Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng

LỜI NÓI ĐẦU Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn hướng tới tối đa hoá lợi nhuận. Từ đó các doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước. Muốn giải quyết được vấn đề này thì các nhà lãnh đạo, những người quản lý của doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó xác định hướng sản xuất phát triển cho phù hợp, đồng thời doanh nghiệp có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với từng doanh nghiệp nói riêng thì hoạt động xuất nhập khẩu lại đặc biệt quan trọng. Doanh thu xuất khẩu ngày càng tăng chứng tỏ được. Chóng ta đã thấy xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu; tận dụng năng lực dư thừa, tạo nguồn thu ngoại tệ mà bên cạnh đó xuất khẩu chính là chiếc cầu nối doanh nghiệp với nền kinh tế thế giới. Chính từ ý nghĩa quan trọng đó nên thúc đẩy xuất khẩu luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp luôn hướng tới. Hơn thế nữa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế buộc các doanh nghiệp phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình nhằm theo kịp sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới. Nếu doanh nghiệp không chủ động thúc đẩy xuất khẩu họ sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu thực sự cần thiết đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này và qua thời gian được thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu & Xây dựng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần : CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XNK & XD TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG

doc37 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình mà công ty ký hợp đồng. Đồng thời theo dõi tiến độ thi công, đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại và những phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm, theo dõi hợp đồng kinh tế đồng thời thẩm định các dự toán. - Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Do giám đốc trực tiếp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các hợp đồng tham mưu cho Giám đốc ký kết được các hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng, mua và cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất. - Phòng kế toán tài vô: Tổng hợp kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước quy định, theo dõi và quản lý tình hình sử dụng các loại vốn và nguồn vốn, thường xuyên báo cáo Giám đốc để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định. Tổ chức tốt việc thu chi đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, phục vụ cho sản xuất kinh doanh liên tục không bị ảnh hưởng và tiến hành thanh toán đầy đủ lương thưởng, lương vượt năng suất đến tay người lao động kịp thời, tạo điều kiện để toàn bộ công nhân viên công ty ổn định đời sống, yên tâm công tác sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vô nh­ sau: Tổ chức sản xuất, quản lý lao động tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đên người lao động. Hàng tháng lập kế hoạch và duyệt các chế độ liên quan đến người lao động, như nâng lương, đề bạt giải quyết các chế độ, tổ chức nơi ăn ở, làm việc, đi lại cho cán bộ nhân viên trong đơn vị tiếp nhận công nhân viên chức ký kết hợp đồng lao động. - Phòng khoa học kỹ thuật: Kiểm tra các sản phẩm công trình xây dựng, sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đã được đăng ký, theo dõi kiểm tra an toàn và bảo hộ lao động. - Nhà máy tấm lợp - xà gồ kim loại, phân xưởng kéo mạ thép: Sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng, tổ chức quảng cáo tiếp thị làm sao cho sản phẩm của nhà máy và phân xưởng đến với thị trường được nhanh, tốt, rẻ. - Các đội xây dựng: Tổ chức thi công xây lắp tại các công trường xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả. - Các cửa hàng: Giới thiệu sản phẩm, tổ chức bán sản phẩm của công ty sản xuất ra và nếu công ty không có loại sản phẩm đó thì mua sản phẩm từ nơi khác về để phục vụ cho khách hàng. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu. Với ngành nghề kinh doanh rộng sản phẩm của công ty được chia thành: Sản phẩm sản xuất, sản phẩm xây dựng. Sản phẩm sản xuất có 2 bộ phận sản xuất đó là: Nhà máy sản xuất tấm lợp xà gồ kim loại và phân xưởng - kéo - mạ thép. Hai bộ phận này áp dụng 2 phương pháp tính giá thành. Hoạt động xây lắp ở công ty XNK & XD được thực hiện chủ yếu qua hai phương thức đó là nhận thầu từ Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng và tham gia đấu thầu. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết (dù theo phương thức đấu thầu hay nhận thầu) công ty đều giao khoán cho các đội xây dựng. Hiện nay, công ty có 9 đội xây dựng hoạt động xây dựng rộng khắp cả nước. Trước năm 2001 công ty thi công nhiều ở các tỉnh phía Nam. Đến năm 2001 Tổng công ty thành lập 1 công ty mới tại phía Nam (TP Hồ Chí Minh). III. VỐN, NHÂN LỰC VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK & XD 1. Vốn và cơ cấu vốn của công ty Vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý và nhạy bén lại do tài quản lý và lãnh đạo của từng công ty. Công ty XNK & XD trong những năm qua đã quản lý rất tốt nguồn vốn thuộc quyền quản lý của mình. Tuy không thực sự là xuất sắc nhưng cũng đã đạt được thành tựu hết sức rực rỡ, đem lại hiệu quả to lớn cho công ty. Giúp cho đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Biểu 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng, giảm 2004/2003 So sánh tăng, giảm 2005/2004 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % Tổng Nguồn vốn 144,160 100 167.220 100 202.670 100 2.306 16,0 35.450 21,2 Chia theo SH Vốn vay 37.260 25,8 42.420 25,4 56.670 28,8 5,160 13,8 14,250 33,6 Vốn CSH 90.000 62,4 105.000 62,8 126.000 62,2 15.000 16,7 21.000 20,0 Vốn do NS cấp 16.900 11,7 19.800 11,8 20.000 9,9 2.900 17,2 200 1,0 Chia theo TC Vốn cố định 86,420 59,9 103.700 62,0 129.630 64,0 17,280 20,0 25.930 25,0 Vốn lưu động 57,740 40,1 63.520 38,0 73.040 36,0 5.780 10,0 9.520 15,0 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn đến cuối năm 2005 là 202.670 triệu đồng tăng 21.2% so với năm 2004 tương ứng 35.450 triệu đồng. Tỷ lệ nguồn vốn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy công ty đã có nhiều những thành tựu rực rỡ đẩy mạnh sự phát triển của công ty, nâng cao đời sống cho nhân viên về mặt tinh thần và cả về thể chất. Khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với công ty trên con đường hội nhập và phát triển. Cơ cấu vốn theo sở hữu Vốn của công ty chiếm tỷ trọng cao và đồng đều năm 2003 là 62,4%, năm 2004 là 62,8% và đến năm 2005 giảm xuống là 62,2%. Có sự sụt giảm về vốn chủ sỡ hữu này là do trong năm 2005 công ty đã vay vốn nhiều để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, số vốn vay năm 2005 là 56.670 triệu đồng tăng 33,6% so với năm 2004. Đây cũng là một trong những vấn đề đáng mừng cho công ty vì không phải bất kỳ Công ty nào cũng có khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay, đồng thời công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng là một trong những công ty hàng đầu có uy tín rất tốt ở Việt Nam, đem lại lòng tin cho khách hàng và đem đến sự tín nhiệm của các tổ chức kinh tế. Cơ cấu vốn theo tính chất Tỷ lệ vốn cố định so với vốn lưu động của công ty qua các năm có sự biến động tuy nhiên biến động này không đáng kể, không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tá công ty đã chuẩn bị rất tốt vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là vốn cố định của công ty luôn luôn được đảm bảo, tỷ lệ tăng đều qua các năm từ 2003 đến 2005 khoảng 2%, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ vốn lưu động giảm xuống mặc dù cả vốn cố định và vốn lưu động đều tăng. Cụ thể, năm 2005 vốn lưu động là 73.040 triệu đồng tăng 9.520 triệu đồng so với năm 2004 và tăng 15.300 triệu đồng so với năm 2003. Qua những số liệu thực tế tại công ty Xuất nhập khẩu & Xây dựng ta thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là rất cao và ổn định, điều này chứng minh rằng công ty đã thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, làm đúng nguyên tắc và quy định của nhà nước. 2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Con người là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp, biết cách quản lý và sử dụng con người một cách hiệu quả sẽ đem đến cho doanh nghiệp một nguồn lợi vô tận. Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng đã rất thành công trong công tác quản lý con người trong thời gian qua. Phân chia theo tính chất lao động: thì lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đương nhau và số lượng nhân viên cũng tăng không đáng kể cho thấy hướng phát triển kinh tế của công ty là hợp lý, không những đem lại niềm tin đối với những nhân viên đang làm việc tại công ty mà còn thu hót thêm được một số cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về làm việc. Phân chia theo giới tính: Với lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất vật liệu xây dựng và gia công cơ khí, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, thủy lợi và xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài…đây là những công việc tương đối nặng nhọc do vậy mà số lượng nhân viên nam chiếm tới 2/3 nhân viên của công ty. Đến năm 2005 thì có 237 nam chiếm 71,4% tăng 22 người so với năm 2003, trong khi đó nhân viên nữ là 95 người chiếm 28,6% tăng 6 người so với năm 2003. Qua quá trình xây dựng và phát triển công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng là đơn vị có uy tín trên thị trường, do vậy vấn đề trình độ con người rất được chú trọng. Tỷ lệ trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn với đội ngò nhân viên trẻ hóa, làm việc hăng say và có hiệu quả. Chính những ưu điểm này đã đem lại nguồn lợi rất lớn cho công ty mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được. Biểu 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003-2005 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng,giảm 2004/2003 So sánh tăng, giảm 2005/2004 Số người (%) Số người (%) Số người (%) Số người % Số người % Tổng sè lao động 304 100 312 100 332 100 8 2,6 20 6,4 Phân theo t/chất LĐ Lao động trực tiếp 151 49,7 151 48,4 162 48,8 0 0 11 7,3 Lao động gián tiếp 153 50,3 161 51,6 170 51,2 8 5,2 9 5,6 Phân theo giới tính Nam 215 70,7 223 71,5 237 71,4 8 3,7 14 6,3 Nữ 89 29,3 89 28,5 95 28,6 0 0 6 6,7 Phân theo trình độ Đại học và trên ĐH 31 10,2 31 9,9 31 9,3 0 0 0 0,0 Cao đẳng và trung cấp 120 39,5 120 38,5 131 39,5 0 0 11 9,2 PTTH hoặc THCS 153 50,3 161 51,6 170 51,2 8 5,2 9 5,6 Phân theo độ tuổi Trên 45 tuổi 15 4,9 15 4,8 17 5,1 0 0 2 13,3 Từ 35 đến 45 tuổi 29 9,5 31 9,9 40 12,0 2 6,9 9 29,0 Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 90 29,6 95 30,3 100 30,1 5 5,6 5 5,3 Dưới 25 tuổi 170 56,0 172 54,9 175 52,7 2 1,2 3 1,7 (Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự) Ngoài những con số mà chúng ta đã thấy rất rõ về tình hình hoạt động quản lý nhân sự của công ty trong thời gian qua ta còn có thể kết luận rằng về nguồn nhân lực trong công ty đã được ban lãnh đạo rất chú tâm và đầu tư nhiều. Hàng năm, công ty đều có líp tập huấn về nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề cho nhân viên và cán bộ trong công ty, do đó mà trong những năm qua công ty không xảy ra tình huống đáng tiếc nào làm thiệt hại đến tài sản của công ty do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ. Đặc biệt toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ quản lý đều được học các líp quản lý doanh nghiệp, quản trị tài chính trong nghiệp, quản lý thực hiện dù án… và một số các khoá học khác liên quan đến công việc. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhân viên gắn bó với công ty trong suốt những năm qua. Điều này chứng tá công ty đã đi những bước rất vững chắc trên con đường quản lý nguồn nhân lực. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đã khẳng định công ty đã đạt được những thành công rực rỡ. Từng bước đưa công typhát triển lớn mạnh, cạnh tranh ngàng tầm với những công ty hàng đầu Việt Nam về giá cả, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…. Qua biểu 3 ta thấy, Doanh thu tiêu thụ bằng giá trị tổng sản lượng là do trong những năm qua công ty không có các khoản giảm trừ. Năm 2005 doanh thu đạt 132.620 triệu đồng tăng 37.270 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 39,1%. Tỷ lệ doanh thu của năm 2005 cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2004 so với năm 2003, cụ thể là doanh thu năm 2004 là 95.350 triệu đồng tăng 15,4% so với năm 2003. Điều này nói lên rằng công ty càng ngày càng làm ăn có hiệu quả, đạt yêu cầu với mục tiêu mà công ty đã đề ra và được khách hàng chấp nhận và tin dùng Lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, năm 2005 đạt 34.500 triệu đồng tăng mạnh 51,3% so với năm 2004; năm 2004 đạt 22.800 triệu đồng tăng 7.120 triệu đồng tương ứng với 42,4% so với năm 2003. