Môi trường ảnh hưởng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

1.Tổng quan về Công ty 1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng: Công ty CP Nhựa Đà Nẵng trước đây là cơ sở tư nhân. Ban đầu có tên là xí nghiệp nhựa Đà Nẵng, đặt tại 280 Hùng Vương với diện tích mặt bằng còn hạn chế, chưa đầy 500 m2. Đây là cơ sở ban đầu chỉ dựa vào kinh doanh buôn bán phế liệu, phế phẩm và sản xuất nhựa bằng kỹ thuật thô sơ. Xuất phát từ nhu cầu phục vụ của các ngành kinh tế trong nước đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ về sản phẩm nhựa,Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng đã được UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ quyết định thành lập theo Quyết định số 866/QĐ – UB ngày 22/01/1976 và là doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến năm 1978, do những đòi hỏi nhất định về công tác sản xuất, với sự giúp đỡ của cơ quan chủ quản Nhà Nước, Xí nghiệp đã đầu tư cải tạo và xây dựng một cơ sở sản xuất mới nằm trên đường Trần Cao Vân- Thành phố Đà Nẵng và công trình được hoàn tất và đưa vào sử dụng vào tháng 11/1981 với tổng diện tích mặt bằng là 17.400m2. Đồng thời đổi tên là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng. Ngày 29/11/1993, theo Quyết định số 1844/QĐ – UB của UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Nhà máy Nhựa Đà Nẵng được đổi tên thành Công ty Nhựa Đà Nẵng - chịu sự quản lý của UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với tên giao dịch là DANANG PLASTIC COMPANY ( viết tắt là DPC), trụ sở tại 199 Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, cung ứng, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nguyên vật liệu thuộc lĩnh vực nhựa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ngày 04/08/2000 theo Quyết định 90/2000/QĐTT của Thủ Tướng Chính Phủ, Công ty được Cổ phần hoá và lấy tên là Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng.Sau đó các cấp lãnh đạo quyết định gửi hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu lên Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Ngày 10/12/2001 cổ phiếu của công ty Nhựa Đà Nẵng chính thức giao dịch tại Trung tâm Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ của công ty là 15,8 tỷ VND với cơ cấu vốn điều lệ như sau: Nhà nước chiếm 31,5%, cổ đông trong công ty chiếm 27,33%, cổ đông bên ngoài chiếm 41,17%. * Về mặt pháp lý của công ty: - Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG - Tên giao dịch: DANANG PLASTIC JOINT – STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DANAPLAST.Co - Trụ sở: 371 TRẦN CAO VÂN – tp ĐÀ NẴNG - Tên cổ phiếu: DPC - Điện thoại: (0511)822462 – 826406 – 835286 - Fax: (0511)824461 – 822931 - Email: danaplast@dng.vnn.vn Thương hiệu Danaplast đã được Thủ Tướng Chính Phủ kí duyệt ngày 04/08/2000 do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và kiểu dáng Công Nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam bảo hộ. Ngoài ra công ty còn được Bộ Thương Mại kiểm tra và bảo hộ thông qua số lượng cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng là sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ chất dẻo, kinh doanh các sản phẩm vật tư nguyên liệu và các phụ gia ngành nhựa. Hiện nay công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường: Nhóm sản phẩm bao bì xi măng, túi xốp, các loại ống nước, bao dệt PP, HDPE, PVC, tấm trần, nhóm sản phẩm ép phục vụ công nghiệp như: Sản phẩm két bia, chi tiết xe máy, nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng như: dép, ủng Trong những năm gần đây công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt được như sau: - Huân chương Lao động hạng I, II, III - Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 3 năm liền. - Bằng khen đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng - Sản phẩm của công ty được tặng thưởng danh hiệu vàng của công ty Quản lý chất lương toàn cầu Global Quality Management. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng 1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng sản xuất công nghiệp, cung ứng sản phẩm nhựa cho người tiêu dùng và các ngành sản xuất khác, thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, là nơi người lao động làm chủ tập thể của mình trong quản lý công ty, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Hoạt động chủ yếu của Công ty Nhựa Đà Nẵng là: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là hàng tiêu dùng từ chất dẻo như bao bì các loại, ống nước PVC compound cứng, các sản phẩm gia dụng khác từ nhựa. - Được phép xuất nhập khẩu trực tiếp: + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. + Xuất khẩu: các sản phẩm từ nhựa và chất dẻo do nhà máy sản xuất. 1.2.3. Nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực nhựa với các nhiệm vụ sau: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá cho xã hội, từ bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và phải làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Tận dụng năng lực sản xuất và không ngừng nâng cao đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất của Công ty. - Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống và hoạt động cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ văn hoá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, đóng góp nghĩa vụ cho địa phương. 1.2.4. Quyền hạn của Công ty - Được quyền giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế để mua bán, hợp tác đầu tư sản xuất và kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, tự chủ trong kinh doanh và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết. - Được chủ động xác định nguồn vốn, được vay và mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương, được huy động các nguồn vốn khác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để phát triển kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Luận văn dài 45 trang, chia làm 3 chương

doc45 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4245 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường ảnh hưởng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm bằng nhựa và sản phẩm bao dệt PP của Công ty rất được mọi người ưa chuộng và tín nhiệm. Một vấn đề nữa đáng lưu ý hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đối với các sản phẩm của Công ty hiện nay, do thiết bị công nghệ được đầu tư và cập nhật hoá tương đối hiện đại, các loại hoá chất để sản xuất bao dệt PP không gây độc hại nhiều nên không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nơi công ty đặt trụ sở . Bên cạnh đó, Công ty cũng chú ý đến việc lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống chống ồn, hệ thống chống cháy ở các phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của công nhân cũng như người dân xung quanh khu vực phân xưởng sản xuất. 2.2.2. Yếu tố kinh tế Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nước ta đã có sự phát triển đáng kể, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực công - nông – lâm – ngư - nghiệp và dịch vụ. Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các trong khu vực và thế giới như các nước trong khu vực ASEAN, khu vực châu Âu và mới đây nhất vào ngày 7/11/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thành tựu về kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong năm 2006 như sau: GDP bình quân đầu người là 720 USD/người, tốc độ phát triển kinh tế đạt 8,2%, FDI đạt trên 10 tỷ USD so với năm 2005 chỉ đạt 5,9 tỷ USD, thu hút vốn ODA đạt 3,7 tỷ USD và xuất khẩu đạt được trên 39,5 tỷ USD. Với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP làm cho mức chi tiêu của người dân ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trong năm năm qua đạt trung bình 17%. Hoạt động tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt, tỷ lệ lạm phát trong năm năm gần đây bình quan là 4.7%, Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 , giá tiêu dùng là tỷ lệ lạm phát đã gia tăng một cách nhanh chóng, chỉ số giá tiêu dùng ba tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007 đã tăng 16.38%, sự biến động về tỷ giá cũng sẽ tác động đáng kể đến việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào của các công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung bao gồm chủ yếu là kim loại đồng và nguyên vật liệu nhựa các loại. Điều này đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của người dân. Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế của nước ta vào kinh tế toàn cầu đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đây là có hội lớn cho các doanh nghiệp nước ta đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp muốn vươn mình ra thị trường toàn cầu. Đây là một thuận lợi cho Công ty Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều bình đẵng trong kinh doanh, tạo sự cạnh tranh sôi động trên thị trường, khi nền kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ đầu tư, xâydựng cơ sở hạ tầng trong nước. Điều này đã góp phần cho Việt Nam nói chung cũng như công ty Nhựa Đà Nẵng nói riêng tìm kiếm được các nhà đầu tư, liên doanh liên kết trong công tác xuất khẩu hàng hoá, giúp Công ty tìm kiếm được các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, tìm kiếm nơi tiêu thụ. Với mục tiêu đặt ra cho sản xuất công nghiệp của nước ta tăng trưởng bình quân là 15% đến 20% và luôn được khuyến khích mạnh mẽ. Hơn nữa hiện nay chúng ta đang là thành viên của WTO, rất nhiều đối tác nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng đang được chú ý, điều này đã tạo điều kiện rất nhiều cho Công ty Nhựa trong việc tiêu thụ hàng hoá của mình. 2.2.3 Yếu tố khoa học – công nghệ Chưa bao giờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ lại diễn ra mạnh mẽ như ngày nay. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao, những phát minh sáng chế được xâm nhập vào một cách nhanh chóng, thời gian ứng dụng được rút ngắn làm cho sản phẩm nhanh chóng lỗi thời, giảm chu kỳ sống của sản phẩm. Do đó, vấn đề nghiên cứu của môi trường kỹ thuật công nghệ trở nên vô cùng cần thiết. Việt Nam là một nước đang phát triển, thừa hưởng được những thành quả công nghiệp của các nước phát triển nên có điều kiện tiếp cận được máy móc công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để đuổi kịp xu hướng phát triển của thế giới, tranh nguy cơ tụt hậu, Nhà nước ta đã chủ trương vừa phát triển từng bước vừa đón đầu cập nhật hoá khoa học kỹ thuật . Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra trước mắt là nên lựa chọn công nghệ nào cho hợp lý và chi phí chuyển giao công nghệ, đây là câu hỏi đặt ra cho toàn ngành nhựa cũng như công ty Nhựa. Trong ngành nhựa, yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Hiện nay, máy móc thiết bị của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng phần lớn được đầu tư đã lâu do vậy vấn đề này cần phải được quan tâm đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất. 2.2.4 Yêú tố Chính trị - Pháp luật Tình hình chính trị ở các nước trên thế giới trong những năm vừa qua có những biến động lớn, tuy nhiên Việt Nam với sự cố gắng của toàn dân và sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư, tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết, thúc đẩy ngoại thương phát triển đồng thời tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thể tiếp nhận được các máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay theo đánh giá của các nhà đầu tư là chưa hoàn chỉnh, do vậy trong thời gian qua chúng ta đã nổ lực để hoàn thiện chúng. Những bộ luật, đạo luật điển hình như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật đất đai, luật chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệ… đã thiết lập một nền tảng vững chắc và tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo thuận lợi cho Công ty kinh doanh hiệu quả, có thể tham gia vào thị trường quốc tế. Với những nhân tố chính trị và pháp luật ở nước ta hiện nay, Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã không ngừng tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để định hướng cho mình trong quá trình phát triển về qui mô lẫn doanh số và lợi nhuận như ngày nay. Mặt khác nó còn giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh đúng luật, củng cố địa vị, uy tín của sản phẩm không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn xa trên thị trường thế giới. 2.2.5 Yếu tố văn hoá – xã hội Do tốc độ đô thị hoá và thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống của con người ngày càng được cải thiện do vậy nhu cầu của con người ngày càng đa dạng hơn. Người tiêu dùng hiện nay chú trọng hơn vào chất lượng và kiểu dáng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ, đem lại sự tiện nghi, sang trọng hơn. Bên cạnh đó sự tiện dụng cũng được người tiêu dùng quan tâm. Đây là điều mà Công ty cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, linh hoạt nắm bắt được thị hiếu của người bán, tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mới thoã mãn được nhu cầu của khách hàng. Cho nên, đây vừa được xem là cơ hội nhưng cũng vừa là mối đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, nếu Công ty không đáp ứng tốt thì sẽ khó tồn tại trên thị trường. Bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nếu công ty không thực hiện tốt trong vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ấn tượng không tốt cho công chúng và có thể sẽ bị khách hàng tẩy chay. Vấn đề này cũng cần được quan tâm để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thuận lợi 2.2.6. Yếu tố dân số Môi trường dân số là mối quan tâm hàng đầu của những người làm Marketing vì dân số là lực lượng tạo ra thị trường. Sự thay đổi trong các khuynh hướng dân số bao giờ cũng tạo ra ra những có hội hoặc đe dọa đối với hoạt động của các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến các quyết định Marketing trong tương lai của chính doanh nghiệp đó. Năm 2007 dân số nươc ta khoảng 85 triệu người với tốc độ tăng dân số là 1.14%, dân số tăng hơn 1 triệu người/ năm. Việt Nam là nước có số dân đông thứ 13 trên thế giới và mật độ dân cư là 254 người trên kilômet vuông. Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là một thị trường thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn 70% dân số sống ở nông thôn và 30% dân số sống ở thành thị. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh chóng, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Bên cạnh đó trình độ dân trí của người dân cũng đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, nhu cầu sử dụng các đồ dùng Nhựa ngày càng nhiều hơn. Sau đây là sản lượng tiêu thụ nhựa của người dân trong những năm qua: Bảng số 1: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NHỰA DVT:kg/người/năm ( Nguồn: Tạp chí ngành nhựa số tháng 1/2008) Năm 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 SL 5,6 6,5 7,7 9,5 11,6 13 15,6 18 20,1 23,2 25,4 28,1 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được nhu cầu về sản lượng nhựa bình quân đầu người ngày càng tăng cao vì sản phẩm nhựa là sản phẩm dễ thay thế nên đây là cơ hội và triển vọng phát triển và gia tăng sản lượng của công ty. 3. Phân tích thưc trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng 3.1Môi trương bên trong donh nghiệp 3.1.Thực trạng về cơ sở vật chất 3.1.1. Mặt bằng kinh doanh Công ty Nhựa Đà Nẵng được bố trí xây dựng nằm trên đường Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng, là nơi có vị trí thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nằm ở trung độ của Việt Nam, gần trục giao thông thuỷ bộ Bắc Nam, nằm trong khu vực có nhiều đầu mối giao thông của thành phố thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và đi lại bằng các phương tiện đuờng thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không như: - Cách Cảng Đà Nẵng 10 km - Cách sân bay Đà Nẵng 3 km - Cách ga xe lữa 3 km Tổng diện tích mặt bằng hiện có của Công ty là 17.400m2, diện tích sử dụng được là 15.200 m2 và được bố trí như sau: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MĂT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY DVT: m2 STT Diện tích sử dụng Số lượng Tỷ trọng 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Diện tích nhà làm việc Diện tích kho hàng Diện tích nhà xưởng sản xuất Diện tích sinh hoạt Diện tích công trình phụ Diện tích sân bãi, đất, lối đi … Diện tích khác 1.400 1.000 3.800 250 50 10.660 240 8,05 5,75 21,84 1,44 0,29 61,26 1,38 8 Tổng nguồn vốn 17.400 100 ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng) Nhìn vào bảng bố trí mặt bằng của công ty ta thấy diện tích sân bãi và diện tích xưởng sản xuất chiếm hầu hết diện tích của Công ty khoảng 82%. Điều này là rất phù hợp với công ty sản xuất sản phẩm để kinh doanh và đặc biệt hơn cả là đặt tính sản phẩm với nhiều chủng loại như ống nhựa nên rất cần hệ thống sân bãi, lối đi bên cạnh hệ thống nhà kho. Bên cạnh đó với tổng diện tích khá lớn là 17.400 m2 đã tạo điều kiện cho công ty mở rông quy mô sản xuất kinh doanh sau này và đặc biệt với vị thế mặt bằng của công ty đặt ngay tại trung tâm thành phố đã tạo không ít thuận lợi cho công ty trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của công ty tới khách hàng, vì khi đó chi phí sẽ thấp hơn. 3.1.2. Máy móc thiết bị Máy móc thiết bị cũng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoàn thiện và liên tục. Do bị chi phối bởi đơn hàng nên việc sử dụng lao động và máy móc thiết bị không đều. Khi không có nhiều đơn hàng thì một số máy móc không sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất. Còn ngược lại thì sử dụng tối đa hoặc tăng ca. Ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. BẢNG THỐNG KÊ TIÊU BIỂU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY STT Tên máy móc Nước sản xuất Số lượng Công suất thực tế Năm SX 1 Máy cán tráng Đài Loan 1 1.150m/h 1994 2 Máy dệt ống 6 thoi Đài Loan 3 12kg/h 1996 3 Máy ép laphông nhựa PVC Đài Loan 1 50kg/h 1997 4 Máy in ống 4 thoi Singapore 1 3.000m/h 1994 5 Máy màng mỏng Đài Loan 5 60kg/h 1997 6 Máy SX ống nước nhỏ PVC Đức 1 250kg/h 1995 7 Máy tạo hạt nhựa Đài Loan 1 400kg/h 2002 8 Máy SX ống nước lớn PVC Đài Loan 2 40kg/h 1994 9 Máy làm bao ximăng Đài Loan 1 160bao/ph 1997 10 Máy sản xuất HD Việt Nam 1 30kg/h 1994 11 Lò cáp nhiệt đối lưu Việt Nam 1 1996 (Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng) Nhìn vào bảng danh mục tiêu biểu trên ta thấy rằng máy móc thiết bị của công ty rất đa dạng với rất nhiều chủng loại nên rất phù hợp cho mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều mặt hàng, sản phẩm của công ty và đa số máy móc, trang thiết bị của công ty đều nhập từ nước ngoài ( khoảng 80%), nhưng hầu hết máy móc này đều đã có thời gian sử dụng khá lâu, đa phần đều có năm sản xuất dưới năm 1995 và phần lớn được nhập từ Đài Loan với công nghệ cũ, năng suất chưa cao. 3.1.3.Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực Nhân lực là tài sản vô cùng quan trọng của Doanh nghiệp. Họ chính là người trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho Công ty. BẢNG PHÂN CHIA LAO ĐỘNG THEO TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Lao động 272 100 260 100 221 100 Lao động gián tiếp 41 15.0 37 14.2 37 16.7 - Đại học 21 7.7 26 10 28 12.7 - Trung cấp 4 1.5 1 0.4 4 1.8 - Phục vụ sản xuất 16 5.9 10 3.8 10 4.5 Lao động trực tiếp 231 85 223 85.8 184 83.3 Lao động thời vụ 0 0 0 0 0 0 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng) Qua bảng thống kê về tình hình lao động phân chia theo trực tiếp và gián tiếp ta thấy lực lượng gián tiếp giảm xuống ở năm 2006 và giữ nguyên ở năm tiếp theo. Cụ thể lực lượng lao động gián tiếp của năm 2005 là 41 người chiếm tỷ lệ 15% sau đó năm 2005 là 37 người chiếm tỷ lệ 14,2 % và năm 2007 vẩn là 37 người chiếm tỷ lệ là 16,7 %. Đây là lực lượng không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù lực lượng đó giảm nhưng chất lượng lao động lại tăng rỏ rệt, lao động đại học tăng còn trung cấp và phục vụ sản suất thì giảm 3.1.4. Phân tích thực trạng về tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1.3.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm (2005 – 2007) Bảng : TỔNG KẾT TÀI SẢN QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) A/TÀI SẢN I.TSLĐ-ĐTNH 27,449,422,443 78.34 26,221,712,449 73.3 31,638,352,668 79.7 1.Tiền 639,386,171 1.82 2,651,976,064 7.41 2,869,312,223 7.2 2.Các khoản phải thu 8,781,356,852 25.06 10,054,062,192 28.1 8,702,127,246 21.9 3.Hàng tồn kho 16,877,189,311 48.17 13,327,109,526 37.25 19,907,524,812 50.1 4.TSLĐ khác 1,151,490,109 3.29 188,564,667 0.53 159,361,387 0.4 II.TSCĐ-ĐTDH 7,587,551,942 21.66 9,553,168,725 26.7 8,078,960,909 20.3 1.Tài sản cố định 7,557,551,942 21.57 9,343,107,815 26.12 8,048,960,909 20.3 2.Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 0 0 0 3.Bất động sản đầu tư 0 0 180,060,910 0.5 0 0 4. Đầu tư tài chính dài hạn 30,000,000 0.09 30,000,000 0.08 30,000,000 0.08 TỔNG TÀI SẢN 35,036,974,385 100 35,774,881,174 100 39,717,286,577 100 B/NGUỒN VỐN 0 I.NỢ PHẢI TRẢ 14,877,467,250 42.46 15,041,353,046 42.04 18,015,463,408 45.4 1.Nợ ngắn hạn 13,329,165,156 38.04 12,182,813,929 34.05 16,234,480,019 40.9 2.Nợ dài hạn 1,452,027,830 4.14 2,858,539,117 7.99 1,780,983,389 4.5 3.Nợ khác 96,274,264 0.27 0 0 0 0 II.NGUỒN VCSH 20,159,507,135 57.54 20,733,528,128 57.96 21,701,823,169 54.6 1.Nguồn vốn và quỹ 20,211,358,756 57.69 20,741,590,034 57.98 21,674,597,455 54.6 2. Nguồn kinh phí -51,851,621 -0.15 -8,061,906 -0.02 27,225,714 0.07 TỔNG NGUỒN VỐN 35,036,974,385 100 35,774,881,174 100 39,717,286,577 100 (Nguồn: Phòng Kế Toán) *Tài sản Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể đánh giá như sau: Tổng tài sản của Công ty đều tăng trong 3 năm. Cụ thể cuối năm 2005 thì giá trị của Tổng tài sản của Công ty là 35,036,974,385đ nhưng đến năm 2006 thì tăng nhẹ lên là 35,774,881,174đ và năm 2007 là 39,717,286,577đ. Sự gia tăng của tổng tài sản xuất phát từ sự biến động của từng loại tài sản trong công ty, cụ thể là: + VỀ TSLĐ & ĐTNH Đối với TSLĐ & ĐTNH của Công ty thì có sự biến động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, luôn lớn hơn 73%. Cụ thể là cuối năm 2005 tỷ trọng TSLĐ là 78,34% với mức giá trị là 27,449,422,443đ thì đến 2006 tỷ trọng TSLĐ đã tăng lên 73.3% với mức giá trị là 26,221,712,449đ và đến cuối năm 2007 là 79.7% với mức giá trị là 31,638,352,668đ. Những nhân tố khiến cho TSLĐ & ĐTNH có sự biến động và luôn ở mức cao hơn so với TSCĐ& ĐTDH trong tổng tài sản là: - Khoản phải thu biến động và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2005 khoảng phải thu chiếm 25.06% trong tổng tài sản và đến năm 2006 thì chiếm 28.1% và nó đã chiếm 21.9% trong năm 2007. Sự biến động của khoản phải thu chủ yếu do sự biến động của khoản phải thu khách hàng. Ở năm 2006 so với năm 2005 tăng giá trị này tăng lên là 1,470,867,882 đ. Tuy nhiên ở năm 2007 so với 2006 thi nó đã giảm xuống 1,351,934,944đ Điều này cho thấy việc khắc phục tình trạng giải quyết hoạt động thu hồi các khoản phải thu khá hiệu quả. - Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trọng tổng tài sản và luôn biến đổi trong 3 năm. Cụ thể năm 2005 chiếm 48,17% trong tổng tài sản nhưng tỷ trọng này có giảm xuông vào năm 2006 với tỷ trọng 37,25% và năm 2007 lại tăng mạnh với tỷ trọng là 50.1%. Hàng tồn kho luôn ở mức cao làm cho tốc độ quay vòng của vốn lưu động giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đồng vốn trong công ty. Nguyên nhân cơ bản của việc tồn kho luôn ở mức cao là do đặc điểm sản xuất của Công ty từ trước đến nay là chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhu cầu dự trữ là rất lớn. + Về TSCĐ & ĐTDH Đối với TSCĐ& ĐTDH trong 3 năm qua tăng rồi lại giảm cụ thể là năm 2006 là 9,553,168,725đ chiếm tỷ trọng là 26.7% cao nhất so với năm 2005 và 2007 lần lượt là 7,587,551,942đ (21.66%), 8,078,960,909đ (20.3%) Việc tăng giảm của TSCĐ&ĐTDH chủ yếu là do sự tăng giảm của TSCĐ, cụ thể năm 2005 với giá trị là 7,557,551,192đ chiếm tỷ trọng 21,57% và tăng mạnh trong năm 2006 với giá trị là 9,343,107,815đ chiếm 26,12%. Sau đó lại giảm xuống vào năm 2007 với giá trị là 8,048,960,909đ chiếm 20.3%. Việc tăng lên rồi giảm xuống của TSCĐ là do sự mở rộng và thu hẹp của máy móc, trang thiết bị nhằm mang lại tối đa sự hiệu quả cho công ty trước sự biến động của nhu cầu thị trường. Đứng trước một thị trường Nhựa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, sự tăng giảm về TSCĐ cũng không có gì là khó hiểu, điều này thể hiện sự nhạy bén, kịp thời trong kinh. Tuy nhiên lại có sự phân bổ không đồng đều về tỷ trọng tài sản, TSLĐ&ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao, trong đó lượng tồn kho luôn giữ tỷ trọng cao nhât nhưng bên cạnh đó công ty đã có chính sách thu nợ khá tốt trong năm qua * Nguồn vốn Dựa vào bảng phân tích về nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2005 là 35,036,974,385 nhưng tới năm 2007 là 39,717,286,577đ . Sự gia tăng này xuất phát từ sự biến động ở cả hai loại vốn, đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó: + Nợ phải trả của Công ty có xu hướng gia tăng nhưng tăng nhẹ trong 2 năm đầu năm 2005 là 14,877,467,250đ chiếm tỷ trọng 21,57% sang năm 2006 thì giá trị nơ phải trả là 15,041,353,046 chiếm tỷ trọng là 42,04%. Nhưng sang năm 2007 chỉ số này là 18,015,463,408đ chiếm 45.5% tỷ trọng. Sự gia tăng của nợ phải trả chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn tăng mà trong đó phần lớn là vay ngân hàng. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp thấp, vốn kinh doanh của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là nhu cầu mở rộng sản xuất. + Nguồn vốn của Công ty cũng vậy không ngừng tăng lên trong 3 năm qua thể hiện ở chỗ là năm 2005 chiếm tỷ trọng là 57,54% tương ứng với mức giá trị là 20,159,507,135đ và tăng nhẹ vào năm 2006 với tỷ trọng là 57.96% tương ứng với mức giá trị là 20,733,528,128đ và đã tăng lên vào năm 2007 là 21,701,823,169đ nhưng tỷ trọng chỉ còn 54.6%. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu này trong 3 năm là do sự gia tăng của các quỹ và đặc biệt là sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối. Cụ thể lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 2,349,283,096đ năm 2005 lên 2,733,79,034đ năm 2006 và năm 2007 là 3,066,797,455đ. Tất cả những điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên, có kết quả tốt dẫn đến lợi nhuận của các cổ đông ngày càng tăng, các thành viên trong công ty tin vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nên họ sẽ tăng đầu tư vào Công ty và kết quả là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng tăng. Nhìn chung, Trong 3 năm qua nguồn vốn của Công ty đều có sự biến động đặc biệt là sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này đã cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng tốt, các cổ đông tin vào hoạt động của Công ty và quyết định đầu tư 4. Kết quả hoạt động kinh doanh. BẢNG 7. TỔNG H ỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH STT Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 54,195,234,973 57,895,012,669 63,860,824,234 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 3 Doanh thu thuần (1-2) 54,195,234,973 57,895,012,669 63,860,824,234 4 Giá vốn hàng bán 48,561,610,966 50,568,480,115 54,850,562,664 5 LN gộp (3-4) 5,633,624,007 7,326,532,554 8,875,261,570 6 Doanh thu hoạt động tài chính 18,958,244 26,804,997 95,639,277 7 Chi phí tài chính 494,811,151 602,751,611 949,590,319 8 Chi phí bán hàng 1,301,205,102 1,979,477,821 2,516,635,786 10 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 1,447,231,995 1,738,646,492 2,107,156,655 11 LN từ HĐKD(5+6-7-8-9) 2,409,334,003 3,032,461,627 3,397,518,087 12 Thu nhập khác 187,121 4,809,524 9,761,905 13 Chi phí khác 0 0 0 14 Lợi nhuận khác(12-13) 187,121 4,809,524 9761905 15 Lợi nhuận trước thuế 2,409,521,124 3,037,271,151 3,407,279,992 16 Thuế 60,238,028 303,481,117 340,482,537 17 Lợi nhuận sau thuế 2,349,283,096 2,733,790,034 3,066,797,455 ( nguồn: Phòng Kế toán) Ta nhận thấy Tổng doanh thu qua 3 năm có sự tăng trưởng rõ rệt các năm. Giá trị tăng lên của năm 2007 so với 2006 tăng gần như gấp đôi so với giá trị tăng thêm của 2006 so với 2005. điều này chứng tỏ công ty có một chiến lược khá tốt trong dài hạn, có một chính sách kinh doanh rõ ràng. Đứng trước nhiều đối thủ “đàn anh” trong ngành Nhựa như Tiền Phong, Bình