Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase của một số cây thuốc ở Phú Yên - Dương Thị Thanh Trúc

Kết quả sàng lọc hoạt tính cho thấy có nhiều loài dược liệu có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase mạnh trong đó 5 mẫu cao có hoạt tính mạnh với giá trị trị IC50 dưới 1 µg mL-1 đó là lá cây cỏ mực, thân cây diệp hạ châu, thân cây chóp mao, thân cây móng bò tím, thân cây me tây và rễ cây cỏ gấu. Các công bố trước đây cho thấy có rất nhiều loại hợp chất có khả năng ức chế enzyme -glucosidase từ tự nhiên như flavonoid, terpenoid, polyphenol [1-2]. Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, nhận thấy rằng ở Việt Nam cây Cỏ mực (Eclipta prostrata) và cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus amarus) – hai dược liệu có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh – đã được nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua ở cả lĩnh vực hóa học hợp chất thiên nhiên, sinh học, y học hiện đại cũng như y học cổ truyền. Tuy nhiên cây chóp mao (Salacia chinensis L,) chưa được nghiên cứu triệt để. Khảo sát thành phần hóa học của thân cây chóp mao bước đầu đã phân lập được 3 hợp chất triterpenoid: 29-norlupan-3,20-dione (1) [7], salacianol (2) và machaerinic acid lactone (3) [8,9], trong đó salacianol (2) và machaerinic acid lactone (3) lần đầu tiên được phân lập trong cây Salacia chinensis L. Thành phần hóa học cũng như hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cao và các hợp chất phân lập được từ thân cây chóp mao vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

doc7 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme -Glucosidase của một số cây thuốc ở Phú Yên - Dương Thị Thanh Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME a-GLUCOSIDASE CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC Ở PHÚ YÊN Dương Thị Thanh Trúc(1), Nguyễn Trung Nhân(1) (1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU-HCM) Ngày nhận bài 05/06/2018; Ngày gửi phản biện 17/06/2018; Chấp nhận đăng 10/07/2018 Email: ntnhan@hcmus.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme a-glucosidase của 85 mẫu cao MeOH từ 42 cây thu hái tại tỉnh Phú Yên. Kết quả cho thấy có 61 mẫu cao có giá trị IC50 dưới 250 µg mL-1, 47 mẫu cao có giá trị IC50 dưới 100 µg mL-1, 25 mẫu cao có giá trị trị IC50 dưới 25 µg mL-1. 17 mẫu cao có giá trị IC50 dưới 10 µg mL-1, trong đó có 5 mẫu cao có hoạt tính mạnh với giá trị trị IC50 dưới 1 µg mL-1 đó là lá cây cỏ mực, thân cây diệp hạ châu, thân cây chóp mao, thân cây móng bò tím, thân cây me tây và rễ cây cỏ gấu. Chất đối chứng dương là acarbose có giá trị IC50 là 138.4 µg mL-1. Trên cơ sở kết quả sàng lọc, tiếp tục khảo sát thành phần hóa học của cây chóp mao (Salacia chinensis L.). Ba hợp chất triterpenoid đã được cô lập từ thân cây chóp mao: 29-norlupan-3,20-dione (1), salacianol (2) và machaerinic acid lactone (3). Từ khóa: cây thuốc, cây chóp mao, hoạt tính ức chế, Phú Yên Abstract