Luận văn Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một quốc gia hay một khu vực nào đó khi kinh tế phát triển sẽ kèm theo nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, gây hậu quả xấu cho loài người, huỷ hoại nguồn thực phẩm, thuỷ sản, sinh cảnh, nguồn nước Vậy phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa chống ô nhiễm. Đây thật sự là một bài toán rất nan giải và bức bách của tỉnh Đồng Tháp, để góp phần giải quyết vấn đề này thì việc phân vùng sinh thái môi trường đất trong tỉnh Đồng Tháp nói chung huyện Tam Nông nói riêng rất quan trọng để giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển bền vững. Tam Nông là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp Mười là một trong những vùng trũng của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía bắc sông Tiền. Do thế nên ngập lũ định kỳ hàng năm phù hợp với quy luật của vùng đồng bằng châu thổ. Mùa lũ trùng với mùa mưa, do nước mưa theo dòng chảy từ thượng nguồn kết hợp với lượng mưa tại chỗ và kéo dài từ giữa tháng 8 đến tháng 12, bị lũ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hoạt động kinh tế của huyện Tam Nông tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nên đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính nhỏ lẻ, phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế. Phần lớn đất đai của huyện Tam Nông có nhóm đất phèn chiếm tỷ lệ rất cao 81,97% (theo tài liệu điều tra và xác định tài nguyên đất của Phân Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, 1999), nên chỉ thích nghi với những cây chịu phèn như: Lúa, tràm, năng mùa lũ ở HTN nước cao hơn mặt ruộng trung bình từ 1,5 đến 2,5m, thậm chí 4,25m nên vào mùa lũ thì không thể trồng lúa. Do vậy, thu nhập của người dân rất thấp. Gần đây việc trồng lúa kết hợp với nuôi thuỷ sản trong mùa lũ lại là một lợi thế của huyện Tam Nông, đặc biệt là tôm càng xanh trong hai năm qua đã đem lại lợi nhuận rất cao cho người dân. Nhưng diện tích nuôi TCX còn ít, chưa phát triển trên toàn huyện, việc “ Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh Huyện Tam Nông” lại rất cần thiết để phát triển quy mô trên toàn huyện một cách khoa học và bền vững đây cũng là một trong những chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Tháp nói chung, của huyện Tam Nông nói riêng. Trong đó việc bố trí mô hình thuỷ sản phù hợp với địa hình đất đai từng vùng nhằm giúp cho người dân có thể sống chung với lũ một cách căn cơ. Vì thế việc phân vùng đất sẽ giúp HTN tận dụng sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững. Phân vùng sinh thái môi trường đất làm cơ sở khoa học và thực tiễn xác định khu vực cụ thể canh tác, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bảo tồn, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp một cách hợp lý và bền vững. Xây dựng cơ sở, mục đích phân vùng sinh thái môi trường đất nuôi tôm càng xanh phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội và đồng thời thành phong trào mang tính phổ biến ở HTN, tỉnh Đồng Tháp. Phân cụ thể vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh HTN. Lên bản đồ các vùng sinh thái môi trường đất theo các tiêu chí thích hợp nuôi tôm càng xanh và không thích hợp nuôi tôm càng xanh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát và lấy mẫu đất, nước trên địa bàn HTN. Tìm hiểu về tình hình nuôi tôm càng xanh trên toàn huyện trong những năm qua. Nghiên cứu về các đối tượng có liên quan đến việc phân vùng sinh thái môi trường đất với mục đích phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh, các loại bản đồ của huyện. Thu thập, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường sinh thái trong mối tương quan đến đất và nghề NTTS ở HTN. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: Khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và các điều kiện liên quan đến việc nuôi TCX (chất lượng nguồn nước, đất đai, chế độ thủy văn, tính chất đất, hệ thực vật, nguồn thức ăn tự nhiên ) trong HTN. Điều tra, thu thập và xây dựng các bản đồ với các nội dung sau: Bản đồ hành chính.Bản đồ đất. Bản đồ Sông suối.Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất của huyện.Bản đồ Giao thông.Bản đồ Phân bố ngập lũ.Bản đồ Địa hình địa mạo.Bản đồ Phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh. Đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về các yếu tố môi trường. Từ đó, lập các lớp bản đồ của các yếu tố tự nhiên có liên quan đến phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi tôm càng xanh. Chồng xếp bản đồ theo phương pháp GIS kết hợp với viễn thán CRS để xác định tính tối ưu hoá, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái. Kiểm tra thực địa đối chiếu với lý thuyết. Sử dụng phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh HTN. Không phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ các linh vực khác ngoài việc nuôi tôm càng xanh. Không đi sâu vào chuyên đề xây doing bản đồ. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Giải quyết vấn đề xác định các vị trí tiểu vùng cơ bản đặc trưng cho việc nuôi tôm càng xanh của huyện TN. Xác định điều kiện sinh thái môi trường để định ra vùng cụ thể thích hợp cho nuôi tôm càng xanh Nâng cao tính khoa học phong trào nuôi tôm càng xanh ở HTN, giúp cho phong trào nuôi tôm thêm thành công và bền vững Xây dựng bản đồ cụ thể từng tiểu vùng phát triển nuôi tôm càng xanh ở HTN. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Được thể hiện qua hình 1, gồm các phương pháp sau 5.1 Phương pháp luận

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất được sử dụng để phân vùng. Mỗi nhóm đất có sự thích nghi với việc nuôi trồng thuỷ sản khác nhau, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh. Độ phèn của đất có 2 lọai: đất phèn nặng và phèn trung bình và nhẹ. Trong đó, đất phèn nặng lại là nhóm đất phèn hoạt động có tầng phèn nông. Đất phèn trung bình bao gồm các loại sau: Đất phèn hoạt động, đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn sâu và đất phèn có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt. Bảng 5.3: Các nhóm đất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Số tt Lọai đất Nhóm đất 1 Đất phù sa Các lọai đất phù sa đã và đang phát triển: - Đất phù sa không được bồi sông Cửu Long -Đất phù sa không được bồi loang lổ sông Cửu Long, đất phù sa có nền phèn 2 Đất xám Đất xám điển hình, đất xám loang lổ 3 Đất phèn nhẹ Đất phèn tiềm tàng có phủ phù sa (đất phù sa trên nền phèn ), đất phèn hoạt động có lũ tích dốc. 4 Đất phèn trung bình Đất phèn họat động có tầng sinh phèn sâu 5 Đất phèn nặng Đất phèn họat động có tầng sinh phèn nông, đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn nông Qua các phần trên đã tổng kết được các vùng đất theo mức độ thích nghi nuôi tôm càng xanh ở HTN (xem bảng 5.4). Bảng 5.4: Các nhóm đất theo mức độ phù hợp cho nuôi tôm càng xanh. Số tt Tên vùng đất Nhóm đất Tên tiểu vùng KH nhóm đất 1 Vùng