Ngành nửa dây sống

i. Phân lớp Nguyên thú: + Đặc điểm: • Lông mao và tuyến vú • Đẻ trứng • Lỗ huyệt • 1 số đặc điểm của bộ xương (đai ngực) giống với bò sát hình thú • Nhiễm sắc thể và tinh trung mang cả đặc điểm của bò sát và thú + 5 loài, phân bố ở Australia, New Guinea VD: thú mỏ vịt ii. Phân lớp Thú thực: + Phân thứ lớp Thú có túi: 7 bộ với 379 loài VD: gấu túi, sóc túi, chuột túi + Phân thứ lớp Thú có nhau: 19 bộ với 6015 loài • Bộ Chuột chù: chuột chù nhà • Bộ Dơi: dơi • Bộ Thú thiếu răng: thú ăn kiến, lười • Bộ Tê tê: tê tê, trút • Bộ Gặm nhấm: sóc, nhím, chuột

docx23 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngành nửa dây sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH NỬA DÂY SỐNG Hình thái Cơ thể hình giun, mềm, ngắn hoặc dài Cơ thể chia ra vòi, cổ và thân Dây sống Không phát triển Hệ thần kinh Có mầm của xoang thần kinh Hệ hô hấp Có các khe mang ở thành hầu Hệ tuần hoàn Hở Có túi tim, mạch lưng và mạch bụng Hệ bài tiết Không có thận chính thức Sinh sản Phân tính Sinh sản hữu tính hoặc vô tính Ấu trùng phát triển có biến thái Phân loại Lớp Mang ruột Lớp Mang lông Đặc điểm giống với Da gai và Dây sống: Sự hình thành hậu môn từ miệng phôi Sự phân cắt trứng theo kiểu phóng xạ Cách hình thành xoang cơ thể Đặc điểm giống với ngành Dây sống: Hầu thủng nhiều khe mang Có mầm của xoang thần kinh Có mầm dây sống Đặc điểm giống với Da gai: Giai đoạn sớm của sự phát triển phôi Hoạt động lấy nước và thải nước NGÀNH DÂY SỐNG Đặc điểm hình thái: Đối xứng 2 bên Cơ thể phân đốt, có 3 lá phôi Thể xoang phát triển Đuôi sau hậu môn, thường nhô ra quá lỗ hậu môn Cơ phân đốt Dây sống: Xuất hiện ở một số giai đoạn trong chu trình sống Hệ thần kinh: 1 dây thần kinh lưng hình ống Đầu trước của dây thần kinh phình to lên, hình thành não bộ Hệ hô hấp: Các túi hầu xuất hiện ở 1 số giai đoạn trong chu trình sống Ở các động vật sống dưới nước, túi hầu phát triển thành mang Rãnh nội tiêm: Ở mặt dưới vùng hầu, là nguồn gốc của tuyến giáp Hệ tuần hoàn: Kín Tim ở mặt bụng, có mạch máu lưng và bụng Hệ tiêu hoá: Hoàn chỉnh Bộ xương: Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương Đặc điểm hình thái Đối xứng 2 bên Cơ thể phân đốt, có 3 lá phôi Thể xoang phát triển Đuôi sau hậu môn, thường nhô ra quá lỗ hậu môn Cơ phân đốt Dây sống Xuất hiện ở một số giai đoạn trong chu trình sống Hệ thần kinh 1 dây thần kinh lưng hình ống Đầu trước của dây thần kinh phình to lên, hình thành não bộ Hệ hô hấp Các túi hầu xuất hiện ở 1 số giai đoạn trong chu trình sống Ở các động vật sống dưới nước, túi hầu phát triển thành mang Rãnh nội tiêm Ở mặt dưới vùng hầu, là nguồn gốc của tuyến giáp Hệ tuần hoàn Kín Tim ở mặt bụng, có mạch máu lưng và bụng Hệ tiêu hoá Hoàn chỉnh Bộ xương trong Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương 5 đặc điểm đăc trưng của động vật dây sống: Có dây sống: + Có cấu trúc hình que, chạy dọc từ đầu đến chân + Chức năng: nâng đỡ, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo Thần kinh trung ương hình ống, phần đầu hình thành não bộ: + Ống thần kinh lưng có nguồn gốc từ ngoại bì Thành hầu thủng nhiều khe mang: + Khe mang là lỗ thông giữa cơ thể và môi trường + Động vật có dây sống thấp: tồn tại suốt đời + Động vật có xương sống: biến mất, để lại 1 số di tích (VD: Amidan ở người) Rãnh nội tiêm: + Có khả năng tiết ra 1 loại hormone có gắn với I- - giống với tuyến giáp ở động vật có xương sống Đuôi luôn ở sau và nhô ra quá lỗ hậu môn: + Đuôi tính từ lỗ hậu môn về phía sau + Vai trò quan trọng: giữ thăng bằng, bơi (tinh trùng, cá,...) Phân loại: Phân ngành Đuôi sống: + Đặc điểm chung: Gồm 1 số ít loài động vật có dây sống phân bố ở biển Đời sống chuyên hoá định cư – giá thể Kích thước: 1 – 60 mm Là nhóm động vật chuyên hoá thoái hoá Có thể sống đơn độc hoặc sống tập đoàn + Đại diện: Hải tiêu: Đặc điểm Cơ thể Có cấu trúc cellulose giống thực vật Lõi rỗng, có bao Tunixin bên ngoài Thần kinh Thần kinh dạng hạch, chỉ có ở siphon hút và siphon thoát Giác quan Có nhiều tế bào cảm giác tập trung ở miệng (siphon hút) Cơ quan tiêu hoá và hô hấp Hầu thủng nhiều khe mang Là động vật ăn lỏng thụ động => lông nhung ở siphon hút quét thức ăn theo dòng nước Tuyến tiêu hoá Có túi gan có tác dụng tiết enzyme Hệ tuần hoàn Mạch lưng và mạch bụng => máu lưu thông theo 2 chiều Hệ bài tiết Số lượng quản cầu thận nhiều hơn sun dải, phân tán Sinh sản Là động vật lưỡng tính Sản phẩm sinh dục chín thoát ra ngoài theo siphon thoát + Ấu trùng và biến thái: Ấu trùng dạng nòng nọc, dài khoảng 0,5mm, có đủ 5 đặc điểm của động vật có dây sống Quá trình biến thái: Ấu trùng bơi tự do → Bám vào giá thể (đuôi ngắn lại, dây sống, ống thần kinh ngắn lại) → Trưởng thành (số lượng khe mang tăng lên, dây sống tiêu giảm) + Đa dạng: 3 lớp: Lớp Hải tiêu Lớp Có cuống Lớp Sanpơ Phân ngành Đầu sống: + Đặc điểm chung: Dây sống nằm ở đầu Ống thần kinh lưng Cơ phân đốt, nhiều lớp hình thành chữ V ngược Tế bào cảm giác rải rác dọc cơ thể, tập trung ở miệng, xúc tu; tế bào cảm giác ánh sáng (mắt Hesse) tập trung ở dọc ống thần kinh lưng Hầu thủng nhiều khe mang, rãnh bụng có lông nhung để vận chuyển thức ăn xuống ruột => là dạng động vật ăn lỏng điển hình Hô hấp qua da, trên bề mặt cơ thể Tuần hoàn: gồm động mạch lưng và tĩnh mạch phụ, tim chưa thực sự phát triển, masyu thiếu hồng cầu và Hem Bài tiết: nước ra ở lỗ bao mang, thức ăn ra ở hậu môn Sinh sản: 25 đôi tuyến sinh dục dọc theo thành + Đa dạng: 1 họ Mang miệng gồm 2 giống với 28 loài Phân ngành Có xương sống: + Đặc điểm chung: Các đặc điểm đặc trưng nhất của động vật có dây sống đều xuất hiện trong một số giai đoạn của chu kỳ sống Thường có 2 đôi chi Vỏ da gồm 2 lớp: biểu bì (nguồn gốc ngoại bì) và bì (nguồn gốc trung bì) Có bộ xương trong Thể xoang phát triển được lấp đầy bởi các hệ phủ tạng Hầu thủng nhiều khe mang Cơ phân đốt Ống tiêu hoá hoàn chỉnh Tim có từ 2 đến 4 ngăn, hệ mạch máu kín, máu có chứa các tế bào hồng cầu mang Hem và các tế bào bạch cầu Hệ bài tiết gồm 1 đôi thận Não bộ phân hoá cao thành 3 phần, có 10 hoặc 12 đôi dây thần kinh não, các đôi cơ quan cảm giác phát triển Hệ nội tiết phát triển Sinh sản: gần như luôn luôn phân tính + Thích nghi dẫn đến tiến hoá: Hệ cơ xương: có bộ xương trong → bộ khung bằng sụn hoặc xương => bảo vệ và nâng đỡ cơ thể Phát triển cùng với quá trình phát triển của động vật Cung cấp nguyên liệu (P, Ca, ...) cho các quá trình trao đổi chất Không bị giới hạn kích thước cơ thể Hệ cơ quan phát triển: Khe mang thực hiện chức năng trao đổi khí (O2 – dòng nước) Các tuyến tiêu hoá hoàn chỉnh Tim chia ngăn, máu tăng khả năng mang khí và chất dinh dưỡng Thận phát triển, chia thành tiền thận, trung thận và hậu thận => khả năng lọc tốt hơn Não bộ và các hệ cơ quan cảm giác phát triển: Não bộ lớn, phân chia thành nhiều trung khu và nhiều chức năng (não trước, não giữa và não sau) Các đôi cơ quan cảm giác phát triển (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cơ quan đường bên, cơ quan điện) Mào thần kinh, tấm ngoại bì và gene Hox: Mào thần kinh → hộp sọ, xương hầu, răng và 1 số tuyến nội tiết Tấm ngoại bì → biểu mô khứu giác, thính giác, các cơ quan cảm giác, dây thần kinh sọ não Gene Hox (180bp) → kiểm soát sơ đồ cấu trúc cơ thể => động vật càng phức tạp thì số lượng bản sao của gene Hox càng nhiều CÁC LỚP CÁ: Cá miệng tròn: Đặc điểm Lớp Cá Myxin Lớp Cá bám Cơ thể Thon, tròn, dạng lươn, không có chi chẵn Da Trần, chưa có vảy Bộ xương Dạng sợi và sụn, dây sống tồn tại suốt đời, cột sống tiêu giảm hoặc không có Hệ tiêu hoá Không có hàm Dạ dày không rõ ràng, chưa có sự phân hoá Miệng dạng cắn Có các tấm sừng Có răng Hệ thần kinh Não nhỏ, tiểu não kém phát triển => chậm chạp, kém linh hoạt Cơ quan cảm giác Có 1 hoặc 2 đôi ống bán khuyên Cơ quan khứu giác rất phát triển Mắt kém phát triển Mắt phát triển hơn Hệ hô hấp 5 – 16 đôi mang 7 đôi mang Hệ bài tiết Thận dẫn nước qua ống thận nguyên thuỷ → lỗ huyệt Nitơ thải ra là NH3 Gồm tiền thận và trung thận Thận dạng Opisthonephric (biến đổi của trung thận) Hệ tuần hoàn Tim: tâm nhĩ, tâm thất, xoang tĩnh mạch (giảm áp lực của máu đi vào tâm nhĩ) Có tim phụ ở nội quan và đuôi Tuần hoàn 1 vòng Đời sống Hoàn toàn ở biển Ăn xác chết hoặc gần chết (miệng giác mút → hút dịch) Có đời sống ký sinh hoặc không Những loài không ký sinh khi trưởng thành ống tiêu hoá tiêu giảm Di cư biển – sông hoặc hoàn toàn ở nước ngọt Đa dạng 1 bộ gồm 1 họ với 70 loài 1 bộ gồm 2 họ với 41 loài Cá sụn: Cơ thể Hình thoi hoặc dẹp theo hướng lưng bụng Vây đuôi dị vĩ (chia các thuỳ khác nhau), thứ vĩ (biến đổi thứ cấp), đồng vĩ (chia các thuỳ giống nhau) Da Trần hoặc phủ vảy tấm (biểu