Luận văn Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – Thực trạng và giải pháp

Nhà nước đã xây dựng khu công viên phần mềm Quang Trung (tại TP Hồ Chí Minh) là khu công nghiệp phần mềm lớn nhất nước ta hiện nay. Tại Hà nội cũng đã có quyết định xây dựng công viên phần mềm tại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (với diện tích 15.000 m2 và chi phí khoảng 70 tỷ đồng). Ngoài ra Nhà nước đang tiếp tục hoàn thành bước một khu Công nghệ cao quốc gia tại Hoà Lạc. Một số khu công nghiệp phần mềm tại các tỉnh thành khác cũng đang được nghiên cứu xây dựng. Triển khai hoạt động trong các khu công nghiệp phần mềm với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm có nhiều thuận lợi: ã Khu công nghiệp phần mềm tập trung có lợi thế đặc biệt về không gian, địa điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt tình hình phát triển của cả ngành công nghiệp, dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ mới. ã Hệ thống hạ tầng viễn thông ưu việt, tốc độ đường truyền cao nhằm giảm thiểu thời gian truyền dữ liệu qua đó giảm bớt chi phí cho người sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ mà người sản xuất cung cấp cho khách hàng nước ngoài. ã Các thành viên tham gia Khu công nghiệp phần mềm được hưởng hệ thống dịch vụ phong phú với chất lượng cao và chi phí thấp, mức giá thuê đất, thuê trụ sở rẻ hơn và giá cước truy cậ Internet ưu đãi. ã Khu công nghiệp phần mềm tập trung là tính khép kín của một hệ thống với các chức năng đồng bộ bao gồm từ sản xuất, thương mại đến xuất nhập khẩu, đào tạo và nghiên cứu, triển lãm, tiếp thị, tổ chức hội thảo, hội nghị, giải trí, dịch vụ y tế, ăn uống, mua sắm . cho đến các chức năng quản lý bao gồm cả việc phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các thành phố lớn, của cả nước và cả các khu công nghệ trên thế giới. Một điểm đáng nói là tất cả các ưu đãi trên không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các doanh nghiệp nước ngoài khi sử dụng dịch vụ tại đây nên khả năng hợp tác quốc tế của các công ty Việt Nam tại Khu công nghiệp phần mềm sẽ cao hơn. Chính vì vậy tập trung sản xuất phần mềm trong các khu công nghiệp phần mềm sẽ thuận lợi hơn và khả năng xuất khẩu được phần mềm ra thị trường thế giới chắc chắn sẽ cao hơn. Trong tương lai, công ty FPT nên chuyển các bộ phận liên quan đến sản xuất phần mềm xuất khẩu vào các công viên phần mềm này để tận dụng các lợi thế trên, tránh đầu tư cơ bản ban đầu quá lớn.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t công ty đạt đợc các yêu cầu của CMM 4 sẽ có khả năng quản lý bằng số liệu (dữ liệu) các dự án và các quy trình phần mềm nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và đảm bảo mục tiêu kinh doanh của công ty về chất lượng sản phẩm phần mềm. Thông báo về việc FSOFT đạt CMM 4 được gửi tới ngày 16/3/2002. Sự công nhận này chứng tỏ FSOFT có khả năng sản xuất và thực hiện các hợp đồng phần mềm có chất lượng cao. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng nước ngoài, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ. Đồng thời, CMM 4 cũng sẽ giúp FPT trách được một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá mà các đối thủ đang đưa ra trong cuộc khủng hoảng toàn cầu về công nghệ thông tin hiện nay. Trên thế giới hiện nay có hơn 700 tổ chức ở 220 công ty phần mềm trên thế giới đạt chứng chỉ CMM ở các cấp khác nhau, trong đó có 120 công ty đạt cấp 4 và cấp 5. Châu á (trừ ấn độ) chỉ có 3 công ty đạt mức trưởng thành cao như vậy là FSOFT và 2 công ty của Nhật Bản. Chiến lược thứ hai của FSOFT trong phát triển phần mềm là thay vì xuất khẩu sản phẩm đóng gói sang các nước láng giềng (Kiểu phần mềm SmartBank đươc FPT làm năm 1995) cần gia công (outsourcing) phần mềm cho thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Từ năm 1999, FSOFT chủ yếu xuất khẩu phần mềm theo mô hình công ty Offshore thông thường (công ty khách hàng cần một công ty nước ngoài gia công phần mềm cho mình – công ty gia công phần mềm đó gọi là công ty Offshore) Đầu tiên, khách hàng và/hoặc Công ty Offshore chọn ra các lập trình viên ở công ty Offshore để phục vụ cho các dự án của khách hàng tại địa điểm của công ty Offshore. Sau đó công ty Offshore sẽ gửi người quản trị dự án (hoặc nhân viên đặc trách quan hệ khách hàng) và một hoặc nhiều các kỹ sư chủ chốt tới làm việc ở chỗ khách hàng để tìm hiểu về dự án và các hệ thống của khách hàng. Họ sẽ làm việc tại địa điểm của khách hàng một thời gian nhắn. Sau thời gian này, quản trị dự án của Công ty Offshore và các kỹ sư sẽ quay trở về nước (nước của công ty Offshore) để bắt đầu làm dự án. Việc quản lý dự án được thực hiện bởi một nhân viên quản lý dự án của công ty Offshore. Nhân viên đặc trách quan hệ khách hàng sẽ trao đổi và phối hợp với người quản lý dự án của công ty Offshore. Các khách hàng chính của mô hình gia công phần mềm : NTT-IT, NEC, HP, IBM, Proximus Belgacom Mobile (Belgium), Winsoft (Canada), Sumitomo Corp., An Tran (USA), Devco (USA), Hubmedia (USA), T&D Computer (USA), VT Tech (USA), MeetChina.com (USA), Chrome Global (Australia), Commercial Services (Italy), Silver Lake (Malaysia), Honda UK, Barclay Bank. Tháng 3 năm 2000, FPT ký hợp đồng phát triển phần mềm ứng dụng tài chính với tập đoàn Harvey Nash (Anh), mang đến cho FSOFT mô hình ODC và mô hình này trở thành kênh xuất khẩu phần mềm chính của FSOFT. Harvey Nash đã đưa đến cho FSOFT công nghệ đối tượng ( Object Oriented), công nghệ TIBCO, công nghệ Component Based, công nghệ EJB (Enterprise Java Bean) và công nghệ dịch vụ Web. Harvey Nash đã giúp FSOFT xây dựng một đội quân làm phần mềm giỏi. Trung tâm phát triển ở ngoài nước (Offshore Development Center-ODC). Các Công ty ấn Độ như: Wipro, Tata Consultancy Services, cùng sử dụng mô hình này. Các trung tâm phát triển của họ được trang bị với hơn 70 thiết bị hội thảo trên mạng có hình ảnh tốc độ cao qua vệ tinh. ở Việt nam các ODC duy nhất là của Công ty FPT được thiết lập với các tập đoàn phần mềm nước ngoài. Dự kiến một trung tâm nữa cũng sắp được mở tại Hà nội giữa FPT với tập đoàn AT&T (Nhật bản). Trung tâm phát triển ở ngoài nước giống như sự mở rộng một cách thực sự đội phát triển phần mềm của công ty khách hàng. Công ty khách hàng được dành riêng các thiết bị, nhân lực, các cơ sở hạ tầng về phần cứng cũng như phần mềm thiết bị viễn thông có tốc độ cao, hệ thống bảo mật vật lý và kết nối mạng... Việc quản lý dự án thường được thực hiện bởi nhân viên của công ty Offshore nhưng đại diện của công ty khách hàng vẫn có thể làm việc thường xuyên tại trung tâm Offshore. Trung tâm ODC thường sử dụng mô hình chính sách giá liên doanh. Sau đây là 5 bước thường được sử dụng trong việc