Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Những rào cản trong phát triển du lịch tại Hà Giang Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch Hà Giang còn gặp nhiều rào cản để thực sự phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh: ―Nguồn kinh ph đ u tư phát triển hạ t ng du lịch, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, quy hoạch chi tiết, xây dựng công viên địa chất và triển khai các nhiệm vụ phuc vụ phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Chưa có nhiều doanh nghiệp đ u tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng với thị trường tiêu thụ, khó khăn nguyên liệu đ u vào và khâu tiêu thụ sản phẩm.‖ ―Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu c u. Các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển chưa mang t nh chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Công tác phối hợp giữa cấp và ngành đôi khi chưa chặt chẽ, kịp thời. Ý thức của nhân dân trong việc tham gia phát triển du lịch cộng đồng một số địa phương chưa cao, các khu, điểm du lịch của huyện đang ở trạng thái xây dựng và thu hút đ u tư, các khu vui chơi giải trí hiện nay chưa phát triển được thành khu điển hình‖ (Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn, 2020). ề giải pháp Những năm g n đây, ở Hà Giang các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, trung tâm thương mại, nguồn nhân lực du lịch đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng; giúp cho ngành du lịch có những bước phát triển đ y ấn tượng (sản phẩm du lịch phong phú hơn, du khách và doanh thu du lịch tăng nhanh). Tuy vậy, cơ cở vật chất, nguồn vốn đ u tư, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu c u phát triển của ngành, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn; công tác xúc tiến du lịch, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường và quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế. Để phát huy hết tiềm năng và lợi thế, Hà Giang c n thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Cụ thể: Thứ nhất, phát triển thị trường, xúc tiến và quảng bá các sản phẩm du lịch Hà Giang: - Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn khách du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tu n. Đẩy mạnh thu hút khách nước ngoài từ các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - Đẩy mạnh các biện pháp tạo dựng hình ảnh và vị thế du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút khách. Thiết lập hệ thống văn phòng đại điện tại các trung tâm thành phố lớn để trưng b y hình hảnh và cung cấp các dịch vụ tour. Tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch của tỉnh để tăng cường hơn nữa về quảng bá hình ảnh con người Hà Giang đến với bạn bè trong và ngoài nước. Thứ hai, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch - Nhà nước c n tạo điều kiện cho Hà Giang để có đường nối vào cao tốc Lào Cai, nhằm rút ngắn thời gian di chuyển tạo điều kiện cho phát triển ngành du lịch cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu. - Tăng sự bao phủ của các dịch vụ công ích, công cộng trên vùng du lịch. Hiện tại, ở Hà Giang đã có Wifi miễn ph nhưng c n cải thiện về tốc độ đường truyền, đ u tư thêm các công trình công cộng tạo cảnh quan cho khu vực CNĐ Đồng Văn.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019) 14 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG Phan Trọng Nghĩa1, Trần Chí Thiện2 Tóm tắt Bài viết này nhằm phân tích những thành tựu, chỉ ra các rào cản và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang. Sử dụng các dữ liệu thứ cấp với các phương pháp truyền thống, bài báo đã chỉ rõ, gần đây, các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch ở Hà Giang đã tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, thu hút được một lượng du khách ngày càng đông đảo, mang lại một nguồn thu lớn cho địa phương. Tuy vậy, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn.Tỉnh cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu bao gồm: Phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu, cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Từ khóa: Thành tựu, rào cản, giải pháp, du lịch, tỉnh Hà Giang SOLUTIONS TO DEVELOP TOURISM IN HAGIANG PROVINCE Abstract This paper aims to analyze achievements, point out barriers and propose solutions to promote tourism development in Ha Giang. Using secondary data with conventional methods, the article reveals that investment resources for tourism development in