Mô hình bệnh tật, tử vong và nguyên nhân chuyển viện của trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013-2014

Qua nghiên cứu về mô hình bệnh tật, tử vong ở trẻ sơ sinh năm 2013-2014, chúng tôi được kết quả như sau: Mô hình bệnh tật sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang chủ yếu là: Sinh non/nhẹ cân và biến chứng, nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm phổi, vàng da, suy hô hấp. Tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 70,64% tử vong chung trẻ em <15 tuổi, chiếm 7,35% tổng số trẻ sơ sinh nhập viện. Nguyên nhân tử vong hay gặp là sinh non/ nhẹ cân và biến chứng, suy hô hấp, nhiễm khuẩn. Tỉ lệ chuyển viện ở trẻ sơ sinh là: 11,27%, Nguyên nhân chuyển viện thường gặp nhất là: Nhiễm khuẩn nặng, phức tạp, kéo dài, suy hô hấp, viêm phổi và bệnh màng trong. Phấn đấu trong tương lai, khắc phục dần những hạn chế, điều trị tốt hơn và chăm sóc sơ sinh đạt được chuẩn cấp II B.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bệnh tật, tử vong và nguyên nhân chuyển viện của trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 36 MÔ HÌNH BỆNH TẬT, TỬ VONG VÀ NGUYÊN NHÂN CHUYỂN VIỆN CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2013-2014 Võ Hữu Đức* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mô hình bệnh tật và tử vong trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2013- 2014, đồng thời xác định nguyên nhân chuyển viện, nhằm đưa ra những giải pháp điều trị hiệu quả, giảm tỉ lệ chuyển viện và giảm tỉ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Mô hình bệnh tật theo thứ tự gặp nhiều nhất là: sanh non/nhẹ cân và biến chứng, nhiễm khuẩn sơ sinh, suy hô hấp, viêm phổi, vàng da sơ sinh. Tử vong sơ sinh chiếm 70,64% tử vong chung của trẻ em, chiếm 7,35% trong tổng số trẻ sơ sinh nhập viện. Nguyên nhân chính gây tử vong là sanh non/ nhẹ cân và biến chứng: (62,33%), nhiễm khuẩn sơ sinh, suy hô hấp (15,28%, 14,28%). Tỉ lệ chuyển viện trẻ sơ sinh là: 11,27%, nguyên nhân chuyển viện hay gặp nhất là nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp, viêm phổi, bệnh màng trong. Kết luận: Nâng cao chất lượng điều trị có khả năng làm giảm tỉ lệ tử vong và chuyển viện ở trẻ sơ sinh. Từ khóa: Mô hình bệnh tật, tử vong, sơ sinh. ABSTRACT THE PATTERN OF DISEASE AND NEONATAL MORTALITY IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2013-2014 Vo Huu Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 35 - 41 Objective: To affirm the pattern of disease and neonatal mortality in Tien Giang General Hospital in 2013- 2014, and to determine the causes of hospital transferring, in order to make effective treatment solution, decrease hospital transferring rate and casualties. Method: Retrospective, cross-sectional description. Result: Disease patterns are in common order are premature, low birth weight and complications, pneumonia, neonatal infections, neonatal jaundice, asphyxia, neonatal mortality consisted in 70.64% of children mortality, accounting for 7.35% of all neonatal inpatient. The major causes of premature mortality were premature /low birth weight and complications (62.33%), followed by neonatal infections, Asphyxia (15.28%, 14.28%). Hospital transferring rate of neonatal was 11.27%; reasons for hospital transferring in common order were severe infections, asphyxia, pneumonia, membrane disease. Conclusions: Improving the quality of treatment can decrease hospital transferring rate and casualties. Key words: The pattern of disease, neonatal mortality. ĐẶT VẤN ĐỀ: Vấn đề chúng ta cần phải quan tâm thật sự hiện nay đó là tỷ lệ tử vong sơ sinh tại bệnh viện vẫn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân tử vong thường gặp là sinh non và các biến chứng như nhiễm khuẩn sơ sinh, sanh ngạt, suy hô hấp, viêm phổi và dị tật bẩm sinh(2). Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 04, tháng 10/2003 về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ * Bệnh viện đa khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: Bs CKII Võ Hữu Đức ĐT: 0913771779, Email: tavantram@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 37 sinh(1), Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” và Quyết định Số: 1142/QĐ- BYT năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện thành lập đơn nguyên sơ sinh ở các tuyến y tế. Trong những năm trước đây, đã có các đề tài nghiên cứu về mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác nhau, để có cơ sở khoa học góp phần nâng cao công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe sơ sinh, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm khảo sát sự thay đổi của mô hình bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay, xác định những nguyên nhân chuyển viện, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao điều trị chuyên sâu và chất lượng chăm sóc bệnh sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và giảm số lượng bệnh nhân cần chuyển viện. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định mô hình bệnh tật, tử vong và nguyên nhân chuyển viện ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2013- 2014. Mục tiêu cụ thể Xác định mô hình bệnh tật và tử vong trẻ sơ sinh năm 2013-2014. Xác định tỷ lệ chuyển viện ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân chuyển viện. Đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại Khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ tháng 01/2013 đến 6/2014. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu, cắt ngang, mô tả. Phương pháp tiến hành Hồi cứu tất cả bệnh án sơ sinh tại Khoa Nhi trong thời gian nghiên cứu. Xác định chẩn đoán theo bảng phân loại quốc tế ICD 10. Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. KẾT QUẢ Tình hình bệnh tật sơ sinh từ 01/2013 đến 6/2014 Tổng số bệnh sơ sinh vào viện: 1047 Nhận xét: Trẻ sơ sinh ≤ 7 ngày tuổi, nhập viện chiếm 67,05%. <1 ngày tuổi 1-2 ngày tuổi 3-7 ngày tuổi 8-28 ngày tuổi Biểu đồ 1: Phân bố trẻ sơ sinh theo ngày tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 38 Bảng 1: Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh Bệnh lý Số bệnh Tỉ lệ % chung Sanh non/ nhẹ cân và biến chứng đi kèm 468 44,69 Nhiễm khuẩn sơ sinh/ Sanh non 254/145 24,25 / 57,08 Suy hô hấp/ Sanh non 225/156 21,48 / 69,33 Vàng da/ Sanh non 162/132 15,47 / 81,48 Nhiễm khuẩn huyết/ Sanh non 155/24 14,80 / 15,48 Viêm phổi/ Sanh non 86/6 08,21 Tiêu hóa/ Sanh non 48/5 04,58 Dị tật (Không hậu môn, Thoát vị não tủy, đa tật) 36 03,43 Các bệnh ngoại khoa 28 02,67 Xuất huyết tiêu hóa, rốn, da 16 01,52 Xuất huyết não, màng não, Viêm màng não 11 01,05 Khác (Nấm miệng, Trào ngược DD-TQ, Thiếu máu) 29 03,62 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh Sanh non/nhẹ cân và biến chứng Suy hô hấp Nhiễm khuẩn sơ sinh Viêm phổi Đa dị tật Vàng da sơ sinh Nhiễm khuẩn huyết Tiêu hóa Bệnh ngoại khoa Xuất huyết Tiêu hóa XHN-MN Khác Biểu đồ 2: Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh Nhận xét: Sanh non/nhẹ cân và biến chứng, suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, đa dị tật. Tình hình tử vong sơ sinh Bảng 2: Tình hình tử vong sơ sinh Tình hình tử vong sơ sinh n % Tổng số trẻ < 15 tuổi tử vong 109 Tổng số trẻ sơ sinh tử vong 77 Tử vong sơ sinh/ tổng số sơ sinh nhập viện 77/1047 