Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội)

LỜI MỞ ĐẦU Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ trương mở cửa nền kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tăng cường hoạt động xuất khẩu để thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tăng cường nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thị trường thương mại thế giới không ngừng mở rộng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự tài trợ, giúp đỡ của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, do đó các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, một mặt đáp ứng nhu cầu của khách hàng; mặt khác đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội), em đã được tìm hiểu những hoạt động của ngân hàng. So với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn, Eximbank Hà Nội có ưu thế rất mạnh trong dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ; Eximbank Hà Nội đã thực hiện hoạt động tài trợ chủ yếu là cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Hoạt động tài trợ này đã mang lại cho ngân hàng nguồn thu lớn. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của đất nước là tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu do đó, Eximbank Hà Nội trong thời gian tới cũng có định hướng tăng tỷ lệ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, giảm tỷ lệ tài trợ nhập khẩu nhưng giảm về tỷ trọng tài trợ trong tổng hoạt động tài trợ và nâng cao chất lượng tài trợ nhập khẩu để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, em đã chọn đề tài để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là : “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội)” Từ việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng nhập khẩu trong các ngân hàng thương mại, đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội). Qua đó, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại ngân hàng này để có những giải pháp đối với Eximbank Hà Nội và kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại ngân hàng này. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được hoàn thành với nội dung như sau: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu trong ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội) Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội

doc74 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lực tài chính và mức độ rủi ro của từng khách hàng; cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo theo đúng quy chế cho vay và bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng, cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế So với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn, Eximbank Hà Nội có ưu thế rất mạnh trong dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Những nghiệp vụ thanh toán cũng như dịch vụ mới của Eximbank Hà Nội đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho nhiều khách hàng, hỗ trợ nhiều mặt cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh, nhất là thu hút được lượng khách hàng mới. Hiện tại, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ những dịch vụ này trên tổng lợi nhuận của Eximbank Hà Nội cao hơn các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. Cụ thể như sau: Năm 2005, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội đạt 165.374.930 USD, tăng 28,01% so với năm 2004; trong đó, thanh toán xuất khẩu đạt 67.192.480 USD, thanh toán nhập khẩu đạt 98.182.450 USD, chiếm tỷ lệ 59,37%. Eximbank Hà Nội tập trung tài trợ vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như nguyên liệu dược, xăng dầu, hạt nhựa, giấy sợi, sắt thép phục vụ cho sản xuất trong nước và máy móc thiết bị đầu tư mở rộng. Bảng 2: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank Hà Nội qua các năm Đơn vị tính: Ngàn USD Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- so với năm trước (%) 04/03 05/04 Tổng giá trị thanh toán 111.645,51 129.192,91 165.374,93 5,72 28,01 Thanh toán xuất khẩu 49.651,73 59.453,28 67.192,48 9,74 13,02 Thanh toán nhập khẩu 61.993,78 69.739,63 98.182,45 2,49 40,48 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Eximbank Hà Nội) Ngoài việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, với đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có kinh nghiệm và trình độ ngân hàng đã tích cực tư vấn cho các khách hàng doanh nghiệp về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, giúp khách hàng tránh được những rủi ro và nâng cao hiệu quả các giao dịch. 2.1.3.4. Quan hệ đại lý Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng nghiệp vụ khác của Ngân hàng. Hiện nay, Eximbank Hà Nội đã có quan hệ đại lý với hơn 620 ngân hàng tại hơn 62 quốc gia trên toàn thế giới. 2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI 2.2.1. Quy trình thẩm định và quyết định tài trợ nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội 2.2.1.1. Khách hàng đề nghị tài trợ Khách hàng đề nghị tài trợ nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội bao gồm các đối tượng sau đây: Một là, các pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật Dân sự. Hai là, doanh nghiệp tư nhân. Ba là, công ty hợp danh. 2.2.1.2. Nguyên tắc tài trợ Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Eximbank Hà Nội cũng đưa ra một số nguyên tắc tín dụng nhất định mà khách hàng phải đảm bảo là: - Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.2.1.3. Thẩm định và quyết định tài trợ Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi đến, đồng thời tiến hành thẩm định tính khả thi, hiệu quả dự án, khả năng trả nợ, uy tín, tình hình tài chính của khách hàng vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc (đối với cho vay ngắn hạn) và không quá 45 ngày làm việc (đối với cho vay trung và dài hạn) kể từ khi Eximbank Hà Nội nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu thẩm định hồ sơ, Eximbank ra quyết định và thông báo cho khách hàng biết quyết định của mình. Trong trường hợp quyết định cho vay khác với yêu cầu vay vốn của khách hàng (về số tiền vay, tài sản thế chấp, về điều kiện giải ngân, thời hạn cho vay, về lãi suất ...) thì Eximbank phải thông báo cho khách hàng biết. Trong trường hợp quyết định không cho vay, phải thông báo bằng văn bản nêu rõ cho khách hàng biết. Eximbank có thể thuê công ty tư vấn có liên quan để thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng trong những trường hợp sau đây: - Phương án sản xuất kinh doanh quá đặc thù, đòi hỏi những kiến thức chuyên môn đặc biệt hoặc theo phạm vi chuyên ngành hẹp mà đội ngũ cán bộ hiện nay của Eximbank không có đủ kiến thức và kinh nghiệm thẩm định. - Những trường hợp khác khi pháp luật có quy định Trong trường hợp phải thuê công ty tư vấn, phí trả cho công ty tư vấn sẽ do Eximbank và khách hàng thỏa thuận giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Đối với các hồ sơ vay ngoài thẩm quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh Eximbank thì Giám đốc chi nhánh đề nghị họp Hội đồng tín dụng chi nhánh để quyết định (nếu thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc gửi tờ trình và hồ sơ về Hội sở trung ương để Tổng giám đốc quyết định về việc cho vay (nếu thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc) hoặc Tổng giám đốc đề nghị họp Hội đồng tín dụng hội sở để quyết định việc cho vay (nếu thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng hội sở). 2.2.2. Các hình thức tín dụng nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội Hiện nay, các khoản cho vay nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội chiếm gần 70% doanh số cho vay dưới các hình thức khác nhau. Tại Eximbank Hà Nội cũng áp dụng các hình thức tín dụng nhập khẩu như đã trình bày ở nội dung chương trước, nhưng tập trung chủ yếu vào ba hình thức phổ biến là cho vay mở L/C và cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. 2.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Eximbank Hà Nội xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. 2.2.2.2. Căn cứ vào đồng tiền tài trợ nhập khẩu Nội tệ: hoạt động tài trợ nhập khẩu bằng VNĐ chiếm tỷ lệ rất nhỏ tại Eximbank Hà Nội, chủ yếu được sử dụng để tài trợ trong nước. Ngoại tệ: Eximbank Hà Nội thực hiện hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu bằng đồng ngoại tệ, trong đó phần lớn là bằng USD. Hiện nay, ngoài tài trợ bằng USD ngân hàng còn thực hiện tài trợ bằng đồng EUR và JPY. 2.2.2.3. Căn cứ vào phương thức thanh toán Hiện nay, cho vay tài trợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu: Cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập, D/P nhập và T/T. Sau đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể các hình thức này. Cho vay mở L/C Như đã trình bày ở nội dung trước, cho vay mở L/C là một hình thức tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Tuỳ thuộc vào các loại L/C khác nhau mà ngân hàng có những quy định riêng về mở L/C. Khi quyết định mở L/C, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tổng số tiền mở L/C. Eximbank Hà Nội thường áp dụng tỷ lệ ký quỹ trong khoảng từ 10-100%, tuỳ theo từng loại khách hàng, từng loại L/C và căn cứ trên cơ sở các quy định của Nhà nước. Tiền ký quỹ được coi là vốn tự có mà khách hàng và do vậy khách hàng phải tự lo để ký quỹ thông thường là bằng VNĐ. Đơn vị vay vốn nộp số tiền này vào tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Eximbank Hà Nội, sau đó làm đơn xin mua ngoại tệ gửi cho ngân hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xem xét và bán lượng ngoại tệ tương ứng cho đơn vị và chuyển số tiền này vào tài khoản ký quỹ mở L/C. Nhìn chung cho vay mở L/C trong trường hợp doanh nghiệp mở L/C ký quỹ dưới 100%, số tiền còn lại doanh nghiệp vay Eximbank Hà Nội. Quy trình được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ (bao gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn), kiểm tra hồ sơ, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung nếu thiếu. Bước 2: Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ, nếu dư nợ của doanh nghiệp >10 tỷ thì cán bộ tín dụng phải trình Hội đồng tín dụng chi nhánh Eximbank Hà Nội; nếu dư nợ >30 tỷ thì phải trình Hội đồng tín dụng Hội sở quyết định. Bước 3: Cán bộ tín dụng chuyển trình Trưởng phòng Tín dụng - đầu tư ký. Sau đó gửi Phòng Thanh toán quốc tế và Phòng Kinh doanh ngoại tệ. Bước 4: Sau khi Phòng Thanh toán quốc tế xem xét, đồng ý mở L/C, Phòng Thanh toán quốc tế sẽ gửi cho Phòng Tín dụng - đầu tư 01 L/C gốc. Cán bộ tín dụng lưu hồ sơ gốc. Bước 5: Sau khi chứng từ về Ngân hàng, có 03 trường hợp xảy ra như sau: Trường hợp 1: cả 03 bộ chứng từ về ngân hàng - Ngân hàng kiểm tra xong chứng từ, ngân hàng thông báo cho đơn vị về những sai sót của bộ chứng từ + Nếu đơn vị đồng ý thanh toán, cán bộ tín dụng đóng dấu chấp nhận thanh toán + Nếu đơn vị không đồng ý thanh toán, cán bộ tín dụng đóng dấu không chấp nhận thanh toán - Nếu ngân hàng chưa kiểm tra xong chứng từ thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu Trường hợp 2: 2/3 bộ chứng từ về ngân hàng, 1/3 bộ chứng từ về đơn vị + Chứng từ về đơn vị, chưa về ngân hàng thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu + Nếu ngân hàng chưa kiểm tra xong chứng từ thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu Trường hợp 3: Chứng từ chưa về đơn vị, chưa về ngân hàng mà chỉ có 1 bản fax đến ngân hàng hoặc đơn vị hay hàng đã về rồi thì khách hàng làm 1 bảo lãnh nhận hàng. Khách hàng gửi tới ngân hàng một bộ hồ sơ gồm có + Đơn xin phát hành bảo lãnh nhận hàng + 02 mẫu bảo lãnh nhận hàng + Bản fax về chứng từ và 01 hồ sơ Hợp đồng tíndụng và khế ước Bước 7: Sau khi nhận được giấy chấp nhận thanh toán hoặc đơn xin ký hậu thì cán bộ tín dụng làm thủ tục nhận nợ. Bước 8: Cán bộ tín dụng tiến hành giải ngân Bước 9: Theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, đôn đốc trả nợ Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập Hình thức cho vay nhập khẩu này tại Eximbank Hà Nội bao gồm các hình thức chủ yếu sau: + Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do Eximbank Hà Nội phát hành. Đây là hình thức cho vay nhập khẩu phổ biến nhất tại Eximbank Hà Nội, chiếm tỷ trọng từ 80-90% tổng dư nợ trong nhiều năm qua. + Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do TCTD khác phát hành. + Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo theo phương thức thanh toán khác như D/P và T/T. Quy trình thực hiện cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập đối với các hình thức này cũng tương tự như quy trình cho vay của Ngân hàng đã được trình bày ở nội dung trước. Riêng đối với cho vay thanh toán D/P thì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ mà chỉ thông báo cho khách hàng về việc nhận được bộ chứng từ. 