chuyển giao dự án của khách hàng tới trung tâm ODC. Bước 1: Chọn ra những nhân sự cơ bản cho ODC. Bước 2: Những yêu cầu của dự án được tìm hiểu ngay tại môi trường của công ty khách hàng theo các quy trình đã được thiết lập của công ty off-shore. Bước 3: Quy trình hoạt động gia công được xây dựng dựa trên việc điều chỉnh các quy trình quản lý của công ty Offshore theo các yêu cầu riêng của khách hàng. Bước 4: Môi trường làm việc tại công ty Offshore được mô phỏng theo môi trường của khách hàng. Đội ngũ lập trình của công ty Offshore sẽ được đào tạo về các điều kiện đặc thù của môi trường khách hàng này. Bước 5: Dự án sẵn sàng được thực hiện tại công ty Offshore dưới sự giám sát được qui định bởi hệ thống quản lý chất lượng. Các khách hàng chính của mô hình ODC : Ambient (USA), ProDX (USA), Harvey Nash (UK); ACS (USA); Jabcast (USA); Cotiga. Kinh nghiệm với Harvey Nash là một trong các kinh nghiêm quý báu nhất của FSOFT và từ đây mở ra những ODC với các hãng phần mềm khác trên thế giới. Mỗi một ODC mới là một bài học cho FSOFT, bài học về phương pháp luận phat triển phần mềm, bài học về chiến lược kinh doanh, bài học về kinh nghiệm và tổ chức. Winpro cũng đã trở thành nhà tỷ phú phần mềm đầu tiên của ấn Độ bằng cách du nhập những phương pháp quản lý tốt nhất của Nortel, IBM, Cisco thông qua các ODC. Thị trường xuất khẩu của công ty FPT với doanh thu năm 2001 đạt 1.476 tỷ đồng là công ty tiên phong trong việc tìm hướng tham gia vào thị trường phần mềm thế giới. Thực tế sản phẩm phần mềm của FPT đã được xuất khẩu tại chỗ từ năm 1994 cho ngân hàng Public Bank ở Việt nam và năm 1995 đã xuất khẩu qua biên giới phần mềm SIBA ứng dụng trong hai chi nhánh Public Bank ở Lào và Campuchia, chi nhánh của Chinfon Bank (Đài Loan), tại Việt nam, ngân hàng MayBank ( ngân hàng lớn nhất Malaysia). Một số phần mềm kế toán và ngân hàng khác của công ty cũng được ứng dụng nhiều trong các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại Việt nam. Kể từ năm 1999, FPT tập trung tham gia vào thị trường phần mềm thế giới theo hướng gia công xuất khẩu. Cùng với việc thành lập các trung tâm phát triển phần mềm, công ty FPT quyết định mở văn phòng đại diện Mỹ nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, mang các hợp đồng gia công phần mềm về cho công ty. Mỹ là thị trường lớn nhất về gia công phần mềm, chiếm 50% con số toàn thế giới. Trong số đó có khoảng 15% chi cho gia công các phần mềm ở nước ngoài ( khoảng 5 tỷ USD). Ban lãnh đạo công ty FPT nhận thấy đây là thị trường tiềm năng cần phải chiếm lĩnh. Trong dự định của mình, FPT sẽ vào thị trường Mỹ trước, sau đó mới đến thị trường Châu Âu. Bước đầu, FPT đã thuê một công ty tiếp thị chuyên nghiệp để tư vấn và tăng doanh số xuất khẩu phần mềm trên thị trường này thông qua các hợp đồng môi giới. FPT còn thuê cả giám đốc tiếp thị toàn cầu là người Mỹ vào đầu năm 2001. Mặc dù chi phí khá đắt nhưng đây là việc phải làm nếu muốn tăng doanh số tại một thị trường khó tính như thị trường Mỹ. Chỉ sau một thời gian ngắn những hợp đồng xuất khẩu phần mềm đầu tiên đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả. Tháng 2 năm 2000, chi nhánh FPT tại Mỹ đã ký được một số hợp đồng về gia công phần mềm trị giá khoảng 150.000 USD. Tháng 11 năm 2000, nhân dịp tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt nam, FPT coi đây là một cơ hội để xúc tiến xuất khẩu phần mềm, là cơ hội giới thiệu tiềm năng về sản xuất phần mềm của Việt Nam nói chung va của FPT nói riêng. FPT dự đoán rằng Mỹ sẽ tập trung vào các sự kiện Việt Nam liên quan đến chuyến viếng thăm này và quyết định họp báo gặp gỡ với giới truyền thông đại chúng của phương Tây như New York Times, Reuter, CNN, AFP, BBC... FPT dựng logo FSOFT, lăng xê Website FSOFT, phát tờ rơi giới thiệu tại các khách sạn nhà hàng, đặc biệt là những địa điểm mà phái đoàn của tổng thống Mỹ sẽ dừng chân và nghỉ ngơi. FPT đã treo băng rôn trên các đại lộ chính để đón chào đoàn quan khách quan trọng của nước Mỹ. FPT cũng đã tiếp xúc với bà Virginia Food để tổ chức tiếp xúc với đoàn. Ngoài ra, FPT còn xúc tiến ký liên doanh thành lập Meetvietnam.com với Meetchina.com – một công ty hàng đầu thế giới về thương mại điện tử của Mỹ nhân dịp này. Kết quả là cả phòng Thương Mại Mỹ, cả tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ, cả đoàn tháp tùng tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Thương Mại Mỹ đều nhắc đến FPT trong bài phát biểu chính thức của mình. Các hoạt động này góp phần đưa đến việc FPT có thêm một số dự án gia công phần mềm khác trong năm 2001 với các công ty Mỹ trị giá 400.000 USD. Sau sự kiên 11-9 tại Mỹ, việc xuất khẩu phần mềm sang Mỹ có bị ảnh hưởng, mọi việc trở nên khó khăn, công ty FPT đã có sự điều chỉnh chiến lược hướng sang thị trường Tây Âu và Nhật bản. Ban lãnh đạo công ty FPT nhận định rằng Nhật Bản sẽ là thị trường hàng đầu của FPT về xuất khẩu phần mềm. Nguyên nhân chính là do nếu Việt Nam cần Nhật Bản 1 thì Nhật Bản cần Việt Nam 2. Với thị trường đặc thù tiếng Nhật của mình thì hơn lúc nào hết Nhật Bản cần đồng minh chiến lược để duy trì vị trí cường quốc của mình trên trường quốc tế. FPT đã đầu tư mạnh cho các nhân viên học tiếng Nhật, đi kèm với việc lựa chọn các đối tác có tầm cỡ thế giới như Hitachi, NEC, NTT... Bên cạnh đó, FPT cũng đã hướng đến thị trường Tây Âu. FPT đã có thành công ngoài dự tính khi ký được một thoả thuận với tập đoàn Harvey Nash PLC, có trụ sở tại London (Anh), để thực hiện một số các dự án về phần mềm trị giá lên tới 500.000 USD và dự tính sẽ có 1.000.000 USD giá trị phần mềm trong các hợp đồng với Harvey Nash trong năm 2002. Harvey Nash đã đưa đến cho FPT mô hình ODC, trở thành nguồn thu chính của xuất khẩu phần mềm. Triển vọng hợp tác sắp tới là rất lớn. Theo ông Werner Goemine, đại diện tập đoàn Harvey Nash, con số 1.000.000 USD cũng chỉ là một con số chưa thấm tháp gì bởi vì nó chiếm hơn 1% doanh thu của tập đoàn này, điều quan trọng là FPT cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn tiếp theo. Tiếp theo, FPT lần lượt ký các dự án phần mềm với các hãng lớn khác ở Tây Âu như Proximus Belgacom Mobile (Belgium), Commercial Services (Italy), Honda UK, IBM (France)... Năm 2001, doanh số xuất khẩu phần mềm của FPT đạt 1,7 triệu USD, đoạt giải thưởng CNTT 2002: Top Sofware Export (Công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt nam). Tuy nhiên, tình hình thị trường phần mềm thế giới biến động không ngừng đòi hỏi công ty phải luôn nắm bắt được thị trường, phải nhậy bén với mọi sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ . Chương 3 của luận văn sẽ đi sâu vào phân tích các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần biến ước mơ đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin trong thế kỷ 21. Chương III Một số giải pháp phát triển nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT Triển vọng phần mềm của Việt Nam và thế giới trong các năm tới Tiềm năng của thị trường Dự báo về doanh số Mỹ được coi là nước chi tiêu nhiều nhất trên thế giới cho việc thuê gia công hệ thống thông tin (bao gồm 3 mảng: phần cứng, phần mềm và dịch vụ). Đến năm 2003, con số này sẽ là 41 tỷ Đôla, chiếm khoảng một nửa doanh số dự kiến 80 tỷ Đôla của chi phí phần mềm trên thế giới cho gia công. Châu Âu là khu vực lớn thứ hai và dự kiến chi khoảng 24 tỷ Đôla vào năm 2003. Nhật Bản xếp thứ 3 với khoảng chi tiêu ước tính cho gia công hệ thống thông tin là 10 tỷ Đôla vào năm 2003. Dự báo chi cho gia công hệ thống thông tin trên thế giới (bao gồm 3 mảng Phần cứng, phần mềm và dịch vụ) Đ/vị: Triệu USD 2000 2001 2002 2003 Thị phần Mỹ 25.930 29.044 32.527 40.803 12,0% Tây Âu 17.112 19.163 21.231 23.298 11,0% Nhật bản 7.447 8.191 9.046 10.011 10,2% Châu á/TBD 2.930 3.428 4.015 5.437 16,4% Canada 1.953 2.188 2.446 2.735 11,9% Mỹ Latinh 1.226 1.381 1.519 1.675 11,3% Các nước khác 390 514 667 787 25,5% Tổng số 56.989 63.909 71.452 79.656 11,8% Nguồn: IDC Worldwide Outsourcing Market Forecast and Analysis, 2000 -2004, April 2000 Ước tính khoảng 15% trong tổng chi tiêu cho gia công hệ thống thông tin của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Canada là dành cho gia công phần mềm và thị trường về dịch vụ này trên toàn thế giới đã vượt qua 8 tỷ USD năm 2000. Đến năm 2003, việc gia công phần mềm sẽ chiếm khoảng gần 30% trong tổng chi tiêu cho gia công và thị trường dịch vụ trên toàn cầu sẽ đạt hơn 25 tỷ USD. Bảng : Dự báo chi tiêu cho riêng thị trường gia công phần mềm (phần gia công ở nước ngoài) trong tổng mức gia công phần mềm toàn cầu. Đơn vị: Triệu USD % thị phần gia công ngoài nước 2000 Chi tiêu Ước tính % thị phần gia công ngoài nước 2003 Chi tiêu Mỹ 15% 3.900 30% 12.250 Tây Âu 15% 2.600 30% 7.000 Nhật 15% 1.100 30% 3.000 Canada 15% 290 30% 820 Các nước khác 15% 680 30% 2.400 Tổng 8.570 25.430 Nguồn: ParaMarketing Group LLC., (USA) Ước tính trong số các loại phần mềm được gia công ở ngoài nước, doanh thu từ dịch vụ phát triển ứng dụng sẽ giảm xuống còn 60% vào năm 2003. Các hợp đồng gia công cho các dịch vụ vận hành văn phòng (chủ yếu là vận hành hệ thống thông tin ) sẽ tăng mức đóng góp khoảng 15% trong tổng thu nhập từ gia công ở ngoài nước trong khi việc các dự án phát triển và địa phương hoá sẽ giảm nhẹ còn 10% nhưng doanh thu từ các dự án kiểm tra chất lượng vấn giữ nguyên là 15%. Dự báo thị phần theo doanh thu của các loại dịch vụ được gia công ở nước ngoài năm 2003 Nguồn: ParaMarketing Group LLC., (USA) Phát triển ứng dụng Đảm bảo chất lượng Bản địa hóa Vận hành hệ thống ở nhiều nước, doanh thu từ gia công phần mềm sẽ tăng từ 30-50%. Ngoài gia công phần mềm của Nga tăng 50%/năm, của Philippines tăng 40%/năm, ấn Độ là nước đạt 80% thị phần và có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng vững chắc ở mức 40-50% thu nhập hàng năm. (Bảng ). Trong khi một số nước đang phát triển như những nước ở Đông Âu tiếp tục xây dựng những ngành công nghiệp phần mềm của mình, họ sẽ có ít nguồn lực giành cho các dịch vụ gia công. Các nước khác như: Ailen, Israel đã thiết lập những ngành công nghệ phần mềm vững chắc ở cấp độ cao và họ không tăng nguồn lực để phát triển dịch vụ Offshore với cùng mức như Nga và ấn độ. Dự báo doanh số của mảng gia công từ nước ngoài Đơn vị: % thị trường/triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 Các nước % thị trường Doanh số % thị trường Doanh số % thị trường Doanh số (dự báo) % thị trường Doanh số (dự báo) ấn Độ 75,0% $6.375,0 76,5% $9.473,0 77,0% $13.825 77,0% $20.047 Philippine 8,0% $675,0 7,6% $945,0 7,6% $1.364 7,6% $1.978 Ireland 6,0% $510,0 4,7% $582,0 4,0% $718,2 3,7% $963,3 Israel 5,0% $450,0 4,5% $562,5 4,0% $718,2 3,7% $963,3 Trung quốc 0,8% $75,0 1,0% $123,8 1,3% $233,4 1,6% $416,6 Nga 1,2% $105,0 1,3% $157,5 1,4% $251,4 1,5% $390,5 Tây Âu 1,2% $105,0 1,2% $148,6 1,2% $208,0 1,2% $312,4 Mỹ Latinh 0,8% $75,0 0,8% $99,1 0,9% $161,6 0,9% $234,3 Các nước Châu á TBD khác (gồm cả Việt Nam) 1,0% $85,0 1,2% $148,6 1,4% $251,4 1,6% $416,6 Các nước còn lại 1,0% $85,0 1,2% $148,6 1,2% $215,5 1,2% $312,4 Tổng số 100% $8.540,0 100% $12.388 100% $17.947 100% $26.035 Nguồn: ParaMarketing Group LLC., (USA) Dự báo về các xu hướng phát triển Toàn cầu hoá trong CNTT Việc gia công phần mềm chắc chắn sẽ trở nên hiệu quả hơn do mức tăng trưởng của phần mềm trên toàn cầu, do hệ thống xử lý dữ liệu toàn cầu và các công cụ phần mềm chung được tiếp cận giữa các nhóm lập trình toàn cầu với nhau. Tiếp tục xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường gia công Do ngày nay, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc ngày một hoàn thiện hơn nên việc truyền dữ liệu và liên lạc thông qua teleconference và videoconference trở nên rất thuận lợi. Hệ thống thông tin liên lạc tốt sẽ làm mất dần khoảng cách giữa các công ty nhận gia công với các công ty khách hàng của họ, đồng thời cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc ở các nước đang phát triển được cải tiến mạnh cùng với các hệ thống truy cập được nâng cấp sẽ làm cho việc gia công phần mềm thành sự lựa chọn có hiệu quả kinh tế hơn, chính vì thế, trong tương lai gần sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chi tiêu cho gia công của Mỹ và Châu Âu sẽ tiếp tục tăng Nhu cầu dài hạn cho phần mềm và dịch vụ IT sẽ tiếp tục tăng ở các nước công nghiệp phát triển (Mỹ-Châu Âu- Nhật Bản), bởi vậy nhu cầu về lao động IT sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù Mỹ, Đức đang cố gắng để làm tăng mức dân nhập cư có kỹ thuật về IT, nhưng họ không thể đáp ứng nhu cầu lao động IT thông qua việc nhập cư. Bởi vậy, các nhà phân tích dự báo rằng mức chi tiêu cho gia công phần mềm ở Mỹ và Châu âu sẽ tiếp tục tăng. Theo cơ sở này, thị trường phần mềm nói chung được chia làm 3 loại chính: phần mềm đóng gói (package software), phần mềm dịch vụ (software service) và phần mềm tích hợp với phần cứng (embedded software). Sự khác nhau cơ bản của phần mềm dịch vụ với hai loại còn lại là chúng ta sẽ không trực tiếp đầu tư vào sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện theo đơn hàng của một công ty khác. Bản chất của đơn hàng vẫn có thể là phần mềm tích hợp và phần mềm đóng gói. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm dịch vụ thường được chia làm 2 loại chính: công ty xuất khẩu lao động (body-shopping) và công ty gia công xuất khẩu (off-shore outsourcing). Các công ty xuất khẩu lao động thực hiện việc tuyển mộ lập trình viên, đào tạo sơ bộ cho phù hợp với các nhu cầu đặc thù của khách hàng rồi sau đó gửi các nhân viên này đến làm việc tại địa điểm của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định được qui định trong hợp đồng. Lương của các lập trình viên được công ty xuất khẩu lao động trả thẳng vào tài khoản của họ tại Việt Nam hoặc cho gia đình. Các nhân viên này được nhận công tác phí cho thời gian làm việc tại nước ngoài. Việc tổ chức thực hiện dự án phần mềm cũng như đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của khách hàng. Các công ty gia công xuất khẩu nhận các yêu cầu thiết kế chế tạo phần mềm từ phía khách hàng và thực hiện toàn bộ công đoạn sản xuất phần mềm tại Việt nam. Sau khi được thực hiện xong, phần mềm sẽ được chuyển giao sang nước ngoài và các công ty gia công xuất khẩu có thể phải gửi các chuyên gia của mình ra nước ngoài để làm tích hợp hệ thống hoặc kiểm thử chất lượng. Toàn bộ trách nhiệm về quản lý dự án phần mềm và chất lượng sản phẩm là thuộc về các công ty gia công xuất khẩu . Cơ hội của các công ty phần mềm Việt Nam Các thuận lợi và khó khăn của công ty Việt nam nói chung và công ty FPT nói riêng trong việc gia nhập các thị trường phần mềm theo phân loại nêu trên trong lựa chọn thị trường mục tiêu cho phần mềm xuất khẩu có thể thấy trong bảng sau : Phần mềm đóng gói Phần mềm dịch vụ Phần mềm tích hợp Thuận lợi - Khả năng thu được lợi nhuận cao do chi phí phát hành phần mềm là tương đối thấp so với chi phí sản xuất. - Có khả năng đáp ứng cả thị trường trong nước và nước ngoài. - Sử dụng được nhân lực lớn và không đòi hỏi kỹ năng cao cũng như các know-how về kỹ thuật. - Không đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn. - Giúp xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu cho nền công nghiệp phần mềm Việt nam. - Khả năng ứng dụng lớn và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp điện tử. - Có khả năng đáp ứng cả thị trường trong nước và nước ngoài. Khó khăn - Đòi hỏi hiểu rõ nhu cầu của người dùng cuối trên thế giới. - Đòi hỏi sự đầu tư lớn về nghiên cứu phát triển. - Đòi hỏi kinh nghiệm cao trong lĩnh vực kỹ thuật lập trình cũng như chuyên ngành. - Giá trị gia tăng không thật lớn. - Không sử dụng lại được các bí quyết kỹ thuật cho các ứng dụng trong nước (copyright). - Đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn về đào tạo cũng như hạ tầng kỹ thuật. - Phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan tại Việt Nam như điện tử, chế tạo máy... Từ những phân tích trên, ta thấy với cơ sở hạ tầng cũng như trình độ chuyên môn hiện nay của nền công nghiệp phần mềm non trẻ Việt nam, bước đi khả thi nhất là tham gia vào thị trường phần mềm dịch vụ để phát triển nguồn lực và tích luỹ kinh nghiệm. Sau đó chúng ta có thể chuyển dịch đến các thị trường có lợi nhuận cao hơn như thị trường phần mềm đóng gói hoặc phần mềm tích hợp. Bước đi này đã được áp dụng thành công tại ấn Độ và hiện đang được các nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia áp dụng. Các thuận lợi và khó khăn chính của Việt Nam trong việc tham gia các lĩnh vực khác nhau trong thị trường phần mềm dịch vụ thế giới được phân tích trong bảng sau: Xuất khẩu lao động Gia công xuất khẩu Thuận lợi - Khả năng thu được lợi nhuận nhanh và ít rủi ro do không phải chịu trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng. - Mô hình kinh doanh tương đối đơn giản. - Không đòi hỏi đầu tư vào hạ tầng cơ sở (mạng viễn thông, nhà cửa). - Giúp xây dựng cơ sở hạ tầng tại chỗ cũng như nguồn nhân lực ban đầu cho nền công nghiệp phần mềm Việt nam. - Không đòi hòi khả năng ngoại ngữ cao của mọi nhân viên. - Giúp phát triển kinh nghiệp về quản trị các dự án lớn. Khó khăn - Đòi hỏi khả năng ngoại ngữ cao của các nhân viên. - Đòi hỏi kinh nghiệm chuyên ngành nhất định. - Sự tương đồng về văn hoá. - Phụ thuộc nhiều vào hạ tầng viễn thông. - Khó thuyết phục các công ty thế giới thuê gia công phần mềm tại Việt nam. Các nước như ấn độ, Philippines đã rất thành công với việc xây dựng nền công nghiệp phần mềm bắt đầu từ mô hình xuất khẩu lao động và hiện giờ đã chuyển dịch khoảng 50% doanh thu sang mô hình gia công xuất khẩu. Điểm mạnh chính được hai nước trên khai thác chính là trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh rất cao của các nguồn nhân lực của mình. Các chính sách định hướng của chính phủ Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách Nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta tiến hành trong những điều kiện mới, với những con đường mới, công nghệ mới, những công cụ kỹ thuật mới mà trước đây khi các nước phát triển khởi đầu công nghiệp hóa chưa có. Sự nghiệp này đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của ngành CNTT đặc biệt là phần mềm, lấy CNTT làm động lực để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, đạt tới nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể không sử dụng và phát triển công nghiệp phần mềm. Phát triển Công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế quan trọng Trong những năm gần đây, dưới tác động tích cực của chính sách đổi mới nền kinh tế cùng với việc xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu về CNTT, công nghiệp phần mềm đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Công nghiệp phần mềm và đặc biệt là xuất khẩu phần mềm đưa lại lợi nhuận cao và sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong GDP của đất nước. Nhu cầu hội nhập của các ngành kinh tế xã hội với khu vực và quốc tế Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi phải phát triển CNTT để tạo những điều kiện cần thiết trao đổi, chia xẻ thông tin giữa các tổ chức và cá nhân. CNTT giúp ta chủ động hội nhập và tham gia toàn cầu hóa theo cách có lợi nhất cho đất nước, cho dân tộc. Phát triển Công nghệ phần mềm sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách để tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới, chuẩn bị điều kiện bước vào xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21. Nhu cầu phục vụ an ninh quốc gia và quốc phòng Phát triển CNTT và phần mềm ứng dụng trong các ngành an ninh và quốc phòng là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, đảm bảo cho an ninh quốc gia. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại, an toàn và an ninh thông tin gắn liền với an ninh quốc gia và quốc phòng. Định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước Xuất phát từ những nhu cầu trên, ngay từ những năm đầu của thập niên 90, Nhà nước ta đã sớm thấy được ý nghĩa chiến lược và vai trò quan trọng của công nghệ phần mềm đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngày 4/8/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT ở Việt nam, trong đó sản xuất phần mềm được coi là trọng tâm của CNTT “Xây dựng cơ sở cho một nghành công nghiệp công nghệ thông tin, làm ra các sản phẩm dịch vụ tin học có giá trị, ưu tiên phát triển công nghiệp phân mềm”. Qua nhiều lần sửa đổi các dự thảo, ngày 3/3/1998 Chính phủ đã ra quyết định triển khai Chương trình Kinh tế - Kỹ thuật về CNTT (Quyết định 54/1998/QĐ/Ttg) trong đó nêu rõ mục tiêu của Chương trình là xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn đưa đất nước cất cánh trong thế kỷ 21, cụ thể là: Đến năm 2005, nước ta sẽ đạt sản lượng phần mềm khoảng 500-800 triệu Đôla Mỹ với mức tăng trưởng cao và ổn định. Có một đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm khoảng 30.000 đến 40.000 người với sản lượng làm ra tính theo đầu người khoảng 15.000-20.000 Đôla Mỹ/năm. Phát triển các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao, cân đối giữa nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong giai đoạn từ năm 2000-2003, Chương trình ưu tiên tập trung cho phát triển phần mềm và dịch vụ tin học nhằm mục tiêu xuất khẩu phần mềm. Các biện pháp sau đã được vạch ra: Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Công nghệ Thông tin đặc biệt là cho phát triển phần mềm. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển phần mềm. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp chuyên làm phần mềm xuất khẩu nói riêng và cho ngành công nghiệp phần mềm nói chung. Tạo dựng và phát triển thị trường ngoài nước. Chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng các quĩ tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm. Phát triển một số sản phẩm CNTT có tính đặc thù. Ngày 5/6/2000 Chính phủ lại ra Nghị quyết 07/2000/NQ-CP về việc Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005. Nghị quyết này đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự quan tâm và quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển cao. Với những nhu cầu mới nhu cầu mới về phát triển CNTT, các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Phấn đấu đạt giá trị sản lượng công nghiệp phần mềm khoảng 500 triệu Đôla Mỹ trong đó chủ yếu là thu từ xuất khẩu phần mềm (~50%). - Đào tạo được khoảng 25.000 đến 30.000 chuyên gia phần mềm có trình độ cao, thông thạo tiếng Anh. Nhằm thực hiện các mục tiêu này, các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm sẽ được hưởng các chính sách thuộc diện đặc biệt khuyến khích đầu tư. Theo đó, nhà nước sẽ áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp làm phần mềm xuất khẩu, đặc biệt là về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, nếu xuất khẩu thì được áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định của pháp luật... Nhà nước còn có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực pháp luật đối với việ thi hành và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm, ban hành các chính sách phù hợp về xuất bản, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm phần mềm... Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, Bộ Khoa Học- Công Nghệ và Môi Trường đã soạn thảo đề án phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 với tổng kinh phí đầu tư là 120 triệu USD, trong đó dành ưu tiên nhiều nhất cho phát triển nguồn nhân lực với 68 triệu USD, vì để đạt được mục tiêu phát triển phần mềm đạt tổng sản lượng khoảng 500 triệu USD vào năm 2005 thì yếu tố then chốt là phát triển nguồn nhân lực. Đề án cũng đề xuất dành 50 triệu USD đầu tư cho xây dựng cơ bản hạ tầng phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp lớn, đó là các doanh nghiệp có kim nghạch xuất khẩu phần mềm cao hoặc các doanh nghiệp đã hoạch định chiến lược phát triển cụ thể có tính khả thi. Ngoài ra sẽ dành 2 triệu USD cho công tác xúc tién thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, vì hiện nay khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phần mềm của Việt Nam ra thị trường thế giới còn nhiều hạn chế. Ngoài đề xuất về kinh phí đầu tư, từ ý kiến đóng góp của giới công nghệ thông tin đã được tổng hợp trong thời gian qua, đề án còn kiến nghị với chính phủ miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp làm phần mềm. Đặc biệt, để thu hút các doanh nghiệp phần mềm đầu tư vào các khu công nghiệp phần mềm, đề án kiến nghị chính phủ miễn thuế 8 năm cho các doanh nghiệp trong khu vực này. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT Giải pháp trước mắt áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất phần mềm Tuy lựa chọn con đường phù hợp là gia công xuất khẩu phần mềm, các công ty Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản xuất phần mềm. Một khó khăn lớn chung cho phần mềm Việt Nam không phụ thuộc vào sự lựa chọn thị trường là việc tạo ra một sự khác biệt về sản phẩm / dịch vụ để dựa vào đó giữ được thế mạnh cạnh tranh trong một thời gian dài. Theo truyền thống, các thế mạnh cạnh tranh có thể được tạm chia thành 3 loại: Sự quen biết, thân thiết với khách hàng Sở hữu bí quyết công nghệ (know-how) Điều hành sản xuất tốt Nếu công ty FPT có được cả ba thế mạnh trên thì sức cạnh tranh trên thị trường sẽ rất cao và đảm bảo được một lợi nhuận lớn. Tuy nhiên do chậm tiếp cận với thị trường thế giới, nhìn chung, công ty FPT khó có thể dựa trên sự quen biết với khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp thị (các công ty ấn Độ đang rất mạnh trong lĩnh vực này). Việc phổ biến Internet tương đối chậm cùng các cơ sở nghiên cứu còn khá khiêm tốn tại Việt Nam cũng không cho phép công ty FPT đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay Việt Nam chưa phải là điểm đến của các đối tác tìm mua bí quyết công nghệ (các nước Đông Âu, Nga, Israel, Ailen... đang sử dụng rất tốt thế mạnh này). Như vậy cơ hội còn lại duy nhất của một công ty phần mềm Việt Nam là dựa trên việc xây dựng năng lực quản lý sản xuất và giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp với ấn độ, Trung quốc, Philippines. Lương lập trình viên của Việt Nam dao động trong khoảng 200-500 USD so với khoảng lương trung bình 1500 USD của một lập trình viên ấn độ, nước đang có thị phần lớn tại thị trường này. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng thế giới về phần mềm như ISO 9001, CMM, TQM... là điều kiện sống còn. Sau khi đạt được tiêu chuẩn phần mềm cao cấp CMM cấp độ 4 vào tháng 3 năm 2002, công ty FPT cần ổn định hệ thống quản lý chất lượng CMM 4 này và tiếp tục cải tiến quy trình quản lý sản xuất phần mềm để có thể đạt được mức cao nhất, CMM cấp độ 5 trong năm 2003 hoặc 2004. Đây sẽ là giấy thông hành hạng nhất để công ty FPT thực sự bước vào thị trường lớn của xuất khẩu phần mềm trên thế giới. Thay đổi phương thức tiếp thị truyền thống để khuyếch trương năng lực sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp Trên thực tế, công ty FPT khi bắt đầu chuẩn bị cho việc xuất khẩu phần mềm đã tiến hành hai cách tiếp thị khác với các cách tiếp thị truyền thống. Hai phương pháp này hiện đang thực hiện đạt hiệu quả khả quan và có nhiều triển vọng: Kết hợp với các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài. Theo kinh nghiệm của Công ty FPT sau hai năm đã mở hai văn phòng tại ấn Độ và Mỹ thì kết quả tiếp thị thu được rất nhỏ bé. Thực tế cho thấy tiếp cận thị trường phần mềm thế giới là một việc đầy khó khăn khi thế giới chưa hề biết chúng ta là ai, càng không biết Việt Nam có thể làm phần mềm. Vì thế, công ty FPT đã thay đổi cách tiếp thị trong xuất khẩu phần mềm. Không phải là vấn đề chúng ta có mặt ở nhiều nơi trên thế giới mà muốn thành công, chúng ta phải biết kết hợp với các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài. Và thực tế, Công ty FPT cũng đã đạt được những thành tích khả quan trong cách tiếp thị mới này bằng cách thuê chuyên gia tiếp thị nước ngoài (Mỹ) bán hàng bằng các kênh bán hàng được thiết lập tại Mỹ. So với các phương thức tiếp thị trước đây thì phương thức này này hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Từ bài học thành công này, công ty FPT nên áp dụng đối với các thị trường khác như Tây Âu, Nhật bản... Chiến lược hợp tác kinh doanh hai bên cùng có lợi. Một phương pháp nhằm tiếp cận thị trường thế giới có thể được thực hiện là thông qua dịch vụ môi giới của các công ty phần mềm tại thị trường mục tiêu. Phương pháp này cho phép công ty FPT lợi dụng được các thế mạnh cạnh tranh của đối tác như sự quen biết khách hàng cũng như các bí quyết công nghệ. Việc hợp tác cũng giúp cho các công ty đối tác giảm giá thành sản phẩm đầu ra, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường. Như vậy mô hình này có lợi cho cả hai bên và có thể duy trì được. Về lâu, về dài, thông qua mô hình hợp tác này công ty FPT có thể xây dựng được thêm các thế mạnh cạnh tranh khác cho sản phẩm phần mềm của mình giúp công ty có thể tiếp cận những mảng thị trường có lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Kinh nghiêm tiếp thị của Israel cho thấy: Đất nước này phát triển phần mềm cách đây 10 năm và có năng suất lao động cao nhất thế giới (13.000 chuyên gia phần mềm tạo ra một ngành công nghiệp trị giá 3 tỷ USD mỗi năm). Mặc dù thành công như vậy nhưng Israel cũng không bán được sản phẩm trực tiếp cho thế giới mà phải bán thông qua các đối tác trung gian là các công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ. Chính vì vậy, FPT cũng nên sử dụng phương pháp tiếp thị này nhiều hơn tại các thị trường mục tiêu. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên Đào tạo nâng cao kiến thức công nghệ Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn công nghệ. Các chuyên gia về công nghệ thông tin đánh giá rằng 3 năm phát triển của công nghệ thông tin có thể đạt được những thành quả bằng 10 năm phát triển của các nghành công nghiệp thông thường. Vì vậy mà nhân lực tham gia trong ngành này cần phải được đào tạo thường xuyên và cung cấp các thông tin, các kiến thức thường xuyên để theo kịp tốc độ phát triển của ngành, tránh tụt hậu về công nghệ trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay. Hơn nữa, đối với công ty GCXK phần mềm, khách hàng nước ngoài rất quan tâm đến việc công ty nhận gia công có hiểu biết và có kinh nghiệm về các công nghệ mới hay công nghệ có tính đặc thù không, với những công ty này việc đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên là hết sức quan trọng và các công ty GCXK phần mềm phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về công nghệ hiện đại nhất thì họ mới đưa ra được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, công ty FPT cần đầu tư kinh phí để đặt mua các sách chuyên ngành và tài liệu kỹ thuật từ nước ngoài, hỗ trợ kinh phí để cho nhân viên của mình được đào tạo ở trong nước và nước ngoài trong một thời gian ngắn hàng năm cũng như hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới như Microsoft, IBM, Oracle... Đây cũng chính là yêu cầu chung của các công ty thuê gia công phần mềm. Đào tạo nâng cao trình độ Anh ngữ của nhân viên Với việc Hoa Kỳ là một khách hàng lớn và tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến tại nhiều quốc gia, khả năng và thế mạnh Anh ngữ tốt của các nhân viên công ty nhận gia công phần mềm là tối cần thiết. Khả năng giao tiếp thông thạo bằng Anh ngữ rất quan trọng cho việc trao đổi thông tin qua nói và viết, giảm những hiểu nhầm liên quan đến hợp đồng và tiêu chuẩn của dự án, đồng thời cung cấp mã và tài liệu cho người dùng. Một trong những hạn chế của kỹ sư phần mềm Việt Nam nói chung và của công ty FPT nói riêng là khả năng Anh ngữ chưa thành thạo. Trong khi chúng ta đang chờ Chính phủ có một sự cải tiến về chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các trường phổ thông và đại học thì các doanh nghiệp vẫn cần phải đầu tư cải thiện trình độ tiếng Anh cho nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển công việc. Công ty FPT cần coi chương trình đào tạo ngoại ngữ như một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hoặc quý co các kỳ thi kiểm tra, kết quả được tính như một nhân tố trong việc xét thành tích của công việc để tính lương, tiền thưởng. Nếu cần, công ty FPT nên hỗ trợ một phần chi phí cho các nhân viên học các ngoại ngữ không phải tiếng Anh như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Pháp... Đào tạo về văn hoá đất nước khách hàng ở các bước khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty Việt Nam và khách hàng hoặc bước khởi đầu của một dự án có thể sẽ có sự mâu thuẫn do không tương đồng về văn hoá, nên nhận thức về vấn đề này và có chương trình bồi dưỡng kiến thức cho các nhà quản lý và nhân viên tham gia dự án cũng rất cần thiết đối với một tổ chức GCXK phần mềm. Kinh nghiệm của ấn Độ cho thấy các công ty ấn Độ nổi tiếng trong việc tổ chức các chương trình đào tạo về văn hoá cho các nhà quản lý dự án của họ nên các nhà quản lý trong các công ty gia công phần mềm của ấn Độ rất thành công trong việc làm cho khách hàng cảm thấy thoải trong quan hệ và công việc cho dù có sự rất khác nhau giữa văn hoá ấn Độ với văn hoá các nước Phương Tây và Mỹ. Công ty FPT cũng cần có các chương trình đào tạo về văn hoá Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và ấn Độ cho các nhân viên của mình trong các dự án hợp tác với các nước này nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết giữa hai bên để công việc đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị qua Internet Internet được coi là