Một số bất cập trong chế định tổ chức lại doanh nghiệp của luật doanh nghiệp năm 2014

Trong thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo các biện pháp chia, tách hợp nhất và sáp nhập tại các Điều 192, 193, 194, 195 LDN năm 2014, pháp luật quy định thời hạn gửi thông báo tới chủ nợ và người lao động của doanh nghiệp là 15 ngày kể từ ngày thông qua hợp đồng hoặc quyết định tổ chức lại. Trong khi đó, các quy định về đăng ký và đăng ký lại doanh nghiệp tại các Điều 27, 31, 32 LDN năm 2014 ấn định thời gian là 03 ngày làm việc để cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung của các quy định này, không thể xác định được việc gửi quyết định, hợp đồng tổ chức lại tới chủ nợ và người lao động sẽ phải thực hiện trước hay sau khi doanh nghiệp thực hiện xong biện pháp tổ chức lại. Cũng theo nội dung điều luật, việc gửi thông báo ngoài ý nghĩa thông tin, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật đã được xác lập giữa các bên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Giả sử xét một trường hợp, doanh nghiệp A tiến hành hợp nhất với doanh nghiệp B. Doanh nghiệp A có số dư nợ gần bằng tổng số tài sản hiện có. Phương án hợp nhất giữa A và B không được một số thành viên (cổ đông) của A hoặc B chấp nhận. Theo quy định tại các Điều 52, 129 LDN năm 2014, các thành viên này có quyền rút ra khỏi doanh nghiệp bằng cách yêu cầu mua lại phần vốn góp. Có thể thấy, những người này đã có cơ hội an toàn rút ra khỏi phần nghĩa vụ mà họ đáng ra phải gánh chịu. Cùng với sự bất hợp lý khi doanh nghiệp mắc nợ có quyền chủ động chuyển nghĩa vụ tới một doanh nghiệp mới với phương án tổ chức, phương án kinh doanh mới mà không cần có sự đồng ý của chủ nợ như đã trình bày ở phần trên, chúng tôi cho rằng trong các biện pháp tổ chức lại, cần phải có thêm thủ tục phân loại chủ nợ và gửi thông báo về phương án tổ chức lại tới các chủ nợ trước khi có quyết định hoặc thông qua hợp đồng tổ chức lại doanh nghiệp để tạo cho các đối tượng này một cơ hội phản đối.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập trong chế định tổ chức lại doanh nghiệp của luật doanh nghiệp năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 23 Kế thừa, phát triển những mô hình sẵn có để tạo lập những mô hình kinh doanh mới là bước tiếp nối tất yếu của lịch sử hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Trong tiến trình đó, lựa chọn và thay đổi hình thức tổ chức kinh doanh đã xác lập cũng tồn tại như một lẽ tất yếu. 1. Về loại hình doanh nghiệp được tham gia tổ chức lại Bản chất của tổ chức lại doanh nghiệp là những cách thức, biện pháp làm thay đổi quy mô, hình thức, tính chất tổ chức đã được xác lập của một doanh nghiệp. Sẽ không thể có tự do lựa chọn mô hình kinh doanh nếu chủ sở MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CHẾ ĐỊNH TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 Trần Trí Trung1 1 Tiến sỹ, Trường Đại học luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 3 Law of Corporates No. 68/2014/QH13 dated 26 November 2014 Tóm tắt: Chế định pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp được đề cập lần đầu trong Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và tiếp tục được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN năm 2014). Theo đó, các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được đề cập tại chương IX LDN năm 2014, bao gồm: Chia doanh nghiệp (Điều 192), tách doanh nghiệp (Điều 193), hợp nhất doanh nghiệp (Điều 194), sáp nhập doanh nghiệp (Điều 195) và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Điều 196, 197, 198, 199)2. Sự xuất hiện và tồn tại của những quy định này đã tạo cơ hội cho chủ sở hữu doanh nghiệp có thể thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp mà họ đã tạo lập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chế định này vẫn còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bảo đảm cho pháp luật trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư trong việc chủ động thay đổi mô hình tổ chức kinh doanh mà họ đã lựa chọn. Sau đây chúng tôi đề cập đến một số vấn đề có thể sẽ trở