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó khuyến khích toàn bé cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty làm việc gắn bó lâu dài với Công ty. Một vấn đề cũng rất quan trọng mà thấy rất rõ trong Biểu số 3 này đó là: Vòng quay vốn lưu động trong 3 năm đều tăng, chứng tỏ rằng công ty đang đi rất đúng hướng, ban lãnh đạo biết sử dụng vốn khéo léo, làm cho đồng vốn mình bỏ ra đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003-2005 Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu tiêu thụ tr.đồng 82.610 95.350 132.620 12.740 15,4 37.270 39,1 Xuất khẩu (1) tr.đồng 24.800 23.840 35.810 -940 0,96 11.970 1,50 2. Tổng sè LĐ Người 304 312 332 8 2,6 20 6,4 3. Tổng VKDBQ tr.đồng 144.160 167.220 202.670 23.060 16,0 35.450 21,2 3.1. VCĐ bình quân tr.đồng 86.420 103.700 129.630 17.280 20,0 25.920 25,0 3.2.VLĐ bình quân tr.đồng 57.740 63.510 73.040 5.770 10,0 9.530 15,0 4. Lợi nhuận tr.đồng 15.680 22.800 34.500 7.120 45,4 11.700 51,3 5. Nép ngân sách tr.đồng 4.390 6.380 9.660 1.990 45,3 3.280 51,4 6. Thu nhập BQ 1 lao động (V)/tháng tr.đồng 1.5 1.9 2.45 0.4 26,7 0.55 28,9 7. Năng suất lao động BQ (W=1/2) tr.đồng 271,7 305,6 399,5 33,9 12,5 93,9 30,7 8. Tỷ suất LN/DT tiêu thô (3/1) % 18,98 23,91 26,01 4,93 26,0 2.1 8,8 9. Tỷ suất LN/VKD(4/3) % 10,88 13,63 17,02 2,75 25,3 3,39 24,9 10. Sè vòng quay VLĐ (1/3.2) vòng 1,43 1,50 1,82 0,07 4,9 0,32 21,3 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Những con số biết nói ở biểu trên đã cho ta thấy rõ hoạt động marketing, chiến lược kinh doanh của công ty đã đem lại hiệu quả rất lớn cho công ty. Hàng năm, công ty đã bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn dành cho marketing, quảng cáo cho những sản phẩm của mình, những chiến lược chăm sóc khách hàng tiềm năng đã được công ty ngày càng chú trọng và đầu tư nhiều. Vì đây là nguồn lợi đem lại doanh thu đáng kể cho công ty. Kim ngạch xuất khẩu Xuất nhập khẩu luôn là hoạt động rất quan trọng tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng. Trong thời gian qua, công ty đã rất nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhất một cách có hiệu quả hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên kết quả không hoàn toàn như mong muốn. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK & XD từ năm 2003 đến năm 2005 diễn ra nh­ sau: Theo dõi trong 3 năm gần đây từ 2003 đến 2005, chóng ta thấy cán cân xuất nhập khẩu của công ty không tốt. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 giảm 4% so với năm trước, đến năm 2005 tuy kim ngạch tăng trưởng dương nhưng cũng không cải thiện được nhiều. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu lại tăng trưởng với tác động rất cao, riêng năm 2005 tốc độ phát triển đạt 1,62 nghĩa là tăng 62% so với năm trước. Chỉ trong vòng 3 năm mà kim ngạch nhập khẩu đã tăng từ mức 41.310 triệu đồng lên 92.830 triệu đồng (tăng 51.520 triệu đồng tương đương 124%, hơn hai lần) trong khi xuất khẩu chỉ tăng được 11.030 triệu đồng. Điều này làm ảnh hưởng tới cán cân thanh toán bằng ngoại tệ mà cụ thể là đồng USD của công ty. Trong thời gian tới liên hiệp cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục tình trạng này. Hình 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu tại công ty XNK & XD Nhìn vào hình trên ta thấy xuất khẩu tăng trưởng chậm trong khi nhập khẩu lại tăng nhanh chóng khiến cho cán cân xuất nhập khẩu không cân bằng. Doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thặng dư nhập khẩu (hình 2). Mức thặng dư cũng liên tục tăng. Năm 2003, nhập khẩu vượt khoảng 16.530 triệu đồng so với xuất khẩu thì vào năm 2005, con số này là 57.020 triệu đồng. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 bằng 2,5 lần kim ngạch xuất khẩu. Rõ ràng nếu xét riêng thì xuất khẩu có tăng trưởng Ýt nhưng xét cùng với nhập khẩu thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty không có hiệu quả. Điều này là do những năm gần đây công ty đã nhập thêm một số máy móc mới nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đây đều là những máy móc có giá try cao nên kim ngạch nhập khẩu theo đó mà cũng tăng cao. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DÙNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005 I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 1. Cơ cấu mặt hàng và hoạt động xuất khẩu Là một công ty xuất nhập khẩu nên số lượng các mặt hàng xuất khẩu của công ty khá phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ thì công ty có khoảng trên 30 mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng này có thể xếp vào 4 nhóm mặt hàng chính nh­ sau: - Xuất nhập khẩu vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc ngành xây dùng: nhập khẩu phôi và các vật tư để sản xuất máy trộn bê tông, vật liệu cách âm, kẽm, tấm lợp, xà gồ kim loại, dây thép mạ, dây kẽm gai… - Sản xuất vật liệu xây dựng và gia công cơ khí: tấm lợp, các loại xà gồ kim loại… - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng…: Nhà máy Thủy tinh San Miguel Hải Phòng, nhà máy đường Bến Tre, cầu cảng xuất xi măng Sao Mai, xây dựng bể chứa nhiên liệu, xi măng Sao Mai, nhà làm việc công ty xi măng Chinfon – Hải Phòng, thi công đường giao thông khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng… - Xuất khẩu lao động đi làm ở nước ngoài: Đài Loan, Hàn Quốc… Trong năm 2004 tổng giá trị xuất khẩu giảm so với năm 2003, nhưng đến năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu tăng cao gấp 1,5 lần so với năm 2004 cho thấy tốc độ phát triển tương đối tốt điển hình ở một số các mặt hàng: Giá trị xuất khẩu kẽm năm 2005 đạt 756 triệu đồng tăng 1,68 lần so với năm 2004, giá trị xuất khẩu lao động đạt 349 triệu đồng tăng 1,87 lần so với năm 2004 và một số mặt hàng xuất khẩu tại chỗ tăng hơn hai lần so với năm 2004. Để nắm rõ vấn đề này xe chi tiết theo nh­ biểu 5 dưới đây. Biểu 4: Nội dung xuất khẩu của công ty XNK & XD Đơn vị tính: triệu đồng STT Mặt hàng 2003 2004 2005 Tốc độ phát triển Số tiền % Số tiền % Số tiền % 04/03 05/04 1 Xà gồ kim loại 6.490 26,2 5.840 24,5 7.370 20,6 0,9 1,26 2 Tấm lợp 7.920 32,0 7.330 30,7 9.010 25,2 0,93 1,23 3 Kẽm 4.270 17,2 4.500 18,9 7.560 21,1 1,05 1,68 4 Vật liệu cách âm 1.850 7,5 1.980 8,3 3.560 9,9 1,07 1,8 5 Xuất khẩu lao động 1.640 6,6 1.870 7,8 3.490 9,7 1,14 1,87 6 Xuất khẩu