Minh nhưng công ty đã xác định đúng thị trường của mình, xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình. + Giá vốn hàng bán qua các năm đều có sự biến động bởi do hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài và chịu sự tác động của giá cả thế giới. Công ty cần phải có những biện pháp khắc phục vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh lợi của Doanh nghiệp.Bên cạnh đó, công ty cần có sự hổ trợ của ngành. + Xét về chi phí ta thấy chi phí bán hàng và quản lý Doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Sở dĩ Doanh nghiệp đã tăng chi phí bán hàng là nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trước sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh, công ty có sự tăng về số lượng mặt hàng qua các năm, năm 2007 công ty có thêm sản phẩm mới nữa đó là mũ bảo hiểm Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày một có hiệu quả và luôn được cải thiện. Tuy nhiên, Công ty cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường trước những đối thủ mạnh. 4.1.1.Phân tích thông số tài chính CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH THÔNG SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Chỉ tiêu Diễn giải Đvt 2005 2006 2007 Khả năng thanh toán hiện thời TSLĐ/Nợ ngắn hạn lần 2.06 2.15 1.95 Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ-Tồn kho)/Nợ ngắn hạn lần 0.79 1.06 0.72 Vòng quay tồn kho GVHB/Tồn kho Vòng 2.88 3.79 2.74 - Số ngày tồn kho bình quân 365/Vòng quay tồn kho ngày 126.85 96.19 132.73 Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần/các khoản Pthu vòng 6.17 5.76 7.32 - Thời gian thu tiền bình quân 365/Vòng quay các khoản phải thu ngày 59.14 63.39 49.86 Vòng quay tài sản Doanh thu thuần/Tổng tài sản vòng 1.55 1.62 1.60 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/TSLĐ vòng 1.97 2.21 2.01 THÔNG SỐ NỢ Thông số nợ dài hạn Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn+vốn CSH) 0.07 0.12 0.076 Thông số nợ trên TS Tổng nợ/Tổng tài sản 0.42 0.42 0.45 THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI ROS LN ròng/Tổng DT 0.04 0.05 0.048 ROA LN ròng/Tổng TS 0.07 0.08 0.077 ROE LN ròng/vốn CSH 0.12 0.13 0.14 Thông Số Khả Năng Thanh Toàn + Khả năng thanh toán hiện thời Qua bảng thông số tài chính của Công ty ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty tăng lên rồi lại giảm xuống nhưng sự tăng giảm này là không đáng kể. Năm 2005 là 2.06 lần, năm 2006 là 2.15 lần và năm 2007 là 1.95 lần. Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán của công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các TSNH trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn. Với dữ liệu trên chưa thể khẳng định được tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng qua 3 năm thông số này đều lớn hơn 1 điều này có nghĩa là Công ty thuận lợi trong việc tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. + Khả năng thanh toán nhanh Thông số này là công cụ hỗ trợ, bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi đánh giá về khả năng thanh toán. Thông số này không xét đến lượng tồn kho, nó tập trung đến các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao như tiền mặt, phải thu khách hàng. Qua thông số này qua 3 năm ta có thể thấy được lượng tồn kho của công ty là rất lớn, tăng lên ở năm 2006 rồi lại giảm xuống ở năm tiếp theo. Điều này có thể thấy được sự khó khăn trông việc cạnh tranh với các đối thủ trong năm vừa qua. Năm 2007 lượng tồn kho trong công ty chiếm hơn 50% trong tổng TSNH. Qua hai thông số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh, đã đặt ra cho công ty một bài toán trong công việc quản lý hàng tồn kho. + Vòng quay tồn kho. Thông số này cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để chuyển thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm. Thông thường, vòng quay hàng tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho càng hiệu quả và hàng tồn kho càng mới và khả nhượng. Tuy nhiên, đôi khi vòng quay hàng tồn kho cao có thể là dấu hiệu duy trì quá ít hàng tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dữ trữ. Vòng quay hàng tồn kho thấp là dấu hiệu duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hóa. Năm 2006 là năm công ty quản lý hàng tồn kho tốt nhất trong ba năm trên với 3.79 vòng tương ứng với 96.19 ngày tồn kho nhưng sang năm 2007 thì vòng quay này là 2.74 giảm hơn so với năm 2005 là 2.88. Qua đây có thể thấy rõ hơn về lượng tồn kho của công ty, nhưng đây cũng là đặc thù của ngành, luôn sẵn sàng sản phẩm cho khách hàng cũng như lợi thế cạnh tranh. + Vòng quay các khoản phải thu Thông số này cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng phải thu khách hàng và mức hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ, thông số này cho biết số lần phải thu khách hàng chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn. Thật khó có thể đưa ra một kết luận chính xác cho tình hình chuyển hóa thành tiền của các khoản phải thu tại công ty khi không có số liệu về ngành, nhìn chung thì vòng quay các khoản phải thu của công ty không được cao, cao nhất là năm 2007 với 7.32 vòng tương ứng với 49.86 ngày còn năm 2006 thông số này là 5.76 vòng ứng với 63.39 ngày thu tiền. Điều này chứng tỏ công ty có được chính sách thu nợ tốt hơn trong năm qua. + Vòng quay tài sản Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Thông số này cho biết hiệu qủa tương đối của công ty trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Từ những phân tích trước đây về khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho, chúng ta có thể kết luận rằng đầu tư quá mức vào khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho là nguyên nhân làm vòng quay tổng tài sản thấp. Kết quả trên cho thấy việc đầu tư là mang lại lợi nhuận nhưng chưa được cao điều này cũng dễ thấy được khi lượng tồn kho của công ty là tương đối lớn qua các năm. Thông Số Nợ + Thông số nợ trên tài sản Tỷ lệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn vay bằng cách biểu diễn tỷ lệ phần trăm phần tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Ở đây chênh lệch không nhiều qua các năm, năm 2005 và 2006 đều có tỷ lệ là 42% , 58% còn lại được tài trợ bằng vốn chủ. Còn sang năm 2007 thông số nợ trên tài sản là 45% về lý thuyết thì vào thời điểm này nếu công ty được bán đi thì phải bán được ở mức tối thiểu là 0.45 đồng trên mỗi đồng tài sản để không đưa các chủ nợ vào nguy cơ mất vốn, từ đây có thể thấy được tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ càng lớn, lớp đệm an toàn cho các chủ nợ càng lớn. Hay nói cách khác tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao, rủi ro tài chính càng cao và ngược lại + Thông số nợ dài hạn Thông số này cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn của công ty. Nó biểu thị tầm quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của công ty. Thông số này của công ty là không đều qua các năm, tăng lên rồi lại giảm xuống, cao nhất là năm 2006, là 0.12 chứng tỏ năm này công ty khai thác tốt lợi thế đòn bẩy nhất trong 3 năm qua. Tuy nhiên , cần lưu ý là