Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Một số kiến nghị Thứ nhất, các nhà làm luật cần xác định đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp xã hội cho phù hợp với bản chất của doanh nghiệp xã hội thay vì xác định bản chất doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp, Việt Nam nên học tập quy định của nước Anh, xác định rõ doanh nghiệp xã hội không phải là doanh nghiệp mà là mô hình có thực hiện hoạt động kinh doanh. Thứ hai, đối với quy định về đặt tên doanh nghiệp xã hội Như đ phân t ch ở phần trên, quy định về tên doanh nghiệp xã hội của pháp luật Việt Nam hiện hành tuy đ có định hướng để nhận diện doanh nghiệp xã hội, song chưa rõ ràng, chặt ch . Thiết nghĩ, để tránh gây nhầm lẫn, pháp luật nên quy định các doanh nghiệp xã hội có thể sử dụng cụm từ “x hội” hoặc “ oanh nghiệp xã hội” khi đặt tên doanh nghiệp Đồng thời quy định các doanh nghiệp thông thường, không đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thì không được sử dụng cụm từ trên, nếu vi phạm thì cần bị xử phạt vi phạm. Thứ ba, đối với các quy định về ưu đ i, hỗ trợ doanh nghiệp xã hội cần sửa đổi theo hướng tăng cường sự ưu đ i, hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội Nhà nước cần xem x t quy định thêm sự ưu đ i, hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội như hỗ trợ đào tạo, bồi ưỡng cho lực lượng lao động, hỗ trợ mua ưu đ i hàng hóa, ịch vụ của doanh nghiệp xã hội từ các tổ chức công, có chính sách giảm hoặc miễn trừ thuế hoặc hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp xã hội, chính quyền có thể cung cấp trợ cấp hoặc khoản vay khi mua đất, cho thuê đất. Cải thiện tiếp cận nguồn vốn tài ch nh và đa ạng hóa các hình thức đầu tư như: phát triển dịch vụ công, xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm, Chương trình Đầu tư x hội để cung cấp vốn và tăng khả năng thanh toán cho các tổ chức trung gian đầu tư và các doanh nghiệp xã hội, khuyến kh ch đầu tư vào doanh nghiệp xã hội, tập huấn về quản lý tài chính; tạo điều kiện hợp tác giữa doanh nghiệp xã hội với chính phủ.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 106 MỘT SỐ VƢỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Trịnh Diệp Ly1 TÓM TẮT Mô hình doanh nghiệp xã hội đã được phổ biến rộng rãi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng những năm gần đây, doanh nghiệp xã hội ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển tại Việt Nam, nhất là khi khái niệm các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn ản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 thời gian qua cho thấy còn có sự khác nhau, vướng mắc trong việc tổ chức thực thi Luật ở các địa phương. Bài viết sẽ chỉ ra một số vướng mắc trong các quy định của pháp luật từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội. Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, pháp luật Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp xã hội là một mô hình “vì x hội”, là nhân tố quan trọng trong việc san sẻ gánh nặng an sinh xã hội cho Nhà nƣớc, góp phần gi p đất nƣớc phát triển bền vững Do đó, để tạo môi trƣờng cho mô hình này phát triển, việc thiết lập hệ thống pháp luật về doanh nghiệp xã hội là cần thiết Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, xuất phát từ tình hình thực tiễn tại Việt Nam, năm 2014, Luật Doanh nghiệp đƣợc ban hành, chính thức ghi nhận địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội, xây dựng các quy định cụ thể về mô hình này, tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp xã hội thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, là một mô hình mới đƣợc pháp luật đƣa vào điều chỉnh nên khi áp dụng vào thực tiễn các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội không tránh kh i hạn chế Do đó, đ i h i cần phải nghiên cứu, chỉ ra các vƣớng mắc trong các quy định pháp luật, từ đó có những phƣơng hƣớng giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp xã hội nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội, góp phần th c đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát pháp luật về doanh nghiệp xã hội 2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp xã hội Trên thế giới, mô hình doanh nghiệp xã hội đ ra đời từ khá lâu và có lịch sử phát triển lên đến 4 thế kỷ Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một quan điểm thống nhất