Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng

LỜI NÓI ĐẦU Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đã có được nhiều thành tựu to lớn: Sản lượng lương thực tăng nhanh và đảm bảo độ an toàn cao, hình thành một số vùng chuyên canh nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch một cách đáng kế, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ngày một tăng. Mô hình sản xuất trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao. Đã xuất hiện một nền nông nghiệp hàng hoá. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ ra rằng: phải phấn đấu đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Những năm qua ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ áp dụng thành tựu của công nghệ sinh học như: công nghệ lai tạo giống, công nghệ trồng, chế biến bảo quản thức ăn gia súc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đây là một điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển. Ngoài ra, sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho con người đặc biệt là đối với trẻ con, người già, người bệnh và người lao động nặng nhọc. Ở các nước phát triển mức tiêu thụ sữa rất cao (bình quân 250 lít/ người/ năm) và ngay cả các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonexia, Philipin, Thái Lan . cũng đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người từ 20- 30 lít/ năm. Trong khi đó ở nước ta do kinh tế chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên tình trạng thiếu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi là khá phổ biến và trầm trọng. Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông do đó nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa là rất lớn. Trong tương lai sẽ là thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại lớn của cả nước mà nó là điểm hội tụ của các khách du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cần quan tâm đến chương trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, hiện nay nước ta gần 80% kà nguồn sữa bột nhập từ nước ngoài, chỉ khoảng 20% là nguồn nguyên liệu sữa trong nước. Hàng năm, Nhà nước đã phải chi hàng chục triệu đô la để nhập sữa bột, dầu, bơ . cho nhà máy chế biến sữa. Trong khi đó Thanh Hoá cũng mới xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi với công suất 12.000 tấn/ năm. Chính vì vậy, đã hình thành ngành chế biến sữa của công ty. Đây là ngành chăn nuôi có quy mô lớn, do vậy cần hình thành vùng chuyên môn hoá như giống, sản xuất thức ăn . sơ chế và chế biến sữa ra các sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường như sữa hộp, sữa tười tiệt trùng, thanh trùng, sữa chua, bơ, cà phê sữa, hộp bánh kẹo sữa . Chăn nuôi bò sữa là một ngành "ích nước- lợi nhà" vừa cải thiện, ổn định đời sống nhân dân vừa góp phần làm giảm lượng ngoại tệ mà Nhà nước ta hàng năm phải chi ra hàng chục đô la để nhập sữa bột. Tuy vậy, những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá như: cạnh tranh, chất lượng và giá thành sản phẩm sữa, vấn đề về tổ chức khâu thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa, vấn đề về chính sách giá cả như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi Ých của người chăn nuôi bò sữa với người tiêu thụ. Do vậy cần đưa ngành chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất có hiệu quả, cần tăng cả số lượng đàn bò sữa và quy mô đần bò. Vậy cần có "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng" là rất cần thiết. Đối tượng nghiên cứu sự phát triển đàn bò sữa, sản lượng sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Phạm vi nghiên cứu chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và tham khảo một số tài liệu khác có liên quan. Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi chăn bò sữa. Chương II: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng.

doc93 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a... Đồng thưòi có đầy đủ điều kiện về tự nhiên- kinh tế - xã hội để phát triển bò sữa. Đó là sự phù hợp về điều kiện sinh trưởng và phát triển của bò sữa với môi trường xung quanh, là khả năng cung cấp về lao động, thức ăn cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật khác, là khả năng tạo con giống tốt cho công ty cũng như các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế, chính trị xã hội có nhiều biến chuyển hợp với quy luật phát triển của bò sữa cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sinh sản, xử lý chất thải cũng như trong bảo quản chế biến sữa... đã thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty. 2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng 2.2.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty * Phương hướng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty - Phát triển chăn nuôi bò sữa thành một ngành sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tăng sản lượng sữa tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu sữa cho nhà máy chế biến sữa và nhà máy bánh kẹo Thanh Hoá. - Giải quyết vệc làm tăng thu nhập cho người dân, giảm dần tệ nạn xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ven bãi, ven sông theo hướng sản xuất thực phẩm chất lượng cao. - Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, hoàn thiện thu gom, tiêu thụ sữa nâng cao chất lượng sữa tươi của công ty. - Củng cố và hoàn thiện về tổ chức quản lý các cơ sở quốc doanh, các cơ sở này chủ yếu làm nhiệm vụ giữ giống, lai tạo để cung cấp con lai và làm dịch vụ kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa. * Mục tiêu chung phát triển chăn nuôi của công ty Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ rót ra những mục tiêu chung sau: - Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế phù hợp với hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo hướng XHCN, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền với nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần... - Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá, môi trường sống của nhân dân, tăng doanh thu của công ty cũng như tăng ngân sách của Nhà nước. * Phương hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn - Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông lâm nghiệp, phát triển mạnh sản xuất thực phẩm chất lượng cao như lợn nạc, bò thịt, bò sữa... chú trọng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, nâng cấp diện tích rừng và cây xanh đã trồng... - Từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và giải phóng lao động cho các ngành nghề khác. * Nhiệm vụ: - Đáp ứng một phần nhu cầu sữa tươi của tỉnh. - Đáp ứng một phần nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy. - Đưa nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa vào sản xuất nhất là giống và thức ăn để hạ giá thành sản phẩm sữa tươi, sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Từ phương hướng, mục tiêu của tỉnh trong những năm tới cho ta thấy nhiệm cụ nặng nề của mỗi ngành sản xuất trong đó có chăn nuôi bò sữa đương nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi. Trước hết đó là sự quan tâm đầy đủ của các cấp, chính quyền, các ngành chức năng để chăn nuôi bò sữa thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và nhân dân trong các năm tới. Sau nữa, với quan điểm kinh tế mở, chăn nuôi bò sữa có cơ hội tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án và phát triển sản xuất sữa. Sự đầu tư này sẽ giúp cho công ty có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa một cách có hiệu quả. Mặc dù vậy, khó khăn trước mắt vẫn là chưa kịp thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành vốn mang nặng kiểu chăn nuôi nhỏ, phân tán và thủ công. 2.2.