thành mối quan tâm chung trong quá trình từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp. Từ khóa: Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự Nhận bài: 06/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Some problems of corporate reorganization under the Law of Coporate 2014 Abstract: Legal regulations on corporate reorganization was fistly mentioned in the 1999 Law of Corporates, then in the Law of Corporates in 2005 and in the Law of Corporates 2014. Accordingly, measures corporate reorganization referred to in Chapter IX of Enterprise Law 2014, including: Division of corporates (Article 192), separation of corporates (Article 193), merge of corporates (Article 194), accquisition of corporates (Article 195) and transformation of corporate type (Article 196, 197, 198, 199)3. The emergence and existence of these regulations created opportunities for business owners to change the form of businesses that they had established. However, for some extents, the regulations should be further studied for better improvement and perfection to ensure that the law can effectively support investors to actively change the corporate forms. The paper mentions some problems could become common concerns in the process of gradual improvement of legislation on corporate reorganization. Keywords: Law of Corporates, Civil Code Received: Oct 06th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 24 hữu doanh nghiệp luôn bị bó buộc trong một hình thức kinh doanh nhất định nào đó. Với nghĩa ấy, thay đổi mô hình tổ chức kinh doanh chính là biểu hiện của tự do tạo lập, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của chủ sở hữu. Có cùng tính chất với thành lập doanh nghiệp, tái cấu trúc (tổ chức lại) doanh nghiệp cần được xem là một quyền căn bản của chủ sở hữu và cần được ghi nhận trong mỗi hệ thống pháp luật tiến bộ và hiện đại. Pháp luật Việt Nam hiện nay đã ghi nhận bốn loại hình doanh nghiệp và năm biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp. Trong năm biện pháp tổ chức lại được quy định từ Điều 192 đến Điều 199 LDN 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có quyền thực hiện cả năm biện pháp tổ chức lại, hai loại hình doanh nghiệp khác (Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) có quyền thực hiện một hoặc hai biện pháp tổ chức lại (Công ty hợp danh chỉ có quyền thực hiện các biện pháp hợp nhất và sáp nhập. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể thực hiện một biện pháp chuyển đổi doanh nghiệp)4 . Dễ dàng nhận thấy, công ty TNHH và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu của chúng có trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đây là hai loại hình được thực hiện đầy đủ cả năm biện pháp tổ chức lại. Còn ở loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN), là các loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu đích thực của chúng có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp, chỉ được quyền thực hiện số ít những biện pháp đó. Liên hệ đến các biện pháp tổ chức lại đã được xác định trong luật, dường như có sự phân biệt theo tính chất trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu giữa các loại hình doanh nghiệp dẫn đến sự liên hệ về tính bình đẳng và công bằng giữa những nhà đầu tư khi những chủ thể có trách nhiệm hữu hạn được hưởng nhiều quyền tổ chức lại doanh nghiệp hơn những chủ thể có trách nhiệm vô hạn. Xem xét trường hợp của công ty hợp danh, theo LDN năm 2014, công ty hợp danh không thuộc đối tượng được thực hiện chia, tách doanh nghiệp theo quy định tại Điều 192, 193 LDN năm 2014, không thuộc đối tượng được chuyển đổi theo quy định tại các Điều 196, 197, 198, 199 LDN năm 2014. Công ty hợp danh chỉ có thể tổ chức lại bằng cách hợp nhất hoặc sáp nhập với một hoặc một số công ty khác theo quy định của Điều 194, 195 LDN năm 2014. Hạn chế này đối với công ty hợp danh thật khó để giải thích cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, nhất là trong tương quan so sánh về tính ngược chiều giữa các biện pháp hợp nhất và sáp nhập với các biện pháp chia, tách doanh