về doanh nghiệp xã hội, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức lại có cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Ở Anh, tại Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp xã hội năm 2002 đ định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh oanh đƣợc thành lập nhằm thực hiện các mục 1Khoa Lý uận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 107 tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tƣ cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” [8; tr.56-64] Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại phát triển và định nghĩa doanh nghiệp xã hội nhƣ sau: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động ƣới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thƣờng cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trƣờng” [7; tr.4]. Ngay tại Việt Nam, hiện nay vẫn còn tồn tại các luồng quan điểm xung quanh khái niệm doanh nghiệp xã hội. Theo nghĩa rộng, xác định “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh oanh, đem lại lợi nhuận, bề ngoài hoạt động nhƣ oanh nghiệp truyền thống khác, chỉ yêu cầu một điều kiện duy nhất là đặt sứ mệnh xã hội ở vị trí trung tâm, trong khi mục tiêu lợi nhuận đóng vai trò hỗ trợ” [7; tr.5]. Ngƣợc lại, hiểu theo nghĩa hẹp, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu, sứ mệnh hoạt động vì xã hội nên “Doanh nghiệp xã hội phải đăng ký ƣới hình thức công ty, cạnh tranh ình đẳng với các doanh nghiệp khác” [7; tr.5]. Luật Doanh nghiệp 2014 không đƣa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội mà đƣa ra các tiêu ch xác định doanh nghiệp xã hội tại Khoản 1 Điều 10, theo đó “ oanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu ch sau đây: a) Là doanh nghiệp đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trƣờng vì lợi ích cộng đồng; c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tƣ nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trƣờng nhƣ đ đăng ký. Nhƣ vậy, dựa trên các tiêu chí này thì có thể thấy doanh nghiệp xã hội có một số đặc điểm cơ ản nhƣ sau: (i) Doanh nghiệp xã hội luôn coi mục tiêu xã hội là mục tiêu hàng đầu, (ii) Doanh nghiệp xã hội phải có hoạt động kinh doanh, (iii) Doanh nghiệp xã hội phải thực hiện tái phân phối lợi nhuận. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể hiểu về doanh nghiệp xã hội nhƣ sau: “Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh thực hiện cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế Trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu cao nhất, phần lớn lợi nhuận phải đƣợc sử dụng để tái đầu tƣ cho mục tiêu xã hội đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” 2.1.2. Các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội Hiện nay, hệ thống pháp luật của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau và quan điểm của mỗi quốc gia về doanh nghiệp xã hội là khác nhau nên việc xây dựng pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp xã hội cũng khác nhau Có quốc gia xây dựng pháp luật doanh nghiệp xã hội nhƣ một bộ phận của pháp luật doanh nghiệp thông thƣờng Anh, Italia nhƣng cũng có quốc gia xác định pháp luật về doanh nghiệp xã hội là một bộ phận độc lập nên xây dựng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ƣới một đạo luật riêng (Hàn Quốc, Phần Lan). Ở Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp xã hội là một bộ phận của pháp luật doanh nghiệp, bao gồm những nhóm quy phạm pháp luật sau: Một là, các quy định về đặc trƣng pháp lý của doanh nghiệp xã hội Nó xác định rõ những đặc điểm của doanh nghiệp xã hội để phân biệt với các mô hình khác, xác định phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 108 Hai là, các quy định về hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội là cách thức tổ chức theo quy định của pháp luật. Ba là, các quy định về thành lập, tổ chức và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức cũng nhƣ chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Bốn là, các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội Các quy định này xác định các quyền mà doanh nghiệp xã hội đƣợc hƣởng, đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội tham gia vào các mối quan hệ, tồn tại và phát triển Đồng thời, quy định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp xã hội phải thực hiện với các chủ thể khác