2.2.2.4. Bảo lãnh Hiện nay, Eximbank Hà Nội đang thực hiện một số loại hình bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu sau: Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thanh toán Quy trình thực hiện nghiệp vụ này tại Eximbank Hà Nội cũng tương tự như quy trình chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác. Tại Eximbank Hà Nội, tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp phải nằm trong khung tỷ lệ được phép là tổng dư nợ vay vốn bảo lãnh không quá 10% vốn tự có của Eximbank Hà Nội. Trong trường hợp, doanh nghiệp xin bảo lãnh và ký quỹ bằng tiền đủ 100% là bao nhiêu thì Eximbank Hà Nội bảo lãnh bấy nhiêu theo yêu cầu không giới hạn. Doanh nghiệp xin Eximbank Hà Nội bảo lãnh phải nộp ký quỹ tối thiểu là 5% giá trị bảo lãnh. Đối với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp phải ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh. Nếu ký quỹ không đủ 100% thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định. 2.2.2.5. Căn cứ vào hình thức cho vay nhập khẩu Căn cứ vào hình thức cho vay nhập khẩu thì tại Eximbank Hà Nội mới chỉ áp dụng một hình thức cho vay nhập khẩu là cho vay từng lần đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Theo quy định chung của Ngân hàng nhà nước và quy định của Eximbank thì mức cho vay tối đa đối với một doanh nghiệp nhập khẩu không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng (hiện nay là khoảng 105 tỷ đồng). Eximbank Hà Nội nên áp dụng thêm các hình thức cho vay nhập khẩu khác nhằm đa dạng các hình thức cho vay nhập khẩu đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu tài trợ nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu. 2.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội Trong thời gian qua, Eximbank Hà Nội đã hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực tín dụng và hoạt động tín dụng nhập khẩu cũng không nằm ngoài sự thành công đó. Eximbank Hà Nội được đánh giá là ngân hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu vì hoạt động tài trợ chủ yếu của ngân hàng là tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Tình hình cụ thể như sau: Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng nhập khẩu của Eximbank Hà Nội đều tăng qua các năm: doanh số cho vay nhập khẩu năm 2005 đạt 2.901.233 triệu đồng, tăng 99,19% so với năm 2004; doanh số thu nợ cũng tăng rất nhiều, 101,02% so với năm 2004. Song song với công tác huy động vốn, ngân hàng đã tích cực trong công tác sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất do đó làm cho dư nợ cho vay liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2005, dư nợ cho vay nhập khẩu đạt 679.370 triệu đồng, tăng 20,24% so với năm 2004. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về họat động tín dụng nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội. Bảng 3: Một số chỉ tiêu cho vay nhập khẩu qua các năm tại Eximbank Hà Nội Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- so với năm trước (%) 04/03 05/04 Doanh số cho vay NK 1.242.910 1.456.506 2.901.233 7,19 99,19 Doanh số thu nợ NK 1.092.307 1.386.384 2.786.892 6,92 101,02 Dư nợ cho vay NK 494.907 565.029 679.370 4,17 20,24 (Nguồn: Phòng Tín dụng & đầu tư Eximbank Hà Nội) 2.2.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay nhập khẩu Eximbank Hà Nội xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Bảng 4: Cho vay nhập khẩu căn cứ vào thời hạn tại Eximbank Hà Nội Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2003 % Năm 2004 % Năm 2005 % Ngắn hạn 372.552 75,28 457.806 81.02 509.183 74,95 Trung, dài hạn 122.355 24,72 107.223 18,98 170.187 25,05 Tổng dư nợ 494.907 100 565.029 100 679.370 100 (Nguồn: Phòng Kế toán Eximbank Hà Nội) Eximbank Hà Nội tài trợ ngắn hạn là chủ yếu, tỷ lệ tài trợ này luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài trợ. Nguyên nhân là vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn, các dự án trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương án hoặc dự án mang tính khả thi cao. Bên cạnh đó, hiện nay Eximbank Hà Nội vẫn chưa triển khai nhiều hình thức cho vay nhập khẩu trung và dài hạn nhằm phục vụ cho nhu cầu tài trợ trung và dài hạn của doanh nghiệp nhập khẩu. Trong năm 2005, dư nợ cho vay nhập khẩu ngắn hạn đạt 509.183 triệu đồng, chiếm 74,95% tổng dư nợ cho vay nhập khẩu, tăng 11,22% so với năm 2004. Trong khi đó, dư nợ cho vay nhập khẩu trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng dư nợ cho vay nhập khẩu. Do đó, ngân hàng nên có kế hoạch để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp nhập khẩu. 2.2.3.2. Căn cứ vào đồng tiền cho vay nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội Cũng như các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Eximbank Hà Nội thực hiện cho vay với khách hàng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Tại Eximbank Hà Nội, trong hoạt động tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu thì tài trợ bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là đồng USD. Còn tài trợ bằng đồng VN chủ yếu sử dụng tài trợ trong nước. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay qua các năm đều có sự gia tăng đáng kể, năm 2005 Eximbank Hà Nội ngoài tài trợ nhập khẩu bằng USD và EUR còn có tài trợ bằng JPY. Chính sự mở rộng như vậy đã góp phần đa dạng loại ngoại tệ tài trợ và làm cho các chỉ tiêu tăng lên đáng kể. Tình hình cho vay nhập khẩu căn cứ vào đồng tiền cho vay được thống kê cụ thể ở bảng dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó. Eximbank Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu để nhập hàng hóa, trong đó USD chiếm tỷ lệ lớn nhất. Doanh số cho vay USD đạt 103.526.035 USD, tăng 77,13% so với năm 2004. Tiếp đến là nhu cầu EUR, doanh số cho vay đạt 1.369.663 EUR, tăng 32.24% so với năm 2004. Trong năm 2005, Eximbank Hà Nội còn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ bằng JPY cho các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh số cho vay nhập khẩu bằng ngoại tệ này cũng đạt giá trị khá lớn là 34.155.271 JPY. Bảng 5: Cho vay nhập khẩu căn cứ vào đồng tiền cho vay Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1) Doanh số cho vay 1.242.910 1.456.506 2.901.233 VNĐ 350.369 512.327 1.224.236 USD 55.151.361 58.445.831 103.526.035 Quy đổi ra VNĐ 862.843 921.983 1.647.617 EUR 1.555.344 1.035.745 1.369.663 Quy đổi ra