Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với một số sự kiện bất lợi, đó là những nguy hiểm, bất trắc nằm ngoài sự mong đợi, luôn rình rập, đe doạ mọi người trong tự nhiên cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần, sản xuất kinh doanh .) Đó là bão lụt, gió xoáy, động đất, núi lửa, xung đột chính trị, đình công, khủng hoảng, lạm phát . Chúng làm ta luôn cảm thấy lo sợ, bởi nếu xảy ra nó sẽ gây thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về sức khoẻ, tinh thần thậm chí tính mạng con người. Đó chính là các rủi ro. Hoà chung với xu thế phát triển của thế giới, hoạt động kinh doanh của các quốc gia không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà ngày càng được mở rộng kinh doanh buôn bán với một, hai . rồi hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Cũng vì thế mà hoạt động kinh doanh quốc tế không phải là một phạm trù xa lạ nữa đối với một quốc gia đang hoà mình vào xu thế chung đó. Hoạt động này sẽ gặp phải rủi ro- đó là một tất yếu , mà loại hình, phạm vi ảnh hưởng của nó còn phức tạp hơn nhiều. Nó tác động đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, rủi ro trong kinh doanh quốc tế luôn là vấn đề mà các nhà kinh tế luôn quan tâm, chú ý đến để phòng ngõa, hạn chế. Qua tìm hiểu và thực tập tại Tổng công ty Rau Quả, Nông Sản em thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Không nằm ngoài quy luật trên, hoạt động này cũng gặp phải một số rủi ro. Tuy nhiên, các sản phẩm kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty khá đa dạng, trong đó rau quả là một loại hàng khá điển hình, có một số rủi ro riêng. Vì thế, em quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Tổng công ty đã ra đời và hoạt động nhiều năm nay nhưng trong chuyên đề này, em xin tìm hiểu rõ về lí luận rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và tập trung phân tích thực trạng phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên một số thị trường chủ lực cúa Tổng công ty như Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc . Em hi vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, rủi ro và rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoat động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, Nông sản.

doc150 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU T rong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với một số sự kiện bất lợi, đó là những nguy hiểm, bất trắc nằm ngoài sự mong đợi, luôn rình rập, đe doạ mọi người trong tự nhiên cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, xã hội, tinh thần, sản xuất kinh doanh...) Đó là bão lụt, gió xoáy, động đất, núi lửa, xung đột chính trị, đình công, khủng hoảng, lạm phát... Chúng làm ta luôn cảm thấy lo sợ, bởi nếu xảy ra nó sẽ gây thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn về sức khoẻ, tinh thần thậm chí tính mạng con người. Đó chính là các rủi ro. Hoà chung với xu thế phát triển của thế giới, hoạt động kinh doanh của các quốc gia không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà ngày càng được mở rộng kinh doanh buôn bán với một, hai... rồi hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Cũng vì thế mà hoạt động kinh doanh quốc tế không phải là một phạm trù xa lạ nữa đối với một quốc gia đang hoà mình vào xu thế chung đó. Hoạt động này sẽ gặp phải rủi ro- đó là một tất yếu , mà loại hình, phạm vi ảnh hưởng của nó còn phức tạp hơn nhiều. Nó tác động đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, rủi ro trong kinh doanh quốc tế luôn là vấn đề mà các nhà kinh tế luôn quan tâm, chú ý đến để phòng ngõa, hạn chế. Qua tìm hiểu và thực tập tại Tổng công ty Rau Quả, Nông Sản em thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Không nằm ngoài quy luật trên, hoạt động này cũng gặp phải một số rủi ro. Tuy nhiên, các sản phẩm kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty khá đa dạng, trong đó rau quả là một loại hàng khá điển hình, có một số rủi ro riêng. Vì thế, em quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế, rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Tổng công ty đã ra đời và hoạt động nhiều năm nay nhưng trong chuyên đề này, em xin tìm hiểu rõ về lí luận rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và tập trung phân tích thực trạng phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên một số thị trường chủ lực cúa Tổng công ty như Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc... Em hi vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, rủi ro và rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoat động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, Nông sản. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Trang. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, RỦI RO & RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU N gày nay, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng: Một quốc gia không thể phát triển, đầy đủ, giàu có nếu không có giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... với cộng đồng thế giới để hình thành nên các quan hệ kinh tế quốc tế. Lịch sử kinh tế thế giới đã tạo ra các quốc gia phát triển và các quốc gia kém phát triển nên các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế cũng có những vị thế khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty đều xuất phát từ các động cơ: - Tăng doanh số bán hàng: Hầu hết các công ty lớn sử dụng hình thức kinh doanh xuất khẩu như là cách thức để tăng doanh số bán hàng khi thị trường trong nước trở nên bão hoà. - Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Tham gia kinh doanh quốc tế nghĩa là kinh doanh trong môi trường rộng lớn hơn nên đầu ra của các công ty cũng đa dạng hơn; điều này có thể ổn định luồng tiền của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp khách hàng đa dạng hơn. Đồng thời, nguồn thu từ nước ngoài có thể đa dạng thị trường bán hàng và luồng tiền của mình. - Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Trong môi trường kinh doanh đa dạng, khách hàng đa dạng giúp công ty ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh để có thể linh hoạt thích ứng với nhiều thị trường khác nhau. Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế thông qua các hình thức: - Xuất khẩu và buôn bán đối lưu - Thông qua hợp đồng - Thông qua hoạt động đầu tư Trong môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị khác nhau thì việc sử dụng xuất khẩu được xem là một cách thức để có được các kinh nghiệm quốc tế với chi phí thấp nhất và được các công ty áp dụng phổ biến nhất. 1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh, xuất khẩu là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia như là làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại. 2. Các hình thức xuất khẩu Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu được diễn ra dưới hai hình thức: - Xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu gián tiếp 2.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp củat một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng mà bất cứ ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty. Tiến hành hoạt động này, các công ty thường sử dụng hình thức chủ yếu sau: - Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được. Thực tế, công ty sẽ kí hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước ngoài còn đại diện bán hàng hoạt động như các nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường đó. - Đại lý phân phối: là người mua hàng hoá của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hoá ở thị trường đó và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. 2.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: - Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. - Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá. Công ty này đơn thuần chỉ làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất của các công ty này là làm các dịch vụ quản lý và thu được khoản thù lao nhất định từ hoạt động đó. - Công ty chuyên doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ. - Đại lý vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm. 3. Tính chất 3.1 Ưu điểm Kinh doanh quốc tế thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty: - Tăng doanh số bán hàng - Tiếp thu được các kinh nghiệm kinh doanh quốc tế - Tận dụng được những năng lực dư thừa, thu ngoại tệ cho đất nước. - Đặc biệt, hoạt động này Ýt bị rủi ro, không tốn quá nhiều chi phí 3.2 Nhược điểm Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng gây cho các công ty những khó khăn trong việc: - Tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng nên không có các biện pháp mạnh để cạnh tranh. - Mặt khác, các công ty sẽ rất dễ bị mất thị trường nếu không am hiểu môi trường nơi công ty tiến hành xuất khẩu. II. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU "Rủi ro" được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chóng ta luôn cảm thấy lo sợ nếu các sự kiện như: Bão lụt, gió xoáy, động đất, đình công, khủng hoảng... xảy ra vì những thiệt hại mà chúng có thể gây ra. Rất nhiều học giả trong và ngoài nước gọi chúng là rủi ro. Vậy "rủi ro" là gì? 1. Khái niệm 1.2 Rủi ro Ngày nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro. ở một số nước mà điển hình là Pháp thì quan niệm về rủi ro không có tính chất đối xứng, chỉ đơn thuần theo nghĩa có tiêu cực, có hại như rủi ro hoả hoạn, tai nạn... Ngược lại, một số nước khác, điển hình là Mỹ thì có quan niệm "lạc quan" hơn, cho rằng rủi ro có tính chất đối xứng, trong đó cả hai khả năng thắng hay bại, được hay thua đều được nhìn nhận như nhau. Chẳng hạn, việc tích trữ, đầu cơ một mặt hàng có thể có lãi nhưng cũng có thể sẽ bị lỗ. Mặc dù có các luồng quan điểm khác nhau về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm này dường như cũng có những mối quan hệ, đặc trưng cơ bản giống nhau, đó là: Thứ nhất, các khái niệm đều đề cập đến sự không chắc chắn mà chúng ta coi đó là mối ngờ vực đối với tương lai. Thứ hai, ở cấp độ hay mức độ rủi ro là khác nhau. Thứ ba, các khái niệm đều nói đến một hậu quả do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả gây ra cho con người trong một tình huống cụ thể. Nói đến rủi ro là đề cập đến các sự kiện không may mắn bất ngờ xảy ra gây những thiệt hại về lợi Ých của con người như sức khoẻ, tinh thần, sự nghiệp, tài sản... Với cách tiếp cận này thì Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, xảy ra gây tổn thất cho con người. Qua khái niệm này, rủi ro có các tính chất sau: - Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Đó là những sự kiện mà người ta không lường trước một cách chắc chắn. Mọi rủi ro đều là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau. Nếu người ta không nhận dạng, không thể dự đoán được loại rủi ro thì khi rủi ro xảy ra nó hoàn toàn bất ngờ đối với con người. Nếu khoa học nhận dạng, dự báo phát triển giúp cho con người dự đoán chính xác được những rủi ro sẽ xảy ra thì tính bất ngờ của rủi ro không còn nữa và nó sẽ trở thành những sự kiện bất lợi ngoài mong muốn. Ngày nay, khoa học đã giúp cho con người dự đoán khá chính xác nhiều loại rủi ro, nhờ đó con người có thể giảm đi tính bất ngờ của rủi ro. - Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Hậu quả do rủi ro gây ra có thể nghiêm trọng hoặc Ýt nghiêm trọng. Nhiều khi, hậu quả của rủi ro không đáng kể hoặc không nhận thấy nên nhiều người tưởng rằng rủi ro xảy ra không gây ra tổn thất. Rủi ro gây ra tổn thất dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần,... Mọi tổn thất đều có một đặc tính chung là gây thiệt hại, làm giảm sút lợi Ých của con người. - Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Thông thường mọi người đều mong muốn những sự kiện may mắn, tốt đẹp mang lại lợi Ých cho mình. Bởi mọi rủi ro đều gây tổn thất cho con người với mức độ nghiêm trọng khác nhau cho nên rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Như vậy, một sự kiện được coi là rủi ro phải đồng thời thoả mãn cả ba tính chất trên. Nếu sự kiện nào đă biết trước chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra không gây tổn thất hoặc mong muốn của con người thì không được coi là rủi ro. Mặc dù, rủi ro là nguyên nhân gây nên tổn thất về người và của, là cái chúng ta không hề mong đợi, thậm chí căm ghét nó nhưng không phải vì thế mà rủi ro này lại lệ thuộc vào ý chí của con người. Sự tồn tại khách quan đó xuất phát từ quy luật vận động không ngừng của tự nhiên; và việc rủi ro bên cạnh việc gây ra tổn thất nhưng cũng tạo cho con người nhiều lợi Ých, nên con người cũng đã tạo ra rủi ro thông qua sự tác động vào môi trường. Mặt khác, con người có ý thức, thông minh, minh mẫn, sáng suốt bao nhiêu đi chăng nữa thì trong một giây lát nào đó có thể trở nên vô thức (lơ đãng, sơ sểnh) nên không lường trước được hành vi của mình, để nảy sinh các rủi ro, tổn thất. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về rủi ro luôn được con người quan tâm, đặc biệt là các nhà quản lý kinh tế. Có những sự kiện xảy ra là rủi ro của người này lại là may mắn của người khác hoặc nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức nhưng lại không nghiêm trọng đối với xã hội. Nên cần phân biệt giữa tính chất, phạm vi xuất hiện và quan hệ giữa rủi ro với con người. Như vậy, nghiên cứu về rủi ro là nghiên cứu về: - Nội hàm rủi ro: Là những thuộc tính chung của rủi ro bao gồm sự tồn tại khách quan, sự xuất hiện bất ngờ gây ra tổn thất, là nỗi lo sợ của con người... Nghiên cứu nội hàm rủi ro là nghiên cứu các tính chất cho phép phân biệt các loại rủi ro với các sự kiện ngẫu nhiên, bất ngờ diễn ra trong tự nhiên, xã hội. - Ngoại diện rủi ro: Bao gồm tất cả các sự kiện cụ thể hay trừu tượng phản ánh về rủi ro. Rủi ro bao giê cũng được biểu hiện qua từng loại cụ thể, riêng biệt như: rủi ro cháy, tai nạn lao động, động đất, núi lửa phun... Nghiên cứu về ngoại diện rủi ro cũng là mục tiêu nghiên cứu của các nhà làm kinh doanh quốc tế nhằm xác định sự đa dạng, nhiều vẻ của rủi ro. 1.2 Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu và nguyên nhân Hoạt động kinh doanh quốc tế không nằm ngoài quy luật chung của cuộc sống là cũng sẽ gặp những rủi ro. Thậm chí, các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động này còn đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với các hoạt động kinh doanh nội địa. Xuất khẩu là một dạng của hoạt động kinh doanh quốc tế được xem là khá cơ bản và phổ biến nên cũng không tránh phải việc gặp các rủi ro. Mặc dù, các nhà kinh tế học đều cho rằng đây là phương thức kinh doanh quốc tế tốn Ýt chi phí và gặp it rủi ro nhất. Vậy, rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là các rủi ro phát sinh trong hoạt động xuất khẩu, từ khâu nghiên cứu thị trường, bạn hàng, đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu cho đến việc thực hiện hợp đồng đó. Đối với mọi giao dịch xuất khẩu, có bốn bên tham gia chủ yếu là: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và chính quyền của các chủ thể tham gia. Và khi hoạt động phát sinh các rủi ro thì nó tác động đến các chủ thể này. - Đối với chính quyền: Khi chính quyền một nước mở cửa nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì có nghĩa là chính phủ đang đối mặt với nhiều rủi ro. Có thể hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đem lại lợi Ých cho quốc gia đó như về việc làm tăng nguồn ngoại tệ, nâng hình ảnh quốc gia... nhưng cũng có thể từ hoạt động kinh doanh đó mà chính phủ bị thất thoát ngoại tệ, mất uy tín, ảnh hưởng không tốt đến lợi Ých quốc gia nếu như doanh nghiệp nào đó có hoạt động kinh doanh phi pháp vượt phạm vi biên giới quốc gia. - Đối nhà xuất khẩu: Trong giao dịch xuất khẩu, rủi ro dễ thấy nhất đối với nhà xuất khẩu là không nhận được tiền hàng. Rủi ro này là nghiêm trọng đối với bất kỳ giao dịch mua bán nào nhưng nó đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi trong hoạt động xuất khẩu, cả hai bên chủ thể thường ở rất xa. Nhà nhập khẩu có thể đưa ra các lÝ do để biện bạch mà nhà xuất khẩu rất khó kiểm tra như: + Hàng chưa tới + Hàng tới nhưng bị háng + Ngân hàng Trung ương không có ngoại tệ để thanh toán. + Quy định của nhà nước đã làm việc thanh toán không thể thực hiện được. + Hoặc người mua đã bỏ trèn. Một rủi ro đáng quan tâm mang lại tai hại gần giống như rủi ro không thanh toán là thanh toán chậm. Ví dụ nhà xuất khẩu mong chờ việc trả tiền sẽ hoàn tất trong vòng 30 ngày mà suốt 15 tháng trôi qua vẫn chưa nhận được tiền thanh toán của khách hàng, trong khi họ phải đi vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh khác của mình. Vì thế mà tiền lời họ dự kiến kiếm được có thể bị mất trắng trong vòng mấy tuần. Hay là tại thời điểm giao hàng, lẽ ra khi việc giao hàng hoàn tất, nhà xuất khẩu hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của mình, do đó sẽ nhận được tiền hàng. Song có nhiều yếu tố làm chậm khâu này như: tàu biển không đến hoặc đến chậm làm cho hàng tồn, gây hư háng, sét gỉ vì điểu kiện bảo quản vượt quá thời gian cho phép, mặc dù nhà xuất khẩu đã trả tiền cho nhà sản xuất nội địa. - Đối với nhà nhập khẩu: Trong giao dịch này cũng như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng không tránh khỏi những rủi ro như hàng giao chậm, không kịp đáp ứng nhu cầu đang lên cao của thị trường, đến khi nhận được hàng thì cầu tiêu dùng lại hạ xuống làm hàng bị tồn đọng, không bán được; hoặc hàng giao không đúng số lượng, hàng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và nhà xuất khẩu không tiến hành các sửa chữa cần thiết, không cung cấp các phụ tùng thay thế đối với máy móc bị hư háng... Dù là chủ thể nào đi nữa thì khi bước vào giao dịch xuất khẩu đều có nguy cơ gặp phải các rủi ro rất đa dạng, "muôn hình vạn trạng" có những rủi ro đã từng gặp thì còn có thể nhận biết được trước để phòng ngõa, nhưng cũng có rất nhiều các rủi ro tiềm Èn mà chúng ta vẫn chưa biết. Nhưng nhìn chung, nhà xuất khẩu được xem là chịu nhiều rủi ro vì giao hàng trước khi nhận được tiền hàng, và phải đảm bảo sự an toàn của hàng trong quá trình vận chuyển đến tay người mua. Nguyên nhân của các rủi ro này gồm các nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân chủ quan. Đó là môi trường kinh doanh phức tạp, đa dạng- mỗi đối tác có phong cách làm việc rất khác nhau, mỗi quốc gia nhập khẩu có đặc điểm kinh tế, chính trị khác nhau...; thiên nhiên biến đổi thất thường ảnh hưởng đến mùa màng hay gây ra thiên tai, lũ lụt... tác động không tốt đến hàng hoá vận chuyển đến đối tác cũng như thiệt hại về con người... Và sự chủ quan, thiếu thận trọng của các chủ thể khi tiến hành thực hiện các quy trình của hoạt động kinh doanh này. 2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Rủi ro trong kinh doanh tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau. Mỗi loại rủi ro có thể xuất phát từ một hoặc một nhóm các nguyên nhân khác nhau, có tính chất phạm vi ảnh hưởng, hậu quả để lại và đối tượng tác động còng rất khác nhau. Vì vậy, việc phân loại rủi ro theo các tiêu thức và góc độ khác nhau nhằm hiểu rõ hơn về bản chất của nó là rất cần thiết. Trên cơ sở đó để đề xuất ra các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Trong kinh doanh xuất khẩu, rủi ro cũng không kém phần đa dạng. Việc phân loại rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung chỉ mang tính chất tương đối trong mối quan hệ tác động của nhiều yếu tố. Đối với hoạt động xuất khẩu, ta xem xét dưới các góc độ sau: 2.1 Theo giai đoạn tiến hành hoạt động xuất khẩu 2.1.1 Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán: Trước khi bước vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì các chủ thể trực tiếp tham gia đều phải tiến hành hoạt động đàm phán. Ở đây, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là hai bên trực tiếp tham gia. Họ có những yêu cầu và nguyện vọng trái ngược nhau vì quyền lợi của họ khác nhau. Vì thế họ phải tiến hành hoạt động đàm phán để có một cuộc đối thoại với nhau, nhằm thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch mua bán, hợp tác kinh doanh mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được. Do đó, khâu chuẩn bị các thông tin, kĩ năng cần thiết cho cuộc đàm phán thành công rất quan trọng. Cũng trong khâu này, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bắt đầu nảy sinh. * Rủi ro trong việc tổ chức thu thập, xử lý thông tin Nhà xuất khẩu phải tiến hành thu thập các thông tin về thãi quen, thị hiếu tiêu dùng của đối tác để lùa chọn ra mặt hàng xuất khẩu được khách hàng chấp nhận. Khi việc nghiên cứu này bị chệch hướng thì rủi ro sẽ rất lớn vì ta sẽ không thể chủ động trong đàm phán, dễ bị mất các quyền lợi. Các thông tin về đối tác như phong cách đàm phán, kinh nghiệm của đối tác, đặc biệt về khả năng thanh toán và uy tín của đối tác trên thương trường. Trong kinh doanh xuất khẩu, chúng ta thường giao dịch với các khách hàng có quốc tịch khác nhau. Điều đó làm cho việc đàm phán thành công, không có sự tranh chấp là rất khó bởi nền văn hoá đã nuôi dưỡng trong họ các yếu tố dân téc, đó là còn chưa tính đến mặc dù sinh trưởng trong một nền văn hoá nhưng không phải ai cũng giống ai mà mỗi người một phong cách nói chuyện đàm phán khác nhau. Để nhận biết được điều đó để có những ứng phó linh hoạt thì đòi hỏi kinh nghiệm dạn dày. Ở đây, chúng ta thường tìm kiếm các thông tin chung nhất để chủ động hơn, còn "tuỳ cơ ứng biến". Đối với nhà xuất khẩu thông tin về khả năng thanh toán của đối tác không được xem nhẹ vì nếu đánh giá sai thì nguy cơ rủi ro không được thanh toán tiền hàng ở các khâu sau thật nguy hiểm. Sự ổn định của môi trường chính trị, luật pháp của nước nhập khẩu cũng rất quan trọng bởi vì, chiến tranh có thể phá huỷ nhà máy của đối tác, làm hàng chưa đến tay đối tác đã bị phá huỷ, sự khó khăn của chính phủ nước nhập khẩu gây chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá... *Rủi ro trong tổ chức nhân sự đoàn đàm phán Con người là chủ thể tham gia hoạt động đàm phán, con người có thể chỉ đạo xoay chiều hướng cuộc đàm phán theo mục đích của mình nếu người đi đàm phán có kinh nghiệm, tài năng. Tuy nhiên, nếu không thận trọng mà bị đối tác "nắm đằng chuôi" thì rất dễ ở thế bị động, bị khách hàng Ðp giá thấp, hay nhượng bộ các quyền lợi. Đó là rủi ro về một hợp đồng xuất khẩu chưa hiệu quả. * Rủi ro trong tổ chức lập kế hoạch và xây dựng chương trình đàm phán Khâu này phải tiến hành sắp sếp các công việc, phân công, đôn đốc công việc cho từng thành viên tham gia đoàn đàm phán. Việc làm này rất quan trọng vì nếu thiếu sự khoa học, logic thì dễ bị chồng chéo, không lường trước được hết các tình huống để ứng phó kịp thời, đối tác kiểm soát được ta dẫn đến một hợp đồng xuất khẩu không an toàn. 2.1.2 Các rủi ro trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu Khi đã chuẩn bị sẵn sàng các thông tin để cùng nhau đi vào đàm phán thì rủi ro lớn nhất đối với nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu là không thống nhất ý kiến để cho ra một bản hợp đồng xuất khẩu. Các bên đều mất công chuẩn bị tốn kém chi phí, sức lực mà không được gì chỉ vì sự thiếu thiện chí của một trong hai bên, thái độ cứng nhắc của các bên trong khi đàm phán về giá cả, thanh toán... Tuy nhiên, với một cuộc đàm phán có kết quả là một bản hợp đồng xuất khảu thì riêng đối với nhà xuất khẩu trong khâu này có thể gặp các rủi ro như: - Trong việc đàm phán về điều khoản giá cả: Giá cả là điều khoản trung tâm của hợp đồng. Đôi khi người bán và người mua có thể châm trước cho nhau những điều kiện khác của hợp đồng chứ khó mà chịu nhượng bộ về giá cả. Khi hai bên đạt được thoả thuận quy định một mức giá cụ thể nào đó thì cho dù giá trên thị trường có biến động thế nào, nhà xuất khẩu cũng không có quyền từ chối giao hàng vì lý do giá thay đổi. Đây là rủi ro mà nhà xuất khẩu rất hay gặp phải nếu không có quy định gì khác trong hợp đồng liên quan đến điều khoản này. Xét theo cách đơn giản, giá bán hàng bao gồm: Giá bán = Giá trị thực tế của hàng hoá + chi phí lưu thông + thuế + lãi dự tính Giá trị thực tế của hàng hoá có thể là giá thu mua hoặc giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các khoản thuế phải nép bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Khai giá ký kết trên hợp đồng là cố định mà trên thực tế các yếu tố cấu thành giá lại biến động lên thì sẽ làm cho khoản lãi dự tính giảm đi hoặc không còn. Rủi ro này nhà xuất khẩu hay gặp. Ngoài ra, nhà xuất khẩu dự định sẽ bán lô hàng đó với giá là 50 USD/ tấn nhưng do sơ suất của nhà đàm phán mà đối tác bất ngờ thấy rằng nguồn hàng của ta không được nhiều mà đưa ra gợi ý một lô hàng lớn mà vì ta không có khả năng cung cấp mà Ðp giá xuống thấp hơn nữa. - Trong việc đàm phán về số lượng, trọng lượng: Chó ý các điều kiện về dung sai hàng hoá vì sẽ có sự hao hụt trong quá trình vận chuyển, nếu không thoả thuận rõ ràng thì có thể khó khăn trong việc giao nhận hàng hoá. - Trong việc đàm phán về bao bì, kí mã hiệu: Khâu này không hề đơn giản mà thoả thuận qua loa được vì thực tế nhiều trường hợp vì không muốn nhận hàng mà nhà nhập khẩu lấy lÝ do là kí hiệu không đúng quy cách, yêu cầu của nước họ. Hợp đồng thì không rõ thì rủi ro này nhà xuất khẩu sẽ phải chịu. - Trong việc đàm phán về chất lượng: Chất lượng đo lường giá trị của hàng hoá nên được nhà nhập khẩu rất quan tâm. Vì vậy mà khi nhận hàng mà không đúng tiêu chuẩn của họ thì hàng rất có thể sẽ không được thanh toán. Đàm phán về chất lượng phải thoả thuận rõ các tiêu chuẩn hàng hoá trong hợp đồng. - Trong việc đàm phán về giao hàng: Nhà xuất khẩu thương lượng về giao hàng với khách hàng thường tập trung vào ngày nào giao hàng? hàng phải được gửi đi tới đâu? Ai trả cước phí? và thường coi nhẹ vấn đề như ranh giới di chuyển rủi ro ở đâu và khi nào? ... Chủ yếu là rủi ro về thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng thường được Ên định ngày, không tính giao chậm, hàng được giao lên tàu chậm, tàu không đến lấy hàng; có