để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp xã hội không xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể đó, không xâm hại đến quyền lợi của Nhà nƣớc. Năm à, các quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Các nội dung này chủ yếu đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 Bên cạnh đó c n đƣợc quy định trong các văn ản pháp luật nhƣ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp sau đây gọi tắt là Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ; Thông tƣ số 04/2016/TT-BKHĐT quy định về các Biểu mẫu văn ản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP sau đây gọi tắt là Thông tƣ số 04/2016/TT-BKHĐT Ngoài ra, để hƣớng dẫn các quy định chung khác của Luật Doanh nghiệp 2014, các cơ quan có thẩm quyền đ an hành một số văn ản hƣớng dẫn khác nhƣ Nghị định của Chính phủ số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về Đăng ký oanh nghiệp, Thông tƣ số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ Hƣớng dẫn về Đăng ký oanh nghiệp hay Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/06/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tƣ 2.2. Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội 2.2.1. Thực trạng các quy định về đặc trưng pháp ý của doanh nghiệp xã hội Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định “ oanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp”, điều đó có nghĩa, một doanh nghiệp xã hội trƣớc hết phải đảm bảo đáp ứng các đặc điểm của doanh nghiệp Trong khi đó, “ oanh nghiệp” đƣợc hiểu là “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng k thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đ ch kinh oanh”2 “Kinh oanh” là việc “thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đ ch sinh lợi”3. Nhƣ vậy, mục đ ch sinh lợi là đặc điểm nổi bật để phân biệt giữa doanh nghiệp và tổ chức nói chung. Mục đ ch này đ đƣợc đặt ra khi các nhà đầu tƣ có ý tƣởng thành lập doanh nghiệp, là yếu tố căn ản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, “một thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp” [2; tr.31-36] và là “đ ch cuối cùng của các nhà kinh oanh” [2; tr.31-36]. Đến đây có thể thấy rõ, với quan điểm về “ oanh nghiệp” và “kinh oanh” nhƣ trên nếu áp dụng vào doanh nghiệp xã hội s không phù hợp với bản chất của mô hình này. Bởi đối với doanh nghiệp xã hội, ngay từ trong ý tƣởng thành lập cho đến khi thành 2Xem tại: Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 3Xem tại: Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 109 lập và xuyên suốt quá trình hoạt động, các nhà sáng lập luôn xác định mục tiêu cao nhất là giải quyết vấn đề xã hội, môi trƣờng vì lợi ích cộng đồng. Tuy là một mô hình có thực hiện hoạt động kinh doanh và có thể sinh lợi, nhƣng mục đ ch sinh lợi cho chủ sở hữu không phải là mục đ ch cuối cùng của doanh nghiệp xã hội, nếu có lợi nhuận thì lợi nhuận thu đƣợc phải đƣợc tái đầu tƣ, phân phối cho việc thực hiện mục tiêu xã hội nói trên. Hiện nay, doanh nghiệp xã hội còn hay bị nhầm lẫn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corperate Social Responsibilities - CSR). Tuy nhiên, cả về lý thuyết và thực tiễn, hai khái niệm này là khác nhau. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR là “một phong trào tự vận động, tự nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp để ràng buộc các hoạt động kinh doanh của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức kinh oanh” [7; tr.16]. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải có CSR và các doanh nghiệp cam kết CSR vẫn có thể là những doanh nghiệp thông thƣờng, nên có những trƣờng hợp thực hiện CSR nhƣng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận vẫn là chủ đạo, những tác động xã hội khi thực hiện CSR không phải là mục tiêu cao nhất mà là cách ứng xử mang t nh nghĩa vụ đối với cộng đồng, với các chủ thể, đối tƣợng có liên quan. Còn doanh nghiệp xã hội lại là một mô hình kinh doanh, nhƣng không vì lợi nhuận mà luôn hƣớng đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Mục tiêu xã hội là mục tiêu cao nhất, gắn liền và xuyên suốt trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, trong khi doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh vì xã hội thì CSR là cách ứng xử của doanh nghiệp nên rõ ràng không thể đồng nhất hai khái niệm này với nhau Do đó, một doanh nghiệp thông thƣờng dù thực hiện trách