VNĐ 29.698 22.196 24.768 JPY 34.155.271 Quy đổi ra VNĐ 4.612 2) Doanh số thu nợ 1.092.307 1.386.384 2.786.892 VNĐ 283.298 1.077.489 1.239.367 USD 50.236.242 17.371.121 95.490.561 Quy đổi ra VNĐ 785.946 274.029 1.519.732 EUR 1.207.861 1.626.982 1.350.149 Quy đổi ra VNĐ 23.063 34.866 24.415 JPY 25.017.537 Quy đổi ra VNĐ 3.378 3) Dư nợ cho vay 494.907 565.029 679.370 VNĐ 196.156 USD 18.125.429 59.200.139 67.235.613 EUR 794.941 203.704 223.218 JPY 9.137.734 (Nguồn: Phòng Tín dụng & đầu tư Eximbank Hà Nội) 2.2.3.3. Căn cứ vào phương thức thanh toán Như đã trình bày ở trên, hiện nay cho vay tài trợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu: Cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập, D/P nhập và T/T. Trong đó, cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập là hình thức phổ biến nhất, luôn đạt giá trị lớn nhất trong các hình thức tài trợ nhập khẩu của ngân hàng. Tổng giá trị thanh toán của các hình thức thanh toán này đều tăng qua các năm, cụ thể là: năm 2003 đạt 61.993,78 ngàn USD, năm 2004 tăng lên đạt 69.739,63 ngàn USD và năm 2005 tăng lên đạt 98.182,45 ngàn USD, tăng 40,78% so với năm 2004. Bảng 6: Thanh toán nhập khẩu theo các phương thức thanh toán tại Eximbank Hà Nội Đơn vị tính: Ngàn USD Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. L/C 50.263,66 56.099,22 76.824,48 2. D/P 3.222,35 3.425,15 1.887,3 3. T/T 8.507,77 10.215,26 19.470,67 Tổng giá trị thanh toán 61.993,78 69.739,63 98.182,45 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Eximbank Hà Nội) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI Qua thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội trong các năm qua như đã trình bày ở nội dung trước, sau đây ta sẽ đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng này về các mặt: kết quả đã đạt được và những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đó. 2.3.1. Những kết quả đạt được Như bảng số liệu về các chỉ tiêu cho vay nhập khẩu qua các năm tại Eximbank Hà Nội, ta thấy rằng doanh số cho vay nhập khẩu, doanh số thu nợ nhập khẩu, dư nợ cho vay nhập khẩu qua các năm đều tăng, đặc biệt là trong năm 2005. Sở dĩ, Eximbank Hà Nội đạt được thành công như vậy là vì thời gian qua các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả. Quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn được thực hiện một cách nghiêm túc, nhanh chóng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, các cán bộ tín dụng cũng thường xuyên nhắc nhở, đốn đốc doanh nghiệp trả nợ khi đến hạn thanh toán. 2.3.1.1.Về doanh số cho vay nhập khẩu Năm 2005, doanh số nhập khẩu đạt 2.901.233 triệu đồng, tăng 99,19% so với năm 2004. Doanh số cho vay lớn chứng tỏ rằng Eximbank Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vốn cho rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là nhu cầu ngắn hạn. Eximbank Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu để nhập hàng hóa, trong đó USD chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là EUR và JPY. Qua đó có thể thấy rằng: chính sách thu hút khách hàng, chăm sóc khách hàng đã được Eximbank Hà Nội thực hiện một cách có hiệu quả, đã thu hút được số lượng khách hàng lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu đến với ngân hàng. Mặc dù doanh số cho vay nhập khẩu qua các năm đều tăng song xét trên tổng doanh số cho vay của Eximbank Hà Nội thì doanh số cho vay nhập khẩu lại có xu hướng giảm dần từng ít một. Cụ thể như sau: năm 2003, doanh số cho vay nhập khẩu chiếm 74,59% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, đến năm 2004 thì doanh số cho vay nhập khẩu chiếm 71,51% và đến năm 2005 doanh số cho vay nhập khẩu chiếm 68,22%. Sở dĩ có sự giảm dần doanh số cho vay nhập khẩu như vậy là vì Eximbank Hà Nội đang có định hướng mở rộng cho vay xuất khẩu nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của kinh tế đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy tỷ lệ cho vay nhập khẩu giảm dần so với tổng doanh số cho vay nhưng điều đó không có nghĩa là chất lượng cho vay nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội là không tốt. 2.3.1.2. Về doanh số thu nợ nhập khẩu Cũng như chỉ tiêu doanh số cho vay nhập khẩu, doanh số thu nợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội cũng đều tăng qua các năm và đạt giá trị khá lớn. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 2.786.892 triệu đồng, tăng 101,02% so với năm 2004. Trong đó, doanh số thu nợ USD cũng là lớn nhất trong các loại ngoại tệ mà ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp ( đạt 95.490.561USD) và tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Doanh số thu nợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội có giá trị khá lớn chứng tỏ độ an toàn của các khoản cho vay nhập khẩu của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhập khẩu là khá cao, hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.3.1.3. Dư nợ cho vay nhập khẩu Doanh số cho vay nhập khẩu tăng khá nhiều và doanh số thu nợ nhập khẩu cũng tăng làm cho dư nợ cho vay nhập khẩu cũng tăng khá nhiều. Trong năm 2005, dư nợ cho vay nhập khẩu đạt 679.370 triệu đồng, tăng 20,24% so với năm 2004. Trong đó, dư nợ cho vay nhập khẩu ngắn hạn đạt 509.183 triệu đồng, chiếm 74,95% tổng mức dư nợ cho vay nhập khẩu. Dư nợ cho vay nhập khẩu bằng USD đạt 67.235.613 USD, tăng 13,57% so với năm 2004; dư nợ cho vay nhập khẩu bằng EUR đạt 223.218 EUR và dư nợ cho vay nhập khẩu bằng JPY là 9.137.734 JPY. 2.