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty - Tăng nhanh lượng sữa chất lượng cao, đa dạng về chủng loại cung cấp cho tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. - Chuyển biến mạnh mẽ việc sản xuất sữa tươi chất lượng tốt trong nước, cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến sữa nhằm giảm dần tỷ lệ sữa nhập nội. - Tạo ra việc làm cho người lao động trước hết là cho phụ nữ và nguồn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên cơ sở phát triển nhanh số đầu gia sóc cho sữa ở các địa bàn thích hợp, chú ý thích đáng cho công tác thu gom và chế biến sữa. - Tận dụng tối đa các điều kiện về đất đai, đồng cỏ và những kết quả nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm chăn nuôi lấy sữa của nhân dân. - Đẩy nhanh thiết bị và công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng các quy trình chăn nuôi, thu gom, chế biến sữa hiện đại để nhanh chóng có các sản phẩm tốt nhất phục vụ cho mọi nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Biểu 14: Nhiệm vụ phát triển ngành sữa của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010 I. Cả nước 1. Đàn bò sữa 2. Tổng sản lượng sữa tươi con tấn/ năm 70.000 72.000 100.000 102.000 185.000 270.000 II. Công ty 1. Tổng đàn bò sữa Trong đó: cái sinh sản 2. Tổng sản lượng sữa tươi con con tấn/ năm 1.351 928 2.073 1.625 1.000 4.359 1.771 1.000 4.795 Nguồn: Đoàn TK- KS - QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo số liệu trên ta thấy, quy mô đàn bò sữa và tổng sản lượng sữa tươi hiện nay còn rất thấp năm 2000 bình quan là 0,65 kg sữa/ người/ năm; phấn đấu đến năm 2005 đạt được 100.000 bò sữa, đáp ứng trên 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước; đến năm 2010 trên 40% và sau năm 2010 sẽ đạt 1.000.000 tấn sữa. Như vậy, hiện nay lượng sữa nhập khẩu của nước ta là khá lớn (hơn 80%) do vậy nhiệm vụ phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi của công ty là rất cần thiết nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước. II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng 1. Giải pháp về vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa Vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty là rất lớn nó là yếu tố quan trọng của sản xuất. Đối với chăn nuôi bò sữa thì vốn vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ để phát triển cả về số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò sữa. Có 2 loại vốn chủ yếu là vốn cố định và vốn lưu động. Nuôi bò sữa cần đầu tư rất lớn về vốn cố định, bao gồm vốn cố định để mua con giống, xây dựng chuồng trại, điện, nước và một số dụng cụ cần thiết để phục vụ chăn nuôi bò sữa. Vốn lưu động dùng vào việc mua sắm thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn bổ sung, thuốc thú y chữa bệnh... Tổng nguồn vốn mà công ty bá ra để xây dựng chuồng trại bò sữa là 48.445.552.411 đồng trong đó vốn tài sản cố định chiếm 40.513.360 ngàn đồng, còn lại là vốn lưu động. Giá mua mét con bò giống thuần, bắt đầu vào khai thác là 20 triệu đồng/ con, bò lai là 15 triệu đồng/ con (theo giá năm 2003). Quy mô đàn bò sữa của công ty là hàng ngàn con do đó rất cần vốn để phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, đề nghị: - Các ngân hàng thương mại và Quỹ hỗ trợ phát triển cho công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi. - Xây dựng các công trình liên quan đến phát triển chăn nuôi bò như điện, đường, trạm... ở các vùng phát triển đàn bò sữa đòi hỏi chi phí lớn, Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế khác với phương châm "Nhà nước và nhân dân cung làm." - Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho công ty vay vốn theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian vay vốn phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của vật nuôi. Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của công ty. - Tăng quỹ cho vay của ngân hàng để công ty vay vốn từ các tổ chức chính thức. Về chính sách tín dụng ưu đãi đối với công ty phát triển chăn nuôi bò nên cho vay vốn lớn, chủ yếu là vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty. - Khuyến khích các tổ chức nước ngoài cho công ty vay vốn để phát triển bò sữa. - Để đảm bảo phát triển vững chắc của công ty cần tái đầu tư để phát triển bò sữa và mở rộng quy mô. - Công ty cần huy động nguồn vốn khác nhau như vốn của Hội phụ nữ, Hội chăn nuôi vốn phát triển sản xuất của nông nghiệp để hỗ trợ công ty nuôi bò sữa. - Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà máy thức ăn gia súc, nhăm tạo điều kiện cho công ty có thể hạ thấp giá thức ăn giá súc nhằm giảm chi phí hạ giá thành của việc sản xuất sữa tươi. - Nhà nước cần cho vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành. - Do thời gian thu hồi vốn của công ty là chậm T = 6,3 năm (từ năm 2003) do đó Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đào tạo đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật (như bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi và các lao động giản đơn có kiến thức về chăn nuôi bò sữa...) về làm cho công ty và kinh phí để xây chuồng trại. Hỗ trợ kinh phí huấn luyện, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. - UBND tỉnh Thanh Hoá cần hỗ trợ + Hỗ trợ một triệu đồng cho mét con bò sữa nhập từ nước ngoài (tỉnh Thanh Hoá đã có quyết định hỗ trợ 1 trđ/ con giống x 928 = 928 triệu đồng). + Hỗ trợ kinh phí tiêu thụ sữa trong một năm đầu khi chưa xây dựng nhà máy chế biến sữa ( 3 triệu đồng/ con). + Hỗ trợ kinh phí cho bò cái giống sữa nhập ngoại đẻ ra bê đực (500 ngàn đồng/ con) trong 2 năm đầu. + Hỗ trợ kinh phí giống cỏ cao sản trồng lần đầu 100 m2/ con giống x 200 đồng/ m2 = 18.560 ngàn đồng. - UBND tỉnh chỉ đạo bao quản lý dự án phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vay vốn đúng tiến độ, đúng chính sách. Cụ thể như sau: + Vay vốn ưu đãi mua bò sữa nước ngoài và các vùng khác trong nước với giá 20 triệu đồng/ con, mua bò lai Zebu với mức 4 triệu đồng/ con, 3 năm đầu không tính lãi suất từ năm thứ 7 trở đi mỗi năm trả 20% vốn vay. + Vay vốn để trồng cây thức ăn gia súc với mức 4 triệu đồng/ ha, vay