Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi đồng 2 (2005 – 2007)

KẾT LUẬN A.- Mô hình bệnh tật tại BV Nhi Đồng 2 tương tự mô hình bệnh tật tại các nước đang phát triển. Các bệnh đường hô hấp, bệnh nhiễm khuẩn còn cao. B.- Mô hình tử vong có chiều hướng tốt hơn mô hình tử vong tại các nước đang phát triển. Số lượng bệnh tử vong của các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm khuẩn ngày càng giảm. Nguyên nhân của tình hình này có thể do: 1.- Một mặt, các bệnh nhân đến khám rất đông, không qua tuyến y tế cơ sở, do đó số lượng bệnh nhân các bệnh thông thường mỗi năm đều tăng lên. 2.- Mặt khác, bệnh viện có nhiều nổ lực để nâng cao trình độ chuyên môn nên số lượng tử vong giảm, còn lại hai nhóm bệnh tử vong còn cao là bệnh bẩm sinh và bệnh chu sinh là các bệnh đòi hỏi chuyên môn cao hơn nữa. C.- Các bệnh nhiễm khuẩn có thuốc chủng ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng ngày càng giảm rõ rệt. D.- Các bệnh HIV/AIDS, Sốt Xuất Huyết, Tay Chân Miệng tăng lên tương tự như tình hình tại các nước trong khu vực Châu Á.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi đồng 2 (2005 – 2007), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi khoa 1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 (2005 – 2007) Võ Phương Khanh*, Trịnh Hữu Tùng*, Thái Thanh Tùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định mô hình bệnh tật tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 trong thời gian ba năm từ 2005 đến 2007. Phương pháp: cắt ngang mô tả. Các loại bệnh được phân loại theo ICD 10 và số liệu được lưu trữ tại đơn vị vi tính của bệnh viện. Kết quả: Bệnh nhân đến khám tại BV Nhi Đồng 2 mỗi năm tăng khoảng 15%. Năm 2007 Khoa Khám bệnh có hơn 1 triệu bệnh nhân. Hơn 60.000 bệnh nhân nhập viện trong năm 2007. Các nhóm bệnh thường gặp: Bệnh đường hô hấp 39,9%, Bệnh nhiễm khuẩn 28,2%, Bệnh đường tiêu hóa 8,9% và Bệnh bẩm sinh 4,3%. Mô hình tử vong: Bệnh bẩm sinh 43,9%, Bệnh chu sinh 18%, Bệnh nhiễm khuẩn 15,9% và Bệnh đường hô hấp 7,9%. Kết luận: Mô hình bệnh tật tại BV Nhi Đồng 2 tương tự mô hình bệnh tật tại các nước đang phát triển. Các bệnh đường hô hấp, bệnh nhiễm khuẩn còn cao. Mô hình bệnh tử vong tại BV Nhi Đồng 2 đang ở giai đoạn trung gian để tiến đến một mô hình tử vong của các nước phát triển. ABSTRACT THE PATTERN OF DISEASES AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 (2005 – 2007) Vo Phuong Khanh, Trinh Huu Tung, Thai Thanh Tung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 92 – 98 Objective: The goal of this current study is to define the pattern of diseases at Children’s Hospital 2 in three years 2005 – 2007. Methods: descriptive cross-sectional study. Diseases are classified according to ICD 10, and data are collected from the Informatic Unit of the hospital. Results: - The number of outpatients increase about 15 % each year. In 2007, the Outpatient Clinic received more than one million children.. More than 60,000 patients were hospitalized in 2007. - Four groups of diseases with highest number of patients: diseases of the respiratory system 39.9%, infectious and parasitic diseases 28.2%, diseases of the digestive system 8.9%, and congenital malformations 4.3%.