Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat trên nhôm với sự có mặt của kmno4 - Phạm Thị Phượng

In this article, a chromate conversion coating on aluminium has been developed. Composition and surface structure of the conversion coatings were determined by scaning electron microscope (SEM) and energy dispersive X-ray spectroscopy (EDS). The ability to resist corrosion for aluminium of chromate coatings were studied by using Tafel polarization and electrochemical impedance spectroscopy methods. The obtained results showed that KMnO4 has participated in the formation of a passive film structure.Theincrease in passive time or increasing the concentration of KMnO4 increased film thickness, resulting in the membrane tightly sealed, but the excess increase in passive time or KMnO4 concentration lead to the return dissolution of conversion coating. The coefficients of corrosion protection of chromate coatings are 96.94% to 99.88 % depending on passive time and the concentration of KMnO4 in chromate solutions. Corrosion protection coefficient reaches the maximum value at the KMnO4 concentration of 0.8 g/l and the passive time of 40 sec. The results of spectral analysis showed that the chromate film which is formed on the aluminum surface does not change the charge transfer resistance of the corrosion. However this film strongly prevents the diffusion of ions through the film surface, thereby reducing the corrosion of materials.The appropriate component and mode of chromate conversion solution for aluminium is also proposed.

pdf10 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat trên nhôm với sự có mặt của kmno4 - Phạm Thị Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science and Technology 54 (5A) (2016) 125-134 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG ĂN MÒN CỦA LỚP PHỦ BIẾN TÍNH CROMAT TRÊN NHÔM VỚI SỰ CÓ MẶT CỦA KMnO4 Phạm Thị Phượng1, *, Nguyễn Thị Nhâm2, Phạm Thị Hạnh2, Nguyễn Xuân Thắng1, Vũ Minh Thành1, Nguyễn Văn Tú1 1Viện Hoá học - Vật liệu, Viện Khoa học - Công nghệ Quân sự, 17 Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội 2Công ty TNHH Công nghệ hóa chất Minh Phú, Lâm Trường, Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội *Email: phuongvhhvl@yahoo.com.vn Đến Tòa soạn: 25/07/2016; Chấp nhận đăng: 3/12/2016 TÓM TẮT Trong bài báo này, các yếu tố như thời gian, thành phần của dung dịch cromat hóa cải tiến chứa KMnO4 sử dụng cho nhôm ảnh hưởng tới các tính chất của màng thụ động đã được nghiên cứu, khảo sát. Thành phần và cấu trúc bề mặt của lớp cromat hóa được xác định bởi phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và phân tích phổ phân tán năng lượng tia X (EDS). Khả năng chống ăn mòn của lớp cromat trên nền nhôm đã được nghiên cứu bằng cách phương pháp đo dòng ăn mòn Tafel và phương pháp đo tổng trở điện hóa. Các kết quả thu được cho thấy rằng KMnO4 đã tham gia vào sự hình thành của cấu trúc màng thụ động, nồng độ và thời gian có ảnh hướng tới chất lượng màng. Tăng thời gian thụ động hoặc tăng nồng độ KMnO4 độ dày màng tăng, kết quả là màng có kết cấu chặt chẽ, nhưng sự gia tăng quá mức trong thời gian thụ động làm tan màng trở lại. Các hệ số bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ cromat là 96,94 % đến 99,88 % tùy thuộc vào thời gian thụ động và nồng độ của KMnO4 trong dung dịch cromat. Hệ số bảo vệ chống ăn mòn đạt giá trị tối đa ở nồng độ KMnO4 0,8 g/l và thời gian thụ động của 40 giây. Kết quả phân tích tổng trở cho thấy rằng màng cromat được hình thành trên bề mặt nhôm không làm thay đổi điện trở chuyển điện tích lớp màng. Tuy nhiên màng cromat ngăn cản sự khuếch tán của các ion xuyên qua bề mặt màng do đó làm giảm sự ăn mòn của vật liệu. Từ khóa: ăn mòn nhôm, cromat, KMnO4. 1. MỞ ĐẦU Nhôm và hợp kim được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hóa chất, hàng không vũ trụ, thực phẩm, điện tử và các ngành công nghiệp hàng hải do giá thấp, tỷ trọng nhẹ và tính chất cơ lí tốt. Tuy nhiên, việc ứng dụng nhôm và hợp kim bị giới hạn bởi tính chất hoạt động hóa học cao và khả năng chống ăn mòn kém. Mặc dù trong tự nhiên, nhôm và hợp kim dễ dàng hình thành một lớp oxít làm tăng khả năng chống ăn mòn, tuy nhiên lớp ôxít này có thể dễ dàng bị ăn mòn do các tác nhân hóa học hoặc môi trường ẩm chứa clorua, hoặc có thể là do khiếm khuyết trong các lớp ôxit [1]. Các phương pháp, kĩ thuật chống ăn mòn cho nhôm và hợp kim từ lâu đã là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và không ngừng phát triển, đổi mới công Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Hạnh, , Vũ Minh Thành, Nguyễn Văn Tú 126 nghệ, kĩ thuật. Theo truyền thống, để cải thiện khả năng chống ăn mòn cho nhôm và hợp kim có nhiều phương pháp xử lí bề mặt được sử dụng: cromát hóa, anốt hóa, sơn phủ, phốt phát hóa[2, 3]. Lớp thụ động cromat được coi là chất ức chế ăn mòn hiệu quả cao và sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với nhôm và hợp kim ứng dụng trong kĩ thuật quân sự và hàng không với ưu điểm giá thành thấp, hiệu quả cao và kĩ thuật đơn giản [4 - 6]. Tuy nhiên màng cromát hóa trên cơ sở hợp chất Cr(VI) gây độc (tác nhân gây ung thư), tại nhiều nước công nghiệp phát triển hiện nay người ta đưa ra các quy định hạn chế hoặc cấm sử dụng hợp chất Cr(VI) để cromát hóa cho lớp mạ kẽm, nhôm hoặc hợp kim. Vì vậy việc thay thế hoặc sử dụng hạn chế hợp chất Cr(VI) trong các dung dịch cromat hóa hoặc sử dụng các lớp phủ biến tính dựa trên các muối vanadi, ceri, siloxane thay thế màng cromat chứa Cr(VI) đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế [7 - 10]. Trong những hướng nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung thành phần KMnO4 vào thành phần dung dịch cromat hóa truyền thống, cho phép rút ngắn thời gian, giảm nhiệt độ, cũng như nồng độ Cr(VI), nhưng hiệu quả bảo vệ chống ăn mòn tương đương [11, 12]. Bài báo này, bước đầu chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat trên nhôm trong dung dịch có chứa KMnO4. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Chuẩn bị mẫu nhôm đo điện hóa Các mẫu nhôm được chế tạo từ dây nhôm đường kính 3,5mm. Thành phần của mẫu nhôm như được trình bày trong Bảng 1. Một hệ điện hóa 3 điện cực được chuẩn bị cho phép đo đường phân cực Tafel và đo tổng trở điện hóa. Điện cực làm việc là các đoạn dây nhôm với diện tích 0,5 cm2 đã được thụ động trong các dung dịch cromat hóa. Điện cực đối là tấm nhôm tinh khiết, điện cực so sánh là Ag/AgCl. 2.2. Chuẩn bị các dung dịch cromát hóa Dung dịch cromat hóa trong các thí nghiệm được pha từ các hóa chất loại PA: CrO3, KMnO4, NaF, K3Fe(CN)6, NaCl. Pha dung dịch cromat hóa ban đầu có thành phần là: CrO3 7,0 g/l; K3[Fe(CN)6] 1,2 g/l; NaF 2 g/l. Sau đó thêm KMnO4 vào dung dịch trên theo các nồng độ tương ứng là 0,6 g/l; 0,8 g/l; 1,0 g/l; 1,2 g/l và 1,4 g/l. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Hình thái cấu trúc bề mặt lớp phủ biến tính cromat của các mẫu nhôm được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Thành phần cấu tạo của lớp màng cromat hóa được xác định bằng phổ phân tán năng lượng tia X (EDS) bằng thiết bị Kính hiển vi điện tử quét JSM 6610-LA (Jeol Nhật Bản). Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa, đo dòng ăn mòn trên thiết bị Autolab 30, Hà Lan. Các thí nghiệm, đo đạc được thực hiện tại Viện Hóa học - Vật liệu / Viện Khoa học Công nghệ Quân sự. Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ động và nồng độ KMnO4 lên hình thái bề mặt và thành phần lớp thụ động, các mẫu dây nhôm được tiến hành thụ động tạo lớp phủ biến tính cromat trong các dung dịch đã pha ở trên với các khoảng thời gian là 10, 20, 30, 40, 50 giây tại Nghiên khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat hóa trên nhôm mặt của KMnO4 127 nhiệt độ phòng. Các mẫu sau thụ động được nhúng trong nước nóng ở 90 0C để làm ổn định lớp màng rồi tiến hành sấy khô trong 5 - 8 giờ tại nhiệt độ 70 0C. Sau đó, các mẫu được chụp ảnh SEM, chụp phổ EDS và đo điện hóa để xác định tính chất lớp màng. Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thụ động và nồng độ KMnO4 đến khả năng chống ăn mòn của lớp cromat, mẫu đo dòng ăn mòn được tiến hành trong dung dịch muối 5 % NaCl. Đường cong phân cực Tafel được đo theo chiều từ catot sang anot với tốc độ quét thế là 10 mV/s, trongkhoảng điện thế ± 300 mV so với thế điện cực cân bằng. Phép đo tổng trở điện hóa được thực hiện tại thế điện cực cân bằng với biên độ xung là 10mV, khoảng tần số từ 20 kHz đến 10 mHz. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích cấu trúc, thành phần hóa học và trạng thái bề mặt sản phẩm 3.1.1. Phân tích ảnh SEM và EDS Hình 1. Ảnh SEM của các mẫu được sau khi được cromat hóa trong dung dịch có chứa KMnO4 0,8 g/l trong (a) 10 s, (b) 20 s, (c) 30 s. (d) 40 s và (e) 50 s. Hình 1 là ảnh SEM của các mẫu nhôm được thụ động hóa trong dung dịch cromat hóa, nồng độ KMnO4 là 0,8 g/l, với thời gian khác nhau. Nhận thấy rằng, với các mẫu được thụ động a b c d e Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Hạnh, , Vũ Minh Thành, Nguyễn Văn Tú 128 trong 10 s, 20 s bề mặt mẫu rỗ,nhiều lỗ sâu. Điều này là do thời gian thụ động ngắn, lớp thụ động chưa được hình thành một cách đầy đủ trên bề mặt mẫu. Các mẫu thụ động trong thời gian 30, 40 và 50 s, bề mặt có cấu trúc đa lớp, dạng vết nứt và đồng nhất trên bề mặt, mẫu thụ động 50 s các hạt có kích thước lớn hơn. Hình 2. Ảnh SEM của các mẫu sau khi được cromat hóa trong 30 s với các dung dịch chứa KMnO4: (a) 0,6 g/l; (b) 0,8 g/l; (c) 1,0 g/l và (d) 1,2 g/l và (e) 1,4 g/l. Hình 2 là ảnh SEM của các