vốn xây dựng chuồng trại với mức 500 ngàn đồng/ con, 3 năm đầu không tính lãi từ năm thứ 7 trở đi mỗi năm trả 20% vốn vay. + Tỉnh hỗ trợ trong 3 năm đầu cho công ty mua bò sữa từ tỉnh ngoài và nước ngoài với mức 2 triệu đồng/ con để xây dựng chuồng trại và trồng cây thức ăn gia sóc. + Vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa (40 tỷ đồng), nhà máy chế biến thực phẩm (30 triệu đồng), nhà máy thức ăn gia sóc (50 tỷ đồng) theo nguồn vốn vay ưu đãi từ "Quỹ hỗ trợ đầu tư" theo cơ chế hiện hành của Nhà nước. 2. Nâng cao chất lượng giống bò sữa Trong chăn nuôi bò sữa giống là một yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng sữa và nâng cao hiệu quả kinh tế. Người chăn nuôi trước hết thường quan tâm đến giống bò vì con giống có tốt thì sữa mới có nhiều. Hiện nay trên thế giới có nhiều giống bò sữa khác nhau và khả năng cho sữa cũng rất khác nhau. Thành tựu nổi bật nhất của ngành chăn nuôi bò sữa trên thế giới là tạo được những giống bò sữa có năng suất cao, tính thích nghi mạnh, thành thục sớm, tiêu tốn thức ăn cho một lít sữa tươi Ýt nổi tiếng nhất là giống bò: Hà Lan, Jersey, nâu Thuỵ Sỹ... Đến nay đã có nhiều giống bò lai vừa có khả năng cho sữa cao lại vừa thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt của nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong điều kiện nhiệt đới của Việt Nam và Thanh Hoá chủ yếu là thích nghi với bò Hà Lan, bò lai F1, F2, F3, HF. Do kinh phí mua giống bò ngoại thì rất tốn kém do đó công ty cần phải làm các công tác dưới đây: 2.1. Tổ chức tuyển chọn lại con giống Hiện nay công ty có khoảng 1.000 con bò cái vắt sữa, để tăng số lượng đàn bò sữa cũng như chất lượng đàn bò sữa cần tuyển chọn con lai có năng suất sữa tốt từ các hộ chăn nuôi và các công ty giống bò sữa như Ba Vì, Mộc Châu, Đức Trọng... để giảm bớt chi phí nhập giống bò sữa cao sản từ nước ngoài trong điều kiện nguồn vốn của công ty có hạn. Để thực hiện thành công công tác này cũng rât khó khăn, do chóng ta không biết được con bò sữa này thuộc thế hệ thứ mấy và lai như thế nào. Đây là hậu quả của việc buông lỏng quản lý giống vật nuôi từ nhiều năm nay, do sử dụng các nguồn tinh là hoàn toàn không có định hướng và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ như sử dụng các nguồn tinh sản xuất trong nước, các nguồn tinh đưa từ nước ngoài vào đã toạ ra đàn bò muôn hình muôn vẻ. Cùng với hiện tượng trên, thói quen của chăn nuôi đại gia sóc theo kiểu chăn thả tự do dẫn đến sự giao phối trực tiếp trong chăn nuôi đã làm cho con giống không được chọn lọc tốt hiện tượng đồng huyết trong chăn nuôi xảy ra đã làm cho năng suất sản phẩm không cao. Trên thực tế cần sớm đưa công tac quản lý giống vào nề nếp, trên cơ sở chọn lọc những con giống có năng suất cao trên 12 lít/ ngày để nuôi lấy sữa, còn lại thì nuôi lấy thịt. Để loại thải những con kém năng suất sữa cần phối hợp giữa hộ gia đình và công ty giống gia súc, viện chăn nuôi quốc gia, dự án bò sữa của tỉnh Thanh Hoá và công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng cùng với các trạm thụ tinh nhân tạo ở các tỉnh huyện trong cả nước cùng với các dẫn tinh viên đã được tập huấn. Công ty và các dẫn tinh viên thường xuyên kiểm tra và bổ sung để được những con giống tốt. 2.2. Tổ chức lai tạo con giống Công việc có tính lâu dài là phải tạo được đàn giống mới có đủ năng lực sản xuất, vì vậy phải giải quyết tận gốc vấn đề con giống. Việc đầu tư chăn nuôi và lai tạo giống bò sữa để cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân, trước hết sớm hình thành và có được đàn bò cái nền lai phù hợp, trên cơ sở này tiếp tục cho lai với bò đực giống ngoại hướng sữa có năng suất và sưac chất lượng cao tạo ra bò sữa lai ngoại có 50%, 70% máu bò giống ngoại, cung cấp đủ nhu cầu chăn nuôi bò sữa của cả nước. Tiếp tục đầu tư nâng cấo các cơ sở khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng trong việc nghiên cứu từ các khâu giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và tổ chức làm tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi bò sữa; rất cần thiết và nhanh chóng nhập về Việt Nam bò giống gốc hướng sữa chất lượng cao (gồm cả tinh bò đực, phôi bò). Triển khai và kết hợp hoạt động của chương trình giống bò sữa của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các dự án liên quan đến chăn nuôi bò sữa. Năm 2001 đã nhập 19 con bò cái HF thuần đều có chửa từ 5- 7 tháng là những bò được sinh ra từ những bò bố và bò mẹ cao sản, năng suất bò mẹ trung bình 7.500 kg sữa/ chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 - 3,7%. Điều đó sẽ góp phần vào việc tăng nguồn gen mới cao sản của giống bò HF tại Việt Nam nó được dùng để nhân thuần tạo các dòng đực và cái cao sản. Điểm xuất phát của việc tạo ra đàn bò sữa là công tác thụ tinh nhân tạo do đó cần có biện pháp cụ thể với công việc này. Hiện nay 100% bò cái nền cần phối đã được phối tinh giống bò sữa của Canada theo phương pháp nhân tạo đương nhiên công tác nhân tạo cần được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Công ty cần xây dựng trạm thụ tinh nhân tạo với đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề. Trạm sẽ là nơi bảo quản mọi vật tư thiết bị và cấp phát cho các dẫn tinh viên khi thực hành nhiệm vụ đồng thời trạm phải thường xuyên boá cáo để công ty có kế hoạch mua sắm dự trữ hợp lý các liều tinh cũng như các vật tư khác nhằm chủ động trong việc phối tinh cho bò sữa nâng cao tỷ lệ phối đạt kết quả phấn đấu 1 lần phối cho có chửa khoảng 2 lần/ con. 2.3. Nhập nội và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong cấy truyền phôi Công việc này cần có sự can thiệp ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần nhanh chóng phê duyệt dự án nhập bò giống sữa để có đủ thời gian nuôi thích nghi trước khi chính thức đưa vào sản xuất cũng có thể nhập cả đực giống sữa để nuôi lấy tinh cho tiện sử dụng và khai thác. Tuy nhiên biện pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi lượng vốn lớn. Do đó đòi hỏi phải làm thường xuyên, lâu dài với số lượng hợp lý và không ồ ạt. Năm 2003 công ty đã nhập 928 con bò cái thuần chủng HF từ Newzilan để làm bò giống và vắt sữa, công nghệ cấy truyền phôi này đòi hỏi có con mẹ với đầy đủ đặc tính tốt của một bò cho sữa. Vì vậy cần có kế hoạch mua phôi đông lạnh cho con bê sau này. Tóm lại, về công tác giống cần lai tạo đàn bò lai hướng sữa F1 : 1/2, F2 : 3/4, F3 : 7/8 máu bò Holstein Friesian (HF) những loại này cho sản lượng sữa đạt bình quân 3.300 - 3.600 kg sữa/ bò cái vắt sữa/ năm trong đó bò lai hạt nhân F1 : 1/2 HF là 3.414 - 3.634 kg, F3 : 3/4 HF là 3.615- 3.795 kg sữa/ chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Công tác thụ tinh là rất quan trọng thời gian tơi kiên quyết loại bỏ những bò sữa già, ngoại hình và thể chất không đủ tiêu chuẩn giống cho năng suất nhỏ hơn hoặc bằng 12 lít sữa/ con/ ngày. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất sữa đạt từ 16 - 20 lít/ con/ ngày (giai đoạn 2005 - 2010). Để đảm bảo chất lượng giống nuôi, chất lượng giống tốt cần giải quyết: - Phối giống nhân tạo cho bò cái F1, F2 để có bê cái hướng sữa. - Chọn lọc bò cái lai sind có ngoại hình, thể chất tốt, trọng lượng 250 kg/ con trở lên để phối tinh bò Hà Lan tạo được con giống F1 Hà - Ên để bổ sung cho đàn bò cái sinh sản. Tăng cường hệ thống kỹ thuật cho giống bò sữa, hình thành hệ thống quản lý giống bò sữa thống nhất từ Bộ nông nghiệp và PTNT đến thành phố và các địa phương cũng như công ty chăn nuôi bò sữa để quản lý tốt lý lịch, năng suất sữa của toàn đàn bò trong thành phố. 3. Vấn đề về giải quyết thức ăn Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh thì vấn đề giải quyết thức ăn là rất cần thiết. Trong khi đó đất canh tác thì có hạn do đó cần có các giải pháp cơ bản: 3.1. Thức ăn tinh Dựa vào một số nghiên cứu về dinh dưỡng cho bò sữa ta thấy, hiện nay sử dụng thức ăn tinh cho bò sữa trở thành bộ phận quan trọng trong khẩu phần ăn của bò sữa, nhất là bò cao sản trong giai đoạn tiết sữa, nguồn thức ăn tinh cho bò sữa chủ yếu là cám hỗn hợp cho bò sữa là phù hợp nhất. - Nó đảm bảo cân đối dinh dưỡng và đầy đủ các nguyên tố vi lượng mà trong cám ngô hay cám gạo còn thiếu. - Nó đảm bảo tính chủ động và thuận tiện trong điều kiện chăn nuôi với quy mô lớn chính vì vậy công ty cũng nên hướng vào việc sử dụng thức ăn hỗn hợp đa được chế biến làm định hướng cho ngành như ngô 50%, cám gạo 20%, bột đậu tương 15%, bột cá 10%, bột xương 3%, muối 1%, khoáng vi lượng 1%. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá chưa có cơ sở chế biến thức ăn nào dành riêng cho bò sữa nhưng đã xây dựng nhà máy thức ăn gia súc công suất 80- 100 tấn/ ngày. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc ở nước ta đang có bước phát triển rất đáng kể, đặc biệt là các tỉnh phía Nam công ty liên doanh với nước ngoài như: Proconco, CP - Group, công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kì... đã cung cấp thức ăn cho nhiều trang trại chăn nuôi có kết quả. Qua điều tra về tình hình sản xuất thức ăn của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc mới phát huy được 10% công suất vì vậy không có thị trường tiêu thụ. Trong nền kinh tế mở việc cung cấp thức ăn tinh cho chăn nuôi bò sữa của công ty cũng không phải là vấn đề khó giải quyết. Theo điều tra tính toán thì bình quân 1 con bò cái vắt sữa cần 1 lượng thức ăn tinh là 1.750 kg/ con/ năm, bò cái cạn sữa từ 7- 10 tháng tuổi cần 365 kg/ con/ năm, bê cái 0 - 6 tháng tuổi cần 183 kg/ con/ năm. Như vậy với công suất của nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Thanh Hoá là hoàn toàn phục vụ đủ sức lượng thức ăn tinh cho bò sữa của công ty và đàn bò trong toàn tỉnh. 3.2. Thức ăn xanh Thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa của công ty chủ yếu là cỏ xanh, rơm, cá voi, ngọn mía, thân cây ngô và cỏ tự nhiên được sử dụng khá phổ biến. Bình quân một con bò cái sinh sản cần 14.600 kg/ con/ năm; bò cái cạn sữa cần 14.600 kg/ con/ năm, bò cái tơ từ 11 - 17 tháng tuổi cần 7.300 kg/ con/ năm; bê cái 0 - 6 tháng tuổi cần 360 kg/ con/ năm. Như vậy, nhu cầu về thức ăn xanh cho bò sữa là rất lớn, thực tế hiện nay các sản phẩm nông nghiệp thì mang tính chất mùa vụ do đó khi thức ăn xanh khan hiếm có lúc lại dư thừa. Mặt khác nhu cầu về cỏ khô đối với một con bò cái sinh sản là 900 kg/ con/ năm và cái cạn sữa là 900 kg/ con/ năm. Bên cạnh đó cần có kế hoạch để ủ chua thức ăn cho bò sữa nhằm tăng khả năng dinh dưỡng cho bò, bình quân một con bò cái sinh sản cần 1.800 kg/ con/ năm, bò cái cạn sữa cần 1.800 kg/ con/ năm; nhu cầu thức ăn xanh thô là 18.500 tấn/ năm cho tổng đàn trong đó cỏ tươi là 13.000 tấn/ năm (chiếm 70% tổng số). Diện tích đồng cỏ thâm canh với năng suất trung bình 200 tấn/ ha/ năm diện tích trồng cỏ cần 65 ha khi mà đàn bò sữa phát triển cần: - Quy hoạch dành quỹ đất tập trung trồng cỏ, trại chăn nuôi cần ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình trong vùng tận dụng đất đai vườn đồi trồng cỏ bán tại trại. - Có thể khuyến khích các hộ trong khu vực này bằng cách giảm thuế đất trồng cây thức ăn gia súc, cần hướng dẫn quy trình chăm sóc và thu hoạch cỏ cho bò sữa sao cho có hiệu quả nhất. Hiện nay có nhiều giống cỏ cho bò nhưng cá voi thâm canh đạt năng suất 250 - 300 tấn/ ha/ năm, cá voi cho từ 4 - 6 lứa cắt, chăm sóc tốt có thể được 9 - 10 lứa cắt. - Công ty cần có kế hoạch ủ chua, ủ tươi thức ăn để chủ động trong những lúc trái vụ hay trong những lúc thời tiết bất thuận. Việc giải quyết thức ăn xanh không nhất thiết chỉ phụ thuộc tại chỗ mà nên hướng tới thực hiện hợp đồng thu mua với các vùng phụ cận. - Công ty được ưu tiên thuế đất lâu dài từ 10 năm trở nên để xây dựng khu nuôi bò, trồng cỏ tập trung được miễn tiền thuê đất hoặc tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm đầu kể từ khi thuê, từ năm thứ 6 trở đi được giảm tiền thuê đất 50% so với khung giá quy định của Nhà nước. Hỗ trợ một lần cho trồng cỏ chuyên canh phục vụ nuôi bò sữa mức tối đa là 300.000 đồng/ ha. - Đối với một số diện tích trồng cây hàng năm hoặc lâu năm (cà phê, cao su, chè...) hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa. - Bộ nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong ngành và phối hợp với các đơn vị ngoài ngành tuyển chọn và nhân nhanh các giống cỏ có năng suất cao như: cá voi, pănggôla, Ghi nê, Ru zi, cỏ họ đậu... để cung cấp giống cho dân trồng. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng xen cỏ hoà thảo với họ đậu, đảm bảo năng suất và chất lượng cỏ cao. Ban hành và hướng dẫn quy trình chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn thô để nuôi bò sữa: ủ thức ăn, bảo quản cỏ khô... sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp công nghiệp chế biến nông sản (ngọn mía, rỉ đường mật, bã mía, bã bia và bã rượu) làm thức ăn cho bò sữa. 3.3. Thức ăn bổ sung Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng và vitamin. Quan trọng nhất trong thức ăn bổ sung cho bò sữa là urea và hỗn hợp khoáng vitamin. Hầu hết các loại hình khẩu phần cho bò sữa đều thiếu phốt pho, nếu trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp hàm lượng phốt pho dưới 70 gam. Bột xương là nguồn bổ sung phốt pho rất tốt, trên thị trường hiện nay có bán nhiều bột xương xấu nghĩa là không có hoặc rất Ýt phốt pho; bột sò chỉ có can xi mà không có phốt pho giá bột sò rẻ chỉ băng 1/7 giá bột xương tốt đây là nguồn bổ sung canxi rẻ tiền nhất và không sợ bị làm giả. Khối đã liếm cũng là một trong những loại thưca ăn bổ sung khoáng rất tốt. Hiện nay để bổ sung khoáng rất tốt. Hiện nay để bổ sung khoáng cho bò sữa nên dùng các tảng liếm nhập nội có đủ các thành phần khoáng cho bò sữa cứ 10 bò thì treo 1 tảng khoảng 10 kg trong chuồng để mọi con đều có cơ hội liếm khi cần. 4. Tổ chức tốt