đất thích hợp 1 2 -Vùng sinh thái đất phù sa chưa phân dị -Vùng sinh thái đất phù sa phân dị P Pf 2 Vùng đất thích hợp ít 3 4 -Vùng sinh thái đất xámloang lổ -Vùng sinh thái đất xám điển hình Xf X 3 Vùng đất hạn chế ít do đất chua 5 6 -Vùng sinh thái đất phèn tiềm tàng có phủ phù sa -Vùng sinh thái đất phèn hoạt động có lũ tích dốc Ps Sd 4 Vùng đất hạn chế trung bình do đất khá chua 7 -Vùng sinh thái đất phèn hoạt động sâu Sj2 5 Vùng đất hạn chế nhiều do đất rất chua 8 9 -Vùng sinh thái đất phèn hoạt động nông -Vùng sinh thái đất đất phèn tiềm tàng nông Sj1 Sp1 Đất phù sa, đất xám, đất phèn trung bình và nhẹ phù hợp với nuôi cá nước ngọt và các hình thức canh tác cá-lúa, tôm càng xanh, đất phèn nặng ngập lụt hằng năm cũng phù hợp cho nuôi thuỷ sản mùa lũ. Nếu chỉ dựa vào nhóm đất phân vùng thì hoàn toàn chưa đủ dự kiện để phân vùng phục vụ nuôi tôm càng xanh, do đó cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Qua các đặc trưng về các nhóm đất ở HTN cho thấy hầu hết diện tích đất của huyện đều có tầng sinh phèn hoặc bị nhiễm phèn. Do đó trong quá trình quy hoạch nuôi tôm càng xanh cơ cấu với vụ lúa đặc biệt coi trọng trong vấn đề ém phèn, rữa phèn để sử dụng đất hợp lý và có kết quả. 5.3.4. Chất lượng môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản HTN có các xã ven sông Tiền như: An Hoà, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ thuộc vùng thích nghi nuôi thuỷ sản nước ngọt, các xã còn lại thuộc vùng ít thích nghi cho việc nuôi thuỷ sản (bảng 5.5). Như vây chất lượng nước toàn HTN chia 2 vùng thích nghi cho việc nuôi thuỷ sản. Hai vùng nước này được biểu thị qua bản đồ hình 5.2. Bảng 5.5: Mức độ thích nghi nước cho việc nuôi thuỷ sản ở HTN 5.3.5. Hệ động, thực vật Độ che phủ thực vật, thành phần loài động thực vật đóng góp vào chu trình thức ăn tự nhiên. Vai trò của lớp phủ thực vật đã tạo độ che bóng, cải thiện vi khí hậu, giảm áp lực chảy tràn do mưa. Yếu tố thảm thực vật đưa vào trong phân vùng mới được chia thành 3 mức: Thảm thực vật đa dạng, thảm thực vật phát triển trung bình và thảm thực vật nghèo nàn. Sự đóng góp của hệ động thực vật vào chu trình thức ăn tự nhiên của các loại thủy hải sản ở vùng rừng tràm thì hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Yếu tố động thực vật mặc dù là quan trọng nhưng trong phạm vi đề tài chưa có dữ liệu để lập thành tiêu chí phân vùng nuôi trồng thủy sản. 5.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CÁC LOẠI 5.4.1. Kết quả phân tích mẫu đất, nước Vùng số Mức độ thích nghi Thuộc các địa bàn các xã 1 Vùng thích nghi An Hoà, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ. 2 Vùng ít thích nghi Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Tân Công Sính, TT Tràm Chim. Bảng 5.6: Kết quả phân tích mẫu đất Bảng 5.7: Kết quả phân tích mẫu nước Số tt Lý lịch mẫu Toạ độ Al3+ ppm Fe2+ ppm pH 1:2,5 SO42- % 1 KH 1.1 1004138.4” 1050 23 22.2” 0.03 0.475 5.19 0.044 2 KH1.2 1003944.28” 1050 260.6” 0.06 0.072 4.91 0.051 3 KH 1.3 1004128.32” 10502415.12” 0.30 0.442 4.81 0.138 4 KH 2.1 1004718.24” 10502930.48” 2.37 0.325 4.20 0.123 5 KH 2.2 1004255.08” 10503239.48” 3.33 0.310 4.09 0.109 6 KH 2.3 1004231.68” 1050 3338.48” 4.23 0.454 3.91 0.264 7 KH 3.1 100415.28” 1050 2720.52” 6.87 0.864 3.51 0.402 8 KH 3.2 1004546.8” 1050 263.48” 6.15 0.690 3.61 0.622 9 KH 3.3 1004032.52” 1050 3432.16” 6.90 0.978 3.13 0.983 10 KH 4.1 100410.24” 1050 309.36” 7.95 0.368 3.22 0.164 11 KH 4.2 1003959.36” 1050 3556.04” 8.19 0.287 3.08 0.279 12 KH 4.3 1004627.12” 1050 3835.52” 8.67 0.401 3.14 0.157 13 KH 5.1 1004438.76” 1050 2758.32” 7.23 0.960 2.68 2.192 14 KH 5.2 1004553.64” 1050 3611.16” 9.09 0.401 3.10 0.087 15 KH 5.3 1004135.52” 1050 3458.88” 11.2 0.586 2.94 1.221 Stt Lý lịch mẫu Toạ độ Al3+ ppm Fe2+ ppm pH 1:2,5 Nhiệ t độ 0C 1 KH 1.N1 1003939.2 4” 1050 2529.28” 0.45 0.19 4 6.70 32 2 KH 1.N2 1004127.6” 1050 23’2.52” 1.35 0.07 8 6.89 32 Bảng 5.8: Kết quả phân tích mẫu nước trong ao NTTS ở HTN S tt Kí hiệu mẫu Toạ độ Nhiệ t độ (0 C) pH SS (mg/l ) DO (mg/l ) BOD 5 (mg/l ) Kết quả phân tích mẫu nước trong ao NTTS vào đầu mùa mưa 1 N11-1 10044’47.7” 105023’17. 7” 29,2 7,6 26 2,7 23 2 N14-1 10040’52.1” 105028’55. 9” 35,1 9,0 142 6,0 65 Kết quả phân tích mẫu nước trong ao NTTS vào đầu mùa lũ 1 N11-1 10044’47.7” 105023’17.7” 29,9 7,3 74 7,1 26 2 N14-1 10040’52.1” 105028’55.9” 31,1 7,4 56 4 18 Kết quả phân tích mẫu nước trong ao NTTS vào đỉnh lũ 1 N11-1 10044’47.7” 105023’17.7” 29,5 7,2 98 7,3 55 2 N14-1 10040’52.1” 105028’55.9” 29,0 7 82 7,9 16 Kết quả phân tích mẫu nước trong ao NTTS vào mùa khô 1 N11-1 10044’47.7” 105023’17.7” 31,7 8,1 36 3,9 39 3 KH 2.N1 1004717.1 6” 1050 2953.16” 0.45 - 6.96 33 4 KH 2.N2 1004256.8 8” 1050 3229.4” 0.63 - 3,60 30 5 KH 3.N1 1001044.3 3” 1050 3122.44” 100.8 0 191. 3 2.60 29 6 KH 3.N2 100412.04” 1050 2735.28” 2.25 - 6,28 32 7 KH 4.N1 1003939.2 4” 1050 3357.96” 17.46 0.40 2 3.12 28 8 KH 4.N2 1004620.2 8” 1050 3819.32” 1.80 - 3.72 28 9 KH 5.N1 1004441.6 4” 1050 2810.56” 0.54 - 6.00 28 10 KH 5.N2 1004313.0 8” 1050 3645.36” 1.08 - 3.95 31 2 N14-1 10040’52.1” 105028’55.9” 32,7 7,6 41 2,3 43 Bảng 5.9: Kết quả phân tích mẫu nước sông, kênh HTN S t t Kí hiệu mẫu Toạ độ Nhiệ t độ (0 C) pH SS (mg/l ) DO (mg/l ) BOD 5 (mg/l ) Kết quả phân tích mẫu nước sông, kênh vào đầu mùa mưa 1 N10 10044’37.7” 105022’49.2” 30,5 7,8 52 4,0 18 2 N11-2 10044’47.6” 105023’18.8” 30,0 8,0 126 2,8 20 3 N 12 10041’36.5” 105024’04.5” 30,1 7,3 44 2,5 22 4 N13 10041’25.2” 105024’23.2” 29,9 7,5 60 3,0 17 5 N14-2 10040’56.8” 105028’55.7” 31,6 7,5 91 3,8 26 6 N15 10040’51.7” 105029’53.0” 31,4 7,5 66 3,4 19 7 N16 10040’42.3” 105031’00.3” 32,0 7,1 53 4,0 22 Kết quả phân tích mẫu nước sông, kênh vào đầu mùa lũ 1 N10 10044’37.7” 105022’49.2” 27,9 7,7 137 7,0 9,0 2 N11-2 10044’47.6” 105023’18.8” 28,4 7,7 139 6,7 3,7 3 N12 10041’36.5” 105024’04.5” 33,1 7,7 23 6,0 12,3 4 N13 10041’25.2” 105024’23.2” 28,4 7,5 333 7,6 42,0 5 N14-2 10040’56.8” 105028’55.7” 29,1 7,8 165 5,4 1,2 6 N15 10040’51.7” 105029’53.0” 29,1 7,4 136 7,4 31,0 7 N16 10040’42.3” 105031’00.3” 29,6 7,7 155 6,6 3,6 Kết quả phân tích mẫu nước sông, kênh vào đỉnh lũ 1 N10 10044’37.7” 105022’49.2” 29,0 8,7 95 7,4 3,2 2 N11-2 10044’47.6” 105023’18.8” 29,2 8,4 57 7,1 36,0 3 N12 10041’36.5” 105024’04.5” 29,0 7,9 121 7,6 15,0 4 N13 10041’25.2” 105024’23.2” 29,0 8,7 54 7,4 26,0 5 N14-2 10040’56.8” 105028’55.7” 29,2 8,3 23 7,3 16,0 6 N15 10040’51.7” 105029’53.0” 30,0 8,1 89 6,5 15,0 7 N16 10040’42.3” 105031’00.3” 29,5 8,2 18 7,2 16,0 Kết quả phân tích mẫu nước sông, kênh vào mùa khô 1 N10 10044’37.7” 105022’49.2” 30,1 7,1 31 3,7 18 2 N11-2 10044’47.6” 105023’18.8” 30,5 7,1 40 3,0 32 3 N12 10041’36.5” 105024’04.5” 32,7 7,2 67 5,0 27 4 N13 10041’25.2” 105024’23.2” 32,0 7,1 25 4,3 24 5 N14-2 10040’56.8” 105028’55.7” 33,5 7,1 57 3,9 19 6 N15 10040’51.7” 105029’53.0” 33,6 7,2 55 4,0 27 7 N16 10040’42.3” 105031’00.3” 33,0 7,3 70 3,6 30 