nghiệp đã được đề cập trước đó. Hoặc giả thiết nếu cho rằng vì công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân nên không thể chia tách cũng không thực sự thuyết phục bởi giả sử sau một thời gian cùng tổ chức Điều hành công ty, các thành viên trong công ty hợp danh đã suy giảm sự tin tưởng tuyệt đối vào nhau thì việc chia, tách các thành viên trong công ty hợp danh đang có thành các nhóm đối nhân mới có lẽ là việc cần làm và nên làm hơn là phải giải thể công ty hợp danh này để thành lập các công ty hợp danh khác. Một cách cơ học, giả sử một công ty hợp danh hiện có hơn bốn thành viên hợp danh, họ hoàn toàn có thể giải thể công ty để thành lập hai công ty hợp danh khác, miễn sao vẫn đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết của một công ty hợp danh được thành lập mới. Trên thực tế họ sẽ phải làm như vậy nếu không thể được chia, tách theo LDN năm 2014. Tình huống tương tự cũng sẽ xảy ra đối với biện pháp chuyển đổi hình thức tổ chức công ty. Với công ty hợp danh, việc thay đổi 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 25 hình thức pháp lý của công ty đồng nghĩa với việc thay đổi tính chất trách nhiệm của các thành viên hợp danh. Theo quy định hiện hành, dường như các thành viên hợp danh chỉ có thể thay đổi tính chất trách nhiệm của mình bằng cách giải thể công ty hợp danh để thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần như họ mong muốn. Điều nhận thấy là cuối cùng mục đích của họ vẫn đạt được nhưng phải trải qua nhiều thủ tục xem ra không cần thiết, gây lãng phí thời gian, tiền của của doanh nghiệp, làm gián đoạn kinh doanh và các mối quan hệ, tăng gánh nặng hành chính cho cơ quan quản lý. Có lẽ, thay vì không cho phép công ty hợp danh được chia, tách và chuyển đổi như hiện nay, vấn đề cần thiết đặt ra lúc này là nghiên cứu để ban hành các quy định đảm bảo tính trách nhiệm vô hạn, ngăn chặn sự thoái thác trách nhiệm của các thành viên hợp danh sau quá trình chia, tách và chuyển đổi loại hình công ty. Đối với trường hợp của doanh nghiệp tư nhân, theo quy định tại Điều 199 LDN năm 2014, DNTN chỉ được thực hiện duy nhất một biện pháp tổ chức lại là chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH mà không được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trên phương diện nghĩa vụ của chủ thể, việc chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH còn có ý nghĩa là sự thay đổi tính chất trách nhiệm của chủ sở hữu DNTN khi chuyển sang mô hình doanh nhiệp mới. Khi được chuyển đổi thành công ty TNHH, trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN chỉ còn xác định cho những nghĩa vụ đã phát sinh trước khi DNTN được chuyển đổi. Có nghĩa là sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH, chủ DNTN đồng thời xác lập nghĩa vụ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp đối với đối với các trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản của công ty với tư cách của một thành viên công ty TNHH mới được thành lập. Xét về tính chất trách nhiệm trong trường hợp này là không có sự khác biệt với tính chất trách nhiệm của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vì không thuộc diện được chuyển đổi thành công ty cổ phần nên để có thể chuyển đổi DNTN thành công ty cổ phần, chủ sở hữu cần phải thực hiện hai quy trình sau: Quy trình thứ nhất, chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH theo quy định của Điều 199 LDN năm 2014. Quy trình thứ hai, sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH, tiếp tục chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 LDN năm 2014. Có thể thấy, việc không cho phép DNTN thực hiện biện pháp chuyển đổi thành công ty cổ phần không có nhiều ý nghĩa đối với việc điều chỉnh hành vi của chủ thể mà chỉ làm gia tăng các thủ tục hành chính không thực sự cần thiết. Có thể thấy, thông qua các quy định về chuyển đổi DNTN, việc luật pháp đã cho phép chủ sở hữu DNTN được chuyển đổi thành thành viên công ty TNHH nhưng không được chuyển đổi thành cổ đông của công ty cổ phần là một điều bất hợp lý. Thiết nghĩ, bên cạnh việc đảm bảo tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của chủ doanh nghiệp khi chuyển đổi DNTN, việc chuyển đổi hình thức pháp lý từ DNTN sang công ty TNHH hay công ty cổ phần còn đồng nghĩa với sự cho phép thay đổi tính chất trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu DNTN. Sẽ ưu việt hơn nếu pháp luật có thêm quy định cho phép DNTN chuyển đổi thành công ty cổ phần, như đã cho phép DNTN chuyển thành công ty TNHH để đảm bảo cho quyền chủ động và tự do lựa chọn của nhà đầu tư. Ở khía cạnh khác, theo quy định tại Điều 187 LDN năm 2014, chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp cho người khác. Vấn đề đặt ra khi chủ DNTN bán doanh nghiệp của mình cho nhiều người cùng mua, việc chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH hay công ty cổ phần trong trường hợp này cũng không thể được thực hiện bởi quy định về chuyển đổi DNTN theo quy định tại Điều 199 LDN năm 2014 không đề cập đến trường hợp này. Điều HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 26 199 LDN năm 2014 yêu cầu sau khi chuyển đổi, chủ DNTN phải là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty mới. Bởi sự hạn chế của luật pháp, để có thể kinh doanh với hình thức công ty TNHH hay công ty cổ phần, những người mua, sẽ phải tiến hành giải thể DNTN để bắt đầu một thủ tục thành lập công ty mới hoặc thực hiện chuyển đổi DNTN thành công ty TNNH rồi lại tiếp tục chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần như đã đề cập ở phần trên. Nói cách khác, bằng việc không cho phép DNTN được chuyển đổi thành công ty TNHH nếu thiếu sự hiện diện của chủ DNTN trong danh sách thành viên hoặc chủ sở hữu công ty mới, luật pháp đã góp phần làm suy giảm cơ hội bán doanh nghiệp của chủ DNTN. Sẽ thuận lợi và tiết kiệm hơn cho những nhà đầu tư nếu có một quy định cho phép chủ DNTN và những người mua DNTN được thực hiện các biện pháp chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH và công ty cổ phần mà không cần bắt buộc chủ DNTN phải có tên trong hội đồng thành viên của công ty TNHH theo quy định của Điều 199 năm LDN hay có tên trong danh sách cổ đông của công ty cổ phần. Đối với các biện pháp hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 194, 195 LDN năm 2014, DNTN không thuộc đối tượng được thực hiện những biện pháp tổ chức lại này. Trên phương diện pháp lý tổ chức, hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp là biểu hiện của sự liên kết ngang giữa các chủ thể có địa vị pháp lý độc lập và không phụ thuộc nhau. Cơ sở pháp lý cho sự liên kết là hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập. Việc không cho phép chủ DNTN được giao kết hợp đồng loại này đã làm hạn chế quyền tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng của chủ DNTN. Trong một hệ thống pháp luật hiện đại và tiến bộ, quyền tự do của chủ thể chỉ bị hạn chế khi việc thực hiện hành vi đó gây nguy hại cho chủ thể khác hoặc xâm hại đến các giá trị đạo đức, trật tự, an toàn xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, rõ ràng việc không cho phép DNTN được hợp nhất hay sáp nhập với doanh nghiệp khác cần phải được xem xét lại. Liên quan đến nội dung hạn chế quyền năng của chủ DNTN trước các biện pháp hợp nhất và sáp nhập, vấn đề trọng tâm cần lưu ý là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chủ DNTN với tính chất trách nhiệm vô hạn. Với các quy định hiện hành về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu DNTN trong quy định về bán DNTN tại Điều 187 hay trách nhiệm tài sản của chủ DNTN khi chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH tại Điều 199, có thể thấy, kinh nghiệm lập pháp đã đủ để thiết kế những quy định yêu cầu chủ DNTN thanh toán (hoặc cam kết thanh toán) đầy đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trước khi làm thủ tục chuyển đổi, hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp. 2. Về điều kiện và trình tự, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp Về điều kiện tổ chức lại doanh nghiệp, theo chúng tôi, điều kiện đặt ra thể hiện trên hai nhóm vấn đề: Một là nhóm những điều kiện về sự đáp ứng các yêu cầu cho sự thiết lập và hoạt