công tác thú y Để phát triển đàn bò sữa của công ty ổn định thì cần phải chú ý đến các bệnh liên quan đến việc phòng trù bệnh cho đàn bò sữa. Các loài vật nuôi là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học nhất định do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của chúng và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Muốn hạn chế và loại trừ những tác động xấu đến vật nuôi thì có nhiều biện pháp trong đó phải kể đến biện pháp thú y. Nhiệm vụ của công tác thú y là bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi, công tác thú y còn có nhiệm vụ bảo vệ con người tránh được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật hoặc những bệnh do thức ăn gây ra, làm tăng sữa khoẻ cho người lao động. Trước đây chăn nuôi chưa phát triển cộng với cơ chế bao cấp về kinh tế, thiếu thốn vật tư trang thiết bị, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, cán bộ không được thường xuyên đào tạo lại đã làm cho công tác thú y kém phát triển. Những năm qua khi chuyển sang cơ chế thị trường, những tồn tại khách quan trên đã từng bước được khắc phục và theo đó ngành thú y cũng từng bước phát triển lên. Trong thời gian tới, để ngành thú y có năng lực và sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ thì: - Nhà nước phải tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới thú y từ trung ương đến cơ sở với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo chữa trị, phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi, chú ý phát triển mạng lưới thú y cơ sở. - Kiện toàn tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thú y có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề lý luận thực tiễn của ngành. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi đối với những người làm việc trong lĩnh vực này. Về đào tạo cán bộ kết hợp đào tạo tại chỗ cùng với đào tạo tại các trường Đại học, các viện có chuyên ngành thú y. Nhà nước cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, có như vậy mới thu hút được đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. - Đầu tư nghiên cứu sản xuất ra các loại thuốc thú y vacxin phòng trừ dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi, các loại thuốc thú y phải đảm bảo chất lượng đồng thời hạ giá thành. - Trong tổ chức cung cấp dịch vụ thuốc thú y phải được sự chi phối của Nhà nước và của ngành thực hiện đúng pháp lện về thú y, tránh tình trạng sử dụng thuốc thú y sai mục đích và hiệu quả thấp. - Đẩy mạnh việc quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực thanh toán dịch bệnh, kểm tra vệ sinh sản phẩm chăn nuôi, kiểm dịch vận chuyển gia sóc... trong thời gian tới tất yếu phải được tăng cường đồng bộ. - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xây dựng đồng bộ phù hợp với sinh lý và chức năng sản xuất của vật nuôi, đảm bảo mùa đông Êm, mùa hè mát và mùa mưa khô ráo. Có như vậy mới đảm bảo vật nuôi phát triển nhanh, hạn chế dịch bệnh. - Các trạm thú y huyện thường xuyên tiêm phòng vacxin phòng chống các bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng miễn phí cho bò sữa. Ngoài ra, công ty cần có đội ngũ bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi để tiện theo dõi đàn bò sữa của công ty từ bệnh khó đẻ đến các bệnh thông thường của bò sữa. Mỗi bác sĩ thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo công nhân chăn nuôi trong trại biết cách phát hiện phòng trừ bệnh tật cho bò. - Tiến tới từng bước xây dựng nền khoa học và công nghệ thú y của thời đại sinh học phân tử và công nghệ sinh học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chăn nuôi, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào nước ta. Sau 10 năm nữa chúng ta có thể xây dựng một nền khoa học hiện đại hoà nhập với trình độ chung của thế giới và trước hết là các nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc... - Nhà nước chỉ đạo xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở những vùng chăn nuôi bò sữa. Trong 3 năm đầu kể từ khi triển khai dự án, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tiêm phòng định kỳ vacxin lở mồm long móng, kiểm tra và xét nghiệm định kỳ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và sản khoa cho đàn bò sữa. - Nhà nước tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi việc phòng trị bệnh đối với bò sữa, vệ sinh thó y đối với sản phẩm sữa. 5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm sữa là vấn đề quyết định hiệu quả sản xuất và sự phát triển của chăn nuôi bò sữa. Vì thế, tiêu thụ sản phẩm và giá sản phẩm tiêu thụ là vấn đề mà mọi người sản xuất đều quan tâm. Thực tế về chăn nuôi thời gian qua cho thấy, khi giá thức ăn hạ, quy mô đàn gia tăng và ngược lại. Những năm gần đây do giá thức ăn tăng quá nhanh nên đàn bò giảm đáng kể, cụ thể là giá thức ăn gia súc tại Việt Nam trong thời gian qua đã tăng từ 16 - 18% và tại các đại lý cấp 1, 2 cũng tăng từ 10 - 15%. Như vậy khi tới tay người chăn nuôi thì thức ăn gia súc sẽ tăng từ 18- 25% cụ thể là giá khô dầu đậu nành thế giới tăng 370- 400 USD/ tấn (tháng 4/ 2004) tại năm 2003 chỉ có 220- 250 USD/ tấn. Các loại ngô tăng tới 160 USD/ tấn. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2004 giá thức ăn gia súc đã 4 lần tăng giá tại Việt Nam thì đỉnh điểm tăng là 400 đồng/ kg. Hiện tại giá nhô vào vụ đã giảm 2.700 đồng/ kg xuống còn 2.300- 2.400 đồng/ kg với loại ngô có độ Èm 3%. Do vậy cần phải giảm giá thức ăn gia súc và hiện tại đã giảm 1- 2% và sắp tới sẽ giảm 10- 15% với giá hiện hành đây là điều kiện thuận lợi để công ty tăng quy mô đàn bò sữa trong thời gian tới. Do chi phí thức ăn tinh chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất sữa tươi. Nếu giảm giá thức ăn sẽ làm hạ giá thành sữa và tăng hiệu quả của ngành. Để giúp cho ngành chăn nuôi bò sữa có thể ổn định và phát triển mạnh nhanh và vững chắc hơn, vấn đề quan tâm là tạo ra thị trường tiêu thụ rộng rãi và tăng mức ổn định của thị trường. Những năm qua, có thêm sự giúp đỡ kỹ thuật thêm cả các phương tiện trữ lạnh để thu mua lượng sữa tươi của công ty Vinamilk, Foremest, Nestle... nên đã giúp cho người chăn nuôi bò sữa tăng thu nhập. Ba nhà máy chế biến sữa của riêng Vinamilk có được tổng công suất 391.200 tấn sữa nguyên liệu/ năm trong đó sữa tươi tiệt trùng là 65.000 tấn/ năm, của Foremost khoảng 50.000 tấn/ năm của Nestle 1.000 tấn/ năm và dây truyền sản xuất sữa thanh trùng ở Mộc Châu khoảng 5.000 tấn/ năm. Hiện nay sữa tươi vẫn không có đủ cung cấp cho các nhà máy hoạt động. Việc tổ chức chăn nuôi hợp lý và các khâu nhằm đảm bảo cho việc chăn nuôi bò sữa trong những năm tới thuận lợi, đảm bảo cho đầu ra ổn định đối với ngành chăn nuôi bò sữa là rất cần thiết. Mặt khác nhu cầu sữa/ đầu người Việt Nam ngày càng tăng mạnh trong nhiều năm tới cũng sẽ góp phần khuyến khích và tạo điều kiện giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển. Đánh giá của