thể chậm 1,2 ngày gì đó nhất là vào cuối tuần vì nó không có vấn đề gì với khách hàng. Nhưng cũng có trường hợp vì thời gian chậm lâu quá ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng thì nhà xuất khẩu phải chịu các ràng buộc thêm nên trong khi đàm phán về điều khoản này mà không quy định rõ ràng thì sẽ có nguy cơ rủi ro đối với nhà xuất khẩu. - Trong việc đàm phán về thanh toán: Bao gồm đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán... Rủi ro có thể thấy trong điều khoản này là không dự đoán hết được sự biến động của tỷ giá mà đôi khi chọn đồng tiền thanh toán bị mất giá, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán nào được các bên thống nhất áp dụng để đảm bảo an toàn cho cả hai bên. Ngày nay người ta thường chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng, chứng từ nên khá an toàn, song nhà xuất khẩu phải cẩn thận trong việc làm bộ chứng từ xuất trình ngân hàng để nhận tiền thanh toán. 2.1.3 Các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trong suốt quá trình của hoạt động xuất khẩu thì quá trình thực hiện hợp đồng là có nhiều rủi ro nhất. * Rủi ro đối với hàng hoá: - Giá cả: Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro khi có sự biến động của đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. Đồng tiền thanh toán và tính giá có thể là một hoặc khác nhau. Trong trường hợp chúng không trùng nhau, người mua và người bán phải quy định việc quy đổi giữa đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá. Việc quy định này gây khó khăn cho nhà xuất khẩu vì tiền tệ trên thế giới có thể giảm giá đột ngột; việc giảm giá này chỉ chút Ýt cũng làm thay đổi nhiều tổng số tiền nhà xuất khẩu thu dược từ người mua vì giá trị hàng hóa trong thương vụ kinh doanh xuất khẩu thường lớn. Như vậy, giá quy định trong hợp đồng được hình thành trên một căn bản tĩnh, tức là không kể tới yếu tố thời gian. Nhưng thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi trả tiền có thể lâu, giá trong hợp đồng có thể chịu những biến động mà được gọi là "trượt giá". Giá thành phẩm có thể lên xuống do biến động của chi phí sản xuất: giá nguyên liệu, chi phí chuyên chở, thuế suất, lãi suất tỷ giá hối đoái, giá nhân công lên xuống thất thường khiến nhà xuất khẩu có thể đứng trước những hoàn cảnh khó khăn do sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường vào lúc hàng được giao và tiền được trả. Hàng được định giá rất lâu trước ngày thanh toán và có lúc trước khi có trong tay hàng hoá là đối tượng hợp đồng. Do vậy mà khi có yếu tố bất ngờ xảy ra làm giá xác định ban đầu không bù đắp được giá thành thực tế. Điều này gây nên rủi ro cho nhà xuất khẩu. - Chất lượng hàng hoá: Trong quá trình vận chuyển hàng hoá có rất nhiều yếu tố tác động, có thể là các yếu tố tự nhiên được nhà bảo hiểm bồi thường nhưng cũng có các yếu tố xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của nhà xuất khẩu như không chú trọng bảo quản hàng hoá khi lùa chọn phương tiện vận chuyển làm ảnh hưởng không tốt đến quy cách phẩm chất của hàng thậm chí có thể bị hư háng hoàn toàn như mặt hàng rau quả tươi. Điều này làm cho không những bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán mà những chi phí ta bá ra để có lô hàng đó sẽ mất hết, không thu lại được gì. Hay do sự biến động của nguồn hàng trong nước trở nên khan hiếm, nhà xuất khẩu phải lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau, nên chất lượng có thể không đồng đều theo quy cách; khi kiểm hàng với lÝ do đó nhà xuất khẩu có thể phải giảm giá, thậm chí còn bị từ chối thanh toán. - Bao bì: Khi nhận hàng mà bao bì của hàng hoá không được nguyên vẹn, không đúng theo tiêu chuẩn quy định đối với nước họ (như không có ngày sản xuất và hạn sử dụng hay chứa các thành phần chủ yếu gì?...), thì nhà nhập khẩu có lÝ do từ chối lô hàng đó. - Sè lượng, trọng lượng của hàng hóa: Đôi khi vì những hao hụt thông thường được nói rõ trong hợp đồng thì lô hàng sẽ không có vấn đề gì; nhưng nếu vì lÝ do nào đó không được miễn trách trong điều khoản bất khả kháng như không có rủi ro nào dọc đường mà hàng kiểm tra lại thấy thiếu một số lượng lớn thì nhà xuất khẩu phải chuẩn bị để đối phó với tình huống nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá, chịu bồi thường... * Rủi ro trong giao hàng: Khi đến ngày giao hàng, nhà nhập khẩu đã chuẩn bị các thủ tục đón nhận hàng hoá mà mãi không thấy hàng đến do tàu mất tích vì kiếm lời riêng thì rủi ro đó là nhà xuất khẩu phải chịu. Bởi vì nhà xuất khẩu thuê phải hãng tàu không đáng tin cậy. Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu đều phải làm nhiều thủ tục có liên quan như xin các giấy phép, làm hải quan, thuê vận chuyển...; Trong các hoạt động này đều có các rủi ro riêng mà ảnh hưởng đến rủi ro nghiêm trọng nhất đối với nàh xuất khẩu là không nhận được tiền thanh toán. * Rủi ro trong thanh toán: - Thời gian thanh toán: Nhà xuất khẩu khi đã giao hàng an toàn cho nhà nhập khẩu, lẽ ra sẽ phải nhận được tiền thanh toán, nhưng nhiều trường hợp nhà nhập khẩu xin thanh toán chậm. Đôi khi vì thiện chí hợp tác, nhà xuất khẩu chấp nhận nhưng nhà nhập khẩu vẫn không chịu trả tiền, nhà xuất khẩu phải vay ngân hàng để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là rủi ro xảy ra đối với nhà xuất khẩu. - Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức an toàn với các bên trong hợp đồng xuất khẩu vì có sự cam kết, bảo đảm của các ngân hàng nhưng thực tế có nhiều khi nhà xuất khẩu bị ngân hàng từ chối thanh toán bởi các sai sót trong bộ chứng từ mà các ngân hàng hay dẫn chứng ra như: + Sai sót so với L/C: Bộ chứng từ mà L/C đòi hỏi xuất trình thiếu Chứng từ quy định phải ký mà không ký Trị giá trong bộ chứng từ vượt quá trị giá trên L/C L/C hết hiệu lực Chứng từ không được xuất trình trong thời gian quy định Nhà xuất khẩu giao thiếu hàng Nhà xuất khẩu giao hàng chậm theo quy định của L/C + Sai sót trên vận đơn: Vận đơn không sạch: Trên vận đơn ghi chú những hư háng, khuyết tật của hàng hoá. Vận đơn không chỉ dẫn là "hàng đã được xếp" xuống tàu nào Trong vận đơn ghi hàng được vận chuyển từ cảng này đến cảng khác nhưng không giống như quy định trong L/C Hàng được xếp trên boong (trừ khi L/C cho phép) Trên vận đơn không ghi đã trả cước (nếu việc đó là bắt buộc) Trên vận đơn không có kí hiệu gì (nếu buộc phải kí hiệu) + Sai sót trên chứng từ bảo hiểm: Không phải là loại bảo hiểm được quy định trong L/C Rủi ro được bảo hiểm không theo quy điịnh của L/C Chứng từ bảo hiểm dùng tiền khác so với L/C (đây là điều cấm kị trừ khi L/C cho phép) Trị giá được bảo hiểm nhỏ hơn giá trị yêu cầu Ngày bảo hiểm không khớp hoặc sớm hơn ngày ghi trên chứng từ chuyên chở + Các chứng từ không khớp: Giữa mô tả hàng hoá trên hoá đơn và L/C Sự khác nhau về giá cả Kí mã hiệu và kí hiệu giữa 2 chứng từ khác nhau. * Rủi ro trong giám định, trách nhiệm về những khuyết tật của hàng hoá Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro là bị từ chối tiếp nhận hay bị khiếu nại về khuyết tật của hàng hóa. Có trường hợp, nhà nhập khẩu tìm một khuyết tật nào đó làm cái cớ để trả lại lô hàng hoặc buộc nhà xuất khẩu giảm giá. - Nếu trong hợp đồng không quy định rõ ràng về quy cách phẩm chất của hàng hoá thì hàng loạt các tranh chấp có thể xảy ra làm phương hại đến lợi Ých của nhà xuất khẩu. - Nếu trong hợp đồng có quy định về quy cách phẩm chất của hàng hoá thì nhà nhập khẩu sẽ có lý do từ chối nhận hàng vì không đúng quy cách hay biện bạch cho việc khiếu nại về những khuyết tật đối với hàng hoá. Việc từ chối hàng hoá thực tế là sự huỷ bỏ hợp đồng, là một rủi ro lớn cho nhà xuất khẩu. Quyền tuyệt đối được khắc phục mọi khuyết tật trong lô hàng đã giao là một lợi thế to lớn đối với nhà xuất khẩu. Điều này có nghĩa là họ sẽ mất ngay hợp đồng bởi những khuyết tật của hàng hoá nếu không có quyền này. Thêm vào đó, nếu có điều khoản về sửa chữa các khuyết tật mà lại giao cho nhà nhập khẩu thì những chi phí nhà nhập khẩu khai báo để nhà xuất khẩu bồi hoàn thì liệu nhà xuất khẩu kiểm soát được? Đây cũng là vấn đề mà nhà xuất khẩu phải thận trọng khi thoả thuận với nhà nhập khẩu. Như vậy, để hoàn thành một hoạt động xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải tiến hành nhiều khâu, nhiều bươc khác nhau. Các khâu đều có mối liên hệ logic, hỗ trợ nhau. Do đó, ở mỗi khâu đều có những khó khăn phát sinh và các rủi ro khó có thể lường trước được và nó có thể là nguyên nhân nảy sinh các rủi ro trong các khâu khác. 2.2 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro 2.2.1 Rủi ro cơ bản Là những rủi ro sinh ra từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của của con người. Hậu quả của các rủi ro này thường rất nghiêm trọng, khó lường. Trong hoạt động xuất khẩu thì rủi ro riêng biệt có thể là những biến động bất thường của thời tiết như hạn hán, lũ lụt, động đất.. làm ảnh hưởng đến nguồn hàng phục vụ xuất khẩu, hay những rủi ro về xung đột chính trị, nổi loạn, chiến tranh, luật pháp thay đổi... làm ảnh hưởng xấu đến hàng trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng. Cũng có thể đó là biến động của nền kinh tế như sự mất giá của đồng tiền, khủng hoảng kinh tế... ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ các thương vụ kinh doanh xuất khẩu. Đối với các rủi ro này, cách hạn chế tốt nhất đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu là dự báo chính xác và né tránh rủi ro hoặc mua bảo hiểm để làm giảm thiệt hại. 2.2.2 Rủi ro riêng biệt Là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi Ých của từng cá nhân và tổ chức. Về hậu quả, nó có thể nghiêm trọng đối với cá nhân, tổ chức nhưng lại không nghiêm trọng đối với xã hội. Trong kinh doanh xuất khẩu, thì rủi ro này bao gồm sai lầm trong việc lùa chọn mặt hàng xuất khẩu (không nghiên cứu kỹ thị hiếu người tiêu dùng nên đưa ra các mặt hàng không phù hợp), lùa chọn đối tác (không đáng tin cậy, không có khả năng thanh toán), thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro (chủ quan, xem thường, không quan tâm, mất cảnh giác... hay luôn quan tâm, cảnh giác với rủi ro), sự sơ suất, bất cẩn trong việc làm các thủ tục có liên quan như làm thủ tục hải quan, xin các giấy phép C/O... (chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán). Với rủi ro này thì biện pháp hạn chế tốt nhất đối với nhà xuất khẩu là điều chỉnh hành vi của mình hoặc cũng có thể mua bảo hiểm, di chuyển rủi ro, chia sẻ rủi ro... 2.3 Theo sự tác động của môi trường vĩ mô Sù thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô như: chính trị, kinh tế, luật pháp, thông tin, cạnh tranh trên thị trường... đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Ở đây, chủ yếu tập trung vào sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 2.3.1 Rủi ro về kinh tế Trong kinh doanh xuất khẩu, rủi ro về kinh tế là các rủi ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: - Suy thoái kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng giảm sút, ảnh hưởng đến khối lượng mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Mất khả năng thanh toán do tỉ lệ nợ ngắn hạn quá lớn so với dự trữ ngoại tệ, doanh nghiệp không có nhu cầu nhập khẩu hoặc nếu có nhập khẩu thì cũng không có ngoại tệ thanh toán cho nhà xuất khẩu, đó là rủi ro với nhà xuất khẩu nếu không nghiên cứu kỹ thị trường định thâm nhập. - Sù biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lượng ngoại tệ thu về cho đất nước thông qua hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn giao dịch được thanh toán bằng USD mà vào thời điểm thanh toán tỷ giá USD/nội tệ giảm thì sẽ tác động làm cho lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu giảm. Tỷ giá biến động rất phức tạp và khó lường nhưng nó là nhân tố tác động nhiều đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, nếu không dự đoán được sự biến động của nó thì rủi ro, hậu quả do nó gây ra sẽ là rất lớn. 2.3.2 Rủi ro về chính trị Là sù thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, cầm giữ, chiếm đoạt, sự phân biệt đối xử của nhà nước đối với các nhà xuất khẩu có quốc tịch khác nhau... Hoặc là những tác động của chiến tranh ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, cũng có thể phá huỷ cơ sở sản xuất của nhà nhập khầu làm cho nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro không được thanh toán tiền hàng.Việc kiểm soát ngoại hối của chính phủ trên thị trường, có thể gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, từ đó có thể gây ra rủi ro về khâu thanh toán đối với nhà xuất khẩu. ViÖc kiÓm so¸t ngo¹i hèi cña chÝnh phñ trªn thÞ tr­êng, cã thÓ g©y khã kh¨n cho nhµ nhËp khÈu, tõ ®ã cã thÓ g©y ra rñi ro vÒ kh©u thanh to¸n ®èi víi nhµ xuÊt khÈu. 2.3.3 Rủi ro về pháp lý Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Tại nước của nhà xuất khẩu, rủi ro này có thể là những quy định về thủ tục có liên quan thay đổi, gây khó dễ cho quá trình thực hiện hợp đồng, gây nên sự chậm trễ trong giao hàng... và kéo theo các rủi ro khác... Ví dụ như