật tư tổng hợp phải nộp về phòng kết toán - tài chính báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh với 5 loại bắt buộc sau: - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Bản cân đối kế toán. - Bảng tổng hợp chữ T. - Bảng kiểm kê hàng tồn kho. 4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ: Hê thống chứng từ hiện đang sử dụng tại Công ty gồm: Invoice (hoá đơn thương mại) Packing list Đối với hàng xuất khẩu Hoá đơn tài chính (VAT) Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Phiếu thu tiền mặt. Phiếu chi tiền mặt. Phiếu tạm ứng. Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu xin lĩnh vật tư. Phiếu thanh toán lương. Bảng chấm công. Bảng thanh toán BHXH. Séc chuyển khoản. Séc lĩnh tiền mặt. 4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống TK-KT Cơ sở pháp lý của Công ty trong việc thực hiện công tác kế toán là Quy định số 114/TC - QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các văn bản hương dẫn khác do Bộ Tài Chính mới ban hành gần đây. Nhóm TK loai 01: 111, 112, 131, 133, 136, 138, 141, 142, 144, 154, 153, 154, 155, 156, 157, 159 Nhóm TK loại 02: 211, 214, 241 Nhóm TK loại 03: 315, 331,333, 334, 335, 336, 338, 341, 342 Nhóm TK loại 04: 411, 412, 414, 421, 431 Nhóm TK loại 05: 511 Nhóm TK loại 06: 631, 622, 627, 632, 641, 642, 611 Nhóm TK loại 07: 711, 721 Nhóm TK loại 08: 811, 821 Nhóm TK loại 09: 911 4.4. Sổ sách kế toán áp dụng. 4.4.1. Hình thức sổ nhật ký sổ cái: Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 4.4.2. Hình thức sổ nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phat sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 4.4.3. Hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ &các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ&sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 4.4.4. Hình thức nhật ký ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng tư ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối sổ phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 4.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. 4.5.1. Hệ thống báo cáo tài chính: Sau khi các đơn vị thành viên nộp báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh, phòng kế toán tài chính tổng hợp số liệu và lập: Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối sổ phát sinh. Báo cáo kế quả kinh doanh. Thuyết minh báo cáo tài chính. 4.5.2. Báo cáo quảng trị: Báo cáo tình hình huy động, sử dụng và hoàn trả vốn vay. Báo cáo tình hình sử dụng vốn ngân sách cấp. Báo cáo tình hình phan phối vốn các đơn vị thành viên. Bảng quyết toán thuế VAT 4.5.3. Sơ đồ hạch toán tại phòng kế toán tài chính Công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ . Sơ đồ hạch toán tại phòng kế toán tài chính Công ty: Chứng từ & bảng phân bổ Bảng kê thu, chi quỹ tiền mặt,bảng kê số 01, 02, 11, sổ theo dõi thanh toán ví nhà cung cấp, với khách hàng, bảng kê công nợ Nhật ký chứng từ Báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh của các đơn vị Sổ cái Bảngcân đối kế toán báo cáo kết quả kinh doanh thuyết minh báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hang ngày Ghi cuối tháng B. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât và tính gia thành sản phẩm. 1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp. Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố cấu thành nên sản phẩm các chi phí về nguyên vật liệu. Các chi phí vật liệu phụ như: sô đa, nhựa thông, dây buộc, mực in… chính do đặc thù của sản phẩm giấy, gỗ nên nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65 - 70% trong tổng số giá thành sản phẩm. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ và tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý, nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đối với việc tiết kiệm nguyên vật liệu thì hạch toán chính xác và đầy đủ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác xác định tiêu hao vật chất cho sản phẩm, đảm bảo tính chính xác, trung thực của giá thành sản phẩm sản xuất. Tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được xuất từ kho hoặc do mua ngoài vào sản xuất. Căn cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, hạn mức vật tư, hạn mức vật tư do phòng kế toán lập và thủ trưởng đơn vị duyệt căn cứ vào đó tiến hành mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. * Hạch toán ban đầu: Để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty sử dụng các chứng từ sau: Hạn mức vật tư. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Hoá đơn giá trị gia tăng. Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi. Một số mẫu phiếu của Công ty. (M1) Phiếu xuất kho. Ngày..19..tháng..05.. năm..2004.. Họ & tên người nhập hàng:..Lê Văn Nhất… Lý do xuất kho:..Xuất dùng sản xuất… Xuất dùng tại kho:..Công ty… STT Tên nhãn hiệu quy cách Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Keo Kg 21.050 21.050 1.800 37.890.000 2 Nhựa Kg 3.100 3.100 6.000 18.600.000 Cộng tiền hàng: 56.490.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi sáu triệu bố trăm chín mươi nghìn đồng. Ngày..19.. tháng..05...năm.2004.. Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) (M2) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Ngày 21 tháng 05 năm 2004 Căn cứ điều động số: 53/XN ngày 21 tháng 05 năm 2004 của Giám đốc Công ty:……………………….. Về việc: Giao hàng bán Họ & tên Người vận chuyển:……………………. Hợp đồng số:.98. Phương tiện vận tải : Ôtô. Xuất tại kho: Công ty Nhập tại kho: Chi nhánh Đại lý. STT Tên nhãn hiệu quy cách Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Giấy Kg 250 250 111.650 27.912.500 2 …….. …… ….. …… ……. …… ……… Cộng tiền hàng: 27.912.500 Tổng số tiền (viết bằng chữ):Hai mươi bẩy triệu chín trăm mười hai nghìn năm trăm đồng. Xuất ngày 21 tháng 05 năm 2004. Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị thủ trưởng (ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) * Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu: - Định kỳ 5 ngày kế toán vật tư lập bảng tổng hợp vật tư đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Bảng 02: Bảng tổng hợp chứng từ xuất vật liệu. Từ ngày 16 tháng 05 đến ngày 20 tháng 05 năm 2004. Số CT Ngày tháng Nội dung Số tiền Ghi chú 12 16/05 Xuất keo dùng cho sản xuất giấy 96.250.500 13 17/05 Xuất nhựa thông dùng cho sản xuất giấy 18.378.500 14 18/05 Xuất than dùng cho sản xuất giấy 7.736.000 15 19/05 Xuất Sô đa dùng cho sản xuất giấy 3.250.500 16 20/05 Xuất bột lứa dùng cho sản xuất giấy 5.678.000 Cộng tiền: 131.293.500 19 16/05 Xuất keo dùng cho sản xuất gỗ 45.060.000 21 17/05 Xuất nhựa dùng cho sản xuất gỗ 6.861.500 25 19/05 Xuất ghim dùng cho sản xuất gỗ 2.733.500 27 20/05 Xuất phẩm mầu dùng cho sản xuất gỗ 13.453.000 …. …. ………………………………………… ……………. …. Cộng tiền: 68.108.000 Tổng Cộng: 199.401.500 Số tiền (viết bằng chữ): Một trăm chín mươi chín triệu bốn trăm linh một nghìn năm trăm đồng. Ngày 05 tháng 01 năm 2003 Người lập biểu: Kế toán phụ trách: (ký nghi rõ ho tên) (ký nghi rõ ho tên) - Sau khi lập bảng tổng hợp chứng từ xuất vật liệu được kế toán phụ trách duyệt, kế toán lập chứng từ ghi sổ chuyển cho kế toán tổng hợp. (M3) Chứng từ ghi số: 101 Ngày 20 tháng 05 năm 2004 Trích yếu Số liệu Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất NVL dùng sản xuất giấy 621 131.293.500 152 131.293.500 Xuất NVL dùng sản xuất gỗ 621 68.108.000 152 68.108.000 Tổng cộng 199.401.500 199.401.500 (Kèm theo: bảng tổng hợp chứng từ xuất vật liệu, 5 phiếu xuất kho cho vật liệu giấy, 4 phiếu xuất kho cho vật liệu gỗ). Người lập biểu: Kế toán trưởng: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Trong tháng 05 năm 2004 Công ty đã mua nguyên vật liệu và chuyển thẳng vào dùng cho sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán lập chứng từ ghi sổ. (M4) Chứng từ ghi sổ Số :110. Ngày 27 tháng 05 năm 2004 Nội dung Số liệu Tk Số tiền Nợ Có Nợ Có Mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh không qua kho 621 133 111 50.615.000 5.061.500 55.676.500 Cộng 55.676.500 55.676.500 (Kèm theo: Bảng tổng hợp mua vật liêu, phiếu chi, hạn mức vật tư, hoá đơn GTGT). Người lập biểu: Kế toán trưởng: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Cuối tháng 05 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất kinh doanh giấy và gỗ. Căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán lập chứng từ gốc ghi sổ. (M5) Chứng từ ghi sổ Số :129 Ngày 30 tháng 05 năm 2005 Nội dung Số TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất NVL cho SX giấy 621 125.111.000 152 125.111.000 Xuất NVL cho SX gỗ 621 28.151.500 152 28.151.500 Cộng 153.262.500 153.262.500 (Kèm theo: bảng tổng hợp chứng từ xuất vật liệu, phiếu xuất kho, phiếu mua vật tư). Người lập biểu: Kế toán trưởng: (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ được lập, kế toán kiểm tra tình hình hợp lý, hợp lệ rồi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái TK 621. 