bì, tấm gốc, chất răng, xoang tuỷ) Bộ xương trong Bằng sụn Dây sống tồn tại suốt đời nhưng bị tiêu giảm Cột sống chia đốt hoàn toàn Hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác Não bộ phát triển, có 10 đôi dây thần kinh não Có cơ quan khứu giác, cp quan cảm nhận rung động (hệ thống cơ quan đường bên), thị giác và cảm nhận điện phát triển Hệ hô hấp Không có bóng bơi hoặc phổi 5 – 7 cặp mang, khe mang hở và tách biệt nhau (cá mang tấm) hoặc 4 khe mang bị che bởi nắp mang (cá Khime) Hệ tuần hoàn Tim gồm tâm nhĩ, tâm thất, xoang tĩnh mạch và nón động mạch Tuần hoàn 1 vòng Hệ bài tiết 1 đôi thận kiểu Opisthonephric Nước tiểu dẫn quan ống thận nguyên thuỷ Có tuyến trực tràng Hàm lượng urea và trymethylamine oxide trong máu rất cao (cao hơn khoảng 5% so với nước biển) → tránh hiện tượng mất nước Sinh sản Phân tính, con đực có gai giao cấu Thụ tinh trong, không phát triển qua giai đoạn ấu trùng Hình thức sinh sản: + Đẻ trứng: bám vào giá thể → phát triển thành phôi → lớn ra ngoài + Đẻ trứng thai: khi mang thai, chất dinh dưỡng của nang trứng nuôi dưỡng phôi → sinh ra là sinh con => phát triển trong bụng mẹ => tăng khả năng sống sót Phân loại Phân lớp Mang tấm: 15 bộ với 1139 loài Phân lớp Toàn đầu: 1 bộ với 49 loài Cá xương Đặc điểm Lớp Cá vây tia Lớp Cá vây thịt Vây Vây đuôi hầu hết là đồng vĩ (1 số dị vĩ) Vây đuôi thứ vĩ ở các dạng đang sống, dị vĩ ở các hoá thạch tổ tiên Thường có đôi vây ngực và vây bụng được nâng đỡ bởi các tia vây bằng xương có cơ điều khiển nằm ở gốc vây Da Có các tuyến nhờn có gắn vảy có nguồn gốc từ bì: vảy láng (dạng cổ), vảy tròn, vảy lược hoặc không có vảy (dạng tiến bộ) Phủ vảy bì, vảy gồm 2 lớp xương Bộ xương Bằng xương, các đốt sống tách biệt riêng rẽ Hệ tiêu hoá Có hàm, thường có răng thay thế liên tục phủ men răng Ruột có van xoắn Hệ thần kinh Não bộ phát triển nhưng tương đối nhỏ, có 10 đôi dây thần kinh sọ não Các cơ quan cảm giác Phát triển khác nhau ở các nhóm khác nhau, có 3 đôi ống bán khuyên Sinh sản Thường phân tính (1 số loài có sự thay đổi giới tính), nhiều loài lưỡng tính Thường thụ tinh ngoài, 1 số thụ tinh trong, 1 số tự thụ tinh Hầu hết đẻ trứng, 1 số đẻ trứng thai hoặc đẻ con Phân tính, thụ tinh ngoài (cá phổi) hoặc thụ tinh trong (cá vây tay) Đẻ trứng Hệ bài tiết 1 đôi thận kiểu Opisthonephric Nitơ thải ra dưới dạng NH3 Hệ hô hấp Mang được che bởi xương nắp mang Bóng bơi có chức năng nổi và hô hấp (ở 1 số nhóm) Một số nhóm có cơ quan hô hấp phụ Hệ tuần hoàn Tim: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất Có xoang tĩnh mạch và bầu chủ động mạch (không co bóp được, dạng sụn trắng) 4 đôi cung động mạch Tuần hoàn 1 vòng Hồng cầu có nhân Tim: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn 1 phần Có xoang tĩnh mạch và nón động mạch Tuần hoàn 2 vòng: phổi và cơ thể (tách biệt không hoàn toàn) Hồng cầu có nhân Phân loại Phân lớp Cladistia: 1 bộ (Cá nhiều vây) Phân lớp Cá láng sụn: 1 bộ (Cá tầm) Phân lớp Cá vây tia mới: + Tổng bộ Cá láng xương: 2 bộ (Caiman, Amia) + Tổng bộ Cá xương: 38 bộ Bộ Cá trích: Cá trích, cá mòi, cá cơm,... Bộ Cá chép: Cá chép, cá trắm, cá trôi, cá mè,... Bộ Cá nheo (Cá da trơn): Cá tra, cá trê,... Bộ Mang liền: Lươn Bộ Cá vược: Cá song, cá mú, cá hồng,... Bộ Cá ngừ: Cá ngừ Bộ Cá bơn: Cá bơn Bộ Cá nóc: Cá nóc Phân lớp Cá vây tay: 1 bộ với 2 loài Phân lớp Cá phổi: 2 bộ có 3 họ với 6 loài Thích nghi về cấu trúc và chức năng của cá: Chuyển vận trong nước: + Tốc độ: gấp 10 lần chiều dài cơ thể/s → càng lớn bơi càng nhanh + Cơ vận động được bố trí theo dạng băng zigzag dọc theo trục cơ thể → loài động vật di chuyển nhanh + Bơi là dạng hiệu quả nhất trong các hình thức di chuyển của động vật Sự nổi và bóng bơi: + Hai loại bóng bơi: có ống nối thông với thực quản (1) và không có ống nối thông với thực quản (2) + Hai cách tăng/giảm lượng khí trong bóng bơi: nuốt không khí và chiết khí (1): ở các tầng mặt, tầng nước nông Nổi: giảm khí → giảm áp suất Chìm: tăng khí → tăng áp suất (2): ở tầng đáy, tầng nước sâu Chìm: tín hiệu thần kinh → giải phóng acid lactic → tách liên kết giữa Oxy và Hem → đến 1 mức độ đủ lớn thì khuếch tán vào bóng bơi → tăng lượng khí trong bóng bơi Nổi: vùng hấp thụ hấp thu bớt khí trong bóng bơi Nghe và cơ quan Weber: + Cơ quan Weber: 4 đốt sống đầu của cá liên kết đầu bóng bơi với