Ha Giang have recently increased rapidly; tourism products are increasingly diversified. These help attract a large number of tourists, bringing large revenues for the locality. However, tourism infrastucture, investment and human resources have not met the demand; tourism products are not really diverse and attractive. The province needs to implement some solutions including developing markets and promoting brands, improving facilities and quality of human resources, diversifying tourism products and strengthening the effectiveness of state management of tourism. Keywords: Achievements, barriers, solutions, tourism, Ha Giang province. JEL classification: M; O; O18 1. Đặt vấn đề Du lịch là ngành ―công nghiệp không khói‖, giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên, bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của người dân bản địa. Phát triển du lịch góp ph n thu hút đ u tư trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm tại chỗ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ; góp ph n xóa đói giảm nghèo. Từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn c u, du lịch Hà Giang đã không ngừng phát triển với tốc độ cao về số lượng du khách, về doanh thu, về nguồn nhân lực và cơ sở hạ t ng để đáp ứng các đòi hỏi của du lịch. Tỉnh Hà Giang đang quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ t ng du lịch và nguồn nhân lực hạn chế, sản phẩm du lịch chưa phong phú, nên sự phát triển của du lịch Hà Giang còn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, c n phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra được các rào cản chủ yếu; từ đó, đề xuất một số giải pháp căn cơ để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ và bền vững hơn. 2. Cơ sở khoa học về phát triển du lịch Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật (Wikipedia, 2020). Phát triển du lịch là quá trình mở rộng về quy mô, nâng cao/hoàn thiện về chất lượng của các hoạt động du lịch. Ở cấp địa phương, Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Nhật Đang (2017) đã đưa ra một số nội dung phát triển du lịch cho tỉnh Phú Thọ, bao gồm: i) phát triển sản phẩm du lịch; ii) phát triển hệ thống hạ t ng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; iii) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; iv) phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch và; v) nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch. Nguyễn Lâm Tùng (2018) cũng quan tâm đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch; nâng cấp cơ sở vật chất và marketing du lịch. Đỗ Cẩm Thơ (2017) đã nhấn mạnh, ở miền núi phía Bắc nước ta, c n chú ý phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gồm: i) Chinh phục thiên nhiên và thể thao mạo hiểm; ii) tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019) 15 đồng dân tộc thiểu số; iii) du lịch sinh thái núi và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ; iv) du lịch về nguồn; v) du lịch sinh thái nông nghiệp. Phương Thảo (2019) cho rằng c n ―tập trung vào việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch, củng cố phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch‖. Như vậy, phát triển du lịch ở mỗi địa phương cũng như trong cả nước hiện nay, là quá trình tăng trưởng và hoàn thiện của ngành du lịch hướng vào 04 mục tiêu chủ yếu: i) tăng số lượng khách du lịch (nội địa và quốc tế); ii) tăng tổng thu từ khách du lịch; iii) tăng cường cơ sở vât chất phục vụ du lịch và iv) tạo việc làm cho người dân (Thủ tướng Chính phủ, 2011). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các thông tin thứ cấp từ văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Hà Giang (Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Ban chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn), các bài báo khoa học và các xuất bản phẩm liên quan khác. Phương pháp phân t ch chủ yếu là bảng thống kê, thống kê mô tả, so sánh. 4. Thực trạng phát triển du lịch Hà Giang 4.1. Nguồn lực để phát triển du lịch 4.