Luận văn Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần có vốn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn là điều kiện kiên quyết có ý nghĩa quyết định đối với các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty đặc biệt là phòng kế toán - Tài vụ, cùng với sự chỉ bảo tỉ mỉ của thầy giáo Lê Văn Chất em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình”. Đây là một đề tài tương đối phức tạp, hơn nữa do hạn chế về thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những kiến thức hiểu biết chuyên môn, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ công nhân viên Công ty và các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề này để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài luận văn của mình cũng như kiến thức của bản thân.

doc38 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi sử dụng số vốn lưu động cần thiết cho một đồng luân chuyển là ít nhất. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. - Hiệu quả sử dụng vốn là hiệu quả thu được khi tái sản xuất mở rộng, hay đầu tư thêm nhiều vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô sản xuất tăng lợi nhuận. ị Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý vốn lưu động làm cho đồng vốn đó sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: TT Chỉ tiêu Công thức tính ý nghĩa 1 Sức sinh lời của VLĐ Hệ số này cho biết cứ một đồng VLĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận 2 Số vòng quay của VLĐ Hệ số này cho biết VLĐ được quay mấy vòng trong một kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại. 3 Sức sản xuất của VLĐ Phản ánh một đồng VLĐ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng 4 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ Để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại. 5 Kỳ luân chuyển VLĐ 360 ngày _________________________________ Số vòng quay VLĐ trong kỳ Đây là số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. 6 Khả năng thanh toán hiện thời Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (dưới 12 tháng) của doanh nghiệp là cao hay thấp nếu chỉ tiêu này ³ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan 7 Khả năng thanh toán nhanh Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan còn nhỏ hơn 0,5 thì ngược lại. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn 8 Khả năng thanh toán tức thời Vốn bằng tiền + __________________________________________ Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được tiến hành ngay hay không. Nếu hệ số này ³ 1 thì doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bất kỳ lúc nào. 9 Số vòng quay các khoản phải thu Tổng doanh thu bán chịu _______________________________________ Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số dư các khoản phải thu và việc đi thu hồi. Nếu thu hồi được nợ nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như: - Kỳ thu tiền bình quân - Vòng quay hàng tồn kho - Mức tiết kiệm vốn lưu động Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên mức tiết kiệm vốn lưu động là: VTK = x (K1 - K0) Trong đó: VTK : Mức tiết kiệm vốn lưu động M : Tổng mức luân chuyển của VLĐ trong kỳ này K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ này K0 : K ỳ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ trước Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp không những đề cập tới các chỉ tiêu trên mà còn phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.1. Nhân tố khách quan. - Các chính sách kinh tế của nhà nước. Đây là nhân tố tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ chính sách ưu đãi về vốn, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích một số các ngành nghề kinh doanh. Tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo mục tiêu phát triển mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này khác nhau. - Sức mua và cơ cấu hàng hoá tiêu thụ: Nhân tố này tác động trực đến tổng mức cung cầu và mức lưu chuyển hàng hoá, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vì thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo mức độ trượt giá của tiền tệ. 3.2. Nhân tố chủ quan - Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động. Đây là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, do vậy doanh nghiệp phải chú trọng đến việc sử dụng vốn, huy động các nguồn vốn hợp lý, khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tổ chức chu chuyển, tái tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn. - Nhân tố con người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh Người lao động có tay nghề cao, tiếp thu được kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc người lao động làm việc với tinh thần ý thức trách nhiệm sẽ tạo ra năng suất lao động cao, giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm được vốn kinh doanh. - Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số lao động cần thiết và phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố đó. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm tới mức tối ưu. Mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Vậy nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn tới ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. - Ngoài ra, khả năng thanh toán cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán thì doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn. 4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi, tham gia cạnh tranh lành mạnh trên thị trường theo những quy định của pháp luật hiện hành. Để có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường thì các doanh nghiệp phải áp dụng các chiến lược tối ưu vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, một trong các chính sách mà doanh nghiệp áp dụng đó là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình. Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản chủ sở hữu. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng sẽ thu hút được các nhà đầu tư bởi có thể làm cho đồng vốn đầu tư sinh lời, bảo đảm tính an toàn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh. Nói tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh nên nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cho người lao động, tăng cường và củng cố địa vị của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước. Chương II Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình I. Khái quát tình hình đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng Ninh Bình là công ty đường bộ và đoạn quản lý đường bộ Ninh Bình, được hợp nhất năm 1984 và đổi tên thành công ty giao thông đường bộ Ninh Bình theo quyết định số 644/QĐ-UB của UBND tỉnh Ninh Bình. Quyết định số 495/QĐ-UB công nhận công ty là doanh nghiệp nhà nước. Ngày 01/01/2001, quyết định số 1971 của UBND tỉnh Ninh bình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Trụ sở công ty đặt tại đường Nguyễn Huệ - phường Thanh Bình - thị xã Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Quyết định thành lập số 1971/QĐ-UB của UBND tỉnh Ninh Bình, giấy phép kinh doanh số 0903000006 ngày 17/01/2001 của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp. Công ty có con dấu riêng, mở tài khoản kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Ninh Bình với số hiệu tài khoản tại ngân hàng là 710A05839. Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, người lao động và các cổ đông có trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty có 152 cán bộ công nhân viên trong đó công nhân trực tiếp lao động là 107 người, cán bộ gián tiếp là 45 người. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Là một đơn vị chuyên nhận thầu xây dựng có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu xây lắp các công trình giao thông, các tuyến đường quốc lộ có quy mô từ nhỏ tới lớn và công trình thuỷ lợi, thi công các loại nền móng công trình 2.2. Quy trình sản xuất Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên quy trình công nghệ sản xuất của Công ty mang tính đặc thù riêng và tuân theo quy trình sau: Nhận thầu Lập kế hoạch thi công Bố trí vật tư, nhân công Tổ chức thi công Nghiệm thu bàn giao công trình Sơ đồ tổ chức xây dựng cầu cống Đội cầu Tổ hàn điện Tổ kích kéo Tổ sắt bê tông Sơ đồ tổ chức xây dựng đường Tổ rải nhựa Tổ quốc khuôn Tổ rải đá theo lu Đội đường 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được bố trí chặt chẽ, khoa học dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch kỹ thuật Phòng đấu thầu và quản lý dự án Các đội thi công Phòng kế hoạch vật tư * Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý Công ty giữa 2 kỳ đại hội. - Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra là người có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trước toàn cổ đông. - Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, trực tiếp điều hành quản lý các khâu trọng yếu, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đại diện cho công ty khi quan hệ với cơ quan pháp luật của Nhà nước. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm thay giám đốc lúc vắng mặt, đảm nhận công việc do giám đốc phân công phụ trách. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý nhân sự, công tác văn thư, đánh máy, tham mưu cho giám đốc trong việc đề bạt, tuyển chọn, thuyên chuyển, miễn trách nhiệm cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Phòng kế toán - tài chính: Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý tài chính của công ty, hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính ở các đội, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty, thực hiện các chế độ báo cáo thống kê tài chính theo pháp lệnh. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật, bố trí sắp xếp nhân lực trong thi công, thiết kế, nghiệm thu thực tế công trình, bảo đảm chất lượng các công trình. - Phòng kế hoạch - vật tư: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và cung ứng vật tư cho kịp tiến độ thi công, giám sát thưc hiện quản lý định mức vật tư kỹ thuật, thanh toán và báo cáo việc sử dụng vật tư kỹ thuật. - Phòng đấu thầu và quản lý dự án: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các hạng mục công trình, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, theo dõi giám sát tiến độ thi công và chất lượng công trình, tham mưu cho Giám đốc trong việc ký hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư. - Các đội thi công: Thi công các công trình sau khi nhận thầu dưới sự chỉ huy của đội trưởng và dưới sự quản lý giám sát của các cấp, các phòng ban. Mối quan hệ của các bộ phận trong sản xuất kinh doanh: Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc và phó giám đốc là người có trách nhiệm chung về quản lý. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tham mưu giúp Ban giám đốc trong việc sản xuất kinh doanh, tham mưu với chức năng, nhiệm vụ được giao. Báo cáo định kỳ để rút ra biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 4. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn đôn đốc kiểm tra và thu nhập đầy đủ kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. 