2. Kết toán tập hợp nhân công trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau. Một trong những chính sách làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đó là tiền lương trả cho CBCNV. Công ty Sản Xuất Bao Bì và Hàng Xuất Khẩu đã biết sử dụng tiền lương như một công cụ nhất định để khuyến khích CBCNV nâng cao năng suất lao động. Ngoài lương cơ bản Công ty còn có các khoản bổ xung thưởng theo sản lượng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất… Tiền lương được trả trên cơ sở đơn giá tính cho sản phẩm thực hiện. ở mỗi phân xưởng, phòng ban, người quản lý sử dụng bảng chấm công để theo dõi số ngày làm việc, ngày nghỉ của từng CBCNV. Vì vậy, việc tổng hợp chi phí tiền lương được tính rất rõ ràng hợp lý. Tiền lương trả cho một công nhân = Tiền lương sp 1 công nhân + Tiền lương thời gian 1 công nhân + các khoản phụ cấp (nếu có). Tiền lương SP = Số SP đạt tiêu chuẩn x Đơn giá 1 SP Tiền lương TG = Số ngày công x Đơn giá 1ng/1ngày Hàng ngày, kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên sản xuất, quý lương cơ bản và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán xác định số phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng CBCNV. Số liệu này cũng được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. */ Là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế mà nó còn phản ánh chế độ xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo ở mức độ nhất định về mặt kinh tế, ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản, tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết… BHXH là một hình thức xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế của người lao động và gia đình. Theo công ước 102 về BHXH của lao động quốc tế, BHXH gồm: + Chăm sóc y tế. + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thất nghiệp. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp tuổi già. + Trợ cấp gia định. + Trợ cấp thai sản, tàn tật, mất người nuôi nấng. Hiện nay BHXH tại Việt Nam bao gồm: + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thai sản. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tàn tật. Quỹ BHXH luôn đi đôi với quỹ tiền lương, quỹ BHXH dùng đãi thọ CBCNV có đóng góp vào quỹ trong trường hợp. - Người lao động mất khả năng lao động: hưu trí, trợ cấp thôi việc. - Người lao động mất khả năng lao động tạm thời: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quỹ BHXH được hình thành 15% doanh nghiệp phải chịu, tính vào chi phí, 5% người lao động phải chịu trừ vào lương. Quỹ BHXH do cơ quan BHXH thống nhất quản lý. Khi các doanh nghiệp trích được BHXH theo quy định phải nộp hết cho cơ quan BHXH. Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXH trong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quan Bảo hiểm cấp trên duyệt. */ Bảo hiểm y tế (BHYT ) là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh tiền viện phí thuốc thang. Mục đích của BHYT là tập hợp một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng, bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp. Quỹ BHYT được hình thành trích 3% trên số thu nhập trả cho người lao động, trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động nộp 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thốg nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Khi tính được mức trích BHYT các doanh nghiệp phải nộp hết 3% cho cơ quan BHYT. */ Kinh phí Công đoàn (KPCĐ) là nguồn tài trợ cho hoạt động Công đoàn ở các cấp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Công đoàn (trả lương cho Công đoàn chuyên trách chi tiêu hội họp). KPCĐ được hình thành bằng cách trích 3% theo lương của người lao động. Doanh nghiệp chịu 2% (tính cho chi phí ), Lao động chịu 1% đưa vào doanh thu. KPCĐ trong kỳ, một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công tác công đoàn. 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì trong chi phí sản xuất còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627, mở chung cho các phân xưởng. Hạch toán ban đầu: Bảng chấm công. Bảng thanh toán lương. Bảng tính BHXH, KPCĐ, BHYT. Bảng tính khấu hao TSCĐ. Hoá đơn GTGT. Giấy tạm ứng, phiếu chi, phiếu xuất kho. Bảng phân bổ công cụ dụng cụ. Ví dụ: Một số mẫu để kết toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Bảng 03: Bảng tính KHTSCĐ. Tháng ..05.. năm 2004… STT Tên tài sản cố định Mức tính KHTSCĐtháng Ghi chú 01 Máy móc thiết bị 60.056.000 02 Nhà xưởng 11.120.000 Cộng 71.176.000 Số tiền viết bằng chữ: Bẩy mươi mốt triệu một trăm bẩy mươi sáu nghìn đồng. Người lập biểu: Kế toán trưởng: Giám đốc công ty: (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (M6) Công ty sản xuất bao bì Quyển số: 02 Mẫu số 02- TT & hàng xuất khẩu. (QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Phiếu chi Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Số 58 của Bộ Tài Chính Ngày 05 tháng 05 năm 2004 Nợ: TK331 Có: TK111 Họ tên người nhận: Ông Bùi Tiến Bình Địa chỉ: Quảng Ninh Lý do chi: Thanh toán tiền hàng Số tiền: 7.280.000đ (Bảy triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng) Ngày 20 tháng 05 năm 2004 Kế toán trưởng: Thủ quỹ: Người nhận: (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (M7) Danh sách tạm ứng. Tháng 05 năm 2004 Số 67 Kính gửi: - Ông Giám đốc Công ty. - Phòng hành chính. Stt Họ & Tên Số Tiền Ghi chú 01 Nguyễn Tấn Dũng 400.000đ 02 Nguyễn Thành Công 400.000đ … …………… ………… ………… Tổng cộng 800.000đ Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm nghìn đồng. Hà nội, ngày 01 tháng 05 năm 2004. Thủ trưởng đơn vị: Kế toán trưởng: Người xin tạm ứng: (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên ) Hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 để phản ánh và mở chi tiết thành các TK cấp II cho từng đơn vị, Xí nghiệp. Các TK cấp II này đều có kết cấu chung như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ. Bên có : Kết chuyển phân bổ CPSX vào TK 154 cho từng sản phẩm TK này cuối kỳ không có số dư. Trình tự hạch toán: Chi phí nhân viên quản lý XN bao gồm lương thời gian và các khoản mang tính chất lương, các khoản trích khen thưởng BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý. Căn cứ vào bảng thanh toán lương và tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu xuất kho CCDC, KHTSCĐ và dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất vào chi phí sản xuất để kế toán lập chứng từ ghi sổ. (M8) Chứng từ ghi sổ Số 125 Ngày 31 tháng 01 năm 2003 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Lương nhân viên quản lý 627.1 6.755.000 334 6.755.000 Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý 627.1 1.075.500 338 1.075.500 Xuất CCDC dùng cho quản lý 627.3 25.585.500 153 25.585.500 KHTSCĐ ở phân xưởng 627.4 1.256.000 214 1.256.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng 627.7 12.500.000 111 12.500.000 Cộng 47.172.000 47.172.00 ( Kèm theo: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu xuất kho, bảng tính khấu hao TSCĐ, chứng từ ghi tiền mặt). Người lập biểu: Kế toán trưởng: (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau khi được bộ phận phụ trách kiểm tra lập chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Phần III. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. I. Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 1. Đánh giá chung về công tác kế toán. Nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, luôn luôn diễn ra sự ganh đua, cọ sát giữa các thành viên với nhau để dành phần có lợi cho mình. Khi đó, đặt trước nhà quản lý doanh nghiệp một thử thách to lớn là phải làm sao doanh thu bù đắp được chi phí và có lợi. Muốn vậy, cách tốt nhất là phải làm sao để sử dụng tối đa có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên trong cơ chế canh tranh hiện nay doanh nghiệp không thể chỉ tìm cách huy động đủ vốn mà phải có biện pháp, chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả để sử dụng tối đa hiệu quả của đồng vốn. Nếu đồng vốn đó không sinh lời hoặc khả năng sinh lời kém thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại được. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề mang tính chất cấp bách đề ra cho các doanh nghiệp. Mà muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông qua công tác phân tích tình hình tài chính nói chung và chi phí giá thành trong sản xuất nói riêng. Nhưng mỗi doanh nghiệp có một cái nhìn khác nhau tùy từng loại hình doanh nghiệp và tùy theo trình độ của các CBCNV về công tác phân tích tài chính kế toán của mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu em thấy rằng: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và từ yêu cầu quản lý tài chính của Công ty. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì công tác kế toán phải thống nhất, chính xác, kịp thời. Muốn vậy bộ máy kế toán của Công ty cần được tinh giản, gọn nhẹ hơn nhưng phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng, phù hợp với trình độ nhân viên của đội ngũ kế toán và sự kiểm tra đôn đốc kịp thời của kế toán trưởng. Toàn bộ nhân viên kế toán của Công ty luôn cố gắn trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm nâng cao tinh thần trách nhiệm. Với hình thức kế toán đơn vị áp dụng là chứng từ ghi sổ tuy ghi chép trên sổ kế toán trưởng tương đối đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu nhưng nếu sai sót thì sửa chữa nhiều sổ. ý thức được tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng hết mình của CBCNV cũng như cán bộ kế toán trong Công ty đã đem lại hiệu quả cao trong công việc, phát huy vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo, điều hành sát thực hơn, tạo điều kiện mang lại lợi nhuận cao nhất. 2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. a/ Ưu điểm: Bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức nền nếp, cán bộ nhân viên kế toán thường xuyên được đào tạo nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững chế độ và vận dụng một cách linh hoạt đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị. Đồng thời, được sự kiểm tra đôn đốc, giúp đỡ, hướng dẫn của đồng chí kế toán trưởng nên hạn chế được những sai sót trong báo cáo, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất cho các sản phẩm. * Xác định nội dung chi phí: Kế toán các XN xác định nội dung chi phí sản xuất, tính toán các khoản mục chi phí ở các XN tương đối hợp lý, chính xác, tính đúng, tính đủ đã bóc tách được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty đảm nhiệm tạo điều kiện cho việc phân tích các nhân tố làm tăng giá thành trong quá trình sản xuất. * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Nhìn chung, chứng từ ban đầu được tổ chức kịp thời hợp pháp, hợp lệ, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống chứng từ kế toán ở Công ty dù là bắt buộc hay hướng dẫn đều đảm bảo phản ánh đơn giản nội dung, chuẩn hoá, thống nhất về quy cách, biểu mẫu chứng từ. Tài khoản sử dụng: Việc vận dụng các tài khoản và hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tương ứng nhìn chung là phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời kế toán Công ty đã tổ chức hạch toán chi tiết đến từng mục chi phí tương ứng với những tài khoản cấp II phù hợp, điều này đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, tỷ mỉ, chính xác. Hệ thống sổ sách kế toán: Tại Công ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu hệ thống sổ sách kế toán được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đáp ứng được các thông tin cần thiết theo yêu cầu quản lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. b/ Những tồn tại: Chúng ta có thể khẳng định rằng không có một chế độ nào là hoàn hảo đến mức không có những sai sót hay vướng mắc dù là nhỏ nhất. Tại Công ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu ngoài những ưu điểm đạt được trên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số tồn tại nhất định như: - Về chứng từ kế toán: Cuối tháng nhân viên Kế toán ở các Xí nghiệp, đơn vị thành viên của Công ty mới gửi chứng từ về phòng Kế toán Công ty. Các chứng từ gửi về chủ yếu là các chứng từ gốc (Hoá đơn, Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu cùng Bảng tổng hợp chi phí...). Do đó, công việc ở phòng Kế toán Công ty tập trung vào cuối tháng, trong khi đó các thời điểm khác trong tháng công việc không nhiều nên công việc tại phòng Kế toán không được dàn đều trong tháng mà dồn vào cuối tháng. Điều đó có thể gây ra những sai sót nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp số liệu, ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin, khó khăn trong quản lý. - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có chi phí nguyên vật liệu phụ được dùng nhiều lần nhưng lại phân bổ hết lần đầu giá trị kho. Điều này chưa phản ánh đúng chi phí thực tế. Vật liệu phát sinh mua về phục vụ cho sản xuất do các đơn vị ký hợp đồng với nhà cung cấp. Các chứng từ liên quan đến vật liệu cuối tháng mới gửi về phòng Kế toán Công ty để tiến hành định khoản và nhập số liệu, ghi nhận chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Song số vật liệu còn lại cuối kỳ không sử dụng hết là tương đối lớn. Do vậy, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ chưa phản ánh đúng thực tế. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này tại Công ty gồm cả khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Do Công ty đầu tư mở rộng sản xuất cho nên việc điều động CBCNV từ cơ sở này sang cơ sở mới nhưng lại tính lương thuộc cơ sở cũ. Điều này phản ánh chưa đúng chi phí nhân công trực tiếp khi tính sản phẩm tại Công ty. Một phần tiền lương này phải hạch toán vào giá trị với TSCĐ theo đúng chế độ hiện hành. Ngoài ra một số lao động thuê ngoài kế toán không phân chia theo từng khoản mục mà trực tiếp hạch toán vào chi phí quản lý Công ty làm cho giá thành sản xuất giảm không phản ánh trung thực chi phí sản xuất kinh doanh. - Đối với chi phí sản xuất chung: Các Xí nghiệp, chi nhánh, nhà hàng khách sạn, đội xây dựng đã tập hợp chi phí sản xuất chung theo hướng dẫn của kế toán Công ty. Do Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau cho nên việc tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm là cần thiết nhưng Công ty lại tập hợp thành nhóm sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm tăng lên đáng kể, ảnh hưởng tới giá cũng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khoản mục chi phí sản xuất chung có chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung như nhà làm việc, các TSCĐ khác dùng trong công tác quản lý… kế toán Công ty phân loại chưa đúng với mục đích sử dụng của từng tài sản làm ảnh hưởng tới việc phân tích TSCĐ tại Công ty. Tại các Xí nghiệp, chi nhánh, nhà hàng khách sạn, đội xây dựng công tác hạch toán ban đầu luân chuyển chứng từ kế toán còn chậm thiếu sự đồng bộ, các chứng từ chưa ghi đầy đủ hết nội dung kinh tế cần thiết theo yêu cầu. Tài khoản vận dụng do cách xác định nội dung kinh tế chưa phù hợp, nên các tài khoản vận dụng chưa phản ánh đúng nội dung chi phí theo quy định. Các khoản thiệt hại trong thi công sản xuất là không thể tránh khỏi như: hao hụt nguyên vật liệu, mất điện hoặc chờ nguyên vật liệu… song kế toán chưa theo dõi chặt chẽ, xác định đối tượng chịu trách nhiệm, như vậy cũng phản ánh không xác thực tới chi phí sản xuất kỳ báo cáo. c/ Nguyên nhân dẫn đến tồn tại: Tồn tại trên trong công tác kế toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công ty do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan: - Về khách quan: Là do chuyển đổi cơ chế quản lý thực hiện kinh tế thị trường đã phát sinh những hoạt động kinh tế mới song các chính sách chưa thực sự đồng bộ, kịp thời. - Về chủ quan: Là do trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán chưa thực sự đồng bộ, đồng đều. II. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 1. Vai trò và yêu cầu của việc hoàn thiện. a/ Vai trò: Để các doanh nghiệp sản xuất hoà nhập vào kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sôi động, có thể tồn tại và phát triển vững vàng trên con đường khẳng định mình thì công tác quản lý doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả và vững mạnh. Một trong những công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đó chính là công cụ kế toán. Một trong những phần hành kế toán quan trọng bậc nhất trong các doanh nghiệp sản xuất là kế toán “Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm”. Giá thành với chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tham gia vào nền kinh tế thị trường cùng lúc có sự gặp mặt của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cùng loại. Thông qua việc phân tích đánh giá chỉ tiêu giá thành chúng ta có thể xác định được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó hạn chế được việc lãng phí vốn đồng thời đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự sáng tạo tìm tòi những phương án mới, giải quyết có hiệu quả nhất để phấn đấu giảm giá thành sản xuất. Đây là điều quan trọng, cần thiết giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững manh trên thương trường. Do nắm được tầm quan trọng đó Công Ty Sản Xuất Bao Bì & Hàng Xuất Khẩu luôn tìm cách sử dụng thế nào cho có hiệu quả nhất những thông tin mà kế toán đưa ra. Bởi những thông tin của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần thiết để nhà quản lý kiểm soát chi phí, xác định chi phí cần bù đắp, từ đó thúc đẩy hạch toán kinh tế nội bộ và ra các quyết định không những kịp thời, chuẩn xác, phù hợp mà còn giúp cho đối tác bên ngoài có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về đơn vị mình, tạo điều kiện cho họ có phương án lựa chọn, đầu tư, liên doanh hợp tác. b/ Yêu cầu hoàn thiện: Để phù hợp với điều kiện và sự biến động không ngừng của thị trường thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân thì vẫn cần phải phát huy và khẳng định hơn nữa trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Doanh nghiệp nào cũng luôn đứng trước một thách thức lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh là phải mang lại hiệu quả hay nói cách khách doanh thu bù đắp được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận cao để tái sản xuất mở rộng. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức quản lý, kinh doanh của đơn vị để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm một cách hợp lý. Phù hợp về chế độ, cơ chế tài chính hiện hành đảm bảo tính thống nhất với hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Phải tiến hành đồng bộ từ hạch toán ban đầu, vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán trên tất cả các nội dung: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí KHTSCĐ. - Chi phí sản xuất chung. Việc hoàn thiện phải theo hướng hiện đại hoá trong công tác kế toán, nâng cao năng suất lao động, chất lượng của công tác kế toán và giảm bớt sức lao động cho nhân viên kế toán. 2. Các giải pháp. Trong thời gian thực tập tại Công Ty Sản Xuất Bao Bì Và Hàng Xuất Khẩu em đã phần nào nắm bắt được lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty. Nhìn chung công tác kế toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm diễn ra nề nếp, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty và đảm bảo yêu cầu về quản lý chi phí. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác kế toán, chi phí sản xuất cần phân loại theo các khoản mục giá thành đã quy định tạo thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát chi phí. Nếu thực hiện các định mức chi phí yếu tố chi phí phải thực hiện theo tính toán chi phí thực tế cụ thể như: a/ Nội dung và phương pháp xác định các khoản mục chi phí. - Nội dung chi phí: Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí nguyên vật liệu phụ là không nhỏ nó dùng cho những kỳ sau để tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Hiện nay Công ty hạch toán nguyên vật liệu phụ xuất dùng cho một lần, không phân bổ cho những kỳ tiếp theo đã phản ánh không đúng với hao phí thực tế phát sinh cho các sản phẩm sản xuất ra. Do vậy cần thực hiện phân bổ chi phí này cho từng sản phẩm khác nhau sẽ đảm bảo phản ánh trung thực, chính xác hao phí thực tế phát sinh cho từng sản phẩm. - Phương pháp tính. + Với nguyên vật liệu xuất dùng: Nguyên vật liệu xuất dùng tính theo giá đích danh giúp cho khâu tính toán đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao, phản ánh đúng nguyên vật liệu xuất dùng. Song nếu Công ty áp dụng phương pháp này mắc phải nhược điểm là phải theo dõi cụ thể trong lần mua, trong lô hàng nguyên vật liệu nhập kho trên các sổ kế toán, mặt khác còn gây khó khăn trong việc tính toán và bảo quản kho. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu áp dụng nguyên vật liệu xuất dùng theo giá bình quân gia quyền. Giá bình quân gia quyền phản ánh nguyên vật liệu xuất dùng đảm bảo công tác tính toán nhanh hơn, có hiệu quả hơn. + Với chi phí nhân công trực tiếp. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nhiều mặt hàng khách nhau nên số lương CBCNV là tương đối lớn. Để phản ánh thống nhất, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác đáp ứng được cơ chế thị trường hiện nay thì Công ty phải tiến hành phân loại nhân công theo đúng quy định có nghĩa là nhân công phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh nào thì hạch toán vào giá thành sản phẩm đó và ngược lại đối với nhân công hạch toán vào chi phí sản xuất chung thì phải được phân bổ cho từng sản phẩm, đảm bảo phản ánh chính xác nội dung chi phí, tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ. + Với chi phí sử dụng TSCĐ. Hiện nay Công ty còn có một số ít trang thiết bị dùng chung các Xí nghiệp nhưng không hạch toán riêng cho từng Xí nghiệp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp, việc hạch toán chung chi phí này rất khó cho việc phân tích, lập kế hoạch yếu tố đầu vào của sản phẩm. + Với chi phí sản xuất chung. Tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chi phí này phát sinh không lớn và do Công ty đảm nhiệm, được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do Công ty đảm nhiệm vì thế khi tập hợp chi phí được từ các XN kế toán phải tiến hành phân loại một cách chính xác và khoa học. b/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục: - Chứng từ sử dụng. Khi sử dụng các chứng từ phải đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin cần thiết, sử dụng đầy đủ các mẫu theo quy định. - Tài khoản kế toán: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến từng sản phẩm sẽ được hạch toán vào TK 621 + Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty phải thuê lao động ngoài để tiến hành sản xuất giản đơn trong thời gian nhất định. Do vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý kết toán cần mở chi tiết TK 334 thành TK cấp II. TK 334.1 : Phải trả công nhân trong Công ty TK 334.2: phải trả lao động thuê ngoài. Tại Công ty khi thuê ngoài lao động kế toán phản ánh vào TK 331 khi phát sinh chi phí này kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 331 Khi thanh toán ghi: Nợ TK 331 Có TK 111 Nhưng theo chế độ kế toán hiện hành thì TK 331 chỉ dùng phản ánh tình hình thanh toán cho người cung cấp vật tư hàng hoá, người cung cấp lao vụ dịch vụ theo hợp đồng kinh tế. Do vậy, chi phí lao động thuê ngoài nên hạch toán vào TK 334.2 sẽ phản ánh rõ nét hơn chi phí nhân công trực tiếp (ngoài Công ty). Cụ thể hạch toán như sau: Khi phát sinh chi phí lao động thuê ngoài kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 (334.2) Khi thanh toán ghi: Nợ TK 334 (334.2) Có Tk 111 + Chi phí sản xuất chung. Kế toán tập hợp ghi: Nợ TK 627,KHTSCĐ dùng chung. Có TK 214 Để ghi báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh về phòng kế toán của Công ty thuận tiện theo dõi, đối chiếu kế toán có thể mở sổ tổng hợp chi phí sản xuất với 4 khoản mục. Trên cơ sở báo cáo chi phí sản xuất của Xí nghiệp, chi nhánh sử dụng với 3 khoản mục chi phí: là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Xuất nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi: Nợ TK 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,152 Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334. Các khoản chi phí phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 133 Có TK 111,112,334… Kết chuyển kế toán ghi: Nợ Tk 154 Có TK 621, 622,627… Nếu có thiệt hại do ngừng sản xuất. Tiền lương, tiền công trong thời gian ngừng sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 Chi phí khác chi ra trong thời gian ngừng sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111,112… Hết thời gian ngừng sản xuất, kết chuyển chi phí ngừng sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622,627 Các khoản chi phí trích trước. Trích trước các khoản chi phí nợ khó đòi kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 139 Nếu trong kỳ các khoản đã trích trước vào chi phí sản xuất mà lớn hơn chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kết toán ghi: Nợ TK 139 Có TK 721: thu nhập bất thường 3. Hiệu quả thực hiện của các giải pháp đó. Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì “Kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm” trở thành một công cụ sắc bén phối hợp với các nghiệp vụ chuyên môn quản lý doanh nghiệp đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao. Việc tổ chức quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo cho công tác kế toán gọn nhẹ, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tiết kiệm được chi phí mà vẫn phản ánh đầy đủ, chính xác yêu cầu và nội dung của công tác kế toán. Tổ chức hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất chắc chắn sẽ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm tại “Công Ty Sản Xuất Bao Bì Và Hàng Xuất Khẩu” chính xác, trung thực, đầy đủ và tỉ mỉ hơn. Đặc biệt, còn góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng tăng tính canh tranh trên thị trường không ngừng tạo ra niềm tin của khách hàng về sản phẩm. --------oOo-------- Kết luận. Qua một thời gian ngắn thực tập và tìm hiểu thực tế công tác Kế toán tại Công ty Sản Xuất Bao Bì và Hàng Xuất Khẩu em càng thấy được vai trò quan trọng của công tác Kế toán nói chung và “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” nói riêng. Việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm không những giúp doanh nghiệp xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn góp phần giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó không chỉ là điều kiện sống còn giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà còn giúp cho nhà quản lý sử dụng vốn và đầu tư một cách có hiệu quả, tránh được những thất thoát rủ ro không đáng có. Trong đề tài này, em đã cố gắng thể hiện một cách chính xác nhất những vấn đề thực tế của Công ty. Song do thời gian tiếp cận với thực tế còn ít, kiến thức có hạn mà đề tài lại rất rộng, phức tạp nên bài viết chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản nhất do đó sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy, cô giáo và các anh, chị phòng kế toán Công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tạ ích Khiêm và các thầy cô giáo trong bộ môn Kế Toán cũng như các anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29451.doc