nhiệm xã hội cao đến đâu cũng không thể là doanh nghiệp xã hội bởi sự khác biệt rất rõ ràng về bản chất và mục đ ch của chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập. Mặt khác khái niệm “Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp” c n ẫn đến tình trạng không đồng nhất trong hệ thống pháp luật “Doanh nghiệp” đƣợc thành lập nhằm thực hiện chức năng kinh oanh với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ vào oanh nghiệp nên “ oanh nghiệp” đƣợc Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 xếp vào nhóm pháp nhân thƣơng mại4 Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội lại có những đặc điểm phù hợp với quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 - là một pháp nhân phi thƣơng mại, “vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận nhƣng đó không là mục tiêu ch nh và điều quan trọng là nếu có lợi nhuận thì không đƣợc chia cho các thành viên” Nhƣ vậy, nếu xuất phát từ góc độ của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội phải là pháp nhân thƣơng mại, nhƣng nếu xuất phát từ “Luật chung” Bộ luật Dân sự, thì doanh nghiệp xã hội lại th a mãn là pháp nhân phi thƣơng mại Điều này cho thấy với cách nhận diện trên của Luật Doanh nghiệp đ đƣa đến sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp với Bộ luật Dân sự khi xác định tƣ cách pháp lý của doanh nghiệp xã hội, gây khó cho việc nghiên cứu cũng nhƣ quản lý. 2.2.2. Thực trạng quy định về đặt tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP đ quy định, theo đó, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về đặt tên của doanh nghiệp, pháp luật khuyến khích doanh nghiệp xã hội có thể bổ sung thêm cụm từ “x hội” vào tên riêng của doanh nghiệp. Rõ 4Khoản 1, khoản 2 Điều 75 Bộ uật Dân sự 2015 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 110 ràng, quy định bổ sung cụm từ “x hội” vào tên oanh nghiệp là quy định nhằm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các loại hình khác ngay từ tên gọi, nhƣng quy định này đƣợc xây dựng ƣới dạng một quy phạm tùy nghi - tức việc có thêm cụm từ “x hội” vào tên oanh nghiệp hay không là do ý chí của chủ doanh nghiệp - để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xã hội, pháp luật cho phép họ lựa chọn việc có hay không bổ sung cụm từ “x hội” vào tên oanh nghiệp. Thế nhƣng hiện nay, cả Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn ản hƣớng dẫn thi hành chƣa có quy định nào cấm hay hạn chế các doanh nghiệp thông thƣờng sử dụng cụm từ “x hội”, hệ quả là thực tế có thể s tồn tại những nhà đầu tƣ lợi dụng các cụm từ này trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình để Nhà nƣớc, công ch ng và đối tác nhầm lẫn về chủ thể nhằm kinh doanh không lành mạnh Khi đó mục đ ch phân iệt các loại hình doanh nghiệp s không đƣợc đảm bảo. 2.2.3. Thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trƣờng vì lợi ích cộng đồng; Doanh nghiệp xã hội đƣợc hƣởng các ƣu đ i và hỗ trợ đầu tƣ theo quy định của pháp luật. Ví dụ nhƣ: Chủ sở hữu doanh nghiệp, ngƣời quản lý doanh nghiệp xã hội đƣợc xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật; Quyền đƣợc hƣởng các ƣu đ i và hỗ trợ đầu tƣ: Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định “Doanh nghiệp xã hội đƣợc hƣởng các ƣu đ i và hỗ trợ đầu tƣ theo quy định của pháp luật” Với quy định này, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP chƣa đƣa ra hƣớng dẫn chi tiết về những ƣu đ i, hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp xã hội mà xác định việc hƣởng các ƣu đ i, hỗ trợ của doanh nghiệp xã hội phải căn cứ vào luật chuyên ngành. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay còn thiếu t nh đồng bộ, nhiều quy định của pháp luật chuyên ngành chƣa kịp đổi mới hoặc không thống nhất với luật chung. Vậy nên, thực tế, những ch nh sách ƣu đ i, hỗ trợ đầu tƣ của doanh nghiệp xã hội chỉ dừng lại ở mức giống với doanh nghiệp thông thƣờng, không có gì khác biệt Theo đó, nhƣ mọi doanh nghiệp khác, khi tiến hành hoạt động kinh doanh những ngành nghề ƣu đ i đầu tƣ hoặc tại những địa àn ƣu đ i đầu tƣ hoặc có quy mô lớn... thuộc đối tƣợng ƣu đ i đầu tƣ, Doanh nghiệp xã hội s đƣợc hƣởng các ƣu đ i đầu tƣ về thuế suất, thuế nhập khẩu và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế đất theo quy định của pháp luật. Luật Doanh nghiệp 2014 đ ghi nhận các doanh nghiệp xã hội có