- Four groups of diseases with highest mortality: congenital malformations 43.9%, diseases of perinatal period 18%, infectious and parasitic diseases 15.9% and diseases of the respiratory system 7.9%. Conclusion: The pattern of diseases at Children’s Hospital 2 is similar to that of a developing country and the pattern of mortality is changing, it is at intermediate stage to become that of a developed country. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào năm 2005 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đã hợp tác cùng UNICEF, Bệnh Viện Nhi Trung Ương và Bệnh Viện Nhi Đồng 1 trong một nghiện cứu về xu hướng bệnh tật trong thời gian 10 năm từ 1995 đến 2004. Trong nghiên cứu đó, chúng tôi ghi nhận môt số điểm đáng chú ý. Ví dụ như số lượng bệnh nhi phái nam nhiều hơn bệnh nhi phái nữ một cách rõ rệt. Điều này dẫn đến một nghiên cứu khác để tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh nhi nam lại nhiều hơn bệnh nhi nữ. Trong bài này, chúng tôi thực hiện tiếp tục nghiên cứu trên trong những năm sau từ 2005 đến 2007 và chúng tôi sẽ bổ sung từng năm tiếp theo. Việc nghiên cứu cơ cấu bệnh tại một bệnh viện góp phần thực hiện các chức năng của bệnh viện. Với chức năng điều trị bệnh, nghiên cứu này giúp chúng ta nhận biết tình hình bệnh tật của mỗi tháng, năm cùng xu hướng bệnh theo thời gian, qua đó góp phần tìm hiểu cơ cấu bệnh * Bệnh viện Nhi đồng 2 Chuyên đề Nhi khoa 2 trong một vùng hay cả nước. Bệnh viện cũng góp phần trong việc phòng ngừa bệnh tật, chúng ta cần ghi lại diễn biến của bệnh qua từng tháng và từng năm để phần nào biết xu hướng bệnh để có kế hoạch phòng ngừa. Nhận biết cơ cấu bệnh của các năm qua cũng giúp chúng ta có hướng chuẩn bị để đón trước tình hình những năm sắp đến về nhiều mặt như nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dược, huấn luyện Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện tuyến 1 cho nên chúng ta cần góp phần giảm tải các bệnh thông thường và tăng thêm những bệnh cần đến chuyên khoa sâu. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu để chúng ta biết những bệnh nào, những địa phương nào cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến nhằm giúp tuyến cơ sở chọn lọc bệnh chuyển đến tuyến trên đúng bệnh, đúng lúc để người bệnh được điều trị thích hợp mà không lãng phí thời giờ, tiền bạc và cả sinh mệnh nữa. Nghiên cứu này cũng giúp định hướng nghiên cứu khoa học và đào tạo. Thí dụ chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu một số bệnh đang có xu hướng tăng lên cũng như có các lớp tập huấn cho các bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 2 và các bệnh viện Quận Huyện. PHƯƠNG PHÁP Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi sử dụng các số liệu được lưu trữ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Các tên bệnh được ghi theo mã ICD10. Trước hết chúng tôi phân tích những số liệu chung về ngoại trú và nội trú. Tiếp đó, chúng tôi trình bày những phân phối về giới tính, tuổi, địa phương. Sau đó chúng tôi chú ý xu hướng môt số bệnh đáng lưu ý. KẾT QUẢ Số lượng bệnh nhân Trong thời gian ba năm từ 2005 đến 2007, bệnh ngoại trú và bệnh nội trú vẫn tiếp tục tăng lên. Với bệnh ngoại trú, mỗi năm tăng khoảng 15%. Bệnh nội trú mỗi năm tăng khoảng gần 10%. Nhờ vào việc tăng cường chất lượng khám bệnh tại Khoa Khám Bệnh, tỷ lệ nhập viện ngày càng giảm, trong năm 2007 tỷ lệ nhập viện là 6,5%. 