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện - Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 707 cơ sở lưu trú với 6578 phòng trong đó có 40 khách sạn còn hạng gồm: 01 khách sạn 4 sao; 03 khách sạn 3 sao; 13 khách sạn 2 sao; 23 khách sạn 1 sao; 671 khách sạn, nhà nghỉ du lịch và homestay đạt tiêu chuẩn. Trong giai đoạn 2004-2019, tốc độ tăng bình quân hàng năm về số cơ sở lưu trú là 41,2%, về số phòng là 28,5%. Bảng 1: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang năm 2014 – 2019 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng số cơ sở lưu trú 126 150 183 239 325 707 41,2 Tổng số phòng 1.876 2.176 2.750 3.007 3.851 6.578 28,5 Nguồn: Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn cầu CNĐ Đồng Văn (2020) - Cơ sở phục vụ ăn uống: Tổng số 250 nhà hàng, trong đó có 05 nhà hàng được công nhật đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. - Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí Một số khu du lịch đã được đ u tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu thể thao phục vụ khách du lịch. Nhiều khách sạn đã đ u tư để phát triển các loại hình như karaoke, văn hóa, văn nghệ nhằm thỏa mãn nhu c u của khách du lịch và tăng thêm doanh thu. Trong năm 2018 tỉnh đã thu hút 02 dự án lớn đã được chứng nhận đăng ký đ u tư (Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo, do tập đoàn FLC làm chủ đ u tư với tổng vốn đ u tư lên tới 16 nghìn tỷ đồng; Khu trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại Shop – House Hà Giang). Khuyến kh ch các nhà đ u tư chiến lược đ u tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí chất lượng cao (Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn, 2020). 4.1.2. Lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tăng lên Số lượng lao động và chất lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Bảng 2: Số lượng lao động du lịch tỉnh Hà Giang, 2014 – 2018 Số lao động (ngƣời) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng BQ năm (%) Tổng số 4570 5362 5800 6527 7794 13,18 Trực tiếp 505 845 1.750 2.637 3.614 60,11 Gián tiếp 4065 4517 4050 3790 4180 7,0 Nguồn: Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn cầu CNĐ Đồng Văn (2020) Tỉnh đã triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Năm 2019 đã liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đào tạo, bồi dưỡng ngiệp vụ du lịch cho g n 940 học viên. Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019) 16 Tổ chức 03 lớp ―Nâng cao kỹ năng Maketting‖ cho nhà hàng, khách sạn và lớp tập huấn du lịch cộng đồng năm 2019. Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ cho 27 hướng dẫn viên du lịch tại điểm đến. Tham dự các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước, hướng dẫn viên, doanh nghiệp lữ hành du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức; tập huấn nghiệp vụ hàng không tại Hà Nội (Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn, 2020). 4.2. Kết quả phát triển du lịch tăng lên nhanh chóng 4.2.1. Số du khách tăng lên Số lượng du khách nội địa và du khách quốc tế đến với Hà Giang ngày một tăng. Bảng 3: Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Hà Giang, 2014 - 2019 Năm Tổng số du khách (Lƣợt ngƣời) Tốc độ tăng (so với năm trƣớc) % Trong đó Khách quốc tế (Lƣợt ngƣời) Tốc độ tăng (so với năm trƣớc) % Khách nội địa (Lƣợt ngƣời) Tốc độ tăng (so với năm trƣớc) % 2014 650.000 48 120.000 9 530.000 17 2015 762.622 17 145.789 21 616.833 16 2016 853.746 12 176.537 21 677.209 10 2017 1.023.653 20 169.689 -4 853.964 26 2018 1.136.963 11 273.193 61 863.770 1 2019 1.401.366 23 225.131 -18 1.176.235 36 Tăng BQ năm 150.273 16,61 21.026 13,41 129.247 17,29 Nguồn: Ban chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC CNĐ Đồng Văn (2020) Cơ cấu khách du lịch: Du khách đến với Hà Giang chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế còn chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 16,1% tổng số). Từ năm 2014 – 2019, khách quốc tế đến với chủ yếu là Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN , Lào, Campuchia, Myanmar) và Châu Âu. Bảng 4: Doanh thu du lịch Hà Giang giai đoạn 2015– 2018 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng BQ năm (%) Tổng doanh thu (tr.đ) 959.382 1.175.189 1.354.509 1.484.598 15,67 Doanh thu lưu trú (tr.đ) 60.127 96.084 111.622 118.400 25,34 Doanh thu ăn uống (tr.đ) 899.254 1.079.105 1.242.887 1.366.197 14,96 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2020) 4.2.2. Doanh thu du lịch tăng nhanh Năm 2018 du lịch chiếm tỷ trọng 15,2% trong GRDP của Tỉnh. Trong giai đoạn 2015 - 2018, doanh thu từ du lịch tăng lên nhanh chóng qua các năm,bình quân hằng năm tăng 15,67%. Trong đó, doanh thu về lưu trú tăng với tốc độ cao, đạt bình quân 25,34% do các cơ sở lưu trú được nâng cấp với chất lượng cao hơn. Chiến lược kinh doanh du lịch của Tỉnh còn thiếu bền vững chủ yếu dựa vào lễ hội hoa Tam giác mạch và quang cảnh nguyên sơ của khu Cao nguyên đá Đồng văn; chưa có sự kết nối rộng rãi, thường xuyên, chặt chẽ với các địa phương lân cận; sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, phong phú nên thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, mới chỉ từ 1,5-1,8 ngày/lượt. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trưởng doanh thu du lịch. 4.2.3. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hơn Tỉnh đã xây dựng và tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch Hà Giang như: Sắc màu Cao nguyên đá; Mùa Vàng; Linh thiêng cực Bắc; Muôn màu ẩm thực Hà Giang. Tổ chức các sự kiện, nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch của Hà Giang nhằm thu hút khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm như: Lễ đón những vị khách du lịch đ u tiên đến Hà Giang trong năm 2019; Giải Marathon quốc tế ―chạy trên cung đường Hạnh Phúc‖ năm 2018, Lễ hội chợ tình Khau Vai năm 2018; Phối hợp tổ chức giải đua xe đạp Bắc Hà (Lào Cai) – Xín M n (Hà Giang) trong khuôn khổ tu n Văn hóa – Du lịch Bắc Hà 2018. Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019) 17 Tổ chức chương trình khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch cho thị trường khách Trung Quốc và Hội đàm giữa đoàn đại biểu du lịch tỉnh Vân Nam với đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang tại thành phố Hà Giang; Tổ chức chương trình khảo sát và Hội thảo ―Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bắc Quang - Vị Xuyên - Thành phố Hà Giang‖. Tỉnh đã tổ chức khảo sát, xây dựng tour du lịch lồng ghép thăm quan các danh lam thắng cảnh với thăm quan các đơn vị sản xuất các sản phấm đặc trưng: Cam, chè; mật ong; dược liệu; đan lát, dệt may, thủ công mỹ nghệ, chế tác; rượu; tam giác mạch ... Hiện nay, toàn tỉnh có 39 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề truyền thống. Tỉnh đã xây dựng xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới theo 10 tiêu chí của tuyên bố Panhou phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển du lịch hiện nay. Trong năm 2019, Tỉnh công nhận 2 thôn đạt các tiêu chí xây dựng làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng tổng số làng du lịch cộng đồng trên toàn tỉnh đạt tiêu ch được công nhận là 12 làng, các làng trên hiện nay đang khai thác hoạt động rất hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan (Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn, 2020). 4.2. Những rào cản trong phát triển du lịch tại Hà Giang Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch Hà Giang còn gặp nhiều rào cản để thực sự phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh: ―Nguồn kinh ph đ u tư phát triển hạ t ng du lịch, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, quy hoạch chi tiết, xây dựng công viên địa chất và triển khai các nhiệm vụ phuc vụ phát triển du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Chưa có nhiều doanh nghiệp đ u tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng với thị trường tiêu thụ, khó khăn nguyên liệu đ u vào và khâu tiêu thụ sản phẩm.‖ ―Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu c u. Các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển chưa mang t nh chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Công tác phối hợp giữa cấp và ngành đôi khi chưa chặt chẽ, kịp thời. Ý thức của nhân dân trong việc tham gia phát triển du lịch cộng đồng một số địa phương chưa cao, các khu, điểm du lịch của huyện đang ở trạng thái xây dựng và thu hút đ u tư, các khu vui chơi giải trí hiện nay chưa phát triển được thành khu điển hình‖ (Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC toàn c u CNĐ Đồng Văn, 2020). ề giải pháp Những năm g n đây, ở Hà Giang các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, trung tâm thương mại, nguồn nhân lực du lịch đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng; giúp cho ngành du lịch có những bước phát triển đ y ấn tượng (sản phẩm du lịch phong phú hơn, du khách và doanh thu du lịch tăng nhanh). Tuy vậy, cơ cở vật chất, nguồn vốn đ u tư, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu c u phát triển của ngành, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn; công tác xúc tiến du lịch, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường và quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế. Để phát huy hết tiềm năng và lợi thế, Hà Giang c n thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Cụ thể: Thứ nhất, phát triển thị trường, xúc tiến và quảng