quyền đƣợc huy động và nhận tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam, nƣớc ngoài để đắp chi phí quản lý và hoạt động xã hội nhƣng các tổ chức tài trợ, viện trợ đặc biệt là các quỹ đầu tƣ thƣờng có những yêu cầu riêng chặt ch đối với các tổ chức, các dự án nhận viện trợ, yêu cầu phải thực hiện nhiều thủ tục để đảm bảo việc thực hiện dự án khả thi, mục tiêu xã hội đạt hiệu quả. Chẳng hạn, đối với Quỹ đầu tƣ Oxfarm, một trong những điều kiện để quỹ này xem x t đầu tƣ vào một doanh nghiệp xã hội là yêu cầu doanh nghiệp phải có oanh thu hàng năm từ 6 tỷ đồng trở lên và tỷ suất sinh lợi ổn định; hay Lotus Impact thì lại xem xét những yếu tố cơ ản nhƣ lịch sử doanh nghiệp, năng lực doanh nghiệp và tính khả thi của mô hình kinh oanh trƣớc khi quyết định đầu tƣ [5] trong khi đó các doanh nghiệp xã hội ở nƣớc ta phần lớn có quy mô vừa và nh , 70% doanh nghiệp có TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 111 ƣới 20 nhân viên, năng lực quản trị còn nhiều hạn chế nên khi làm hồ sơ đề nghị viện trợ, tài trợ thƣờng không đáp ứng đƣợc các yêu cầu cao của các quỹ đầu tƣ Mặt khác, mặc dù trong những năm qua ch ng ta luôn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành ch nh nhƣng vẫn thiếu một cơ sở hạ tầng đồng bộ, chƣa có cơ chế nào để cập nhật, công khai các thông tin, yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ hay các quỹ đầu tƣ một cách có hệ thống, thay vào đó các thông tin về các nguồn tài trợ, viện trợ lại tồn tại một cách riêng lẻ, vụn vặt Do đó, các doanh nghiệp xã hội, nhất là những doanh nghiệp còn non trẻ rơi vào thế bị động khi nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch, thƣờng phải tự mình “ ơi”, huy động viện trợ nhƣng ị từ chối vì không đạt yêu cầu và phải bắt đầu lại, rất tốn kém về mặt thời gian, nhân lực, o đó nguồn vốn của các doanh nghiệp xã hội chủ yếu là vốn của chủ sở hữu và lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh, vốn từ tài trợ, viện trợ chỉ chiếm một phần nh . Theo đánh giá của bà Phạm Kiều Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP, “Các doanh nghiệp xã hội rất khó huy động nguồn vốn vay ngân hàng vì không có tài sản, nhà xƣởng thế chấp do phần lớn doanh nghiệp xã hội hoạt động ở quy mô nh hoặc nếu có vay đƣợc thì lãi suất vay của ngân hàng cao hơn nhiều khả năng sinh lời của doanh nghiệp xã hội và o đặc thù nên thời gian hoàn vốn k o ài hơn các dự án thông thƣờng” [6]. Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức tín dụng chiếm số lƣợng lớn là ngân hàng thƣơng mại, chỉ có một bộ phận nh là những ngân hàng có mục đ ch hỗ trợ phát triển xã hội thuộc sở hữu nhà nƣớc: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam VBSP Nhƣng, vì doanh nghiệp xã hội đƣợc xác định tƣ cách pháp lý là một doanh nghiệp nên dù có thực hiện hoạt động xã hội, khi thực hiện vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp xã hội vẫn phải thực hiện theo cơ chế nhƣ một doanh nghiệp thông thƣờng. Một số trƣờng hợp có dự án hỗ trợ vay vốn ƣu đ i, cấp vốn cho doanh nghiệp xã hội song điều kiện quá ngặt nghèo dẫn đến số lƣợng các dự án xã hội đƣợc duyệt cấp vốn là quá ít so với nhu cầu. Chẳng hạn, hiện nay Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nh và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang triển khai chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ cơ bản cho các doanh nghiệp nh và vừa với nhiều lĩnh vực. Để đƣợc xem xét vay vốn từ quỹ, doanh nghiệp đều phải đáp ứng các yêu cầu bao gồm: phải là doanh nghiệp nh và vừa có thời gian hoạt động trên 02 năm kể từ khi đăng ký oanh nghiệp; phải đáp ứng tiêu chí tại Điều 6 Thông tƣ số 13/2015/TT-BKHĐT; đồng thời, phƣơng án sản xuất kinh doanh vay vốn phải để đầu tƣ cơ ản phục vụ sản xuất [1]. Mặc phƣơng án vay vốn rất hấp dẫn nhƣng các doanh nghiệp xã hội mới đƣợc thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014 khó l ng đáp ứng. 2.3. Một số kiến nghị Thứ nhất, các nhà làm luật cần xác định đặc trƣng pháp lý của doanh nghiệp xã hội cho phù hợp với bản chất của doanh nghiệp xã hội thay vì xác định bản chất doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp, Việt Nam nên học tập quy định của nƣớc Anh, xác định rõ doanh nghiệp xã hội không phải là doanh nghiệp mà là mô hình có thực hiện hoạt động kinh doanh. Thứ hai, đối với quy định về đặt tên doanh nghiệp xã hội Nhƣ đ phân t