tại chỗ một số mặt hàng khác 2.610 10,5 2.320 9,7 4.820 13,5 0,89 2,08 Tổng cộng 24.780 100 23.840 100 35.810 100 0,96 1,5 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo xuất khẩu) Ta thấy, trong những mặt hàng xuất khẩu của công ty những năm qua đã có những thay đổi lớn. Cụ thể nh­ sau: Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu lớn nhất công ty qua 3 năm đó là mặt hàng tấm lợp. Mặc dù tỷ trọng này có giảm từ 32% năm 2003 xuống còn 25,2% năm 2005 nhưng tổng giá trị xuất khẩu lại tăng từ 7.920 triệu đồng năm 2003 lên tới 9.010 triệu đồng năm 2005. Tiếp đó xà gồ kim loại và kẽm, đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của công ty, năm 2005 mặt hàng xà gồ kim loại xuất khẩu chiếm 20,6%, kẽm chiếm 21,1% tổng giá trị xuất khẩu toàn công ty. Điều đặc biệt đáng quan tâm là năm 2005 là xuất khẩu lao động tăng cao, năm 2005 đạt 3.490 triệu đồng tăng 1,87 lần so với năm 2004 tương ứng với 1.620 triệu đồng, quả thật đây là những kết quả đáng mừng đối với công ty. Ngoài ra, một số mặt hàng khác của công ty kim ngạch xuất khẩu cũng tăng tương đối nhiều, năm 2005, giá trị xuất khẩu tăng gấp 2,08 lần so với năm 2004. Mặc dù là trong năm 2004 một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm xong sang đến năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu lại tăng trở lại và có xu hướng ngày càng tăng cao. Chính sự yếu kém trong công tác xúc tiến hoạt động xuất khẩu đã kéo theo tổng giá try kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 bị sút giảm nh­ vậy. Với kết quả đã đạt được ở trên rất đáng khả quan đối với sự phát triển của công ty trong thời gian tới, đồng thời với tốc độ phát triển này là một dấu Ên không những khuyễn khích ban lãnh đạo và còn giúp toàn bộ cán bộ, công nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh đó cần có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. 2. Thị trường xuất khẩu Với quy mô lớn cùng với hàng loạt các công ty nhỏ, với chủng loại mặt hàng xuất khẩu rất phong phú nên thị trường xuất khẩu của công ty XNK & XD còng rất rộng lớn. Nếu trước đây công ty chỉ xuất khẩu chủ yếu sang các nước trong khối xã hội chủ nghĩa thì ngày nay thị trường xuất khẩu của công ty đã mở rộng sang hàng chục quốc gia trên khắp thế giới. Biểu 5: Các thị trường xuất khẩu của công ty XNK & XD Đơn vị tính: triệu đồng STT Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1 Hồng Kông 1.390 5,6 1.420 6,0 1.690 4,7 2 Nhật Bản 960 3,9 840 3,5 970 2,7 3 Châu Phi 2.170 8,8 2.320 9,7 2.580 7,2 4 Hàn Quốc 1.270 5,1 1.300 5,5 1.420 4,0 5 Trung Quốc 3.540 14,3 3.600 15,1 3.750 10,5 6 Đài Loan 1.450 5,9 1.980 8,3 2.360 6,6 7 ASEAN 11.300 45,6 10.470 43,9 20.650 57,7 8 Thị trường khác 2.700 10,9 1.910 8,0 2.390 6,7 Tổng cộng: 24.780 23.840 35.810 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo xuất nhập khẩu) Ngày nay sản phẩm của liên hiệp đã có mặt ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ còn thị trường châu Óc thì công ty chưa khai thác. Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường ASEAN là một trong những thị trường quan trọng bậc nhất của công ty nhưng tỷ trọng xuất khẩu tại thị trường này rất bấp bênh, tăng giảm thất thường qua các năm cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty không có hiệu quả. Chưa đem lại lòng tin cho các khách hàng quen. Tuy nhiên trong thời gian qua, công đã khá thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang một sè thị trường nh­: Mỹ và một số nước Châu Phi. Với việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã mở ra cho liên hiệp một hướng phát triển rất triển vọng. Hình 1: Biểu đồ về đồ thị thị trường xuất khẩu của công ty Nhìn vào biểu đồ trên những con số đã nói lên rằng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… đã tăng rất đều qua 3 năm 2003, 2004 và 2005. Đây là sự phát triển khá Èn tượng, nó cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này còng nh­ khả năng chinh phục thị trường này của công ty. Nh­ chóng ta đã biệt, để tiếp cận với thị trường Chấu Âu và thị trường Mỹ là rất khó khăn Trung Quốc cùng là một thị trường mà công ty thâm nhập khá thành công. Nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng với hơn một tỷ dân, văn hoá khá gần gũi với Việt Nam và khoảng cách địa lý ngắn nên công ty đã rất tích cực thâm nhập thị trường này. Bằng việc thực hiện đa dạng hoá các loại hình và mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc đã tăng từ mức trên 3.560 triệu đồng năm 2003 lên tới 3.600 triệu đồng năm 2004 và 3.750 triệu đồng năm 2005, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường chính chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu Mặc dù EU là một trong những thị trường lớn nhất thế giới nhưng do sự khắt khe của thị trường này khiến cho công ty chưa mạnh dạn khai thác thị trường này. Hiện nay, công ty mới khai thác được một số thị trường nhỏ trong khối thị trường EU như: Anh và Đức. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp để tăng tỷ trọng khu vực thị trường rất tiềm năng này. Công ty còng khá chú trọng đến việc tìm kiếm và thâm nhập những thị trường mới. 3. Hình thức xuất khẩu Công ty áp dụng hai hình thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Biểu 6: Các thị trường xuất khẩu của công ty XNK & XD Đơn vị tính: triệu đồng STT Hình thức 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Trực tiếp 1.965 79 1.870 78 2.969 83 2 Uỷ thác 513 21 514 22 612 17 Tổng cộng 2.478 100 2.384 100 3.581 100 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo xuất nhập khẩu) Hàng năm, công ty xuất khẩu chủ yếu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính hình thức xuất khẩu này sẽ giúp cho công ty tiếp cận với khách hàng hơn và tạo cho khách hàng niềm tin và sự thoả mãn. Ngoài ra, công ty còn có uỷ thác cho một số các công ty xuất khẩu cho mình. Thực chất, công ty phải sử dụng hình thức này là do có khó khăn như: khác nhau về địa lý, phong tục, tập quán với khách hàng nên để thuận lợi cho việc buôn bán, hợp tác làm ăn công ty đã quyết định sử dụng hình thức uỷ thác xuất khẩu. Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Đến năm 2005, hình thức xuất khẩu ủy thác chiếm 17% giảm 5% so với năm 2004 và 6% năm 2003 tuy là giá trị xuất khẩu ủy thác tăng từ 513 triệu đồng năm 2003 lên đến 514 triệu đồng năm 2004 và tăng 612 triệu đồng năm 2005. Tỷ lệ ủy thác xuất khẩu giảm chứng tỏ rằng trong năm 2005 công ty đã khắc phục được một số khó khăn mà công ty gặp phải như là đã tìm hiểu được các phong tục tập quán của một số quốc gia mà công ty xuất khẩu hàng hóa cho họ, đồng thời tạo được các mối quan hệ tốt đẹp với phía đối tác. Vì vậy mà giá trị xuất khẩu theo hình thức ủy thác đã giảm đi. 4. Nguồn hàng xuất khẩu Nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty hoặc một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiện cho xuất khẩu. Nh­ vậy nguồn hàng cho xuất khẩu không thể là nguồn hàng chung chung mà phải gắn với một địa danh cụ thể. Mặt khác, nguồn hàng cho xuất khẩu phải đảm bảo những yêu cầu chất lượng quốc tế. Do vậy không phải toàn bộ khối lượng hàng hoá của một đơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ có phần hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu. Có thể phân chia nguồn hàng xuất khẩu theo 2 loại hoạt động xuất khẩu chính: - Những hoạt động sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì đây là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. - Những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu, thường cho các tổ chức ngoại thương làm những chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá. Tạo nguồn hàng xuất khẩu là khâu quan trọng giúp công ty luôn luôn trong tình trạng có đủ hàng để có thể sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi cần thiết. Nã có một số những ý nghĩa sau đây đối với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào. Thứ nhất: Trong nền kinh tế công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu , tạo ra mét nhu cầu mới về lao động, về vật tư, tiền vốn. Và như vậy tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tham gia vào phân công lao động quốc tế, tiết kiệm các nguồn lực trong nước trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả. Thứ hai: Nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh, nếu không có nguồn hàng, không thể tiến hành kinh doanh được. Muốn vậy phải đáp ứng được các yêu cầu: Phù hợp với yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loai, mầu sắc... và phù hợp về thời gian và đúng với yêu cầu. Có nh­ vậy nguồn hàng mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiếp theo và có đủ hàng hoá đảm bảo cung ứng cho khách hàng đầy đủ, kịp thời. Thứ ba: Nguồn hàng và tạo nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của khác hàng giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời, thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh đồng thời đảm bảo uy tín với khách hàng làm cho việc cung ứng hàng diễn ra một cách liên tục, ổn định tránh đứt đoạn. Thứ tư: Nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế bớt được tình trạng thừa thiếu, hàng hoá ứ đọng chậm luân chuyển, hàng hoá kém phẩm chất không thể bán được ... vừa gây chậm trễ cho khâu lưu thông. Thứ năm: Nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt còn có tác dụng lớn cho công tác tài chính của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh, có tiền bù đắp chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ đối nhà nước và các mặt khác của doanh nghiệp. Công tác tạo nguồn hàng tốt có tác dụng nhiều mặt với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như trên đã phân tích, hơn thế nữa nó còn đảm bảo thị trường ổn định cho doanh nghiệp, nó thúc đẩy sản xuất và nhập khẩu tăng cường khả năng mở rộng thị trường, ổn định điều kiện cung ứng hàng hoá, ổn định điều kiện cung cấp các nguồn hàng, tạo điều kiện ổn định nguồn hàng với các đơn vị tiêu dùng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thực hiện theo nội dung sau đây: - Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu . - Tổ chức hệ thống thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu - Ký kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. - Xóc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu - Tiếp nhận bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc. Đây là các nước giá tương đối rẻ, chất lượng khá tốt và nguyên liệu rất nhiều, nguồn hàng ổn định. 5. Các biện pháp mà công ty XNK & XD thực hiện để thúc đẩy xuất khẩu Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì việc đứng vững và phát triển là một điều không phải doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này cũng làm được.Tuy nhiên công ty XNK & XD đã làm được điều này và còn mở rộng được xuất khẩu sang một số thị trường quan trọng và có tiềm năng như Trung Quốc…. Làm được điều này là do công ty đã thực hiện một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dưới đây. - Luôn tìm hiểu kỹ thị hiếu tiêu dùng còng nh­ tìm hiểu kỹ về văn hoá, phong tục, tập quán…. của từng thị trường riêng biệt. Để từ đó có thể cung cấp sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng và làm được điều này sẽ giúp cho công ty ngày càng xâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính hơn. - Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng của sản phảm xuất khẩu để không làm mất uy tín của mình đối với khách hàng. Điều này cực kỳ quan trọng nhất là đối với các thị trường khó tính nh­ Hoa Kỳ hay EU. - Tăng cường làm công tác Marketing đối với sản phẩm mới hay là thị trường mới - Luôn giữ chữ tín với bạn hàng. Đây có thể nói là điều mà không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam còng làm được. - Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú và đa dạng cùng với việc công ty ngày càng quan hệ với nhiều đối tác khác nhau vì thế trình độ của cán bộ công nhân viên phải được nâng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy công ty một mặt tuyển dụng thêm những cán bộ có năng lực và có đủ trình độ một mặt thì đào tạo lại đội ngò cán bộ hiện có. - Đa dạng hoá mặt hàng, loại hình xuất khẩu để cho phù hợp vơi từng thị trường nhất định. Điều này rất quan trọng đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2003-2005 1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động xuất khẩu tại công ty Là mét doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng có một số đặc điểm riêng khác với các Công ty khác trong Tổng công ty. Trong những năm qua, Công ty đã sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị máy móc, tham gia thi công nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, khu công nghiệp, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng. Tiêu biểu là các nhà máy xi măng: Chinfon, Bót Sơn, Sao Mai, Hoàng Mai; các nhà máy đường: Bến