tai trong → khuếch đại âm thanh (thay đổi áp lực được tạo bởi các sóng âm từ bên ngoài từ bóng bơi đến tai) Hô hấp ở cá: + Lá mang: sợi mang (phiến mỏng xếp cạnh nhau → phiến mang để trao đổi khí, màu đỏ do vi mạch), cung mang (nâng đỡ) và lược mang (bắt giữ thức ăn ở nhóm ăn lỏng) + Hoạt động hô hấp ở cá: nhờ cử động của xương nắp mang Cá nâng nắp mang → màng da ở cạnh sau bám vào khe mang → áp suất trong khoang mang giảm → nước qua miệng vào xoang bao mang Nắp mang hạ → áp suất trong khoang mang tăng → nước thoát ra phía sau qua khe mang Cá có thể hô hấp Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang → cơ chế trao đổi ngược dòng (mang có thể lấy đi 80% Oxy hoà tan trong nước đi ngang qua bề mặt hô hấp) + Cơ quan hô hấp phụ ở cá: Da: lươn, chạch Ruột (thành ruột mỏng): cá đòng đong Phổi: cá phổi Hoa khế: cá rô, cá chuối Bóng bơi Điều hoà thẩm thấu: + Cá nước ngọt: cơ quan bài tiết phát triển → nước tiểu loãng → thải nước ra ngoài và lấy muối từ thức ăn nhờ cơ quan hấp thụ muối + Cá nước mặn: tuyến thải nuối nằm ở mang → thải muối qua phân và nước tiểu đặc + Cá di cư: có cả 2 cơ chế trên Tập tính dinh dưỡng: + Ăn và tìm kiếm thức ăn chiếm nhiều thời gian và năng lượng → tập tính kiếm ăn có ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống Sự xuất hiện của hàm là một tiền đề quan trọng → chủ động bắt mồi và đa dạng hoá các thể loại thức ăn + Phân loại cá theo thức ăn: Cá ăn động vật Cá ăn thực vật Cá ăn lọc Cá ăn cặn Cá ký sinh Cá ăn tạp + Thành phần thức ăn: thay đổi theo tuổi Sự di cư: + Sự hình thành và tiến hoá của hiện tượng di cư phát sinh và phát triển trong quá trình chọn lọc tự nhiên của từng loài cá, liên quan đến đặc điểm sinh học + 2 hình thức: thụ động (bám giá thể, dòng nước,...) và chủ động (kiếm ăn, tránh rét, sinh sản,...) + Định hướng: Mùi đặc trưng của dòng nước (do hệ thực vật, đất,...) Ánh sáng mặt trời Từ trường Dòng chảy đại dương, gradient nhiệt độ, nguồn thức ăn Sinh sản và phát triển: + Các kiểu sinh sản ở cá: đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con + Hầu hết cá phân tính, sai khác đực, cái chỉ rõ ở một số loài + Thời gian sinh sản: Nhiệt độ là nhân tố quyết định sinh sản thành công và cho sự sống sót của trứng và con Hầu hết sinh sản vào mùa xuân và đầu hè, một số sinh sản vào mùa thu và đông + Số lứa đẻ: tuỳ loài và tuỳ vùng phân bố địa lý + Số trứng trong 1 lứa: phụ thuộc vào khả năng chăm sóc và bảo vệ con non + Sự phát triển và sinh trưởng: phụ thuộc vào nhiệt độ nước và nguồn thức ăn Tuổi thọ: nhiều loài có tuổi thọ nhất định Cơ quan tự vệ và tấn công: LỚP LƯỠNG CƯ: Đặc điểm của môi trường cạn so với môi trường nước: Hàm lượng Oxy cao hơn 20 lần Độ đậm đặc thấp hơn 1000 lần Nhiệt độ không ổn định, biên độ dao động lớn Sinh cảnh đa dạng Đặc điểm chung: Hình thái Thường có 4 chân, chân trước có 4 ngón, chân sau có 5 ngón Xương Bộ xương chủ yếu là xương Nhiệt độ Là động vật ngoại nhiệt Da Trơn và ẩm ướt với nhiều tuyến da Sọ Nhẹ, ít cốt hoá Hệ tiêu hoá Miệng lớn với răng trên hàm và răng trên vòm miệng Hệ thần kinh Não bộ chia làm 3 phần: não trước, não giữa và não sau 10 đôi dây thần kinh sọ não Cơ quan cảm giác Tai có màng nhĩ và xương bàn đạp Đôi lỗ mũi trong thông với xoang mũi Hệ hô hấp Hô hấp qua da, một số dạng hô hấp bằng mang hoặc phổi Hệ tuần hoàn Tim có 1 xoang tĩnh mạch, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, 1 nón chủ động mạch Tuần hoàn 2 vòng đi qua tim, da có nhiều mạch máu Hệ bài tiết Gồm 1 đôi trung thận Nitơ được thải ra chủ yếu dưới dạng NH3 Sinh sản Phân tính, thụ tinh ngoài (ếch, cóc) hoặc thụ tinh trong (hầu hết lưỡng cư có đuôi và không chân) Đẻ trứng, một số đẻ trứng thai hoặc đẻ con Trứng vừa noãn hoàng có màng keo bao phủ bên ngoài; thường có ấu trùng ở nước sau đó biến thái thành dạng trưởng thành Điều kiện hình thành và nguồn gốc lưỡng cư đầu tiên: Khí hậu trên Trái Đất ôn hoà xen kẽ với thời kỳ khô hạn và lụt lội Cá vây tay và cá phổi có xoang khí để hấp thụ Oxy trong không khí Xuất hiện lỗ mũi trong Phần xương của vây biến đổi để có thể di chuyển trên bề mặt dưới nước và trên mặt đất Phân loại và đa dạng: 3 bộ gồm 75 họ với 7937 loài: Bộ Không chân: ếch giun Bộ Có đuôi: + Họ Mang ẩn: cá cóc khổng lồ + Họ Sa giông: cá cóc Tam Đảo Bộ Không đuôi + Họ Cóc tía: cóc tía + Họ Cóc: cóc