Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và độ nặng bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ em

Qua khảo sát 437 trường hợp bi SXH Dengue, chúng tôi nhận thấy trẻ béo phì/thừa cân có nguy cơ vào sốc và/hoặc tái sốc hơn so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng/nhẹ cân lại ít bị nguy cơ này hơn. Do đó, trong thực hành lâm sàng với bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue, cần phải đo chiều cao, cân nặng của trẻ để đánh giá đúng đắn tình trạng dinh dưỡng.Trẻ béo phì cần được theo dõi sát hơn về sinh hiệu cũng như dung tích hồng cầu do nguy cơ dễ vào sốc hoặc có khuynh hướng dễ vào tái sốc hơn trẻ bình thường.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và độ nặng bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 158 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ ĐỘ NẶNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM Nguyễn Anh Tú*, Đông Thị Hoài Tâm** TÓM TẮT Mở đầu: Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến đô nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó, một trong những điểm thuộc yếu tố ký chủ được quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đô nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm Dengue cấp nhập BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011 được đo chiều cao, cân nặng và tính BMI. Kết quả: có 437 bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, bao gồm 135 ca có sốc và 302 ca không sốc. Nếu dựa BMI theo tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 13,4%, tỷ lệ béo phì là 13,9%. Tỷ lệ trẻ béo phì ở nhóm sốc SXH (20,9%) cao hơn so với nhóm không sốc (10,7%) (p=0,008) hay trẻ béo phì có nguy cơ vào sốc gấp 1,9 lần so với trẻ có dinh dưỡng bình thường. Trẻ thừa cân có tỷ lệ tái sốc cao hơn (27,3%) so với nhóm không tái sốc (12,1%) hay trẻ thừa cân có nguy cơ tái sốc gấp 2,57 lần so với trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng/nhẹ cân lại ít bị nguy cơ này hơn. Kết luận: Trong bệnh lý SXH-D, trẻ béo phì/thừa cân có nguy cơ vào sốc và/hoặc tái sốc hơn so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường Từ khoá: Sốt xuất huyết Dengue, thừa cân, béo phì. ABSTRACT ASSOCIATION BETWEEN NUTRITIONAL STATUS AND SEVERITY OF DENGUE INFECTION IN CHILDREN Nguyen Anh Tu, Dong Thi Hoai Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 158 - 164 Background: Many factors were found to be related to the severity of Dengue infection. Among this, the nutritional status of the patient was concerned. Materials and Methods: A cross sectional prospective study. We examined the nutritional status of Dengue children admitted to the Hospital For Tropical Diseases from Sept 2010 to July 2011. Z scores for weight- for-age, for height-for-age and BMI-for-age are calculated. Results: In 437 patients recruited, according to the BMI z scores, 13.4% were malnourished, 13.9% were obese. In children with Dengue shock, the proportion of obese patients (20.9%) was higher than in non-shock group (10.7%) with p=0.008. Overweighted children had more episodes of reshock (27.3%) than children without reshock (12.1%) with p=0.023. Malnourished or underweighted children had likely less risk of shock or reshock. Conclusion: In Dengue infection, obese or overweighted children had more risk to develop shock and/or reshock than normal nutritional status children. * Bộ môn Nhiễm Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM ** Bộ môn nhiễm trường ĐH Y ĐượcTPHCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tú ĐT: 0975834005 Email: anhtu_y02@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 159 Keywords: Dengue children, shock, obese, overweight MỞ ĐẦU Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH D) là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao ở những nước nhiệt đới của Châu Á(5,15). Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Một trong những điểm được quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của trẻ bệnh. Những nhận xét ban đầu của một số tác giả gây nên nhiều chú ý: tác giả Thisyakorn tại Thái Lan, năm 1993, cho thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân SXH D thấp hơn so với trẻ bệnh khác hoặc trẻ khỏe mạnh(13); Tác giả Nguyễn Thanh Hùng ở Việt Nam, năm 2005, trên trẻ nhũ nhi bị SXH D, cũng nhận xét rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng là trẻ em bình thường(8). Điều này có nghĩa là tình trạng suy dinh dưỡng phải chăng là yếu tố bảo vệ đối với SXH D? Các kết luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và bệnh SXH D chưa được thống nhất: tác giả Kalayanarooj tại Thái Lan, năm 1999 đã báo cáo trong một nghiên cứu hồi cứu với hơn 4000 ca rằng hội chứng sốc do Dengue xảy ra nhiều hơn ở trẻ suy dinh dưỡng(6), nhưng mới đây hơn, năm 2003, tác giả N.Pichainarong lại nhấn mạnh rằng trẻ béo phì có khuynh hướng dễ bị sốt xuất huyết nặng(10). Với tình hình thay đổi về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt nam trong những năm gần đây, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều trẻ béo phì và/hoặc thừa cân trong dân số bệnh nhi bị SXH D. Tình trạng béo phì này có thật sự là nguy cơ cho biểu hiện thể nặng hay không? Hiểu biết hơn về vấn đề trên, chúng sẽ giúp chúng ta nhận định được tình trạng nặng nhẹ của trẻ sốt xuất huyết Dengue một cách rõ ràng hơn. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với độ nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9-2010 đến tháng 7-2011, được thể hiện qua 2 mục tiêu chuyên biệt: - Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị sốt xuất huyết Dengue điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới. - Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và độ nặng của trẻ sốt xuất huyết Dengue. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm Dengue nhập vào khoa Nhi A và khoa CCHSTCCĐTE Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Áp dụng công thức sau: N = Z2(1-α)/2x p(1 – p)/d2 trong đó Z = 1,96 với α = 0,05; độ tin cậy 95%; p = 0,242 tỉ lệ trẻ sốt xuất huyết có béo phì (11); d = 0,05 sai số cho phép; vậy cỡ mẫu tối thiểu là N = 282. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhi < 15 tuổi được chọn vào nghiên cứu cần thoả các tiêu chí sau: - Lâm sàng: có những dấu hiệu gợi ý nhiễm Dengue, dựa theo Hướng Dẫn về chẩn đoán và điều trị SXH D Bộ Y Tế 2011 (1) như: sốt cao liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, nghiệm pháp dây thắt (±), có xuất huyết da niêm, tình trạng sốc giảm thể tích vào khoảng ngày 4, ngày 5 của bệnh (±). - Được xác định bằng xét nghiệm MAC ELISA Dengue hoặc NS1 (+). Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc có bệnh nền mạn tính Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 160 Định nghĩa biến số tình trạng dinh dưỡng Đo chiều cao, cân nặng với: - Thước treo tường với đơn vị tính cm - Cân Nhơn Hoà “Cân được sản xuất và kiểm định theo tiêu chuẩn cơ sở công bố: TC 02:2000/NH, TC 03:2000/NH”) với đơn vị tính kg. + Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, chỉ số khối cơ thể BMI, được chia theo thang điểm Z-score của TCYTTG năm 2007(16,17). Tình trạng dinh dưỡng Phân loại theo thang điểm Z- score BMI Suy dinh dưỡng Chỉ số BMI < -2SD Bình thường -2SD ≤ Chỉ số BMI ≤ 2SD Béo phì Chỉ số BMI > 2SD Cân nặng theo tuổi Nhẹ cân Cân nặng theo tuổi < -2SD Bình thường -2SD ≤ Cân nặng theo tuổi ≤ 2SD Thừa cân Cân nặng theo tuổi > 2SD Chiều cao theo tuổi Thấp Chiều cao theo tuổi < -2SD Bình thường -2SD ≤ Chiều cao theo tuổi ≤ 2SD Cao Chiều cao theo tuổi > 2SD Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 16.0; dùng phép kiểm 2 để so sánh tỉ lệ của một biến số định tính trong hai nhóm khác nhau; T-test để phân tích sự khác nhau giữa các biến liên tục; dùng phép kiểm hồi qui Binary Logistic để đánh giá mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập. Tỷ lệ có khác biệt thống kê với p < 0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 10/2011, chúng tôi đã thu dung được 493 bệnh nhân tại 2 khoa Nhi A và khoa CCHSTCCĐTE. Có 437 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm Dengue bằng xét nghiệm NS1 hoặc MAC ELISA và được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm dân số khảo sát Bảng 1. Đặc điểm dân số khảo sát: (N = 437) Đặc điểm dịch tễ Tần số Tỉ lệ % Giới tính Nam 228 52,2 Nữ 209 47,8 Nhóm tuổi ≤ 5 tuổi 49 11,0 6 – 9 tuổi 160 36,8 10–<15 tuổi 228 52,2 Đặc điểm dịch tễ Tần số Tỉ lệ % Nơi cư ngụ: TP. HCM 328 75,1 Tỉnh 109 24,9 Tình trạng bệnh Không sốc 302 69,1 Có sốc 135 30,9 Có tái sốc 44 32,6 Không xuất huyết 399 91,3 Xuất huyết nhẹ 36 8,2 Xuất huyết nặng 2 0,5 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị sốt xuất huyết Dengue Bảng 2. Trị số chiều cao, cân nặng và BMI trung bình theo nhóm tuổi của toàn dân số: Nhóm tuổi n Chiều cao TB (cm) ± SD Cân nặng TB (kg) ± SD BMI TB ± SD 1–5 tuổi 49 101,4±11,9 16,9±4.5 16,3±2,9 6–9 tuổi 160 125,3 ± 8,5 25,9 ± 7.5 16,3 ± 3,5 10-15 tuổi 228 149,9 ± 10,7 41,9± 11.6 18,4 ± 3,8 Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng dần theo tuổi; BMI trung bình của nhóm 1-5 tuổi và nhóm 6-9 tuổi tương đương nhau, BMI trung bình của nhóm 10-15 tuổi thì cao hơn hai nhóm còn lại. Bảng 3. Trị số cân nặng, chiều cao, và BMI trung bình của 2 nhóm SXH và sốc SXH: Đặc điểm chung Sốc SXH n= 135 SXH n= 302 p Mean ± SD Mean ± SD Chiều cao (cm) 129,5 ± 17,1 138,1 ± 19,9 0,00 Cân nặng (kg) 30,2 ± 11,7 34,6 ± 14,0 0,01 BMI 17,5 ± 3,8 17,4 ± 3,7 0,83 Chiều cao trung bình của nhóm SXH và nhóm sốc SXH khác biệt với p = 0,00; Cân nặng trung bình của nhóm SXH và nhóm sốc SXH khác biệt với p = 0,01; Tuy nhiên BMI trung bình của 2 nhóm này không khác biệt p = 0,83 (T-test). Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và biểu hiện sốc của trẻ SXH Tình trạng dinh dưỡng dựa vào chiều cao và cân nặng giữa 2 nhóm SXH có sốc và không sốc không khác biệt thống kê. Nếu so sánh tình trạng dinh dưỡng dựa vào BMI, thì tỷ lệ phân bố bệnh nhân giữa 2 nhóm này có khác biệt thống kê với p = 0,014. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 161 Bảng 4: So sánh tình trạng dinh dưỡng ở 2 nhóm SXH có sốc và không sốc Tình trạng dinh dưỡng Sốc SXH n(%) SXH n (%) p Chiều cao Thấp (6,7) 10 (3,3) 0.17 Bình thường 119(88,1) 282(93,4) Cao (5,2) 10 (3,3) Cân nặng Nhẹ cân 14 (10,4) 35 (11,6) 0.251 Bình thường 98 (72,6) 233 (77,2) Thừa cân 23 (17,0) 34 (11,3) BMI (*) n = 432 Suy dinh dưỡng 14 (10,4) 44 (14,8) 0.014 Bình thường 92 (68,7) 222 (74,5) Béo phì 28 (20,9) 32 (10,7) (*): Có 4 trường hợp ở nhóm SXH và 1 trường hợp ở nhóm sốc SXH < 2 tuổi nên không phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI. Và để thấy rõ sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng này, chúng tôi so sánh suy dinh dưỡng với bình thường và béo phì với bình thường như sau: Biểu đồ 1. So sánh tình trạng dinh dưỡng dựa vào BMI ở 2 nhóm SXH có sốc và không sốc Tỷ lệ trẻ béo phì ở nhóm sốc SXH (20,9%) cao hơn so với nhóm không sốc (10,7%) có khác biệt thống kê với p=0,008 (Test Chi bình phương). Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, dinh dưỡng với tình trạng sốc: (phân tích đa biến) Yếu tố dịch tễ OR Khoảng tin cậy p Tuổi ≤ 5 tuổi 2,16 1,09 – 4,27 0,028 6 – 9 tuổi 2,1 1,34 – 3,28 0,001 10–15 tuổi 1 Dinh dưỡng theo BMI Suy dinh dưỡng 0,72 0,37 – 1,39 0,327 Bình thường 1 Béo phì 1,91 1,08 – 3,39 0,027 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng sốc, cho thấy: nhóm tuổi ≤ 5 tuổi và 6 – 9 tuổi có nguy cơ vào sốc cao hơn nhóm 10-15 tuổi gấp 2,16 và 2,1 lần với p = 0,028 và p = 0,001. Nhóm trẻ béo phì có nguy cơ vào sốc cao hơn nhóm có BMI trong giới hạn bình thường gấp 1,91 lần với p = 0,027. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và biểu hiện tái sốc của trẻ sốc SXH Nếu so sánh tình trạng dinh dưỡng dựa vào cân nặng giữa hai nhóm tái sốc và không tái sốc thì có khác biệt thống kê (p=0,017), còn nếu tính dinh dưỡng theo BMI thì chỉ khác biệt với p=0,06. Bảng 6. So sánh tình trạng dinh dưỡng ở 2 nhóm SXH có tái sốc và không tái sốc Tình trạng dinh dưỡng Có tái sốc n=44(%) Không tái sốc n=91(%) p Chiều cao Thấp 3 (6,8) 6 (6,6) 0,835 Bình thường 38 (86,4) 81 (89,0) Cao 3 (6,8) 4 (4,4) Cân nặng Nhẹ cân 1 (2,3) 13 (14,3) 0,017 Bình thường 31 (70,5) 67 (73,6) Thừa cân 12 (27,3) 11 (12,1) BMI(*) Suy dinh dưỡng 1 (2,3) 13 (14,3) 0,064 Bình thường 30 (69,8) 62 (68,1) Béo phì 12 (27,9) 16 (17,6) (*): Có 1 trường hợp ở nhóm tái sốc SXH-D < 2 tuổi nên không phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI. Biểu đồ 2. So sánh tình trạng dinh dưỡng dựa vào cân nặng giữa hai nhóm tái sốc và không tái sốc. Dựa vào cân nặng theo tuổi, trẻ nhẹ cân ít bị tái sốc hơn so với trẻ bình thường và thừa cân (p=0,032), và tỷ lệ trẻ thừa cân ở nhóm tái sốc cao Tỷ lệ (%) Tỷ lệ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 162 hơn nhóm không tái sốc với p=0,023 (Test Chi bình phương). Bảng 7. Mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, thời điểm vào sốc, sốt khi vào sốc, dinh dưỡng với tình trạng tái sốc (phân tích đa biến; n = 135) Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng tái sốc, chỉ có yếu tố thời điểm vào sốc < 5 ngày là yếu tố nguy cơ gây tái sốc (p=0,008). Về yếu tố dinh dưỡng, khi so sánh với cân nặng trung bình, trẻ thừa cân có khuynh hướng vào tái sốc 2,5 lần (p =0,06). BÀN LUẬN Về đặc điểm dân số khảo sát Giới tính và tuổi Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue gần bằng nhau, nam cao hơn nữ với tỷ lệ 1,09 (52,2%: 47,8%). So với một số nghiên cứu gần đây của các tác giả tại TP HCM, tỷ lệ nam nữ cũng khá tương đồng, vào khoảng 1:1(4,7). Lứa tuổi 10-15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 52,2%. Tương tự, ở nghiên cứu của tác giả C.T.Tâm nhóm tuổi > 10 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 56,5%(2), Đ. T. H. Tâm năm 2009 và D. B. Thủy năm 2010 thì nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất lại là từ 5 – 9 tuổi (tỷ lệ lần lượt là 64,6% và 74,6%)(4). Trước đây nhóm tuổi mắc SXH – D phần lớn là từ 5 – 9 tuổi nhưng theo khảo sát dịch tễ trong khoảng 10 năm gần đây các tác giả nhận định rằng tỉ lệ người bị nhiễm SXH – D có khuynh hướng chuyển sang các lứa tuổi lớn hơn, đặc biệt là tỷ lệ tuổi thanh niên ngày càng tăng ở nhiều quốc gia. Tái sốc Trong nhóm biểu hiện sốc SXH nhập tại khoa HSCCCĐTE (135 ca) tỷ lệ tái sốc là 32,6%. Tỷ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu của C. T. Tâm tại BV Bệnh Nhiệt Đới năm 2010, tái sốc chiếm 30,3%(2), của Đ. T. H. Tâm năm 2009 tái sốc là 31,9% hay nghiên cứu của P. V. Năm tại BV Vĩnh Long năm 2004(9) tái sốc là 37,8%, Đây là một tỷ lệ tương đối khá cao, rất đáng lưu ý trong các bệnh cảnh nặng của sốt xuất huyết Dengue. Xuất huyết Về biểu hiện xuất huyết chúng tôi ghi nhận được 8,7% (xuất huyết nhẹ chiếm 8,2%, xuất huyết nặng chỉ có 0,5%) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị sốt xuất huyết Cân nặng trung bình tăng theo từng lớp tuổi, trong đó nhóm từ 1 – 5 tuổi có cân nặng trung bình 16,9 ± 4,5 kg, nhóm tuổi từ 6 – 9 tuổi là 25,9 ± 7,4 kg, và nhóm tuổi 10 – 15 tuổi là 41,9 ± 11,6 kg. Độ lệch chuẩn trong nhóm 1- 5 tuổi nhỏ hơn trong nhóm 10 -15 tuổi, chứng tỏ là khi trẻ lớn hơn, có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt Tính về chiều cao, trong nhóm từ 1 – 5 tuổi chiều cao trung bình là 101,4 ± 11,9 cm, nhóm từ 6 – 9 tuổi là 125,3 ± 8,5 cm và nhóm từ 10 – 15 tuổi là 149,9 ± 10,7cm. Khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Vương Thuận An năm 2009, khảo sát về tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 -11 tuổi tại trường tiểu học Kim Đồng tại Tây Ninh, kết quả cũng gần tương đương với cân nặng trung bình 27,5 ± 5,9 kg, chiều cao trung bình 126 ± 5,6 cm(14). Nếu tính về chỉ số khối cơ thể: BMI trung bình giữa nhóm 1 – 5 tuổi và 6 – 9 tuổi gần bằng nhau 16,3 ± 2,9 và 16,3 ± 3,5. Còn ở nhóm 10 – 15 tuổi, BMI trung bình cao hơn hẳn 2 nhóm tuổi còn lại 18,4 ± 3,8. Điều này cũng khá tương đồng với BMI của dân số bình thường. Theo biểu đồ phát triển phân loại BMI theo tuổi của CDC Hoa Kỳ năm 2000 ta thấy ở bách phân vị thứ 50 BMI của trẻ từ 2 đến 9 tuổi dao động từ 15 đến 16,5. Yếu tố OR Khoảng tin cậy p Tuổi ≤ 5 tuổi 2,97 0,88 – 9,96 0,078 6 – 9 tuổi 1,49 0,62 – 3,61 0,373 10–15 tuổi 1 Thời điểm vào sốc < 5 ngày 3,4 1,38 – 8,36 0,008 ≥ 5 ngày 1 Sốt khi vào sốc Có 2,75 0,95 – 7,9 0,061 Không 1 Dinh dưỡng Cân nặng Nhẹ cân 0,219 0,026 – 1,83 0,16 Bình thường 1 Thừa cân 2,57 0,94 – 6,98 0,065 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 163 So sánh tình trạng dinh dưỡng giữa nhóm SXH và sốc SXH Chiều cao trung bình của nhóm SXH 138,1 cm ± 19,9, cao hơn nhóm sốc SXH 129,5 cm ± 17,1 với khác biệt thống kê giữa 2 nhóm này là p = 0,01 (T-test). Cân nặng trung bình của nhóm SXH là 34,6 kg ± 14, cao hơn nhóm sốc SXH là 30,2 kg ± 11,7, sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p = 0,01 (T-test). Tuy có sự khác biệt thống kê về mặt toán học, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng có một ý nghĩa thực tế lâm sàng: một trẻ thấp và cân nặng nhẹ sẽ bị sốc SXH hơn là một trẻ cao? Điều này chưa được giải thích về mặt sinh học. Có lẽ do sốc SXH thì hay gặp ở trẻ nhỏ hơn trẻ lớn. Tuy nhiên mối tương quan giữa chiều cao cân nặng sẽ được thể hiện bằng chỉ số BMI và BMI trung bình của nhóm SXH là 17,4 ± 3,7, không khác biệt với nhóm sốc SXH là 17,5 ± 3,8 với p = 0,83 (T-test) (bảng 3). Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tình trạng vào sốc trong SXHD Nếu xét tình trạng dinh dưỡng dựa trên BMI, thì thấy có khác biệt rõ ràng giữa 3 nhóm suy dinh dưỡng, trung bình và béo phì. (p=0,014) (bảng 4). Để thấy rõ sự khác biệt nằm ở nhóm nào chúng tôi so sánh nhóm béo phì với nhóm bình thường và nhóm suy dinh dưỡng với nhóm bình thường: nhóm sốc SXH có tỷ lệ béo phì cao 23,3% so với nhóm không sốc là 12,6%, (p=0,008) và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm sốc SXH là 13,2%, thấp hơn nhóm không sốc 16,5%, tuy chưa khác biệt thống kê (biểu đồ 1). Vậy béo phì là một yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa khi điều trị một trẻ em SXH D. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Thái Lan, N.Pichainarong và cộng sự tại Bangkok năm 2002-2003(10), so sánh giữa 2 nhóm SXHD không sốc (105 ca) và có sốc (105 ca) (dựa vào cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao). Kết quả cho thấy trẻ béo phì có khuynh hướng dễ bị sốc SXH hơn so với trẻ không béo phì (OR= 2,77, CI 95%:1,19- 6,45, p=0,001). Khi tiến hành phân tích đa biến chúng tôi thấy nhóm trẻ béo phì có nguy cơ vào sốc cao hơn nhóm có BMI trong giới hạn bình thường gấp 1,91 lần với p = 0,027, nhóm suy dinh dưỡng nguy cơ vào sốc không khác biệt với nhóm dinh dưỡng bình thường theo BMI (bảng 5). Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tái sốc trong SXH Trong 135 trẻ có sốc của nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 44 trường hợp tái sốc (tỷ lệ 32,6%). Khi so sánh tình trạng dinh dưỡng (dựa vào chiều cao, cân nặng và BMI theo tuổi), chúng tôi thấy rằng ở nhóm dựa vào cân nặng theo tuổi, có sự khác biệt thống kê p=0,017 Tỷ lệ phân phối giữa cân nặng theo tuổi và BMI theo tuổi khá tương đương (tỷ lệ trẻ nhẹ cân/trẻ suy dinh dưỡng bị tái sốc chỉ có 2,3% so với trẻ không tái sốc 14,3%, còn trẻ thừa cân/trẻ béo phì bị tái sốc là 27%, so với trẻ không tái sốc là 12,1 và 17,6%) nhưng sự khác biệt về BMI chỉ là 0,06 (bảng 6). So với những nghiên cứu tìm hiểu về bệnh cảnh tái sốc: tác giả L.T.Khanh(7) ghi nhận trẻ béo phì có khả năng tái sốc gấp 2,8 lần so với trẻ không béo phì, tuy nhiên điều này chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,13). Phải chăng số lượng ca bệnh (n=48) so với 85 ca chứng của tác giả chưa đủ nhiều để kết luận? Còn nghiên cứu của tác giả T.V.Trầm(12) cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng 6,3% ở nhóm sốc kéo dài và 11,3% ở nhóm sốc khác biệt không có ý nghĩa thống kê p = 0,19. Biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở nhóm tái sốc chỉ chiếm 2,3% so với 14,3% ở nhóm không tái sốc, có thể nói là trẻ nhẹ cân ít bị tái sốc hơn so với trẻ bình thường và thừa cân (p=0,032), còn tỷ lệ trẻ thừa cân ở nhóm tái sốc cao hơn (27,9%) so với nhóm không tái sốc (17,6%), với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,028) (Test Chi bình phương). Khi tiến hành phân tích đa biến các yếu tố như tuổi, thời điểm vào sốc, sốt khi vào sốc và tình trạng dinh dưỡng chúng tôi ghi nhận trẻ thừa cân có nguy cơ tái sốc gấp 2,57 lần so với trẻ bình thường, mặc dù xét về thống kê thì p = 0,065, và khoảng tin cậy 95% là 0,94 đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 164 6,98. Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn (44 ca tái sốc) nên sự khác biệt chưa thấy rõ. Nhưng rõ ràng đây cũng là một yếu tố mà chúng ta cần quan tâm trong điều trị SXH. KẾT LUẬN Qua khảo sát 437 trường hợp bi SXH Dengue, chúng tôi nhận thấy trẻ béo phì/thừa cân có nguy cơ vào sốc và/hoặc tái sốc hơn so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng/nhẹ cân lại ít bị nguy cơ này hơn. Do đó, trong thực hành lâm sàng với bệnh nhi bị sốt xuất huyết Dengue, cần phải đo chiều cao, cân nặng của trẻ để đánh giá đúng đắn tình trạng dinh dưỡng.Trẻ béo phì cần được theo dõi sát hơn về sinh hiệu cũng như dung tích hồng cầu do nguy cơ dễ vào sốc hoặc có khuynh hướng dễ vào tái sốc hơn trẻ bình thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế Việt Nam (2011). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. 2. Cao Thị Tâm (2010). Mối liên quan giữa nhóm máu ABO và bệnh nhiễm Dengue cấp ở trẻ em. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II chuyên ngành Nhiễm, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đông Thị Hoài Tâm (2008).Các yếu tố nguy cơ tái sốc trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới. Y Học TP. Hồ Chí Minh, chuyue6n đề Nội khoa, tập 14, phụ bản số 1, tr 424 – 428. 4. Dương Bích Thủy (2010). Diễn tiến điều trị trẻ em sốt xuất huyết Dengue tái sốc tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Luận văn bác sỹ nội trú chuyên ngành Nhiễm, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 5. Gubler DJ, (1988). Dengue. Monath TP, ed. Epidemiology of Arthropod-Borne Viral Disease. Boca Raton, FL: CRC Press Inc, 224–253. 6. Kalayanarooj S, Nimmannitya S (2005), Is Dengue severity related to nutritional status? Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 36: 378-384. 7. Lý Tố Khanh (2008), Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 1, tr 200 – 206. 8. Nguyễn Thanh Hùng (2005). Association between sex, nutritional status, severity of Dengue Hemorrhagic fever, and immune status in infants with Dengue Hemorrhagic fever. Am J Trop Med Hyg, 72(4):370-374. 9. Phan Văn Năm (2004). Các yếu tố liên quan đến tái sốc trong sốc sốt xuất huyết Dengue ở khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4, tr 41 – 45. 10. Pichainarong N (2006). Relationship between body size and severity of Dengue hemorrhagic fever among children aged 0 – 14 years. Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 37: 283-288 11. Suvatte V (1981). Immunological aspects of Dengue hemorrhagic fever studies in Thailand. Southeast Asian j. Trop. Med. Pub.Health, Vol 18, 360-366. 12. Tạ Văn Trầm (2003). Các yếu tố liên quan đến sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài ở trẻ em tại BV. Nhi Đồng 1 TP. HCM và BV. Đa khoa Tiền Giang. Luận án tiến sỹ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 13. Tantracheewathorn T et al (2007). Risk Factors of Dengue Shock Syndrome in Children. J Med Assoc Thai; 90 (2): 272-277. 14. Vương Thuận An (2010). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6 đến 11 tại trường tiểu học Kim Đồng thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 2, tr 306-311. 15. World Health Organization (1997). Dengue Hemorrhagic Fever: Diagnosis, Treatment, Prevention and Control. Second edition. Geneva: WHO. 16. World Health Organization (2007). Global Database on Child Growth and Malnutrition: growth reference data for 5–19 years. 17. World Health Organization (2007). WHO Global Database on Child Growth and Malnutrition: description .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_tinh_trang_dinh_duong_va_do_nang_benh_sot.pdf
Tài liệu liên quan