tre, Trị An, Cà Mau…; Nhà máy kính nổi Đáp Cầu, khu công nghiệp Normura (Hải Phòng) và các công trình trong dự án ODA… Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và xây dựng. Để đáp ứng với chức năng nhiêm vụ của Công ty nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng đa dạng. Vì Công ty mới được thành lập cho nên đội ngò cán bộ công nhân viên đại đa số là trẻ, điều đó cũng có những thuận lợi và khó khăn. Thứ nhất là thuận lợi: Đội ngò cán bộ trẻ dồi dào kiến thức, có lòng nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sáng tạo. Thứ hai là khó khăn: Đội ngò cán bộ trẻ kinh nghiệm vẫn còn Ýt, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng rất cần kinh nghiệm. Tuy vậy Lãnh đạo Công ty đã tìm hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của từng nhân viên để phân giao nhiệm vụ cho phù hợp chính vì vậy Công ty ngày càng phát triển. Sự phát triển này thể hiện ở một số chỉ tiêu nh­: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận ... của Công ty. Hoạt động xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên mặc dù tỷ lệ tăng là thấp hơn tỷ lệ tăng của nhập khẩu hàng hóa. Xong đây cũng là những bước đi đầu tiền cho cả tương lai, cho cả tổ chức hoạt động của công ty. Các mặt hàng xuất khẩu tương đối đa dạng 2. Những Ưu điểm Trong thời gian qua, với những cố gắng của toàn công ty, hoạt động thóc đẩy xuất khẩu đã có một số điểm đáng ghi nhận Thứ nhất, công ty đã thực hiện khá tốt việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trung bình mỗi năm công ty đã mở rộng được 2 thị trường, đây là một con số khá cao và không phải dễ dàng đạt được. Nếu năm 2003, liên hiệp mới có 15 thị trường xuất khẩu thì đến năm 2005 con số này là trên 23 thị trường. Nhờ việc thực hiện đa dạng hoá thị trường mà các sản phẩm của công ty đã có mặt tại những thị trường hoàn toàn mới như thị trường châu Phi hay tiếp tục thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng như thị trường Nam Triều Tiên, Trung Quốc, thị trường ASEAN,... Công ty còng đã khá nhạy cảm với sự biến động của thị trường khi thị trường Mỹ nổi lên, công ty đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội chinh phục thị trường khổng lồ này và kết quả thu được rất đáng khích lệ. Thứ hai công ty thực hiện được đa dạng hoá sản phẩm. Danh mục hàng hoá xuất khẩu của công ty ngày càng phong phú. Nhờ đó, công ty liên tục khai thác được những phân đoạn thị trường mới, tránh được sự rủi ro do quá tập trung vào một số Ýt thị trường. 3. Mét số hạn chế mà công ty gặp phải trong thời gian qua Bên cạnh những kết quả đẫ đạt được nh­ phân tích ở trên thì chúng ta cũng cần phải nói tới một số khó khăn mà hiện nay công ty đang gặp phải. Về tình hình thị trường những năm qua Công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cả về thị trường đầu vào và đầu ra. Điều thể hiện rõ nhất ở một số mặt hàng nh­ sắt, thép, vật liệu xây dựng... đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh ở thị trường đầu ra. Bên cạnh đó thì chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường thì khá ổn định nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ngòai ra phương tiện phục vụ cho nghiên cứu thị trường cũng rất hạn chế. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó đội ngò nhân viên chuyên làm nghiên cứu thị trường của công ty không nhiều và về lĩnh vực chuyên môn cũng không được đào tạo kỹ vì vậy đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Về dự trữ hàng hoá ngoài sản phẩm sắt, thép, xà gồ là đã có kho chứa còn một sè mặt hàng khác hiện vẫn chưa có kho chứa. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong khâu thu mua. Bởi và khi xuất hiện cung về hàng hoá thì doanh nghiệp lại không có kho chứa hàng. Vì vậy phải bỏ qua hoặc mua thì lại phải gửi lại kho của doanh nghiệp cung ứng nên sẽ gây ra tình trạng hư háng mất mát hàng hoá. Việc không có kho chứa hàng còn làm cho khó có thể tiến hành công việc phân loại còng nh­ tái chế nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Vì vậy, sẽ giảm lợi nhuận trong xuất khẩu. Cho đến nay phần lớn nguồn hàng của Công ty được thu mua thông qua ký kết hợp đồng kinh tế. Vì vậy đôi khi công ty gặp khó khăn khi khách hàng có nhu cầu đột xuất về một loại hàng hoá nào đó. Về tổ chức cán bộ thì mặc dù trình độ của cán bộ công nhân viên là khá cao nhưng hiện nay việc bố trí cũng như chưa tận dụng hết khả năng của từng người gây ra tình trạng lãng phí cũng như không đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải xem xét, bè trí cán bộ sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Một vấn đề nữa cần phải quan tâm trong đội ngò cán bộ công nhân viên là trình độ nghiệp vụ kinh doanh, tuổi tác và đặc biệt là ngoại ngữ của cán bộ trong một số khâu còn chưa đáp ứng yêu cầu. Thông tin về thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. Đó là những thách thức lớn đối với công ty trong thời gian tới. Và với quy luật đào thải của cơ chế thị trường thì yêu cầu mọi người trong công ty phải nỗ lực rất nhiều thì mới có thể vượt qua và vươn lên 4. Nguyên nhân. Những tồn tại đó là do bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Do sư cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường mà đôi khi sự cạnh tranh đó là không trung thực. - Nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay so với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là quá hạn hẹp vì vậy đôi khi muốn thực hiện các chính sách còng nh­ các phương án kinh doanh rất khó khăn và thường không đạt hiệu quả cao. Hơn nữa khi phải đi vay vốn công ty sẽ bị động trong kinh doanh và chi phí vốn sẽ rất lớn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Tìm nguồn hàng mới, đầu tư tạo nguồn hàng ổn định lâu dài Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu công ty cần phải tìm thêm nhiều nguồn hàng mới với chất lượng tốt, ổn định và giá cả hợp lý đồng thời cần phải đầu tư tạo cho những nguồn hàng sẵn có sự ổn định lâu dài để nâng cao khả năng xuất khẩu. Để đạt được hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện nay công ty cần đổi mới các vấn đề sau: 1.1 Các biện pháp tìm nguồn hàng mới * Áp dụng các hình thức thu mua đa dạng có khả năng đáp ứng yêu cầu của từng trường hợp cụ thể một cách tốt nhất. Nếu không áp dụng biện pháp trên thì sẽ không nắm được nguồn hàng, hoặc Ýt ra cũng không tận dụng được những cơ hội tốt. Khi đó giá cả nguồn hàng sẽ không có lợi nếu không