7,35 Tử vong trước 24h/tử vong sơ sinh 18/77 23,37 Tử vong sau 24h/tử vong sơ sinh 59/77 76,63 Tử vong sơ sinh/tử vong trẻ em 77/109 70,64 Mô hình tử vong sơ sinh Bảng 3: Nguyên nhân tử vong sơ sinh Nguyên nhân tử vong n % Sanh non/ nhẹ cân và biến chứng (Sanh cực non, suy hô hấp, bệnh màng trong, nhiễm khuẩn nặng, viêm ruột) 48 62,33 Nhiễm khuẩn sơ sinh 12 15,58 Suy hô hấp 11 14,28 Sanh ngạt 2 2,59 Viêm phổi 2 2,59 Đa dị tật + tim bẩm sinh 1 1,29 Xuất huyết não- màng não 1 1,29 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 39 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Mô hình tử vong sơ sinh Sanh non/nhẹ cân và bệnh lý Nhiễm khuẩn sơ sinh Suy hô hấp Sanh ngạt Viêm phổi Xuất huyết não màng não Đa dị tật + Tim bẩm sinh Biểu đồ 3: Mô hình tử vong sơ sinh Nhận xét: Tử vong cao do sanh non/ thấp cân và bệnh lý, suy hô hấp, nhiễm khuẩn. Bảng 4: Tử vong theo ngày tuổi Phân bố tử vong theo ngày tuổi n % < 1 ngày tuổi 18 23,38 1- 7 ngày tuổi 42 54,54 7- 28 ngày tuổi 17 22,07 Nhận xét: 77,92% số trẻ sơ sinh tử vong trong 7 ngày tuổi đầu tiên. Mô hình nguyên nhân chuyển viện Tổng số bệnh sơ sinh chuyển viện: 118. Tỷ lệ bệnh sơ sinh chuyển viện /tổng số bệnh sơ sinh nhập viện = 118 /1047 = 11,27% Bảng 5: Nguyên nhân chuyển viện. Nguyên nhân chuyển viện n % Nhiễm khuẩn huyết, Nhiễm khuẩn sơ sinh 34 29 Suy hô hấp sơ sinh 27 23 Viêm phổi nặng 22 19 Bệnh màng trong 15 13 Xuất huyết não 3 02 Tắc ruột 6 05 Tim bẩm sinh 4 03 Viêm ruột 2 02 Uốn ván rốn 1 01 Di tật (không hậu môn, thoát vị hoành, thoát não tủy, .) 4 03 0 5 10 15 20 25 30 35 Mô hình nguyên nhân chuyển viện Nhiễm khuẩn huyết,NTSS Suy hô hấp sơ sinh Viêm phổi nặng Bệnh màng trong Xuất huyết não Tắc ruột Tim bẩm sinh Viêm ruột Dị tật Uốn ván rốn Biểu đồ 4: Nguyên nhân chuyển viện sơ sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 40 Nhận xét: Nguyên nhân chuyển viện hay gặp là: Nhiễm khuẩn nặng, Suy hô hấp, Viêm phổi, Bệnh màng trong. BÀN LUẬN Mô hình bệnh lý sơ sinh Theo sự biến đổi của môi trường, thời tiết, sự thay đổi típ, chủng loại vi khuẩn, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, mô hình bệnh lý sơ sinh cũng thay đổi là điều tất yếu. Năm 2001, nghiên cứu của Trần thị Gắn thì bệnh lý thường gặp nhất theo thứ tự là Nhiễm khuẩn sơ sinh, Suy hô hấp sơ sinh, Viêm phổi sơ sinh(6). Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm (2005), mô hình đó là: Vàng da, Suy hô hấp, Viêm phổi, Sanh non/ thấp cân và biến chứng, Nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm tỉ lệ cao(5). Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn(3), Đinh Phương Hòa(2). Năm 2009, chúng tôi đã có nghiên cứu và được kết quả như sau: Sanh non/nhẹ cân và bệnh lý, Nhiễm khuẩn, Viêm phổi, Vàng da, Suy hô hấp. Lần này, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (2013-2014), thì mô hình bệnh lý trẻ sơ sinh nhiều nhất theo thứ tự như sau: Sanh non/nhẹ cân và biến chứng (Sanh cực non, Suy hô hấp, Bệnh màng trong, Nhiễm khuẩn nặng, Viêm ruột), Nhiễm khuẩn sơ sinh, Suy hô hấp, Viêm phổi, Vàng da. Mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh so với năm 2000-2002 của Trần Thị Gắn đã khác rất nhiều, từ lúc Khoa Nhi chưa nhận điều trị trẻ sinh non tháng và nhẹ cân < 2500 g, toàn bộ đều phải chuyển tuyến trên, cho đến khi Đơn nguyên sơ sinh - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang được thành lập năm 2007, bước đầu điều trị chuyên khoa sơ sinh, góp phần nâng cao công tác điều trị và chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tử vong và giảm số lượng trẻ sơ sinh cần chuyển viện. Hiện nay, với mô hình bệnh tật ở trẻ sơ sinh đa số là trẻ đẻ non và nhẹ cân (44,69%), với nhiều biến chứng như là: Suy hô hấp, Bệnh màng trong, Nhiễm khuẩn nặng hậu quả là phải nằm viện kéo dài, thở máy, có nhiều thủ thuật xâm lấn, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Đây là nỗi trăn trở của các nhà lâm sàng, làm sao hạ thấp tỉ lệ trẻ sinh non và giảm tối đa có thể tình trạng nhiễm khuẩn tại bệnh viện, mới hy vọng giảm được tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Mô hình tử vong sơ sinh Tỉ lệ tử vong sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh nhập viện thay đổi theo từng năm, nghiên cứu của Trần Thị Gắn lần lượt như sau: 9,26%(2000), 11,6%(2001), 9,4%(2002). Nghiên cứu của chúng tôi, thì tỉ lệ tử vong sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh nhập viện: (7,35%). Chúng ta thấy tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh có giảm, điều này theo chúng tôi nghĩ là do có sự tiến bộ về điều trị, nâng cấp về chuyên môn và trang thiết bị y tế, Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh trong bệnh viện còn khá cao, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm đa số (70,64%) so với tử vong chung của trẻ em dưới 15 tuổi. Điều này cho thấy rằng, muốn giảm tỉ lệ tử vong chung của Khoa Nhi thì phải giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh trước tiên. Trong nghiên cứu của Tạ Văn Trầm, hơn 85,5% tử vong sơ sinh xảy ra trong giai đoạn sơ sinh sớm và gần một nửa số sơ sinh tử vong trong ngày đầu của cuộc đời, cho thấy nguy cơ mắc bệnh cũng như tử vong trong giai đoạn này là rất lớn, cần ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sơ sinh lúc sanh và tuần đầu sau sanh(5). Những nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy 4 nguyên nhân trực tiếp chính gây tử vong sơ sinh là: Tai biến trong lúc sinh dẫn đến ngạt và sang chấn ở trẻ sơ sinh, biến chứng của sanh non, Nhiễm khuẩn sơ sinh và các dị tật bẩm sinh, trong đó 3 nguyên nhân: Ngạt, Nhiễm khuẩn và Biến chứng của sanh non chiếm 85%(5). Mô hình tử vong ở trẻ sơ sinh của chúng tôi là: Sinh non/nhẹ cân và biến chứng, Suy hô hấp, Nhiễm khuẩn sơ sinh, Viêm phổi. Mô hình này tương tự như những công trình nghiên cứu khác như Tạ Văn Trầm 2005 tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Phạm Thị Thanh Tâm 2006 tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Mô hình tử vong ở trẻ sơ sinh năm nay khác với mô hình 10 năm về trước, điều này cho thấy các bệnh tử vong lúc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 41 trước thường gặp như Viêm phổi, Vàng da sơ sinh đã được điều trị thành công. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh non tháng/nhẹ cân và biến chứng vẫn còn cao, đây là vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, cần phải có sự phối hợp chuyên ngành Sản với chuyên ngành Nhi, quản lý thai nghén và quá trình sinh sản an toàn kết hợp với công tác chăm sóc và điều trị sơ sinh non tháng/nhẹ cân tốt thì mới có thể giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Chuyển viện và nguyên nhân Với tình hình chuyển viện hiện nay vẩn khá nhiều (11,27%), vấn đề đặt ra cho chúng ta làm sao hạ thấp tỉ lệ chuyển viện. Khảo sát lại những bệnh lý chúng ta đã chuyển, trong đó đa số là nhiễm khuẩn nặng, phức tạp, kéo dài, suy hô hấp, viêm phổi và bệnh màng trong. các nguyên nhân khác chỉ rất ít. Chúng ta thấy rằng nếu có được trang bị đầy đủ dụng cụ và máy giúp thở, cùng với thuốc kháng sinh đa dạng chủng loại và hiệu quả, chúng ta có thể điều trị được những nguyên nhân chuyển viện do nhiễm khuẩn, suy hô hấp và viêm phổi, đồng thời khi triển khai được thủ thuật bơm surfactant thì chúng ta sẽ không chuyển