Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6 1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6 2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu 6 3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 9 4. Tác động của thuế xuất nhập khẩu 10 II. QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 14 1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 14 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 16 III. NỘI DUNG CONG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 18 1. Quản lý đối tượng nộp thuế 19 2. Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế: 19 3. Tính thuế và thu thuế 20 4. Thanh tra thuế 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22 I. VÀI NẫT KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 22 1.Khỏi quát lịch sử hình thành và phát triển 22 2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 22 3. Cơ cấu tổ chức 25 4. Các nguồn lực: 27 5. Những nhiệm vụ của Chi cục trong giai đoạn tới 28 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 30 1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu 30 2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu 33 3. Tình hình quản lý thu thuế 40 4. Tình hình công tác quản lý xét miễn thuế 45 5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu 46 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 48 1. Những kết quả đạt được 48 2.Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa lò. 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 53 I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 53 1. Quan điểm 53 2. Phương hướng 54 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 55 1. Kiến nghị vói Nhà nước và các ngành, các cấp có liên quan 55 2. Một số giải pháp kiến nghị với Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 60 2.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 60 2.2. Hoàn thiện công tác quản lý căn cứ tính thuế 61 2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra 65 2.4. Hoàn thiện công tác thu thuế, hạn chế nợ đọng thuế 67 2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 68 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

doc72 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó cũn căn cứ vào xuất xứ hàng hoá đó. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất ưu đói, thuế suất ưu đói đặc biệt và thuế suất thông thường. Hàng hoá được nhập khẩu từ các nước mà Việt Nam ký hiệp định song phương hay đa phương sẽ được hưởng mức thuế ưu đói do đó sẽ có mức thuế thấp hơn so với hàng hoá được nhập khẩu từ các nước khác. Trong thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp nhập khẩu muốn được hưởng quy chế ưu đói về thuế nên không ngần ngại làm thủ tục chứng nhận xuất xứ từ những nước hưởng quy chế ưu đói với Việt Nam để được hưởng lợi từ chênh lệch thuế suất. Điều này đã gõy thất thu thuế cho ngõn sách Nhà nước. Tuy cũn nhiều khó khăn đặt ra trong công tác quản lý thuế suất, nhưng Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn tổ chức cho các cán bộ, nhõn viên Hải quan tập huấn, nõng cao trình độ để đáp ứng điều kiện thực tế. Vì vậy, trong thời gian qua, việc áp sai thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là rất ít. Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình mới, công tác quản lý thuế suất cần phải được nõng cao hơn nữa kể cả về chất và lượng. 3. Tình hình quản lý thu thuế Để thu thuế có hiệu quả thì công tác quản lý thu thuế là rất quan trọng. Thực hiện tốt quy trình thu thuế sẽ giúp thu đúng và thu đủ số thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp. Có nhiều yếu tố quyết định đến kết quả thu nộp thuế như: tình hình hàng hoá xuất nhập khẩu, các biện pháp quản lý tài chớnh của doanh nghiệp, số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu,… Hiện nay, đối tượng nộp thuế cho Nhà nước qua các hình thức - Nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước Hình thức này được áp dụng phổ biến hiện nay. Với hình thức này, người nộp thuế trực tiếp nộp vào cho Kho bạc Nhà nước, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngõn hàng. Do đó, khắc phục được tình trạng chiếm dụng, xõm tiêu tiền thuế của Nhà nước. - Nộp bằng tiền mặt qua cơ quan Hải quan Đối với số ít các đối tượng buôn bán không có cơ sở ổn định, các hộ kinh doanh nhỏ, phõn tán, số tiền thuế phải nộp ít và những trường hợp khác không có điều kiện nộp trực tiếp vào Kho bạc, cán bộ Hải quan thu trực tiếp từ các đối tượng nộp thuế, sau đó nộp tiền thuế thu được vào Kho bạc. Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin, quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là hiểu rừ chớnh sách tự kê khai, tớnh thuế, nộp thuế xuất nhập khẩu. Do có những biện pháp trong công tác quản lý thu thuế mà trong những năm qua Chi cục luôn thu không những đủ mà cũn vượt chỉ tiêu của Cục Hải quan Nghệ An giao cho. Số thu thuế xuất nhập khẩu trong các năm gần đõy là: Đơn vị tính: VND TT Nội dung nguồn thu nộp Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 Thuế XNK 300 82 120 02 Thuế TTDB 30,6 30,4 10,3 03 Thuế GTGT 66,8 68 57,5 397,4 180,4 187,8 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thu thuế qua các năm của Chi cục Hải quan CK Cảng Cửa Lò ) Qua bảng số liệu có thể thấy rằng số thuế xuất nhập khẩu trong hai năm 2004 và 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2003. Nguyên nhõn của tình trạng này là do một số chớnh sách của Nhà nước thay đổi, các loại thuế suất giảm để đáp ứng phù hợp với các quy định của quá trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới như AFTA, ASEAN, WTO, … Nhưng nhìn chung số thu thuế xuất nhập khẩu trong 3 năm đều hoàn thành chỉ tiêu được giao, cụ thế là năm 2004 số thu thuế xuất nhập khẩu là 82 tỷ đồng tăng 17% so với chỉ tiêu đề ra (70 tỷ đồng); năm 2005 là 120 tỷ đồng tăng 20% so với chỉ tiêu đề ra (100 tỷ đồng). Ngoài ra, công tác đòi nợ đọng thuế luôn được tiến hành thường xuyên, Chi cục đã tiến hành đòi nợ đọng thuế bằng nhiều hình thức như: gửi công văn thông báo nợ, cử cán bộ đến những doanh nghiệp cũn nợ thuế yêu cầu nộp thuế; đối với các doanh nghiệp có hành vi chõy ỳ, không chịu nộp thuế cán bộ Hải quan tại Chi cục đã gửi thông báo đến các cơ quan chức năng để phối hợp thu hồi số thuế nợ đọng. Đơn vị tính: triệu đồng Năm Phạt chậm nộp thuế Tăng so với năm trước Số tuyệt đối Số tương đối 2003 293 _ _ 2004 2.000 1707 582,6% 2005 4.800 2800 140% ( Nguồn: Bảng đối chiếu kho bạc nộp ngân sách qua các năm tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò ) Đối với các doanh nghiệp nộp thuế chậm, Chi cục cũng đã có những biện pháp xử lý vi phạm theo như luật