Đoàn chuyen gia Đanh Mạch về tình hình chăn nuôi của Việt Nam. Nói chung Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng, do năng suất thấp đi đôi với chưa có những cải tiến cần thiết để mở rộng thị trường, mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa trên đầu người Việt Nam đang còn quá tháp, mới chỉ khoảng 20- 30% so với các nước. Nghiên cứu thị trường sữa thế giới cho thấy giá sữa tươi ở một số nước như Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ đều cao hơn so với Việt Nam thậm chí so với cả các nước trong khu vực đơn củ ở Thái Lan ở đây giá sữa vẫn cứ cao hơn ở ta, từ đó cho thấy sữa tươi Việt Nam trong thực tế có lợi thế về giá. Giá sữa tươi ở Pháp, Hà Lan là 0,45 USD/ lít ở Mỹ, Anh là 0,37 USD/ lít, ở Thái Lan là 0,3 USD; ở Việt Nam khoảng 0,2- 0,24 USD/ lít. Mặc dù lượng sữa tươi trong nước chưa và không nhiều nhưng do ưu thế về giá cả nên ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế vẫ đầy đủ khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển, cho dù hàng rào thuế quan xoá bỏ. Trong khuynh hướng hội nhập sắp tới rất cần một đinh hướng nghiên cứu kỹ về quy hoạch, tổ chức sản xuất thu mua; cũng cần những cải cách thay đổi hỗ trợ về tài chính, cả công tác khuyến nông, nhằm giúp người chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao hơn, tránh "nghịch lý" là sản lượng tăng thì giá lại giảm bớt. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá có nhà máy chế biến sữa 12.000 tấm/ năm, do vậy nhà máy chế biến sữa sẽ là nơi tiêu thụ sữa tươi của công ty và nhân dân trong tỉnh. Sản lượng sữa sản xuất ra là chưa nhiều, việc tiêu thụ sữa theo phương pháp trực tiếp là rất khó khăn và dễ làm giảm chất lượng sữa. Trong thời gian qua việc tiêu thụ sữa tươi hần như là phải thông qua khâu trung gian. Từ kết quả nghiên cứu và các kênh tiêu thụ sữa ở trên cho ta thấy chất lượng sữa phụ thuộc phần lớn vào quá trình vận chuyển từ lúc thu gom đến lúc giao cho cửa hàng hoặc nhà máy. Do hạn chế về dụng cụ chuyên dùng và khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ khá xa nên làm giảm phẩm chất sữa. Vì vậy giá thu mua giảm, thậm chí có khi còn bị trả laik, điều này làm giảm doanh thu của công ty, do đó công ty lại cho rằng nhà máy sữa Ðp cấp, Ðp giá. Đối lại, nhà máy sữa thiếu tin tưởng chất lượng sữa tươi của công ty do vậy cần có các giải pháp: - Tổ chức điểm thu gom hợp lý tại các nơi có nhiều bò sữa. Các điểm thu gom phải được trang bị dụng cụ và phương tiện kiểm tra sữa một cách khoa học. Điểm thu gom cạnh công ty nhằm ký hợp đồng với công ty thu gom hết lượng sữa tươi sản xuất ra, còn với những nơi xa trung tâm cần tổ chức nhóm thu gom, đồng thời kiểm tra ngay chất lượng sữa trước khi quy tụ để thu mua hết lượng sữa sản xuất ra. - Phát huy vai trò nhóm trung gian làm công tác thu gom, cạnh tranh lành mạnh với các trung tâm thu gom và phải có tiếng nói chung giữa người sản xuất, người thu gom và nhà máy sữa có như vậu công ty mới có thể yên tâm đầu tư nâng cao chất lượng sữa cho bò. Để trung tâm thu gom phát huy hết công suất, hạn chế hao mòn vô hình thì phải thu hút hết lượng sữa sản xuất ra, cần phải quan tâm đến chất lượng sữa, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với sữa, nếu không đạt tiêu chuẩn phải xử phạt kinh tế, nếu mức độ vi phạm quá cao có thể gây hậu quả tai hại đến người sử dụng thì không cho phép lưu thông sản phẩm. Điều này chỉ có hiệu lực một khi được bên kiểm nghiệm thực phẩm hoặc bên thú y góp sức chỉ dùng cách áy chúng ta mới có thể cạnh tranh lành mạnh với sự thích ứng linh hoạt của các tư nhân trong tiêu thụ. - Tổ chức bảo quản lạnh với những nhóm xa trung tâm thu gom, vận chuyển kịp thời giao cho nhà máy chế biến sữa để đảm bảo phẩn cấp sữa. Cần có hợp đồng cung ững nguyên liệu giữa bên thu gom với nhà máy sữa và công ty sao cho vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa tránh bị động cho nhà máy. Cần tập huấn cho người sản xuất nắm vững vệ sinh sữa, nhận biết thông số của quá trình kiểm nghiệm, để cung cấp cho nhà máy sữa sản phẩm sữa tươi đúng chất lượng hơn. - Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sữa tươi cho công ty. Sự trợ giúp của các cấp chính quyền huyện và tỉnh, vấn đề quản lý và tổ chức hoạt động của các trung tâm thu gom vẫn cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền huyện và tỉnh. Trên thực tế sự cạnh tranh giữa mạng lưới buôn bán sữa tự do với trung tâm thu gom ngày càng ngay ngắt, khi chưa có trung tâm thu gom thì công ty thường bị hệ thống bán buôn tự do chèn Ðp giá, nhưng khi có trung tâm thu gom thì công ty lại liên kết với hệ thống bán buôn tự do nâng giá thu mua, sự bất cần và chất lượng sản phẩm của các tư nhân. Chính điều này đã làm cho chi phí bảo quản mỗi đơn vị sản phẩm cao, vậy trung tâm khó lòng nâng được giá thu mua như đối với tư nhân. Vì vậy phải thu hút được phần lớn lượng sữa sản xuất ra thì khả năng nâng giá thu mua sữa của trung tâm thu gom mới thực hiện được. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những ràng buộc nhất định với các cơ sở chể biến sữa như: chỉ cho phép nhập khẩu khi thu mua hết lượng sữa sản xuất trong nước thông qua Côta nhập khẩu để điều tiết điều này. Cũng có giảm doanh thu nếu cơ sở chế biến sản xuất bằng sữa tươi trong nước. Ta cũng có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan như có quy định cụ thể, cứ sử dụng một lượng sữa tươi nhất định sẽ được nhập sữa bột theo tỷ lệ tương ứng. - Hoàn thiện hoạt động của các trạm thu gom, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ thuật cho các thành viên làm nhiệm vụ tại trạm để họ có thể quản lý và sử dụng hệ thống máy móc được trang bị một cách hiệu quả nhất. - Cần đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ như hợp đồng với các nhà trẻ, mẫu giáo, các bệnh việc cũng như các nơi khác. Phương pháp này tiết kệm chi phí về bao bì, đóng gói bán cũng hạ hơn, tiện lợi trong sử dụng, có lợi cho người tiêu dùng và lợi nhuận cho công ty còng cao hơn. Đồng thời hạn chế rác thải do sử dụng sữa hộp, sữa túi, góp phần bảo về môi trường. 6. Giải quyết những vấn đề về môi trường Trong trang trại chăn nuôi gia sóc- gia cầm có quy mô lớn hàng trăm ngàn bò sữa thì việc giải quyết phân và nước thải thật không dễ. Khối lượng phân, nước thải hàng ngày thải ra rất lớn, phân huỷ nhanh gây ô nhiễm môi trường nhất là những trang trại gần khu dân cư, công trình công cộng... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và hạn chế năng suất chăn nuôi, nhất là vùng nhiệt đới nóng, Èm như nước ta. Do vậy cần thực hinệ một số giải pháp: - Thực hiện dọn phân khô, trước khi dùng nước để xối, cọ rửa tắm cho bò vệ sinh chuồng trại. Nước thải cọ rửa không được dẫn ra ao hồ nuôi cá hoặc đưa vào hệ thống bể chứa 3 ngăn để lọc phân. Dùng bể 3 ngăn lọc phân cứ 2- 3 ngày phải vớt phân nổi đưa ra nhà ủ phân, cứ một lớp phân dày 10- 15 cm rắc một lớp vôi bột với đất bột đến khi phân dày 1,2- 1,5 m thì dùng rơm, rác, cổ khô với đất bùn trát bao kín ủ yếm khí. Trong quá trình ủ yếm khí phân và các chất hữu cơ được phân huỷ sinh ra nhiệt bên trong đống phân tới 60- 700C có thể diệt được các vi khuẩn và trứng giun sán. Nếu không có nhà ủ thì phơi ráo nước cho vào các bao tải nilon... các túi phân đầy dùng dây buộc kín lại, xếp vào nơi có mái che hay ở một góc dưới nền chuồng... để bán cho các trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (cà phê, cao su)... - Xây bể chứa phân, nước thải tập trung: hàng ngày dùng vòi phun xì cho phân rữa ra trôi xuống cống ngầy và có hệ thống mương dẫn ra bể chứa hoặc xây hầm biogaz lớn (100- 120 m3) nhằm cung cấp lượng khí lớn cho việc cung cấo chất đốt để bán cho bà con nông dân. - Sử dụng cây và hệ thống lọc tự nhiên nơi có địa hình dốc ruộng bậc thang, đất rộng thì có thể cho phân và nước thải chảy ra hệ thống ruộng bậc thang (4 bậc). Các đường chảy từ ruộng nọ sang ruộng kia cũng chéo nhau hình chữ chi. Mỗi thửa rộng khoảng 2.000 m2, trên ruộng trồng các loại cây lác (giống cây riễng ở ta nhưng không có củ, có bộ rễ chùm phát triển). Nước thải lẫn phân được các bộ rễ của các cây lác trên các ruộng giữ lại và đến ruộng thứ 4 thì trong hoàn toàn. Nước này cho qua một hệ thống lọc được bơm lên bể chữa nước của trại, nước lại được dùng vào sinh hoạt và chăn nuôi. Nhưng đối với phương pháp này thì rất khó thực hiện vì quỹ đất có hạn, cho nên ta có thể dùng chế phẩm EM, chế phẩm này được phun hẳn vào chuồng trại gia súc không gây thiệt hại cho người và gia súc và khử hết mùi hôi trong chuồng trại, như vậy cả không khí cũng sẽ trong lành và lượng chất thải sẽ không còn là vấn đề khó khăn trong chăn nuôi bò sữa. 7. Cơ chế chính sách Ngành sản xuất sữa của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng vẫn còn rất non trẻ. Sản lượng sữa sản xuất ra còn rất Ýt ỏi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, sức cạnh tranh trên thị trường còn rất thấp, giá thành sản phẩm sữa thì cao. Do đó để đáp ứng chăn nuôi bò sữa của công ty phát triển ổn định và đứng vững trên thị trường cần có sự can thiệp của Nhà nước, Nhà nước cần can thiệp hợp lý để ngăn chăn tình trạng "tự do hoá nền kinh tế thị trường" nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện được phương hướng sản xuất đã đề ra, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển như sau: 7.1. Về chính sách đầu tư Nguồn vốn của công ty thì rất hữu hạn mà kinh phí để nuôi bò sữa thì rất lớn như xây dựng chuồng trại, mua con giống, lao động, thức ăn, các phương tiện vận chuyển sữa đi tiêu thụ, các dụng cụ đựng sữa, nhà kho bảo quản thức ăn, bảo quản sữa... Do vậy để tạo điều kiện cho công ty đầu tư chăn nuôi bò sữa góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân, Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trung tâm thu gom đạt yêu cầu kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi. Cụ thể là trang thiết bị thụ tinh nhân tạo, các loại xe chuyên dùng cho quá trình vận chuyển tinh, vận chuyển sữa. Ngoài ra cần đầu tư vốn để nhập nội một số giống bò cao sản của những con giống cao sản. Nhà nước cần giao đất ổn định lâu dài cho công ty phát triển chăn nuôi bò sữa. Ngân sách của Trung ương và ngân sách của tỉnh cần đầu tư: cấp miễn phí tinh bò sữa, nitơ lỏng và chi phí vận chuyển tinh, nitơ để phục vụ phối giống cho những con bò cái nền tạo bò lai hướng sữa. Cấp miễn phí các loại vacxin tiêm phòng bệnh nguy hiểm bảo đảm an toàn dịch bệnh, hỗ trợ 200.000 đồn, 1 bê đực lai F1 hướng sữa trong 3 năm đầu kể từ ngày triển khai dự án. Hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn cho công ty sản xuất bò lai hướng sữa để mua bò cái nền lai Zebu, mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2 triệu đồng/ con, thời gian hỗ trợ lãi suất 3 năm kể từ ngày mua bò; huấn luyện, đào tạo và chuyển kỹ thuật chăn bò sữa UBND tỉnh cần hỗ trợ kinh phí giống cỏ cao sản trồng lần đầu. 7.2. Chính sách tín dụng Chi phí cho chăn nuôi bò sữa là rất lớn, chi phí xây dựng chuồng trại, mua sắm con giống, xây dựng nhà kho, mua trang thiết bị khác, thức ăn, thuê lao động, thú y... chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí. Do vậy Nhà nước cần cho công ty vay vốn với lãi suất thấp và thời gian dài, số lượng cho vay cần đủ để mua con giống và xây dựng chuồng trại nhà kho, Ýt nhất cũng phải bằng 2/3 tổng số vốn đầu tư thì mới có thể phát huy được hiệu lực của đồng vốn. * Về tín dụng đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước Việc đầu tư xây dựng điểm thu mua sữa, chế biến sữa được vay vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Tăng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm để cho công ty vay vốn phát triển chăn nuôi bò sữa. * Về tín dụng thương mại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ vốn và điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn cho công ty vay phối hợp với Hội chăn nuôi mở rộng hình thức tín dụng qua tổ tín chấp để công ty vay và phát triển chăn nuôi. Nhà nước dành tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh và các nguồn vốn khác để công ty vay tiền mua giống, đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và phát triển chăn nuôi bò sữa chế biến, tiêu thụ sản phẩm sữa. Trong 3 năm đầu kể từ khi công ty gần hoàn vốn Nhà nước hỗ trợ thêm 1/3 lãi suất vay. 7.3. Chính sách giá cả Hiện nay giá thu mua sữa tươi đang còn nhiều bất cập cụ thể là chỉ 3.500 đồng/ lít sữa tươi do nhà máy sữa Vinamilk thu mua kể cả công vận chuyển đến nhà máy. Trong khi đó giá thức ăn thì lại tăng (giá ngôn là 2.600- 2.700 đồng/ kg) là một trong những nguyên nhân làm cho giá thức ăn cho bò sữa tăng lên. Nhà máy chế biến sữa ở Thanh Hoá thì bây giờ mới bắt đầu hoạt động do đó việc thu mua sữa là chưa ổn định. Trong thời gian tới cần tăng giá thu mua sữa tươi lên 4.00- 4.200 đồng/ lít mới hợp lý. Do vậy cần ổn định giá đầu vào (chủ yếu là thức ăn hỗn hợp) và giá thu mua sữa tươi có thể Nhà nước phải trợ giá thức ăn chăn nuôi bò sữa trong thời gian trước mắt để thúc đẩy chăn nuôi bò sữa trường hợp cần tạo sự nhạy bén điều chỉnh tỷ giá giữa đầu vào và đầu ra sao cho công ty có lãi. 7.4. Chính sách thuế Trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam chưa ra nhập AFTA Nhà nước cần đánh thuế cao các sản phẩm sữa nhập nội, hạn chế việc nhập sữa bột hoặc cho phép nhập khẩu sữa bột với điều kiện phải mua sữa tươi trong nước, lượng sữa được nhập tỷ lệ với lượng sữa tươi đã mua cũng có thể Nhà nước giảm thuế doanh thu từ đầu vào sữa tươi cho công ty sữa Việt Nam (trong những năm đầu giảm 50%). Ưu tiên 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn thuỷ lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho công ty chăn nuôi bò sữa. Các chính sách ưu đãi thuế khác thực hiện như quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các