những bệnh màng trong, giúp giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển viện. Hướng đề xuất nhằm giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh Đứng trước tình hình hiện nay, chúng tôi xin có những đề xuất sau: Cải thiện năng lực xử trí tại chỗ Giảm tỉ lệ chuyển viện từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh, Bệnh viện tỉnh hỗ trợ cho Bệnh viện tuyến huyện thành lập Đơn vị chăm sóc sơ sinh ≥ cấp I. Tại bệnh viện Tỉnh phải xây dựng, sửa chữa cơ sở điều trị nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng trong bệnh viện, Khoa phải qui định lại qui trình khám bệnh và chăm sóc bệnh sơ sinh, thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế lây lan từ bệnh này sang bệnh khác, từ người nuôi và thầy thuốc đến bệnh sơ sinh. Bệnh viện Tỉnh gửi đào tạo chuyên khoa sơ sinh căn bản và nâng cao thêm cho Bác sĩ và điều dưỡng phụ trách, đáp ứng nhu cầu ngày càng chuyên sâu hơn. Trang bị thêm máy móc và thiết bị Trang bị thêm máy móc và thiết bị phục vụ cho việc điều trị như Bơm tiêm tự động, Monitor. Máy đo Sp02, máy giúp thở, để thực hiện đủ chuẩn II B. Về chuyên môn Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, cố gắng phấn đấu đạt mức độ chăm sóc cấp IIB trong tương lai gần. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về mô hình bệnh tật, tử vong ở trẻ sơ sinh năm 2013-2014, chúng tôi được kết quả như sau: Mô hình bệnh tật sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang chủ yếu là: Sinh non/nhẹ cân và biến chứng, nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm phổi, vàng da, suy hô hấp. Tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 70,64% tử vong chung trẻ em <15 tuổi, chiếm 7,35% tổng số trẻ sơ sinh nhập viện. Nguyên nhân tử vong hay gặp là sinh non/ nhẹ cân và biến chứng, suy hô hấp, nhiễm khuẩn. Tỉ lệ chuyển viện ở trẻ sơ sinh là: 11,27%, Nguyên nhân chuyển viện thường gặp nhất là: Nhiễm khuẩn nặng, phức tạp, kéo dài, suy hô hấp, viêm phổi và bệnh màng trong. Phấn đấu trong tương lai, khắc phục dần những hạn chế, điều trị tốt hơn và chăm sóc sơ sinh đạt được chuẩn cấp II B. KIẾN NGHỊ Trang bị thêm trang thiết bị để theo kịp với nhu cầu phát triển chuyên môn sâu của ngành hồi sức Nhi như là máy giúp thở, máy X quang tại giường, máy siêu âm màu tại giường, Monitor, bơm tiêm tự động, truyền dịch tự động. Tăng thêm nhân lực để có thể thực hiện những kỹ thuật cao, theo dõi và nâng mức độ chăm sóc ngày càng tốt hơn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Chuyên Đề Nhi Khoa 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2003). Chỉ thị số 04/2003/CT – BYT về việc tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong sơ sinh. 2. Đinh Phương Hòa (2005). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại các tuyến bệnh viện và các yếu tố liên quan. Tạp chí nghiên cứu khoa học y học, phụ trương 35. 3. Nguyễn Thu Nhạn (2001). Nghiên cứu thực trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật trẻ em việt Nam, đề xuất các biện pháp khắc phục. Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2001. 4. Phạm Thị Thanh Tâm (2006). Khảo sát chất lượng chăm sóc sơ sinh theo cấp cúa các đơn nguyên sơ sinh tại các tỉnh thành phía nam Việt Nam (12/2006). 5. Tạ Văn Trầm (2005). Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang năm 2005. 6. Trần Thị Gắn (2002). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ 2000-2002. Ngày nhận bài báo: 12/01/15. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/01/15. Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_benh_tat_tu_vong_va_nguyen_nhan_chuyen_vien_cua_tre.pdf
Tài liệu liên quan