Mối liên hệ giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Vậy giả sử trong trường hợp, A cho B vay 500 triệu; tuy nhiên, hết thời vay, A đã bị tai nạn giao thông và chết. Nếu dựa vào các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự đã được liệt kê ở trên thì sự kiện A chết không dẫn đến việc loại trừ nghĩa vụ của B. Theo tinh thần này, nếu sau khi kết thúc vụ án về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay, Tòa án đã tuyên bị đơn phải trả tiền cho nguyên đơn mà sau đó nguyên đơn (người được thi hành án) chết thì bị đơn (người phải thi hành án) cũng không được loại trừ nghĩa vụ của mình. Hai là, xét về mặt logic với Điều 622 BLDS năm 2015, vẫn với ví dụ trên, khi Tòa án tuyên bị đơn phải trả tiền vay cho nguyên đơn nghĩa là đã có một cơ sở xác định rõ nguyên đơn là chủ sở hữu của khoản tiền vay mà trước đó là đối tượng của tranh chấp. Khi nguyên đơn (người được thi hành án) chết thì khoản tiền vay vừa đòi được sẽ trở thành di sản thừa kế của nguyên đơn. Trong trường hợp này, nếu xác định nguyên đơn (người được thi hành án) không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối hưởng di sản; ngoài ra nguyên đơn không còn nghĩa vụ nào với các chủ thể khác thì tài sản phải thuộc về Nhà nước. Lúc này, tài sản mà nguyên đơn (người được thi hành án) đã đòi được theo phán quyết của Tòa phải thuộc về Nhà nước. Vậy, rõ ràng quy định tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2014 chưa phù hợp với tinh thần của BLDS 2015. Thiết nghĩ, trong lần sửa đổi tiếp theo, Luật thi hành án cần phải sửa đổi theo hướng trường hợp người phải thi hành án chết mà quyền lợi của họ theo phán quyết của Tòa án có thể chuyển giao nhưng không có người thừa kế thì không phải là căn cứ để đình chỉ thi hành án./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VŨ HOÀNG ANH * Pháp luật hình thức và pháp luật nội dung luôn có mối liên hệ mật thiết. Việc đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và Bộ luật dân sự (BLDS) là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bài viết này tập trung làm rõ sự tương thích và không tương thích giữa pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Từ khóa: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tố tụng dân sự. There has always been a close link between the procedural law and the substantive law. The assurance of compatibility between provisions of the Civil Procedure Code and the Civil Code is a necessary requirement for the construction and completion of legislation. This article focuses on clarifying the compatibility and incompatibility between civil procedure law and civil law regarding the temporary suspension of civil case settlement. Keywords: Suspension of civil cases, Civil procedure law. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, những nhóm quan hệ có cùng tính chất sẽ được điều chỉnh chung bởi một ngành luật. Danh từ “dân sự” thường được hiểu như một bộ phận của lĩnh vực luật tư, bản chất là sự bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Mẫu: “Dân luật (luật dân sự) là những nguyên tắc cai quản sự giao thiệp giữa tư nhân”(1) – ý chỉ các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ mang tính chất “riêng tư” của các chủ thể. Theo đó, pháp luật dân sự được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự, những chuẩn mực pháp lý do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân bằng cách quy định các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá 1  Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản năm, tr. 161. nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tự do ý chí. Các quyền, nghĩa vụ này được quy định trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Thương mại... Trong đó, “Luật dân sự được coi là trung tâm của luật nội dung”(2). Bên cạnh đó, theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khi xây dựng một hệ thống pháp luật, song song với việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, Nhà nước cần phải xây dựng các cơ chế để đảm bảo thực hiện các quyền và * Thạc sĩ, Khoa pháp luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội 2 John Henry Merryman: Truyền thống luật dân sự: Giới thiệu về hệ thống luật Tây Âu và Mỹ - La tinh, kỷ yếu về Hội thảo về TTDS, Hà Nôi, 1998, tr.1 trích trong Đề tài khoa học cấp trường “Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự” – Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ... 52 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 nghĩa vụ đó. Nói như giáo sư Nguyễn Huy Đẩu: “Một quyền lợi được luật pháp công nhận nhiều khi không đủ bảo đảm cho người có chủ quyền hưởng dụng: quyền lợi có thể bị phủ nhận, bị xâm phạm”, vì vậy “chủ thể quyền lợi bị tổn thương có quyền buộc tha – nhân phải tôn trọng quyền lợi bị đe dọa bằng những phương tiện hợp pháp”, phương tiện này “danh xưng là Luật tố tụng”(1). Với “sứ mệnh” bảo vệ các lợi ích dân sự hợp pháp trong pháp luật dân sự phải được hiện thực hóa – pháp luật tố tụng dân sự đã ra đời. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự tại Tòa án. Các quy tắc xử sự này được quy định trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ kiến thức lý luận chung về pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự, bài viết này sẽ làm rõ mối liên hệ giữa pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. 1. Sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Thứ nhất, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã đảm bảo cho người thừa kế được thụ hưởng những quyền và nghĩa vụ do người chết để lại là phù hợp với các quy định của BLDS năm 2015. Do đối tượng điều chỉnh của luật dân 1  Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự - Tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.3. sự là các quan hệ nhân thân và tài sản nên các quy phạm pháp luật dân sự đều hướng đến việc quy định các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Theo nguyên lý của luật dân sự, nếu một người chết mà các quyền, nghĩa vụ của họ có thể được chuyển giao (thường là quyền, nghĩa vụ về tài sản) thì người thừa kế của người này có quyền được thừa kế những quyền, nghĩa vụ đó. Ngược lại, nếu quyền, nghĩa vụ của người chết là quyền, nghĩa vụ không thể chuyển giao (thường là quyền, nghĩa vụ về nhân thân) thì người thừa kế không có quyền thừa kế những quyền, nghĩa vụ đó(2). Với nguyên lý này, đòi hỏi pháp luật tố tụng dân sự khi xây dựng các quy định về trường hợp đương sự đang tham gia tố tụng mà chết phải bảo đảm cho người thừa kế được thụ hưởng quyền, nghĩa vụ dân sự do đương sự để lại. Thực tế, nếu đương sự chết mà quyền, nghĩa vụ của họ có thể chuyển giao thì người thừa kế sẽ được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự để tham gia giải quyết vụ án(3). Tuy nhiên, có những trường hợp khi đương sự chết, quyền, nghĩa vụ của họ có thể chuyển 2  Xem Bùi Đăng Hiếu, Khái niệm và phân loại quyền nhân thân , Tạp chí Luật học số 7/2009, tr. 39 và Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, xuất bản tháng 11/2001, tr.76. 3  Khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Điều 74, khi đương sự chết, chỉ có những quyền, nghĩa vụ về tài sản của đương sự đã chết có thể để lại thừa kế (có thể chuyển giao) thì người thừa kế mới có quyền kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng để tham gia tố tụng. Thực chất, quy định này đã hạn chế quyền được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người thừa kế trong một số trường hợp. Bởi, trên thực tế có một số quyền, nghĩa vụ về nhân thân của đương sự đã chết vẫn có thể được thừa kế, đơn cử như quyền công bố tác phẩm được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. VŨ HOÀNG ANH 53Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát giao nhưng lại chưa có người thừa kế để kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đó. Chưa có người thừa kế được hiểu là chưa xác định được người thừa kế hoặc đã xác định được người thừa kế nhưng vì một lý do nào đó mà người thừa kế chưa thể tham gia tố tụng, ví dụ: người thừa kế bị ốm nặng chưa thể hiện được ý chí(1). Khi đó, để đảm bảo quyền tham gia tố tụng của người thừa kế, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi: đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm mà chết nhưng chưa có cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ(2). Có thể cụ thể hóa lập luận trên bằng ví dụ sau: A cho B vay 100 triệu. A có một người con duy nhất là anh C. Do hết thời hạn vay B không trả tiền nên A đã khởi kiện yêu cầu B phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay tài sản. Tòa án đã tiến hành thụ lý vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, A chết. Theo quy định của luật dân sự, khi A chết, C được thừa kế quyền đòi nợ của A. Tuy nhiên, vì trước khi A chết, giữa A và B đang tồn tại một tranh chấp đã được Tòa án thụ lý giải quyết nên rõ ràng khi C được thừa kế quyền đòi nợ của A thì C là người có quyền lợi hợp pháp liên quan trực tiếp từ việc giải quyết vụ án, do đó Tòa án cần cho C tham gia tố tụng. Để C có tư cách tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng dân sự 1  Duy Kiên – Một số vấn đề về tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS – Tạp chí Tòa án Nhân dân số 7, tr.19. 2  Điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015. đãquy định C được kế thừa quyền, nghĩa vụ theo luật định của A để tiếp tục tham gia vụ án đòi nợ tại Tòa án. Song, trên thực tế, không phải lúc nào Tòa án cũng xác định được ngay C là người thừa kế của A. Khi đó, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015. Mục đích của quyết định này là nhằm làm tạm ngừng hoạt động tố tụng, để trong thời gian đó, Tòa án có thể tìm kiếm người thừa kế của A. Từ những phân tích ở trên có thể thấy, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 hoàn toàn tương thích với quy định của BLDS năm 2015. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 214 đã bảo đảm cho người thừa kế được thụ hưởng quyền (hoặc nghĩa vụ) do người chết để lại theo đúng nguyên lý về thừa kế trong luật dân sự. Điều đó được thấy rõ thông qua việc pháp luật quy định Tòa án không thể ngừng giải quyết vụ án (đình chỉ giải quyết vụ án) mà chỉ có thể tạm ngừng giải quyết vụ án (tạm đình chỉ giải quyết vụ án) khi trong quá trình tố tụng đương sự chết nhưng chưa xác định được người thừa kế của đương sự đối với những vụ án có đối tượng tranh chấp là quyền và nghĩa vụ có thể chuyển giao. Mặt khác, xét về mối liên hệ có thể nhận thấy, cơ sở để xây dựng quy định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ khi đương sự chết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự phải dựa vào việc xác định đặc tính có thể chuyển giao hay không thể chuyển giao của các quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định một cá nhân là người MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ... 54 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 thừa kế của đương sự đã chết theo quy định của pháp luật dân sự chính là cơ sở, tiền đề làm phát sinh quyền tố tụng của người này trong tố tụng dân sự. Điều này cho phép người thừa kế có thể kế thừa quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết và tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Như vậy, ở góc độ gián tiếp, sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự còn thể hiện thông qua bản chất của các quyền và nghĩa vụ dân sự. Dựa trên tinh thần Điều 214 BLTTDS năm 2015, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự cũng có những quy định để bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể, với trường hợp đương sự chết trong quá trình tố tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm (mà quyền, nghĩa vụ của họ có thể chuyển giao) nhưng chưa có người thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng phải tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm để tìm kiếm người thừa kế(1). Còn trong trường hợp, đương sự đã chết ở sơ thẩm (Tòa án sơ thẩm không biết để tạm đình chỉ giải quyết vụ án), lên đến phúc thẩm Tòa án mới phát hiện ra thì Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm để yêu cầu giải quyết lại(2). Lúc này, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm có nhiệm vụ tìm kiếm người thừa kế của đương sự để đưa vào tham gia tố tụng. Điều này hướng tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thừa kế theo đúng tinh thần của luật dân sự. Thứ hai, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật 1 Điều 288 BLTTDS năm 2015. 2 Điều 310 BLTTDS năm 2015. được thụ hưởng những quyền và nghĩa vụ của đương sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể là phù hợp với các quy định của BLDS năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp: “Đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”. Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan đó là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập những chưa đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng nên Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án(3). Trong trường hợp này, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của một số cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ các cơ quan, tổ chức này đủ tư cách được kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, 3  Duy Kiên – Một số vấn đề về tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS – Tạp chí Tòa án Nhân dân số 7, tr.19. VŨ HOÀNG ANH 55Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát tách... và tiếp tục tham gia giải quyết vụ án dân sự. Mặt khác, khi hết căn cứ tạm đình chỉ, để Tòa án xác định ai là người thừa kế của cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể cần phải dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 74 BLTTDS năm 2015(1). Đây chính là quy định thể hiện tính tương thích giữa pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự. Thứ ba, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tương thích với quy định của pháp luật dân sự về yêu cầu thực hiện thủ tục tiền tố tụng trước khi khởi kiện ra tòa. Sau khi nhận đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo của người khởi kiện, Tóa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án dân sự nếu đáp ứng các điều kiện thụ lý. Một trong những điều kiện thụ lý là các chủ thể phải thực hiện các thủ tục tiền tố tụng mà pháp luật nội dung có quy định(2). Nếu trong luật nội dung có quy định quan hệ tranh chấp cần phải tiến hành thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện đến tòa mà khi khởi kiện các chủ thể chưa thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ quy định đó thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện(3). 1  TS. Bùi Thị Huyền, Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, số 5/2016, tr.37-42. 2 Một số tranh chấp cần phải thực hiện thủ tục hòa giải tiền tố tụng như: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, một số tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012.. 