Mô hình phát triển thể dục thể thao quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống

Kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống Trên cơ sở mô hình đã xây dựng, do vấn đề kiểm chứng mô hình trong thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi. Kiểm chứng lý thuyết được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT quần chúng và các nhà quản lý thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh miền núi về mô hình triển khai. Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn là 16. Phỏng vấn được thiết kế tiêu chuẩn đánh giá bằng thang độ Liket trên các tiêu chí: Các thành tố cấu thành mô hình: Đánh giá theo các mức từ rất đầy đủ tới rất không đầy đủ, tương ứng từ mức 5 tới mức 1. Sơ đồ phân quyền trong mô hình: Đánh giá theo mức từ rất chính xác tới rất không chính xác, tương ứng từ mức 5 tới mức 1. Kết quả kiểm chứng được trình bày tại bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: Kết quả kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi gắn với văn hóa truyền thống đạt được là phù hợp. Các tiêu chí như: Thành tố cấu thành mô hình được đánh giá ở mức rất đầy đủ. Sơ đồ phân quyền trong mô hình được đánh giá ở mức rất chính xác và tính hiệu quả của mô hình được đánh giá ở mức rất đảm bảo. Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức đảm bảo. Như vậy, kết quả kiểm chứng đã cho phép nhận định: Mô hình đã xây dựng của đề tài có khả năng áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả tốt

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình phát triển thể dục thể thao quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 BµI B¸O KHOA HäC MOÂ HÌNH PHAÙT TRIEÅN THEÅ DUÏC THEÅ THAO QUAÀN CHUÙNG CAÁP XAÕ, PHÖÔØNG, THÒ TRAÁN MIEÀN NUÙI GAÉN VÔÙI VAÊN HOÙA TRUYEÀN THOÁNG Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống, làm rõ các mối quan hệ phân cấp, phân quyền và các thành tố của mô hình. Kết quả kiểm định lý thuyết mô hình đã xây dựng trên thực tế đã cho thấy đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả. Từ Khóa: Mô hình, TDTT quần chúng, khu vực miền núi Development model for public sports in mountainous communes wards and towns, which is associated with traditional culture Summary: On the basis of theoretical and practical analysis, the topic has developed a development model for public sports at commune, ward, and town levels in the mountainous area, which is associated with traditional culture, clarifying the relationships of decentralization. Model theorical test results have been developed practically to ensure efficiency, feasibility, consistency and efficiency. Keywords: Model, public sport, mountainous area ... *PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh **TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh ***ThS, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội Đỗ Hữu Trường* Mai Thị Bích Ngọc** Nghiêm Việt Hùng*** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Khu vực xã, phường, thị trấn miền núi là nơi có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, có đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa dân tộc và văn hóa vùng, miền khác biệt và đặc trưng so với vùng đồng bằng nên việc phát triển TDTT quần chúng ở vùng miền núi nói chung và thói quen tập luyện TDTT của người dân nói riêng cũng sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt so với các vùng khác. Cuộc sống của người dân miền núi gắn liên với đặc điểm kinh tế - xã hội vùng DTTS và văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, để phát triển phòng trào TDTT cho người dân miền núi, việc gắn phát triển phong trào với văn hóa truyền thống của các dân tộc, văn hóa vùng miền là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Xét từ góc độ vĩ mô, để phát triển phong trào TDTT quần chúng có hiệu quả, việc xây dựng mô hình phát triển phù hợp là vấn đề cần thiết và cấp thiết. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn và phương pháp mô hình hóa. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát khu vực miền núi thuộc 7 tỉnh tại Việt Nam gồm: Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Phước. Phương pháp mô hình hóa: Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Căn cứ xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng tại khu vực miền núi Việt Nam 23 - Sè 5/2020 Các căn cứ lý luận: Khi xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi, chúng tôi tuân thủ các căn cứ lý luận sau: Căn cứ vào vai trò, tầm quan trọng của TDTT quần chúng ở miền núi; Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT quần chúng ở miền núi; Căn cứ vào cơ sở thực tiễn về TDTT quần chúng ở khu vực miền núi Việt Nam; Căn cứ vào kinh nghiệm phát triển TDTT quần chúng của các nước trên thế giới và Căn cứ vào định hướng phát triển TDTT quần chúng miền núi trong thời kỳ mới. Căn cứ thực tiễn: Căn cứ vào thực trạng phát triển TDTT quần chúng khu vực miền núi; căn cứ vào thực tiễn điều kiện đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm dân tộc và văn hóa vùng, miền cũng như đặc điểm địa lý và khí hậu đặc trưng của khu vực miền núi để xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng phù hợp cho người dân miền núi Việt Nam có tính tới các đặc điểm dân tộc và vùng miền. 2. Xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống 2.1. Các yêu cầu cần đạt được của mô hình Mô hình huy động tối đa các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển TDTT quần chúng Mô hình cung cấp tốt nhất các điều kiện giúp người dân miền núi tham gia tập luyện TDTT. Mô hình thúc đẩy xã hội hóa cao nhất để phát triển TDTT quần chúng ở miền núi. Mô hình giúp huy động người dân tham gia tập luyện TDTT đông nhất. Mô hình giúp tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực miền núi trong việc phát triển phong trào tập luyện TDTT cho người dân. 2.2. Mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống Với đặc thù khu vực miền núi có nhiều DTTS cùng sinh sống, có đặc điểm văn hóa truyền thống rất khác biệt và đặc trưng, để phát triển TDTT quần chúng tại các thôn, bản miền núi, chúng tôi xây dựng mô hình phát triển TDTT quần chúng miền núi gắn với văn hóa truyền thống. Mô hình này phát huy tối đa các lễ hội truyền thống và văn hóa tâm linh của các DTTS trên địa bàn các tỉnh miền núi, phát triển những môn thể thao dân tộc và trò chơi vận động dân gian gần gũi với người dân, tạo sự gắn kết và ý thức cộng đồng của người dân khi tham gia tập luyện TDTT. Có thể khái quát sơ đồ mô hình phát triển TDTT quần chúng gắn với văn hóa truyền thống tại sơ đồ 1. Chi tiết mô hình được trình bày tại bảng 1. Sơ đồ 1. Sơ đồ mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống 24 BµI B¸O KHOA HäC Bảng 1. Phân tích chi tiết mô hình phát triển TDT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn gắn với văn hóa truyền thống Thành tố Mối quan hệ Nhiệm vụ Chú ý Cơ quan hành chính nhà nước Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (đại điện cho cơ quan quản lý nhà nước) - Chỉ đạo trực tiếp các công chức văn - xã trong việc phát triển phong trào TDTT - Quản lý một phần các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, câu lạc bộ TDTT và người dân - Tiếp nhận và triển khai các văn bản, chỉ thị, chủ trương, quyết định của cấp tỉnh, thành phố về phát triển TDTT - Ban hành các kế hoạch hoạt động năm trong lĩnh vực TDTT - Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của công chức văn xã - Xây dựng các kế hoạch gắn việc phát triển TDTT quần chúng với các lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức hằng năm trên địa bàn xã*, khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc trên địa bàn - Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức tư nhân và cá nhân tham gia phát triển phong trào TDTT quần chúng và các trò chơi dân gian Công chức văn xã (Đại diện cho cơ quan quản lý TDTT) - Chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã* - Quản