5.4.2.Tiêu chuẩn đánh giá Các chỉ tiêu đánh giá các loại đất phèn Bảng 5.10: Các chỉ tiêu đánh giá các loại đất phèn Loại đất phèn pH tươi Al3+ ppm SO42- % Đất phèn hiện tại 3 - 4 150 – 3.000 0,1 – 0,7 Phèn nhiều 2,5 – 4,0 500 – 3.000 0,2 – 0,7 Phèn ít, trung bình 3,5 – 4.0 300 - 500 0,2 – 0,3 Phèn mặn  4,5  500 0,1 – 0,3 Đất phèn đang chuyển hoá 0,4 – 4,0 200 - 2000 0,3 – 0,6 Đất phèn tiềm tàng 5 - 7 vết 0,09 – 0,1 Nguồn: Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết, 2000 Bảng 5.11: Các chỉ tiêu đánh giá độ chua tiềm tàng của đất( pHKCl) (Tỷ lệ đất / KCl = 1/ 2,5) pH KCl Đánh giá < 3,0 Rất chua 3,0 – 4,5 Chua nhiều 4,6 – 5,5 Chua vùa 5,6 – 6,4 Chua ít > 6,5 Trung bình Nguồn : Bộ môn khoa học đất , trường Đại học Cần Thơ tháng 2, năm 2005 Bảng 5.12: Mức pH và ảnh hưởng đối với các loài thuỷ sản nước ngọt nhiệt đới Mức pH Anh hưởng < 4,0 Điểm chết acid 4,0 – 5,0 Không sinh sản được 5,0 – 6,5 Chậm phát triển 6,5 – 9,0 Phù hợp với nuôi thuỷ sản 9,0 – 11,0 Chậm phát triển > 11,0 Điểm chết kiềm Nguồn: Lawson 1995, Tarazona and Munoz, 1995. [Source Water Quality for Aquaculture: A Guide for Assessment] 5.4.3. Kết quả: Nhiệt độ: Trên địa bàn HTN, nhiệt độ qua các mùa ở các khu vực sông, kênh, ao NTTS, đồng ruộng dao động từ 28 (0C) đến 35,1(0C), Khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ, 2004. Ở nhiệt độ từ 26 – 31(0C) là khoảng nhiệt độ tối ưu cho tôm càng xanh phát triển, nên ở nhiệt độ này rất thích nghi để nuôi tôm. Tuy nhiên ở nhiệt độ 35(0 C) tôm càng xanh vẫn phát triển được. Như vậy, địa bàn trên toàn HTN điều thích nghi nuôi tôm càng xanh, nhưng cần lưu ý vào mùa khô và đầu mùa mưa, một vài nơi nhệt độ cao  35 (0C), nên cần có biện pháp thích hợp để nuôi thuỷ sản. pH: Phần 3.1.3 Tập tính sống của tôm càng xanh ở chương 3, pH thích hợp cho TCX là 6,5- 8,5, ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng kém, pH dưới 5,5 tôm hoạt động yếu và chết, pH trên địa bàn HTN chia thành các vùng  vùng 1: pH từ 6,5 - 8,5 thích hợp cho nuôi TCX, và nuôi trồng các thuỷ sản nước ngọt khác.thuộc các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ.  vùng 2:+ pH từ 5,5 – 6,5 TCX sinh trưởng kém thuộc các xã còn lại + pH < 5,5 tôm hoạt động yếu và chết Tóm lại: Phân vùng chất lượng nước theo pH, HTN chia thành 2 vùng xem hình 5.2. Oxy hoà tan (DO) và Nhu cầu oxy sinh hoá( BOD): Đa phần vượt giới hạn thích nghi cho NTTS. 5.5. KẾT QUẢ PHÂN VÙNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ NUÔI TÔM CÀNG XANH Kết quả tổng hợp các tiêu chí phân vùng (xem bảng 5.12) và kết quả tổng hợp, xếp bậc và phân lọai các tiêu chí phân vùng (xem bảng 5.13) thuộc các nhóm đối tượng nghiên cứu từ các bản đồ nêu trên đã thành lập được 5 vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi TCX. Bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi TCX bao gồm cả các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho các hình thức nuôi TCX. Vì vậy, việc đặt tên chính xác của từng vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi TCX trong địa bàn HTN còn được dựa vào các hình thức được chọn nuôi. Phân cấp Số tt Tiêu chí phân vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Kiểu địa hình (bảng 5.1) ĐL ĐL ĐL ĐL TLS TLS TPS 2 Kiểu địa mạo (bảng 5.1) BL BSĐ ĐLC ĐL T ĐT N LSC C 3 Độ ngập (xem bảng 5.2) 4 -Độ ngập sâu 1 2 3 5 - Thời gian ngập 1 2 3 Bảng 5.13:Tổng hợp các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản Bảng 5.14: Tóm tắt các tổ hợp các tiêu chí phân vùng nuôi trồng thuỷ sản Tiêu chí phân vùng Stt Đơn vị địa mạo lớn Đơn vị địa mạo nhỏ Nhóm đất Độ ngập Thời gian ngập Chất lượng nước Vùng số 1 TLS ĐTN 1 1 2 1 1 2 ĐL ĐLC 2 2 3 1 1 3 ĐL ĐLC 2 2 3 1 1 5 2 3 1 2 1 2 2 1 1 7 2 3 1 3 7 2 3 2 3 9 3 3 1 4 6 3 3 1 2 4 3 3 1 2 4 ĐL ĐLC 3 3 3 1 2 5 ĐL BL 5 3 3 1 2 7 3 3 1 3 7 3 3 2 4 8 3 3 2 5 6 3 3 2 3 6 ĐL BL 9 3 3 1 4 3 1 2 2 3 4 1 2 2 3 5 2 2 1 2 7 2 2 2 5 7 2 3 1 3 6 2 3 2 3 7 ĐL ĐLC 8 2 3 2 5 6 3 3 2 5 7 3 3 2 4 8 ĐL BL 8 3 3 2 5 8 3 3 2 5 9 ĐL ĐLT 7 3 3 2 4 10 ĐL ĐLC 7 2 3 2 4 11 TPS C 6 2 3 2 3 6 Chất lượngnước (xem hình 5.5) 1 2 7 Lọai đất (xem bảng 5.4) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 9 3 3 1 4 12 TLS LSC 6 3 3 1 2 7 3 3 1 2 13 ĐL ĐLC 6 3 3 1 2 14 ĐL BL 6 3 3 2 3 6 3 3 2 4 15 TPS C 3 2 3 2 4 16 ĐL BL 7 3 3 2 4 7 2 3 2 4 17 ĐL ĐLC 6 3 3 2 4 5 3 3 2 5 18 ĐL ĐLT 2 2 2 2 3 5 2 3 1 2 19 ĐL BSĐ 7 2 3 1 3 20 TPS C 7 3 3 1 2 6 3 3 2 5 21 TPS C 8 3 3 2 5 7 3 3 2 4 22 ĐL ĐLT 6 3 3 2 3 6 3 3 2 4 8 3 3 2 5 23 TLS LSC 3 2 3 2 4 24 ĐL BL 6 3 3 2 5 8 3 3 2 5 25 ĐL ĐLT 6 3 3 2 5 26 ĐL BL 2 3 3 2 5 Đặc điểm của từng vùng dược tái tổ hợp và trình bày trong bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh của huyện Tam Nông. Mã số của 5 vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh của huyện Tam Nông được trình bày trong bảng 5.15. Bảng 5.15: Liệt kê các vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh của huyện Tam Nông Vùng số Tên vùng sinh thái 1 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa 2 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa có nền phèn 3 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh đất phèn có lũ tích dốc 4 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu 5 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn nông 5.6. ĐÁNH GIÁ 5.6.1. Tác động của lũ đến tính chất đất Ngập lụt là quy luật thường niên của đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lụt lớn đang có xu thế rút ngắn chu kỳ từ 12 năm xuống còn 6 năm và 3 năm, những năm lụt lớn như: 1961, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000 (Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Bộ, năm 2002) bảng 5.16, ở đồng bằng sông Mê Kông gây ra nhiều thiệt hại cho người dân[19]. HTN ngập sâu (150 – 250 cm), thời gian ngập lâu (từ tháng 8 – tháng 10), diện tích ngập rộng (ngập trên địa bàn toàn huyện) [13] nên ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người . Nước lụt đầu mùa hàng năm mang về một lượng phù sa tương đối lớn bồi đắp cho đồng ruộng làm tăng độ màu mỡ cho đất, tiết kiệm phân bón trong sản xuất, chống lão hóa đất, thực tế chứng minh trong Huyện có nhiều nơi sản xuất lúa có năng suất cao và vẫn ổn định. Các công trình khai thác tài nguyên , thuỷ lợi trong những năm qua phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao trong tưới tiêu, kiểm soát lũ nên các vùng đất nhiễm phèn ở HTN đã được cải tạo dần. Bảng 5.16: Mực nước lụt lớn đo tại Tân Châu Năm 1961 1966 1978 1984 1991 1994 1996 2000 2001 Hmax (m) 5,27 5,28 4,94 4,96 4,80 4,67 5,03 5,06 5,07 Ngày/tháng 11/X 27/IX 9/X 13/X 31/X 3/X 7/X 23/IX 15/X Nguồn: Phân Viện Khảo Sát Quy Hoạch Thủy Lợi Nam Bộ, năm 2002 Theo TS Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng khoa Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường Đại Học Cần Thơ, nước lũ cần được coi là nguồn tài nguyên quý, đem lại thuỷ sản nước ngọt dồi dào, phù sa bồi đắp làm màu mỡ ruộng