Một số vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định pháp luật thi hành án dân sự về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án ảnh hưởng đến tiến độ đấu giá tài sản

Bốn là, quy định rõ cách thức để xử lý các tình huống phát sinh trong kê biên tài sản là quyền sử dụng đất. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất thì không có quy định nào hướng dẫn quy định Chấp hành viên phải kê biên như thế nào khi diện tích kê biên thực tế và diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự sai lệch. Đây là một thực tiễn thường xuyên xảy ra trong khi kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà Chấp hành viên thường gặp đó là diện tích kê biên nhỏ hơn, hoặc lớn hơn so với diện tích mà người phải thi hành án được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc diện tích trong bản án, quyết định của Toà án đã tuyên. Thực tế cho thấy khi đưa tài sản kê biên là quyền sử dụng đất ra đấu giá thì Công chứng viên chỉ công chứng đúng diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không công chứng theo diện tích thực tế của Chấp hành viên kê biên. Điều này hoặc gây thiệt hại cho người phải thi hành án, hoặc gây thiệt hại cho người được thi hành án, người trúng đấu giá. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung quy định khoản 4 Điều 111, VBHN Luật thi hành án dân sự: “Trong trường hợp khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thấy có sự chênh lệch về diện tích, Chấp hành viên cần kê biên đúng diện tích thực tế, tạm dừng việc xử lý tài sản và đề nghị các cơ quan có liên quan xác định lại đúng diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ xử lý tài sản theo quy định của pháp luật”

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định pháp luật thi hành án dân sự về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án ảnh hưởng đến tiến độ đấu giá tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 18 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Lê Thị Hương Giang1 Tóm tắt: Kê biên, xử lý tài sản là biện pháp cưỡng chế được áp dụng thường xuyên nhất2 nhưng trong quá trình kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án cơ quan thi hành án dân sự đã gặp khá nhiều những khó khăn vướng mắc. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự cho thấy còn nhiều mâu thuẫn, bất cập với các pháp luật có liên quan, nhiều quy định không có tính khả thi hoặc thiếu các quy định cụ thể để triển khai ảnh hưởng đến tiến trình xử lý tài sản. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động kê biên, xử lý tài sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đấu giá tài sản nói riêng, tiến độ thi hành án dân sự nói chung, làm tăng lượng án dân sự tồn đọng3. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích một số những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động kê biên tài sản của người phải thi hành án đang ảnh hưởng đến tiến trình xử lý tài sản của cơ quan thi hành án dân sự và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Từ khoá: Kê biên, Thi hành án dân sự, người phải thi hành án Nhận bài: 03/02/2018; Hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: Deterrence, asset handling is the most frequently applied coercive measure. However, in the course of distraining and handling property of the judgment debtors, the civil judgment- executingbodies have met many difficulties and problems. Practical implementation of the law on distraint, dealing with assets of civil verdicts shows that there are still many conflicts and inadequacies with relevant laws, many regulations are not feasible or lack of regulations.To implement the process affect the property. The quality and effectiveness of distraining and asset handling have influenced not only the progress of auctioning assets in particular, the progress of civil judgment in general, and the increasing number of civil cases. For the purpose of this paper, the author analyzes some of the obstacles in the practice of distrainting assets of a debtor who is influencing the asset processing process of the civil judgment enforcement body and made some recommendations to improve the law in this area. Keywords: Distraint, civil judgment execution, judgment debtors Date of receipt: 03/02/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 1. Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự Thứ nhất, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về nguyên tắc “tương ứng” trong kê biên tài sản Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP ngày 18/7/2015 quy định: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Như vậy, trừ 1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác - Học viện Tư pháp 2 Theo báo cáo công tác thống kê của Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp từ 01/10/2008 đến 30/9/2016, tổng số việc và tiền các cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định cưỡng chế kê biên 55.690 việc, trong khi đó các biện pháp cưỡng chế khác thi hành nghĩa vụ trả tiền như: khấu trừ tiền trong tài khoản 4.208 việc, thu hồi xử lý tiền của người phải thi hành án 1355 việc, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án 3746 việc, khai thác tài sản của người phải thi hành án 131 việc. Riêng từ 01/10/2016 đến 30/9/2017 thì tổng số việc đã ra quyết định kê biên là 7.619 việc tương ứng với số tiền là 14.044.369.989 3 Theo báo cáo công tác thi hành án dân sự 06 tháng đầu năm 2017 Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp cho thấy: “Tổng số vụ việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng không thành là 7.535 việc, tương ứng với số tiền là 10.898 tỷ 734 triệu 293 nghìn đồng, chiếm 1,09% số việc và 11,8% số tiền có điều kiện thi hành của toàn quốc (trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc, tương ứng với số tiền là 11.572 tỷ 942 triệu 820 nghìn đồng)” Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 19 trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/NĐ-CP, còn lại khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế Chấp hành viên phải xác định giá trị tài sản “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”. Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ đưa ra nguyên tắc này khi kê biên nhưng chưa có một hướng dẫn cụ thể như thế nào được coi là “tương ứng”. Trong giảng dạy kỹ năng cho các Chấp hành viên thì các giảng viên thường hướng dẫn tương ứng không có nghĩa là giữa nghĩa vụ thi hành án và tài sản bị kê biên phải bằng nhau mà còn các chi phí cần phải tính toán từ kê biên, định giá, đấu giá. Trên thực tế, một số Chấp hành viên đã thực hiện việc tạm tính giá trước khi kê biên tài sản nhưng vấn đề là tạm tính giá trị tài sản kê biên này dựa vào những tiêu chí gì, các cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ phối hợp với Chấp hành viên trong công việc này hay không? Hoặc trong hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên phải thể hiện việc tạm tính giá như thế nào để bảo đảm nguyên tắc tương ứng? Thực tế cho thấy Chấp hành viên không phải là chuyên gia về thẩm định giá do đó việc tạm tính giá của Chấp hành viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để bảo đảm nguyên tắc này, các Chấp hành viên ngay từ khi kê biên đã “âm thầm” đề nghị một tổ chức thẩm định giá nào đó xác định giá tài sản trước để kê biên cho bảo đảm nguyên tắc “tương ứng” đối với tài sản kê biên có thể phân chia được. Điều này dẫn đến thực trạng là quyền của các đương sự thoả thuận về giá khởi điểm, tổ chức thẩm định giá theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự để bảo đảm quyền dân chủ cho các đương sự chỉ là “hình thức”. Dưới sự “hướng dẫn” của Chấp hành viên chỉ cần một lá đơn của người được thi hành án về việc không muốn thoả thuận về giá khởi điểm, về tổ chức thẩm định giá với người phải thi hành án là Chấp hành viên không cần tổ chức cho các đương sự thoả thuận về giá khởi điểm, tổ chức thẩm định giá, thậm chí cả tổ chức bán đấu giá. Sau khi kê biên, Chấp hành viên sẽ lựa chọn chính tổ chức thẩm định giá đã giúp Chấp hành viên xác định nguyên tắc tương ứng trước khi kê biên để định giá tài sản dựa trên căn cứ các đương sự không thoả thuận được về giá tài sản kê biên, tổ chức thẩm định giá. Bên cạnh đó, do không có quy định cụ thể như thế nào là “tương ứng” nên khi các đương sự có khiếu nại về việc Chấp hành viên kê biên không tương ứng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của họ thì cơ quan thi hành án dân sự cũng không thể dựa vào đâu để xác định là việc kê biên của Chấp hành