336109 42 43 6 229446 40 93 7 332189 41 40 5 401735 42 84 3 450653 43 47 9 521930 51 16 9 587718 54 62 9 643795 49 92 9 770213 54 38 8 854259 64 19 9 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1998 1999 20 00 2 001 2002 2003 2004 20 05 2006 2007 N go ?i tr ú N ?i trú Bảng trên đây không tính số lượng bệnh nhi khám ngoài giờ. Nếu tính cả số lượng ngoài giờ, năm 2006 là năm số lượng bệnh nhân vượt quá một triệu lượt đến khám tại BV Nhi Đồng 2. Năm 2007 tổng số bệnh nhân ngoại trú là 1.125.061 trong đó 18% khám ngoài giờ hành chính với 212.386 bệnh nhân. 2006 2007 Giờ hành chính 835027 912675 Ngoài giờ 205432 212386 Số lượt bệnh nhân có khác với bảng trên vì tính cả bệnh nhân tại Trẻ Em Lành Mạnh và Khoa Tâm lý. Về thời điểm trong năm, tháng 2 bệnh nhân đến khám thấp nhất, do đây là thời gian Tết, tháng 10 đến khám nhiều nhất. Phân phối theo địa phương Là một trong hai bệnh viện tuyến 1 của chuyên khoa nhi của các tỉnh phía Nam, BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận bệnh nhi từ các tỉnh miền Trung như Phú Yên, Gia Lai cho đến tỉnh xa nhất ở phía Nam là Cà Mau. Tuy nhiên đa số bệnh nhân đến khám là từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Khoa Khám Bệnh Số bệnh nhi từ các Quận Huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 77% (hơn 2/3), Chuyên đề Nhi khoa 3 còn lại 23% đến từ các tỉnh. Số bệnh nhân tại Tp Hồ Chí Minh chia ra như sau: Quận Huyện Tổng số lượt bệnh nhân Bình Thạnh 92578 Gò Vấp 75906 Thủ Đức 64627 Q. 7 43804 Q. 1 42563 Q. 4 40586 Q. 9 39898 Q. 2 34060 Q. 12 31288 Chúng ta chú ý đến số lượng bệnh nhân từ Quận 12. Số bệnh nhân này nhiều hơn một số quận huyện trong tuyến của BV Nhi Đồng 2, có lẽ do thuận tiện về đường giao thông. Bệnh nhân từ các tỉnh đến khám tại Khoa Khám Bệnh: Bình Dương 37% Đ?ng Nai 26% Bình Phư?c 8% BR-VT 8% T?nh khác 21% Chúng ta chú ý đến hai tỉnh giáp ranh Tp Hồ Chí Minh là Bình Dương và Đồng Nai. Trong nội trú Bệnh nhân từ các Quận Huyện của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 67% tổng số bệnh nội trú, số còn lại (33%) từ các tỉnh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân từ các Quận Huyện theo thứ tự: Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Quận 4... Chúng ta chú ý là Bệnh viện Nhi Đồng 2 nằm trong địa bàn Quận 1 nhưng số bệnh nhân nội trú từ Quận 1 chỉ đứng hàng thứ 8 số bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể là do nơi cư trú gần bệnh viện nên đa số bệnh nhân đến khám rồi theo dõi tại nhà, chỉ khi cần thiết mới nhập viện. Quận Huyện Tổng số lượt bệnh nhân Bình Thạnh 6160 Gò Vấp 5560 Thủ Đức 4832 Q. 7 3163 Q. 4 2945 Q. 12 2754 Q. 9 2663 Q. 1 2450 Bình Dương 29% Đ?ng Nai 23% t?nh khác 27% Bình Phư?c 11% BR-VT 10% Đối với bệnh nhân từ các tỉnh, 4 tỉnh có số lượng bệnh nhân nhập viện cao nhất là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Bình Phước, đều là các tình miền Đông Nam bộ. Các tỉnh khác chiếm 27% gồm các tỉnh từ miền Trung cho đến Cà Mau, mỗi tỉnh trung bình vài trăm bệnh nhân mỗi năm. Những số liệu trên đây có thể giúp chúng ta có định hướng trong công tác chỉ đạo tuyến của bệnh viện. Phân phối theo tuổi Tuổi chiếm đa số là nhóm từ 1 đến 2 tuổi (30%), sau 2 tuổi, số bệnh nhi giảm dần càng lớn tuổi càng ít phải nhập viện. Thí dụ năm 2007: 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 <1 1- 2 tu?i 2- 3 tu?i 3-4 t u?i 4-5 tu ?i 5 -6 tu?i 6- 7 tu ?i 7- 8 tu?i 8-9 t u?i 9- 1 0 tu ?i 10- 11 tu? i 1 1- 12 tu?i 12- 13 tu?i 13- 14 tu?i 14- 15 t u?i Chuyên đề Nhi khoa 4 Phân phối theo giới Năm Tổng số Trẻ giới tính nam Tỷ lệ 2005 49928 30155 60% 2006 54388 37708 69% 2007 64199 40193 62% Bảng trên, tương tự các thống kê trước đây, trẻ nam chiếm số lượng nhiều hơn trẻ nữ một cách rõ rệt. Một nghiên cúu của Bệnh Viện Nhi Trung Ương cùng Bệnh Viện Nhi Đồng 2 và Bệnh Viện Uông Bí cho thấy trẻ trai bệnh nhiều hơn trẻ gái. Phân phối theo nhóm bệnh Những số liệu từ 1995 đến nay cho thấy 4 nhóm bệnh nội trú cao nhất theo thứ tự là: a/ Bệnh hô hấp b/ Bệnh nhiễm khuẩn c/ Bệnh tiêu hóa d/ Bệnh bẩm sinh Chúng ta chú ý đến diễn biến của các nhóm bệnh này theo thời gian Năm 1995 1.- Bệnh Hô hấp (38,9 %) 2.- Bệnh Nhiễm khuẩn (37,1%) 3.- Bệnh Tiêu hóa (6,8%) 4.- Bệnh Tiết niệu sinh dục (2,8%) Năm 2007 1.- Bệnh Hô hấp (39,9%) 2.- Bệnh Nhiễm khuẩn (28,2%) 3.- Bệnh Tiêu hóa (8,9%) 4.- Bệnh Bẩm sinh (4,3%) Điều này cho thấy chúng ta còn phải quan tâm đến việc quá tải của bệnh viện. Khi nào các bệnh đường hô hấp giảm, tức là bệnh nhi mắc bệnh thông thường được điều trị tại Khoa Khám Bệnh hoặc tại địa phương và bệnh bẩm sinh tăng lên để được điều trị theo chuyên khoa sâu thì bệnh viện mới thực hiện tốt chức năng của một bệnh viện tuyến 1. Viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới (chương X) 2005 2006 2007 Viêm đường hô hấp trên 7279 8580 9129 Viêm đường hô hấp dưới 11476 10411 13166 Khác Tổng số bệnh hô hấp 21134 21616 25610 Như vậy số bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên ) nằm viện khá cao, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh đường hô hấp. Số bệnh nhẹ có thể được điều trị ngoại trú nếu chúng ta cho nhập viện chính xác hơn, tức là cần tăng cường việc lọc bệnh tại Khoa Khám Bệnh. Các bệnh nhiễm khuẩn (chương I) Năm 2005 2006 2007 Tiêu chảy 6786 8033 8538 Lỵ vi khuẩn 586 82 81 Bệnh Tay Chân Miệng 550 2043 Sốt Xuất Huyết 1674 2970 3109 Khác Tổng số bệnh nhiễm khuẩn 12324 15308 18124 Các bệnh nhiễm khuẩn giảm rõ rệt, năm 2007 các bệnh nhiễm khuẩn chiếm 28,2% các bệnh nội trú, so với năm 1995 là 37,1 %. Tiêu chảy cấp chiếm phân nửa số bệnh nhiễm khuẩn. Tiếp đó là sốt xuất huyết. Lỵ vi khuẩn giảm rõ rệt các năm gần đậy. Các bệnh nhiễm khuẩn trong chương trình tiêm chủng mở rộng (Lao, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Sởi, Viêm gan siêu vi B) vẫn tiếp tục giảm. Ngoại trừ bệnh lao, có giảm nhưng chậm, các bệnh khác gần như hiếm thấy. Bại liệt, Uốn ván rốn không gặp nữa. 2005 2006 2007 Lao 58 24 28 Bạch Hầu 3 6 2 Uốn ván 1 0 0 Ho gà 59 61 51 Bại liệt 0 0 0 Sởi 0 1 0 Viêm gan siêu vi B 20 14 47 Chuyên đề Nhi khoa 5 Thí dụ biểu đồ số lượng bệnh nhân Sởi trong vòng 10 năm nay tại BV Nhi Đồng 2. Ngày nay gần như không còn bệnh nhân Sởi nữa. Bảng sau đây cho thấy diễn tiến của bệnh nhân bệnh Sởi tại BV Nhi Đồng 2: 550 614 636 142 247 71 2 0 1 00 100 200 300 400 500 600 700 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tuy nhiên một số bệnh nhiễm có khuynh hướng tăng lên như: Một số bệnh có thuốc chủng ngừa nhưng không có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng: 2005 2006 2007 Quai bị (phòng khám 1274 495 1135 Quai bị (nội trú) 186 34 88 