3  Điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017 ngày 5/5/2017 “Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 về trả đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án”. Tuy nhiên, với trường hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án mới phát hiện sự việc mà đương sự yêu cầu phải do cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết trước, nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc đã yêu cầu mà chưa có kết quả giải quyết, thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết đó. Sau khi có kết quả giải quyết, đương sự không đồng ý hoặc không được giải quyết trong thời hạn, thì Tòa án lại tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án(4). Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi: “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án”. Có thể thấy, không phải đương nhiên mà pháp luật nội dung lại quy định một số tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án phải thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở. Thực tế, tùy từng tính chất, đặc trưng của các quan hệ dân sự mà nhà làm luật có quy định phù hợp để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp. Tiếp nối tinh thần đó, ngay cả khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện sự việc chưa thực hiện đúng những thủ tục mà luật nội dung có quy định thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết giải quyết của các cơ quan khác. Kết quả giải quyết của các cơ quan này chính là cơ sở để Tòa án xem xét có tiếp tục giải quyết vụ 4  TS. Bùi Thị Huyền – Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn – Tạp chí Dân chủ & pháp luật, số 5/2016, tr.37-42. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ... 56 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 án dân sự hay không? Như vậy, quy định tại điểm d khoản 1 Điều 214 là hoàn toàn tương thích với các quy định và tinh thần của pháp luật dân sự, hướng đến việc bảo về quyền vào lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm trật tự công, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp(1). Thứ tư, quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đảm bảo tính tương thích với quy định của Luật phá sản năm 2014. Điều 41 Luật phá sản năm 2014 quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự(2). Để bảo đảm đúng tinh thần của Điều 41 Luật phá sản năm 2014, tại điểm g khoản 1 Điều 214, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung nội dung này là một trong những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. 2. Sự không tương thích và mâu thuẫn của pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự liên quan đến tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện Bên cạnh những điểm tích cực đã nói ở trên, pháp luật tố tụng dân sự còn bộc lộ một số điểm bất hợp lý so với quy định của pháp luật dân sự. Cụ thể như sau: Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 chưa bổ 1  Trần Anh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp 2017, tr. 516. 2  Bùi Thị Huyền (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016, tr. 290. sung trường hợp chưa xác định được người đại diện theo pháp luật hoặc chấm dứt đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa có người thay thế là căn cứ tạm đình chỉ. Bên cạnh người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là một chủ thể cần có người đại diện thay mặt xác lập các quan hệ dân sự trong một số trường hợp. Điều 23 BLDS năm 2015 đưa ra đặc điểm của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đã thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, mặc dù chủ thể này chưa đến mức mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng trong một số trường hợp, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ cần phải quy định cho người đại diện tham gia. Phạm vi đại diện sẽ được xác định cụ thể trong quyết định của Tòa án. Như vậy, trong một vụ án dân sự, theo phạm vi đại diện, nếu chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc việc đại diện theo pháp luật đã chấm dứt mà chưa có người thay thế thì Tòa án cần phải đình chỉ giải quyết vụ án để bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người này. Thiết nghĩ, để đảm bảo tính tương thích với pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung trường hợp trên là căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. VŨ HOÀNG ANH 57Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát Thứ hai, quy định tại Điều 214 BLTTDS năm 2015 chưa có sự tương thích với quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Điều 74 BLTTDS năm 2015. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, bên cạnh các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, tổ chức có thể rơi vào trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức, thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới, trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự. Theo đó, nếu cơ quan, tổ chức rơi vào trường hợp nêu trên mà người đại diện hợp pháp chết nhưng có sẵn cá nhân, cơ quan tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì việc xác định ai là chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được xác định theo Điều 74 BLTTDS năm 2015. Vậy, trong trường hợp tổ chức chuyển đổi hình thức tổ chức, thay đổi chủ sở hữu và việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới, trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết mà chưa tìm được chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan đó thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo tính tương thích với Luật doanh nghiệp năm 2014, Điều 214 BLTTDS năm 2015 cần bổ sung trường hợp nêu trên là một trong những căn cứ Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án(1). 1  Bùi Thị Huyền – Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn – Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 5/2016, tr.37-42. Thứ ba, quy định của BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015, Luật Thi hành án năm 2014 có sự mâu thuẫn và chưa tương thích về vấn đề đương sự là người được thi hành án chết mà quyền, nghĩa vụ của họ có thể chuyển giao nhưng không có người thừa kế. BLTTDS năm 2015 chỉ quy định về trường hợp đương sự tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ có thể chuyển giao nhưng chưa có người thừa kế hoặc đã có sẵn người thừa kế mà không có quy định cho trường hợp không có người thừa kế. Theo đó, trường hợp đương sự tham gia tố tụng chết mà không có người thừa kế thì phải áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 để giải quyết. Điều 622 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Theo quy định này, khi cá nhân chết có di sản thừa kế để lại mà không có người hưởng di sản thừa kế hoặc những người thừa kế đều từ chối hưởng di sản thì di sản thuộc về nhà nước Tuy nhiên hiện nay, điểm b khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2014 lại có quy định, trường hợp người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế thì cơ quan thi hành án đình chỉ thi hành án. Quy định này dẫn đến hai hệ quả là: Thứ nhất, người phải thi hành án (người có nghĩa vụ được xác định theo phán quyết của Tòa án) sẽ MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ... 58 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018 không phải thực hiện nghĩa vụ; Thứ hai, khi cơ quan Thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án thì Nhà nước không thể được hưởng tài sản của đương sự đã chết. Căn cứ theo quy định của BLDS năm 2015 thì quy định này là chưa hợp lý. Có thể làm rõ nhận định trên qua phân tích dưới đây: Một là, dựa vào các căn cứ về chấm dứt nghĩa vụ dân sự xác định được, nếu quyền và nghĩa vụ các bên đã thỏa thuận trong giao dịch dân sự là quyền và nghĩa vụ về tài sản thì khi bên có quyền chết, bên có nghĩa vụ không được loại trừ nghĩa vụ. Cụ thể, trong phần các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự, Điều 372 BLDS năm 2015 có liệt kê những căn cứ sau: Nghĩa vụ được hoàn thành; Theo thỏa thuận của các bên; Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác; Nghĩa vụ được bù trừ; Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một; Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết; Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác; Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Vậy giả sử trong trường hợp, A cho B vay 500 triệu; tuy nhiên, hết thời vay, A đã bị tai nạn giao thông và chết. Nếu dựa vào các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự đã được liệt kê ở trên thì sự kiện A chết không dẫn đến việc loại trừ nghĩa vụ của B. Theo tinh thần này, nếu sau khi kết thúc vụ án về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay, Tòa án đã tuyên bị đơn phải trả tiền cho nguyên đơn mà sau đó nguyên đơn (người được thi hành án) chết thì bị đơn (người phải thi hành án) cũng không được loại trừ nghĩa vụ của mình. Hai là, xét về mặt logic với Điều 622 BLDS năm 2015, vẫn với ví dụ trên, khi Tòa án tuyên bị đơn phải trả tiền vay cho nguyên đơn nghĩa là đã có một cơ sở xác định rõ nguyên đơn là chủ sở hữu của khoản tiền vay mà trước đó là đối tượng của tranh chấp. Khi nguyên đơn (người được thi hành án) chết thì khoản tiền vay vừa đòi được sẽ trở thành di sản thừa kế của nguyên đơn. Trong trường hợp này, nếu xác định nguyên đơn (người được thi hành án) không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối hưởng di sản; ngoài ra nguyên đơn không còn nghĩa vụ nào với các chủ thể khác thì tài sản phải thuộc về Nhà nước. Lúc này, tài sản mà nguyên đơn (người được thi hành án) đã đòi được theo phán quyết của Tòa phải thuộc về Nhà nước. Vậy, rõ ràng quy định tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2014 chưa phù hợp với tinh thần của BLDS 2015. Thiết nghĩ, trong lần sửa đổi tiếp theo, Luật thi hành án cần phải sửa đổi theo hướng trường hợp người phải thi hành án chết mà quyền lợi của họ theo phán quyết của Tòa án có thể chuyển giao nhưng không có người thừa kế thì không phải là căn cứ để đình chỉ thi hành án./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_he_giua_phap_luat_to_tung_dan_su_va_phap_luat_dan_s.pdf