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng nhập khẩu Tỷ lệ nợ quá hạn của Eximbank Hà Nội có sự giảm dần qua các năm, đặc biệt là trong năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm rất nhiều so với các năm trước đạt 1,8%. Hoạt động cho vay nhập khẩu đã có sự đóng góp quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau: Nợ quá hạn trong năm 2005 đã giảm rõ rệt so với hai năm trước. Năm 2003 nợ quá hạn là 60.527 triệu đồng, năm 2004 đã giảm xuống còn 46.954 triệu đồng và năm 2005 là 10.191 triệu đồng. Nợ quá hạn cho vay nhập khẩu giảm đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay nhập khẩu cũng giảm theo hướng tích cực. Năm 2003, tỷ lệ này đang ở mức khá cao 12,23% đến năm 2004 đã giảm xuống còn 8,31% và đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn là 1,5%. Bảng 7: Nợ quá hạn cho vay nhập khẩu và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội qua các năm Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 NQH cho vay NK (triệu VNĐ) 60.527 46.954 10.191 NQH/ Tổng dư nợ cho vay NK (%) 12,23 8,31 1,5 (Nguồn: Phòng Kế toán Eximbank Hà Nội) Đây là một sự thành công lớn của Eximbank Hà Nội trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng nhập khẩu nói riêng. Trong năm 2005, doanh số thu nợ lớn đã làm cho nợ quá hạn giảm đáng kể dẫn đến chất lượng tài trợ nhập khẩu tốt, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 2.3.1.5. Hệ số an toàn tín dụng nhập khẩu Trong năm qua, Eximbank đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng đã làm cho vốn chủ sở hữu của Eximbank tăng lên một cách đáng kể. Eximbank Hà Nội cũng không nằm ngoài sự kiện đó, vốn chủ sở hữu của Eximbank Hà Nội cũng đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước. Vốn chủ sở hữu tăng, tổng dư nợ cho vay nhập khẩu cũng tăng vậy thì hệ số an toàn tín dụng nhập khẩu sẽ như thế nào? Năm 2003, hệ số an toàn cho vay nhập khẩu là 23%, năm 2004 hệ số này là 27,4% và năm 2005 đã tăng lên 35,15%. Sỡ dĩ có sự tăng lên hàng năm của hệ số an toàn cho vay nhập khẩu là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu (năm 2005 tăng 54,26% so với năm 2004) nhiều hơn sự tăng lên của tổng dư nợ cho vay nhập khẩu (năm 2005 tăng 20,24% so với năm 2004). Hệ số an toàn tín dụng nhập khẩu cao chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng tài trợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội cũng cao, khả năng gặp rủi ro là rất nhỏ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như đã được trình bày ở trên thì hoạt động tín dụng nhập khẩu của Eximbank Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này đã có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nhập khẩu nói riêng. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu xem những hạn chế đó là gì và nguyên nhân của những hạn chế đó để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế Mặc dù các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ nhập khẩu là khá lớn như doanh số cho vay nhập khẩu, doanh số thu nợ nhập khẩu, dư nợ cho vay nhập khẩu... nhưng các hình thức tài trợ nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng và phong phú, nhất là các hình thức tài trợ nhập khẩu trung và dài hạn. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu tài trợ trung và dài hạn của các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng tài trợ nhập khẩu đó là chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hai là, tín dụng nhập khẩu đầu tư dàn trải, chất lượng thấp. Hầu hết các doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập hàng nhưng khi bán hàng lại thu bằng nội tệ nên hoàn trả vay ngân hàng bằng đồng nội tệ, gây khó khăn cho ngân hàng về nguồn ngoại tệ. Ba là, mặc dù các chỉ tiêu có sự tăng trưởng qua các năm nhưng sự tăng trưởng này có tính chất không ổn định và bền vững. Chính sự tăng trưởng không ổn định và bền vững như vậy đã làm cho chất lượng tín dụng tài trợ nhập khẩu mặc dù khá tốt trong các năm đó nhưng thực chất lại không ổn định, bền vững. Bốn là, cơ cấu nợ còn tập trung vào một số khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng, số lượng khách hàng mới không nhiều. Nếu nhóm khách hàng này giảm hoặc họ không quan hệ với ngân hàng nữa thì ngân hàng sẽ có sự giảm mạnh về doanh số cho vay và dư nợ tín dụng nhập khẩu. Từ đó chất lượng tín dụng cũng giảm theo. Năm là, hệ thống mạng lưới chi nhánh của Eximbank Hà Nội còn rất mỏng. Do đó, chưa thu hút được nhiều khách hàng hoặc khách hàng muốn quan hệ với ngân hàng có thể sẽ e ngại vì địa điểm giao dịch khá xa so với họ trong khi các ngân hàng khác ở địa điểm gần hơn ( như Ngân hàng ngoại thương chẳng hạn). Sáu là, Eximbank Hà Nội cũng như hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói chung mặc dù có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng trong mấy năm gần đây, song so với hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh thì còn rất nhỏ bé. Uy tín cũng như chất lượng hoạt động tín dụng nói chung cũng bằng các ngân hàng đó. Có thể nói đây là một hạn chế lớn của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có Eximbank Hà Nội. Trên đây là những hạn chế trong hoạt động tín dụng nhập khẩu của Eximbank Hà Nội. Vậy thì nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân khách quan Một là, môi trường pháp lý chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ, các văn bản pháp luật còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Hệ thống văn bản hướng dẫn cơ chế nghiệp vụ và chế độ thể lệ chậm ban hành, thiều đồng bộ. Một số văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chậm thay đổi, không phù hợp với thực tiễn kinh doanh và cơ chế thị trường.Điều này làm cho cán bộ tín dụng rất khó khăn trong việc thực hiện và xử lý những tình huống phát sinh trong hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng. Hai là, vẫn còn hiện tượng phân biệt đối xử với ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng thương mại cổ phần không có nhiều ưu đãi như các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần ở thế yếu trong cạnh tranh. Từ đó dẫn đến chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần không tốt như ở các ngân hàng nhà nước là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ba là, nguyên nhân phát sinh từ phía doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nhìn chung chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chưa có sự tính toán hợp lý và dự báo một cách chính xác nhu cầu thị trường. Do đó, chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân hàng đối với các doanh nghiệp có thể sẽ không tốt. Bốn là, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng liên doanh với nước ngoài cũng như các ngân hàng nước ngoài trên đất nước ta trong tiến trình mở cửa của lĩnh vực tài chính - tiền tệ cũng có phần hạn chế chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có Eximbank Hà Nội. Vì các ngân hàng này có lợi thế về vốn, trình độ quản lý và công nghệ. Ngoài những nguyên nhân khách quan như đã đề cập ở trên thì còn có những nguyên nhân phát sinh từ phía ngân hàng. Những hạn chế của ngân hàng chủ yếu phát sinh từ những nguyên nhân này. Nguyên nhân chủ quan thuộc về phía Eximbank Hà Nội Thứ nhất, nguồn vốn huy động của ngân hàng như đã