đồng. Đất canh tác ngâm trong nước lũ và nhờ nước lũ tháu rửa sẽ hạn chế được dịch chuột, các loại dịch sâu rầy, các loại mầm bệnh trên cây trồng. Vì thế chủ động đưa nước lũ vào đồng ruộng để cải tạo môi trường đất canh tác là rất cần thiết, không nên đắp nhiều tuyến đê bao khép kín. Đê bao triệt để trong những năm qua đã làm thay đổi môi trường tự nhiên của các hệ sinh thái đặc trưng vuàng ĐTM và Tứ Giác Long Xuyên. Trong và ngoài đê bao không có sự trao đổi nước nên cặn bã, độc chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người bị lắng đọng, tồn lưu trong đất. mặt khác đê bao làm khô kiệt nước, tạo điều kiện cho lớp phèn tiềm tàng có cơ hội hoạt động mạnh, làm đất mất dần độ màu mỡ. Do lũ tràn từ phía bắc của ĐBSCL xuống nên đất HTN có lớp phù sa mới đầu nguồn, hạt thô, trong huyện đất ven sông Tiền có địa hình cao hơn đất trong nội đồng nên dễ thoát nước hơn vì thế chất hữu cơ ít hơn; các hạt cát và limon lắng động ngay ở ven sông nên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Ơ vùng xa sông đất trũng, thấp và bị úng nước nhiều hơn nên giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng vì các hạt sét di chuyển đến đó mới lắng động xuống. 5.6.2. Anh hưởng của sự phèn hoá đến các hoạt động nuôi tôm càng xanh và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp 5.6.2.1. Phèn hoá [5] Phèn hoá là quá trình chuyển hoá và tích tụ tăng dần các ion độc Al3+; SO42-; Fe2+; Fe3+; H+ và acid suphuric làm giảm pH trong môi trường đất, nước biến các môi trường này từ chổ không phèn, không độc trở nên phèn và độc, thậm chí rất độc. Qúa trình phèn hoá biểu hiện ở hai mặt: - Môi trường đất và nước đang ở dạng phèn tiềm tàng (Potential acid sulphate soil) bị oxy hoá trở thành phèn hoạt tính. Đó là hiện tượng oxy hoá của pyrite để trở thành jarosite và những ion độc hoà tan kể trên. - Môi trường đất và nước vốn chưa bị phèn nay bị nhiễm phèn (Acid sulphate contimanation) từ các nơi khác theo dòng nước đưa đến. Qúa trình phèn hoá từ đất phèn tiềm tàng. - Nguồn S: SO42- hay các dạng lưu huỳnh hữu cơ tích luỹ trong các cây Sú, Vẹt bị vùi lấp, phân giải yếm khí (vi khuẩn Clostridium Thiobacillus Thodans) tạo thành CO2 VÀ acid hữu cơ, H2S. Lưu huỳnh trong nước biển theo thuỷ triều vào vùng nước mặn, nước lợ. - Nguồn Fe, Al: Qúa trình feralit làm tích tụ Fe, Al do phân huỷ keo sắt, quá trình rữa trôi, tích tụ Fe hữu cơ trong cây, Fe, Al có trong keo sét và rửa trôi theo dòng chảy đến vùng nước lợ. -Các dạng hợp chất của lưu huỳnh gồm sulphate bị khử thành sulfic (SO32) trong điều kiện thiếu oxy và có vi khuẩn Bacillus và có chất hữu cơ làm thức ăn: H2S phản ứng với Fe trong keo sét tạo thành Pyrit (FeS2). - Đến đây, tạo thành đất phèn tiềm tàng. Nếu có CaCO3 sẽ không sinh phèn ở giai đoạn tiếp theo do phản ứng CaCO3 + SO42-  CaSO4 + CO32-. Đất phèn tiềm tàng đã hình thành khi tổng Bazơ  tổng SO42- . Qúa trình phèn hoá bắt đầu từ đây: +Trong điều kiện dễ tiếp xúc với không khí, ví dụ như lớp đất trên khô nứt nẻ và lớp Pyrit ở dưới ẩm ướt và tiếp xúc được với oxy không khí, Pyrit bị oxy hoá: 2FeS2 + 7O2 + 2H2S  2FeSO4 + 2H2SO4 Hay là: FeS2 + 15/4 O2 (diss) + 7/2H2O  Fe(OH)3 + 2H2SO4 Như vậy: cứ một mol Pyrit tiêu thụ 3,75 mol oxy hoà tan và sinh ra 2 mol acid sulphuric. Mặt khác phản ứng tạo Jarosite cũng tiến hành. FeS2 + 15/4 O2 + 5/2H2O + 1/3K+  1/3KFe3 (SO4)2(OH)6 + 4/3 SO42-+ 3H+ Phản ứng này xảy ra trong điều kiện thế oxy hoá khử Eh  400mV, quá trình đó sẽ tạo ra môi trường pH = 3 – 4. + Sau đó, ở điều kiện đủ oxy và có vi khuẩn Thiobacillus Feroxidans, sắt Fe2+ bị khử thành Fe3+ 2FeSO4 + O2 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + H2O Đồng thời: 1/3KFe3 (SO4)2(OH)6 + H2O  1/3K+ + Fe(OH)3 +2/3 SO42-+ H+, và tạo thành sản phẩm có phản ứng thuận nghịch. Fe2 (SO4)3 + H2O  2FeSO4(OH)3 + H2 SO4 -Acid sulphurc tạo thành tiếp tục phản ứng với các lớp Alumunsilicate trong khoáng sét trong đất, giải phóng ra rất nhiều Al3+, đồng thời tạo ra dạng liên kết với Fe, K, sulphate, tạo thành sulphate kép sắt, nhôm: H2SO4 + Al2O3 . SiO3  Al2(SO4)3 + Si(OH)4 Al2(SO4)3 sinh ra làm chua đất (PH 2), Al3+ làm kết tủa các keo sét và chất lơ lửng trong nước nên nước trong. Nước càng trong càng phèn, nông dân gọi đó là “phèn lạnh”. Nếu nước không trong mà có màu vàng là phèn sắt chiếm ưu thế, nông dân gọi là “phèn nóng”. Kết quả quá trình phèn hoá này tạo ra các muối FeSO4 , Al2(SO4)3 và H2SO4 . Từ đây chúng lại phân ly ra: FeSO4  Fe2+ + SO42- H2SO4  2H+ + SO42- Al2(SO4)3  2 Al3+ + 3SO42- Làm cho trong nước hay trong dung dịch đất giàu H+, Al3+, Fe2+ và SO42- gây độc cho hầu hết các sinh vật. 5.6.2.2. Anh hưởng của sự phèn hoá đến các hoạt động nuôi tôm càng xanh và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Đất phèn tiềm tàng có phản ứng chua nhẹ, môi trường khử và các hợp chất lưu huỳnh chiếm ưu thế. Trong thành phần các hợp chất sulfur còn có thể tích luỹ một số kim loại nặng như: Ni, Co, Zn, Cu, Cr, As. Khi tầng đất bị xáo trộn, các phản ứng chua sẽ xảy ra, đồng thời tạo điều kiện cho các ion Fe, Al và các kim loại nặng linh động hơn trong môi trường [7]. Từ đó chúng có thể rữa trôi xuống trầm tích bùn đáy và tích tụ tại đó. Nhôm (Al): Nhôm gây độc chủ yếu ở dạng Al3+. Nhưng cation này lại sinh ra khi phân ly Al2(SO4)3. Đây là loại muối khi khô thì có dạng tinh thể giòn tan, nhẹ xốp; ẩm thì có dạng nhờn trơn. Đây là cation độc nhất trong đất phèn. Lúa bị ngộ độc Al3+ sẽ mất hết lông hút, rễ ngắn, nhất là trọng lượng rễ bị ảnh hưởng lớn. Al3+ trong đất phèn có nồng độ từ 150 đến 3000 ppm. Nồng độ [Al3+ ]= 500 ppm gây độc cho lúa, tôm; [Al3+ ]= 800 ppm gây chết và [Al3+]= 1000 ppm gây chết nhanh chóng. pH = 3,5([Al3+]= 400 - 500 ppm) ức chế quá trình nảy mầm của cao lương, pH nhỏ hơn 5,5 tôm thở gấp mệt mỏi do khả năng vận chuyển oxy kém, mang và thân tiết ra nhiều chất nhầy, da tôm sẽ đỏ, tôm chết sau một thời gian. Trong vật chất sống nhôm trung bình chỉ chứa 50 ppm [5] Sắt (Fe2+; Fe3+): Sắt gây độc ở dạng Fe2+ và một ít ở dạng Fe3+. Chúng có thể được xuất hiện từ hợp chất FeSO4 hay Fe(OH)2, FeS, Fe(HCO3)2; Fe2 (SO4)3; hay các hợp chất sắt hữu cơ. Trong đất phèn nồng độ Fe2+, hay Fe3+ khoảng từ vài trăm đến 3000 ppm. Đặc biệt khi các muối sulphate bị hoà tan sẽ tạo ra dung dịch đất rất chua (pH  4) khi nước acid có Al, Fe và các kim loại nặng hoà lẫn trong nước chảy tràn hoặc thấm qua đất đổ vào vuông nuôi sẽ gây ngộ độc cho tôm hoặc thúc đẩy nguy cơ nhiễm bệnh cũng như làm rối loạn chu trình dinh dưỡng sinh sản của chúng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thương (1996), trước và sau cơn mưa pH và độ mặn của vuông tôm thay đổi đột ngột do hiện tượng pha loãng nước gây ảnh hưởng rất lớn trong quá trình nuôi tôm. Sunphat (SO42-) và lưu huỳnh (S): Dạng gây độc của lưu huỳnh là H2S, SO32-, SO2, SO42-. Trong điều kiện bình thường lưu huỳnh là chất dinh dưỡng cho cây (trong cây tích luỹ 0,1 – 15 % tro