STUDY ON a-GLUCOSIDASE INHIBITORY ACTIVITY OF MEDICINAL PLANTS FROM PHU YEN PROVINCE Study on a-glucosidase inhibitory activity of 85 methanolic extracts of 42 medicinal plants from Phu Yen province. The results showed that, 61 extracts showed IC50 values < 250 µg mL-1, 47 extracts showed IC50 values < 100 µg mL-1, 25 extracts showed IC50 values < 25 µg mL-1. The 17 extracts were found to possess α-glucosidase inhibitory activity with the IC50 values < 10 µg mL-1. Only 5 of the 17 extracts showed the most potent effect with the IC50 values < 1 µg mL-1: Eclipta prostratae L. (leaf), Phyllanthus amarus Schum et Thonn. (stem), Salacia chinensis L. (stem), Bauhinia purpurea Linn (stem), Samanea saman (stem) and Cyperus rotundus L. (tuber). Acarbose, a known α-glucosidase inhibitor, was used as a positive control with an IC50 value of 138.4 µg mL-1. As part of our continued study on the chemical consituents of Salacia chinensis L. (Celastraceae). Three triterpenoids: 29-norlupan-3,20-dione (1), salacianol (2), and machaerinic acid lactone (3) were isolated from the chloroform extract of Salacia chinensis L. stem. 1. GIỚI THIỆU Bệnh đái tháo đường là bệnh đặc trưng bằng mức đường trong máu cao, nguyên nhân là do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm theo kháng insulin với các mức độ khác nhau. Những người mắc bệnh không những có lượng đường trong máu cao, mà cả trong nước tiểu nên còn gọi là bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường còn gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, tai biến mạch máo não, suy thận Bệnh đái tháo đường gồm có hai loại, trong đó đái tháo đường típ II chiếm khoảng 90 % trong tổng số các trường hợp bị bệnh [1]. Trong cơ thể, màng tế bào ruột non tiết ra enzyme α-glucosidase thủy phân carbohydrate từ thức ăn thành các oligosaccharide, rồi thuỷ phân oligosaccharide thành glucose và thẩm thấu vào máu qua màng ruột non để nuôi các tế bào của cơ thể. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate thì lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Enzyme α-glucosidase, có ký hiệu là EC 3.2.1.20, là một enzyme glucosidase có nối α-1-4 liên kết hai phân tử glucose hay một phân tử glucose và những phân tử thay thế khác (ví dụ các disaccharide), thuộc nhóm hydrolase (nhóm enzyme xúc tác các phản ứng thủy phân). Enzyme α-glucosidase nằm ở màng tế bào ruột non của người và động vật, hỗ trợ cho bước cuối cùng của việc tiêu hóa carbohydrate từ thức ăn. Bằng cách ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase có thể làm chậm quá trình thủy phân của carbohydrate và làm giảm lượng đường trong máu[1]. Do đó, việc tìm kiếm các cây thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase có ý nghĩa rất lớn nhằm ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của một số cây thuốc thu hái ở Phú Yên nhằm phát hiện ra các cây thuốc có khả năng điều trị bệnh đái tháo đường. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Chuẩn bị mẫu: 85 mẫu của 42 cây thuốc nghiên cứu được thu hái ở trung tâm Dược liệu miền Trung, xã Hòa Hiệp Nam huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên tháng 4 năm 2016 (Bảng 1). Các mẫu dược liệu khô được xay nhỏ rồi trích Soxhlet với dung môi methanol trong 8 giờ, các dịch trích được đuổi dung môi thu được cao methanol. 2.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase Cơ sở phương pháp: Enzyme α-glucosidase xúc tác cho quá trình chuyển hoá chất nền p-nitrophenyl-α-D-glucopyranosid thành α-D-glucose và p-nitrophenol, trong môi trường kiềm nhẹ p-nitrophenol có màu vàng nhạt và hấp thu cực đại tại bước sóng 401 nm [2]. Khi có mặt chất ức chế enzyme, cường độ hấp thu của dung dịch sẽ giảm. Dựa vào cường độ hấp thu của dung dịch khi có và không có mẫu thử sẽ tính được phần trăm ức chế enzyme α-glucosidase của mẫu thử. Dựng đường biểu diễn giữa phần trăm ức chế và nồng độ mẫu thử để xác định giá trị IC50, là nồng độ của mẫu mà tại đó ức chế 50 % enzyme. Mẫu có hoạt tính càng mạnh thì giá trị IC50 sẽ càng thấp. Thiết bị và hóa chất: Dung dịch đệm phosphate 0.01 M có pH = 7.0. Dung dịch nền p-nitrophenyl-a-D-glucopyranoside 3.0 mM. Dung dịch enzyme α-glucosidase 0.2 U mL-1. Bảng 1: Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của 85 mẫu cây thuốc Phú Yên STT Tên thường dùng Tên khoa học Họ Bộ phận dùng IC50 μg mL-1 1 Cỏ mực Eclipta prostratae L. Asteraceae lá (S2) 0.2 thân (S32) 46.1 2 Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. Amaryllidaceae lá (S4) 218.4 củ (S50) 130.8 3 Xuyên tâm liên Andrographis- paniculata (Burm. F.) Ness. Acanthaceae lá (S5) >250 thân (S49) >250 4 Phan tả diệp Cassia angustifolia Vahl. Fabaceae lá (S6) 24.5 5 Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don. Apocynaceae lá (S7) >250 rễ (S8) >250 thân (S95) >250 6 Dây thìa canh Cassia angustifolia Vahl. Asclepiadaceae lá (S9) 18.7 thân (S16) >250 7 Lạc liên tây Passiflora rostrate L. Passifloraceae lá (S11) >250 thân (S28) >250 8 Diệp hạ châu Phyllanthus amarus Schum et Thonn. Euphorbiaceae lá (S12) 3.4 thân (S29) 0.3 9 Dương đầu kết lợn Olax rostrate Roxb. Olacaceae rễ (S14) 44.7 thân (S27) 44.6 lá (S26) 206 10 Lức Pluchea pteropoda Hemsley Asteraceae thân (S15) 50 lá (S26) 206 11 Ngải cứu Artemisia vulgaris L. Asteraceae rễ (S20) 56.6 lá (S57) 64.8 thân (S93) >250 12 Chè vằng Jasminum suptriplinerve Blume Oleaceae thân (S21) >250 lá (S64) >250 13 Sam đất Boerhaavia diffusa L. Nyctaginaceae thân (S23) >250 rễ (S24) 48.5 lá (S59) 171.8 14 Mần mần hoa vàng Cleome viscosa L. Capparaceae phần trên mặt đất (S25) >250 15 Cứt lợn Ageratum conyzoides L. Asteraceae thân (S30) 62.7 lá + hoa (S71) >250 16 Bạch tật lê Tribulus terrestris L. Zygophyllaceae phần trên mặt đất (S31) 57.3 17 Bách bệnh Eurycoma longifolia Jack. Simaroubaceae thân (S33) >250 lá (S66) 10.6 18 Đại bi Blumea balsamifera (L.) DC Asteraceae thân (S34) 6.6 lá (S63) 12.1 19 Kim ngân Lonicera japonica