nhà, cóc rừng + Họ Nhái bén: nhái bén nhỏ, nhái bén Trung Quốc + Họ Nhái chính thức: cóc nước sần, ếch đồng, ngoé + Họ Ếch: ếch xanh, ếch suối, chẫu chàng + Họ Ếch cây: ếch cây xanh đốm, nhái cây mép trắng + Họ Nhái bầu: ễnh ương, nhái bầu vân Thích nghi về cấu trúc và chức năng: Điều kiện sống và phân bố: + Là động vật biến nhiệt + Da trần + Chỉ sống được trong các vực nước ngọt + Trứng phát triển trong môi trường nước hoặc rất ẩm + Phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới, dọc theo Xích đạo => Từ nhiệt đới đến vùng cực, số lượng loài giảm dần nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng dần Các nhóm sinh thái (theo nơi ở): + Nhóm ở cây: ếch cây (đầu ngón chân có giác bám và màng da) + Nhóm ở đất: ễnh ương (mõm nhọn, cứng → đào đất), ếch giun (chi tiêu giảm, mắt tiêu giảm → luồn lách) + Nhóm ở nước: Bộ Có đuôi (phát triển cơ quan đường bên giống cá) + Nhóm trên mặt đất: cóc, ếch, nhái Vỏ da và màu sắc: + Da luôn ẩm, không dính vào cơ → có tuyến nhờn và túi bạch huyết → hô hấp qua da + Màu sắc: màu đất hoặc màu sặc sỡ, nổi bật → tế bào sắc tố trên da tập trung hoặc phân tán với 3 lớp sắc tố (vàng, cam, đỏ → bạc, sáng → đen, nâu) + Tuyến độc: tự vệ, được tích luỹ từ thức ăn Có khả năng đóng gói chất độc để chất độc không ngấm vào nó Bộ xương và hệ cơ: + Thay đổi để thích nghi với việc nâng đỡ khi ở trên cạn + Chi trước – trục: đai vai/ đai ngực Chi sau – trục: đai hông Cơ quan hô hấp: + Thay đổi để thích nghi với việc hô hấp trên cạn + Cơ quan hô hấp: Phổi: túi rỗng, nang ở lớp ngoài → diện tích bề mặt phổi ếch nhỏ Da: tách biệt với lớp cơ, hệ thống mạch bạch huyết dày đặc → trao đổi khí Mang: mang ngoài + Cơ chế: hô hấp áp lực dương: Thềm miệng hạ → không khí đi từ ngoài vào lỗ mũi → thềm miệng nâng, lỗ mũi đóng → áp lực trong cao hơn bên ngoài → nén khí đi vào phổi Không có lồng ngực, không có xương sườn → tiêu giảm để thích nghi với việc bật nhảy + Hầu có khe thanh quản → không khí đi qua khe này sẽ phát ra tiếng kêu Hệ tuần hoàn: + Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất Tâm nhĩ phải: máu nhiều CO2, ít O2 Tâm nhĩ trái: máu nhiều O2, ít CO2 Tâm thất: máu pha: Máu đi nuôi cơ thể: nhiều O2 hơn Động mạch phổi – da: ít O2 hơn Có các lá van, định hướng dòng chảy của máu + Tuần hoàn 2 vòng Hệ thần kinh và các giác quan: + Hệ thần kinh: bán cầu não lớn, tiểu não không phát triển (chuyển vận đơn giản: bật nhảy) + Cơ quan cảm giác phát triển: Bộ Có đuôi sống ở nước → cơ quan đường bên phát triển Trên cạn, cơ quan thính giác phát triển → xuất hiện màng nhĩ (tai giữa) Thị giác phát triển: nhìn trong không khí Thức ăn: + Đa dạng thể loại → không nhai mà nuốt luôn con mồi + Lưỡi: gốc lưỡi ngoài thềm miệng, đầu lưỡi cuộn vào trong → có khả năng đàn hồi, có chất dính Sinh sản: thích nghi: sai khác đực, cái: + Kích thước: Cái: to hơn Đực: nhỏ hơn rất nhiều, có thể bám ở trên lưng + Màng nhĩ: Cái: nhỏ hơn Đực: lớn hơn + Chi trước: Cái: mảnh mai hơn Đực: to hơn rất nhiều + Tiếng kêu: Cái: kêu ít hơn Đực: kêu nhiều hơn LỚP BÒ SÁT: Động vật có màng ối: Trứng có màng ối: + Bảo vệ tốt hơn, trao đổi khí tốt hơn, trữ chất thải + Cho phép phôi phát triển lớn hơn, nhanh hơn (gấp 3 lần) + Cung cấp vật liệu để xây dựng bộ khung xương Màng ối là màng bán thấm → trao đổi khí tốt hơn → cung cấp đủ O2 cho phôi Da dày và không thấm nước Có xu hướng keratin hoá nhiều hơn và ít thấm nước hơn → bảo vệ da khỏi các tác động cơ học, ngăn cản sự mất nước qua da Lấy khí vào phổi bằng cách hít vào + Hô hấp áp lực dương: thềm miệng nâng lên nén khí từ xoang miệng vào phổi + Tăng giảm thể tích lồng ngực tạo ra lực hút khí vào và đẩy khí ra khỏi phổi Hàm khoẻ Hệ tuần hoàn phát triển, huyết áp cao: tâm thất có vách ngăn, 2 vòng tuần hoàn tách biệt Hệ bài tiết: cơ chế tiết kiệm nước → thải Nitơ dưới dạng acid uric và urea Hệ thần kinh: não trước và não sau phát triển, các cơ quan cảm giác phát triển Khắc phục hạn chế của lưỡng cư → tiếp cận với vùng đất liền sâu hơn Kiểu sọ: hố thái dương là điểm bám của cơ hàm và cơ nhai → bắt mồi, xé thịt, nuốt mồi ở môi trường cạn Không có hố thái dương 1 hố thái dương → bò sát hình thú → thú 2 hố thái dương → bò sát, chim Đặc điểm chung: Hình thái 2 đôi chi chẵn, thường có 5 ngón → thích nghi với các hoạt động lê trèo, chạy, bơi 1 số nhóm chi tiêu