thực vật). Trong đất phèn, tổng số lưu huỳnh có thể có nồng độ là 2,0 – 5,0 %. Lưu huỳnh gây độc do ngưng tụ cao của muối có hại cho đời sống của sinh vật. Khả năng gây chua phèn của các loại đất cũng rất khác nhau chúng phụ thuộc vào các dạng hợp chất của lưu huỳnh trong đất (dạng monosulfur, S-hữu cơ hay FeS2, S-hữu cơ dễ bị oxy hoá hơn FeS2), mức độ thoáng khí hay khả năng oxy hoá liên qua đến độ sâu phân bố của tầng sinh phèn, mức độ phèn, tình trạng ngập nước [7, trích từ sách Alecxandrop N.P, Florentiep, Nguyễn Ngọc Hoa (dịch, 1977), Công tác phân vùng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội] S/SO42- = 1,5 – 2,0. Ion SO42- rửa trôi chậm, gây ngộ độc cho cây, khó khăn trong sản xuất. Đất phèn nhiều SO42- = 4000 ppm, đất phèn đang chuyển hoá: 2000 – 5000 ppm. Phèn còn ảnh hưởng rất lớn đến độ trong của vuông nuôi tôm, vuông nuôi có độ trong từ 45 – 60 cm là vuông nuôi quá trong, khi đó vuông nuôi nghèo dinh dưỡng, tảo kém phát triển, tôm dễ mắc bệnh do tảo đáy phát triển mạnh, sinh độc tố, gây nhiễm nặng phần đáy khi tảo chết. Đồng thời vuông nuôi có độ trong quá cao, ánh sáng chiếu thẳng xuống đáy làm giảm khả năng bắt mồi của tôm. Vào mùa khô thường thiếu nước, trên vùng đất phèn vào đầu mùa mưa các kênh rạch bị nhiễm phèn gây thiệt hại cho tôm. 5.6.3. Đánh giá tính chất của đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông Nhóm đất phù sa: Chiếm 3.035 ha chiếm 6,59% gồm các lọai đất phù sa đã và đang phát triển: Đất phù sa không được bồi sông Cửu Long; Đất phù sa không được bồi loang lổ sông Cửu Long; đất phù sa có nền phèn, phân bố gần sông Tiền. Nhóm đất phù sa phát triển chỉ bị ngập nước khoảng 3 - 6 tháng chủ yếu vào mùa mưa lũ trong năm. Các lọai đất trên đều thuộc đất phù sa trẻ được sử dụng để canh tác nông nghiệp: lúa, cây ăn trái, rau màu. Một số khu vực thuộc nhóm đất phù sa trẻ bị ngập nước trên 3 tháng trong năm thích hợp cho việc triển khai mô hình nông ngư xen canh như trồng lúa hay hoa màu trong mùa khô, mùa kết hợp nuôi TCX. Nhóm đất phèn: Cũng thuộc trầm tích trẻ Holocene; chiếm một diện tích rất lớn: 37.775 ha chiếm 81,97%, phân bố từ bờ đông rạch Ba Răng đến hết địa bàn của HTN. Do tính chất và nồng độ của các độc chất trong đất cũng như việc sử dụng đất với các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau nên nhóm đất phèn được chia ra làm hai loại đất phèn: đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Đất phèn hoạt động: Tập trung trong các vùng ĐTM với sự hiện diện rất nhiều tinh khoáng jarosite {1/3KFe3(SO4)2(OH)6} và sản sinh các chất độc trong đất như Fe3+, Al3+, SO22- và đặc biệt là sự hiện diện của ion H+ làm cho độ chua trong đất khá cao hòan tòan không thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Đất phèn tiềm tàng: Phân bố trong các vùng đất trũng và dọc theo sông rạch nơi có địa hình tương đối thấp, thường xuyên bị ngập nước và giữ ẩm quanh năm. Nhờ vào sự hiện diện của mực thủy cấp khá cao và giữ ẩm quanh năm nên mặc dù đất có tầng sinh phèn (sulfidic) với sự hiện diện rất nhiều tinh khoáng pyrite (FeS2) nhưng vẫn không bị oxy hoá để tạo thành đất phèn hoạt động. Phần lớn nhóm đất này có dưỡng chất trung bình và pH tương đối phù hợp với nuôi thủy sản nước ngọt. Đất xám: 5.271 ha, chiếm 11,44%, được hình thành trên phù sa cổ, nên địa hình thường cao, thành phần cấp hạt thô, đã qua quá trình xói mòn và rửa trôi lâu đời nên thường nghèo dinh dưỡng, đất xám ở địa hình thấp có chất dinh dưỡng khá hơn nhưng thường ngập nước trong mùa mưa nên đất có phản ứng chua. Do đó có thể trồng một vụ lúa kết hợp với một vụ nuôi thuỷ sản hoặc trồng lúa kết hợp với hoa màu. 5.6.4. Xác định vùng sinh thái bị nhễm phèn: Thuộc vùng số 5 trong kết quả phân vùng đất nhằm phục vụ nuôi TCX rơi vào địa bàn các xã Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường, Phú Đức. Là vùng có các loại đất phèn hoạt dộng có tầng sinh phèn nông, có nhiều bưng trũng với quần thể năng ngọt, năng kim chiếm ư thế , đây là những quần thể tiêu biểu của vùng bưng trũng trên đất phèn, trong vùng này có một phần diện tích là Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Là vùng sinh thái bị nhiễm phèn. CHƯƠNG 6: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH CỦA HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 6.1. PHÂN VÙNG CỤ THỂ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH CỦA HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 6.1.1. Các lớp bản đồ số hoá  Bản đồ Hành chánh: Nguồn từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp, 2005. Tỷ lệ 1/25.000.  Bản đồ Sông suối: Khoa Địa Trắc, trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Tỷ lệ 1/25.000, năm 2005. Bản đồ Thổ nhưỡng: Tỷ lệ 1/25.000, nguồn từ Phân Viện Địa Lý thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Đây là bản đồ mới với nay đủ số liệu, hiện nay Sở Quy Hoạch thiết kế nông nghiệp miền nam, địa chỉ số 20, Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, đang nghiên cứu bản đồ thổ nhưỡng mới, nhưng số liệu chưa nay đủ. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2002: Nguồn từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp, 2002. Tỷ lệ 1/25.000. Bản đồ Giao thông: Khoa Địa Trắc, trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/25.000, năm 2005. Bản đồ phân bố ngập lũ: Phân viện khảo sát quy hoạch thủy lợi nam bộ. Bản đồ địa hình địa mạo: Nguồn từ Phân viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền nam, địa chỉ số 20, Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006. Tỷ lệ 1/25.000. 6.1.2. Xác định và định tên từng vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh trong huyện: Qua kết quả bảng 5.14 có 5 vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh như sau: 6.1.2.1. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa (Vùng 1) Bảng 6.1: Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa  Vị trí: Vùng 1 vị trí địa lý chạy dài từ toạ độ 10046'8" đến 10039'5" vĩ độ Bắc và 105021'00" đến 105026'58" kinh độ Đông. Thuộc địa bàn các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A.  Diện tích:711,485 ha 6.1.2 .2 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa có nền phèn (Vùng 2) Bảng 6.2: Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa có nền phèn STT Thuộc các xã Diện tích (tính theo đơn vị Ha) 1 Xã An Hoà 171,473 2 Xã An Long 250,373 3 Xã Phú Ninh 135,704 4 Xã Phú Thành A 153,935 Tổng diện tích 711,485 STT Thuộc các xã Diện tích (tính theo đơn vị Ha) 1 Xã Phú Thọ 403,613 2 Xã Phú Thành A 51,311  Vị trí: Thuộc địa bàn các xã phía đông xã Phú Thành A, phía tây xã Phú Thọ, phía bắc và phía nam xã Phú Thành B, phía bắc xã Phú Hiệp.  