bá các sản phẩm du lịch Hà Giang: - Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn khách du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tu n. Đẩy mạnh thu hút khách nước ngoài từ các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - Đẩy mạnh các biện pháp tạo dựng hình ảnh và vị thế du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút khách. Thiết lập hệ thống văn phòng đại điện tại các trung tâm thành phố lớn để trưng b y hình hảnh và cung cấp các dịch vụ tour. Tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch của tỉnh để tăng cường hơn nữa về quảng bá hình ảnh con người Hà Giang đến với bạn bè trong và ngoài nước. Thứ hai, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch - Nhà nước c n tạo điều kiện cho Hà Giang để có đường nối vào cao tốc Lào Cai, nhằm rút ngắn thời gian di chuyển tạo điều kiện cho phát triển ngành du lịch cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu. - Tăng sự bao phủ của các dịch vụ công ích, công cộng trên vùng du lịch. Hiện tại, ở Hà Giang đã có Wifi miễn ph nhưng c n cải thiện về tốc độ đường truyền, đ u tư thêm các công trình công cộng tạo cảnh quan cho khu vực CNĐ Đồng Văn. - Các khách sạn, nhà hàng c n tiếp tục được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu c u đa dạng của du khách. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực để đ u tư cơ sở vật chất kỹ Chuyên mục: Du lịch - Quản lý TN & MT- TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 11 (2019) 18 thuật các khu vực dịch vụ: Lưu trú, ăn uống, y tế, vui chơi giải trí. Thứ ba, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch - Đào tạo chuyên sâu về du lịch, ngoại ngữ, tin học và luật quốc tế cho các cán bộ đang công tác tại các điểm đến. Liên kết với các trường hoặc trung tâm chuyên đào tạo nhân sự du lịch để mở lớp tập huấn thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức. - Xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn hoặc đã qua đào tạo về du lịch đảm bảo được các điều kiện về kiến thức hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu về du lịch Hà Giang, luật pháp quốc tế, đặc biệt có tâm huyết với ngành du lịch. Thứ tư, đa dạng hóa loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch - Thúc đẩy phát triển đa dạng hóa loại hình dịch vụ gắn liền với chất lượng và bảo tổn thiên nhiên và văn hóa dân tộc, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch mạo hiểm, thu hút đ u tư thêm các công trình nhân tạo song phải đảm bảo phải bảo tồn được cảnh quan thiên nhiên theo hướng phát triển xanh. - Đẩy mạnh liên kết hợp tác các tỉnh giáp ranh và quốc tế để xây dựng mô hình tour khép k n để tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng nhằm thu hút khách du lịch. Thứ năm, Tăng cường thể chế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy chuẩn trong lĩnh vực du lịch, tăng cường các chính sách khuyến khích phát triển du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo phát triển Du lịch và CVĐC CNĐ Đồng Văn. (2020). Báo cáo kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Công viên địa chất CNĐ Đồng văn, tỉnh Hà Giang, năm 2019. [2]. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang. (2020). Niên giám thống kê năm 2019. [3]. Nguyễn Thị Thu Hương. (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công Thương, số 4 tháng 4/2017. [4]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Hà Giang. (2019). Báo cáo Kết quả triển khai công tác phát triển du lịch năm 2018; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. [5]. Phương Thảo. (2020). Chính phủ thực hiện giải pháp đột phá, đổi mới tư duy làm du lịch, 20190108074617054.htm [6]. Đỗ Cẩm Thơ. (2017). Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền núi phía Bắc. Tạp chí Du lịch, [7]. Thủ tướng Chính phủ. (2011). Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [8]. Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Nhật Đang. (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 4 (9)-2017. [9]. Nguyễn Lâm Tùng. (2018). Một số giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam, 129063.html. Thông tin tác giả: 1. Phan Trọng Nghĩa - Đơn vị công tác: Sở Kế hoạch - Đ u tư tỉnh Hà Giang 2. Trần Chí Thiện - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: tranchithienht@tueba.edu.vn Ngày nhận bài: 24/11//2019 Ngày nhận bản sửa: 24/12/2019 Ngày duyệt đăng: 31/12/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_du_lich_tren_dia_ban_tinh_ha_gia.pdf
Tài liệu liên quan