Thunb. Caprifoliaceae thân (S36) 23.5 lá (S67) >250 20 Xạ can Belamcanda chinensis (L.) DC Iridaceae thân (S37) 250 củ (S46) 205.7 lá (S53) >250 21 Lồng đèn (chóp mao) Salacia chinensis L. Celastraceae thân (S39) 0.3 lá (S44) 7.2 22 Bạch đồng nữ Clerodendron gragrans Vent. Verbenaceae thân (S41) 87.9 lá (S61) 63.8 23 Nở ngày đất Gomphrena celosiodes Mart. Amaranthaceae phần trên mặt đất (S54) >250 hoa (S115) >250 24 Rau đắng đất Mollugo oppositifolia L. Aizoaceae phần trên mặt đất (S60) 57.5 25 Khế ngọt Averrhoa carambola L. Oxalidaceae lá (S76) >250 thân (S94) 1.1 26 Sài đất Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Asteraceae lá + hoa (S77) 70.9 thân (S127) 64.8 27 Táo nhân Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit Fabaceae trái (S78) 194.1 thân (S81) 1.2 lá (S102) 73.2 28 Móng bò tím Bauhinia purpurea Linn Fabaceae thân (S80) 0.9 lá (S82) 7 29 Cốt khí muồng Cassia occidentalis L. Fabaceae trái (87) 208.8 thân (S88) 169.3 lá (S108) 11.1 30 Me tây Samanea saman Fabaceae thân (S97) 0.7 lá (S100) 8.2 31 Sâm tí tách Ruellia tuberosa L. Acanthaceae rễ (S98) >250 lá (S104) 49.5 32 Sung Ficus glomerata Roxb Moraceae thân (S109) 1.6 trái (S110) 52.6 lá (S111) >250 33 Cỏ mần trầu Eleusine indica L. Poaceae Phần trên mặt đất (S113) 63 34 Xuyến chi Bidens pilosa Asteraceae thân (S134) 147.2 lá (S156) >250 35 Cỏ xước Achyranthes aspera L. Amaranthaceae rễ (S143) 13.4 phần trên mặt đất (S153) 143.7 36 Keo lá nhỏ Acacia auriculiformis Fabaceae rễ (S149) 29.9 37 Mơ tam thể Paederia foetida L. Rubiaceae phần trên mặt đất (S150) 140.3 38 Huệ móng tay Zephyranthes rosea Amaryllidaceae lá (S155) 19 39 Cỏ gấu Cyperus rotundus L. Cyperaceae củ (S159) 0.8 thân + lá (S160) 11.5 40 Bông bay Chromolaena odorata Asteraceae rễ (S79) 209.6 lá (S103) 150.1 41 Điệp Caeselpinia pulcherrima L. Fabaceae rễ (S96) 1.2 hoa (S99) 4.9 lá (S101) 1.4 42 Ngũ sắc Lantana camara Verbenaceae thân (S105) >250 lá (106) 80.4 Quy trình: Mẫu được hoà tan trong đệm phosphate, thêm 100 µL enzyme, lắc đều, ủ ở 37 ºC trong 5 phút, sau đó thêm 100 µL dung dịch nền, lắc đều, ủ ở 37 ºC trong 15 phút, cuối cùng thêm 1500 µL dung dịch Na2CO3 và đo mật độ quang tại bước sóng 401 nm. Tiến hành thử hoạt tính trên các mẫu thử với nhiều nồng độ khác nhau, mỗi nồng độ lặp lại 3 lần với chất đối chứng dương là acarbose. 2.3. Khảo sát thành phần hóa học thân cây chóp mao Salacia chinensis L. Cây chóp mao (Salacia chinensis L.) phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các rừng thưa từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Ninh Bình qua Quảng Trị, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Ðồng Nai tới Kiên Giang, An Giang. Dân gian dùng rễ và thân chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi bắp, cơ thể suy nhược.