một nhà xuất khẩu vừa ký kết hợp đồng bán hàng xuất khẩu với mức giá đã tính toán dùa theo giá thu mua trên thị trường và theo mức thuế đang được áp dụng vào thời điểm đó. Đột nhiên, sau khi hợp đồng được ký kết Nhà nước ban hành luật thuế mới với suất thuế tăng lên. Lúc này, không chỉ phần chi về thuế trong cơ cấu giá tăng lên mà xét cho cùng tất cả các thành phần trong cơ cấu giá tăng. Thuế tăng bắt buộc các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu trong nước cũng tăng giá để đảm bảo lợi nhuận. Thuế tăng sẽ dẫn đến sự tăng của giá theo sự tăng của chi phí quản lý hành chính, chi phí lưu thông. Lúc này nhà xuất khẩu đã ký hợp đồng ngoại rồi mới đi thu gom hàng, thì họ sẽ phải lùa chọn một trong hai cách sau: không thực hiện hợp đồng và chịu nép khoản tiền phạt về việc đó, hoặc thực hiện hợp đồng và chịu thua lỗ trong việc kinh doanh này vì nhà xuất khẩu đã phải mua hàng của các đơn vị sản xuất trong nước với giá cao hơn so với giá dự tính trước đây. Còn đối với luật pháp của nước nhập khẩu, có thể đó là những quy định về hạn ngạch, sự thay đổi về thuế, hay là sự quy định về các tiêu chuẩn kiểm tra đối với hàng nhập khẩu trước khi cho thâm nhập vào nước đó. Tham gia hoạt động xuất khẩu, các quốc gia chịu chi phối của các hệ thống luật pháp khác nhau, nên gây ra những xung đột, nếu các bên thiếu kiến thức về pháp lý. Đặc biệt, khi trong hợp đồng xuất khẩu có những sơ suất, không chặt chẽ, không quy định nguồn luật nào điều chỉnh quan hệ hợp đồng (một trong nguồn luật của hai bên hoặc của nước thứ ba)...; thì rủi ro có thể xảy ra đối với cả hai bên tham gia hoạt động kinh doanh này vì tranh chấp không được giải quyết. 2.3.4 Rủi ro về cạnh tranh Đó là sự thay đổi thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, sự gia tăng bất thường của các doanh nghiệp cùng ngành tạo nên áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao thì khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính hay buộc phải từ bỏ thị trường do thiếu khả năng thích nghi càng cao. Khi thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh thì không đánh giá đúng thế mạnh của đối thủ, dễ bị đối thủ lấy mất thị trường đó, ta không giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Đôi khi, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp buộc phải rút việc kinh doanh trên thị trường đó. 2.3.5 Rủi ro về thông tin Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp nhưng nó cũng gây cho doanh nghiệp không Ýt những thất bại. Đó là nhờ giao dịch qua điện thoại, e-mail... mặc dù nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhưng có thể thiếu các thông tin về đối tác dẫn đến bị lừa, hàng đã giao mà không nhận được tiền thanh toán. Thông tin về giá cả luôn được các nhà kinh doanh quan tâm. Giá là một nhân tố rất nhạy cảm nên khi kinh doanh mà thiếu các thông tin này thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ. Quan trọng là thiếu thông tin về thị trường hướng tới kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Hàng loạt các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà xuất khẩu từ sự thiếu thận trọng này (sản phẩm không đúng tiêu chuẩn để thông quan... ) 2.3.6 Rủi ro về văn hoá Trong kinh doanh quốc tế nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng, thì yếu tố văn hoá giữ vai trò rất quan trọng. Giống như giá cả, yếu tố này cũng nhạy cảm, thậm chí còn khó lường hơn. Bởi vì phong tục tập quán địa phương ở mỗi vùng có sự đa dạng, khác nhau, không hiểu thì trong khi hợp tác làm ăn rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp... việc duy trì mối quan hệ bạn hàng làm ăn lâu dài sẽ khó khăn. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế mà không nghiên cứu kỹ thì doanh nghiệp sẽ không có các hợp đồng xuất khẩu trên thị trường này. 3. Sự cần thiết phải phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Khi một công ty tham gia kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng, nghĩa là đều phải hoạt động trong môi trường kinh doanh rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Trong đó, sự khác nhau về mức sống của người tiêu dùng, tình hình chính trị và đặc biệt là sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong cách ứng xử, tập quán tiêu dùng... đã gây cho các công ty nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro cao. Lịch sử phát triển của hoạt động buôn bán quốc tế cho thấy rủi ro luôn gắn liền với những đội thương thuyền như bão biển, sóng thần, nước xoáy, đá ngầm... Người ta từng nói "con đường tơ lụa là con đường máu" quả không sai. Biết bao nỗi gian truân, nguy hiểm đe doạ đến hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia nhưng cũng không ngăn cản nổi quyết tâm tìm kiếm sự giàu có của các thương nhân. Vì vậy, hoạt động kinh doanh vượt biên giới các quốc gia vẫn ngày một phát triển mạnh mẽ, lôi kéo các công ty tham gia. Riêng trong hoạt động xuất khẩu, nguồn luật áp dụng để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên đã rất khác nhau. Trong hợp đồng phải thống nhất áp dụng pháp luật của một trong hai nước hay của một quốc gia khác. Nhưng bên nào cũng muốn áp dụng luật của nước mình để bảo vệ quyền lợi của mình nên tranh chấp trong quan hệ giữa hai bên có thể nảy sinh ngay từ đây. Mặt khác, hệ thống luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể là khác nhau, ngôn ngữ, văn hoá bất đồng. Hơn nữa, các chủ thể lại ở xa nhau, không có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt thường xuyên tình hình kinh doanh của nhau nên có thể có rủi ro do thiếu thông tin từ đối tác. Ngày nay, việc giao dịch, trao đổi thương mại quốc tế thường được tiến hành qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng... Nó đem đến cho nhà kinh doanh nhiều lợi nhuận hơn vì tiết kiệm được các chi phí giao dịch hơn là giao dịch trực tiếp, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian... nhưng nó cũng làm nhà kinh doanh bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh vì nắm bắt thông tin chưa nhanh. Vì vậy, nó cũng là nhân tố phát sinh ra các rủi ro. Hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc di chuyển hàng hoá vượt khỏi biên giới một quốc gia, vì thế nó cũng đồng nghĩa với việc phải tiến hành khâu vận chuyển hàng hoá trong đó ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ, hiểm hoạ, rủi ro bất ngờ như: đổ vỡ, mất tích, đắm tàu, nước cuốn trôi, lừa đào, giảm giá trị thương mại... Như vậy, trong kinh doanh xuất khẩu rủi ro luôn là mối đe doạ các chủ thể tham gia. Hậu quả rủi ro có thể gây thiệt hại trực tiếp, gián tiếp; có thể không đo lường được bằng tiền mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức như uy tín, tiếng tăm... Lịch sử cũng cho thấy con người không chịu bó tay trước bất kỳ khó khăn nào, không ngừng đấu tranh và luôn tìm cách vươn lên để chiến thắng thiên nhiên, bệnh tật, đói nghèo... Còn trong kinh doanh, từ chỗ con người chỉ chấp nhận, phó thác cho sù may rủi thì càng ngày các nhà quản trị càng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tìm mọi biện pháp nhằm phòng ngõa và hạn chế rủi ro để tăng hiệu quả kinh doanh. * Phòng ngõa rủi ro: thực chất là đề ra các biện pháp tác động vào các nguy cơ, mối hiểm hoạ, để giảm khả năng xảy ra rủi ro, hoặc nếu xảy ra thì cũng bớt nghiêm trọng hơn. * Hạn chế rủi ro: là tập hợp các biện pháp nhằm phòng ngõa, ngăn chặn, khoanh lại rủi ro nghĩa là đề ra các biện pháp không để rủi ro này trở thành nguyên nhân cho rủi ro tiếp theo, né tránh, từ bỏ các hoạt động, môi trường kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao; tránh việc tạo rủi ro dây chuyền hay là đưa ra các biện pháp chia nhỏ rủi ro qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoặc di chuyển rủi ro cho người khác gánh chịu thông qua thời điểm trách nhiệm với tài sản khi thực hiện hợp đồng có liên quan như tín dụng, vận tải... Nghĩa là hạn chế rủi ro có phạm vi rộng, bao gồm cả hoạt động phòng ngõa rủi ro. An toàn trong kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào kinh doanh trên thường cũng mong muốn. Bởi vì trên thị trường quốc tế đầy rẫy những nguy cơ, bất trắc, chỉ có an toàn trong kinh doanh mới tạo cơ sở để cho doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc. Thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng sẽ mang lại nhiều lợi Ých cho các bên tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu gồm nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các cơ quan chính quyền... Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong hoạt động này. * Đối với nhà xuất khẩu: Khi tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhà xuất khẩu gặp phải các rủi ro, đó là một tất yếu khách quan vì thương trường không phải là chiến trường, song cũng có "súng, đạn" đủ để gây thương tích cho đối phương (nhà xuất khẩu, nhập khẩu) Rủi ro cao thường gắn liền với các cơ hội kinh doanh nhiều tiềm năng, gắn với sự cạnh tranh găy gắt, tranh giành thị trường từ phía các đối thủ cạnh tranh... Nhà xuất khẩu nào muốn lợi nhuận cao phải dám chấp nhận các mạo hiểm đó nhưng phải có các biện pháp ứng phó nhanh nhạy, kịp thời để đối phó với các rủi ro để biến các cơ hội kinh doanh trở thành hiện thực. Đó là các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro phải được thực hiện tốt. Một khi rủi ro có xảy ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ Ýt nghiêm trọng và các chi phí liên quan đến rủi ro sẽ giảm đi. Mục tiêu rất quan trọng của công tác này là khắc phục việc nhà xuất khẩu không thu được tiền hàng khi đã hoàn tất việc giao hàng. Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng bị huỷ bỏ nghĩa là mọi công sức, tiền của nhà xuất khẩu đã bỏ ra không thu được kết quả gì. Khi rủi ro này được khắc phục sẽ giúp nhà xuất khẩu đứng vững trên thương trường, không bị "lao đao" bởi các thương vụ bất trắc như vậy. Khi không có các trở ngại thì hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, mục tiêu kinh doanh của các nhà quản trị đạt được sẽ làm nền cho hoạt động kinh doanh ổn định, vững chắc và nâng cao uy tín, vị thế của mình trên trường quốc tế. Rủi ro hàng bị háng hóc, biến mất dọc đường không còn, rủi ro hàng đến chậm quá định trong hợp đồng không xảy ra... sẽ gây dựng được niềm tin nơi khách hàng về chất lượng hàng hoá, thái độ trong kinh doanh; từ đó sẽ hứa hẹn nhiều thương vụ kinh doanh khác với chính khách hàng này hay các khách hàng khác thông qua sự giới thiệu, quảng bá của họ về mình. Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu đồng nghĩa với việc tìm ra các biện pháp, công cụ để đảm bảo lợi Ých của nhà xuất khẩu. Từ những rủi ro liên quan đến chủ thể của hợp đồng mua bán (nhà nhập khẩu) đến các rủi ro liên quan đến các chủ thể khác như bên vận tải, ngân hàng, chính quyền... đều được quản lý, dự đoán và đưa ra các cách thức ứng phó linh hoạt, kịp thợi để thực hiện tốt các thương vụ kinh doanh. * Đối với nhà nhập khẩu: Cũng như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu là một chủ thể chính trong thương vụ kinh doanh xuất khẩu; vì thế họ cũng không tránh phải việc đối mặt với các rủi ro liên quan đến hoạt động này. Nên quản trị rủi ro là vấn đề được các nhà nhập khẩu hết sức quan tâm. Làm thế nào để người mua hạn chế được các rủi ro như: bị giao hàng chậm, giao thiếu số lượng và hàng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, hoặc nhà xuất khẩu không tiến hành các sửa chữa cần thiết hay cung cấp các phụ tùng thay thế đối với máy móc bị hư háng... đó là nhờ vào việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. Công tác này được triển khai, tổ chức thực hiện tốt sẽ giúp nhà nhập khẩu có được nguồn hàng tốt theo đúng yêu cầu đã thoả thuận, đúng thời điểm để cung cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy họ sẽ giữ được uy tín với người tiêu dùng. Uy tín sẽ là nền tảng để hoạt động kinh doanh của họ có hiệu quả cao, đồng thời tỉ lệ đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng và thanh toán với nhà xuất khẩu sẽ giảm, góp phần tiết kiệm chi phí kinh doanh. Cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu khi cùng tham gia vào thương vụ kinh doanh thì phải chấp nhận đối mặt với các rủi ro, tổn thất. Nhất là các thương vụ gắn với lợi nhuận tiềm năng cao. Điều này chỉ biến thành hiện thực khi các chủ thể làm tốt công tác phòng ngõa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu nói riêng và trong kinh doanh thương mại quốc tế nói chung. * Đối với chính quyền: Chính quyền đại diện cho lợi Ých của dân chúng trong nước đó. Những lợi Ých này không phải lúc nào cũng trùng hợp với lợi Ých của nhà xuất khẩu- những nguời muốn kiếm lợi nhuận tối đa. Khi các doanh nghiệp trong nước kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật thì lợi Ých của quốc gia sẽ được nâng lên. Đó là mong muốn của các chính quyền bởi vì nhà nước chỉ ra tay can thiệp khi các hoạt động ảnh hưởng đến lợi Ých chung của quốc gia đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc105601.doc