quy định. Cụ thể: trong năm 2003, Chi cục đã xử lý vi phạm chậm nộp thuế là 293 triệu đồng; năm 2004 là hơn 2 tỷ đồng; năm 2005 là 4,8 tỷ đồng. Hình thức xử phạt đã có tác dụng cảnh cáo, răn đe đối với các doanh nghiệp đã không thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tuy đã có những thành tích đáng kể trong công tác thu thuế như đã nêu trên nhưng công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò vẫn cũn có những điểm chưa tốt. Số nợ thuế xuất nhập khẩu cũn tương đối cao, đặc biệt là trong hai năm 2004 và 2005. Tình hình nợ thuế XNK tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò trong thời gian qua Năm Số nợ thuế Số thuế đã thu Tỷ lệ % số nợ thuế so với số đã thu 2003 7,2 300 2,4 2004 58 82 70,7 2005 18,6 120 15,5 ( Nguồn: Báo cáo Thuế của Đội Nghiệp vụ ) Cụ thể như: số thuế xuất nhập khẩu trong thời gian qua vẫn cũn chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số thu được. Năm 2003 số nợ thuế xuất nhập khẩu là 7,2 tỷ đồng chiếm 2,4% so với số thuế xuất nhập khẩu đã thu; năm 2004 là gần 58 tỷ đồng chiếm 70%; năm 2005 là 18,6 tỷ đồng chiếm 15,5%. Qua các số liệu trên ta thấy, số nợ thuế trong hai năm 2004 và 2005 cao hơn so với năm 2003, đặc biệt là năm 2004. Điều này một phần là do chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua nhằm thúc đấy sản xuất trong nước hướng ra xuất khẩu, các doanh nghiệp này đã lợi dụng vào chớnh sách của Nhà nước, chõy ỳ không chịu nộp thuế, nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Nhà nước; một phần khác cũng là do Chi cục đã chưa có những biện pháp thu thuế nờn hiệu quả công tác thu thuế cũn chưa cao. Có nhiều nguyên nhõn dẫn đến hành vi nợ thuế của doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhõn chủ yếu sau đõy: - Luật doanh nghiệp mới được sủa đổi bổ sung và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 với những quy định thông thoáng hơn đã khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của luật doanh nghiệp, tiến hành nhập khẩu hàng hóa thuộc diện được áp dụng thời hạn nộp thuế nhập khẩu 30 ngày rồi chốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. - Biểu thuế nhập khẩu hiện hành rất phức tạp, cùng một loại mặt hàng nhưng lại có nhiều mức thuế suất khác nhau, doanh nghiệp thì muốn áp mức thuế suất thấp nhưng cơ quan Hải quan lại cho rằng phải áp mức thuế suất khác. Mõu thuẫn đó dẫn đến khiếu nại về thuế làm phát sinh nợ đọng về thuế. - Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn về tài chớnh do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thanh toán toàn bộ số thuế phải nộp, dẫn đến việc nợ thuế. - Việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tuy đã được chú trọng nhưng kết quả cũn hạn chế, một phần do cán bộ chưa thực sự nỗ lực với công việc, mặt khác do có những nảy sinh tiêu cực trong quá trình đòi nợ thuế nên cán bộ Hải quan vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Việc xử lý các trường hợp nợ đọng thuế, các trượng hợp chõy ỳ không chịu nộp thuế chưa nghiêm minh dẫn đến hành vi coi thường pháp luật, cố tình chõy ỳ việc nộp thuế. Nhận xét: Nhìn chung trong thời gian qua việc quản lý thu nộp thuế tại Chi cục là tương đối tốt. Điều này rất đáng được khích lệ bởi tầm quan trọng của công tác quản lý thu nộp thuế là rất lớn. Tuy cũn một số hạn chế nhưng lónh đạo Chi cục đã nhận thức rừ và không ngừng rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác thu nộp thuế trong thời gian tới. 4. Tình hình công tác quản lý xét miễn thuế Theo Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế suất khẩu, thuế nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau đõy được xét miễn thuế: - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học - Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp cho giáo dục, đào tạo và một số loại hàng hoá nhập khẩu khác. Để được xét miễn thuế, mỗi loại hàng hoá cần có thủ tục hồ sơ nhất định. Trên cơ sở hồ sơ quy định, Tổng cục Hải quan xem xét và ra quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp. Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu căn cứ quyết định miễn thuế của Tổng cục Hải quan, kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc lô hàng nhập khẩu để thực hiện việc thanh khoản số thuế nhập khẩu được miễn. Trong thời gian qua, thực hiện Thông tư 113/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính, cán bộ Hải quan tại Chi cục đã hướng dẫn các chủ hàng mà có hàng hoá nhập khẩu thuộc dạng xét miễn thuế làm thủ tục, hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định của Bộ Tài chớnh. Đối với những hàng hoá mà chủ hàng đã làm thủ tục, cán bộ Hải quan đã căn cứ vào hồ sơ doanh nghiệp nộp, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện việc miễn giảm thuế cụ thể cho từng lô hàng. Công tác quản lý xét miễn giảm thuế được tiến hành nhánh chóng, theo đúng quy trình thủ tục và thời gian mà Thông tư hướng dẫn. Điều này đã làm cho các chủ hàng rất hài lòng, hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu được nhanh chóng hơn. Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai không đúng với quy định hiện hành thì các cán bộ tại Chi cục làm thủ tục Hải quan tớnh lại và thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế, đồng thời xử phạt vi phạm về thuế theo quy định hiện hành. 5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế xuất nhập khẩu Công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một khõu quan trọng không thể thiếu của quá trình quản lý thu thuế hiện nay, nó có quan hệ chặt chẽ với các khõu khác tạo thành một thể thống nhất của quy trình quản lý thu thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đảm bảo cho hoạt động của các khõu khác phát huy tác dụng và nõng cao hiệu quả trong quá trình quản lý thu thuế đồng thời khắc phục những lệch lạc, sai sót của đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật và trong công tác quản lý thu thuế. Đối tượng của thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ là đối tượng nộp thuế mà còn cả nội bộ cơ quan Hải quan. Trong thời gian qua, thực hiện theo sự chỉ đạo của Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục Hải quan Cảng Cửa lò đã đẩy mạnh và nõng cao công tác tự kiểm tra, thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị về nghiệp vụ của các đoàn thanh tra cấp trên. Do chấp hành tốt các quy định của chỉ thị cấp trên nên Chi cục đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Chi cục không ngừng phấn đấu trở thành một đơn vị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, Chi cục cũng đã thực hiện rất tốt công tác kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan là một phương pháp kiểm tra hải quan hiện đại do đó Chi cục đã luôn coi trọng công tác kiểm tra sau thông quan, nghiêm túc triển khai thực hiện Thông tư số 96/2003/TT- BTC của Bộ Tài chớnh hướng dẫn về việc thi hành kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu, các quyết định của Tổng cục Hải quan. Các cán bộ Hải quan tại Chi cục đã căn cứ vào hồ sơ nhập khẩu, chọn những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, lợi nhuận lớn để thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan nhờ đó mà đã phát hiện một số sai phạm từ phớa chủ hàng cũng như từ các khõu khác. Theo quy trình quản lý thuế mới thì việc tớnh thuế và nộp thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, song các cán bộ tại Chi cục thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác này, dựa vào số liệu mà doanh nghiệp báo cáo và số lượng hàng hoá thực tế đã kiểm tra làm căn cứ tớnh toán xác định lại số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đó cũng là tiền đề cho công tác miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế sau này. Bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn cũn một số nguyên nhõn khiến cho công tác kiểm tra chưa phát huy hết hiệu quả như mong muốn: - Số lượng cán bộ kiểm tra tại Chi cục cũn thiếu, trình độ chuyên môn lại hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tình hình hiện nay, đặc biệt là đối với công tác kiểm tra sau thông quan là một khõu nghiệp vụ mới và phức tạp. - Công tác phúc tập hồ sơ tại Chi cục triển khai chưa được hiệu quả, việc phối hợp cung cấp thông tin liên quan tới dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp cũn hạn chế. Tình trạng nể nang, sợ mất thành tích trong nội bộ Chi cục dẫn đến không dám cung cấp dấu hiêu vi phạm của doanh nghiệp cho lực lượng kiểm tra sau thông quan vẫn cũn tồn tại. Để công tác kiểm tra có hiệu quả, chống thất thu thuế cho Nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ mà cơ quan cấp trên giao cho thì Chi cục phải khắc phục được những hạn chế này. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 1. Những kết quả đạt được: Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa hội nhập, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đói đối với các tổ chức, cá nhõn kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó lưu lượng hàng hóa với các chủng loại mẫu mã khác nhau được xuất nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều. Cảng Cửa lò là một cảng quốc tế, lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng cũng rất lớn. Quán triệt sõu sắc các quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của Cục Hải quan Nghệ An, Chi cục hải quan Cảng Cửa lò đã đề ra các chương trình hành động với mục tiêu là tăng cường quản lý thu ngõn sách đi đôi với khuyến khích các tổ chức, cá nhõn trên địa bàn kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ và hạn chế thất thu có hiệu quả. Kết quả thu thuế XNK tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò trong thời gian qua Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu (tỷ đ ) Thực hiện (tỷ đ) Mức độ hoàn thành ( % ) Chỉ tiêu ( tỷ đ ) Thực hiện ( tỷ đ ) Mức độ hoàn thành ( % ) Số tuyệt đối ( tỷ đ ) Số tương đối ( % ) 70 82 117 100 120 120 38 46,3 ( Nguồn: Báo cáo của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò ) Thực tế, kết quả thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục trong những năm qua luôn vượt mức kế hoạch và chỉ tiêu mà Cục Hải quan Nghệ An giao cho. Cụ thể, năm 2004 số thu thuế xuất nhập khẩu là 82 tỷ đồng tăng 17% so với chỉ tiêu đề ra (70 tỷ đồng); năm 2005 là 120 tỷ đồng tăng 20% so với chỉ tiêu đề ra (100 tỷ đồng). Có được kết quả như vậy một mặt là nhờ bản thõn các doanh nghiệp đã tự ý thức được nghĩa vụ nộp thuế của mình, mặt khác phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của Chi cục hải quan Cảng Cửa lò trong công tác quản lý về nhiều mặt. Có thể nói, kết quả thu thuế của Chi cục trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Có nhiệu nguyên nhõn dẫn đến kết quả đó là: - Lónh đạo Chi cục đã xác định đúng những nhiệm vụ trọng tâm mà Cục đã giao cho, đã tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ trên tất cả các khâu, các lĩnh vực công tác đạt hiệu quả. - Chi cục luôn kịp thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Cục hải quan Nghệ An, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục và tỉnh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để triển khai công tác sát thực tế, được cấp trên và các doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu quản lý về hải quan trong tình hình mới. - Cán bộ, nhân viên trong Chi cục được bố trí, sắp xếp phù hợp với năng lực và trình độ của mình. Chủ động đào tạo và tự đào tạo để nõng cao trình độ chuyên môn, nõng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. - Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chớnh với phương chõm “Thuận lợi, tận tuỵ, chớnh xác”, đồng thời nghiêm túc thực hiện cam kết theo Quyết định 517 về chống phiền hà, tiêu cực. - Thực hiện công khai hoá các chế độ chớnh sách, quy trình nghiệp vụ. - Ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị kỹ thuật kiểm tra hiện đại, bước đầu quản lý hải quan theo hiện đại theo kỹ thuật quản lý rủi ro, giảm bớt các khõu trung gian tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. - Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện có hiệu quả, tinh thần trách nhiệm, năng lực cán bộ được phát huy và nõng cao, bảo đảm thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. 2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa lò. Ngoài những thành tích đã đạt được như trên, công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa lò vẫn cũn một số hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là: - Công tác quản lý đối tượng nộp thuế trong thời qua cũn chưa tốt, hoạt động nhập khẩu diễn ra khá sôi động, việc quản lý đối tượng nộp thuế cần phối hợp đồng bộ hơn nữa với các cơ quan Nhà nước khác có liên quan. Do đõy là công tác quản lý đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nên thực hiện công tác này tốt sẽ giúp cho cán bộ hải quan nắm được tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhõn và nắm được số đơn vị sẽ phải nộp thuế. - Công tác quản lý căn cứ tớnh thuế cũng cần phải hoàn thiện nhiều. Do biểu thuế xuất nhập khẩu rất phức tạp nên các tổ chức, cá nhõn kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Chi cục lợi dụng với nhiều hình thức gian lận và ngày càng tinh vi hơn làm cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách trị giá tớnh thuế cũn hạn chế cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý căn cứ tớnh thuế. - Công tác quản lý thu thuế của Chi cục trong thời gian qua cũng chưa thực sự được tốt. Tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu thuế đã thu. Năm 2003 số nợ thuế xuất nhập khẩu là 7,2 tỷ đồng chiếm 2,4 % so với số thuế xuất nhập khẩu đã thu; năm 2004 là gần 58 tỷ đồng chiếm 70,7 %; năm 2005 là 18,6 tỷ đồng chiếm 15,5%. - Số thu thuế của năm 2004 và 2005 giảm mạnh so với năm 2003 một phần do công tác quản lý thuế tại Chi cục chưa được thực hiện tốt mặt khác do một số nguyên nhõn sau: + Năm 2004, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. + Việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO vào năm 2005 yêu cầu đẩy mạnh việc thực hiện hiệp định trị giá GATT và đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế quan theo CEPT / AFTA, … làm thuế suất thuế nhập khẩu giảm + Giá xăng dầu và các loại nguyên liệu nhập khẩu tăng cao: sắt thép, phõn bún, … khiến cho sản xuất trong nước gặp khó khăn, thuế suất cũng bị ảnh hưởng. - Công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua tuy đã có sự hoạt động tích cực của cán bộ hải quan song vẫn cũn tồn tại tình trạng nể nang, sợ mất thành tích trong nội bộ Chi cục dẫn đến không dám cung cấp dấu hiêu vi phạm của doanh nghiệp cho lực lượng kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan là khõu nghiệp vụ mới tuy đã được triển khai song do đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan vẫn cũn thiếu, trình độ cũn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có rất nhiều nguyên nhõn dẫn đến những hạn chế cũn tồn tại trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục, trong đó có thê kể đến một số nguyên nhõn chủ yếu là: - Luật xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thường xuyên thay đổi làm cho thủ tục, quy trình thu thuế của cơ quan hải quan và nộp thuế của đối tượng nộp thuế có sự thay đổi theo. Điều này ảnh hưởng đến việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế và thu thuế của cơ quan hải quan. Một số hướng dẫn Luật hải quan và các chế độ chớnh sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chưa đồng bộ dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ tại Chi cục gặp nhiều khó khăn. - Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong khi đó số cán bộ hải quan thực hiện công tác này cũn ít không thể quản lý được hết trờn địa bàn rộng lớn. Công tác phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, toàn diện nờn vẫn chưa quản lý được hết. - Trình độ của cán bộ, nhõn viên trong Chi cục cũn hạn chế. Một số cán bộ có trình độ thấp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách, quản lý hải quan hiện đại. Các phương tiện trang bị cho công tác quản lý cũn chưa đạt tiêu chuẩn, lạc hậu và thiếu nhiều. Những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Chi cục trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu. Để có thể khắc phục những hạn chế cũn tồn tại và thu thuế hiệu quả hơn trong thời gian tới thì Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò cần có những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của mình hơn nữa. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ I. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Quan điểm 1.1. Hoàn thiện công tác thu thuế xuất nhập khẩu đảm bảo bao quát nguồn thu, các đối tượng nộp thuế Các loại thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng là một trong những khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Việc đảm bảo nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu là một yêu cầu quan trọng của chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay. Do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế phải cắt giảm thuế suất theo các cam kết quốc tế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng số thu cho Ngân sách nhưng thông qua việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, thu hẹp ưu đãi, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và đối tượng nộp thuế thì vẫn sẽ đảm bảo một nguồn thu lớn và có vai trò quan trọng trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước. 1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nhưng không gây cản trở cho hoạt động giao lưu thương mại quốc tế. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc tăng cường hoạt động giao lưu thương mại quốc tế là tất yếu, quản lý thu thuế xuất nhập khẩu phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập, không gây cản trở cho hoạt động giao lưu thương mại quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của Bộ Tài Chính, của Tổng cục hải quan phải đồng bộ, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế về hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu phải đảm bảo không gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà phải tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, hiệu quả, đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp để khuyến khích mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. Phương hướng Để công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn được thực hiện tốt thì Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò cần phải thực hiện tốt những phương hướng sau: - Tổ chức thực hiện thật tốt luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Các Thông tư của Bộ Tài chính và quy định của Tổng cục hải quan hướng dẫn việc thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc. - Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ thuê và các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh phát triển kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu. - Cần xây dựng lề lối làm việc, tác phong giao tiếp của cán bộ, nhân viên hải quan trong đơn vị tốt hơn nữa. - Phục vụ tận tuỵ, kịp thời và hiệu quả ở mọi khâu trong các quy trình nghiệp vụ theo đúng phương châm của ngành Hải quan là “ Tận tuỵ, nhanh chóng, chớnh xỏc”. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức thực hiện tốt các quy trình quản lý thu thuế. Nâng cao trình độ của các cán bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý mới. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế, đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân nắm được kịp thời các chính sách, chế độ thuế, giải đáp kịp thời những vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. - Nõng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý, tăng cường các biện pháp quản lý nội bộ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, xõy dựng lề lối, tác phong làm việc văn minh hiện đại, minh bạch; trong đó đặc biệt chú trọng củng cố, phát triển tổ chức bộ máy, nõng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ, công chức hải quan, bảo đảm đội ngũ này thực sự đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý hải quan hiện đại. Kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm với những cán bộ vi phạm các quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước. - Cần có sự phối hợp với các ban ngành, cơ quan chức năng khác trong công tác quản lý thu thuế như: cơ quan Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an,… II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CỬA LÒ 1. Kiến nghị vói Nhà nước và các ngành, các cấp có liờn quan 1.1. Kiến nghị với Nhà nước 1.1.1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu * Về trị giá tính thuế Theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, thì cơ sở định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng. Trong trường hợp các đối tượng kinh doanh nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán thực tế thì giá tính thuế là do Nhà nước quy định.Thực tế cho thấy, những quy định về giỏ tớnh thuế đối với hàng nhập khẩu trong những năm gần đây như nêu ở trên là rất phù hợp với điều kiện Việt Nam do chúng ta chưa có đủ biện pháp để kiểm tra giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu. Nhưng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, đang trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO thì những quy định này chưa thật sự phù hợp với bản chất của việc mua bán hàng hoá và thông lệ quốc tế. Việc đặt ra một bảng giá tính thuế để áp dụng đối với những trường hợp hàng nhập khẩu có giá quá thấp so với giá mua bán thực tế như Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành tuy hạn chế những trường hợp gian lận thương mại, khai giá thấp, nhưng lại mang tính áp đặt của Nhà nước, không phản ánh đúng giá thực tế phải thanh toán của hàng nhập khẩu và không phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Do đó, việc xác định giỏ tớnh thuế đóng vai trò quan trọng. Chính sách giỏ tớnh thuế được thể hiện một cách minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế sẽ góp phần hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, đồng thời đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Theo Nghị định số 60/ 2002/ NĐ- CP ban hành ngày 6/ 6/ 2002 của Chính Phủ thì trị giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu áp dụng theo Hiệp định trị giá GATT cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, Nhà nước cần có những sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu về trị giá tính thuế cho phù hợp với hiệp định GATT để đảm bảo tính pháp lý và thể hiện tính tích cực, chủ động của Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với thông lệ quốc tế thì cũng cần các điều kiện khác như môi trường pháp lý đồng bộ, trình độ chuyên môn của cán bộ hải quan phải được nâng cao, trang thiểt bị phục vụ cho công tác kiểm tra hàng hoá của cơ quan hải quan phải đảm bảo được yêu cầu thực tế,… Do đó, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện dồng bộ hệ thống pháp luật; cơ quan hải quan cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ hải quan, thường xuyên mở các lớp học nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên hải quan về trị giá tính thuế,.. * Về biểu thuế nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay bao gồm hơn 6.000 dòng hàng, được chi tiết tới mức 8 chữ số. Nhưng so với số lượng mặt hàng trao đổi quốc tế hiện nay khoảng 250.000 loại mặt hàng thỡ cú thế nói số mặt hàng trong biểu thuế là quá nhỏ. Như vậy để quản lý tốt hơn các loại mặt hàng nhập khẩu và đặc biệt là quản lý thuế suất với các mặt hàng đú thỡ cần phải chi tiết biểu thuế nhập khẩu hơn nữa. Nhà nước cần sớm có kế hoạch thực hiện chi tiết biểu thuế nhập khẩu đến 10- 12 con số để đảm bảo mọi mặt hàng đều có tên trong biểu thuế nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu là một nội dung quan trọng trong chính sách thuế xuất nhập khẩu. Vì vậy, biểu thuế nhập khẩu cần phải rõ ràng, minh bạch đảm bảo cho việc xác định các loại mặt hàng thực tế thống nhất với các mặt hàng trong biểu thuế. Tránh sử dụng những ngôn ngữ sinh hoạt, dùng từ nhiều nghĩa gây tranh cãi giữa đối tượng nộp thuế với cơ quan hải quan và cơ quan thuế. Trong biểu thuế có những mặt hàng do mới xuất hiện có thể ỏp mó tớnh thuế vào nhiều mức khác nhau. Điều này dẫn đến các đối tượng nộp thuế cố tình áp mức thuế thấp để hưởng mức thuế phải nộp thấp hơn. Vì vậy, cần phải thường xuyên cập nhật các loại hàng hoá trong vào biểu thuế nhập khẩu để việc áp thuế hàng nhập khẩu đơn giản hơn. Việc ấn định thuế suất hàng nhập khẩu chưa dựa vào tính chất của hàng hoá mà chủ yếu là dựa vào mục đích sử dụng đã gây ra sự trốn thuế qua việc khai bao không trung thực của đối tượng nộp thuế. Do đó, Biểu thuế nhập khẩu cần có sự điều chỉnh các mức thuế suất của từng loại hàng hoá không chỉ dựa vào mục đích sử dụng mà còn phải căn cứ vào cả tính chất hàng hoá. 1.1.2. Các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Thực tế hiện nay cho thấy, các văn bản quy định, hướng dẫn của các Bộ, các ngành ban hành quá nhiều, chồng chéo dẫn tới việc không chỉ các đối tượng xuất nhập khẩu không cập nhật thông tin kịp thời mà trong nhiều trường hợp, các cán bộ Hải quan cũng không biết xử lý thế nào cho đúng. Cho nên, các văn bản, quy định của Nhà nước phải được ban hành đồng bộ, các văn bản hướng dẫn phải ban hành kịp thời. Tổng Cục Hải quan cần phối hợp với các cơ quan khác như Bộ thương mại, tiếp tục rà soát lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm: - Đối với những văn bản ban hành đúng thẩm quyền và nội dung cũn phù hợp thì giữ nguyên. - Loại bỏ những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền ban hành và nội dung không cũn phù hợp. - Ban hành những văn bản mới đáp ứng với nhu cầu quản lý thực tế của Nhà nước. 1.1.3. Luật Hải quan Luật Hải quan cần cụ thể húa các quy định của Nhà nước về các hoạt động mà ảnh hưởng nhiều tới công tác Hải quan như hoạt động giám định, làm dịch vụ Hải quan, .. để tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức này hoạt động bình đẳng, có nền nếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Luật hải quan cần quy định rừ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong lĩnh vực quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Hệ thống pháp luật, chớnh sách về Hải quan cần được sửa đổi theo hướng hệ thống hóa, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, ổn định và có hiệu lực lõu dài, tránh hiện tượng chồng chéo, phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện. 1.