nói là không hợp lý. Công ty nên áp dụng các hình thức mua hàng sau: - Mua gom bằng tiền mặt không cần ký kết hợp đồng mua bán từ các người bán hàng theo hình thức mua đứt bán đoạn. - Mua hàng bằng hình thức ký kết hợp đồng kinh tế với những đơn vị sản xuất, tư thương có hàng xuất khẩu, được phép kinh doanh và thanh toán qua ngân hàng. - Đầu tư vốn cho những đơn vị sản xuất, bao mua sản phẩm. Hình thức này nên áp dụng với những nguồn hàng có mối quan hệ kinh doanh thường xuyên của công ty. Nhưng điều kiện phải thu hồi vốn nhanh và có hiệu quả. - Trao đổi hàng trên nguyên tắc lấy đồng tiền làm thước đo giá trị. Hình thức này cho phép đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho cả hai bên. - Ký quỹ để bao mua sản phẩm. Đây là việc đặt cọc cho người sản xuất trong việc tiêu thụ sản phẩm . * Thống nhất giữa khâu mua hàng và khâu bán hàng bằng cách chuyên môn hoá mặt hàng kinh doanh cho cán bộ hoặc nhóm phụ trách. Việc chuyên môn hoá mặt hàng sẽ đảm bảo cho cán bộ kỹ thuật am hiểu về chất lượng hàng hoá, thị trường mua, khách hàng, giá cả... Việc chuyên môn hoá từng ngành nguồn hàng sẽ tạo thuận lợi cho khâu lập kế hoạch và hạch toán lỗ lãi với phương châm mua với giá cả hợp lý, chi phí thấp và giá cả trên thị trường thế giới cao để đạt được mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận. * Tổ chức và sử dụng mạng lưới thu mua hàng hoá đến tận các nguồn hàng. Nguồn hàng xuất khẩu do nhiều đơn vị sản xuất, sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của nó nên thường phân tán trôi nổi trên thị trường và không đồng bộ. Vì vậy, mạng lưới thu mua cần được tổ chức hợp lý kịp thời theo nguyên tắc bám chân hàng. Mạng lưới thu mua không nên cố định nh­ trước đây, mà nên thay đổi theo điều kiện không gian và thời gian đặc biệt phải chú ý tới tính thời sự của nó. Hơn nữa thông phải thông qua các tổ chức ngoại thương ở tỉnh, huyện,... việc sử dụng cán bộ thu mua phải hết sức linh hoạt. * Cần phải sử dụng mạng lưới tư thương làm khâu trung gian để thu mua nguồn hàng xuất khẩu. Cụ thể Công ty nên ký kết hợp đồng bao mua với tư thương, tuỳ từng trường hợp cụ thể nên quy định về chất lương, chủng loại, giá cả, bao bì, thời hạn giao hàng và thanh toán tránh tình trạng bị tư thương Ðp giá sau đó để tư thương tự tổ chức thu mua hàng hoá. Cách làm này giúp cho Công ty không bỏ sót những lô hàng đơn lẻ, tranh thủ tận dụng được kinh nghiệm của tư thương trong khâu mua hàng. * Trong cơ chế thị trường nguồn hàng trôi nổi trên thị trường rất nhiều. Do vậy, muốn khai thác tốt nguồn hàng này Công ty phải tổ chức mạng lưới thông tin sâu rộng, ban hành chế độ thưởng phạt kinh tế cho những người mối lái, giới thiệu hàng. Khi thu mua những nguồn hàng trôi nổi trên thị trường thường giá mua thấp vì gặp những người muốn bán nhưng chưa tìm được người mua. Nguồn hàng này thực tế mang lại cho Công ty lợi nhuận không nhỏ giúp cho việc hoàn thành kế hoạch. 1.2 Các biện pháp tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài Muốn tạo được nguồn hàng ổn định nhằm khai thác và phát triển lâu dàI công ty phảI nghiên cứuMuốn tạo được nguồn hàng ổn định nhằm khai thác và phát triển lâu dài. Công ty phải nghiên cứu và phát triển nguồn hàng thông qua việc nguồn vốn nghiên cứu và phát triển thị trường. Việc nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấp hàng hoá xuất khẩu trên thị trường nh­ thế nào? khả năng cung cấp nguồn hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Nguồn hàng thực tế là những cái công ty đã thấy và có khả năng thu mua nhưng nguồn hàng tiềm năng với là quan trọng. Vì vậy công ty phải làm cho nguồn hàng này xuất hiện. Công ty cần có những biện pháp đầu tư lâu dài nhằm tạo đầu ra cũng như vốn cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. Vì nguồn hàng xuất khẩu có những đòi hỏi riêng về chất lượng, kích cỡ còng nh­ sè lượng muốn vậy thì công ty cần phải: - Đầu tư vốn còng nh­ kỹ thuật sản xuất cho người cung cấp. - Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu của thị trường còng nh­ những biến động có thể xảy ra để đầu tư vào những mặt hàng tiềm năng. - Đầu tư nâng cao chất lượng, chủng loại, kích cỡ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Chuẩn bị tốt về kho tàng, bến bãi. 2. Xây dựng chiến lược xuất khẩu cho công ty Như đã trình bày ở trên, việc chưa xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty XD đã gây rất nhiều hạn chế cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu cho cả công ty là một yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Trên thế giới đang có một loạt các vấn đề xảy ra, chiến tranh tại một số nươc ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả của tất cả các mặt hàng. Ví như là chiến tranh IRAQ xảy ra kéo theo giá dầu tăng cao do một số các đường ống dẫn dầu đã bị phá ảnh hưởng không nhỏ đối với công ty, hay như giá phôi thép tăng giảm thất thường gây cho công ty những khó khăn đáng kể vì công ty nhập khẩu mặt hàng này tương đối nhiều phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, xây dựng một chiến lược cho công ty là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Để xây dựng được chiến lược xuất khẩu cho công ty cần có sự góp sức của mọi thành viên trong công ty. Chiến lược cần được xây dựng dùa tên thực trạng hoạt động, khả năng phát triển và triết lý kinh doanh của công ty. Ngoài ra chiến lược cần có tính thực tiễn cao, tránh việc đưa ra chỉ tiêu mang tính thành tích. Hơn nữa chiến lược cần phải được đặt trong chiến lược phát triển của công ty nghĩa là nó cần tương thích với các chiến lược phát triển khác của công ty. Để thực hiện được điều đó, công ty cần: nâng cao chiến lược đội ngò cán bộ quản lí liên hiệp nhằm nâng cao khả năng hoạch định chiến lược, thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng một đội ngò chuyên gia kinh tế, tài chính và kỹ thuật có chất lượng cao. 3. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Hiện nay, hoạt động Marketing của công ty hết sức yếu kém, đó chính là một trong những nguyên nhân mang tính trực tiếp dẫn đến hoạt động xuất khẩu của liên hiệp kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty, chóng ta cần thực hiện các biện pháp sau: - Thứ nhất, công ty cần thành lập một phòng Marketing. Hoạt động Marketing do nhiều phòng kiêm nhiệm nh­ phòng thị trường, phòng xuất nhập khẩu... Do những người thực hiện không có trình độ chuyên môn cao nên đó chính là lÝ do khiến cho hoạt động Marketing của công ty không hiệu quả. Việc thành lập phòng Marketing sẽ giúp cho hf Marketing có chuyên môn hơn, hiệu quả hơn. Do quy mô của công ty khá lớn, phạm vi thị trường và phạm vi sản phẩm xuất khẩu tương đối lớn nên cần có từng cán bộ đảm trách từng bộ phận (yếu tố) của Marketing. - Thứ hai, công ty cần xây dựng một ngân sách dành riêng cho hoạt động Marketing. Ngân sách này được thành lập dùa trên sự đống góp của các dịch vụ thành viên, có thể được thu theo một tỷ lệ phần trăm nhất định dùa trên doanh thu. - Thứ ba, công ty cần khẩn trương thực hiện các biện pháp khuyếch trương của mình. Thông qua việc tích cực tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thành lập trang web riêng cho công ty, tăngcường các hoạt động quảng bá và giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông. - Để đặc biệt cho hoạt động Marketing có hiệu quả lâu dai, công ty cần có chiến lược Marketing choi riêng mình. Chiến lược này là một phần trong chiến lược xuất khẩu của công ty nhưng vì ý nghĩa quan trọng của nã, công ty cần có sự đầu tư hơn. Việc đưa ra một chiến lược Marketing là một điều rất cần thiết vì nó đảm bảo khả năng kết hợp và phối hợp giữa hoạt động của các dịch vụ thành viên để có thể cộng huởng hoạt động của các dịch vụ này, đưa hoạt động xuất khẩu của công ty đạt được hiệu quả cao nhất. 4. Mở rộng phương thức bán hàng Trong quá trình kinh doanh, công ty gặp không Ýt khó khăn do sự hạn chế các phương thức xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép xuất khẩu theo phương thức bán hàng trả chậm, phương thức gửi bán hoặc đại lý bán hàng ở nước ngoài, có sự bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra xin được đề nghị Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện việc ưu đãi về lãi suất và kéo dài thời gian cho vay vốn đáp ứng những kinh doanh xuất khẩu theo các phương thức nêu trên. Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng phong phú và đa dạng cùng với việc công ty ngày càng quan hệ với nhiều đối tác khác nhau vì thế trình độ của cán bộ công nhân viên phải được nâng cao để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Để mở rộng phương thức bán hàng thì trước tiên công ty phải thực hiện được đa dạng hoá mặt hàng để cho phù hợp với từng thị trường nhất định. Điều này rất quan trọng đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Sau đó từ những mặt hàng phong phú với nhiều kiểu dáng và mẫu mã mà nhân viên bán hàng có thể hoạch định được phương thức bán hàng cho phù hợp với công ty. 5. Duy trì thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới Kinh tế thị trường đòi hái công ty phải mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Chính những mối quan hệ này sẽ giúp cho công ty có được nhiều nguồn hàng đa dạng và đạt yêu cầu về chất lượng. Phát triển và mở rông thị trường là mục tiêu quan trọng để giúp cho công ty có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh. Có mở rộng và phát triển thị trường thì mới tăng được khối lượng thu mua, mới thu mua được nguồn hàng đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, mới duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng và nâng cao uy tín của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian vừa qua công ty chưa thực sự chú ý tới công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường. Đây là một thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và công tác thu mua tạo nguồn hàng nói riêng. Vì vây, trong thời gian tới công ty nên chú trọng hơn tới hoạt động này vì nó có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty cần phát triển thị trường theo các hình thức sau: - Phát triển các dạng khách hàng: Cả khách hàng bán buôn và bán lẻ, cả đại lý thu mua và trung gian, cả khách hàng mới lẫn khách hàng truyền thống. Chìa khoá để thu hót khách hàng là là thảo mãn chuỗi nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng qua công tác thu mua mà cụ thể là thông qua các hình thức thu mua cũng như phương thức thanh toán thuận tiện nhất cho khách hàng và cũng có lợi cho công ty như mua khối lượng lớn hoặc nhỏ tuỳ vào khối lương của khách hàng, thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc đổi hàng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng ... - Thực hiện đa dạng hoá các hình thức thu mua. Với việc đa dạng hoá các hình thức thu mua công ty không chỉ thu mua nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như trao đổi hàng... - Thực chất của đa dạng hoá các loại hình thu mua chính là hình thức kết hợp phát triển thị trường ở tất cả các loại sản phẩm (dạng tinh, dạng thô, đã qua chọn lọc đóng gói...) trên các vùng địa lý khác nhau. Để thực hiện tốt công tác phát triển thị trường cũng như mở rông thị trường Công ty cần thực hiện những điều sau: + Công tác tổ chức thu thập thông tin + Các bước xử lý thông tin. Công ty cần phải duy trì tạo mối quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài với những khách hàng quen thuộc, chính họ là những khách hàng rất tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì công ty phải mở rộng thêm thị trường mới, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. KẾT LUẬN Trong thời đại hiện nay, vấn đề cạnh tranh, phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty XNK & XD nói riêng. Tăng lợi nhuận đối với các mặt hàng trong nước và xuất khẩu lại càng đặc biệt quan trọng đối với các công ty xuất nhập khẩu. Công ty XNK & XD cũng không nằm ngoài quy luật đó. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tại công ty XNK & XD, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các cô chú trong công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu một số khía cạnh trong xuất khẩu của công ty và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Từ Quang Phương và các anh, các chị công tác tại Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian ngắn và kiến thức có hạn bài luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998 Giáo trình Lịch sử các học thuyết Kinh tế – Nhà xuất bản Giáo dục năm 1996 Giáo trình phân tích hoạt động Kinh doanh – Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998 Giáo trình quản lý học Kinh tế quốc dân – tập I,II Nhà xuất bản Giáo dục Tạp chí Tài chính Số 7,8 năm 2003 Tài liệu của Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng năm 2003, năm 2004, năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 133.doc