[3] Cây chóp mao thuộc loại cây bụi leo cao 1-2 m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, hình bầu dục dài 5-11 cm, rộng 3-5 cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nâu; 6-7 cặp gân phụ; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 cái ở nách lá; cánh hoa cao 6mm; 2 nhị; đĩa mật to. Quả mọng, hình quả lê, sau tròn đầu, màu đỏ, cao 13-15 mm, chứa 1-2 hạt 8 mm. Thực nghiệm: Thiết bị và hóa chất: Máy đo khối phổ HR-ESI-MS (microOTOF-Q 10187), đèn UV hai bước sóng 254/365 nm (Spectroline ENF-240C/FE, USA), máy cộng hưởng từ hạt nhân (Bruker Avance) với tần số 500 MHz cho phổ 1H-NMR và 125 MHz cho phổ 13C-NMR. Bản mỏng sắc ký trên bản nhôm tráng sẵn và sắc ký cột sử dụng silica gel Merck Kielselgel 60 F254 (0.040-0.063 mm) và silica gel Merck 60 RP-18: Lichroprep RP-18 (0.040-0.063 mm) Nguyên liệu: Thân cây chóp mao được thu hái tại tỉnh Phú Yên vào tháng 4 năm 2017, được định danh bởi Tiến sĩ Đặng Lê Anh Tuấn, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học, trường Đại học Khoa học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Ly trích và phân lập: Thân cây được rửa sạch, phơi khô và xay nhỏ thành bột. Bột thân khô (10 kg) được chia làm nhiều phần trích nóng với MeOH. Mỗi phần trích khoảng 200 g bột và 1,5 lít MeOH, trích 3 lần mỗi lần trong 3 giờ. Toàn bộ dịch trích sau khi cô quay thu hồi dung môi dưới áp suất kém thu được cao MeOH thô (400 g). Hòa tan cao MeOH vào nước (500ml) sau đó trích lỏng - lỏng với các đơn dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexane, chloroform, ethyl acetate. Thu hồi dung môi dưới áp suất kém thu được cao tương ứng. Sắc kí cột silica gel pha thường cao chloroform (62 g) cùng với hệ dung môi giải ly n-hexane : ethyl acetate (độ phân cực tăng dần từ 0 – 100% EtOAc thành 18 phân đoạn (LC1 → LC18). Sắc ký cột phân đoạn LC4 (2.1 g) với hệ dung môi giải ly n-hexane : ethyl acetate (0-100% EtOAc) thu được 8 phân đoạn (LC4.1 → LC4.8). Tiếp tục sắc ký cột phân đoạn LC4.3 với hệ dung môi giải ly n-hexane : chloroform (0-100% CHCl3) kết hợp với sắc ký điều chế với các hệ dung môi n-hexane – CHCl3, n-hexane - EtOAc ở các tỷ lệ khác nhau thu được hợp chất (1). Sắc ký cột phân đoạn LC6 (3.1 g) với hệ dung môi giải ly n-hexane : acetone (0-100% acetone) thu được 14 phân đoạn (LC6.1 → LC6.14). Tiếp tục sắc ký cột phân đoạn LC6.2 với hệ dung môi giải ly n-hexane : chloroform (0-100% CHCl3) kết hợp với sắc ký điều chế với các hệ dung môi n-hexane – CHCl3, n-hexane – EtOAc, n-hexane - acetone ở các tỷ lệ khác nhau thu được hợp chất (2). Hình 1. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ thân cây Salacia chinensis L. Sắc ký cột phân đoạn LC8 (14 g) với hệ dung môi giải ly n-hexane : ethyl acetate (0-100% EtOAc) thu được 16 phân đoạn (LC8.1 → 8.16). Tiếp tục sắc ký cột phân đoạn LC8.1 với hệ dung môi giải ly n-hexane : chloroform (0-100% CHCl3) kết hợp với sắc ký điều chế với các hệ dung môi n-hexane – CHCl3, n-hexane – acetone, CHCl3 - acetone ở các tỷ lệ khác nhau thu được hợp chất (3). 