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan Để công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu có hiệu quả thì cơ quan Hải quan cần tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành có liờn quan như Bộ Tài chớnh, Bộ Thương mại,..tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chớnh quyền. Các văn bản về xuất nhập khẩu, và các văn bản của Hải quan luôn được sửa đổi và điều chỉnh do đó cơ quan Hải quan phải tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đối với các đối tượng xuất nhập khẩu đồng thời phối hợp với các ngành chức năng trong việc xử lý các hành vi trốn lậu thuế. Các Cục, Chi cục hải quan là đơn vị trưc thuộc của Bộ Tài chớnh, hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Tổng cục Hải quan nhưng đồng thời cũng có quan hệ trực tiếp với địa phương trong sự lónh đạo, chỉ đạo về chủ trương, đương lối thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành từng địa phương. Do đó, mỗi cán bộ Hải quan cần phải nắm vững đặc điểm, tình hình thuận lợi khó khăn của địa phương, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế văn húa, xã hội của địa phương. Do ngành Hải quan có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế, văn húa, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng,… nên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải có sự phối hợp với các ngành liên quan một cách thường xuyên. Để tăng cường mối quan hệ, hợp tác đó thì Tổng cục Hải quan cần xõy dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp chung và quy chế phối hợp cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực và có kế hoạch thực hiện cụ thể. 2. Một số giải pháp kiến nghị với Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 2.1. Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Trong thời gian qua, công tác quản lý đối tượng nộp thuế là tương đối tốt. Tuy nhiên, để công tác quản lý thu thuế được tốt hơn nữa thì công tác này cần được duy trì và phát huy hơn nữa. Cụ thể trong thời gian tới cần có các giải pháp như - Cán bộ, nhân viên hải quan cần hướng dẫn khách hàng khai báo một cách đầy đủ, chính xác các nội dung của tờ khai hải quan, cần xem xét kỹ các chi tiết như hợp đồng, hoá đơn,.. đặc biệt là mã số thuế của các doanh nghiệp. - Chi cục cần phối hợp với các cơ quan khác như: Sở kế hoạch và đầu tư để nắm được số doanh nghiệp mới thành lập đăng ký kinh doanh và cập nhật mã số thuế, phục vụ cho công tác quản lý thu thuế sau này. - Việc áp dụng tin học trong quản lý đối tượng nộp thuế cũng là việc cần làm. Thực tế hiện nay, mặc dù đó cú một hệ thống máy tính nối mạng tin học nội bộ và mạng internet song thực tế chưa phát huy hiệu quả trong quản lý đối tượng nộp thuế. Muốn làm được điều đó thì trước tiên các cán bộ quản lý phải được đào tạo một trình độ tin học nhất định. Thời gian tới khi kinh tế phát triển, tin học được ứng dụng nhiều thì công tác quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. 2.2. Hoàn thiện công tác quản lý căn cứ tính thuế 2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu Một trong các hình thức trốn lậu thuế xuất nhập khẩu là khai báo số lượng hàng hoá sai số lượng, chủng loại. Việc quản lý số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thể hiện rõ nét qua công tác kiểm hoá. Kiểm hoá là biện pháp mà cơ quan hải quan tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện ra các gian lận, sai sót trong việc khai báo của các chủ hàng kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục đích thu đúng, thu đủ số thuế xuất nhập khẩu mà chủ hàng phải nộp. Hàng hoá nhập khẩu qua Cảng Cửa Lò chủ yếu là các mặt hàng điện tử có giá trị lớn, do vậy trong thời gian tới cần có sự trang bị về phương tiện phục vụ công tác kiểm hoá như: máy soi, hệ thống camera, và một số phương tiện khác. Hiện nay, công tác kiểm hoỏ cũn mang nặng tính trực quan, cảm tính nên việc quản lý số lượng, trọng lượng hàng hoá đôi khi chưa đạt hiệu quả cao. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên kiểm hoá trong Chi cục cần có sự mô tả kỹ hơn về hàng hoá, đối chiếu với tính chất của những hàng hoá trong biểu thuế xuất nhập khẩu để xác định đúng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp chống thất thu thuế. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ kiểm hoỏ cũn yếu nên trong thời gian tới lãnh đạo Chi cục cần quan tâm để các cán bộ kiểm hoá được thường xuyên nâng cao nghiệp vụ về chuyên môn, về thương phẩm, về ngoại ngữ,… Chi cục phải thường xuyên cú cỏc cuộc họp giao ban, rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm hoá của Chi cục. Do đặc thù của khâu kiểm tra thực tế hàng hoá là việc các cán bộ phải tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá và chủ hàng, do đó việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 2.2.2. Hoàn thiện chính sách giỏ tớnh thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu: Giỏ tính thuế là một trong ba căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu. Trong điều kiện Việt Nam tham gia hội nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế như AFTA/ ASEAN, APEC, .. và sắp tới là WTO, một trong những yêu cầu đối với chính sách thuế xuất nhập khẩu là việc giảm dần bảo hộ bằng thuế quan cũng như xoá bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế quan. Việc này sẽ đặt các doanh nghiệp sản xuất trong nước đứng trước những thách thức lớn về nguy cơ cạnh tranh từ nước ngoài. Do đó, việc xác định giỏ tớnh thuế đóng vai trò quan trọng. Chính sách giỏ tớnh thuế được thể hiện một cách minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ góp phần hỗ trợ sản xuất trong nước, đồng thời bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Muốn thực hiện được những yêu cầu về giỏ tớnh thuế cần có giải pháp đúng đắn cho chính sách giỏ tớnh thuế trong thời gian tới: - Sử dụng bảng giá tối thiểu theo hướng thu hẹp dần Trước mắt, do điều kiện pháp lý, con người và các điểu kiện về kính tế- xã hội, cũng như yêu cầu về chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nên nước ta chưa thể áp dụng một phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT. Trong quá trình chuẩn bị đồng bộ các điều kiện để áp dụng việc xác định trị giá hải quan theo GATT, chúng ta phải sử dụng bảng giá tối thiểu nhưng theo hướng thu hẹp dần, trong đó chỉ tập trung vào các mặt hàng cần được sự bảo hộ của Nhà nước và đang bị nước xuất khẩu bán phá giá; các mặt hàng có giá trị lớn. Việc duy trì hệ thống giá tối thiểu hiện hành trong giai đoạn quá độ có tác dụng đảm bảo nguồn thu, đồng thời bảng giá tối thiểu cũng là thước đo để ngăn chặn hiện tượng trốn thuế qua giá. Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan cần thành lập những bộ phận thông tin về giá cả hàng hóa, giá trị giao dịch thực của hàng hoá. Bộ phận này cần kết hợp với cơ quan hữu quan như ban vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính. Tổng cục hải quan cần cập nhật tin tức, định kỳ thực hiện điểu chỉnh bảng giá để đảm bảo các mức giá trong bảng giá luụn sỏt với thực tế. Cần thông tin về việc điều chỉnh định kỳ này tới các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tránh sự xác định chủ quan, xác định giá quá cao hay quá thấp so với giá thực tế, gây khó khăn cho nhà nhập khẩu đồng thời gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước. - Mở rộng tối đa diện áp dụng giỏ tớnh thuế theo hợp đồng Để chuẩn bị điều kiện cho Việt Nam gia nhập WTO, việc ỏp giỏ tớnh thuế theo Hiệp định trị giá hải quan - GATT là yêu cầu bắt buộc. Để có thể mở rộng tối đa diện áp dụng tính thuế theo hợp đồng, cần phải điều chỉnh giỏ tớnh thuế theo hướng sau: + Các chi phí nhụ như hoa hồng, phí container, phí đóng gói, phí bản quyền,.. và các chi phí cần thiết để vận chuyển hàng hoá tới cảng nhập khẩu phải được cộng thêm vào giỏ tớnh thuế nếu các chi phí đó chưa bao gồm trong giá giao dịch. + Mở rộng điều kiện áp dụng giỏ tớnh thuế theo hợp đồng cho tất cả các loại hình xuất nhập khẩu. + Đối với các mặt hàng không thuộc đối tượng Nhà nước quản lý giỏ tớnh thuế nhập khẩu, có đủ điều kiện áp dụng giỏ tớnh thuế theo hợp đồng nhưng giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá ghi trong bảng giá tối thiểu của hải quan theo mức quy định thì vẫn cho làm thủ tục hải quan với giỏ tớnh thuế là giá ghi trên hợp đồng và tiến hành kiểm tra sau thông quan. Để hỗ trợ cho việc áp dụng giỏ tớnh thuế theo hợp đồng theo tinh thần của Hiệp định GATT, thỡ cỏc cơ quan chức năng cần thực hiện các công tác về quy định giỏ tớnh thuế, cụ thể: + Bộ Thương mại và Bộ Tài chính cần có văn bản quy định cụ thể nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương, phải cú cỏc nội dung quy định về việc xác định giỏ tớnh thuế phải cộng thờm cỏc phụ phí cú liờn qua, đảm bảo quản lý và kiểm soát chặt chẽ giá cả trên hợp đồng. Đồng thời có văn bản quy định về trường họp đối tượng nộp thuế sử dụng nhiều hợp đồng cho một mặt hàng xuất nhập khẩu. + Ngân hàng Nhà nước phải có quy định cụ thể, chặt chẽ đảm bảo việc thanh toán của Ngân hàng đúng với giá mua thực tế hàng hoá của hàng nhập khẩu. + Cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận tham tán thương mại ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc kiểm tra giá hàng nhập khẩu. + Nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cho cán bộ hải quan. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác cho người nộp thuế. 2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý thuế suất Khi hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng về quy mô và hình thức thì công tác quản lý thuế suất là rất khó khăn và phức tạp. Để công tác thực hiện tốt công tác này trước hết trình độ của cán bộ hải quan phụ trách tính thuế cần luôn được nâng cao, không chỉ về nghiệp vụ thuế mà cần phải luôn nâng cao kiến thức vật lý, hoá học của hàng hoá để ỏp mó được chính xác. Trong quá trình áp thuế suất cho hàng hoá cần xem xét kỹ công dụng và tính chất của từng loại mặt hàng, đồng thời cũng cần có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa cỏc khõu từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá với tính thuế. Việc ỏp mó chỉ là một công đoạn trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoỏ nờn sự phối hợp tốt cỏc khõu sẽ hạn chế việc ỏp mó sai. Việc xác định rõ xuất xứ hàng hoá cũng có liên quan tới việc xác định thuế suất của hàng hoá. Do điều kiện hiện nay trong chính sách thuế cũn cú sự phân biệt giữa hàng hoá của các nước khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn về thuế suất nên nhiệm vụ đặt ra là phải xác định đúng xuất xứ hàng hoá. Để có thể làm tốt công tác này, Chi cục cần tiến hành các biện pháp sau: - Các cán bộ và nhân viên làm công tác này cần thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện về thương phẩm như các kiến thức về mã số, mã vạch nhằm xác định đúng xuất xứ hàng hoá. - Lãnh đạo Chi cục cần có các biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ xác định xuất xứ hàng hoá nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng gian lận thương mại. - Hiện nay, ở các quốc gia đều quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Vì vậy, cơ quan hải quan cần chú trọng công tác trao đổi thông tin với hải quan các nước để có thể biết được các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hoá. 2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý thuế hiện đại nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn và trừng phạt những trường hợp cố tình gian lận tiền thuế dưới mọi hình thức. Thực tiễn ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện hình thức tội phạm lợi dụng một số cơ chế chính sách và sơ hở trong quản lý thuế để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế nói riêng và cơ quan hải quan trong quản lý thuế nói riêng, đảm bảo chính sách thuế được thi hành nghiêm túc. Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò đã thực hiện tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tồn tại . Để nâng cao hiểu quả công tác thanh tra, kiểm tra, Chi cục cần thực hiện các biện pháp sau: - Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ về thuế thì khoảng 5 năm mới thực hiện kiểm tra toàn diện một lần. - Đối với các đối tượng khai thiếu thuế, nộp thuế không đúng thời hạn quy định, có tính gian lận về thuế sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. - Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm tra sau thông quan, đảm bảo năng lực thực sự thực hiện kiểm tra sau thông quan. - Lựa chọn các cán bộ có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác để đảm nhiệm công việc này. Cán bộ, nhân viên kiểm tra sau thông quan cần được trang bị đầy đủ kiến thức về kế toán, kiểm toán, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng được yêu cầu công việc. - Lãnh đạo Chi cục cần có đề xuất với cấp trên mở các lớp đào tạo kiến thức, chuyên ngành kiểm tra sau thông quan để bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra sau thông quan, thông qua đó đào tạo những chuyên gia giỏi về lĩnh vực này. 2.4. Hoàn thiện công tác thu thuế, hạn chế nợ đọng thuế Trong thời gian qua, việc quản lý thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò gặp không ít khó khăn. Ngay từ đầu năm Chi cục đã xây dựng kế hoạch, biện pháp thu đòi nợ đọng thuế. Chi cục đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế nợ đọng thuế kéo dài, đã tiến hành công tác đôn đốc thu bằng nhiều hình thức như: gửi công văn thông báo nợ, cử cán bộ đến từng doanh nghiệp yêu cầu nộp thuế, thông báo danh sách những doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ tới cơ quan chức năng để phối hợp thu nợ thuế. Những cố gắng đó của Chi cục đã làm cho số nợ thuế giảm tuy vậy vẫn còn tình trạng nợ thuế kéo dài, số nợ thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu. Để có thể khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới Chi cục cần tiến hành các biện pháp sau: - Xây dựng kế hoạch, biện pháp thu hồi nợ đọng thuế ngay từ đầu năm. - Chi cục cần phải phân tích chi tiết số nợ thuế của doanh nghiệp để có biện pháp đôn đốc, thu hồi; áp dụng tất cả các biện pháp đã được pháp luật cho phép để thu hồi nợ một cách cương quyết, triệt để. - Việc ân hạn thuế cho doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh hoặc tính chất tiêu dùng của mặt hàng tuy đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong điều kiện thiếu vốn, song nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng thời gian ân hạn thuế để chiếm dụng thuế của Nhà nước để làm lợi cho mình. Vì vậy, Nhà nước cần cân nhắc lại đối tượng được hưởng ân hạn thuế để quản lý số nợ thuế được tốt hơn. - Tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp giữa các cơ quan có liên quan với chính quyển địa phương và nội bộ ngành hải quan. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ngành khác như: Công an, UBND các cấp, .. để từ đó thu hồi nợ đọng thuế hiệu quả hơn. - Cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác thu hồi nợ thuế hàng nhập khẩu. Tăng cường số cán bộ làm công tác này đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đòi nợ thuế nhằm nâng cao trình độ cán bộ, thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ thu thuế nợ đọng. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thuế, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, giúp họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi nhập khẩu hàng hoá từ đó sẽ thực hiện nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. 2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò 2.5.1. Về mặt tổ chức: - Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố đội ngũ đặc biệt là những bộ phận làm công tác thuế. Bổ sung các cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, kết hợp các khõu trong quá trình quản lý thu thuế sao cho thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế. - Thực hiện việc luõn chuyển cán bộ, nhõn viên qua các khõu công tác để đảm bảo mọi cán bộ, nhõn viên Hải quan trong Chi cục đều biết nhiều việc và có thể xử lý công việc khác khi cần thiết. 2.5.2. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Hải quan trong Chi cục - Chi cục cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ thuế xuất nhập khẩu trong ngành hải quan, để đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện nay và những năm tới. Các cán bộ thuế cần phải được đào tạo một cách toàn diện không những để nâng cao phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, vi tớnh,… Đánh giá xem xét, sắp xếp bố trí hợp lý cán bộ thuế trong từng mảng công việc, theo đúng quy trình nghiệp vụ quản lý và khả năng cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Sự thay đổi chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước đòi hỏi cán bộ thuế phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức mới nắm bắt được từ đó có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. - Mỗi cán bộ Hải quan cần phải ý thức được trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt các quy trình nghiệp vụ được giao, thực hiện tốt phương chõm của ngành Hải quan: “ Tận tụy, nhanh chóng, chớnh xác ”. - Kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ tha húa, biến chất, lạm dụng chức vụ quyền hạn để thông đồng với doanh nghiệp gian lận thuế, trốn thuế, buôn lậu,.. - Có chớnh sách đói ngộ hợp lý với những cán bộ thuế có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong công việc. KẾT LUẬN Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu lớn vào Ngân sách Nhà nước, là một trong các phương tiện để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thông qua thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước có thể quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng cho người tiêu dùng .. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hơn lúc nào hết việc thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế ngày càng trở nên cần thiết. Một mặt thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho Nhà nước đảm bảo được nguồn thu đáp ứng được những khoản chi tiêu cho phát triển kinh tế đất nước; mặt khác chống thất thu gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần quản lý chặt chẽ hàng hoá xuất nhập khẩu. Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét lý luận về thuế xuất nhập khẩu cùng với những kết quả rút ra từ thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Cảng Cửa Lò, chuyên đề thực tập đã đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục. Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên cùng những người quan tâm để chuyên để được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS Lê Thị Anh Võn đó giỳp em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý - Khoa học quản lý, tập II – Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật – 2002 – Hà Nội. 2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý - Quản lý kinh tế, tập I, II - Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu - NXB Khoa học và kỹ thuật – 2001 – Hà Nội. 3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Quản lý thuế - Nguyễn Thị Bất – 2001 - Nhà xuất bản Thống kê. 4. Trường Đại học Tài chớnh - Kế toán - Thuế - Lê Văn Ái – 2000 – NXB Tài chớnh. 5. Trường Đại học Thương mại – Thương mại quốc tế - Nguyễn Duy Bột – 1998 – NXB Thống kê. 6. Thời báo kinh tế Việt Nam, 3/ 21 / 2006 - Thực hiện Luật thuế XNK mới – Nguyên Linh. 7. Quyết định 157 / 2003 / QĐ / BTC, ngày 24 tháng 9 năm 2003 - Bộ Tài chớnh. 8. Quyết định 517 / TCHQ – TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. 9. Quyết định 1361 / TCHQ / QĐ, ngày 25 tháng 11 năm 2004 - Tổng cục Hải quan 10. Thông tư 113/ 2005 / TT – BTC, ngày 15 tháng 12 năm 2005 - Bộ Tài chớnh. 11. Các tài liêu, báo cáo thuế của Chi cục Hải quan Cảng Cửa Lò. 12. Các trang web của Bộ Tài chớnh, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan - mof.gov.vn - mot.gov.vn - customs.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 137.doc
Tài liệu liên quan