đề cập ở nội dung trên vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, do đó chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu về vốn trung và dài hạn mà chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu đó của các doanh nghiệp. Nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu song vẫn chưa có nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng nên lượng vốn huy động được vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân thứ hai là, hoạt động marketing của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Eximbank Hà Nội chưa có những biện pháp để khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Ngân hàng vẫn còn tâm lý chờ đợi khách hàng đến với mình chứ chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng. Mặt khác, Eximbank Hà Nội mới chỉ quan tâm đến nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với ngân hàng mà chưa chú trọng đến việc thu hút những khách hàng mới, nhóm khách hàng này hiện đang bỏ ngõ - đây là nhóm khách hàng có thể đem lại cho ngân hàng doanh số nhiều hơn. Nguyên nhân thứ ba là, công việc của các cán bộ tín dụng thực sự rất phức tạp và vất vả, mức chịu trách nhiệm cao. Với khối lượng công việc lớn như vậy, cán bộ tín dụng không có điều kiện nhiều để thu thập đầy đủ thông tin về thị trường cũng như thông tin về khách hàng để phục vụ cho công tác phân tích, dự báo. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn chưa có chính sách ưu đãi dành cho cán bộ tín dụng để họ có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Nguyên nhân thứ tư là, xu hướng phát triển hiện nay của các ngân hàng thương mại theo hướng đa năng nên các cán bộ tín dụng không thể có điều kiện tìm hiểu những thông tin cũng như kiến thức của tất cả các ngành nghề hoặc lĩnh vực mà ngân hàng tài trợ cho khách hàng. Nguyên nhân thứ năm là, uy tín của các ngân hàng thương mại Việt Nam về hoạt động thanh toán quốc tế đối với khách hàng trong và ngoài nước còn thấp. Các khách hàng thường có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương, còn các ngân hàng thương mại khác thì do trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế còn hạn chế nên khách hàng rất e dè khi đặt mối quan hệ giao dịch. Mặt khác, các ngân hàng thương mại này lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp thị, quảng cáo về chức năng, khả năng hoạt động của ngân hàng mình, chưa tạo ra được hình ảnh sâu rộng ở trong và ngoài nước. Do vậy, khách hàng không biết đến ngân hàng và e ngại thanh toán tại đây, nhất là đối với khách hàng nước ngoài. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Phương hướng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới Mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001- 2010 được nêu trong văn kiện Đại hội của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 là: “ Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ về nhập khẩu chú trọng về công nghệ phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và kinh tế các nước khác trong khu vực”. Trên cơ sở định hướng cơ bản của công tác xuất nhập khẩu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra như trên thì riêng hoạt động nhập khẩu có định hướng như thế nào trong thời gian tới? Định hướng nhập khẩu hiện nay của nước ta là hướng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng hóa trong nước đã sản xuất được để tập trung ngoại tệ cho nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Với phương án mục tiêu tăng trưởng ổn định 10%/ năm, định hướng cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam như sau: tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm nhóm 1 và các sản phẩm nhóm 2 (nhóm hàng tư liệu sản xuất chủ yếu là: máy móc, thiết bị, công nghệ và vật tư nguyên liệu sản xuất) là 10% và 15% trong giai đoạn 2001 - 2010 và sẽ tăng lên 15% và 20% trong giai đoạn 2011 - 2020; giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm nhóm 3 (sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải) từ 75% trong giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 65% trong giai đoạn 2011 - 2020. Số liệu này được thể hiện cụ thể như sau: Định hướng chiến lược cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt Nam đến 2020 Đơn vị tính: % 2001 - 2010 2011- 2020 1. Xuất khẩu 100 100 Sản phẩm nhóm 1 20 20 Sản phẩm nhóm 2 30 20 Sản phẩm nhóm 3 50 60 2. Nhập khẩu 100 100 Sản phẩm nhóm 1 10 15 Sản phẩm nhóm 2 15 20 Sản phẩm nhóm 3 75 65 (Nguồn: Viện kinh tế thế giới) Tại sao nước ta lại đề ra định hướng nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu? Sở dĩ như vậy là vì đất nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi nhiều ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Cho nên, để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ về phát triển đất nước, nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam như: dệt may, sản xuất giày dép, sản phẩm từ da, sản xuất hàng điện tử, máy tính... vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu. 3.1.2. Phương hướng hoạt động tín dụng nhập khẩu của Eximbank Hà Nội Theo định hướng phát triển chung của đất nước, hoạt động tín dụng nhập khẩu của Eximbank Hà Nội trong thời gian tới cũng sẽ tập trung đầu tư như sau: Đối với nhập khẩu máy móc, thiết bị bao gồm cả đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, thủy nông... ngân hàng khai thác nguồn vốn trung và dài hạn nước ngoài bằng các giải pháp mở rộng nghiệp vụ vay và bảo lãnh vay vốn nước ngoài đối với tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả các dự án nhập khẩu thiết bị, công nghệ cần phải chuẩn bị đủ khối lượng tín dụng đối ứng trong nước, tối thiểu bằng 30% giá trị thiết bị. Đối với nhập khẩu vật tư nguyên liệu sản xuất thì tín dụng ngân hàng cần tập trung khai thác các nguồn vốn ngắn hạn trong và ngoài nước để cho vay nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm này chủ yếu là đối với sản xuất nông nghiệp: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp..., đối với sản xuất công nghiệp: nguyên, nhiên, vật liệu... Bên cạnh việc sẽ giảm tỷ lệ tài trợ nhập khẩu nhằm tăng cường hoạt động tín dụng xuất khẩu, Eximbank Hà Nội cũng sẽ tiến hành nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩu, nâng cao uy tín của mình trong hoạt động tín dụng nhập khẩu. 