giảm hoặc không có Là động vật ngoại nhiệt Da Vảy ngoại bì được keratin hoá hoặc những tấm xương bì, ít có tuyến da Sọ Có 1 lồi cầu chẩm Hàm dưới gồm 1 số xương 2 đốt sống cổ đầu tiên biến đổi thành đốt đội (atlas) và đốt trục (axis) Thường có 2 đốt sống chậu Hệ tiêu hoá Răng đồng dạng và thay thế nhiều lần (riêng rùa không có răng), cá sấu có mề Hệ thần kinh Thần kinh trung ương phát triển, bán cầu não lớn Có 12 đôi dây thần kinh sọ não Cơ quan cảm giác 1 số nhóm có mắt phát triển 1 số thằn lằn và rắn có cơ quan thụ cảm hoá học phát triển sử dụng biểu mô khứu giác và cơ quan Jacobson hố má ở rắn – cơ quan cảm nhận nhiệt có 1 xương tai giữa Hệ hô hấp Chủ yếu bằng phổi (diện tích lớn, nhiều ngăn nhỏ → phế nang → tăng diện tích tiếp xúc) => hô hấp áp lực âm Có cơ quan hô hấp phụ ở huyệt, hầu, da Hệ tuần hoàn Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn chưa hoàn toàn (cá sấu có tâm thất với vách ngăn hoàn toàn) Vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn cơ thể tách biệt Hồng cầu có nhân Hệ bài tiết Thận là hậu thận, ống dẫn nước tiểu đổ vào lỗ huyệt Nitơ được thải ra dưới dạng acid uric Sinh sản Phân tính, một số sinh sản đơn tính Thụ tinh trong, cơ quan giao cấu đơn hoặc kép, một số không có cơ quan giao cấu Giới tính của con non được quyết định bởi nhiễm sắc thể hoặc nhiệt độ môi trường Trong quá trình phát triển phôi có các màng ngoài phôi, trứng phát triển không qua giai đoạn ấu trùng Phân loại và đa dạng: Bộ Rùa: Vỏ Mai cứng (xương sườn) và yếm (xương ức) Bên trong bằng xương Bên ngoài bằng keratin Hệ thần kinh Não lớn hơn lưỡng cư Cơ quan cảm giác Không phát ra được âm thanh nhưng nghe được → tai giữa và tai trong Khứu giác và thị giác rất phát triển Hệ hô hấp Thay vì dùng xương sườn để tăng giảm thể tích thì dùng các chi Cơ quan hô hấp phụ: Có các túi da có thể co dãn, thông với môi trường qua huyệt + Túi da căng → lấy nước → trao đổi khí qua lông nhung + Túi da co → thải nước Khi ở dưới nước, nhu cầu về O2 và năng lượng giảm Hệ tiêu hoá Không có răng Ăn tạp Tuổi thọ Cao, có thể lên đến 150 năm Đại diện: Rùa tai đỏ Vạch đỏ sau mắt Sống ở trong hoặc gần hồ đầm,..., nuôi làm cảnh Mang vi khuẩn Salmonella Sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới Bộ Có vảy: 3 phân bộ + Phân bộ Thằn lằn: Họ Tắc kè: Nhỏ, nhanh nhẹn Chủ yếu hoạt động về đêm Đuôi có khả năng tái sinh Chân có các giác bám → khả năng bám dính tốt Họ Kỳ nhông: Màu sắc sặc sỡ Có mào bờm trên lưng, chân có 5 ngón dài Sống ở rừng mưa nhiệt đới vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ Là động vật ăn tạp Họ Kỳ đà: Động vật ăn mồi cỡ lớn, hoạt động tích cực Tấn công những con mồi lớn: các loài thú và người Họ Tắc kè hoa: Sống trên cây, dùng chân, đuôi bám vào cành cây Bắt côn trùng bằng lưỡi có chất dính Họ Thằn lằn bóng: Thân dài, lớp vảy cấu tạo từ các tấm xương bì Họ Nhông: Chân phát triển Đuôi không rụng và không tái sinh Con đực sặc sỡ hơn con cái Nuôi làm cảnh, phân bố ở châu Á, Phi, Úc và 1 phần Nam Âu + Phân bộ Thằn lằn 2 đầu: Di chuyển theo 2 chiều ngược nhau Thân dài, hình trụ, không có chi Mắt ẩn dưới da + Phân bộ Rắn: Họ Rắn hổ: rắn cạp nong, rắn cạp nia Họ Rắn lục: rắn lục núi, rắn lục bắc bộ Họ Rắn nước: Rắn độc: gây độc bởi nọc độc (tuyến độc nằm ở hố má) tấn công vào hệ thần kinh (gây suy hô hấp) hoặc phá huỷ các tế bào máu và mạch (xuất huyết) Bộ Thằn lằn đầu mỏ: + Loài đặc hữu của New Zealand Bộ Cá sấu: + Sọ dài + Tim 4 ngăn + Lỗ mũi cao hơn → ở dưới nước nhưng vẫn thở được + Trứng được bảo vệ bởi cá sấu mẹ LỚP CHIM: Đặc điểm chung: Hình thái Cổ dài linh hoạt, có hình chữ S Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau thích nghi với các hoạt động trèo, chạy, bơi Là động vật nội nhiệt Da Cơ thể được bao phủ bởi bộ lông vũ Chân phủ vảy Có tuyến dầu (tuyến phao câu) ở gốc đuôi Bộ xương, sọ Sọ có 1 lồi cầu chẩm Nhiều xương có xoang khí Xương sườn được gia cố với các mấu móc Xương ức phát triển thành gờ lưỡi hái → điểm bám của các cơ bay Đuôi ngắn → xương phao câu Đai chậu → đai chậu tổng hợp → điểm tì để chuẩn bị bay hoặc hạ cánh Hệ tiêu hoá Không có răng, hàm bao bởi lớp vỏ sừng tạo thành mỏ Dạ dày biến đổi thành mề Hệ thần kinh Não bộ phát triển mạnh với bán cầu đại não và các thuỳ thị giác lớn Có 12 đôi dây thần kinh sọ Cơ quan cảm giác Mắt phát triển