các tỷ lệ nợ chỉ tính trên số liệu kế toán nên đôi khi cũng cần tính lại các thông số này theo giá trị thị trường để có được thông tin đánh giá chuẩn xác hơn. Thông Số Khả Năng Sinh Lợi + Thu nhập trên tổng tài sản( ROA) Thể hiện hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng lên rồi lại giảm nhẹ nhưng chưa cao. Cụ thể năm 2005 cứ 1 đồng đầu tư thì thu về 0.07 đồng tiền lời, năm 2006 là 0.08 và năm 2007 là 0.077. + Thu nhập trên vốn chủ(ROE) Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ. Đây có lẽ là thông số qan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA chính là ROE. Trên đây thông số này tăng đều trong 3 năm cụ thể là năm 2005 là 0.12, năm 2006 là 0.13, và 0.14 là năm 2007. Nhìn chung ta thấy hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng dù chưa cao. Nhận xét chung, Công ty Nhựa Đà năng là công ty đã được cổ phần hoá từ năm 2001, từ đó đến nay Công ty đã nổ lực và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đối thủ cạnh tranh đang xâm vào thị trường Đà Nẵng nói riêng và Miền trung – Tây nguyên nói chung vì vậy Công ty cần nổ lực hơn nữa để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra và đủ sức cạnh tranh được với những đối thủ mạnh. 4.1.2. Sản phẩm của Công ty Hiện nay, sản phẩm của công ty được phân theo các chủng loại khác nhau: + Sản phẩm nhựa PVC cứng và HDPE (uPVC and HDPE pipes): các cỡ từ Φ20 – Φ90, cỡ lớn từ Φ110 – Φ315, đây là những sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất của công ty . - Ống nhựa uPVC cứng, dạng thẳng, màu xám thì công ty cho ra nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau, sản phẩm này hiện đang sử dụng rất phổ biến với công dụng như dùng để làm ống nước, bảo vệ dây điện,… - Ống HDPE mềm, dạng cuộn, màu đen cũng có nhiều kích cỡ, quy cách khác nhau, sản phẩm dùng rất thích hợp để sử dụng cho hệ thống nước sạch, cho các công trình xây dựng, hệ thống tưới tiêu cho các loại cây hoa màu. Đối với sản phẩm này, sức chịu đựng tốt, dẻo, mềm, nên thuận tiện cho nhiều hoạt động tưới tiêu. + Sản phẩm bao bì: bao gồm các loại sản phẩm như màng mỏng, các túi bằng nhựa PP, PE nhỏ phục vụ cho việc đựng hàng bán lẻ; bao dệt bằng sợi PP,PE, bao ximăng các loại, bao đựng các mặt hàng nông sản,… + Sản phẩm ép: bao gồm các sản phẩm nhựa như: dép, ủng cho trẻ, người lớn; thau, khay nhựa, cặp lồng đựng cơm,… được sản xuất từ nhựa PVC mềm. + Sản phẩm chuyên dùng: đây là nhóm sản phẩm có rất nhiều loại, có thể nói là trên 30 mặt hàng khác nhau bao các sản phẩm như: ghế nhựa, các loại két bia, ống rửa chai bao, lõi chỉ, con lăn, cánh quạt,… 4.1.3.Đặc điểm về vật tư nguyên liệu Để có sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thì phải có nguyên vật liệu, đó chính là yếu tố cơ bản để Công ty sản xuất ra sản phẩm đồng thời cũng là mặt hàng kinh doanh của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty có những đặc điểm sau: * Hạt nhựa PP: được sử dụng đế sản xuất ra màng mỏng. * Nhựa PE cao áp: dùng để sản xuất ra các sản phẩm rỗng chịu đựng được sự va đập mạnh. * Nhựa PE hạ áp: dùng để sản xuất các sản phẩm ép, ống nước có màu xám, chai, lọ… * Nhựa PEHD, PELD: dùng để sản xuất các sản phẩm nhựa ép như: đĩa, cánh quạt, két bia và ống nước màu đen. Đây là những nguyên vật liệu chính để sản xuất, ngoài ra còn có hạt nhựa polystyrence và các chất phụ gia khác như: dầu hoá dẻo POD, bột nở nhũ, mực in, dung môi, hạt nhựa PVC… Do ngành công nghiệp hoá dầu ở nước ta chưa phát triển để sản xuất ra các hạt nhựa nên phần lớn nguyên vật liệu đều nhập từ nước ngoài, nên viêc vận chuyển nguyên liệu thường làm gián đoạn quá trình sản xuất. Do công ty chưa có kế hoạch tồn kho hợp lý mà chỉ tồn kho ở mức thấp thấp nhất Imin = 20%, ngoài ra Công ty Nhựa Đà Nẵng là đơn vị kinh tế ở Miền Trung được cấp hạn ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu với giá gốc nên đây là nhân tố làm cho sản phẩm của Công ty có giá thành hạ hơn so với các cơ sở khác. Việc sử dụng nguyên vật liệu khá quan trọng, có khoảng 60% - 80% nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất, còn lại Công ty dùng để kinh doanh góp phần tạo nguồn vốn hổ trơ việc kinh doanh của Công ty. Trong những năm 90, hằng năm Công ty phải dự trữ khoảng 40% nguyên vật liệu nhưng nay Công ty chỉ cần dự trữ 10% - 15% và nó chỉ tăng lên khi tình hình nguyên vật liệu gặp khó khăn , nhất là vào mùa mưa bão. Và khi mua sắm nguyên vật liệu Công ty thường căn cứ vào: - Định mức từng sản phẩm. - Nhu cầu thị trường. - Tồn kho nguyên vật liệu - Vốn hiện có của Công ty. 5.Ma trận EFE(Môi trường bên ngoài): Đánh giá tổng hợp các yếu tố bên ngoài Các nhân tố Mức độ quan trọng Mức độ tác động Điểm cộng dồn 1.Dân số phát triển mạnh 0,2 3 0,6 2. Công nghệ sản xuất ít thay đổi 0,1 1 0,1 3.Hệ thống pháp luật ở nước ta ít thay đổi 0,1 2 0,2 4. Đối thủ cạnh tranh chính đang gặp khó khăn. 0,1 3 0,3 5.Môi trường tự nhiên thay đổi theo mùa 0,05 1 0,05 6. Nhiều thị trường còn bỏ ngõ 0,1 2 0,2 7. Không chủ động được nguyên vật liệu -0,1 3 -0,3 8. Môi trường đầu tư thông thoáng nên đã thu hút nhiều đầu tư -0,05 2 -0,1 9. Khách hàng quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ -0,05 2 -0,1 10. Áp lực cạnh tranh cao do nhiều công ty mở rộng địa bàn hoạt động. -0,15 2 -0,3 5.2Ma trận IFE(Môi trường bên trong): Đánh giá các yếu tố bên trong Các nhân tố Mức độ quan trọng Mức độ tác động Điểm cộng dồn 1. Sản phẩm có chất lượng, độ an toàn cao 0.2 3 0.6 2. Uy tín thương hiệu lớn (thị phần lớn hình ảnh luôn đi kèm với trách nhiệm cộng đồng) 0.1 3 0.3 3. Trang thiết bị máy móc phân bố không đều trong sản xuất 0.1 2 0.2 4. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm 0.1 3 0.3 5. Có chi nhánh rãi khắp cả nước 0.1 3 0.3 6. Đa dạng về chủng loại hàng hóa 0.15 3 0.45 7. Ứng dụng những tiến bộ của khoa học 0.05 2 0.1 8. Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ và đang được mở rộng 0.1 3 0.3 9. Có mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng hiện tại 0.1 2 0.2 10. Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt -0.15 3 -0.45 11. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu -0.1 3 -0.3 12. Lực lượng bán hàng ở các tỉnh còn mỏng -0.1 2 -0.2 13. Các dịch vụ đi kèm sản phẩm chưa được chú trọng -0.05 2 -0.3 14. Ngân sách dành cho Marketing còn quá ít ỏi -0.1 2 -0.2 15. Kênh phân phối chưa khai thác hết tiềm năng thị trường -0.1 2 -0.2 5.3Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Yếu tố Hạng (mức quan trọng) Công ty nhựa Bình Minh Công ty nhựa Cần Thơ Công ty nhựa Tiền Giang Điểm quan trong Điểm đánh giá Điểm quan trong Điểm đánh giá Điểm quan trong Điểm đánh giá Khả năng tài chính 0.4 3 0.12 3 0.12 3 0.12 Hệ thống phân phối 0.1 4 0.4 2 0.2 3 0.12 Chủng loại sản phẩm 0.15 2 .3 3 0.45 3 0.12 Nguồn lực 0.15 2 0.3 2 0.3 1 0.15 Lòng trung thành của KH 0.2 4 0.8 4 0.8 3 0.6 Tổng 1.00 1.92 1.87 1.08 NX: Dựa vào hình ảnh cạnh tranh ta thấy công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng có vị thế cạnh tranh hơn không nhiều lắm so với công ty nhựa Bình Minh và có vị thế cạnh tranh lớn hơn nhiều so với công ty nhựa Tiền Giang 5.4 Ma trận SWOT(Từ những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu đã được phân tích trên, ta có ma trận SWOT) SWOT Cơ hội O1. Dân số phát triên mạnh O2 Công nghệ sản xuất ít thay đổi O3 Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các ban ngành địa phương O4. Đối thủ cạnh tranh chính đang gặp khó khăn O5 Hệ thống pháp luật ít thay đổi O6 Nhiều thị trường còn bỏ ngõ. Đe dọa T1 Sự gia nhập ngành của các công ty nước ngoài T2 Khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ tăng thêm T3 Không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào T4 Nhiều công ty đã bắt đầu mở rộng quy mô Điểm mạnh S1 Sản phẩm có chất lượng , độ an toàn cao S2 Uy tín công ty ngày càng nâng cao S3 Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và đã được mở rộng S4 Nhân viên trẻ nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm S5 Đa dạng chủng loại hàng hóa S6 cố sự sáng tạo trong cách phân bố trang thiết bị trong sản xuất S7 Có chi nhánh rải khắp S8 Có mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại Kết hợp SO Kết hợp S(1,2)với O1 Kết hợp S (1, 2, 4,5) với O (5,6) Kết hợp S(1, 2, 3, 8) với O (1,4) Kết hợp S(3, 4,5) với 0 (1,3,6) Kết hợp S(6) với O (1,3) Kết hợp ST 1.Kết hợp S (1,2,6,8) với T(1,4) 2. Kết hợp Điểm yếu W1 Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt W2 Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu W3 Ngân sách dành cho marketing quá hạn hẹp W4 Lực lượng bán hàng ở hai miền Bắc, Nam còn mỏng W5 Các dịch vụ đi kèm sản phẩm chưa được chú trọng W6 Kênh phân phối chưa khai thác hết tiềm năng thị trường W7 Chưa tận dụng những lợi thế sẵn có để khai thác thị trường còn bỏ ngõ Kết hợp WO Kết hợp W (4, 6, 7) với O (4,6) Kết hợp W(1,3,5) với O (1,4,6) Kết hợp W(1,3,4,6) với Kết hợp WT 1. Kết hợp 2. Kết hợp Các kết hợp + Phương án này sử dụng các cặp kết hợp sau S(1, 2) O1 để tận dụng lợi thế uy tín công ty đang được biết đến ngày càng nhiều hơn cộng với năng lực sản xuất tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là những phân khúc công ty chưa khai thác + Kết hợp S (1,2,4,5) với O (5,6) để tận dụng uy tín công ty, đội ngũ nhiệt tình, am hiểu sản phẩm cộng với sự đa dạng trong chủng loại có thể làm hài lòng những khách hàng ở những thị trường còn bỏ ngõ. + Kết hợp S(1, 2, 3, 8) với O (1,4) tận dụng những giá trị sẵn có đang ngày càng gia tăng để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng hiện tại, dựa vào đó để lan truyền, thuyết phục và thu hút những khách hàng của đối thủ cạnh tranh chính. Nhất là tại thị trường Miền Trung, nơi mà công ty đã tạo dụng hình ảnh lâu dài nhưng vẫn còn nhiều đối tượng khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ. + Kết hợp S(3, 4,5) với 0 (1): Từ khi công ty đầu tư vào cơ sở trang thiết bị đã phần nào khắc phục tình trạng thiếu hàng hóa, năng lực sản xuất tăng lên làm cho công ty có thể cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng hiện tại, cộng với chủng loại hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ thuyết phục và tạo lập những mối quan hệ với khách hàng mới. + Kết hợp S(3, 4,5) với 0 (1,3,6): Nghĩa là công ty sẽ chú trọng cải thiện về cơ cấu lực lượng cũng như đầu tư có chiều sâu đối với các hoạt động Marketing, nhất là bán hàng trực tiếp và khuyến mãi, các dịch vụ sau bán để thu hút những khách hàng vốn trước đây chưa có ý niệm gì về sản phẩm của công ty chuyển sang sử dụng. Đồng thời, gắn kết chặc chẽ với những khách hàng đã thân thuộc. + Kết hợp S(6) với O (1,3): Dựa vào truyền thông nghiên cứu sáng tạo mà công ty đã xây dựng lâu này, công ty nên tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ cho nhân viên đưa ra những sáng kiến mới về bao gói, công dụng, cải tiến sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn những phân đoạn thị trường thế mạnh đồng thời thu hút những đối tượng khách hàng mới. + Kết hợp S (1,2,4,5) với O (5,6) để tận dụng ưu thế về chất lượng sản phẩm, uy tín để củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại, giúp họ vững tin vào sản phẩm của công ty. + Kết hợp W (4,6,7) với O (5,6): Nghĩa là công ty nên tuyển dụng những nhân viên am hiểu thị trường, khách hàng và sản phẩm, nhất là hai miền Nam, Bắc để tận dụng lúc đối thủ cạnh tranh chính còn gặp khó khăn để tạo dựng mối quan hệ, đáp ứng tốt hơn những khách hàng vốn trước đây là của đối thủ, đồng thời mở rộng sang những khách hàng ở những thị trường chưa được khai thác trước đây. + Kết hợp W (1,5) với O(1,4,6), kết hợp S (1,2,6,8) với T(1,4): Công ty cần chú trọng đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách bài bản, có hệ thống, có chiều sâu để gia tăng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng, thu hút những khách hàng mới, đồng thời tạo dựng lợi thế trước những đối thủ tiềm tàng. Dựa vào uy tín, những giá trị mà công ty đã tích lũy sau 32 năm hoạt động cộng với hoạt động Marketing để tận dụng những thuận lợi từ thị trường, mở rộng danh sách khách hàng và chuẩn bị sẳn sàng trước khó khăn thâm nhập của các công ty nước ngoài. Ma trận space: Trục hoành Trục tung Vị trí chiến lược bên trong Lợi thế cạnh tranh(CA) Điểm Sức mạnh tài chính(FS) Điểm Lòng trung thànhKH -1 Khả năng thanh toán 4 Chất lượng sản phẩm -2 Lưu thông tiền mặt 4 Chu kỳ sống của sản phẩm -2 Rủi ro trong kinh doanh 1 Thị phần -3 Vốn luân chuyển 4 Trung bình -2 Trung bình 3.25 Sức mạnh của nghành(IS) Sự ổn định của môi trường(ES) Vị trí chiến lược bên ngoài Sự ổn định về tài chính 4 Tỷ lệ lạm phát -4 Sự dể dàng thâm nhập thị trường 2 Sự biến đổi của nhu cầu -2 Sử dụng nguồn lực 4 Loại giá của sản phẩm cạnh tranh -1 Quy mô vốn 5 Áp lực cạnh tranh -2 Trung bình 3.75 Trung bình -2.25 Cộng điểm trục hoành 1.75 Cộng điểm trục tung 1.00 FS +6 Tấn công Thận trọng +5 +4 +3 +2 +1 CA -6 -5 -4 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 IS -1 Phòng thủ Cạnh tranh -2 -3 -4 -5 -6 ES NX: Công ty mạnh về tài chính và đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh trong một nghành tương đối ổn định . Công ty nên phát huy chiến lược tiến công, phát triển nhanh thị trường , thu hút khách hàng 5.6 Ma trận tham gia _ phát triển thị trường BCG SBU Thu nhập %thu nhập Lợi nhuận %lợi nhuận/tổng LN của DN %thị phần so với đối thủ cạnh tranh %mức tăng trưởng của thị trường 2005 54,195,234,973 30.8 63,860,824,234 90.83 150 18 2006 57,895,012,669 32.9 3,032,461,627 4.31 130 9 2007 63,860,824,234 36.3 3,397,518,087 4.86 80 5 Tổng cộng 175951071876 100 70,300,803,938 100.00 Thị phần tương đối 200 150 130 100 80 0 ngôi sao Con bò sữa dấu hỏi Con chó 20 Tỷ lệ tăng trưởng của doanh số bán hàng trong nghành 18 10 9 5 0 NX: Vì SBU1 nằm ở nhóm ngôi sao nên có mức tăng trưởng cao và thị phần tương đối lớn Vì SBU2 năm ở nhóm bò sữa thị phần cao mức tăng trưởng thấp không nên đầu tư nhiều đầu tư vừa phải Vì SBU3nằm ở nhóm con chó nên thị phần nhỏ có mức tăng trưởng thấp 5.7 Ma trận các yếu tố bên trong_bên ngoài(IE) SBU Thu nhập %thu nhập Lợi nhuận %lợi nhuận/tổng LN của DN Số điểm IFE Số điểm EFE 2005 54,195,234,973 30.8 63,860,824,234 90.83 1.5 1.4 2006 57,895,012,669 32.9 3,032,461,627 4.31 2.3 2.5 2007 63,860,824,234 36.3 3,397,518,087 4.86 3.5 3.2 Tổng cộng 175951071876 100 70,300,803,938 100.00 Tổng số điểm quan trọng của IFE 4.0 3.5 3.0 2.3 2.0 1.5 1.0 I II III IV V VI VII VIII IX Tổng số điểm quan trọng của EFE 3.2 3.0 2.5 2.0 1.4 1.0 NX: Vì SBU3 nằm ở ô I nên sử dụng chiến lược phát triển và xây dựng :phát triển sản phẩm phát triển thị trường thâm nhập thị trường Vì SBU2 nằm ở ô V nên sử dụng chiến lược năms giữ và duy trì doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược cho SBU này Vì SBU1 nằm ở ô IX nên sử dụng chiến lược thu hoạch và loại bỏ bớt:loại bỏ cắt giảm và thanh lý 5. 