Thủy đậu (phòng khám) 1412 1253 2170 Thủy đậu (nội trú) 65 84 143 Hai bệnh Quai bị và Thủy đậu năm 2007 tăng hơn năm 2006. Đáng chú ý là bệnh Suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV-AIDS) ngày càng tăng, từ khi bắt đầu xuất hiện tại BV Nhi Đồng 2 năm 1998, sau đó tăng dần (ngoại trừ năm 2005 có giảm nhẹ) đến năm 2007 số lượt trẻ mắc HIV-AIDS tại BV Nhi Đồng 2 là 134 lượt nhập viện. 5 11 27 54 68 110 121 94 107 134 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bệnh Tay Chân Miệng rất đáng quan tâm, từ khi phát hiện năm 2006, số bệnh tăng nhanh và tỷ lệ tử vong khá cao. Năm 2006 số bệnh nội trú là 550 trường hợp trong đó tử vong 7, đến 2007 tăng lên 2043 trường hợp. Trong năm, bệnh Tay Chân Miệng tăng nhẹ vào tháng 3, tháng 4 và tăng cao vào tháng 10. Năm 2006 2007 Phòng Khám 3079 6343 Nội trú 550 2043 Phân phối bệnh Tay Chân Miệng theo tháng trong năm: 41 8 20 15 35 63 128 233 387 525 390 198 0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2006 2007 Về bệnh Sốt Xuất Huyết, sau thời gian tương đối giảm từ 1999 đến 2002, bệnh ngày càng tăng, và năm 2007 số bệnh nhân nhập viện là 3109 trường hợp trong đó có 2 trường hợp tử vong. 31 7 3 2 0 16 2 47 7 29 3 1 2 7 9 4 41 5 70 37 1 2 3 01 2 1 01 1 67 4 29 7 0 3 1 09 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1995 1 996 199 7 1998 1999 20 00 2001 2002 2003 20 04 2005 2006 2 007 N? i t rú C.- Các bệnh đường tiêu hóa (chương XI) Một số bệnh đường tiêu hóa đáng chú ý: Năm 2005 2006 2007 Rối loạn tiêu hóa 1608 1567 1624 Viêm ruột thừa 634 502 565 Lồng ruột 476 561 769 Khác Tổng số bệnh tiêu hóa 4563 4676 5719 Bệnh đường tiêu hóa bao gồm cả bệnh nội khoa như rối lọan tiêu hóa, và bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, thoát vị bẹn. Chuyên đề Nhi khoa 6 Tử vong 1 5 4 1 9 5 19 9 24 7 21 1 1 32 1 59 1 94 1 8 8 1 8 9 0 5 0 10 0 15 0 20 0 25 0 30 0 1 99 8 1 99 9 2 00 0 2 0 01 2 0 02 2 0 03 2 0 0 4 20 0 5 20 0 6 20 0 7 Biểu đồ trên đây cho thấy số lượng bệnh tử vong mỗi năm tại BV Nhi Đồng 2. Thật ra số lượng tử vong nhiều hơn nếu kể cả các bệnh nặng xin về. Bảng sau đây tính số lượng tử vong và bệnh nặng xin về trong ba năm 2005, 2006, 2007: 0 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0 2 00 5 2 0 06 2 0 07 T? vong B?nh n?ng T?ng c?ng Như vậy số lượng tử vong và bệnh nặng xin về mỗi năm khoảng 250 trường hợp. Phân phối bệnh tử vong trong nội trú theo giới tính: Tổng số Trẻ Nam Tỷ lệ 2005 161 90 55,9% 2006 153 92 60,1% 2007 140 87 62,1% Như vậy, số trẻ trai tử vong cũng nhiều hơn trẻ gái. Phân phối bệnh tử vong theo nhóm bệnh năm 2007 Với biểu đồ trên đây, chúng ta thấy số lượng tử vong theo thứ tự các nhóm bệnh sau: 1.- Bệnh bẩm sinh (chương XVII) – 43,9% 2.- Bệnh chu sinh (chương XV) – 18% 3.- Bệnh nhiễm khuẩn (chương I) – 15,9% 4.- Bệnh hô hấp (chương X) – 7,9% B?m sinh 44% Chu sinh 18% Nhi?m trùng 16% Hô h?p 8% khác 14% Tử vong trẻ dưới 5 tuổi là một trong các chỉ số mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới dùng để đánh giá mức phát triển của một quốc gia. Việt Nam, năm 2004 tỷ lệ này là 23 trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong số 1000 trẻ ra đời. Một số quốc gia châu Phi tỷ lệ này lên đến 100/1000 trẻ ra đời. Nguyên nhân tử vong của trẻ em cũng phản ánh sự phát triển của quốc gia, tại các nước tiên tiến (thí dụ như ở Mỹ), mô hình tử vong: 1.