4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Thủ kho thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán giá thành Kế toán đội 4.2. Đặc điểm bộ máy kế toán ở công ty Hiện nay, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, nhưng còn có các nhân viên kế toán trực tiếp ở các đội thi công. * Chức năng: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về công tác tài chính của công ty, tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế của công ty, kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện các kế hoạch tài chính, kiểm tra tình hình biến động vật tư, tài sản, theo dõi các khoản thu nhập, quản lý vốn tại ngân hàng.. - Kế toán giá thành: Chịu trách nhiệm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi các tài khoản chi tiết phải thu, phải trả, hướng dẫn các nhân viên kế toán vào sổ sách tập hợp chi phí. - Kế toán thanh toán: Phụ trách thanh toán công nợ với các doanh nghiệp đầu tư, quyết toán công trình theo dõi nợ ngân sách và vốn chủ sở hữu. - Kế toán tổng hợp - tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính toán tiền lương trên cơ sở định mức lao động đã được duyệt, phân bổ chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng. - Thủ kho - thủ quỹ: Có trách nhiệm bảo quản quỹ tiền mặt, thu, chi tiền mặt, xuất vật tư vào thẻ kho vật tư. 4.3. Hình thức kế toán Công ty áp dụng Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Hệ thống sổ kế toán: + Sổ kế toán tổng hợp + Sổ kế toán chi tiết - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. II. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả kinh doanh luôn là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp bởi kết quả kinh doanh cao sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh, tăng uy tín của doanh nghiệp, ngược lại nếu kết quả kinh doanh không tốt thì doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất, còn nếu thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới đóng cửa sản xuất, phá sản. Vậy nên, kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng tại doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình ta cần nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua. Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh + - Số tiền tỉ lệ 1 Tổng doanh thu 6.515.714 7.116.724 601.010 9,22 2 Các khoản giảm trừ 205.416 267.020 61.604 30 3 Doanh thu thuần 6.310.298 6.849.704 539.406 8,55 4 Giá vốn hàng bán 5.207.278 5.580.326 373.048 7,16 5 Lợi nhuận gộp 1.103.020 1.269.378 166.358 15% 6 Chi phí QLDN 560.620 621.284 60.664 10,8 7 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 542.400 648.094 105.694 19,5% 8 Thu từ hoạt động tài chính 115.570 119.714 4.144 3,6 9 Chi từ hoạt động tài chính 57.020 57.523 503 0,9 10 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 58.550 62.191 3.641 6,2 11 Thu nhập bất thường 19.030 20.016 986 5,18 12 Chi phí bất thường 39.713 47.132 7.419 18,7 13 Lợi nhuận bất thường - 20.683 - 27.116 -6.433 -31 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 580.267 683.169 102.902 17,73 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 185.685 218.614 32.929 17,73 16 Lợi nhuận sau thuế 394.582 464.555 69.973 17,73 Qua số liệu trên ta thấy: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển bởi doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau: Doanh thu: Năm 2001 tổng doanh thu của Công ty là 6.515.714.000 đồng, năm 2002 con số này tăng hơn năm 2001 là 601.010.000 đồng (tăng 9,22%). Doanh thu thuần năm sau tăng hơn năm trước là 539.406.000 đồng(tăng 8,55%). nguyên nhân là do Công ty đã nhận thầu được một số công trình có giá trị lớn. Cụ thể: Năm 2001 toàn công ty đã nhận thầu và thi công 08 công trình, trong đó phần lớn là các công trình trong tỉnh chỉ có 1 công trình ngoại tỉnh đó là làm con đường vào Vụ Bản, Nam Định, tới cuối năm công ty đã hoàn thành bàn giao 06 công trình, 2 công trình còn lại hoàn thành vào năm sau. Năm 2002 số lượng công trình tăng hơn, công ty đã thầu được một số công trình ngoại tỉnh như đường Sơn La, đường Gôi - Nam Định, đường Thanh Liêm - Phủ Lý. Cuối năm Công ty đã hoàn thành 10 công trình trong số 11 công trình nhận thầu thi công. * Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Thông thường thì doanh thu tăng kéo theo sự biến dộng về chi phí cũng tăng theo. Năm 2002 chi phí của Công ty tăng khá cao (tăng 7,5% so với năm 2001) do giá vốn hàng bán tăng 373.048 nghìn đồng (tăng 7,16%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 60.664 nghìn đồng (tăng 10,8%). Ta thấy được tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên khoảng cách giữa doanh thu và chi phí không lớn cho nên lợi nhuận thu được còn khiêm tốn. Công ty cần có những biện pháp quản lý các khoản chi phí thật tốt sao cho mức chi phí này giảm xuống hơn nữa để nâng cao lợi nhuận kinh doanh. * Lợi nhuận sau thuế: Như đã phân tích ở trên ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn tới lợi nhuận tăng. Năm 2002 lợi nhuận sau thuế tăng 69.973 nghìn đồng (tăng 17,73%) so với năm 2001 điều này chứng tỏ Công ty đang làm ăn ngày càng có hiệu quả. 2. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu khách hàng. Những tài sản lưu động này thường xuyên được hình thành từ nguồn vốn lưu động thường xuyên có tính chất ổn định, lâu dài. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Bảng 02: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh + - Số tiền Tỷ lệ Tài sản lưu động 4.939.240 5.415.383 476.143 9,64 Nợ ngắn hạn 1.099.986 1.247.560 147.574 13,4 Nguồn vốn lưu động thường xuyên 3.839.254 4.167.823 328.569 8,55 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2002 là 4.167.823.000 đồng (tăng 8,55%) so với năm 2001. Điều này chứng tỏ nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tương đối lớn tạo ra một mức độ an toàn cho công ty trong kinh doanh, làm cho tình hình tài chính của công ty được đảm bảo vững chắc hơn. Để có thể đảm bảo khả năng về vốn được như thế này công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển nguồn vốn chủ sở hữu của mình để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỉ lệ Nợ ngắn hạn lớn hơn tỉ lệ tài sản lưu động và lớn hơn tỷ lệ nguồn vốn lưu động thường xuyên điều này không tốt tới hoạt động kinh doanh. 3. Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị: 1000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tổng tài sản lưu động 4.939.240 100 5.415.383 100 476.143 9,64 I Vốn bằng tiền 2.049.785 41,5 2.193.230 40,5 143.445 7 1 Vốn tiền mặt 532.944 679.901 146.957 27,6 2 Vốn tiền gửi ngân hàng 1.516.841 1.513.329 -3.512 -0,23 II Các khoản phải thu 1.941.121 39,3 2.220.307 41 279.186 14,4 1 Phải thu khách hàng 1.387.902 1.714.163 326.261 23,5 2 Phải thu nội bộ 325.170 298.031 -27.139 - 8,3 3 Phải thu khác 184.501 155.421 -29.080 -158 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 43.548 52.692 9.144 21 III Hàng tồn kho 592.709 12 530.912 9,8 -61.797 -10,42 1 NVL tồn kho - - - - 2 CCDC tồn kho - - - - 3 Chi phí sản xuất dở dang 592.709 530.912 -61.797 -10,42 IV Vốn lưu động khác 355.625 7,2 470.934 8,7 115.309 32,4 Qua số liệu ở bảng 03 ta nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã chuyển biến tốt bởi số tài sản lưu động của công ty đã được huy động tăng thêm 9,64%. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cụ thể các khoản mục để biết rõ hơn về cơ cấu tài sản lưu động của công ty. * Lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm tỉ trọng quá cao trong tổng tài sản lưu động chiếm 41,5% trong năm 2001 và 40,5% ở năm 2002. Lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng quá cao điều này chứng tỏ công ty rất chủ động trong việc kinh doanh và khả năng thanh toán. Song việc sinh lợi sẽ hạn chế bởi nếu gửi tiền đó vào ngân hàng thì sẽ thu lãi được 100111 nghìn đồng (với lãi suất 0,55%/tháng). Còn với số tiền này trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã thu được 178.200 nghìn đồng lợi nhuận (tăng 78% so với tiền lãi nhận được do gửi tiền vào ngân hàng). Do đó, Công ty nên sử dụng số tiền dư thừa này để mở rộng sản xuất hoặc thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp. * Năm 2002, các khoản phải thu chiếm 41% (tăng hơn 14,4% so với năm 2001). Nguyên nhân là do một số công trình và hạng mục công trình đã hoàn thành nghiệm thu, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán. Như công trình đường Phủ Lý. công trình đường Gôi - Nam Định, công trình đường Tam Cốc chủ đầu tư mới thanh toán 1/3 giá trị công trình. Và một số hạng mục công trình như đường cống thoát nước ở phường Thanh Bình, đường ở phố Tây Sơn thị xã Ninh Bình... vẫn chưa được thanh toán hết tiền. Một nguyên nhân khác cũng đã làm cho các khoản phải thu tăng là do Công ty đã cho đơn vị, cá nhân của mình vay mà vẫn chưa thu hồi được. Cụ thể như đội đường 3 vay của Công ty 127.000.000 đồng để nâng cấp nhà khu tập thể cho nhân viên, đội 7 vay 40.000.000 đồng để trợ cấp khó khăn cho một số nhân viên của mình, bà Hoà đội 2 vay tiền cho con đi du học... Việc các khoản phải thu tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động chứng tỏ vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Các khoản phải thu càng nhiều thì đồng nghĩa với việc sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn từ đó sẽ dẫn tới việc tăng chi phí kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận đó là chưa kể tới trường hợp không đòi được nợ vì những nguyên nhân khác nhau. Công ty cần phải chú trọng hơn tới vấn đề này để có những phương án hữu hiệu trong việc thu hồi nợ. * Hàng tồn kho trong năm 2001 chiếm tỉ trọng 12% trong tổng tài sản lưu động, năm 2002 đã giảm xuống còn 9,8%, trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vì doanh nghiệp sử dụng phương thức khoán gọn nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty hầu như không có vì Công ty nhận thầu công trình nào tính đủ nguyên vật liệu công trình đó. * Cuối cùng ta xét tài sản lưu động khác của Công ty. Lượng tài sản này chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động chiếm 7,2% năm 2001 tới năm 2002 tài sản lưu động này tăng nhẹ chiếm 8,7% trong đó chủ yếu là các khoản tạm ứng và chi phí trả trước. 4. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Bảng 04 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỉ lệ I. Vốn kinh doanh 7.778.330 100 8.289.310 100 510.980 6,57 Trong đó: 1. Vốn cố định 2.839.090 36,5 2.873.927 34,7 34.837 1,2 2. Vốn lưu động 4.939.240 63,5 5.415.383 65,3 476.143 9,64 II. Nguồn vốn kinh doanh 7.778.330 100 8.289.310 100 510.980 6,57 Trong đó: 1. Nợ phải trả 2.473.160 31,8 2.620.734 31,6 147.574 5,96 2. Nguồn vốn CSH 5.305.170 68,2 5.668.576 68,4 363.406 6,85 Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty ta thấy tổng vốn và nguồn vốn của năm 2002 so với năm 2001 tăng 510.980.000 đồng (tăng 6,57%) điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động thêm vốn nhưng con số này vẫn còn bị hạn chế. Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng khá cao chiếm từ 63,5% năm 2001 tới 65,3% năm 2002. Vốn cố định giảm nhẹ từ 36,5% năm 2001 xuống còn 34,7% năm 2002. Có thể nói mức chênh lệch giữa tỉ trọng vốn lưu động và vốn cố định vẫn chưa hợp lý. Điều này cũng vẫn cần sớm khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao (68,2% năm 2001 và 68,4% năm 2002) trong tổng nguồn vốn. Với tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu như trên thì Công ty có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của mình, đồng thời đây cũng là một thế mạnh giúp Công ty nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên nợ phải trả tương đối nhiều. Nợ phải trả năm sau so với năm trước tăng 147.574.000 đồng (tăng 5,96%). Đây cũng là mối quan tâm đáng ngại bởi nợ phải trả càng cao sẽ là gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ và lãi vay, đồng thời tỷ lệ nguồn vốn thấp sẽ làm khả năng tự tài trợ độc lập về tài chính của Công ty giảm. Do đó Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu của mình và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh. Song với một đơn vị có tỉ trọng vốn như trên là hiếm. 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu động từ đó thấy được các hạn chế cần khắc phục để vạch ra các phương hướng, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta xem xét một số chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng 05: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu ĐV Năm 2001 Năm 2002 So sánh ± Số tiền Tỉ lệ 1 Doanh thu thuần 1000đ 6.310.298 6.849.704 539.406 8,55 2 Vốn lưu động bình quân _ 4.679.924 5.177.312 497.388 10,6 3 Giá trị tổng sản lượng _ 5.342.137 5.746.816 404.679 7,6 4 Tổng lợi nhuận trước thuế _ 580.267 683.169 102.902 17,73 5 Tổng tài sản lưu động _ 4.939.240 5.415.383 476.143 9,64 6 Nợ ngắn hạn _ 1.099.986 1.247.560 147.574 13,4 7 Hàng tồn kho _ 592.709 530.912 - 61.797 - 10,42 8 Số vòng quay VLĐ (1: 2) Vòng 1,35 1,32 - 0,03 - 2,2 9 Kỳ luân chuyển (360: 8) Ngày 266 272 6 2,2 10 Hệ số đảm nhiệm (2 : 1) Đồng 0,74 0,76 0,02 2,7 11 Sức sản xuất VLĐ ( 3 : 2) _ 1,14 1,11 - 0,03 - 2,6 12 Sức sinh lời của VLĐ (4: 2) _ 0,12 0,13 0,01 8,3 13 Hệ số thanh toán hiện thời ( 5 : 6) _ 4,49 4,34 - 0,15 3,34 14 Hệ số thanh toán nhanh ( 5 - 7 ) : 6 _ 3,95 3,92 - 0,03 0,8 * Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. So sánh hai năm 2001 và 2002 ta thấy: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2001 tới năm 2002 tăng 8,55%, trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng khá cao 10,6%. Do vậy mà số vòng quay vốn lưu động của năm 2002 giảm 0,03 vòng và kỳ luân chuyển kéo dài 6 ngày/vòng so với năm 2001. Nếu số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và chỉ tiêu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Từ số liệu bảng 05 ta thấy doanh thu thuần năm 2002 so với 2001 tăng 8,55%. Trong khi vốn lưu động bình quân năm 2002 so với 2001 tăng 10,6% từ tình hình đó bước đầu cho phép ta rút ra kết luận: Nếu các yếu tố khách quan khác không thay đổi thì việc sử dụng vốn lưu động của Công ty năm sau kém hiệu quả hơn năm trước. Ta đi sâu vào các chỉ tiêu khác để thấy rõ hơn. * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. Như đã trình bày ở chương I hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động nói nên rằng để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng kê ta thấy năm 2001 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,74 đồng vốn lưu động, đến năm 2002 thì một đồng doanh thu sinh ra cần 0,76 đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động trong doanh thu năm 2002 tăng 0,02 đồng chứng tỏ năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều giảm sút. - Điều này khẳng định kết luận trên là đúng. * Sức sản xuất của vốn lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Khác với hệ số đảm nhiệm, hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Theo số liệu bảng 05 ta thấy hệ số sức sản xuất vốn lưu động của công ty năm 2001 là 1,14 đồng nhưng đến năm 2002 giảm xuống còn 1,11 đồng có nghĩa là mọt đồng vốn lưu động năm 2001 đem lại nhiều đồng giá trị sản lượng hơn năm 2002 (hơn 0,03 đồng) do vốn lưu động bình quân tăng 10,6% trong khi giá trị tổng sản lượng chỉ tăng 7,6%. Nhìn chung thông qua sự phân tích các chỉ tiêu chúng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty xét trên tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì năm 2002 thấp hơn so với năm 2001. Tuy nhiên đó mới chỉ là xem xét trên góc độ luân chuyển vốn lưu động để có một nhận xét đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận do vốn lưu động mang lại. Đó là chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động. * Sức sinh lời vốn lưu động. Sức sinh lời vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn được sinh ra trong kỳ. Nhìn vào bảng 05 ta thấy so với năm 2001 thì một đồng vốn lưu động năm 2002 của công ty làm ra nhiều hơn 0,01 đồng lợi nhuận ( hơn 8.s3%). Con số này cho ta thấy được việc sử dụng vốn lưu động của công ty có phần khả quan hơn và đã mang lại hiệu quả. Để nắm bắt được tăng cụ thể của sức sinh lời vốn lưu động ta đi sâu vào phân tích yếu tố liên quan có tác động tích cực tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động này của công ty là tổng lợi nhuận trước thuế. So với năm 2001, năm 2002 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 102.902 nghìn đồng (tăng 17,73%), để có được kết quả này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002 tăng 105.694 nghìn đồng (tăng 19,5%), và lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3.641 nghìn đồng, tuy chỉ có yếu tố lợi nhuận bất thường của công ty giảm 6.433 nghìn đồng do năm 2002 công ty phải mất một khoản tiền khá lớn cho việc tu sửa lại một số đoạn đường ở Tam Cốc, Bích Đông bị hỏng do mưa lũ kéo dài. Mức giảm từ lợi nhuận hoạt động bất thường này đã một phần ảnh hưởng tới mức tăng của lợi nhuận trước thuế của công ty. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (bảng 01) ta có thể thấy rõ được các nhân tố cụ thể tác động tới mức tăng lợi nhuận trước thuế là do doanh thu thuần năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 539.406.000 đồng (hơn 8,55%). Điều này có nghĩa là sự biến động của của doanh thu đóng một vai trò rất lớn trong việc làm tăng lợi nhuận trước thuế của công ty. Doanh thu của công ty tăng là do công ty đã nhận thầu và thi công được một số công trình có giá trị như đường Sơn La, đường Tam Cốc, Tuy nhiên do ảnh hưởng của các chi phí như giá vốn hàng bán tăng 373.048.000 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí từ hoạt động tài chính, chi phí bất thường tương đối cao đã làm cho lợi nhuận trước thuế bị hạn chế và chỉ tăng là 102.902 nghìn đồng. * Hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong năm 2001 hệ số thanh toán hiện thời là 4,49, chứng tỏ công ty có khả năng rất lớn trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tới năm 2002 hệ số này giảm không đáng kể so với năm 2001 (giảm 3,34%). Nhân tố tác động chính tới hệ số thanh toán hiện thời là lượng vốn bằng tiền của công ty quá lớn chiếm 41,5% năm 2001 và 40,5% năm 2002. Khả năng thanh toán cao giúp công ty tự chủ hơn về tài chính tuy nhiên nó cũng làm giảm khả năng sinh lãi của tiền gây lãng phí vốn. Công ty cần phải tính toán lại trong việc phải giữ lại khoản tiền bao nhiêu là hợp lý số tiền còn lại nên đưa vào kinh doanh để tăng lợi nhuận. * Hệ số thanh toán nhanh. Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của công ty. So với năm 2001 năm 2002 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm nhỏ 0,8% do công ty giữ tiền mặt quá nhiều đồng thời nợ ngắn hạn của công ty tăng 147574 nghìn đồng và hàng tồn kho giảm 61.797 nghìn đồng. Khả năng thanh toán nhanh của công ty là 3,92 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty quá tốt, nhưng việc công ty giữ lại quá nhiều tiền như thế làm cho vòng quay của tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty do đó đòi hỏi công ty phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình đặc biệt là các khoản chi phí, khoản phải thu và việc dự trữ vốn bằng tiền của công ty. chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh bình I. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty. 1. Ưu điểm Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng (các công trình lớn được bàn giao trước thời hạn, chất lượng công trình đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế và vượt xa đối với các doanh nghiệp khác) nên trong các cuộc đấu thầu Công ty thường thắng thầu trong nhiều công trình có giá trị lớn. Công ty đã tận dụng được nguồn vốn từ khách hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sở hữu của Công ty thì Công ty sẽ bị thiếu vốn nên Công ty đã phải huy động thêm những nguồn vốn khác để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình do đó hoạt động kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty đã thực hiện được công tác quản lý tài chính theo phương thức khoán gọn đến tận công trình nên vốn lưu động được tận dụng triệt để vì thế vốn kinh doanh không bị ứ đọng, lãng phí. Công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán đúng thời hạn nên đã tạo được uy tín của mình trên thương trường, thu hút được các nhà đầu tư. Chính nhờ các ưu điểm trên mà Công ty đã đảm bảo được đời sống cho công nhân viên (với mức lương trung binh liên tục tăng, năm 2002 mức lương trung bình là 640.000đ/người/tháng, tăng hơn 106.000 đồng so với năm 2001) và có thêm tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 2. Tồn tại Công tác quản lý tài chính của Công ty vẫn còn trùng chéo chưa phân tách rõ ràng chỗ thừa, chỗ thiếu, công việc chủ yếu là do phòng kế toán đảm nhiệm. Kế toán ở các đội trình độ vẫn còn non trẻ chưa phát huy được năng lực của mình, cấp trên bảo sao làm vậy chưa có tính chủ động sáng tạo, điều này dễ dẫn tới sự lệ thuộc vào cấp trên. Vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh chưa được tận dụng một cách hiệu quả. Khoản nợ phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng quá cao trong cơ cấu vốn lưu động (năm 2001 chiếm 39,3% năm 2002 chiếm 41%). Công ty cần phải đưa ra các biện pháp hữu hiệu làm giảm khoản mục này hơn nữa. Vốn bằng tiền của Công ty quá lớn (chiếm 40,5% trong tổng TSLĐ). Việc dự trữ một khoản tiền lớn như thế Công ty sẽ chủ động hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi đó tiền sẽ ít sinh lãi, gây lãng phí vốn. Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế chủ yếu của Công ty cổ phần XDGT & CSHT Ninh Bình, yêu cầu đặt ra với Công ty hiện nay là Công ty cần tiếp tục phát huy những thế mạnh đã đạt được để ngày một nâng cao hơn nữa uy tín và danh tiếng của mình trên thương trường nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư và thắng thầu trong các công trình lớn. Bên cạnh việc phát huy những thế mạnh Công ty cần phải nhanh chóng đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại của mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty, nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tăng tích luỹ tái mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời cũng làm tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước. II. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1. Phương hướng trong những năm qua với ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự ủng hộ của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương và đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình đã đạt được một số kết quả đang khích lệ. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên không dừng lại ở đó mà công ty vẫn luôn vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình góp phần trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong những năm qua công ty đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2003 như sau: - Tổng doanh thu: 8.500.000.000 đồng - Lợi nhuận: 700.000.000 đồng - Thu nhập bình quân: 800.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, để có thể đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra công ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình Để một đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn trong thời gian tới thì vấn đề cơ bản là phải có được những giải pháp đúng đắn để phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của công ty sao cho hợp với tình hình mới. Nắm bắt được những kiến thức thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty kết hợp với những lý luận đã học ở trường em mạnh dạng đề xuất một số biện pháp sau. 2.1. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền. Như đã phân tích ở phần thực trạng nêu trên, vốn bằng tiền của công ty quá lớn, trong năm 2001 lượng vốn bằng tiền chiếm 41,5% trong tổng TSLĐ, đến năm 2002 khoản vốn này chiếm 40,5% tổng TSLĐ. Việc giữ lại vốn bằng tiền quá cao như thế sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thanh toán song việc sinh lời sẽ hạn chế gây lãng phí vốn. Khi công ty có số tiền dự trữ vượt quá cần thiết thì công ty nên sử dụng số tiền dư thừa đó để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư như đầu tư chứng khoán vừa nhằm mục đích sinh lời cao vừa đảm bảo khả năng thanh toán thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp. Mặt khác, công ty cũng cần thực hiện các biện pháp quản lý tiền theo hướng kiểm tra chặt chẽ các khoản thu chi hàng ngày để hạn chế tình trạng thất thoát tiền. thủ quỹ phải kiểm kê tiền tồn quỹ đối chiếu sổ sách kịp thời điều chỉnh. Để xác định một cách chính xác lượng vốn bằng tiền sao cho hợp lý thì công ty cần lên kế hoạch vê thu chi ngân quỹ của công ty trong từng quý. Không những thế công ty nên rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lơị nhuận bằng cách tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ. Đồng thời sử dụng hợp lý hợp pháp các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ thanh toán. 2.2. Giải pháp quản lý các khoản phải thu. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ năm 2001 chiếm 39,3% nhưng tới năm 2002 con số này còn tăng hơn và chiếm 41% tổng TSLĐ, chứng tỏ vốn của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Việc tăng nợ phải thu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ... Tăng nợ phải thu đồng nghĩa với việc tăng rủi ro, tăng lãi vay đối với Công ty. Muốn đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác thu hồi nợ của khách hàng. Thu hồi nợ càng nhanh thì vòng quay vốn càng lớn. Công ty nên áp dụng những biện pháp sau. - Trước khi ký kết hợp đồng kinh doanh với khách hàng công ty cần phải thẩm định năng lực tài chính, khả năng trả nợ của họ đồng thời yêu cầu phía khách hàng phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho họ trong thanh toán. Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, mức phạt khi thanh toán chậm và cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.... Công ty nên dùng uỷ nhiệm thu trong thanh toán để thu hồi nợ. - Theo dõi thường xuyên về thời gian các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn tới khó đòi. - Trong công tác thu hồi nợ, công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như thực hiện chiết khấu, giảm giá, có những ưu tiên ưu đãi đối với những khách hàng trả tiền sớm. - Với những khoản nợ chuẩn bị đến hạn, công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để họ chuẩn bị tiền trả nợ. điều động nhân viên trực tiếp đi thu hồi nợ. - Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán hay đối với những khoản nợ khó đòi thì tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng công ty có thể gia hạn nợ, phạt tiền thanh toán chậm trả theo quy định của hôi đồng trọng tài. 2.3. Vấn đề giải pháp hàng tồn kho Vì Công ty sử dụng phương thức khoán gọn nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên Công ty cần phải cố gắng hoàn thành các công trình và hạng mục công trình đúng kế hoạch, đúng thời hạn để sớm bàn giao nghiệm thu công trình và thanh toán nhằm thu hồi vốn nhanh. Để làm được điều này Công ty cần đẩy nhanh tốc độ thi công công trình, có thể làm thêm giờ hay nếu thiếu nhân lực thì có thể thuê ngoài (vì nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa rất dồi dào, hơn nữa giá lại rẻ). Đồng thời phải cung cấp nguyên vật liệu kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục. 2.4. Nghiên cứu đổi mới máy móc công nghệ. Trong cuộc cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của công ty. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng năng suất lao động đồng thời nó cũng là điều kiện vật chất để công ty làm ra những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Bên cạnh đó việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ giúp cho công ty có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành công trình. Hiện nay, các máy móc sản xuất của công ty phần lớn là đã cũ kỹ, hư hỏng, công suất kém công ty luôn phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc sửa chữa các máy móc này. Vậy công ty nên đầu tư mua sắm máy mới thay thế các máy cũ đã lỗi thời để giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, giảm tỉ lệ phế phẩm. việc đổi mới máy móc công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn cố định. Song lại có tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đến việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao luôn là mục tiêu đối với các doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó công ty phải luôn quan tâm đến tổ chức một bộ máy quản lý với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý nhằm giảm thiếu chi phí quản lý, tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho công ty. - Công ty nên giảm bớt những cán bộ, cá nhân không tham gia kinh doanh hoặc những công việc mà họ đảm nhiệm kém hiệu quả. Công ty có thể đào tạo hoặc đào tạo lại những cá nhân, cán bộ này nhằm nâng cao trình độ để phục vụ tốt hơn, nhanh hơn trong công việc. - Bên cạnh đó, công ty cũng cần phát triển kế hoạch kinh doanh tới từng bộ phận, phải yêu cầu bộ phận nào cũng có phương án cụ thể của mình, bộ phận nào cũng phải nhận các chỉ tiêu khoán và phải có trách nhiệm thực hiện. - Trong quá trình kinh doanh, công ty cần xem xét người nào không hoàn thành nhiệm vụ để nhắc nhở, đôn đốc họ giúp đỡ họ làm việc tốt hơn, hạn chế các hình thức phạt lao động. Song đối với những nhân viên không chịu sửa chữa khuyết điểm thì xử phạt là điều cần thiết. Bên cạnh đó công ty cần phát hiện những cá nhân có thành tích tốt trong lao động để kịp thời khen thưởng. - Công ty phải chú trọng tới việc nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng hướng dẫn kỹ thuật cho họ để họ nâng cao hơn nữa tay nghề của mình nhằm tạo ra các công trình có chất lượng tốt. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần XDGT và CSHT Ninh Bình. Để giải pháp này có thể trở thành hiện thực thì không những chỉ dựa vào sự lỗ lực của bản thân công ty mà còn của tất cả các cấp, các ngành để Công ty có thể hoạt động có hiệu quả hơn trong những năm tới. 2.6. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán. Tổ chức tốt công tác tài chính kế toán trong công ty là một trong các biện pháp quan trọng để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn có hiệu quả. Kế toán tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tồn tại, phát huy những thành tích đạt được thông qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả sủ dụng vốn trong kỳ. Bên cạnh đó kế toán phải xem xét thường xuyên mức vốn lưu động nhằm đưa ra mức sử dụng vốn lưu động hợp lý nhất trong kỳ kinh doanh. Như vậy cần phải: - Xây dựng kế hoạch vốn lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết mang tính tiên tiến hiện thực và vững chắc. - Tổ chức hạch toán khoa học, theo dõi chính xác, toàn diện thu chi ngân sách của công ty. - Tổ chức quản lý vốn chặt chẽ, chống tham ô lãng phí, thất thoát vốn. - Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh theo định kỳ để phát hiện nguyên nhân sai sót. - Chấp hành tốt các quy định của pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước. Để thực hiện được các điều trên công ty cần phải tăng cường chức năng Giám đốc tài chính trong công ty. Tăng cường chức năng giám đốc tài chính trong Công ty là phải giao cho cán bộ tài chính các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng trong quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giám đốc tài chính ở tất cả các khâu từ mua sắm dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở mọi lúc, mọi nơi trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. 2.7. Lập các quỹ dự phòng rủi ro. Rủi ro trong hoạt động xây dựng cơ bản là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh công ty cần mua bảo hiểm và lập các quỹ dự phòng như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng các khoản thu khó đòi... để ứng phó kịp thời với những rủi ro trong quá trình lao động có thể xảy ra và có thể bù đắp được các khoản vốn bị chiếm dụng và bị thiếu. kết luận Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần có vốn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn là điều kiện kiên quyết có ý nghĩa quyết định đối với các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm tới vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên công ty đặc biệt là phòng kế toán - Tài vụ, cùng với sự chỉ bảo tỉ mỉ của thầy giáo Lê Văn Chất em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng giao thông & cơ sở hạ tầng Ninh Bình”. Đây là một đề tài tương đối phức tạp, hơn nữa do hạn chế về thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những kiến thức hiểu biết chuyên môn, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ công nhân viên công ty và các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề này để em có thể hoàn thiện hơn nữa bài luận văn của mình cũng như kiến thức của bản thân. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Chắt cùng các cán bộ công nhân viên của công ty đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập cũng như hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Hà Nội, tháng 09 năm 2003 Sinh viên thực hiện đào Thị Hồng Quế tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội. 2. Phân tích hoạt động kinh doanh - Nhà xuất bản thống kê. Tác giả: TS. Phạm Văn Dược TS. Đặng Kim Cương 3. Phân tích chiến lược kinh doanh - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Tác giả: Lê Đắc Sơn 4. Kế toán xây dựng cơ bản - Trường Đại học thương mại. Chủ biên TS: Đỗ Minh Thành 5. Tạp chí tài chính. 6.Luận văn chuyên ngành tài chính kế toán của khoá trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH464X.doc
  • docNH464.doc
Tài liệu liên quan