viên có tương ứng hay không? Thứ hai, vướng mắc liên quan đến nội dung biên bản kê biên tài sản của người phải thi hành án trong thực tiễn thực hiện Để thực hiện việc kê biên tài sản thì Chấp hành viên cần phải lập biên bản kê biên tài sản đối với tài sản kê biên. Tuy nhiên căn cứ vào khoản 2 Điều 88 Văn bản hợp nhất (VBHN) Luật thi hành án dân sự số 12 ngày 11/12/2014 cho thấy đang có những bất cập: “Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng”. Xuất phát từ quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành là chỉ yêu cầu ghi trong biên bản kê biên diễn biến của việc kê biên và mô tả tình trạng từng tài sản kê biên nên dẫn đến rất nhiều biên bản kê biên tài sản được ghi rất chung chung, không cụ thể, không chính xác về số lượng tài sản bị kê biên. Về trình tự, thủ tục sau khi kê biên xong, cơ quan thi hành án phải giao bảo quản tài sản kê biên, tài sản kê biên trong biên bản kê biên không chính xác, chi tiết về đặc điểm, số lượng sẽ rất dẫn đến sự thất thoát không kiểm soát được. Đặc biệt, sau khi kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc cơ quan thi hành án lại phải thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá để định giá đối với tài sản nếu trong biên bản kê biên chỉ mô tả chung chung về tình trạng của tài sản thì lấy căn cứ nào để xác định được chính xác giá khởi điểm của tài sản. Tình huống thực tiễn: Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 86/QĐST- KDTM ngày 19/8/2015 của Toà án nhân dân tỉnh Đ tuyên: “Buộc công ty HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 20 TNHH thương mại dịch vụ T phải thanh toán cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đ số tiền 3.895.812.500 đồng. Trong đó nợ gốc là 3.000.000.000 đồng, lãi tính đến ngày 11/8/2015 là 895.812.500 đồng và lãi phát sinh trên số dư nợ gốc. Tài sản bảo đảm gồm: “... Lô gỗ tròn Pauerro nhập khẩu 181, 625m2. Tài sản được thế chấp bảo đảm cho công ty TNHH thương mại - dịch vụ T theo hợp đồng thế chấp số 303/07/HĐ ngày 18/10/2010”. Sau khi có Quyết định thi hành án của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đ và hết thời gian tự nguyện thi hành án do công ty TNHH thương mại dịch vụ T không tự nguyện thi hành án nên Chấp hành viên đã ra quyết định kê biên toàn bộ số tài sản thế chấp nêu trên để bảo đảm thi hành án. Trong biên bản kê biên tài sản lô gỗ tròn Pauferro nêu trên được lập với nội dung về tài sản kê biên như sau:“Tài sản kê biên gồm: Lô gỗ tròn Pauferro nhập khẩu của công ty TNHH TM DV T số lượng khoảng 181,625 m3, số lượng khoảng 960 lóng. Đường kính mỗi lóng khoảng từ 20 cm đến 55 cm, chiều dài mỗi lóng khoảng 1m đến 4,5 m. Tất cả các lóng gỗ trên đã mục hết phần giác gỗ và chỉ còn lại phần lõi gỗ. Hội đồng không xác định được số lượng cụ thể của tài sản đã kê biên. Lý do: lô gỗ này bỏ lộn xộn, rải rác không đo được số lượng thực tế” Sau khi kê biên xong Hội đồng cưỡng chế thống nhất: Giao các tài sản đã kê biên nêu trên cho DNTN thương mại P tiếp tục bảo quản chờ ý kiến cho xử lý tài sản Cục thi hành án dân sự tỉnh Đ” Căn cứ vào biên bản kê biên nêu trên nếu áp vào quy định tại khoản 2 Điều 88, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 thì việc kê biên của Chấp hành viên là đúng bởi pháp luật chỉ yêu cầu Chấp hành viên mô tả tài sản kê biên chứ không yêu cầu xác định rõ chính xác số lượng, khối lượng của tài sản kê biên. Một vấn đề thực tiễn đặt ra là nếu không xác định được số lượng thực tế khi giao tài sản kê biên cho người thứ ba bảo quản nếu có sự thất thoát thì căn cứ vào đâu để xác định có hay không có sự thiếu hụt, mất mất. Tài sản kê biên nếu bị thiếu hụt, mất mát sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cả người phải thi hành án và người được thi hành án. Và vấn đề là nếu có sự thiếu hụt thì ngay chính cả đương sự, cơ quan thi hành án sau khi kê biên cũng không thể kiểm soát được do tại buổi kê biên đã không kiểm soát được chính xác số lượng thực tế của tài sản kê biên. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả cho rằng cần phải có quy định cụ thể để kiểm soát thực tế số lượng, khối lượng tài sản kê biên trong biên bản kê biên tài sản thi hành án dân sự làm cơ sở để giao bảo quản tài sản kê biên và định giá tài sản kê biên chính xác và đúng thời hạn luật định. Thứ ba, vướng mắc đối với việc xác định quyền sử dụng đất nào được kê biên để thi hành án Một trong những vướng mắc lớn nhất đối với tài sản kê biên là quyền sử dụng đất được đưa ra đấu giá là do VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 quy định không nhất quán về việc được kê biên quyền sử dụng đất nào để thi hành án? Tại khoản 1, Điều 110, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 quy định:“Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.Với quy định này được hiểu là Chấp hành viên “chỉ kê biên” trong trường hợp quyền sử dụng đất của người thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo pháp luật đất đai là những trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 110, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 lại quy định: “Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.” Như vậy, theo khoản 2 điều này lại cho phép Chấp hành viên kê biên cả những trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tự thân theo khoản 2, Điều 110 đã mâu thuẫn với chính khoản 1 và đang mâu thuẫn với điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 188, Luật đất đai năm 2013. Xuất phát từ bất cập trong quy định này đã dẫn đến phần lớn Chấp hành viên không muốn kê biên tài sản là quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 21 quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, có trường hợp Chấp hành viên kê biên và đưa tài sản ra đấu giá tại tổ chức đấu giá, tổ chức đấu giá đã tiến hành đúng trình tự, thủ tục đấu giá đối với tài sản là bất động sản. Tuy nhiên, khi xác định được người trúng đấu giá, Công chứng viên từ chối công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất đối với người trúng đấu giá vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình huống thực tiễn: Công ty cổ phần bán đấu giá AT đã ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án số 06/2016/ĐG-AT ngày 30/7/2016 với Chi cục thi hành án dân sự huyện M. Tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất 70m2 chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu D, xã H, huyện M, thành phố H. Người trúng đấu giá là ông Nguyễn Huy Hoàng, khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản trên, Công chứng viên đã từ chối công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá đối quyền sử dụng đất nêu trên. Lý do Công chứng viên từ chối công chứng hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá trong trường hợp này là Công chứng viên căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 40, Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”. Khoản 1 Điều 40, Luật Công chứng năm 2014 quy định một trong những giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ yêu cầu công chứng là:“bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó”. Tại thời điểm công chứng, Chấp hành viên và tổ chức đấu giá lại không thể cung cấp được bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đất này khi kê biên thuộc diện đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một số Chấp hành viên trong tình huống này đã cung cấp biên bản xác minh về tình trạng thửa đất, không có tranh chấp, thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nhưng cũng không được Công chứng viên chấp nhận vì theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự cũng như Luật đất đai năm 2013 không có quy định cụ thể “giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu” trong trường hợp này là giấy tờ nào? Kết quả, tài sản thi hành án dân sự đã đấu giá thành nhưng không ký được hợp đồng mua bán với người trúng đấu giá do Công chứng viên từ chối công chứng. Trong khi tài sản thi hành án dân sự bán đấu giá nhiều lần không thành, không có người mua, các bên phải thoả thuận huỷ kết quả đấu giá vì Công chứng viên từ chối không công chứng hợp đồng mua bán. Thứ tư, vướng mắc về việc xử lý các tình huống phát sinh khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất Tại quy định tại Điều 111, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 quy định: “Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên.” Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất thì không có quy định nào hướng dẫn quy định Chấp hành viên phải kê biên như thế nào khi diện tích kê biên thực tế và diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự sai lệch. Đây là một thực tiễn thường xuyên xảy ra trong khi kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà Chấp hành viên thường gặp đó là diện tích kê biên nhỏ hơn, hoặc lớn hơn so với diện tích mà người phải thi hành án được cấp sổ đỏ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đưa tài sản kê biên là quyền sử dụng đất ra đấu giá thì Công chứng viên chỉ công chứng đúng diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không công chứng theo diện tích thực tế của Chấp hành viên kê biên. Điều này hoặc gây thiệt hại cho người phải thi hành án, hoặc gây thiệt hại cho người được thi hành án, người trúng đấu giá. Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra để giải quyết đó là trường hợp bản án, quyết định của Toà án kê biên tài sản trong quá HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 22 trình xét xử để bảo đảm thi hành án nhưng khi Chấp hành viên tổ chức kê biên thì diện tích lại không đúng với bản án, quyết định tuyên thì Luật thi hành án dân sự cũng cần phải có quy định hướng dẫn về vấn đề này. Đây là vấn đề mà không được giải quyết triệt để sẽ gây ra những khiếu nại không đáng có trong hoạt động kê biên tài sản là quyền sử dụng đất của người phải thi hành án. Vụ sai phạm về việc kê biên tài sản của Chấp hành viên Đặng Xuân Quang ở Phú Thọ là một minh chứng rất điển hình do pháp luật thi hành án dân sự chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết tình huống khi kê biên có sự chênh lệch về diện tích?4 2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản của người phải thi hành án Một là, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc chỉ kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết tác giả đề xuất cần có quy định hướng dẫn về thời điểm, cách thức để xác định nguyên tắc tương ứng đối với tài sản kê biên trong thi hành án dân sự. Nếu việc xác định giá trị tương ứng của tài sản kê biên được thực hiện trước khi kê biên và do Chấp hành viên tự phải xác định thì tác giả cho rằng đây là ý chí chủ quan của Chấp hành viên. Mặt khác, Chấp hành viên cũng không phải là một chuyên gia về giá nên khó có thể xác định được chính xác tài sản mình kê biên có tương ứng với nghĩa vụ thi hành án hay không? Bên cạnh đó, trong trường hợp có một tài sản duy nhất có giá trị lớn không thể phân chia được thì Chấp hành viên vẫn phải kê biên tài sản và lúc này thì không thể áp dụng nguyên tắc tương ứng. Do đó, tác giả cho rằng ngay từ khi chuẩn bị tổ chức cưỡng chế kê biên thì pháp luật thi hành án dân sự cần quy định cho Chấp hành viên thực hiện báo gọi các đương sự về việc thoả thuận về giá tài sản kê biên hoặc thoả thuận lựa chọn về tổ chức thẩm định giá tài sản kê biên. Nếu các đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên sẽ lựa chọn tổ chức thẩm định giá theo quy định và tại buổi cưỡng chế kê biên Chấp hành viên sẽ tiến hành tổ chức kê biên và tổ chức thẩm định giá song song. Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp được lựa chọn tại buổi kê biên sẽ giúp cho việc thực hiện kê biên của Chấp hành viên bảo đảm nguyên tắc tương ứng, tránh việc kê biên vượt quá nghĩa vụ của người phải thi hành án gây ra những khiếu nại không đáng có từ người phải thi hành án làm kéo dài tiến trình xử lý tài sản. Việc tổ chức kê biên và định giá tài sản tại cùng một thời điểm nếu trong trường hợp các bên không thoả thuận được về giá, tổ chức thẩm định giá sẽ bảo đảm được nguyên tắc tương ứng cũng trong kê biên cũng như rút ngắn được thời gian tổ chức thi hành án. Sau buổi kê biên tài sản, trong thời hạn 05 ngày làm việc tổ chức thẩm định giá được lựa chọn phải xác định giá khởi điểm thay vì sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kê biên tài sản Chấp hành viên mới tiến hành ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu pháp luật cho phép được kê biên và tổ chức thẩm định giá tại cùng một thời điểm sẽ tránh được một thực tiễn vẫn thường xảy ra là Chấp hành viên phải tổ chức một buổi để kê biên tài sản và sau đó lại phải tổ chức một buổi khác để định giá tài sản. Và đặc biệt như đã phân tích việc xác định nguyên tắc tương ứng trong kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan, bảo vệ tốt hơn quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. 