lý trực tiếp phong trào TDTT quần chúng tại địa phương Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã* tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực được phân công, trong đó có TDTT. Cụ thể trong lĩnh vực TDTT: + Tổ chức, theo dõi, báo cáo về hoạt động TDTT + Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về TDTT + Thống kê các thông số liên quan trong lĩnh vực TDTT + Phối hợp với các công chức khác, trưởng thôn xây dựng hương ước, quy ước và thực hiện công tác giáo dục tại địa phương - Công chức văn – xã* có trách nhiệm tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, TDTT, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn nên có điều kiện tổ chức các hoạt động TDTT gắn với lễ hội dân gian truyền thống và phát triển các môn thể thao dân tộc - Tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng, tác dụng của tập luyện TDTT và đặc biệt về nội dung thi đấu thể thao trong các lễ hội dân gian truyền thống, và phát triển các môn thể thao dân tộc Các tổ chức nghề nghiệp TDTT Các câu lạc bộ TDTT các môn - Chịu sự quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân xã* - Chịu sự quản lý chuyên môn của các công chức văn - xã - Tác động trực tiếp tới phong trào TDTT quần chúng của người dân - Là sản phẩm của phong trào TDTT quần chúng của người dân - Có thể hoạt động với đa dạng hình thức khác nhau, phục vụ trực tiếp nhu cầu hoạt động TDTT của người dân - Tổ chức các CLB TDTT tập luyện các môn thể thao dân tộc, các môn thể thao phục vụ trực tiếp cho các lễ hội truyền thống dân gian của từng thôn, bản - Ưu tiên các môn thể thao được người dân yêu thích, ưu tiên các hình thức tổ chức tập luyện không thu phí để phù hợp với đặc điểm tập luyện của người dân - Có thể phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội để tổ chức các CLB thể thao theo nhu cầu của người dân 25 - Sè 5/2020 Thành tố Mối quan hệ Nhiệm vụ Chú ý Các tổ chức chính trị - xã hội Công đoàn Đoàn thanh niên Hội liên hiệp phụ nữ Hội nông dân Hội cựu chiến binh Mật trận tổ quốc - Chịu sự quản lý 1 mặt của Ủy ban nhân dân xã* - Tác động trực tiếp tới phong trào TDTT quần chúng thông qua người dân tham gia tập luyện TDTT và việc tổ chức tập luyện, thi đấu thể thao - Là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân - Là cánh tay nối dài của Nhà nước trong việc phát triển các phong trào trong nhân dân, trong đó có phong trào TDTT - Phối hợp với các đơn vị có liên quan phát động, tổ chức tập luyện, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao dân tộc và phát triển phong trào TDTT quần chúng trong nhân dân, đặc biệt theo đối tượng quản lý của tổ chức - Phối hợp tổ chức các giải thi đấu thể thao trong các lễ hội dân gian truyền thống, tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT gắn với văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội truyền thống - Gắn sự phát triển phong trào tập luyện TDTT của quầnn chúng trên địa bàn và các lễ hội truyền thống với những nội dung hoạt động của tổ chức Các tổ chức xã hội Hội người cao tuổi Hội các môn thể thao, Hội thể thao người khuyết tật - Chịu sự quản lý 1 mặt của Ủy ban nhân dân xã* - Tác động trực tiếp tới phong trào TDTT quần chúng thông qua người dân tham gia tập luyện TDTT và việc tổ chức tập luyện, thi đấu thể thao - Là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân - Là cánh tay nối dài của Nhà nước trong việc phát triển các phong trào trong nhân dân, trong đó có phong trào TDTT, đặc biệt là các đối tượng cần sự quan tâm của xã hội - Phối hợp với các đơn vị có liên quan phát động, tổ chức tập luyện, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao dân tộc và phát triển phong trào TDTT quần chúng trong nhân dân, đặc biệt theo nhóm đối tượng quản lý của Hội - Phối hợp tổ chức các giải thi đấu thể thao trong các lễ hội dân gian truyền thống, tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT gắn với văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội truyền thống Các tổ chức tư nhân, cá nhân Già làng, trưởng bản, trưởng thôn Các tổ chức tư nhân tài trợ Các cá nhân tích cực - Chịu sự quản lý 1 mặt của Ủy ban nhân dân xã* - Tác động trực tiếp tới phong trào TDTT quần chúng thông qua người dân tham gia tập luyện TDTT và việc tổ chức tập luyện, thi đấu thể thao - Tuyên truyền về tầm quan trọng của tập luyện TDTT với sức khỏe người dân - Tổ chức, hướng dẫn tập luyện TDTT - Tài trợ cho phát triển TDTT Gắn việc phát triển TDTT của quần chúng nhân dân với các môn thể thao dân tộc và các lễ hội dân gian truyền thống, tạo sự gần gũi, quen thuộc trong quá trình tuyên truyền, vận động người dân tham gia tập luyện TDTT 26 BµI B¸O KHOA HäC 3. Kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống Trên cơ sở mô hình đã xây dựng, do vấn đề kiểm chứng mô hình trong thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi. Kiểm chứng lý thuyết được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT quần chúng và các nhà quản lý thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh miền núi về mô hình triển khai. Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn là 16. Phỏng vấn được thiết kế tiêu chuẩn đánh giá bằng thang độ Liket trên các tiêu chí: Các thành tố cấu thành mô hình: Đánh giá theo các mức từ rất đầy đủ tới rất không đầy đủ, tương ứng từ mức 5 tới mức 1. Sơ đồ phân quyền trong mô hình: Đánh giá theo mức từ rất chính xác tới rất không chính xác, tương ứng từ mức 5 tới mức 1. Kết quả kiểm chứng được trình bày tại bảng 2. Bảng 2. Kết quả kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi gắn với văn hóa truyền thống (n=16) TT Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá Điểm trung bình Đánh giá tổng hợp5 4 3 2 1 1 Thành tố cấu thành mô hình 8 5 3 0 0 4.31 Rất đầy đủ 2 Sơ đồ phân quyền trong mô hình 8 6 2 0 0 4.38 Rất chính xác 3 Tính thực tiễn 7 4 5 0 0 4.13 Đảm bảo 4 Tính khả thi 8 5 3 0 0 4.31 Đảm bảo 5 Tính đồng bộ 6 6 4 0 0 4.13 Đảm bảo 6 Tính hiệu quả 7 6 3 0 0 4.25 Rất đảm bảo 7 Đánh giá tổng hợp 7 4 5 0 0 4.13 Phù hợp Qua bảng 2 cho thấy: Kết quả kiểm chứng lý thuyết mô hình phát triển TDTT quần chúng ở miền núi gắn với văn hóa truyền thống đạt được là phù hợp. Các tiêu chí như: Thành tố cấu thành mô hình được đánh giá ở mức rất đầy đủ. Sơ đồ phân quyền trong mô hình được đánh giá ở mức rất chính xác và tính hiệu quả của mô hình được đánh giá ở mức rất đảm bảo. Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức đảm bảo. Như vậy, kết quả kiểm chứng đã cho phép nhận định: Mô hình đã xây dựng của đề tài có khả năng áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả tốt. KEÁT LUAÄN Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi gắn với văn hóa truyền thống. Phân tích về quan hệ phân cấp trong quản lý và phân quyền hoạt động của các thành tố trong mô hình. Kết quả kiểm chứng lý thuyết cho thấy mô hình phát triển TDTT quần chúng cấp xã, phường, thị trấn miền núi đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi, tính đồng bộ và tính hiệu quả. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Nguyễn Ngọc Kim Anh (2013), “Nghiên cứu phát triển TDTT quần chúng xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 2. Trần Kim Cương (2009), “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Phạm Tuấn Hiệp (2012), “Duy trì và phát triển loại hình tập luyện thể dục thể thao dựa vào phúc lợi xã hội ở xa, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 4. Đặng Quốc Nam (2006), “Nghiên cứu các giải pháp xã hội hóa nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở Tp Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 5. Lê Anh Thơ (2008), Phát triển TDTT vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 6/10/2020, phản biện ngày 9/10/2020, duyệt in ngày 30/10/2020 Chịu trách nhiệm chính: Mai Thị Bích Ngọc; Email: maingoctdtt@gmail.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_phat_trien_the_duc_the_thao_quan_chung_cap_xa_phuong.pdf
Tài liệu liên quan