- Bệnh bẩm sinh 2.- Bệnh chu sinh 3.- Các bệnh chết đột ngột (tai nạn, hội chứng chết đột ngột..) Mô hình bệnh tử vong tại các nước đang phát triển: 1.- Bệnh chu sinh 2.- Bệnh nhiễm khuẩn 2.- Bệnh hô hấp Như vậy mô hình bệnh tử vong tại BV Nhi Đồng 2 tốt hơn mô hình tử vong tại các nước đang phát triển. Trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh không phải trả tiền Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện Không thu phí trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 01 tháng 6 năm 2005. Bảng dưới đây cho thấy tình hình trẻ dưới 6 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh Viện: Khoa Khám Bệnh 6 tháng cuối 2005 2006 2007 Tổng số bệnh đến khám 549930 1040459 1125061 Chuyên đề Nhi khoa 7 Tổng số trẻ dưới 6 tuổi 454806 885429 991999 Miễn phí 51844 198274 246777 - 6 tháng cuối năm 2005 trẻ < 6 tuổi: 82,7 % - Năm 2006 trẻ < 6 tuổi: 85,1% và số trẻ miễn phí 22,4% trong tổng số trẻ < 6 tuổi - Năm 2007 trẻ < 6 tuổi: 88,2% và số trẻ miễn phí 24,9% trong tổng số trẻ < 6 tuổi Trong Nội trú 6 tháng cuối 2005 2006 2007 Tổng số bệnh đến khám 31229 56846 65160 Tổng số trẻ dưới 6 tuổi 25406 48567 49777 Miễn phí 6700 21425 26725 - 6 tháng cuối năm 2005 trẻ < 6 tuổi: 81,4 % - Năm 2006 trẻ < 6 tuổi: 85,4% và số trẻ < 6 tuổi đủ điều kiện không thu phí là 44,1 % - Năm 2007 trẻ < 6 tuổi: 76,4% và số trẻ < 6 tuổi đủ điều kiện không thu phí là 53,6 % Những bệnh nhân dưới 6 tuổi chưa đủ điều kiện để miễn phí khi nằm viện (46%) vì các lý do như - bệnh nhân ở các tỉnh chưa ký hợp đồng về việc miễn phí với Bệnh Viện Nhi Đồng 2 - bệnh nhân ở các tỉnh đã ký hợp đồng với Bệnh Viện Nhi Đồng 2 nh - chưa đủ giấy tờ hợp lệ (gia đình mới đến Thành phố Hồ Chí Minh) - thời gian điều trị ngắn nên chưa kịp bổ sung. VI. KẾT LUẬN A.- Mô hình bệnh tật tại BV Nhi Đồng 2 tương tự mô hình bệnh tật tại các nước đang phát triển. Các bệnh đường hô hấp, bệnh nhiễm khuẩn còn cao. B.- Mô hình tử vong có chiều hướng tốt hơn mô hình tử vong tại các nước đang phát triển. Số lượng bệnh tử vong của các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm khuẩn ngày càng giảm. Nguyên nhân của tình hình này có thể do: 1.- Một mặt, các bệnh nhân đến khám rất đông, không qua tuyến y tế cơ sở, do đó số lượng bệnh nhân các bệnh thông thường mỗi năm đều tăng lên. 2.- Mặt khác, bệnh viện có nhiều nổ lực để nâng cao trình độ chuyên môn nên số lượng tử vong giảm, còn lại hai nhóm bệnh tử vong còn cao là bệnh bẩm sinh và bệnh chu sinh là các bệnh đòi hỏi chuyên môn cao hơn nữa. C.- Các bệnh nhiễm khuẩn có thuốc chủng ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng ngày càng giảm rõ rệt. D.- Các bệnh HIV/AIDS, Sốt Xuất Huyết, Tay Chân Miệng tăng lên tương tự như tình hình tại các nước trong khu vực Châu Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Bệnh Viện Nhi Đồng 2 (2005). The Illness Features of Hospital Admissions at Children’s Hospital 2, 1995 – 2004. 2. Stanton B, Behrman RE, (2007). Overview of Pediatrics, In: Nelson Textbook of Pediatrics, 18th edition, pp 1 – 12. Saunders. Philadelphia. 3. World Health Organization: Chuyên đề Nhi khoa 8 Chuyên đề Nhi khoa 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_benh_tat_tai_benh_vien_nhi_dong_2_2005_2007.pdf
Tài liệu liên quan