4 Trong vụ việc sai phạm về kê biên tài sản của Chấp hành viên Đặng Xuân Quang cho thấy tài sản của Công ty Việt Hưng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cấp cho Công ty Việt Hưng ngày 22/05/2003 thì tổng diện tích là 300 m2 đất. Ngoài ra, theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1711/HĐTC ngày 21/11/2008 giữa Ngân hàng Viettin Bank và Công ty Việt Hưng cũng xác định về tài sản thế chấp là nhà cấp III, 06 tầng và 01 tầng tum được xây dựng trên diện tích đất 300 m2. Tuy nhiên, tại Biên bản kê biên tài sản ngày 09/07/2013, Chấp hành viên Đặng Xuân Quang lại xác định “Tài sản kê biên gồm: Kết cấu toàn nhà xây khung bê tông cốt thép chịu lực, móng cọc, nhà có 07 tầng (01 tầng âm và 06 tầng nối, 01 mái tum). Diện tích xây dựng một sàn là 319.09 m2” .Báo Điện tử - Dân trí -Vụ thi hành án “chấn động” TP Việt Trì. Chấp hành viên đã bất chấp pháp luật thế nào? 11/5/2017 Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 23 Hai là, sửa đổi bổ sung quy định về biên bản tài sản kê biên tài sản theo hướng cụ thể, chặt chẽ hơn. Tác giả cho rằng hoạt động kê biên tài sản của cơ quan thi hành án dân sự phải là một hoạt động thực tế, phải kiểm soát được chính xác số lượng của tài sản làm căn cứ để thực hiện các hoạt động tiếp theo để xử lý tài sản kê biên. Tác giả đề xuất sửa quy định về nội dung của biên bản kê biên tài sản tại khoản 2 Điều 88, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 như sau:“Biên bản kê biên tài sản, phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản kê biên là căn cứ để giao bảo quản tài sản kê biên và xác định giá khởi điểm của tài sản”. Ba là, quy định rõ về quyền sử dụng đất nào được kê biên để thi hành án. Để khắc phục vướng mắc trong việc kê biên tài sản là bất động sản, đặc biệt là vướng mắc đối với việc quyền sử dụng đất nào được kê biên để thi hành án, tác giả đưa ra hai phương án sau: Phương án 1. Sửa đổi điều kiện kê biên quyền sử dụng đất để thi hành án trong VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 cho phù hợp với Luật đất đai hiện hành. Theo đó điều 110, VBHN Luật thi hành án dân sự số 12 chỉ quy định: “Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Bỏ quy định: “Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.” Ưu điểm của phương án 1 này là có sự phù hợp giữa pháp luật hiện hành về thi hành án và quy định của Luật đất đai, giúp cho Chấp hành viên và tổ chức đấu giá dễ dàng trong việc kê biên và kiểm soát tình trạng tài sản là quyền sử dụng đất được đưa ra đấu giá. Tuy nhiên về nhược điểm của quy định này là không bảo vệ được tận cùng quyền đeo đuổi của người được thi hành án yêu cầu người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án đến cùng chỉ cần xác định đó là tài sản của người phải thi hành án mặc dù tài sản này chưa được công nhận về mặt pháp lý là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất! Phương án 2. Sửa đổi điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong Luật đất đai và các giấy tờ cần có trong hồ sơ công chứng quyền sử dụng đất đối với tài sản là quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự Phương án này cho phép về cơ bản là giữ nguyên quy định tại Điều 110 như sau: “Chấp hành viên kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.” Để thực hiện được phương án 2 này đòi hỏi Luật đất đai hiện hành phải được sửa đổi theo hướng cho phép tổ chức đấu giá được quyền đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất trên cơ sở kê biên của Chấp hành viên đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trên cơ sở biên bản đấu giá thành của tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó, cần quy định các giấy tờ thay thế cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá này là các loại giấy tờ nào? Ví dụ như biên bản xác minh của Chấp hành viên về hiện trạng đất tại Uỷ ban nhân dân về việc đất không có tranh chấp, Công văn trả lời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định đất thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong hai phương án trên, theo quan điểm của tác giả phương án hai là bảo vệ được tốt hơn quyền, nghĩa vụ của các bên trong thi hành án dân sự, đặc biệt là người được thi hành án. Bốn là, quy định rõ cách thức để xử lý các tình huống phát sinh trong kê biên tài sản là quyền sử dụng đất. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 24 thì không có quy định nào hướng dẫn quy định Chấp hành viên phải kê biên như thế nào khi diện tích kê biên thực tế và diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự sai lệch. Đây là một thực tiễn thường xuyên xảy ra trong khi kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà Chấp hành viên thường gặp đó là diện tích kê biên nhỏ hơn, hoặc lớn hơn so với diện tích mà người phải thi hành án được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc diện tích trong bản án, quyết định của Toà án đã tuyên. Thực tế cho thấy khi đưa tài sản kê biên là quyền sử dụng đất ra đấu giá thì Công chứng viên chỉ công chứng đúng diện tích được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không công chứng theo diện tích thực tế của Chấp hành viên kê biên. Điều này hoặc gây thiệt hại cho người phải thi hành án, hoặc gây thiệt hại cho người được thi hành án, người trúng đấu giá. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung quy định khoản 4 Điều 111, VBHN Luật thi hành án dân sự: “Trong trường hợp khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thấy có sự chênh lệch về diện tích, Chấp hành viên cần kê biên đúng diện tích thực tế, tạm dừng việc xử lý tài sản và đề nghị các cơ quan có liên quan xác định lại đúng diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ xử lý tài sản theo quy định của pháp luật”./. Tuy nhiên để được coi việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khi hành vi của người thực hiện gây thiệt hại phải thỏa mãn những điều kiện và yêu cầu cụ thể, đó là, mệnh lệnh phát ra phải là mệnh lệnh của người có thẩm quyền đúng là người chỉ huy hoặc của cấp trên đúng lực lượng của người thi hành mà không phải người chỉ huy, cấp trên của lực lượng khác; Mục đích của việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang phải nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mà không phải nhiệm vụ khác; Người có hành vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra lệnh nhưng người ra lệnh vẫn yêu cầu phải tuân thủ chấp hành mệnh lệnh đó; Việc thi hành mệnh lệnh không thuộc trường hợp phạm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Vì vậy nếu không thoái thác nhiệm vụ khi bị ép buộc mà vẫn thi hành thì vẫn bị phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự, tuy nhiên mức độ áp dụng hình phạt thấp hơn, đó là đối với các tội cụ thể như: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (khoản 2 Điều 421); Tội chống loài người (khoản 2 Điều 422); Tội phạm chiến tranh (khoản 2 Điều 423) mà mức hình phạt trong ba tội cụ thể trong chương XXVI, đó là “Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”. Như vậy hành vi của người gây thiệt hại khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên phải bắt buộc thỏa mãn các yêu cầu và điều kiên nêu trên mới được coi là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Còn đối với người ra mệnh lệnh trong các trường hợp trên phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật 3. Một số đề xuất, kiến nghị Một là, cần quy định cụ thể trong trường hợp nào thì pháp nhân thương mại được loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Hiện nay Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định chủ thể là pháp nhân thương mại, tuy nhiên để bảo đảm pháp luật được áp dụng thống nhất, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể thì cần có văn bản quy định chi tiết trong trường hợp nào thì Pháp nhân thương mại được loại trừ trách nhiệm hình sự. Hai là, các cơ quan tư pháp Trung ương cần có văn bản liên ngành hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự trong khi bắt giữ người phạm tội, để việc thực thi tuân thủ theo đúng tinh thần của điều luật, tránh tình trạng tùy nghi, dẫn đến lạm dụng trường hợp này trong thực tiễn Ba là, cần có hướng dẫn và giải thích cụ thể đối với trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lượng vũ trang để khi áp dụng được thống nhất./. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ... (Tiếp theo trang 13)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_vuong_mac_trong_thuc_tien_thi_hanh_cac_quy_dinh_phap.pdf
Tài liệu liên quan