một mạng thương mại và thông tin toàn cầu nên việc tham gia quảng cáo các thông tin về doanh nghiệp mình trên Internet sẽ hết sức hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm. Công ty FPT từ lâu đã tiến hành việc quảng cáo tên doanh nghiệp và các sản phẩm phần mềm trên Internet nhưng thực tế, các trang web của công ty vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu thiết kế để có thể đạt được hiệu quả cao. Cụ thể là: Các trang web cần có mặt trên các thị trường lớn ví dụ như đặt trang chủ tại Mỹ hay Châu Âu để có thể tiếp cận tới cộng đồng khách hàng nói tiếng Anh cũng như tiếng Pháp. Trang web chủ phải tạo được dòng khách truy cập vào địa chỉ công ty, muốn vậy, công ty FPT cần phải đăng ký vào các danh bạ điện tử đồng thời tạo liên kết với các trang chủ liên quan đến phần mềm nhằm mục đích trao đổi khách đến thăm để tăng lượng truy cập. Việc đăng ký vào các danh bạ điện tử có uy tín cũng là một biện pháp quảng cáo hữu hiệu cho công ty. Nội dung các trang web phải có chiều sâu, không rườm rà thể hiện được trình độ chuyên môn cũng như sự hiểu biết về các lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh những thông tin về sản phẩm, dịch vụ nên có những mục phụ mang những thông tin có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty nhất là những thông tin mang tính thời sự. Những thông tin này cần được liên hệ với những trang web khác sẽ nâng cao được tính hấp dẫn cũng như uy tín của công ty. Giải pháp lâu dài Chuẩn bị nguồn nhân lực Để thực hiện mục tiêu đạt hoanh số 200 triệu USD doanh số về xuất khẩu phần mềm vào năm 2005, các chuyên gia tin học ước tính Việt Nam cần có khoảng 25.000 lập trình viên. Trong khi đó, số lượng các lập trình viên thực tế ở Việt Nam hiện nay mới chỉ được con số vài nghìn. Đây sẽ là vấn đề khó khăn nhất trong chiến lược xuất khẩu phần mềm mà các công ty phần mềm Việt Nam phải đối mặt nếu muốn phát triển sản xuất, tăng doanh số xuất khẩu đi tới thành công. Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, các công ty phần mềm thường gặp khó khăn trong việc tuyển các lập trình viên vào làm việc. Trong kế hoạch thường đặt mục tiêu tuyển vài chục người nhưng kết quả cuối cùng lại chỉ được có vẻn vẹn vài người. Nguyên nhân đơn giản là do đội ngũ lập trình viên Việt Nam vốn đã thiếu lại yếu, chưa thể đáp ứng ngay được nhu cầu của các công ty chuyên về phần mềm. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ khi mà các trung tâm sản xuất phần mềm của Việt Nam hầu hết đều đã và đang chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến về phần mềm. Trong khi nhu cầu về lập trình viên đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam thì theo đánh giá của các chuyên gia trong nghành đào tạo công nghệ thông tin việc đào tạo lập trình viên lại có quá nhiều bất cập. Điều này do công nghệ thông tin có tốc độ phát triển quá nhanh nên các chương trình giáo dục truyền thống chưa đáp ứng được. Nhiều giáo viên còn chưa có kinh nghiệm thực tế làm phần mềm. Chính vì vậy, sinh viên đào tạo hoàn toàn rất bài bản nhưng lại không đạt được các yêu cầu của thị trường do họ thiếu hẳn các kỹ năng. Chất lượng đào tạo thấp do dạy chủ yếu là lý thuyết, thiếu thực hành và truy cập Internet còn nhiều hạn chế. Theo giáo sư Quách Tuấn Ngọc, Việt Nam đang thừa thầy nhưng thiếu thợ trong tin học. Trước tình hình đó, công ty FPT cần đi trước một bước trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho mình trong tương lai khi muốn phát triển hơn việc xuất khẩu phần mềm. FPT đã cho triển khai hệ thống đào tạo FPT-APTECH trong cả nước. Chương trình giảng dạy ở APTECH được thiết kế bám sát nhu cầu thực tế của thị trường, với các công nghệ đào tạo đa kỹ năng hiện đại nên sinh viên ra trường là có thể làm việc ngay. Thực tế đã chứng minh các sinh viên APTECH ra trường đều xin được việc làm ở các công ty tin học chuyên nghiệp, trong đó có một số làm việc ở nước ngoài. Công ty cần chuẩn bị việc dạy ngoại ngữ song song với dạy lập trình trong các trung tâm APTECH trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty FPT nên kết hợp với các trường đại học đào tạo các sinh viên tin học theo mô hình Công ty-viện nghiên cứu-trường đại học. Như vậy các học viên này sẽ có khả năng thực tế rất cao vì được tiếp cận với các công nghệ hiện đại cũng như được thử sức mình ngay chính trong một môi trường sản xuất phần mềm thực sự của FPT. Đây sẽ là một cách làm khôn ngoan để tạo nguồn nhân lực về phần mềm, phục vụ cho chiến lược xuất khẩu phân mềm vể lâu về dài của công ty. Tập trung đầu tư sản xuất tại các khu công nghệ phần mềm Nhà nước đã xây dựng khu công viên phần mềm Quang Trung (tại TP Hồ Chí Minh) là khu công nghiệp phần mềm lớn nhất nước ta hiện nay. Tại Hà nội cũng đã có quyết định xây dựng công viên phần mềm tại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (với diện tích 15.000 m2 và chi phí khoảng 70 tỷ đồng). Ngoài ra Nhà nước đang tiếp tục hoàn thành bước một khu Công nghệ cao quốc gia tại Hoà Lạc. Một số khu công nghiệp phần mềm tại các tỉnh thành khác cũng đang được nghiên cứu xây dựng. Triển khai hoạt động trong các khu công nghiệp phần mềm với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm có nhiều thuận lợi: Khu công nghiệp phần mềm tập trung có lợi thế đặc biệt về không gian, địa điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt tình hình phát triển của cả ngành công nghiệp, dễ dàng tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Hệ thống hạ tầng viễn thông ưu việt, tốc độ đường truyền cao nhằm giảm thiểu thời gian truyền dữ liệu qua đó giảm bớt chi phí cho người sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ mà người sản xuất cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Các thành viên tham gia Khu công nghiệp phần mềm được hưởng hệ thống dịch vụ phong phú với chất lượng cao và chi phí thấp, mức giá thuê đất, thuê trụ sở rẻ hơn và giá cước truy cậ Internet ưu đãi. Khu công nghiệp phần mềm tập trung là tính khép kín của một hệ thống với các chức năng đồng bộ bao gồm từ sản xuất, thương mại đến xuất nhập khẩu, đào tạo và nghiên cứu, triển lãm, tiếp thị, tổ chức hội thảo, hội nghị, giải trí, dịch vụ y tế, ăn uống, mua sắm ... cho đến các chức năng quản lý bao gồm cả việc phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các thành phố lớn, của cả nước và cả các khu công nghệ trên thế giới. Một điểm đáng nói là tất cả các ưu đãi trên không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các doanh nghiệp nước ngoài khi sử dụng dịch vụ tại đây nên khả năng hợp tác quốc tế của các công ty Việt Nam tại Khu công nghiệp phần mềm sẽ cao hơn. Chính vì vậy tập trung sản xuất phần mềm trong các khu công nghiệp phần mềm sẽ thuận lợi hơn và khả năng xuất khẩu được phần mềm ra thị trường thế giới chắc chắn sẽ cao hơn. Trong tương lai, công ty FPT nên chuyển các bộ phận liên quan đến sản xuất phần mềm xuất khẩu vào các công viên phần mềm này để tận dụng các lợi thế trên, tránh đầu tư cơ bản ban đầu quá lớn. Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm Để xác định rõ chính xác công nghệ sản xuất phần mềm cần phân biệt rõ giữa công nghệ sản xuất và công nghệ gia công. Các thành phần cấu thành nên một phần mềm bao gồm ba thành phần có doanh thu và chi phí tương đương nhau : Môi trường hệ thống Các công cụ phát triển Các giải pháp ứng dụng Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm Việt Nam hiện nay bao gồm cả công ty FPT thông thường đi theo hướng sử dụng môi trường hệ thống và các công cụ phát triển sẵn có trên thị trường. Những công việc như vậy có thể gọi là đi theo hướng gia công và mọi sản phẩm phần mềm đều là gia công lại. Đối với người sử dụng thì điều đó không quan trọng lắm nhưng trong thời gian tới, khi luật bản quyền đi vào nề nếp thì các công ty phân mềm Việt Nam sẽ phải trả một khoản không nhỏ cho các môi trường đi kèm. Đối với các dự án gia công phân mềm, một công ty phân mềm chỉ cần khả năng dùng các công cụ phát triển nổi tiếng trên thế giới là được. Tuy nhiên giá thành cho những sản phẩm như vậy sẽ tăng lên đáng kể và hơn 2/3 giá trị trong đó thuộc về bản quyền của nước ngoài. Và điều quan trọng hơn là sau này mỗi khi cần nâng cấp hay phát triển đều phải phụ thuộc vào chính giải pháp đó. Chính vì điều này mà trong tương lai dài công ty FPT nên phối hợp với các công ty phần mềm trong nước khác đầu tư cho nghiên cứu phát triển hệ điều hành cũng như các công cụ phát triển cho riêng Việt Nam để giá trị xuất khẩu trong mỗi sản phẩm phần mềm sẽ cao hơn và tránh lệ thuộc vào môi trường phát triển của nước ngoài. Đa dạng hoá kiểu phần mềm Trong giải pháp ứng dụng thì các phần mềm lại được chia thành 3 nhóm nhỏ là phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục , phần mềm ứng dụng và phần mềm kinh doanh ( xem chương 1). Theo cách chia này thì các công ty phần mềm Việt Nam chủ yếu mới xuất khẩu phần mềm kinh doanh mà chủ yếu lại phục vụ cho các khách hàng cụ thể theo kiểu đơn đặt hàng. Công ty FPT trong tương lai cần tập trung vào sản xuất các phần mềm trọn gói vì kiểu phần mềm này cho phép bán sản phẩm với giá hạ hơn rất nhiều so với khi bán phần mềm đơn lẻ do chi phí được san sẻ cho nhiều khách hàng. Hơn nữa sự đa dạng người dùng sẽ giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm được tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng cần phải tính toán kỹ lưỡng vì phần mềm trọn gói phải có tính năng rộng và tính hoàn chỉnh cao, đặc biệt là chi phí bán hàng trực tiếp và tiếp thị thường chiếm tới 50% tổng chi phí bán hàng là gánh nặng và tăng mức độ rủi ro cho công ty với số vốn còn hạn chế. Ngoài ra việc đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm thuộc các lĩnh vực giải trí , giáo dục... trong thời gian tới cũng rất quan trọng nếu công ty FPT muốn đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng sản lượng phần mềm xuất khẩu của mình. Trên đây là một số kiến nghị để công ty FPT có thể thúc đẩy xuất khẩu phần mềm cả về chất và lượng trước mắt cũng như lâu dài. Hy vọng các giải pháp này sẽ đóng góp được một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty FPT trong lĩnh vực phần mềm, góp phần vào sự phát triển nghành công nghiệp phần mềm chung của cả nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước thành công. Kết luận Trong 1000 năm của thiên niên kỷ thứ hai đã xảy ra ba làn sóng rất đặc biệt : ba làn sóng quốc tế hoá. Lần thứ nhất liên quan đến sự phát triển của công nghệ hàng hải và Christophe Colombus đã tìm ra Châu Mỹ. Những dân tộc chinh phục được đại dương đã trở thành cường quốc và những người da đỏ Châu Mỹ đã bị loại khỏi cuộc chơi cho đến tận ngày hôm nay. Lần thứ hai liên quan đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất – những dân tộc làm chủ được công nghệ mới đã bành trướng ra khắp thế giới mà chúng ta là nạn nhân. Làn sóng quốc tế thứ ba là chiến tranh thế giới lần thứ hai và thế giới chia thành hai phe : chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Trong thời điểm lịch sử, Bác Hồ đã lợi dụng được làn sóng quốc tế này và giành được độc lập dân tộc. "Thế giới đang cưỡi trên Làn sóng Công nghệ để bước sang thế kỷ 21. CNTTvà Phần mềm chứng tỏ khả năng tạo ra sự thịnh vượng toàn cầu ở một mức độ mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng lợi nhuận. Trong bối cảnh đó, việc tích cực hành động hoặc khoanh tay ngồi yên của Chính phủ các nước và các doanh nghiệp sẽ mang lại các kết quả và hậu quả khác nhau. Một số quốc gia sử dụng CNTT và Phần mềm trong đó như động lực của một nền kinh tế mới, chuyển từ nền kinh tế đang dựa trên nông nghiệp hoặc công nghiệp sang thẳng nền kinh tế tri thức. Các nước khác không thành công trong các bước đi cần thiết ban đầu sẽ tụt lại sau trên con đường tiến vào thị trường thế giới dựa trên tri thức Việt nam đang sẵn sàng bước vào nền kinh tế tri thức mà một trong các lĩnh vực mũi nhọn đưa đất nước tiến nhanh vào nền kinh tế mới này chính là phát triển CNTT trong đó sản xuất và xuất khẩu phần mềm là then chốt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm một bước đi phù hợp để đưa Phần mềm Việt nam tham gia vào thị trường thế giới là hết sức cần thiết. Trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm còn đang lúng túng trong các bước đi của mình và còn thử nghiệm nhiều cách để đưa phần mềm ra thị trường thế giới, hy vọng rằng những nghiên cứu trong luận văn này sẽ đóng góp một phần thiết thực vào chiến lược xuất khẩu phần mềm của công ty FPT cũng như của các doanh nghiệp khác. Mặc dù tiềm năng của thị trường phần mềm thế giới là vô cùng to lớn nhưng các thách thức cũng không nhỏ. Thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và phụ thuộc vào việc tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp phát triển của doanh nghiệp. Những kỳ tích mà MICROSOFT, IBM, ORACLE, ADOBE, YAHOO và nhiều công ty nổi tiếng khác đã làm nên chỉ trong 5 đến 10 năm qua cùng với hàng trăm triệu phú mới nổi lên nhờ làm phần mềm mà phần lớn trong số họ mới ngày hôm qua còn là các kỹ sư nghèo của các nước ấn Độ, Philippines, Malaysia,... và những nước đang phát triển như Việt nam. Bằng những nỗ lực và quyết tâm của mình trên con đường tìm chỗ đứng cho Phần mềm Việt nam, chúng ta có quyền hy vọng rằng một ngày không xa, thế giới sẽ biết đến Việt nam là một Cường quốc Phần mềm của Khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19408.doc
Tài liệu liên quan