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên lĩnh vực ngân hàng - tài chính buộc các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải có sự đầu tư và đổi mới hoạt động kinh doanh của mình trên tất cả các mặt. Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu cũng vậy. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội. 3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức tài trợ Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và qua đó từng bước nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu, Eximbank Hà Nội nên áp dụng một số hình thức cho vay khác nhằm đa dạng hoá các hình thức cho vay và hoàn thiện hơn cơ chế tín dụng. Hiện nay tại Eximbank Hà Nội mới chỉ áp dụng một hình thức cho vay là cho vay từng lần. Trước mắt, ngân hàng có thể nghiên cứu áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và xa hơn nữa ngân hàng có thể cho khách hàng vay theo phương thức cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ đối với những khách hàng quen thuộc, có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh. Nếu phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng tại Eximbank Hà Nội sẽ giảm bớt được thủ tục hành chính cho khách hàng, phát triển quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Đối với phương thức cho vay theo phuơng thức đồng tài trợ, ngân hàng cần xúc tiến thực hiện cho vay đồng tài trợ theo các dự án xuất nhập khẩu với các tổ chức tài chính khác. Sử dụng phương thức cho vay này một mặt sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng do có nhiều thành viên cùng tham gia thẩm định tín dụng, vận dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm khác nhau trong cho vay, mặt khác cũng giúp cho khách hàng có đủ vốn trong trường hợp dự án cần vốn lớn vượt ngoài khả năng cũng như quy định trong cho vay của ngân hàng. 3.2.2. Hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu Nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản, nhanh chóng, chính xác và đáp ứng kịp thời nhu cầu tài trợ của khách hàng, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Eximbank Hà Nội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng: Phải xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra. 3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ và có quan hệ mật thiết với nhau. Có huy động được nhiều vốn thì ngân hàng mới có khả năng tài trợ được nhiều cho nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo đầu vào cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng, đảm bảo cung ứng vốn cho các doanh nghiệp. Qua những nội dung phân tích ở chương trước ta có thể thấy, vốn mà Eximbank Hà Nội huy động được hàng năm chưa phản ánh hết tiềm năng của ngân hàng. Hơn thế nữa, phần lớn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, vốn kỳ hạn và nhất là vốn trên 1 năm rất ít. Các hình thức huy động vốn mà ngân hàng sử dụng còn đơn điệu, chưa phong phú tạo nên sự vượt trội khác biệt so với những ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng địa bàn. Vì thế ngân hàng thường chỉ cho vay trung hạn (với thời hạn chủ yếu là 01- 03 năm nhỏ hơn thời hạn mà NHNN quy định là từ 01- 05 năm), còn với những khoản cho vay có thời hạn trên 03 năm thì chỉ khi nào ngân hàng xác định được nguồn thì mới cho vay. Tăng cường huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành bằng trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi sẽ tạo điều kiện tiền đề cho ngân hàng tham gia một cách tích cực vào thị trường chứng khoán của Việt Nam. Trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi mà ngân hàng phát hành có thể được dùng vào thế chấp, cầm cố để vay vốn tại ngân hàng. Và đối với những khách hàng này Eximbank Hà Nội sẽ có những chính sách ưu đãi hơn, đặc biệt là về lãi suất tiền vay. Tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, với các tổ chức tài chính quốc tế. Đây là một trong những lợi thế của Eximbank Hà Nội được phát huy, nó sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng vốn ngoại tệ một cách nhanh chóng và thuận tiện phục vụ tốt cho nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 3.2.4. Đào tạo nhân lực Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng là vấn đề luôn được các cấp ngân hàng thương mại quan tâm và đã giảm đáng kể rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tinh thần trách nhiệm lớn. Do đó, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng, Eximbank Hà Nội cần thực hiện những công việc sau: Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thực hiện qua sát hạch, phải qua đào tạo đại học. Có như vậy, ngân hàng mới lựa chon được đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được đi học để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích, đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án theo phương pháp hiện đại. Ngoài ra, nâng cao khả năng thu thập thông tin từ khách hàng bằng việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh giá tâm lý, thiện chí trả nợ của khách hàng của cán bộ tín dụng. Qua đó, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing Ngày nay, Marketing đã trở thành triết lý kinh doanh không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực trong đó có ngân hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thì: sản phẩm mang tính đơn điệu, đồng nhất, ít có sự khác biệt giữa các sản phẩm của các ngân hàng khác nhau... do đó, việc áp dụng hoạt động Marketing trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo cao mới có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Khách hàng và chiến lược khách hàng là một nội dung quan trọng trong hoạt động Marketing của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh việc tiếp tục quan hệ với khách hàng truyền thống. Có rất nhiều biện pháp mà Eximbank Hà Nội nên tiến hành để thực hiện tốt công tác này. Cụ thể như sau: Quảng cáo Mục đích của quảng cáo là quảng bá hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng của ngân hàng; giới thiệu các nghiệp vụ, sản phẩm, dịch vụ cùng chất lượng, tiện ích đi kèm của ngân hàng dành cho khách hàng... Cách thức tiến hành quảng cáo cũng được thực hiện hết sức đa dạng và phong phú, đó là: trên tạp chí, báo in, báo điện tử, trang web của ngân hàng, trên các thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình... Vì vậy, ngân hàng cần phải chú trọng xây dựng trang web của ngân hàng một cách có hiệu quả, chú trọng đến chất lượng của trang web để khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và đầy đủ. Hội nghị khách hàng Ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo, tập huấn, hội nghị chuyên đề với khách hàng. Qua đó giới thiệu, thông tin cho khách hàng những nội dung mà ngân hàng thấy cần chuyển tải trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng. Thông qua đó cũng tạo sự gắn bó, gần gũi, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Các hoạt động khác Ngân hàng có thể tiến hành nhiều hoạt động khác theo mục tiêu của Marketing như tặng quà lưu niệm cho khách hàng, tung ra các chương trình khuyến mại tặng quà và trao giải thưởng, tổ chức giai lưu văn hóa, văn nghệ... để xây dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. 