lớn, nhất là ở chim ăn thịt Tai giữa có 1 xương Hệ hô hấp Phổi phân hoá thành các phế nang với dòng khí lưu thông liên tục Hô hấp kép nhờ phổi và hệ thống túi khí Có minh quản (hộp thanh âm) ở cuối khí quản Hệ tuần hoàn Tim 4 ngăn với 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất Còn cung động mạch chủ bên phải Tuần hoàn 2 vòng: vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn cơ thể tách biệt Hồng cầu lồi, có nhân → diện tích bề mặt lớn hơn → tăng khả năng mang O2 Hệ bài tiết 1 đôi thận là hậu thận, ống dẫn niệu đổ vào lỗ huyệt Nitơ thải ra là acid uric → không gây độc cho phôi và không cần uống nhiều nước Sinh sản Phân tính, cơ quan giao cấu có ở vịt, ngỗng, chim chạy và 1 số nhóm khác + Con đực: 1 đôi tinh hoàn, ống dẫn đổ vào lỗ huyệt → giống bò sát + Con cái: buồng trứng (chuyển vào gần giữa) và ống dẫn trứng bên trái Tiêu giảm để giảm trọng lượng thích hợp với hoạt động bay Giới tính phụ thuộc vào nhiễm sắc thể, dị giao tử cái Đẻ trứng, có các màng ngoài phôi (màng ối, màng đệm, màng niệu), trứng giàu noãn hoàng, có vỏ calci cứng → bảo vệ, cung cấp chất dinh dưỡng Ấp trứng → bảo vệ và chăm sóc con non Chin non khoẻ (có lông, mở mắt → chạy) hoặc chim non yếu (chưa có lông, chưa mở mắt → chỉ biết há mỏ) Phân loại và đa dạng: Tổng bộ Chim có hàm cổ: vòm miệng nguyên thuỷ, không linh hoạt: + Bộ Tinamiformes + Bộ Đà điểu Phi: đà điểu + Bộ Đà điểu Mỹ: đà điểu Mỹ + Bộ Đà điểu Úc: đà điểu mào + Bộ Chim không cánh Tổng bộ Chim có hàm mới: vòm miệng linh hoạt + Bộ Gà: gà nhà, gà tây, công, trĩ, chim cút, gà gô + Bộ Bồ nông: bồ nông, chim cốc, chim điên + Bộ Ngỗng: ngỗng + Bộ Chim cánh cụt: chim cánh cụt hoàng đế + Bộ Hạc: hạc đen, sếu đầu đỏ + Bộ Cắt: cắt + Bộ Ưng: chim ưng, đại bàng + Bộ Bồ câu: bồ câu, chim cu + Bộ Cú: chim cú + Bộ Yến: yến hàng, chim ruồi + Bộ Vẹt: vẹt đuôi dài + Bộ Gõ kiến: chim gõ kiến + Bộ Sẻ: chim nhạn, quạ, sáo, giẻ cùi Thích nghi với hoạt động bay: nhẹ hơn, khoẻ hơn Lông: nhẹ, khoẻ, tương đồng với vảy bò sát + Các kiểu lông chim: Lông cánh, lông đuôi (lông ống) Lông măng Lông phủ (cổ, lưng, hông, dưới bụng) Lông chỉ (đầu) Lông bông (ức) + Cấu trúc: Thân lông Ống lông Râu: sơ cấp, thứ cấp, móc lông (đan chắc vào nhau → bay) + Sự thay lông: Để cho đẹp Chuẩn bị cho hoạt động bay Bộ xương: + Nhẹ, cứng chắc + Hầu hết đốt sống gắn với nhau, trừ cổ (lõm khác → yên ngựa) + Có các xoang khí + Xương ức phát triển → gờ lưỡi hái → điểm bám của cơ bay Trọng tâm thấp do khối cơ bay lớn hơn nằm ở mặt bụng + Cổ dài → cân bằng, linh hoạt (9 – 25 đốt sống cổ) + Xương phao câu → đốt sống đuôi gắn lại Hệ tiêu hoá: + Diều → dạ dày (cơ, tuyến) → lỗ huyệt + Mỏ có tính chuyên hoá cao → thích nghi tuỳ vào cách săn mồi Sọ: + Hầu hết các xương gắn lại với nhau + Nhẹ hơn nhiều so với các động vật khác + Hộp sọ và ổ mắt lớn Hệ tuần hoàn: + Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn + Hồng cầu lồi, có nhân + Nhịp tim nhanh (nhu cầu trao đổi chất rất mạnh) Hệ hô hấp: + 9 túi khí nối với phổi và các xương có xoang khí → chứa khí → làm mát và hỗ trợ hô hấp kép + Phổi có nhiều phế nang → luôn được cung cấp không khí sạch + Cường độ hô hấp thay đổi phụ thuộc vào kích thước cơ thể và trạng thái hoạt động Hệ bài tiết: + Không có bóng đái + Có tuyến thải muối ở các loài chim biển + Nitơ thải dưới dạng NH3 Hệ sinh dục: giảm nhẹ trọng lượng cơ thể hết sức có thể + Đực: không có dương vật + Cái: chỉ có 1 ống dẫn trứng trái Cơ quan thị giác: mắt bất động, tinh gấp 8 lần so với mắt người Các dạng cánh chim: + Dạng elip, bay chậm: sẻ, gõ kiến + Dạng hơi thuôn, bay nhanh vừa phải: én, nhạn + Dạng cánh hẹp, bay lướt: hải âu + Cánh có bề rộng lớn, bay cao và hạ độ cao nhanh chóng: ưng, diều hâu, kền kền Tốc độ bay Hoạt động di cư: + Đường di cư: Bắc – Nam + Yếu tố kích thích di cư: độ dài ngày và hormone sinh dục tuyến yên Thay đổi về sinh lý và tập tính: Tuyến sinh dục Tích luỹ chất béo Di cư Ve vãn Tập tín Ghép đôi và chăm sóc con non + Định hướng khi di cư: Bằng la bàn mặt trời Bằng thị giác: tín hiệu (sao, trăng,...), địa hình, địa danh Bằng mùi (khi quãng đường gần) Bằng từ trường Tập tính xã hội: + Nhiều loài có tổ chức xã hội cao + Chim trên đất liền ít có xu hướng sống thành đàn hơn so với chim biển Lợi ích khi sống theo đàn: Hợp tác khi kiếm ăn Bảo vệ nhau, phòng tránh