Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Mục lục Giới thiệu Phần 1 Tổng quan về thâm hụt ngân sách và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với một số biến số kinh tế vĩ mô 1. Một số vấn đề về thâm hụt ngân sách 12 1.1. Khái niệm thâm hụt ngân sách 12 1.2. Những yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách . 14 1.3. Một số định nghĩa và cách tính thâm hụt ngân sách . 16 1.4. Các phương thức xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước . 20 2. Thâm hụt ngân sách và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô . 22 2.1. Tổng quan . 22 2.2. Mối quan hệ vĩ mô và các biến số kinh tế vĩ mô: Một số vấn đề về lý thuyết và kiểm định thực tiễn. Phần 2 Thâm hụt ngân sách nhà nước và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 1. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam 2001-2010 38 1.1. Quan niệm về thâm hụt ngân sách ở Việt Nam . 38 1.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 40 2. Thâm hụt ngân sách và những vấn đề đặt ra đối với sự bền vững của ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3. Thâm hụt ngân sách và sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 3.1. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế . 62 3.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát 66 3.3. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở Việt Nam72 3.4. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất 75 3.5. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam 76 4. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 4.1. Thiết kế kịch bản . 80 4.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với các biến số kinh tế vĩ mô . 81 Phần 3 Một số khuyến nghị và đề xuất. 1. Kinh nghiệm xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước 87 1.1. Thâm hụt tài khóa thời kỳ hậu khủng hoảng 88 1.2. Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách ở các nước . 90 2. Một số khuyến nghị và đề xuất . 96 Kết luận. Phụ lục MÔ HÌNH DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Tài liệu tham khảo

doc119 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4219 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động nhưng cũng không phải lúc nào cũng là tác động dương. Điều quan trọng là tác động của nới lỏng tiền tệ cuối cùng cũng trở về không. Chỉ đơn thuần tăng cung tiền sẽ không làm thay đổi tốc độ tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế. Thậm chí, việc tăng cung tiền chỉ làm tăng sự bất ổn kinh tế trong ngắn hạn. Hình 18. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với GDP (% so với kịch bản gốc) 4.2.2. Tác động đến lạm phát Nếu như tác động của việc tài trợ thâm hụt ngân sách tới GDP là không rõ rệt, tác động của thâm hụt ngân sách tài trợ bằng tăng cung tiền thể hiện dương rất rõ. Trong trường hợp tài trợ thâm hụt bằng tăng cung tiền rõ ràng là làm tăng lạm phát, tuy mức tăng có khác nhau tùy giai đoạn. Đặc biệt, tác động của tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tăng cung tiền cũng tương tự như trường hợp tăng cung tiền nói chung. Hình 19. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát (% so với kịch bản gốc) 4.2.3 Tác động đến đầu tư Hình 20 cho thấy, dưới tác động của lạm phát (do tăng cung tiền), đầu tư xã hội sụt giảm, nhưng mức độ sụt giảm có giảm dần. Đầu tư xã hội không thay đổi trong trường hợp tài trợ thâm hụt ngân sách bằng phát hành trái phiếu cho công chúng. Điều này cho thấy đầu tư nhà nước sẽ thoái lui đầu tư tư nhân, kết quả là tổng đầu tư toàn xã hội sẽ không thay đổi. Hình 20. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với đầu tư (% so với kịch bản gốc) 4.2.4. Tác động đến xuất, nhập khẩu Do mô hình xây dựng ta giả định tỷ giá hối đoái được ngân hàng nhà nước giữ ổn định, nên giá trong nước tăng sẽ làm khó khăn cho xuất khẩu. Mặt khác, GDP tăng cũng sẽ làm tăng xuất khẩu. Hình 21 cho thấy trong trường hợp tăng cung tiền (cả trường hợp để bù đắp thâm hụt ngân sách), xuất khẩu giảm trong ngắn hạn dưới tác động của chỉ số giá tăng lên. Tuy nhiên sau đó, xuất khẩu tăng trở lại cùng với diễn biến GDP. Tác động của tăng cung tiền lên nhập khẩu là không rõ ràng, cũng tương tự như trưởng hợp tốc độ tăng trưởng GDP. Nói chung, tăng cung tiền sẽ làm gia tăng sự bất ổn trong nhập khẩu. Hình 21. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với xuất khẩu (% so với kịch bản gốc) Hình 22. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nhập khẩu (% so với kịch bản gốc) 4.2.5. Tác động đến thu ngân sách Trong trường hợp tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tăng cung tiền, do tác động đối với GDP là không rõ ràng, trong khi lạm phát tăng rõ rệt. Điều này giải thích tại sao thu ngân sách lại luôn tăng trong kịch bản 2 và 3 (Hình 23). Hình 23. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với thu ngân sách (% so với kịch bản gốc) 42.6 Tác động đến nợ chính phủ Nếu như trong các trường hợp trên tác động của việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng phát hành trái phiếu cho công chúng đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là không đáng kể, nợ chính phủ sẽ tăng rất cao trong trường hợp này. Nếu Ngân hàng nhà nước mua trái phiếu chính phủ làm lạm phát gia tăng và thu ngân sách tăng sẽ làm gánh năng nợ của chính phủ giảm nhẹ so với trường hợp trên, tuy nhiên nợ chính phủ vẫn tăng rất rõ trong trường hợp này. Ngược lại, tăng cung tiền khiến cho lạm phát tăng và sẽ giảm bớt gánh năng nợ cho chính phủ. Tuy nhiên mức độ sụt giảm cũng không lớn. Hình 24. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với nợ chính phủ (% so với kịch bản gốc) Tóm lại, qua kết quả mô phỏng nói trên có thể thấy tâm hụt ngân sách tài trợ bằng phát hành trái phiếu cho công chúng sẽ không có tác động mạnh đến các biến kinh tế vĩ mô ngoại trừ làm tăng gánh nặng nợ cho chính phủ. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách tài trợ bằng tăng cung tiền (Ngân hàng nhà nước mua trái phiếu chính phủ) sẽ làm gia tăng lạm phát trong khi tác động lên GDP là không rõ ràng. Ngược lại, tác động của việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tăng cung tiền sẽ làm gia tăng những bất ổn trong nền kinh tế. Cuối cùng, tăng cung tiền nói chung sẽ chỉ làm tăng sự bất ổn kinh tế và lạm phát mà không đem lại tín hiệu tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Phần 3 Một số khuyến nghị và đề xuất 1. Kinh nghiệm xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước Thâm hụt ngân sách nhà nước hay thâm hụt ngân sách nhà nước là một hiện tượng kinh tế, là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm. Đó là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước. Nếu không xử lý thâm hụt kịp thời có thể dẫn đến những tác động xấu đối với nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ do đó làm tăng mức lạm phát kì vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ tin rằng chính phủ trước sau cũng tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Bài học từ một số quốc gia cho thấy thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe doạ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Xử lý thâm hụt như thế nào là một bài toán không đơn giản đối với các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước trên thế giới hiện nay vì nếu cắt giảm ngân sách quá nhanh hay tăng thuế quá mức khi mà khu vực tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn có thể đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng tiếp theo. Việc xử lý thâm hụt còn là một vấn đề nhạy cảm không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Phần dưới đây sẽ khái quát một số vấn đề liên quan đến thâm hụt ngân sách cũng như chính sác các nước đã sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách trong thời gian gần đây. 1.1. Thâm hụt tài khóa thời kỳ hậu khủng hoảng Tình trạng thâm hụt ngân sách ở nhiều nước trên thế giới đã trở nên nghiêm trọng nhất kể từ năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lan ra toàn cầu. Nhiều nước trên thế giới đã phải chấp nhận thâm hụt ngân sách ở mức cao để thực hiện các gói kích thích tài khóa. Theo đó, thâm hụt ngân sách toàn cầu đã tăng mạnh từ 1,9% GDP năm 2008 lên 6,7% GDP năm 2009 và 5,5% GDP vào năm 2010. Bảng 10. Thâm hụt tài khóa toàn cầu giai đoạn 2008-2012 2008 2009 2010 Dự báo 2011 2012 Thế giới -1,9 -6,7 -5,5 -4,6 -3,8 Các nền kinh tế phát triển -3,6 -8,8 -7,5 -6,7 -5,4 Mỹ -6,5 -12,8 -10,3 -9,6 -7,9 Khu vực Euro -2,1 -6,4 -6,1 -4,2 -3,2 Nhật Bản -4,2 -10,3 -9,2 -10,3 -9,1 Anh -4,9 -10,3 -10,2 -8,5 -7,0 Các nền kinh tế mới nổi -0,5 -4,8 -3,7 -2,6 -2,3 Trung Quốc -0,4 -3,1 -2,3 -1,6 -0,8 Ấn Độ -7,2 -9,7 -8,8 -8,0 -7,6 ASEAN-5 -0,8 -3,7 -2,9 -2,8 -2,6 Nga 4,9 -6,3 -3,5 -1,1 -2,1 Brazil -1,4 -3,1 -2,9 -2,5 -2,8 Mêhicô -1,1 -4,7 -4,3 -3,2 -2,8 Các nước có thu nhập thấp -1,3 -4,2 -3,0 -3,1 -2,9 Các nước sản xuất dầu 5,9 -3,1 -0,8 0,8 0,4 Các nước G-20 -2,6 -7,5 -6,1 -5,4 -4,4 Nguồn: IMF (2011a). Đối với từng nhóm nước thì khu vực các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức thâm hụt ngân sách tăng đột biến từ 3,6% GDP năm 2008 lên 8,8%GDP năm 2009 và 7,5% GDP năm 2010. Trong đó, tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề nhất là Mỹ (lên đến 12,8% GDP năm 2009), tiếp đến là Nhật Bản và Anh. Đối với các nền kinh tế mới nổi, tuy thâm hụt ngân sách không nghiêm trọng như khu vực các nước phát triển, nhưng cũng đã tăng mạnh từ mức 0,5% GDP năm 2008 lên mức 4,8% GDP năm 2009 và 3,7% GDP vào năm 2010. Phần lớn thâm hụt ngân sách của các nước đều tăng lên từ khoảng 1 cho đến 3 lần so với thời kỳ trước khủng hoảng. Thâm hụt ngân sách tăng cao đã làm cho gánh nặng nợ công ở nhiều nước trên thế giới liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây. Một số quốc gia ở Châu Âu đã và đang phải đối mặt với các tác động của khủng hoảng nợ công, ví dụ như trường hợp của Hy Lạp. Ở những nền kinh tế phát triển, thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài liên tục những năm gần đây đã làm dư nợ công tăng lên đến mức kỷ lục kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đặc biệt, mức nợ công của Nhật Bản năm 2010 đã lên đến 220,7% GDP. Nợ công của Mỹ cũng tăng từ mức 63,4% năm 2007 lên khoảng 94,4% năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng khoảng 30% giai đoạn này. Một số nước đang phát triển trong khu vực có tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP cao là Ấn Độ, Malaysia và Phi-líp-pin. Nợ công tăng cao đã làm cho công tác điều hành vĩ mô của nhiều quốc gia đứng trước nhiều thách thức. Một số nước trong khu vực EU, trong đó điển hình là Hy Lạp đã phải cầu cứu sự hỗ trợ của bên ngoài để đối phó với tình hình khủng hoảng nợ công. Gần đây, diễn biến khủng hoảng nợ công có xu hướng ngày càng phức tạp khi mà hàng loạt các quốc gia ở Châu Âu đã bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế hạ thấp hệ số tín nhiệm. Việc bị hạ thấp hệ số tín nhiệm đã làm cho chi phí huy động vốn của nhiều nước gia tăng và các khó khăn về tài khóa vì thế cũng đã trở nên trầm trọng hơn và để thoát khỏi cái “vòng luẩn quẩn” là điều không đơn giản. Hình 25. Nợ công một số quốc gia năm 2010 Mỹ Anh Hàn Quốc Nhật Bản Hy Lạp Đức Pháp Thái Lan Nam Phi Nga Phi-líp-pin Malaysia Inđônêxia Ấn Độ Trung Quốc Chi Lê Argentina 00 50 100 150 200 250 Nguồn: IMF (2011a). 1.2. Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách ở các nước Trước thực trạng nợ công liên tục leo thang có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhiều nước đã xem mục tiêu củng cố tài khóa nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách thời kỳ hậu khủng hoảng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trước sức ép của việc nợ công gia tăng do thâm hụt ngân sách tăng cao, nhiều nước đã đưa vào chương trình cải cách của mình các đề án về khôi phục tài chính công. Xử lý vấn đề thâm hụt như thế nào để ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát là bài toán lớn đối với các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước hiện nay. Thực tế việc thực hiện các biện pháp này trong năm 2010 ở một số nước đã đem lại các kết quả bước đầu. Thâm hụt ngân sách toàn cầu giảm xuống còn 5,5% GDP năm 2010 và năm 2011 ước còn khoảng 4,6% GDP và dự kiến sẽ xuống mức thấp hơn là 3,8% GDP vào năm 2012 (IMF, 2011). Trong đó, các nước phát triển sẽ giảm từ mức đỉnh 8,8% GDP năm 2008 xuống còn 6,7% GDP năm 2011 và 5,5% GDP vào năm 2012. Qua đó từng bước ổn định lại tình hình tài khóa. Chi tiết về mức thâm hụt ngân sách dự kiến của các quốc gia và nhóm nước được trình bày trong Bảng 11. Theo OECD (2010), các nước sẽ phải mất nhiều thời gian cho việc củng cố tài khóa để ổn định tỷ lệ nợ công/GDP trong trung hạn, ví dụ Nhật Bản sẽ phải mất khoảng 13 năm, Mỹ mất khoảng 11 năm, Pháp mất khoảng 5 năm và bình quân các nước OECD là 7 năm (2010b). Bảng 11. Dự báo về mức thâm hụt tài khóa OECD ở một số nước Quốc gia 2007 2010 2012 2025 Số năm củng cố47 Mỹ -2,9 -10,5 -6,0 -2,4 11 Pháp -2,7 -7,4 -3,3 -2,7 5 Đức +0,3 -4,0 -1,9 -2,0 1 Nhật -2,4 -7,7 -6,3 -4,7 13 Anh -2,8 -4,6 -9,6 -3,2 7 Canada +1,4 -4,9 -1,1 -0,8 1 Khu vực đồng Euro -0,6 -6,3 -2,2 -2,1 2 OECD -1,3 -7,6 -4,2 -2,0 7 Nguồn: OECD (2010b)48. 47 Số năm củng cố tài khóa kể từ sau năm 2012 được xác định để ổn định tỷ lệ nợ công so với GDP trong trung hạn, với giả định mỗi năm giảm thâm hụt được khoảng 0,5% GDP. Phụ thuộc vào tình trạng thâm hụt ngân sách mà các chính phủ có xu hướng điều chỉnh chính sách tài khóa theo lĩnh vực thu ngân sách hay chi ngân sách, nhưng phần lớn các nước điều chỉnh về lĩnh vực chi ngân sách hơn là những cải cách về chính sách thu. Đặc biệt là với các nước có mức độ thâm hụt ngân sách lớn thường đưa ra những điều chỉnh về cắt giảm chi tiêu khá mạnh. Củng cố tài khóa của các nước trong bối cảnh hiện nay là nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản là nâng cao tính hiệu quả của ngân sách, hướng tới việc giảm chi phí cung cấp dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và đảm bảo công bằng. Bảng 12. Các biện pháp củng cố tài khóa ở một số quốc gia Biện pháp triển khai Quốc gia Cải cách hệ thống chính sách thuế (mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng thuế suất, hạn chế miễn giảm thuế) Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Niu Dilan Tăng cường các hình thức phạt vi phạm về thuế; thực hiện mạnh các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế Hy Lạp Cải cách hệ thống lương hưu (tăng độ tuổi nghỉ hưu, tăng các khoản đóng góp cho quỹ lương hưu, giảm trợ cấp hưu trí) Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp Cải cách chi tiêu y tế (tăng việc cùng chi trả đối với dịch vụ y tế, áp dụng trần chi tiêu cho y tế, tăng cường kết hợp giữa nhà nước và công ty bảo hiểm…) Mỹ, Pháp, Đức, Hy Lạp Giảm trợ cấp ngân sách (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên) Tây Ban Nha, Đức Nguồn: Tổng hợp. 48 Số liệu thông kế về thâm hụt của OECD có thể có sự khác với số liệu của IMF trình bày ở trên do thời điểm và tiêu chí thống kê có thể khác nhau. Các nhóm giải pháp được chính phủ các nước sử dụng thời gian gần đây để giảm thâm hụt ngân sách, tăng cường sự bền vững tài khóa như sau: a) Thực hiện cải cách hệ thống thuế để cơ cấu lại hệ thống thuế, tăng thu ngân sách Việc tăng thuế suất trong phạm vi hợp lý được xem là sẽ có tác dụng tích cực trong động viên nguồn thu cho ngân sách và khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, gia tăng sản xuất để có tiền nộp thuế và có phần thặng dư cho bản thân doanh nghiệp. Do đó, để bù đắp thâm hụt, nhiều nước đã thực hiện lộ trình điều chỉnh về chính sách thuế của mình, điều chỉnh tăng thuế để đảm bảo sự bền vững của ngân sách. Hình 26. Mức thuế suất thuế GTGT bình quân các quốc gia EU-27 Nguồn: European Commission (2010). Đa phần các nước khi lựa chọn tăng thuế đều điều chỉnh tăng thuế gián thu (chủ yếu là thuế GTGT). Nhiều nước EU đã điều chỉnh tăng thuế như Hun-ga-ry điều chỉnh tăng thuế GTGT từ 20% lên 25%. Tây Ban Nha tăng từ 16% lên 18%, Anh tăng từ 17,5% lên 20% trong năm 2011, Bồ Đào Nha thì tăng thuế GTGT thêm 2%. Các nước châu Á ví dụ Trung Quốc, Thái Lan cũng đang xem xét sửa đổi chính sách thuế. Thái Lan cũng lên lộ trình điều chỉnh tăng thuế GTGT từ 7% hiện hành lên mức cao hơn để đảm bảo sự ổn định nguồn thu. Nhật Bản cũng đang nghiên cứu điều chỉnh tăng mức thuế suất GTGT từ 5% như hiện hành để có thêm nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, chính sách điều chỉnh mức suất thuế thu nhập của nhiều nước có xu hướng diễn ra theo chiều ngược lại, đó là chính phủ của nhiều nước đã xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNCN và thuế TNDN để tăng cường sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước. Quan điểm của các nước này là giảm thuế suất thuế TNDN và thu TNCN nhưng đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để mở rộng cơ sở tính thuế. Ví dụ, chính phủ Hàn Quốc tiếp tục duy trì việc hạ thấp mức thuế suất theo lộ trình đưa ra trước đó để thúc đẩy đầu tư nhằm tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy khả năng tăng trưởng tiềm năng, trong khi đó thực hiện mở rộng cơ sở tính thuế bằng cách hạn chế bớt việc miễn và giảm thuế. Tuy nhiên việc tăng nguồn thu bằng cách tăng thuế không phải là giải pháp tối ưu, tăng thuế chỉ có thể được áp dụng trong ngắn hạn vì việc tăng thuế có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công chúng, gây ra những tác động xấu đối với nền kinh tế như việc tăng thuế không hợp lý có thể dẫn đến việc tăng giá hàng hóa, tăng chi phí đầu vào gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, việc tăng thuế trực thu có thể làm triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Việc tăng thuế suất quá cao, vượt quá mức chịu đựng của nền kinh tế sẽ thúc đẩy động cơ trốn lậu thuế và các hành vi gian lận thuế của các đối tượng nộp thuế. Theo đó, việc lựa chọn biện pháp tăng thuế để bù đắp thâm hụt cần xem xét thận trọng và trong phạm vi hợp lý tuỳ thuộc vào bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn. Tránh tình trạng tăng thuế không hợp lý làm gia tăng khó khăn, đẩy nền kinh tế suy thoái, đình đốn nhanh hơn trong trường hợp đà phục hồi của nền kinh tế chưa được khẳng định chắc chắn. b) Thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách Điều hành chính sách chi ở các quốc gia đều hướng tới mục tiêu củng cố hiệu quả và đảm bảo sự bình đẳng nên vừa thắt chặt chi tiêu, giảm các khoản chi thường xuyên, cải cách hệ thống lương hưu và y tế vừa phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cắt giảm ngân sách còn được tập trung vào giảm bớt các khoản chi trợ cấp thuế (OECD, 2010). Hơn nữa, để đảm bảo tính hiệu quả trong điều chỉnh chính sách chi thì xu hướng chung của các quốc gia là cắt giảm chi tiêu về lương, giảm quy mô lao động khu vực công hay chi cho bảo trợ xã hội hơn là cắt giảm đầu tư công. Nhiều nền kinh tế phát triển đã quyết định không tăng lương cho khu vực công hoặc thậm chí là còn cắt giảm như Canada, Hy Lạp, Ai Len, Tây Ban Nha và Anh (tỷ lệ chi lương ở các nước này trung bình chiếm tới 11% GDP thời kỳ trước khủng hoảng). Cơ cấu lại các khoản chi cho hợp lý theo xu hướng đầu tư cho tương lai như tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội... là một trong những giải pháp được áp dụng nhằm kì vọng khôi phục được nền kinh tế trong tương lai. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thành lập và tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện tính cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ Pháp đã thực hiện cải cách cơ chế hành chính thông thoáng hơn. Song song với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Chính phủ Pháp còn cải cách hệ thống tiền lương và tăng chi cho nghiên cứu và phát triển. Còn đối với Hàn Quốc, quan điểm cơ bản của Chính phủ Hàn Quốc là phải kết hợp hài hòa giữa củng cố tài khóa và tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực thi chính sách tài khóa linh hoạt: Cơ cấu lại chi ngân sách với trọng tâm là tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục, coi đây là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Tăng cường hỗ trợ của chính phủ đối với dịch vụ y tế công cộng, phúc lợi xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Bồ Đào Nha, để giảm được thâm hụt ngân sách xuống 3,0% GDP trong năm 2011, Chính Phủ Bồ Đào Nha đã tiến hành cắt giảm lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp xã hội. Còn Hy Lạp, bên cạnh biện pháp tăng thuế, chính phủ nước này còn áp dụng biện pháp cắt giảm tiền lương, giảm các khoản chuyển giao và chi hoạt động thường xuyên, thực hiện các hợp đồng ngắn hạn trong khu vực công và giảm chi tiêu cho quân đội với kỳ vọng giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2011 được khoảng 2,2% GDP. Cũng đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung tăng cường hiệu quả chi tiêu trong tất cả các khâu từ việc lập kế hoạch ngân sách tới việc phân bổ ngân sách, thực thi và đánh giá thực hiện ngân sách, chẳng hạn như đẩy mạnh nghiên cứu tiền khả khi, cắt giảm quỹ của các chương trình hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, thông thường biện pháp cắt giảm chi thường xuyên chỉ có ý nghĩa tích cực khi những khoản chi thường xuyên đó gây lãng phí và bất hợp lý, chỉ nên cắt giảm các khoản chi bao cấp cho xã hội và các doanh nghiệp, tránh nhầm lẫn giữa tiết kiệm và cắt giảm tùy tiện. Ở đây một lần nữa cho thấy vai trò của trình tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách và lập kế hoạch ngân sách nhà nước. 2. Một số khuyến nghị và đề xuất cho Việt Nam Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức khá cao và kéo dài nhiều năm. Phân tích ở trên đã cho thấy gia tăng thâm hụt ngân sách trong nhiều trường hợp có thể có một số tác động bất lợi đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, ví dụ như dẫn đến giảm đầu tư tư nhân hay làm gia tăng sức ép lạm phát hay thâm hụt thương mại. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách cao, kéo dài còn làm giảm niềm tin vào các chính sách vĩ mô của Chính phủ. Bên cạnh đó sự tăng nhanh của nợ chính phủ và nợ công sẽ là điều không tránh khỏi nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài và điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế. Đây cũng là lý do mà nhiều quốc gia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã xem việc giảm dần thâm hụt ngân sách để khôi phục sử ổn định tài khóa là một trong các nhiệm vụ ưu tiên trong điều hành chính sách vĩ mô. Đối với Việt Nam, thâm hụt NSNN và sự gia tăng nợ công thời gian qua cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần phải có những thay đổi trong cách thức điều hành chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, phân tích ở trên cũng đã cho thấy tuy ở những mức độ khác nhau song thâm hụt ngân sách đều có mối quan hệ mật thiết với các biến số kinh tế vĩ mô. Theo đó, đúc rút được từ kinh nghiệm các nước trong việc xử lý thâm hụt ngân sách, để từng bước nâng cao tính kỷ luật và bền vững tài khóa, một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới là: (1) Xem xem việc giảm dần thâm hụt NSNN là một trong những ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, qua đó từng bước mở rộng “không gian tài khóa”, góp phần đảm bảo được sự ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn. Thâm hụt NSNN là cần thiết trong những thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm, tổng cầu của khu vực tư nhân suy giảm. Song thâm hụt NSNN ở mức cao và kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số quốc gia trong EU gần đây là minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này. Thâm hụt NSNN bình quân giai đoạn 2006-2010 ước lên đến 5,5%, cao hơn mức 4,9% GDP của giai đoạn 5 năm trước đó. Sự gia tăng về thâm hụt NSNN dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân sách những năm tới trước một số khó khăn nhất định do “không gian chính sách tài khóa” đã bị thu hẹp đáng kể so với trước. Theo đó, điều kiện để Chính phủ có thể phản ứng lại với các tác động tiêu cực từ bên ngoài như từng thực hiện trong hai năm 2009-2010 sẽ rất hạn chế. Việc huy động vốn của chính phủ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như mức dư nợ công bị đẩy lên quá cao, hoặc nếu có huy động được thì chi phí huy động cũng sẽ là khá cao. Điều này cho thấy không thể tiếp tục kéo dài tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức cao như những năm gần đây. Một số nghiên cứu (ví dụ như nghiên cứu của Catão và Terrones (2001) có cho rằng giảm thâm hụt ngân sách và lành mạnh tài khóa có nghĩa rất quan trọng và là yêu cầu cần thiết trong việc ổn định giá cả trong dài hạn. (2) Hình thành một lộ trình cụ thể để giảm dần mức thâm hụt ngân sách với bước đi thích hợp Giảm thâm hụt ngân sách luôn là vấn đề nhạy cảm, có quan hệ đan xen với nhiều yếu tố khác. Phân tích ở trên tuy đã cho thấy sự cần thiết cũng như yêu cầu trong thực hiện giảm bội chi, song kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy việc giảm bội chi cần phải được thực hiện theo lộ trình xác định trước với các bước đi thích hợp, đảm bảo cân đối giữa mục tiêu đảm bảo tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng vẫn lành mạnh hóa được tình hình tài khóa. Trong điều hành ngân sách hàng năm cần ưu tiên sử dụng số tăng thu so với dự toán để giảm thâm hụt ngân sách hoặc dành để trả nợ trước hạn. Đây cũng là giải pháp cần thiết để tăng cường kỷ luật tài khóa. Về lộ trình giảm dần mức thâm hụt ngân sách, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2015 giảm mức thâm hụt NSNN xuống 4,5% GDP (thâm hụt theo cách tính của Việt Nam). Mục tiêu này cũng đến nay cũng đã được thể hiện trong dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Việc giảm dần thâm hụt ngân sách này sẽ góp phần từng bước mở rộng không gian tài khóa, hình thành được các nền tảng vĩ mô cần thiết và vững chắc để hỗ trợ nền kinh tế có thể ứng phó được các tác động bất lợi từ yếu tố bên trong và bên ngoài vốn có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc giảm con số thâm hụt nói trên cũng cần phải được thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh lại cách thức tính thâm hụt ngân sách như trình bày trong khuyến nghị 4 dưới đây. Việc giảm con số thâm hụt ngân sách sẽ không có nghĩa nghĩa nếu như con số này không phản ánh đúng “thực chất” của mức thâm hụt (ví dụ, còn có một số khoản chi còn để ngoài cân đối ngân sách). (3) Việc giảm thâm hụt NSNN cần phải được tiếp cận trên cơ sở cả việc cơ cấu lại thu NSNN và chi NSNN. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để từng bước giảm dần mức thâm hụt ngân sách cần phải sử dụng tổng hòa các nhóm giải pháp khác nhau. Việc quá phụ thuộc vào chính sách thu hay chính sách chi ngân sách sẽ không đem lại được các kết quả như mong muốn, nhất là trong trường hợp đang có mức thâm hụt cao. Trong bối cảnh hiện nay, để giảm được mức thâm hụt ngân sách, Việt Nam nên sự dùng động thời cả hai công cụ đó là thông qua chính sách thu và chi ngân sách. Trên giác độ thu NSNN, việc cơ cấu lại hệ thống thu NSNN thời gian tới cần phải hướng tới các mục tiêu sau: Một là, đảm bảo duy trì mức động viên ngân sách hợp lý. Nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức động viên ngân sách từ thuế cũng phải có giới hạn. Trên cơ sở xác định được mức độ động viên phù hợp, thực hiện cải cách cơ cấu hệ thống chính sách thuế theo định hướng đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu ba loại thuế cơ bản: thuế đánh trên thu nhập, thuế đánh trên hàng hoá, dịch vụ và thuế đánh trên tài sản (chủ yếu là thuế nhà, đất). Trong đó, cần hướng tới việc gia tăng từng bước tỷ trọng các nguồn thu từ thuế TNCN và từ thuế tài sản, trong đó tập trung vào thuế nhà và đất. Hai là, thực hiện cải cách từng sắc thuế theo hướng đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, hiệu quả, đơn giản, minh bạch và công khai trên cơ sở các nguyên tắc sau: Đối với thuế thu nhập, mở rộng cơ sở tính thuế thông qua mở rộng phạm vi, đối tượng chịu thuế, đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện miễn, giảm thuế. Đồng thời, từng bước giảm dần mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và mức thuế suất cao nhất và giảm số bậc trong Biểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thực hiện mở rộng cơ sở tính thuế, có lộ trình thu hẹp dần diện hàng hóa và dịch vụ không thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) và diện hàng hóa đang được áp dụng thuế suất thuế GTGT ở mức 5%; mở rộng diện hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phù hợp với sự dịch chuyển về đặc tính tiêu dùng trong xã hội cũng như định hướng sản xuất, tiêu dùng của nhà nước. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế đối với tài nguyên và đất đai, đảm bảo quản lý và sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Trong đó, đối với tài nguyên cần có các cơ chế để khuyến khích được việc chế biến sâu trong nước, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Ba là, cùng với việc thiết kế và xây dựng chính sách thuế đơn giản, cần tăng cường công tác quản lý thuế, áp dụng có hiệu quả phương thức quản lý rủi ro, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế cho đối tượng nộp thuế. Trên giác độ chi NSNN trọng tâm cần thực hiện là thực hiện cơ cấu lại chi NSNN, thực hiện cải cách căn bản phương thức quản lý nguồn lực NSNN, trong đó tập trung vào việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: Một là, nguồn lực NSNN là có hạn, Nhà nước không thể đồng thời cùng một lúc đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, đề xuất tăng chi, mở rộng chi ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, cần nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực NSNN trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện phân định rõ nội dung và phạm vi mà ngân sách nhà nước cần bảo đảm. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, cần lựa chọn các ưu tiên chiến lược để bố trí nguồn lực thực hiện trên cơ sở gắn với các mục tiêu và định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội. Hai là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp, đảm bảo sự hài hòa về tài chính theo chiều dọc và chiều ngang. Đồng thời có cơ chế để tăng cường công tác phân cấp, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong việc sử dụng nguồn lực được giao. Tuy nhiên, việc phân cấp và giao quyền tự chủ cần phải được thực hiện phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể của mình. Thực hiện phân cấp ở mức độ cao song nếu không có cơ chế giám sát hiệu quả đi kèm có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn và nhiều khi còn làm triệt tiêu lợi ích có được từ thực hiện phân cấp. Ba là, đổi mới quy trình xây dựng và lập dự toán và phân bổ NSNN trên cơ sở các nguyên tắc: Thúc đẩy việc phân cấp và trách nhiệm giải trình của các cấp ngân sách, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách; thực hiện có lộ trình quá trình chuyển đổi phương thức quản lý ngân sách từ kiểm soát đầu vào sang quản lý gắn với kết quả đầu ra như đã được thực hiện ở nhiều quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và triển khai xây dựng khuôn khổ ngân sách trung hạn, tính đến yếu tố chu kỳ trong quá trình phát triển của nền kinh tế49. Việc xây dựng ngân sách trên cơ sở trung hạn sẽ đảm bảo việc phân bổ ngân sách được gắn với các chiến lược và định hướng phát triển trong từng thời kỳ, góp phần đảm bảo tính bền vững của ngân sách, phản ánh được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực NSNN trong trung hạn đối với từng ngành, lĩnh vực, đồng thời hạn chế được việc phân bổ nguồn lực dàn trải, phân tán. (4) Nghiên cứu điều chỉnh cách tính thâm hụt ngân sách, đảm bảo thống nhất và nhất quán với thông lệ và thực hành quốc tế Việc xác định đúng đắn, chính xác và khoa học mức thâm hụt có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tài khoá. Do đó, xác định rõ và qui định rõ nội dung các nguồn thu, các khoản chi NSNN là một yêu cầu bức thiết và phải thực hiện thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực rõ ràng. Đồng thời cần có thống kê rõ ràng các khoản chi chuyển nguồn, chi ứng trước và các khoản thu ngoài ngân sách để việc tính toán thâm hụt được chính xác hơn. Hiện nay, phân loại chi NSNN Việt Nam có nhiều điểm chưa thích ứng với thông lệ quốc tế, ví dụ như chưa tương thích với các tiêu chí trình bày trong Cẩm nang Thống kê tài chính chính phủ (GFS). Việc xác định đúng đắn, chính xác và khoa học mức thâm hụt có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tài khoá. Do đó, xác định rõ và qui định rõ nội dung các nguồn thu, các khoản chi NSNN là một yêu cầu cần 49 Ở nhiều quốc gia dự toán thu, chi ngân sách được xây dựng theo chu kỳ cuốn chiếu từ 3 đến 4 năm. Ví dụ, Úc xây dựng dự toán ngân sách liên bang theo chu kỳ 4 năm, theo đó trong báo cáo ngân sách 2010-2011, ba năm cuốn chiếu tiếp theo là 2011-2012, 2012- 2013 và 2013-2014. thiết và phải thực hiện thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực rõ ràng. (5) Bổ sung thêm một số chỉ tiêu về cân đối ngân sách để có thể phản ánh đầy đủ hơn bức tranh ngân sách nhà nước trong năm, ví dụ như khái niệm thâm hụt (thặng dư) ngân sách thường xuyên và thâm hụt (thặng dư) ngân sách cơ sở. Việc nhận thức và quy định về cách tính thâm hụt hiện nay chỉ đơn thuần là khái niệm “thâm hụt ngân sách tổng thể”. Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách này (ngay cả khi được thực hiện theo các chuẩn mực được thừa nhận chung) cũng không thể phản ánh hết tác động của chính sách tài khóa của Chính phủ đến các tác nhân của nền kinh tế. Theo đó, bên cạnh chỉ tiêu thâm hụt ngân sách tổng thể như hiện nay (được điều chỉnh phương pháp theo thông lệ quốc tế chung) cần nghiên cứu sử dụng thêm các chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khác, như thâm hụt ngân sách thường xuyên, thâm hụt ngân sách cơ sở trình bày trong phần 1. Đây là những chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích, điều hành chính sách ngân sách, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được những cái nhìn tổng thể, toàn diện về tình hình NSNN và sự tác động của thu, chi NSNN tới kinh tế vĩ mô. (6) Cần cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai; tăng cường trách nhiệm giải trình. Minh bạch hoá ngân sách liên quan đến nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với các thông tin về nguyên tắc, mục tiêu và định hướng của chính sách tài khoá, về số liệu liên quan đến ngân sách nhà nước, về hiệu quả và tác động của việc triển khai các chính sách ngân sách trên thực tế. Minh bạch hoá cũng là điều kiện tiên quyết để có thể xác định trách nhiệm giải trình của từng cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng nguồn lực ngân sách. Có minh bạch thì mới xác định rõ được trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quản lý nguồn lực công. Minh bạch cũng là điều kiện cần có để bộ máy nhà nước tiếp thu trí tuệ của người dân và của cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của mình. Sai phạm trong việc sử dụng ngân sách có thể bắt nguồn và được che đậy bởi tình trạng thiếu công khai và minh bạch. Tuy nhiên, bản thân minh bạch hoá không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là công cụ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách. Để hỗ trợ và tăng cường minh bạch tài chính cần hoàn thiện các mẫu biểu và cơ chế thực hiện hệ thống báo cáo theo các tiêu chí thống nhất. Đồng thời, đổi mới hình thức công khai ngân sách cần đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Các tài liệu ngân sách được công bố cần có thuyết minh, giải trình cụ thể về hiệu quả quản lý thu cũng như kết quả kỳ vọng có được từ việc sử dụng nguồn lực NSNN. Bên cạnh đó, cần thực hiện đổi mới hệ thống báo cáo tài khóa phù hợp với thông lệ và thực hành quốc tế, ví dụ theo các tiêu chuẩn Thống kê tài chính chính phủ của Quỹ tiền tệ quốc tế. Phân tích trong phần 2 đã cho thấy hiện nay một số tiêu chí thống kê về tài khóa của Việt Nam còn có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế và một số khoản chi ngân sách nhà nước còn để ngoài cân đối, ví dụ đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ, thống kê về các khoản vay về cho vay lại hay là khoản thu xổ số kiến thiết, thu từ nguồn học phí, viện phí. Đồng thời, cần hình thành khuôn khổ pháp lý phù hợp để nâng cao trách nhiệm giải trình. Ở nhiều nước, ví dụ như ở Úc và New Zealand, các nghĩa vụ về trách nhiệm giải trình còn được quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật riêng, đó là Luật về trách nhiệm giải trình. Trong đó, đặt ra một số yêu cầu cụ thể về nghĩa vụ báo cáo ngân sách của chính phủ như yêu cầu chính phủ phải tuyên bố công khai các mục tiêu khóa trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn và tổ chức thực hiện các mục tiêu này dựa trên các nguyên tắc quản lý tài khóa có trách nhiệm. Kết luận Nghiên cứu về mối quan hệ thâm hụt ngân sách và các chỉ số kinh tế vĩ mô đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế cũng trong và ngoài nước. Thâm hụt ngân sách tác động đến kinh tế vĩ mô trên nhiều phương diện nhau, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Qua kết quả mô phỏng trong báo cáo này cho thể thấy thâm hụt ngân sách tài trợ bằng phát hành trái phiếu cho công chúng sẽ không có tác động mạnh đến các biến kinh tế vĩ mô ngoại trừ làm tăng gánh nặng nợ cho chính phủ. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách tài trợ bằng tăng cung tiền (Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu chính phủ) sẽ làm gia tăng lạm phát trong khi tác động lên GDP là không rõ ràng. Ngược lại, tác động của việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tăng cung tiền sẽ làm gia tăng những bất ổn trong nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn có thể là cần thiết trong những giai đoạn nhu cầu đầu từ và tiêu dùng của khu vực tư nhân sụt giảm song việc kéo dài tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Diễn biến về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với một số chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời gian qua cho thấy tuy không phải là tác nhân trực tiếp gây bất ổn kinh tế vĩ mô, song việc kéo dài tình trạng thâm hụt ở mức cao như hiện nay cần phải được khắc phục. Đó còn chưa tính đến yếu tố hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách mà một phần đáng kể trong số đó được sử dụng từ nguồn vốn vay để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Sự gia tăng về thâm hụt NSNN dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân sách những năm tới trước một số khó khăn nhất định, nhất là trong việc đối phó với các biến động bất lợi có thể xảy ra trong thời gian tới khi mà mức dự nợ công, nợ chính phủ cũng đã tiệm cận ngưỡng. Thực tế hiện này cho thấy Việt Nam không thể tiếp tục kéo dài thâm hụt ngân sách ở mức cao như vừa qua. Cần phải có lộ trình cụ thể để giảm dần tỷ lệ thâm hụt, từng bước nâng cao tính bền vững của NSNN. Theo đó, Việt Nam cần hình thành một lộ trình cụ thể để giảm dần mức thâm hụt NSNN với bước đi thích hợp. Việc giảm thâm hụt NSNN cần phải được tiếp cận trên cơ sở thông qua cả chính sách thu và chi NSNN. Trên giác độ thu NSNN, việc cơ cấu lại hệ thống thu NSNN thời gian tới cần phải hướng tới các mục tiêu đảm bảo duy trì mức động viên ngân sách hợp lý, hình thành cơ cấu thu ngân sách phù hợp. Trong đó cần đảm bảo sự cân đối giữa thuế đánh trên thu nhập, thuế đánh trên tiêu dùng và tài sản (thuế nhà, đất). Đồng thời, đảm bảo động viên có hiệu quả nguồn thu từ tài nguyên, đất đai. Trên giác độ chi NSNN trọng tâm cần thực hiện là thực hiện cơ cấu lại chi NSNN, phát hut vai trò định hướng của nguồn lực NSNN; thực hiện cải cách căn bản phương thức quản lý nguồn lực NSNN, trong đó tập trung vào việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần sửa đổi cách tính thâm hụt ngân sách, đảm bảo thống nhất và nhất quán với thông lệ và thực hành quốc tế. Nghiên cứu bổ sung thêm một số chỉ tiêu về cân đối ngân sách để có thể phán ánh đầy đủ hơn bức tranh ngân sách nhà nước trong năm. Đồng thời, cần cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai, tăng cường trách nhiệm giải trình. 