3.2.6.Tăng cường đầu tư vào công nghệ ngân hàng Trước sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì yếu tố quyết định thắng lợi là áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Công nghệ càng hiện đại thì càng giúp ngân hàng thu thập được nhiều thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, giúp ngân hàng ra các quyết định kịp thời, đúng đắn. Có lẽ thách thức phổ biến nhất mà các ngân hàng thương mại phải đương đầu trên thị trường tài chính quốc tế là yêu cầu về đầu tư công nghệ . Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, thể hiện ở chỗ: tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ, tập trung và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh. 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Hội sở chính Eximbank Việt Nam Để mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đề nghị Hội sở Trung ương nên có những giải pháp thích hợp nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống một cách có hiệu quả nhất, tập trung vốn cho chi nhánh có triển vọng làm ăn có hiệu quả đang cần vốn. Từng bước cải thiện các thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, dễ thực hiện nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt là quy chế miễn giảm lãi và quy chế xử lý nợ rủi ro, các văn bản quy định chi tiết trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Hội sở Trung ương nên cấp nhiều chỉ tiêu học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho chi nhánh hơn nữa, tránh tình trạng cán bộ trên Trung ương được cử đi học nhiều lại chỉ làm công tác quản lý trong khi những nhân viên giao dịch với khách hàng hàng ngày lại ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên sẽ giúp cho họ có được những xử trí linh hoạt hơn đối với các tình huống có thể xảy ra. Qua đó nâng cao trình độ thẩm định ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn do năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Sau khi ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục triển khai cho ra đời quy chế tín dụng riêng về tài trợ nhập khẩu của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với hoạt động của các ngân hàng nhằm cảnh báo và đề ra những biện pháp khắc phục vi phạm. Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế. Về chính sách lãi suất: lãi suất phải được điều chỉnh sát với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và tỷ lệ lạm phát. Trên cơ sở lãi suất của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại định ra mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện cụ thể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần giảm lãi suất cho vay đối với VNĐ (từ đó giảm dần lãi suất huy động tiết kiệm) sao cho chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và ngoại tệ không quá lớn. Nếu chênh lệch đó quá lớn sẽ dẫn đến sự không công bằng giữa các doanh nghiệp nhập khẩu được vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu sẽ có ưu đãi quá nhiều trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu khác vay tiền đồng Việt Nam với lãi suất cao hơn. 3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính Xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy mạnh nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập, từ thực trạng của chính sách thuế nhập khẩu hiện hành, trong giai đoạn mới việc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu Bộ Tài chính cần sửa đổi như sau: Một là, cần xây dựng các mức bảo hộ khác nhau cho các ngành sản xuất. Về lâu dài chính sách thuế nhập khẩu chỉ xây dựng từ 2 đến 3 mức độ bảo hộ tuỳ theo yêu cầu và chiến lược phát triển ngành sản xuất đó. Hai là, giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất. Hiện nay, nước ta có 25 mức thuế nhập khẩu và mức cao nhất là 60%. Để phù hợp với yêu cầu hội nhập, biểu thuế nhập khẩu nên giảm xuống 17 mức thuế. Đồng thời mức thuế cao nhất là 60% cũng được giảm xuống còn 50%. Ba là, biểu thuế nhập khẩu phải phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta đã và sẽ cam kết thực hiện. 3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ Chính phủ cần xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý để phát huy được những thế mạnh của đất nước ta trong quá trình hội nhập. Chính sách xuất nhập khẩu trước hết phải gắn với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm cân đối cung cầu và dự trữ hàng hóa. Chính phủ phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, minh bạch, không có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc áp dụng các văn bản pháp luật này. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở những nội dung trên, về nhận thức cũng như về lý luận, nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng, giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro. Eximbank Hà Nội được xem là ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp nhập khẩu vì hoạt động tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn. Nhưng trong thời gian tới, hoà chung với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, Eximbank Hà Nội cũng sẽ tăng tỷ lệ tài trợ xuất khẩu, giảm tỷ lệ tài trợ nhập khẩu đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng nhập khẩu - đây là nội dung chính của chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề này một cách hoàn chỉnh song do trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô giáo hướng dẫn giúp đỡ để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Phong Châu cùng các anh chị Phòng Tín dụng và đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội) đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 33.doc
Tài liệu liên quan