luật thuế hiện hành. 7.5. Chính sách tạo con giống Do hiện nay mọi người chăn nuôi thích nuôi con lai F1, F2 Holstein Friesian là chính. Do đó cần hỗ trợ phối giống nhân tạo với mức 70.000 đồng/ con ngoài ra việc tạo con giống cần phải giao cho các trung tâm giống bò sữa quản lý. Dự kiến đến năm 2006 được hỗ trợ toàn bộ công và vật tư phối giống để lai tạo đàn bò sữa, được hỗ trợ 300.000 đồng/ con bê lai F1 việc lai tạo con giống cần giao cho các cơ sở quốc doanh để tiện theo dõi và điều hành; miễn thu quốc doanh đối với các cơ sở sản xuất giống muốn nhanh chóng có đàn bò lai chất lượng tốt phải nhập tinh đóng viên các con giống cao sản trên thế giới, kinh phí gieo tinh bò đề nghị miễn phí thu trong 3 năm giảm 50% các khoản chi phí gieo tinh. KẾT LUẬN Phát triển chăn nuôi bò sữa nói chung và chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng nói riêng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay cũng như lâu dài. Tăng nhanh sản lượng sữa tươi nhằm đáp ứng một phần nhu cầu sữa của nhân dân, trước hết là chống suy dinh dưỡng phục vụ các đối tượng rất cần sữa như: trẻ em, người già, người bệnh, những người lao động nặng nhọc, khách du lịch... Đặc biệt là tỉnh Thanh Hoá có nhu cầu tiêu thụ sữa và các chế phẩm của sữa. Hiện nay ngành sản xuất sữa mới đáp ứng được một phần rất nhỏ so với yêu cầu, trong tương lai chắc chẵn nhu cầu về sữa sẽ tăng hơn nhiều do có nhiều khách du lịch tới Thanh Hoá. Phát triển chăn nuôi bò sữa là một vấn đề có tính chiến lược. Đối với Thanh Hoá phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty mang ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn về cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tăng thu nhập cho người lao động, tạo việc làm cho nông dân, khai thác tiềm năng và nguồn lực của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy rằng để phát triển chăn nuôi bò sữa cần chú trọng đến vai trò đỡ đầu và điều tiết vĩ mô của Nhà nước về đầu tư con giống, về khoa học kỹ thuật và về công nghệ sản xuất chế biến, đa dạng hoá hình thức chăn nuôi trong đó kinh tế trang trại là chủ yếu, bảo vệ môi trường sinh thái... Những thuận lợi chủ yếu đối với phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty hiện nay là lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp cải tạo, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn đã đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá chăn nuôi bò sữa. Công nghiệp chế biến sữa và thị trường tiêu thụ có nhiều chuyển biến tốt, công tác khuyến nông có nhiều tác động tích cực. Tuy vậy, còn những hạn chế cơ bản là số lượng và chất lượng đàn bò chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đầu tư cho đàn bò nhất là công nghệ, kỹ thuật và vốn còn quá Ýt và trình độ thấp kém, thị trường tiêu thụ sữa tươi chưa ổn định, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, người chăn nuôi chưa thực sự được khuyến khích. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế về chăn nuôi bò sữa của công ty là rât lớn do đó việc phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty và mở rộng quy mô theo hướng tập trung là rất quan trọng. Trong những giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty các vấn đề được quan tâm hàng đầu như: tiêu thụ sữa tươi, mở rộng vùng chuyên môn hoá chăn nuôi bò sữa, sản xuất thức ăn cho đàn bò... việc xác đinh giá trị sữa tươi là rất nhạy cảm nó quyết định đến doanh thu của công ty. Ngoài ra, việc chuyển hướng trồng cây lúa- màu sang trồng màu và cỏ cho bò là một giải phát vừa cấp thiết, vừa lâu dài quyết định đến sự phát triển của ngành. * Một số kiến nghị để phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng - Chính phủ cần có chính sách kinh tế vĩ mô cho ngành sữa để giải quyết hài hoà lợi Ých kinh tế giữa chăn nuôi bò sữa với các công ty chế biến sữa. - Trước mắt cần tổ chức các trạm trung chuyển sữa với các thiết bị đủ sức tiếp nhận toàn bộ số sữa bò tươi của công ty và vùng sản xuất ra. Trợ giá một phần giống bò sữa để bán cho công ty với giá hợp lý. Tổ chức tốt ngành giống để tránh công ty mua phải giống không đủ tiêu chuẩn, chất lượng kém làm hại đến hiệu quả kinh tế của công ty chăn nuôi bò sữa. - Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất vào chăn nuôi bò sữa tạo ra giống bò sữa năng suất cao cung cấp cho sản xuất. - Nhà nước cần đào tạo cán bộ chăn nuôi bò sữa co trình độ như bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi và cán bộ quản lý kinh tế để mở rộng mô hình chăn nuôi. - Cần tiếp tục nghiên cứu xác định lại công thức lai mới để tạo ra một cơ cấu giống bò lai thích hợp bao gồm cả các giống F1 (3/4 máu Hà Lan), F2 (5/8 máu Hà Lan), F3 (7/8 máu Hà Lan). - Nghiên cứu xác định quy trình công nghệ nuôi dưỡng chăm sóc các giống bò lai F2, F3 để đạt năng suất sữa cao. - Tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường đầu tư cho khuyến nông, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ trung tâm thu gom hoạt động được mà không phải chịu sự chèn Ðp từ các trung tâm thu gom, trích vốn đầu tư thí điểm mô hình trang trại của công ty quy mô lớn và xử lý chất thải để khuyến khích công ty phát triển chăn nuôi bò sữa đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách 1. PTS Đinh Văn Cải, KS. Nguyễn Quốc Đạt; BS thó y Bùi Thế Đức: Nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - 1997 2. TS Phạm Thị Minh Nguyệt, GS- TS Trần Đình Thắng, GS- TS Nguyễn Thế Nhã: Phát triển chăn nuôi bò sữa trong hộ nông dân Hà Nội. NXB Nông nghiệp Hà Nội- 2001. 3. Hội chăn nuôi Việt Nam: Nuôi dưỡng và quản lý bò sữa gia đình. NXB Nông nghiệp Hà Nội- 2003. 4. Lương Văn Tác: Những vấn để kinh tế chủ yếu ngành chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. NXB Hà Nội- 1993. 5. Tổ chức sản xuất trong ngành chăn nuôi. NXB Sự thật Hà Nội- 1973. 6. Đinh Văn Cải, Đoàn Đức Vũ, Nguyễn Ngọc Tuấn: 100 câu hỏi đáp chăn nuôi bò sữa nông hộ. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 1999. 7. Kiến thức cơ bản và kinh nghiệm về chăn nuôi bò sữa. NXB Khoa học- 1963. 8. Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 1990- 2002. NXB Nông nghiệp Hà Nội- 2003. II. Các dự án 1. Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Thanh Hoá. 2. Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. 3. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá. III. Báo, tạp chí 1. Báo Thanh Hoá, Báo nông nghiệp Việt Nam. 2. Tạp chí chăn nuôi số 1/ 2002, 2/ 2002, 3/ 2002, 6/ 2002, 8/2002, 2/ 2003, 3/ 2003, 4/ 2003, 8/ 2003, 1/2004, 2/ 2004, 5/ 2004, 10/ 2004, 11/ 2004, 2/ 2005. 3. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5/ 2001, 6/2001, 11/ 2001, 8/ 2002, 9/ 2002, 12/2003, 7/ 2003, 9/ 2003. 4. Tạp chí ngân hàng IV. Giáo trình 1. Lập dự án đầu tư. 2. Kinh tế nông nghiệp.`

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 238.doc
Tài liệu liên quan