ch ở phần trên, quy định về tên doanh nghiệp xã hội của pháp luật Việt Nam hiện hành tuy đ có định hƣớng để nhận diện doanh nghiệp xã hội, song chƣa rõ ràng, chặt ch . Thiết nghĩ, để tránh gây nhầm lẫn, pháp luật nên quy định các doanh nghiệp xã hội có thể sử dụng cụm từ “x TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 112 hội” hoặc “ oanh nghiệp xã hội” khi đặt tên doanh nghiệp Đồng thời quy định các doanh nghiệp thông thƣờng, không đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thì không đƣợc sử dụng cụm từ trên, nếu vi phạm thì cần bị xử phạt vi phạm. Thứ ba, đối với các quy định về ƣu đ i, hỗ trợ doanh nghiệp xã hội cần sửa đổi theo hƣớng tăng cƣờng sự ƣu đ i, hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội Nhà nƣớc cần xem x t quy định thêm sự ƣu đ i, hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội nhƣ hỗ trợ đào tạo, bồi ƣỡng cho lực lƣợng lao động, hỗ trợ mua ƣu đ i hàng hóa, ịch vụ của doanh nghiệp xã hội từ các tổ chức công, có chính sách giảm hoặc miễn trừ thuế hoặc hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp xã hội, chính quyền có thể cung cấp trợ cấp hoặc khoản vay khi mua đất, cho thuê đất... Cải thiện tiếp cận nguồn vốn tài ch nh và đa ạng hóa các hình thức đầu tƣ nhƣ: phát triển dịch vụ công, xây dựng Quỹ đầu tƣ mạo hiểm, Chƣơng trình Đầu tƣ x hội để cung cấp vốn và tăng khả năng thanh toán cho các tổ chức trung gian đầu tƣ và các doanh nghiệp xã hội, khuyến kh ch đầu tƣ vào doanh nghiệp xã hội, tập huấn về quản lý tài chính; tạo điều kiện hợp tác giữa doanh nghiệp xã hội với chính phủ. 3. KẾT LUẬN Doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh thực hiện cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu cao nhất, lợi nhuận đƣợc sử dụng để tái đầu tƣ cho mục tiêu xã hội đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Với mục tiêu cao cả của mình, doanh nghiệp xã hội có vai trò quan trọng trong việc th c đẩy xã hội phát triển, bảo đảm phát triển bền vững Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp xã hội là cần thiết để tạo dựng môi trƣờng pháp lý cho mô hình này hoạt động và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thúy Hiền (2017), Tiếp tục hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại địa chỉ: vua/c/21760272.epi, ngày truy cập 25/7/2019. [2] Vũ Thị H a Nhƣ 2015 , Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về Doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Luật học, (03). [3] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. [4] Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015. [5] Đức Tâm (2015), Doanh nghiệp xã hội thêm điều kiện hoạt động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tại địa chỉ: them-dieu-kien-hoat-dong.html, ngày truy cập 14/6/2019. [6] Thu Trang (2017), Mở lối cho Doanh nghiệp xã hội phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng, Hà Nội. Tại địa chỉ: cho-doanh-nghiep-xa-hoi-phat-trien-72.html. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020 113 [7] Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung ƣơng CIEM 2016 , Điển hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam,Hội đồng Anh Việt Nam, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2016, tlđ ch th ch 1, tr 4. [8] UK Government (2013), A Guide to Legal Form for Social Enterprise. SOME PROBLEMS IN THE LAWS ON SOCIAL ENTERPRISES Trinh Diep Ly ABSTRACT The model of social enterprises has been widely popularized and developed in many countries around the world, but in recent years, social enterprises have been increasingly paid attention to and promoted to develop in Vietnam, especially when the concept of rights and obligations of social enterprises is specified in the Enterprise Law 2014 and its instructional embedded documents. However, the actual implementation of the Enterprise Law 2014 shows that there are still differences and obstacles in organizing the implementation of the Law in localities. The article will point out some problems in the provisions of the law, thereby giving some suggestions to improve the law. Keywords: Social enterprises, Vietnamese law. * Ngày nộp ài: 27/11/2019; Ngày gửi phản iện: 9/1/2020; Ngày duyệt đăng: 4/3/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_vuong_mac_trong_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_doanh_nghie.pdf
Tài liệu liên quan