1081 Trang Phụ lục MÔ HÌNH DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Trong phần phụ lục này, chúng tôi giới thiệu phần lõi cơ bản của mô hình kinh tế lượng vĩ mô được xây dựng trong các báo cáo (Ha, 2011) và (Hà, 2007). Mô hình được trình bày ở đây sẽ là mô hình rút gọn, với module thuế sẽ được thay bằng một phương trình thuế duy nhất để đảm bảo tính đơn giản và dễ kiểm tra kết quả mô phỏng của mô hình. 1. Mô hình kinh tế lượng vĩ mô Mô hình rút gọn sẽ bao gồm: Khu vực sản xuất: Theo truyền thống trong xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô, khu vực sản xuất sẽ xác định sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào vốn và lao động (tiềm năng) và năng suất. Vốn trong nền kinh tế được tích lũy thông qua việc loại trừ khấu hao ra khỏi phần tài sản cố định tăng thêm. Khi đã xác định được sản lượng tiềm năng, mức chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế sẽ là khoảng cách chênh lệch giữa sản lượng thực tế và tiềm năng. Khoảng cách chênh lệch này sẽ tạo áp lực lên giá cả theo lý thuyết truyền thống của Keynes: nếu sản lượng thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng lạm phát sẽ xảy ra do nền kinh tế tăng trưởng quá nóng (và ngược lại sẽ có giảm phát khi kinh tế suy thoái). POT Yt = f(A ,K POT ,Lt ) (1) t t 1 K (1 )K t +J t 1 t (2) GAP POT  )/Y POT  (3) Yt (Yt Yt t Khu vực tiêu dùng: Tiêu dùng tư nhân sẽ phụ thuộc vào thu nhập khả dụng và tổng tài sản người tiêu dùng nắm giữ. t Khác với nhu cầu tiêu dùng tư nhân, nhu cầu đầu tư (J ) phức tạp hơn t và phụ thuộc vào sản lượng tiềm năng, mức vốn ở thời điểm hiện tại (chính xác hơn là mức vốn vào thời điểm đầu năm) và lãi suất thực. Chi phí đầu tư (I ) là một hàm lõm dựa trên nhu cầu đầu tư thể hiện chi phí “lắp đặt” máy móc. Xuất khẩu phụ thuộc vào GDP thế giới (đại diện cho khả năng chi trả) giá cả trong nước và thế giới và tỷ giá. Nhập khẩu phụ thuộc vào GDP trong nước, giá cả trong nước và thế giới và tỷ giá. D Ct = f(Yt , H t P ) (4) t ( POT t ,RI )  (5) J = f Yt ,Kt 1 t I f(J ,K ) (6) t t t X X = f(Y ,E ,Pt ,P ) (7) t t t t W M M = f(Yt ,P ,E ,Pt ) (8) t t t Nhóm chính phủ: Do mục tiêu chính của mô hình là xem xét tác động của thâm hụt lên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nên phần chi ngân sách sẽ không được mô hình hóa mà thay vào đó chi ngân sách sẽ là biến ngoại suy. Thu ngân sách sẽ được giả định là phụ thuộc vào GDP, giá cả, tỷ giá và nhập khẩu. T = f(Y P ,M E ) (9) t t t t t Nhóm giá cả: Trong ngắn hạn, giá cả sẽ phục thuộc vào năng suất trong nền kinh tế và chênh lệch sản lượng tiềm năng. Đây chính là giả thuyết căn bản của trường phái Keynes: giá cả có tính chất dính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, thông qua hàm cầu tiền tệ (11), cung tiền sẽ làm thay đổi mức lãi suất trong nền kinh tế, điều chỉnh đầu tư và qua đó sẽ tác động lên giá cả. GAP t P = f(A ,Y ) (10) t t NI = f(P Y ,Md ) (11) t t RI NI t t t P /P t t +1 (12) t 1 Nhóm này cũng qui định mức lãi suất thực tế thông qua việc loại trừ lạm phát ra khỏi lãi suất danh nghĩa. Khối các đẳng thức: Bao gồm 2 đảng thức GDP. GDP qua phương pháp thu nhập được xác định để xác định mức thu nhập khả dụng50. GDP theo phương pháp tiêu dùng cuối cùng sẽ được sử dụng để xác định qui mô GDP thực tế thông qua tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu. T D POT t Yt Yt P t (13) P Y (C +I )P +E X E M (14) t t t t t t t t t Khối tài sản tài chính và tiền tệ: 50 Một điểm đáng chú ý là GDP thực tế ở đây được thay thế bằng GDP tiềm năng để damr bảo sự ổn định của mô hình. Sự thay đổi này không phá vỡ các cân đối trong nền kinh tế vì thu nhập khả dụng (chính xác hơn có lẽ là kỳ vọng của công chúng về mức thu nhập khả dụng) chỉ được sử dụng trong hàm hành vi của hộ gia đình để xác định mức chi tiêu dùng tư nhân. Tài sản của công chúng trong nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào thâm hụt cán cân thương mại (vay quốc tế), thâm hụt ngân sách (mua trái phiếu chính phủ) và tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế. X ▵H E (Pt X M Pt M )+T  G +P [I  K ] (15) t t t t t t t t t 1 G G G t ▵Dt Tt G r Dt (16) Nợ chính phủ sẽ phụ thuộc vào thâm hụt ngân sách và chi trả lãi cho các khoản nợ trước. 2. Các biến trong mô hình và cơ sở dữ liệu của mô hình Tổng cộng có 16 phương trình trong mô hình, gồm 8 phương trình hành vi và 8 đẳng thức. Trong khi đó, tổng số biến trong mô hình là 24, như vậy sẽ phải có 8 biến ngoại suy. Chi tiết các biến nội, ngoại suy được trình bày trong Bảng dưới đây. Các biến ngoại suy được lựa chọn dựa trên tiêu chí: hoặc biến đó phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài nền kinh tế hoặc là các biến chính sách có thể tác động vào. Các biến trong mô hình Ký hiệu Mã hóa Nội dung Nội (N), ngoại (X) suy Kt TC Tổng vốn trong nền kinh tế N Jt J Giá trị tài sản cố định tăng thêm N At A Năng suất tổng nhân tố X Yt GDP Tổng sản lượng N POT Yt YPOT Tổng sản lượng tiềm năng N GAP Yt YGAP Chênh lệch sản lượng tiềm năng N POT Lt LPOT Lực lượng lao động X RIt RI Lãi suất thực N Pt PO GDP deflator N Ct HCNS Tiêu dùng hộ gia đình N D Yt DINC Thu nhập khả dụng N Ht H Tổng tài sản của hộ gia đình N G Dt D Tổng nợ chính phủ N Xt R_X Xuất khẩu hàng hóa N W Yt GDPW GDP thế giới X Et EX Tỷ giá X X Pt PWE Giá cả hàng xuất khẩu X M Pt PWM Giá cả hàng nhập khẩu X Mt R_M Nhập khẩu hàng hóa N Tt TTR Tổng thu thuế của chính phủ N Ký hiệu Mã hóa Nội dung Nội (N), ngoại (X) suy Gt NIt It Mdt G NI INV MONDEM Tổng chi của chính phủ Lãi suất danh nghĩa Đầu tư vốn rót vào các ngành Cung tiền mặt X N N X Chú ý: Mã hóa là tên biến trong chương trình máy tính. Chi tiết số liệu trước năm 2010 được tập hợp từ Asian Development Bank (2010). Số liệu cập nhật năm 2010 được bổ sung từ nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) và Bộ Tài chính (2011). Một số số liệu gián tiếp, như vốn được tính lũy kế từ đầu tư với vốn đầu tư năm đầu tiên (được giả định bằng đầu tư chia cho tỷ suất chiết khấu) và chênh lệch giữa đầu tư hàng năm (được tính ngược từ hàm đầu tư) và khấu hao. Năng suất được tính bằng phần dư sau khi trừ đi đóng góp của lao động tiềm năng (được tính theo phương pháp lọc HP từ tổng dân số và lực lược lao động có việc làm hàng năm) và vốn. 3. Kiểm định mô hình