kẻ thù Chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường LỚP THÚ: Đặc điểm chung: Hình thái Thường có lông mao, tiêu giảm ở một số nhóm: + Lông nệm: dày và mịn (trong) + Lông phủ: thô và dài (ngoài) Vỏ da có tuyến mồ hôi, tuyến mùi, tuyến nhờn, tuyến vú Dưới da là lớp mỡ dày Là động vật nội nhiệt hằng nhiệt Sọ 2 lồi cầu chẩm → không linh hoạt Khẩu cái cứng phát triển 7 đốt sống cổ trừ 1 số loài thiếu răng và lợn biển có 6 đốt Hệ tiêu hoá 2 bộ răng, răng phân hoá về hình dạng và chức năng Hệ thần kinh Não bộ phát triển cao, đặc biệt là vỏ não, uốn khúc não rõ ràng, bề mặt có nhiều khe, rãnh Có 12 đôi dây thần kinh sọ não Cơ quan cảm giác Cơ quan khứu giác và thính giác phát triển Khứu giác: xương xoăn mũi 3 xương tai giữa: xương đe, xương búa, xương bàn đạp Hệ hô hấp Phổi chia thành nhiều phế nang → tăng diện tích trao đổi khí, hô hấp bằng cách hít vào Có thanh quản Khẩu cái thứ cấp → ngăn cách khoang hô hấp và khoang tiêu hoá Cơ hoành → ngăn cách xoang ngực và xoang bụng Hệ tuần hoàn Tim 4 ngăn – 2 vòng tuần hoàn tách biệt, còn động mạch chủ trái Hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt Hệ bài tiết 1 đôi thận là hậu thận, ống dẫn nước tiểu dẫn đến bóng đái Nitơ thải ra dưới dạng urea Sinh sản Phân tính, thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao cấu (dương vật), tinh hoàn thường bọc trong bìu Giới tính được quy định bởi nhiễm sắc thể, dị giao tử đực Có các màng ngoài phôi và túi niệu Hầu hết các loài đẻ con với phôi phát triển bên trong tử cung, trừ thú huyệt đẻ trứng Con non được nuôi dưỡng bởi sữa từ tuyến vú Phân loại và đa dạng: Phân lớp Nguyên thú: + Đặc điểm: Lông mao và tuyến vú Đẻ trứng Lỗ huyệt 1 số đặc điểm của bộ xương (đai ngực) giống với bò sát hình thú Nhiễm sắc thể và tinh trung mang cả đặc điểm của bò sát và thú + 5 loài, phân bố ở Australia, New Guinea VD: thú mỏ vịt Phân lớp Thú thực: + Phân thứ lớp Thú có túi: 7 bộ với 379 loài VD: gấu túi, sóc túi, chuột túi + Phân thứ lớp Thú có nhau: 19 bộ với 6015 loài Bộ Chuột chù: chuột chù nhà Bộ Dơi: dơi Bộ Thú thiếu răng: thú ăn kiến, lười Bộ Tê tê: tê tê, trút Bộ Gặm nhấm: sóc, nhím, chuột Bộ Thỏ: thỏ nâu, thỏ vằn Bộ Ăn thịt: mèo, hổ Bộ Cá voi: cá voi Bộ Có vòi: voi rừng, voi châu Á Bộ Guốc chẵn: lợn, hươu, trâu, bò Bô Guốc lẻ: ngựa, tê giác, lợn vòi Bộ Linh trưởng: cu li, khỉ, vượn Thích nghi về cấu trúc và chức năng: Da và các sản phẩm của da thú: + Da thú: Da mỏng (người) và da dày (tê giác, voi, lợn rừng) Cấu tạo: lông mao, tuyến (tuyến mồ hôi, tuyến bã), cơ dựng lông, nang lông + Sản phẩm: Lông mao: Lông phủ: thô, dài, cứng → bảo vệ cơ học, nguỵ trang Lông nệm: ngắn, mịn, dày → giữ nhiệt Sự thay lông: Thời điểm: 1 lần/năm (cáo, gấu), 2 lần/năm (đa số), 3 lần/năm (thỏ) Thời gian: thay trong 1 thời gian ngắn (vùng Ôn đới) hoặc rải rác (vùng Nhiệt đới) Sừng: Sừng thật → không phân nhánh, vĩnh cửu: trâu, bò, dê,... Gạc → phân nhánh (nhung → mi → gạc): hươu, nai (chỉ có ở con đực, hình thành trước mùa sinh sản) Sừng tê giác → một bó nhiều sợi keratin: tê giác Các tuyến da: Tuyến nhờn: tiết ra chất nhờn đổ vào gốc lông Tuyến mồ hôi: thoát nhiệt Tuyến mùi: đánh dấu lãnh thổ và dẫn dụ cá thể khác giới Tuyến vú: đặc trưng Thức ăn và dinh dưỡng: + Các nhóm sinh thái theo thức ăn: Động vật ăn côn trùng: thú ăn kiến, khỉ đuôi sóc Động vật ăn động vật: chuột, chồn Động vật ăn thực vật: thỏ, trâu, bò Động vật ăn tạp: người, chó, lợn + Có sự dự trữ thức ăn + Tốc độ trao đổi chất diễn ra mạnh hơn ở các loài thú nhỏ và giảm dần ở những loài có trọng lượng cơ thể lớn hơn Sự di cư Sử dụng tiếng kêu siêu âm Sinh sản Thú túi Thú nhau Con non Không có nhau thai, đẻ con kém phát triển Có nhau thai, đẻ con non phát triển cao Thời kỳ mang thai Dài Ngắn Thời kỳ cho con bú Ngắn Dài Tổng thời gian nuôi con Dài Ngắn + Kiểu sinh sản phức tạp ở Kangaroo: 1 mẹ có thể có cùng lúc 3 con non ở các giai đoạn phát triển khác nhau Con non quay trở lại để bú sữa Con non đang bú sữa Phôi đình dục trong tử cung + Tuổi thành thục: thay đổi theo cỡ lớn => thú nhỏ thành thục sớm hơn thú lớn + Tập tính ghép đôi: đa số thú đơn thê, chỉ sống đôi trong mùa sinh sản, một số loài sống đôi cả đời, nhiều loài thú đa thê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvertebrate_systematics_final_exam_prepare_5144_2100747.docx