động của doanh nghiệp sau tổ chức lại. Hai là nhóm những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trước và sau khi tổ chức lại. Trong nhóm những điều kiện đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài sản của chủ doanh nghiệp trước khi tổ chức lại, nội dung thể hiện ý chí của chủ thể mang quyền (các chủ nợ) chưa được đề cập rõ. Trong lịch sử xây dựng Luật Doanh nghiệp, ngay từ năm 1999, khi thảo luận thông qua điều luật đã từng có ý kiến nêu ra điều kiện doanh nghiệp chỉ được tổ chức lại nếu như đã thoả thuận xong với các chủ nợ. Đến nay “điều kiện” này vẫn chưa được đề cập trong luật. Việc bảo đảm quyền lợi của chủ nợ hiện nay được xác định bởi các quy định về sự vô hiệu lực của các quyết định, thỏa thuận phân chia nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia các biện pháp tổ chức lại. Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 27 Tưởng như đó đã là một sự bảo đảm tốt cho các chủ nợ. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở chiều cạnh khác, khi các doanh nghiệp tham gia vào các biện pháp tổ chức lại đã chấm dứt sự tồn tại, không ai có thể chắc chắn rằng những người quản lý các doanh nghiệp mắc nợ sẽ còn tiếp tục giữ vai trò quản lý ở các doanh nghiệp mới. Mà các chủ nợ, vì nhiều lý do, nhiều khi để cho món nợ tồn tại chỉ vì mối quan hệ với những người quản lý cũ. Hơn thế, theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc chuyển giao nghĩa vụ từ chủ thể này sang chủ thể khác luôn cần phải có sự đồng ý của các chủ nợ. Có thể thấy, việc doanh nghiệp mang nợ hoàn toàn chủ động trong việc chuyển nghĩa vụ của mình sang các chủ thể khác khi thực hiện các biện pháp tổ chức lại là điều chưa phù hợp. Trên thực tế, có không ít chủ nợ đã bị gây khó khăn trong quá trình đi đòi nợ sau khi doanh nghiệp mắc nợ đã bị chia, bị tách, sáp nhập hoặc hợp nhất vào doanh nghiệp khác. Trong khi, tham khảo pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp của một số quốc gia trong khu vực, thấy rằng pháp luật ở các quốc gia này thường đưa ra những điều kiện rất cụ thể đòi hỏi doanh nghiệp muốn thực hiện tổ chức lại phải đáp ứng. Ví dụ, pháp luật Dân sự và thương mại Thái Lan quy định Tòa án có quyền không chấp nhận việc hợp nhất doanh nghiệp nếu có khiếu nại của chủ nợ. Pháp luật Singapore, Malaysia cũng ghi nhận quyền phản đối hợp nhất hay tổ chức lại của các chủ nợ, v.v.5 Có thể thấy, theo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chủ nợ, với nhận thức về nguy cơ có thể mang đến những bất lợi cho chủ nợ trong và sau quá trình tổ chức lại, pháp luật cần có những quy định đảm bảo quyền của chủ nợ của doanh nghiệp, xác định việc thể hiện ý chí của chủ nợ là một điều kiện cần đáp ứng khi doanh nghiệp thực hiện các biện pháp tổ chức lại. Về trình tự, thủ tục tổ chức lại, nếu nhìn nhận theo hình thức biểu hiện thì tổ chức lại doanh nghiệp là một chế định pháp lý mang tính thủ tục rất cao, bảo đảm cho quá trình tổ chức lại được diễn ra lành mạnh cần được xem là những quy định quan trọng bậc nhất trong các quy định về thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, qua những quy định hiện hành về tổ chức lại doanh nghiệp của LDN năm 2014, trình tự thủ tục tiến hành đã được đề cập chưa thể hiện hết tầm quan trọng đó. Quy trình tổ chức lại doanh nghiệp là quy trình thực hiện quyền của doanh nghiệp tổ chức lại, trình tự thủ tục được xác định từ khâu xác định ý tưởng đến khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện quyền đó cần phải được diễn ra một cách trung thực và đảm bảo sự an toàn chung cho xã hội trong mối liên hệ tới thủ tục, trình tự thực hiện các quyền của chủ thể khác. Thông thường, các thủ tục pháp lý được thực hiện đều có sự hiện diện của cơ quan quản lý nhà nước, thông qua pháp luật và hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân được trao quyền thi hành pháp luật. Theo quy định hiện hành về tổ chức lại doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chỉ xuất hiện trực tiếp trong khâu thực hiện cuối cùng khi doanh nghiệp tổ chức lại tiến hành đăng ký kinh doanh doanh nghiệp mới. Với nhận thức, tổ chức lại doanh nghiệp không đơn thuần là một hoạt động mang tính nội bộ của riêng doanh nghiệp mà hoạt động này, với sự biến đổi của một doanh nghiệp cụ thể luôn kéo theo những tác động nhiều phía tới xã hội. Sẽ tăng thêm tính bảo đảm pháp lý cho các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp thực hiện tổ chức lại khi có thêm quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp có vấn đề của quá trình tổ chức lại doanh nghiệp, để 5 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông nam Á, Hà Nội, tr. 60, 61. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 28 có thể kịp thời ngăn chặn các biểu hiện sai trái, làm tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của những chủ thể khác trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. Có lẽ, trong lĩnh vực pháp luật về kinh doanh thương mại, chức năng định hướng hành vi và ngăn ngừa sai phạm cần được đề cao và đi trước một bước so với chức năng giải quyết và xử lý vi phạm khi nó đã xảy ra. Trong thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo các biện pháp chia, tách hợp nhất và sáp nhập tại các Điều 192, 193, 194, 195 LDN năm 2014, pháp luật quy định thời hạn gửi thông báo tới chủ nợ và người lao động của doanh nghiệp là 15 ngày kể từ ngày thông qua hợp đồng hoặc quyết định tổ chức lại. Trong khi đó, các quy định về đăng ký và đăng ký lại doanh nghiệp tại các Điều 27, 31, 32 LDN năm 2014 ấn định thời gian là 03 ngày làm việc để cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung của các quy định này, không thể xác định được việc gửi quyết định, hợp đồng tổ chức lại tới chủ nợ và người lao động sẽ phải thực hiện trước hay sau khi doanh nghiệp thực hiện xong biện pháp tổ chức lại. Cũng theo nội dung điều luật, việc gửi thông báo ngoài ý nghĩa thông tin, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật đã được xác lập giữa các bên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Giả sử xét một trường hợp, doanh nghiệp A tiến hành hợp nhất với doanh nghiệp B. Doanh nghiệp A có số dư nợ gần bằng tổng số tài sản hiện có. Phương án hợp nhất giữa A và B không được một số thành viên (cổ đông) của A hoặc B chấp nhận. Theo quy định tại các Điều 52, 129 LDN năm 2014, các thành viên này có quyền rút ra khỏi doanh nghiệp bằng cách yêu cầu mua lại phần vốn góp. Có thể thấy, những người này đã có cơ hội an toàn rút ra khỏi phần nghĩa vụ mà họ đáng ra phải gánh chịu. Cùng với sự bất hợp lý khi doanh nghiệp mắc nợ có quyền chủ động chuyển nghĩa vụ tới một doanh nghiệp mới với phương án tổ chức, phương án kinh doanh mới mà không cần có sự đồng ý của chủ nợ như đã trình bày ở phần trên, chúng tôi cho rằng trong các biện pháp tổ chức lại, cần phải có thêm thủ tục phân loại chủ nợ và gửi thông báo về phương án tổ chức lại tới các chủ nợ trước khi có quyết định hoặc thông qua hợp đồng tổ chức lại doanh nghiệp để tạo cho các đối tượng này một cơ hội phản đối. Kết luận Tổ chức lại doanh nghiệp là một chế định pháp luật bao gồm những quy định đảm bảo cho chủ sở hữu (đồng chủ sở hữu) doanh nghiệp có quyền lựa chọn và quyết định những biện pháp nhằm thay đổi quy mô, cấu trúc, tính chất của doanh nghiệp mà họ đã tạo lập. Cùng với đó là những quy định bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của những chủ thể có liên quan trong quá trình doanh nghiệp thực hiện tổ chức lại. Một số bất cập về trình tự thủ tục, điều kiện và loại hình chủ thể có quyền thực hiện tổ chức lại là những vấn đề pháp lý cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ và hoàn thiện, đảm bảo cho các quá trình tổ chức lại được thực hiện một cách trung thực, minh bạch và an toàn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư và những cá nhân, tổ chức có liên quan./. Tài liệu tham khảo: 1. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 2. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại, Phần chung và thương nhân, NXB ĐHQG, Hà Nội. 3. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông nam Á, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bat_cap_trong_che_dinh_to_chuc_lai_doanh_nghiep_cua_l.pdf