Kết quả kiểm định mô hình được trình bày trong bảng dưới đây: Tăng trưởng Sai số dự báo (dự báo/thực tế) Thực tế Dự báo Đầu tư Xuất khẩu Nhập khẩu Thu NSNN Lạm phát 2001 1.068948 1.073739 1.050647 0.931507 1.017492 1.004772 0.983209 2002 1.070804 1.083452 1.035971 0.806026 1.075268 1.083937 0.996842 2003 1.073409 1.072565 1.020289 0.833394 1.118229 1.085402 1.068552 2004 1.077898 1.075757 0.996979 0.916664 1.008992 1.051534 1.086831 Tăng trưởng Sai số dự báo (dự báo/thực tế) Thực tế Dự báo Đầu tư Xuất khẩu Nhập khẩu Thu NSNN Lạm phát 2005 1.084417 1.070544 1.000052 1.031037 0.998291 1.034317 1.071026 2006 1.082286 1.067661 0.991045 1.058113 1.002567 0.989882 1.015602 2007 1.084566 1.072438 0.885993 1.040345 1.021898 0.977277 0.929959 2008 1.063109 1.083105 1.009818 1.090546 0.932829 0.925408 0.905508 2009 1.053235 1.067457 1.00526 1.183567 1.115005 1.005544 0.95327 2010 1.067834 1.069807 1.034413 1.193211 1.140641 1.058525 1.031839 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt: 1. Bộ Tài chính (2011). Số liệu công khai ngân sách hàng năm, www.mof.gov.vn. 2. Bùi Đường Nghiêu (2001), “Luật cứ xác định bội chi NSNN”, Viện Khoa học Tài chính, 2002. 3. Đặng Ngọc Tú (2010). “Lạm phát ở Việt Nam: Nguyên nhân và Giải pháp”, trong cuốn: “Tài chính Việt Nam 2010: Hướng tới ổn định và bền vững”. Nhà xuất bản tài chính 2011. 4. Hoàng Thị Minh Hảo (2009). “Đổi mới phương pháp tính bội chi ngân sách ở Việt Nam hiện nay”, Đề tài nghiên cứu cấp Viện 2009, Viện Khoa học Tài chính. 5. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010). “Ứng dụng mô hình Var trong nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện 2010, Viện Kinh tế - Tài chính. 6. Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành (2011). “Những bài học từ một thập kỷ chống lạm phát của Việt Nam”, trong cuốn “Nền kinh tế trước ngã ba đường”, Nhà xuất bản đại học Quốc gia. 7. Nguyễn Ngọc Hưng (2011). “Dự báo thuế xuất nhập khẩu”. Tham luận tại Hội thảo Phân tích và dự báo thu Ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2011. 8. Phạm Văn Hà (2007), “Phân tích, dự báo thu ngân sách sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô”, Hội thảo “Cải cách cơ cấu thu ngân sách nhà nước”, Khách sạn Melia Hà nội, ngày 13/9/2007‟. 9. Tổng cục Thống kê (2011), „Số liệu thống kê’, 10. Trịnh Huy Quách (2010), “Bội chi NSNN – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử ở Việt Nam”. 11. Trương Bá Tuấn (2011): “Xu hướng cải cách thuế trên thế giới và một số vấn đề rút ra đối với việc đổi mới hệ thống chính sách thuế Việt Nam đến năm 2020”. Đề tài nghiên cứu cấp viện, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 12. Trương Bá Tuấn (2009). “Nhập siêu và các giải pháp để kiểm soát nhập siêu”. Tạp chí Tài chính, Số 11 (541). 13. Vũ Nhữ Thăng (2011). “Cải cách hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam: Kết quả và một số vấn đề đặt ra”. Tham luận tại Hội thảo: “Cải cách tài khóa ở những nền kinh tế chuyển đổi”, Hội An, tháng 9, 2011. 14. Vũ Nhữ Thăng (2011). “Cải cách cơ chế quản lý tài chính với sự tham gia của nhân dân trong việc đảm bảo tính công khai, minh bạch tài khóa”. Tham luận tại Hội thảo: “Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch tài khóa với sự tham gia rộng rãi của người dân”. Đà Nẵng, tháng 9/2011). Tiếng Anh: 1. Asian Development Bank (2011). „Key indicators for asia and the pacific 2011‟, truy cập từ www.adb.org/statistics. 2. Catão, L & Terrones, M (2001), “Fiscal deficit and inflation: A new look at the emerging market evidence”, IMF Working paper No.01/74. 3. Darrat, A.F. (2000), “Are Budget Deficits Inflationary? A Reconsideration of the Evidence”, Applied Economics, Vol. 7, No. 10. 4. Do Ngoc Huynh (2007). “Budget deficit and economic growth in developing countries: The case of Viet Nam”. Paper presented at the International Conference on Public Policy Reform, (KISER, Japan). 5. European Commission (2010), “Taxation Trends in the European Union”. Truy cập từ 6. Ha, P. V (2011), „Budget revenue forecast in Vietnam‟, Manuscript, National Institute for Finance. 7. IMF (2011a), “World Economic Outlook”, September 2011. 8. IMF (2011b), “Fiscal Monitor: Addressing Fiscal Challenges to Reduce Economic Risks". September 2011. 9. IMF (2011c), “Revenue Mobilization in Developing Countries”. International Monetary Fund Working Paper. 10. IMF (2011d), “Fiscal Monitor: Shifting Gears, Tackling Challenges, on the road to Fiscal Adjustment”, April 2011. 11. IMF (2010). “From Stimulus to Consolidation: Revenue and Expenditure Policies in Advanced and Emerging Economies”, International Monetary Fund Working Paper. 15. IMF (2007), “Government Financial System (GFS)”, Cẩm nang tài chính chính phủ”, English version và Bản dịch tham khảo của Dự án Tài chính công Việt – Pháp. 12. Islam, M. F. (1998), “Brazil’s Twin Deficits: An Empirical Examination”, Atlantic Economic Journal,Vol. 26, No. 2. 13. Metin, K. (1998), “The Relationship Between Inflation and the Budget Deficit in Turkey”, Journal of Business and Economic statistics, Vol. 16, No. 4. 14. Keho, Y (2010), “Budget deficit and economic growth:Causality evidence and policy implications for WAEMU countries”. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences. Issue 18 (2010). 15. OECD (2010a), “OECD Economic Outlook”, Vol 2010/2. 16. OECD (2010b), “Policy Frameworks in the Post - Crisis Environment”, OECD Working Papers, No. 857. 17. OECD (2010c), “Budget deficits: What governments are doing?”. 18. Pahlavini, M & Saleh, A (2009), “Budget deficit and current account deficit in the Philippines, a causal relationship?”. American Journal of Applied Sciences. 6(8). 19. Piersanti, G. (2000), “Current Account Dynamics and Expected Future Budget Deficits: Some International Evidence”, Journal of international Money and Finance, Vol.19, No. 2. 20. Rosa, A.S (2011), “Inflation and budget deficit: What is the relationship in Portugal?”. Economia, 12, issue 2. 21. Saleh, A.S. (2003). “The Budget Deficit and Economic Performance: A Survey”. Working Paper 03-12, Department of Economics, University of Wollongong. 22. Somolon, M and Wet, W.A (2004), “The effect of a budget deficit on inflation: The case of Tanzania”. SAJEMS NS Vol. 7 No. 1. 23. World Economic Forum (2010). “Global Competitiveness Report 2010/2011”. WEF 2010. 24. Yaya Keho, (2010), “Budget deficit aand economic growth: Causality evidence and policy implications for WAEMU countries”. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, Issue 18.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1300_Vien_CLCSTC__Chuyen_de_boi_chi_NSNN.doc