Diện tích: 934,215 ha 6.1.2.3 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh đất phèn có phù sa tích lũ (Vùng 3) Bảng 6.3: Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh đất phèn có lũ tích dốc  Vị trí: Thuộc địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính và Thị Trấn Tràm Chim  Diện tích: 906,482 ha 6.1.2.4 Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu (Vùng 4) Bảng 6.4: Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu 3 Xã Phú Thành B 297,938 4 Xã Phú Hiệp 181,353 Tổng diện tích 934,215 STT Thuộc các xã Diện tích (tính theo đơn vị Ha) 1 Xã Phú Đức 336,097 2 Xã Phú Thọ 201,807 3 Xã Phú Hiệp 302,256 4 Thị Trấn Tràm Chim 48,197 5 Xã Tân Công Sính 18,125 Tổng diện tích 906,482 STT Thuộc các xã Diện tích (tính theo đơn vị Ha) 1 Xã Phú Thành B 198,625 2 Xã Hoà Bình 208,217  Vị trí: Thuộc địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Thành B, Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường  Diện tích: 1080,945 ha 6.1.2.5. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn nông (Vùng 5) Bảng 6.5: Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn nông Vị trí: Thuộc địa bàn các xã Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường, Phú Đức. Diện tích: 974,937 ha. 3 Xã Phú Cường 419,700 4 Xã Tân Công Sính 254,403 Tổng diện tích 1080,945 STT Thuộc các xã Diện tích (tính theo đơn vị Ha) 1 Xã Phú Đức 168,048 2 Xã Hoà Bình 103,909 3 Xã Phú Cường 139,901 4 Xã Tân Công Sính 490,783 5 Thị Trấn Tràm Chim 72,296 Tổng diện tích 974,937 6.2. LÊN BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP VỚI TỶ LỆ 1/25.000 6.3. SỬ DỤNG PHÂN VÙNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CÀNG XANH 6.3.1. Biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý vùng đất phèn phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh Do nhu cầu cải tạo phèn để trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản nên hệ thống kênh rạch ngày càng dày đặc. Kênh mương trên vùng đất phèn được đàu đắp đã đưa vật liệu sinh phèn sâu 0,5m – 2,0 m lên bề mặt đất làm cho chất lượng nước trong vùng này bị nhiễm phèn nặng hơn. Các độc tố như : Al3+, Fe2+, H+ trong đất phèn bị dòng nước (lũ, mưa) rửa trôi xuống kênh rạch, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ( Trần Kim Tính, 1992). Việc tăng năng suất cây trồng tại chổ do rửa phèn do rửa phèn qua hệ thống kênh rạch ở vùng này lại gây thiệt hại cho những vùng lân cận. Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt con người, nguồn lợi thuỷ sản. Nhiều vùng(vùng hạnguồn của khu vực phèn) phải bỏ hoang do nhiễm phèn nặng. Đứng trên lợi ích của toàn vùng, việc cải tạo đất phèn nặng ngập nước nhằm sử dụng tài nguyên một cách bền vững thì rừng Tràm rất quan trọng, nó là chiếc máy lọc nước tự nhiên khổng lồ, nó không những cải thiện chất lượng nước phèn tại chổ mà nó còn có thể rửa phèn cho những cánh đồng bị nhiễm phèn lân cận. Rừng Tràm giúp giảm độc hại cho các nguồn nước thải từ các khu công nghiệp lân cận dồn về, các vật rụng từ rừng tràm giúp cải thiện pH của nước trên mặt đất và làm giảm quá trình tích tụ các ion sắt, nhôm. Nước ở rừng tràm rửa phèn cao hơn gấp 15 lần so với nước kênh rạch khác (Ni & Safford & Maltby, 1998). Ngoài ra, tán rừng tràm cũng giữ cho mực nước ngầm không quá sâu, giữ cho tầng sinh phèn (pyrite) ở điều kiện khử oxy. Do đó, hạn chế quá trình phèn hoá trong mùa khô. Nơi có rừng tràm chất lượng nước và đất dần dần được cải thiện [38]. Đất phèn ở HTN chiếm hơn 80% tổng diện tích đất trong toàn huyện gồm có đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu, đất phèn tiềm tàng nông và đất phèn hoạt động có lũ tích dốc. Chính vì thế, việc đào ao nuôi thuỷ sản trên đất phèn giàu mùn sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân giải mùn cũng như hoà tan chất mùn vào trong nước. [7, trích từ Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản ( 22-23/12/2004 tại Vũng Tàu).NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh]. Hàm lượng hữu cơ hoà tan cao này sẽ thúc đẩy quá trình dị dưỡng trong nước và góp phần làm tiêu hao DO. Qua khảo sát đa số các ao, vuông nuôi tôm ở HTN hoàn toàn chưa có hệ thống xử lý nước thải, chủ hộ nuôi cho nước trong ao, vuông nuôi đổ ra kênh, rạch, sông gần nhất. Do đó cần tiến hành sử lý nguồn nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra môi trường, có thể ứng dụng kỹ thuật xử lý nước thải sau nuôi tôm bằng biện pháp xử lý sinh học như : dùng các nhuyễn thể hai mảnh vỏ lọc bỏ các hợp chất hữu cơ trong nước thải tại các ao chứa nước thải và có thể tái sử dụng nguồn nước này cấp lại cho các ao; thiết kế hệ thống cấp, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản và kênh tiêu phải tách rời kênh lấy nước ; Thiết kế xây dựng , Xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp; Hệ thống kênh dẫn , kênh tiêu đi qua vùng phèn cần lựa chọn các biện pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn; Thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá trình tháo rửa phèn[37]. Cần xây dựng hồ sinh thái trên địa bàn HTN để lấy nước tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. 6.3.2. Nêu các đặc trưng cụ thể của từng phân vùng để phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. 6.3.2.1. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa Là khu vực phân bố gần sông Tiền, có độ cao từ 1,3 m đến 1,9 m, do ảnh hưởng của lũ sông Mê Kong nên bị ngập từ 2 đến 4 tháng. Đây là khu vực có đất phù sa đã và đang phát triển thêm vào đó chất lượng nước vùng này rất tốt vì nó nằm ven sông Tiền (Theo báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 1998 của Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp) thì chất lượng nước mặt vùng này thuộc vùng đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Qua thực nghiệm lấy mẫu nước vào mùa khô kiệt đo được (mẫu 1.N1 có pH = 6.70); (mẫu 1.N2 có pH = 6.89) nó nằm trong giới hạn tốt như đã trình bày ở phần 2.1.3 của chương 2 , pH thích hợp cho tôm càng xanh từ 6,5 đến 8,5. Vây nếu xét toàn HTN thì đây là vùng thích nghi nhất cho việc quy hoạch phát tiển nuôi tôm càng xanh cả mùa lũ lẫn mùa khô. 6.3.2.2.Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa có nền phèn: Là vùng đất chuyển tiếp giữa đất phù sa và đất phèn, kế cận vùng phèn, tầng dưới sâu là lớp đất sét chứa vật liệu sinh phèn. Có độ cao từ 1,2m đến 1,6 m, do ảnh hưởng của lũ sông Mê Kong nên bị ngập từ 2 đến 5 tháng. Theo báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 1998 của Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp thì chất lượng nước mặt vùng này thuộc vùng đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. pH đất qua các mẫu phân tích thuộc vùng này có (mẫu 3.2 có pH = 3,14; mẫu 3.1 có pH = 3,08; mẫu 2.1 có pH =4,20) và pH nước vào mùa khô rất thấp (mẫu 2.N1 có pH = 6,96; mẫu 3.N2 có PH = 6,28 ), đất khá chua, nhưng pH nước lại nằm trong giới hạn tương đối tốt cho tôm càng xanh. Mặc dù bên cạnh độc tố về nhôm trong đất lại rất cao, kết quả phân tích đất (mẫu 3.1 có Al3+ là 6,87 ppm; mẫu 3.2 có Al3+ là 6,15 ppm; mẫu 2.1 có Al3+ là 2,37 ppm ) độc tố về nhôm trong đất lại cao nhưng do gần sông Tiền lại có nhiều kênh lớn bao quanh vùng này nên độc tố về nhôm trong nước (mẫu 3.N2 có Al3+ là 2,25 ppm; mẫu 2.N1 có Al3+ là 0,45 ppm ) tương đối thấp. Đây là vùng thích nghi thứ hai trong HTN để có thể nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ lẫn mùa khô, nhưng nếu nuôi trong mùa khô sẽ tốn kinh phí rất cao để cải thiện môi trường nước trong vuông nuôi. 6.3.2.3. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh đất phèn có phù sa tích lũ Đất phèn có phù sa tích lũ ít phèn hơn so với đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Nên vùng này so với vùng 4 và vùng 5, xét về gốc độ khoa học thích nghi cho việc nuôi TCX hơn trong vùng này đặc biệt có Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Là vùng trũng thấp trong nội địa có độ cao trung bình từ 1,2 đến 1,8 m vùng này bị ngập lũ và ngập úng sâu từ 1,5 đến 2,5 m ngập trên 6 tháng, tuy nhiên có vài gò đồi cao 2,1 m – 2,2 m thuộc khu vực Vườn Quốc Gia Tràm Chim và dọc theo kênh Ranh Phú Hiệp. Là vùng đất phèn lại có lũ tích trên mặt. Qua thực nghiệm lấy mẫu nước vào mùa khô kiệt đo được (mẫu 3.N1 có pH = 2,60); (mẫu 2.N2 có pH = 3,60) rất thấp, pH đất qua các mẫu phân tích thuộc vùng này có (mẫu 2.2 có pH =4,09; mẫu 2.3 có pH = 2,91; mẫu 3.3 có pH = 3,13; mẫu 4.1 có pH = 3,22 ). Theo Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng (trang 129), NXB Khoa học kỹ thuật, pH đất nằm trong giới hạn phèn nhiều, nguyên nhân vùng này pH đất và nước thấp vì đây là khu vực lân cận và là đất Vườn Quốc Gia Tràm Chim nên đất vẫn còn giữ lại đặc tính nguyên sinh hơn các vùng còn lại do tác động con người canh tác đất nên làm giảm độ chua hơn mặt dù là phèn chính cống. 6.3.2.4. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu: Là vùng trũng thấp trong nội địa có độ cao từ 0,8 đến 1,5 m vùng này bị ngập lũ và ngập úng sâu từ 1,5 đến 2,5 m ngập trên 6 tháng là vùng có các loại đất phèn hoạt động có tầng sinh phèn sâu vùng này thích nghi với việc nuôi các nhóm cá như : cá lóc, cá rô, cá trê… trong mùa lũ hơn là TCX. Mặc dù phèn hoạt động sâu nhưng pH đất qua các mẫu phân tích thuộc vùng này có (mẫu 5.1 có pH =2.68; mẫu 4.3 có pH = 3,14) và pH nước vào mùa khô rất thấp (mẫu 5.N1 có pH = 600; mẫu 4.N2 có PH = 3,72), đất và nước khá chua bên cạnh đó độc tố về nhôm trong đất lại rất cao đất (mẫu 5.1 có Al3+ là 7,23 ppm; mẫu 4.3 có Al3+ là 8,67 ppm) và nước (mẫu 5.N1 có Al3+ là 0,54 ppm; mẫu 4.N2 có Al3+ là 1,80 ppm). Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu phân thành hai khu vực địa lý: - Khu vực 1: thuộc địa bàn xã Phú Thành B, mặc dù nó thuộc khu vực có đất phèn tiềm tàng nông nhưng chất lượng nước lại tốt, vào mùa khô pH nước cũng khá cao (mẫu 5.N1 có pH = 6); độc tố nhôm cũng khá thấp (mẫu 5.N1 có Al3+ là 0,54 ppm), nên có thể nuôi tôm càng xanh được vào mùa khô nhưng kinh phí sẽ rất cao do địa bàn HTN có đặc thù là mùa khô mực nước sông thấp hơn mặt ruộng Trong vùng này hiện đang có dự án thí điểm nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ của huyện. - Khu vực 2: Thuộc địa bàn xã Hoà Bình; xã Phú Cường; xã Tân Công Sính lại rất hạn chế do đất phèn lại sinh ra độc tố nhôm hơn đặc biệt vào mùa khô và đầu mùa mưa. Vì thế khu vực này nếu nuôi TCX mùa lũ vẫn được nhưng kinh phí sẽ cao hơn so với khu vực 1 trong cùng vùng 4 này. Để cải thiện môi trường đất, nước trong những tháng đầu thả tôm khi chưa có lũ tràn đồng. Khuyến cáo khu vực 2 của vùng 4 nên nuôi cá sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, kinh phí đầu tư nhẹ hơn. 6.3.2.5. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn nông Đây là vùng hạn chế nhất trên địa bàn HTN. Là vùng trũng thấp trong nội địa có độ cao từ 0,8 đến 1,3 m vùng này bị ngập lũ và ngập úng sâu từ 1,5 đến 2,5 m ngập trên 6 tháng là vùng có các loại đất phèn hoạt dộng có tầng sinh phèn nông, có nhiều bưng trũng với quần thể năng ngọt, năng kim chiếm ư thế, đây là những quần thể tiêu biểu của vùng bưng trũng trên đất phèn, trong vùng này có một phần diện tích là Vươn Quốc Gia Tràm Chim. Kết quả phân tích các mẫu đất và nước thuộc vùng 5 khá chua, mẫu đất (mẫu 5.2 có pH =3,10; mẫu 5.3 có pH = 2,94; mẫu 4.2 có pH = 3,08) và pH nước vào mùa khô rất thấp (mẫu 5.N2 có pH = 3,95; mẫu 4.N1 có pH = 3,12 ), bên cạnh đó độc tố về nhôm trong đất lại rất cao đất (mẫu 5.2 có Al3+ là 9,09 ppm; mẫu 5.3 có Al3+ là 11,2 ppm; mẫu 4.2 có Al3+ là 8,19 ppm) và nước (mẫu 4.N1 có Al3+ là 17,46 ppm; mẫu 5.N2 có Al3+ là 1,08 ppm). Như vậy vùng này rất hạn chế trong việc nuôi tôm càng xanh đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên vùng này cũng có thể nuôi TCX mùa lũ, nếu như nuôi trên chân ruộng thì thời gian thả tôm phải trễ hơn các vùng còn lại từ 2 đến 3 tháng và khi thả tôm phải có kích thước lớn để kịp thu hoạch trước khi lũ rút . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sau thời gian nổ lực làm việc, “Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” được hoàn thành. Tôi đi đến kết luận: HTN có thể nuôi tôm cành xanh với 5 vùng nuôi xếp theo mức độ thích nghi, đó là các vùng: 1. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa (Vùng 1): Có diện tích 711,485 ha, thuộc địa bàn các xã An Hoà, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A. Đây là khu vực có đất phù sa đã và đang phát triển thêm vào đó chất lượng nước vùng này rất tốt vì nó nằm ven sông Tiền (Theo báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 1998 của Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp) thì chất lượng nước mặt vùng này thuộc vùng đạt tiêu chuẩn dùng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Xét toàn HTN thì đây là vùng thích nghi nhất cho việc quy hoạch phát tiển nuôi tôm càng xanh cả mùa lũ lẫn mùa khô. 2 .Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phù sa có nền phèn (Vùng 2): Có diện tích 934,215 ha, thuộc địa bàn các xã phía đông xã Phú Thành A, phía tây xã Phú Thọ, phía bắc và phía nam xã Phú Thành B, phía bắc xã Phú Hiệp. Là vùng đất chuyển tiếp giữa đất phù sa và đất phèn, kế cận vùng phèn, tầng dưới sâu là lớp đất sét chứa vật liệu sinh phèn. Đây là vùng thích nghi thứ hai trong HTN để có thể nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ lẫn mùa khô, nhưng nếu nuôi trong mùa khô sẽ tốn kinh phí rất cao để cải thiện môi trường nước trong vuông nuôi. 3. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh đất phèn có phù sa tích lũ (Vùng 3): Có diện tích 906,482 ha, thuộc địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính và Thị Trấn Tràm Chim. Đất phèn có phù sa tích lũ ít phèn hơn so với đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Nên vùng này so với vùng 4 và vùng 5, xét về gốc độ khoa học thích nghi cho việc nuôi TCX. 4. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn sâu (Vùng 4): Có diện tích 1080,945 ha, thuộc địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Thành B, Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường. Vùng này thích nghi với việc nuôi các nhóm cá như: cá lóc, cá rô, cá trê… trong mùa lũ hơn là TCX. Nếu nuôi TCX mùa lũ vẫn được nhưng kinh phí sẽ cao. 5. Vùng sinh thái nuôi tôm càng xanh trên đất phèn nông (Vùng 5): Có diện tích 974,937 ha, thuộc địa bàn các xã Tân Công Sính, Hoà Bình, Phú Cường, Phú Đức. Đây là vùng hạn chế nhất trên địa bàn HTN, trong vùng có các loại đất phèn hoạt dộng có tầng sinh phèn nông, có nhiều bưng trũng với quần thể năng ngọt, năng kim chiếm ư thế, đây là những quần thể tiêu biểu của vùng bưng trũng trên đất phèn. Như vậy vùng này rất hạn chế trong việc nuôi tôm càng xanh đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên vùng này cũng có thể nuôi TCX mùa lũ. Do thời gian có giới hạn , kinh phí hạn hẹp và đề tài chi tiết cấp huyện nên nguồn tài liệu chưa được cập nhật mới kịp thời, số lượng mẫu phân tích còn hạn chế về số lượng. Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, hội nghề nuôi thuỷ sản trong việc thực hiện bảo vệ môi trường chung, khuyến khích nuôi tôm, cá... phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng. Do địa bàn của HTN có rất nhiều vùng còn chua phèn nên cần tăng cường công tác ứng dụng kỹ thuật xử lý môi trường ngay tại nguồn phát sinh ô nhiễm. TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Lê Huy Bá (1982), Những vấn đề về đất phèn Nam bo, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh. 2. Lê Huy Bá (2003), Sinh thái Môi Trường đất, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh. 3. Lê Huy Bá (2004), Môi Trường, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh. 4. Lê Huy Bá (2005), Phương pháp nghiên cưú khoa học, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh. 5. Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nxb Khoa học kỹ thuật. 6. Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng (Applied Environmemtal Ecology), Nxb Khoa học kỹ thuật. 7. Lê Huy Bá và các cộng sự (2006), Nghiên cứu phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp, phục vụ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, đề tài khoa học, Trung tâm sinh thái, môi trường và tài nguyên, tp HCM. 8. Bách khoa toàn thư, mở Wikipedia, địa chỉ Email aquaculture.com/Experience_exchange.asp. 9. Bộ thủy sản, Trung tâm khuyến ngư trung ương(2001), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), Nxb Nông nghiêp, Hà Nội. 10. Bộ thuỷ sản, Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng năm 2020, Hà Nội. 11. Cục thống kê Đồng Tháp phòng thống kê Tam Nông (2005), Niên giám thông kê năm 2004 huyện Tam Nông, Đồng Tháp. 12. Cục thống kê Đồng Tháp phòng thống kê Tam Nông (2005), Kết quả điều tra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp năm 2004 huyện Tam Nông. Đồng Tháp . 13. Dự án đầu tư (2006), Dự án đầu tư thí điểm hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng đại điểm- xã Phú Thành B – huyện Tam Nông, Đồng Tháp. 14. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học,NXB Khoa Học và Kỹ thuật Hà Nội. 15. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nxb Giáo Dục. 16. Vũ Quang Mạnh( 2005), Sinh thái học đất, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội 17. Nguyễn Thanh Phong và các cộng sự (2000), Những nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh, Viện khoa học thuỷ sản – Khoa nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. 18. Nguyễn Vinh Quy (2006), Nghiên cứu, đánh giá hậu quả về môi trường và kinh tế của suy thoái đất ở một số khu vực trong lưu vực sông Đồng Nai và đề ra các biện pháp giảm thiểu hậu quả, luận án tiến sĩ ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Quốc Gia tp Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Văn Sẵn (2003), Phân tích tác động của đê bao đến kinh tế và xã hội trong vùng ngập lũ tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh. 20. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm khuyến nông (2001),Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. 21. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm khuyến nông (2005),Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. 22. Nguyễn Đức Thuận (2002), Đặc điểm một số độc chất trong đất phèn nặng mới khai hoang trồng lúa ở Đồng Tháp Mười và biện pháp khắc phục, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam. 23. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng, Nxb Khoa học kỹ thuật. 24. Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ Quốc Gia, Dự án “Điều tra, đánh giá diễn biến tự nhiên – kinh tế – xã hội vùng Đồng tháp mười sau 10 năm khai thác (1985 - 1995)” (1997), Báo cáo tổng hợp Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác và phát triển kinh tế – xã hội(1985 - 1995), Tp Hồ Chí Minh. 25. Trung Tâm công nghệ thông tin địa lý (2007), Giáo trình sử dụng phần mềm Mapinfo,Đ ại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh. 26. Trung Tâm Tin học –Bộ Thuỷ sản (2007), Tôm nước ngọt, Email:ttam.bts@hn.vnn.vn. 27. Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc Gia(2007), Nông thôn đổi mới, Email: http:// vst.vista.gov.vn, cập nhật 03/05/2007. 28. Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thuỷ vực nội địa Việt Nam triển vọng và thử thách, Nxb Nông Nghiệp. 29. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông (2003), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010. 30. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông ,Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2003), Tài liệu tổng kết sản xuất Nông nghiệp & Phát triển nông thôn năm 2005 phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2006. 31. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2001), Đề án Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010. 32. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông (2005), Báo cáo V/ v kết quả thống kê , kiểm kê đất đai huyện Tam Nông năm 2005. 33. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông (2005), Báo cáo V/ v Quy hoạch phát triển vùng nuôi 3.000 ha tôm càng xanh trên chân ruộng trong mùa lũ - huyện Tam Nông giai đoạn 2006 – 2010. 34. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông (2006), Kế hoạch thực hiện chương trình nuôi tôm càng xanh mùa lũ huyện Tam Nông năm 2006. 35. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông ,Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006), Báo cáo nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch nuôi tôm càng xanh năm 2006. 36. Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Tam Nông, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), Tài liệu hội thảo kết quả nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông năm 2005. Internet 37. Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam, trang tin tức và sự kiện, địa chỉ Email monre.gov. vn/monreNet/default. aspx?tabid=216&idmid=&ItemID=26632 38. Acnh:TCNP.jpg.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH003.pdf
Tài liệu liên quan