8 Ma trận chiến lược chính: GÓC TƯ II GÓC TƯ I 1.PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 1.PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 2.THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 2.THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 3.PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 3.PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 4.KẾT HỢP THEO CHIỀU NGANG 4.KẾT HỢP VỀ PHÍA TRƯỚC 5.LOẠI BỎ 5.KẾT HỢP VỀ PHÍA SAU 6.THANH LÝ 6.KẾT HỢP THEO CHIỀU NGANG 7.ĐA DẠNG HÓA TẬP TRUNG GÓC TƯ III GÓC TƯ IV 1.GIẢM BỚT CHI TIÊU 1.ĐA DẠNG HÓA TẬP TRUNG 2.ĐA DẠNG HÓA TẬP TRUNG 2.ĐADẠNG HÓA THEO CHIỀU NGANG 3.ĐA DẠNG HÓA THEO CHIỀU NGANG 3.ĐA DẠNG HÓA KẾT KHỐI 4.ĐA DẠNG HÓA KẾT KHỐI 5.LOẠI BỎ 6.THANH LÝ VỊ TRÍ CẠNH TRANH YẾU VỊ TRÍ CẠNH TRANH MẠNH SỰ TĂNG TRƯỞNG NHANH CHÓNG CỦA THỊ TRƯỜNG SỰ TĂNG TRƯỞNG CHẬM CHẠP CỦA THỊ TRƯỜNG 5. 9 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG PHÂN LOẠI CÁC CHIÊN LƯỢC KHẢ THI CÓ THỂ LỰA CHỌN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỂM HẤP DẪN TỔNG ĐIỂM HẤP DẪN ĐIỂM HẤP DẪN TỔNG ĐIỂM HẤP DẪN Các nhân tố bên ngoài 1.Dân số phát triển mạnh 3 3 9 4 12 2. Công nghệ sản xuất ít thay đổi 1 2 2 1 1 3.Hệ thống pháp luật ở nước ta ít thay đổi 2 3 6 3 6 4. Đối thủ cạnh tranh chính đang gặp khó khăn. 3 4 12 3 9 5.Môi trường tự nhiên thay đổi theo mùa 1 2 2 3 3 6. Nhiều thị trường còn bỏ ngõ 2 1 2 3 6 7. Không chủ động được nguyên vật liệu 3 2 6 1 2 8. Môi trường đầu tư thông thoáng nên đã thu 2hút nhiều đầu tư 2 3 6 4 8 9. Khách hàng quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ 2 3 6 4 8 10. Áp lực cạnh tranh cao do nhiều công ty mở rộng địa bàn hoạt động. 2 3 6 2 4 Các yếu tố bên trong 1. Sản phẩm có chất lượng, độ an toàn cao 3 4 12 3 9 2. Uy tín thương hiệu lớn (thị phần lớn hình ảnh luôn đi kèm với trách nhiệm cộng đồng) 3 3 6 4 12 3. Trang thiết bị máy móc phân bố không đều trong sản xuất 2 1 2 2 4 4. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm 3 3 9 4 12 5. Có chi nhánh rãi khắp cả nước 2 2 4 3 6 6. Đa dạng về chủng loại hàng hóa 3 2 6 3 9 7. Ứng dụng những tiến bộ của khoa học 3 2 6 3 9 8. Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ và đang được mở rộng 3 3 9 4 12 9. Có mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng hiện tại 3 3 9 2 6 10. Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt 2 1 2 2 4 11. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu 3 1 3 2 6 12. Lực lượng bán hàng ở các tỉnh còn mỏng 3 2 6 1 3 13. Các dịch vụ đi kèm sản phẩm chưa được chú trọng 2 2 4 1 2 14. Ngân sách dành cho Marketing còn quá ít ỏi 2 2 4 1 2 TỔNG 139 155 NHẬN XÉT: Chúng ta nên chọn chiến lược phát triển thị trường vì:tổng số điểm là 155cao hơn so với chiến lược tham nhập thị trường có tổng điểm là139 THỰC THI CHIẾN LƯỢC : I.Xác định mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạnaMục tiêu dài hạn của doanh nghiệp BỘ PHẬN 1 Mục tiêu hàng năm BỘ PHẬN 3 Mục tiêu hàng năm BỘ PHẬN 2 Mục tiêu hàng năm R&D Tài chính Sản xuất Nhân lực Mua hàng Gửi hàng Ks chất lượng Sản lượng Tiến độ phân bổ nguồn lực: _phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý làm sao cho hiệu quả _phân bổ nguồn lực vật chất :NVL phân bổ một cách hợp lý làm sao cho sản xuất không gián đoạn Đề ra chính sách : Chiến lược thâm nhập thị trường + Kết hợp tận dụng những giá trị sẵn có đang ngày càng gia tăng để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng hiện tại, dựa vào đó để lan truyền, thuyết phục và thu hút những khách hàng của đối thủ cạnh tranh chính. Nhất là tại thị trường Miền Trung, nơi mà công ty đã tạo dụng hình ảnh lâu dài nhưng vẫn còn nhiều đối tượng khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ. + Kết hợp từ khi công ty đầu tư vào cơ sở trang thiết bị đã phần nào khắc phục tình trạng thiếu hàng hóa, năng lực sản xuất tăng lên làm cho công ty có thể cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng hiện tại, cộng với chủng loại hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ thuyết phục và tạo lập những mối quan hệ với khách hàng mới. + Kết hợp nghĩa là công ty sẽ chú trọng cải thiện về cơ cấu lực lượng cũng như đầu tư có chiều sâu đối với các hoạt động Marketing, nhất là bán hàng trực tiếp và khuyến mãi, các dịch vụ sau bán để thu hút những khách hàng vốn trước đây chưa có ý niệm gì về sản phẩm của công ty chuyển sang sử dụng. Đồng thời, gắn kết chặc chẽ với những khách hàng đã thân thuộc. + Kết hợp dựa vào truyền thông nghiên cứu sáng tạo mà công ty đã xây dựng lâu này, công ty nên tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ cho nhân viên đưa ra những sáng kiến mới về bao gói, công dụng, cải tiến sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn những phân đoạn thị trường thế mạnh đồng thời thu hút những đối tượng khách hàng mới. + Kết hợp để tận dụng ưu thế về chất lượng sản phẩm, uy tín để củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại, giúp họ vững tin vào sản phẩm của công ty. Chiến lược mở rộng thị trường + Phương án này sử dụng các cặp kết hợp sau để tận dụng lợi thế uy tín công ty đang được biết đến ngày càng nhiều hơn cộng với năng lực sản xuất tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là những phân khúc công ty chưa khai thác + Kết hợp để tận dụng uy tín công ty, đội ngũ nhiệt tình, am hiểu sản phẩm cộng với sự đa dạng trong chủng loại có thể làm hài lòng những khách hàng ở những thị trường còn bỏ ngõ. + Kết hợp nghĩa là công ty nên tuyển dụng những nhân viên am hiểu thị trường, khách hàng và sản phẩm, nhất là hai miền Nam, Bắc để tận dụng lúc đối thủ cạnh tranh chính còn gặp khó khăn để tạo dựng mối quan hệ, đáp ứng tốt hơn những khách hàng vốn trước đây là của đối thủ, đồng thời mở rộng sang những khách hàng ở những thị trường chưa được khai thác trước đây. + Kết hợp công ty cần chú trọng đầu tư vào các hoạt động Marketing một cách bài bản, có hệ thống, có chiều sâu để gia tăng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng, thu hút những khách hàng mới, đồng thời tạo dựng lợi thế trước những đối thủ tiềm tàng. Dựa vào uy tín, những giá trị mà công ty đã tích lũy sau 32 năm hoạt động cộng với hoạt động Marketing để tận dụng những thuận lợi từ thị trường, mở rộng danh sách khách hàng và chuẩn bị sẳn sàng trước khó khăn thâm nhập của các công ty nước ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthong_3804.doc
Tài liệu liên quan