29-norlupan-3,20-dione (1): tinh thể không màu tan tốt trong dung môi CHCl3, 1H NMR (500 MHz, CDCl3): dH 0.82 (3H, s, H-28); 0.96 (3H, s, H-25); 1.00 (6H, s, H-24, H-27); 1.04 (3H, s, H-23); 1.11 (3H, s, H-26); 1.34 (4H, m, H-9, H-11); 1.49 (13H, m, H-1, H-5, H-6, H-12, H-16, H-21a, H-22); 1.64 (1H, m, H-7); 1.73 (2H, m, H-15); 1.86 (1H, m, H-2a); 1.86 (1H, m, H-18); 1.88 (1H, m, H-21b); 2.12 (3H, s, H-30); 2.38 (1H, m, H-13); 2.45 (1H, m, H-2b); 2.68 (1H, m, H-19). 13C NMR (125 MHz, CHCl3): δC 34.5 (C-1); 49.8 (C-2); 216.5 (C-3); 47.7 (C-4); 55.4 (C-5); 20.4 (C-6); 38.0 (C-7); 41.5 (C-8); 40.2 (C-9); 37.7 (C-10); 22.2 (C-11); 28.2 (C-12); 34.3 (C-13); 43.5 (C-14); 28.1 (C-15); 35.7 (C-16); 43.7 (C-17); 50.4 (C-18); 52.8 (C-19); 211.5 (C-20); 40.6 (C-21); 27.8 (C-22); 27.1 (C-23); 21.3 (C-24); 16.1 (C-25); 14.8 (C-26); 16.4 (C-27); 18.3 (C-28); 29.3 (C-30). Salacinol (2): tinh thể màu trắng tan tốt trong dung môi CHCl3, 1H NMR (500 MHz, CDCl3): dH 0.94 (3H, s, H-25); 0.95 (3H, s, H-27); 1.02 (3H, s, H-24); 1.03 (3H, s H-27); 1.07 (3H, s, H-23); 1.08 (3H, s, H-26); 1.13 (1H, m, H-12a); 1.32 (2H, m, H-11); 1.33 (2H, m, H-5, H-16a); 1.36 (1H, m, H-9); 1.39 (1H, m, H-1b); 1.41 (1H, brs, H-18); 1.44 (2H, s, H-7); 1.47 (2H, m, H-6); 1.48 (1H, m, H-16b); 1.58 (2H, s, H-22); 1.67 (1H, m, H-12b) 1.70 (2H, s, H-15); 1.83 (1H, m, H-13); 1.89 (1H, m, H-1b); 2.33 (1H, m, H-19); 2.40 (1H, m, H-2a); 2.48 (1H, m, H-2b); 3.96 (1H, t, 5.76 Hz, H-21); 4.70 (1H, brs, H-29a); 4.82 (1H, brs, H-29b). 13C NMR (125 MHz, CHCl3): δC 39.8 (C-1); 34.3 (C-2); 218.2 (C-3); 47.5 (C-4); 55.1 (C-5); 19.8 (C-6); 33.7 (C-7); 41.0 (C-8); 50.0 (C-9); 37.0 (C-10); 21.6 (C-11); 25.0 (C-12); 37.8 (C-13); 42.8 (C-14); 27.3 (C-15); 35.9 (C-16); 42.0 (C-17); 48.2 (C-18); 60.0 (C-19); 148.4 (C-20); 77.9 (C-21); 49.6 (C-22); 26.8 (C-23); 21.2 (C-24); 16.1 (C-25); 16.0 (C-26); 14.6 (C-27); 19.8 (C-28); 111.5 (C-29); 19.9 (C-30). Machaerinic acid lactone (3): tinh thể màu trắng tan tốt trong dung môi CHCl3, 1H NMR (500 MHz, CDCl3): dH 0.74 (1H, m, H-5); 0.79 (3H, s, H-24); 0.87 (3H, s, H-29); 0.93 (3H, s, H-25); 0.94 (3H, s, H-26); 0.99 (3H, s, H-23); 1.08 (3H, s, H-27); 1.16 (2H, m, H-16); 1.21 (3H, s, H-30); 1.40 (1H, m, H-7a); 1.49 (2H, m, H-19); 1.54 (2H, m, H-7b, H-9); 1.57 (6H, m, H-6, H-11, H-15); 1.62 (2H, m, H-2); 1.63 (2H, m, H-1); 2.13 (1H, dd, 12.8 Hz, 8.4 Hz, H-18); 2.21 (1H, d, 11.80 Hz, H-22); 3.22 (1H, dd, 11.0 Hz, 4.3 Hz, H-3); 4.15 (1H, d, 5.2 Hz, H-21); 5.30 (1H, t, 5.3 Hz, H-12). 13C NMR (125 MHz, CHCl3): δC 38.9 (C-1); 27.4 (C-2); 79.1 (C-3); 38.9 (C-4); 55.4 (C-5); 18.5 (C-6); 33.3 (C-7); 40.0 (C-8); 47.7 (C-9); 37.2 (C-10); 23.7 (C-11); 124.8 (C-12); 140.4 (C-13); 42.7 (C-14); 25.2 (C-15); 24.5 (C-16); 39.5 (C-17); 43.6 (C-18); 39.7 (C-19); 35.4 (C-20); 83.3 (C-21); 34.0 (C-22); 28.3 (C-23); 15.8 (C-24); 15.8 (C-25); 17.2 (C-26); 24.2 (C-27); 182.5 (C-28); 25.4 (C-29); 21.2 (C-30). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả sàng lọc hoạt tính cho thấy có nhiều loài dược liệu có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase mạnh trong đó 5 mẫu cao có hoạt tính mạnh với giá trị trị IC50 dưới 1 µg mL-1 đó là lá cây cỏ mực, thân cây diệp hạ châu, thân cây chóp mao, thân cây móng bò tím, thân cây me tây và rễ cây cỏ gấu. Các công bố trước đây cho thấy có rất nhiều loại hợp chất có khả năng ức chế enzyme a-glucosidase từ tự nhiên như flavonoid, terpenoid, polyphenol [1-2]. Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, nhận thấy rằng ở Việt Nam cây Cỏ mực (Eclipta prostrata) và cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus amarus) – hai dược liệu có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh – đã được nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua ở cả lĩnh vực hóa học hợp chất thiên nhiên, sinh học, y học hiện đại cũng như y học cổ truyền. Tuy nhiên cây chóp mao (Salacia chinensis L,) chưa được nghiên cứu triệt để. Khảo sát thành phần hóa học của thân cây chóp mao bước đầu đã phân lập được 3 hợp chất triterpenoid: 29-norlupan-3,20-dione (1) [7], salacianol (2) và machaerinic acid lactone (3) [8,9], trong đó salacianol (2) và machaerinic acid lactone (3) lần đầu tiên được phân lập trong cây Salacia chinensis L. Thành phần hóa học cũng như hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cao và các hợp chất phân lập được từ thân cây chóp mao vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO T.K. Nguyễn, T.T.B. Diệp, T.B.T. Đặng, T.P.Q. Lại, Q.K. Trần (2006). Nội tiết học. NXB Y học. H.T. Nguyen, S.M. Kim (2009). Three compounds with potent a-glucosidase inhibitory activity purified from sea cucumber Stichopus japonicus. SPISE, 112-122. C. V. Võ (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. S. Kumar, S. Narwal, V. Kumar, O. Prakash (2011). α-Glucosidase inhibitors from plants: A natural approach to treat diabetes, Pharmacogn. Rev., 5, 19–29. M. T. T. Nguyen, N. T. Nguyen, H. X. Nguyen, T. N. N. Huynh, B. S. Min (2012). Screening of α-glucosidase inhibitory activity of Vietnamese medicinal plants: isolation of active principles from Oroxylum indicum, Nat. Prod. Sci., 18, 47–51. P. H. Dang, H. X. Nguyen, T. T. T. Duong, T. K. T. Tran, P. T. Nguyen, T. K. T. Vu, H. C. Vuong, N. H. T. Phan, M. T. T. Nguyen, N. T. Nguyen, S. Awale (2017). α-Glucosidase inhibitory and cytotoxic taxane diterpenoids from the stem bark of Taxus wallichiana. J. Nat. Prod., 80, 1087–1095. Cole, B. J. W., Bentley, M. D., Hua, Y., Bu, L. (1991). Consitutents in the outet Bark of Betula alleghaniensis, J. Wood chem. Tech, 11(2), 209-233. Chen, S. P., Zang, R. Y. (1997). Study on the triterpen sapogenins from Albzziae cortex. Beijin Medical University, 32, 144-147. Delgado, M., Da Sliva., M., Braz Fot., S. (1984). 3β-hydroxy-21β-cinnamoyloxyolean-12-en-28-oic acid, a triterpenoid from Enterolobium contorstisiliquum, Phytochemistry, 23, 2289-2292.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc38100_122236_1_pb_125_2090389.doc
Tài liệu liên quan