mẫu nhôm được thụ động 30 s trong dung dịch cromat hóa với các nồng độ KMnO4 khác nhau. Nhận thấy, trong khoảng nồng độ 0,6 ÷ 1,0 g/l KMnO4, bề mặt màng tạo thành có cấu trúc đặc trưng của màng cromat. Cấu trúc dạng vết nứt giúp màng cromat có độ bám cao và tăng độ đàn hồi với màng sơn phủ. Đến nồng độ 1,0 ÷ 1,4 g/l KMnO4, cấu trúc bề mặt màng thay đổi, trở nên xốp và mịn hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ ion Mn2+có tham gia vào việc tạo thành màng. Hình 3 cho thấy phổ EDS của các mẫu nhôm không được thụ động và được thụ động 30 giây trong dung dịch cromat hóa có chứa KMnO4 0,8 g/l. Kết quả thu được từ việc phân tích phổ a b c d e Nghiên khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat hóa trên nhôm mặt của KMnO4 129 EDS được đưa ra trong Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1 và bảng 2 cho thấy các nguyên tố Mg, Cu, Si có trong thành phần mẫu nhôm không xuất hiện trong thành phần màng cromat. Các nguyên tố Cr, Fe, F xuất hiện trong thành phần màng cromat là từ các thành phần trong dung dịch thụ động. Sự biến thiên của hàm lượng Mn theo thời gian thụ động và hàm lượng KMnO4 chứng tỏ Mn có tham gia vào việc hình thành cấu trúc của màng thụ động. Hình 3.Phổ EDS của các mẫu nhôm không được thụ động (a) và đã được thụ động 30 s trong dung dịch cromat hóa có chứa KMnO4 0,8 g/l (b). Bảng 1.Thành phần màng cromat hóa phụ thuộc nồng độ KMnO4. Thành phần % nguyên tố Nguyên tố C O Al Cr Fe N F Mn Zn Mg Cu Si Mẫu Al 25,09 14,98 56,73 - - 1,44 - 0,17 0,36 1,02 0,09 0,12 0,6 g/l 41,17 19,51 18,80 2,09 0,78 17,22 0,13 0,16 0,14 - - - 0,8 g/l 33,99 16,12 29,94 1,73 0,7 17,07 0,04 0,17 0,24 - - - 1 g/l 37,10 10,94 34,68 0,83 0,45 15,17 0,2 0,26 0,2 - - - 1,2 g/l 40,19 9,16 38,28 0,48 0,41 10,89 0,17 0,32 0,19 - - - 1,4 g/l 37,10 8,78 44,46 0,36 0,34 8,07 0,24 0,21 0,26 - - - Từ Bảng 1 nhận thấy rằng, khi tăng dần nồng độ KMnO4, trong lớp màng cromat, thành phần Al và Mn tăng dần trong khi đó thành phần Cr, O, Fe giảm dần. Điều đó chứng tỏ với việc tăng hàm lượng KMnO4 đồng thời với sự hình thành của màng thì quá trình hòa tan màng cũng xảy ra và lượng Cr, Fe được thay thế bởi Mn. Bảng 2. Thành phần màng cromat hóa phụ thuộc thời gian thụ động trong dung dịch cromat có KMnO4 1,0 g/l. Thành phần % nguyên tố Nguyên tố C O Al Cr Fe N F Mn Zn Mg Cu Si Mẫu Al 25,09 14,98 56,73 - - 1,44 - 0,17 0,36 1,02 0,09 0,12 10s 35,87 8,25 44,57 0,36 0,32 9,70 0,36 0,24 0,29 - - - a b Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Hạnh, , Vũ Minh Thành, Nguyễn Văn Tú 130 20s 33,57 10,31 40,57 0,66 0,45 13,51 0,32 0,23 0,26 - - - 30s 37,10 10,94 34,68 0,83 0,45 15,17 0,20 0,26 0,20 - - - 40s 37,74 11,54 31,96 1,41 0,82 15,52 0,16 0,38 0,18 - - - 50s 42,57 14,41 28,54 1,04 0,53 12,06 0,26 0,23 0,25 - - - Từ Bảng 2 thấy rằng, khi tăng thời gian thụ động trong dung dịch cromat, hàm lượng Al trong thành phần màng giảm và hàm lượng Cr, Fe, Mn, O trong thành phần màng tăng. Điều này chứng tỏ rằng với việc tăng thời gian thụ động, chiều dày lớp màng càng tăng. Tuy nhiên, khi thời gian thụ động tăng đến 50 giây, nhận thấy sự sụt giảm trong hàm lượng của Fe, Cr và Mn. Đây có thể là kết quả của sự hòa tan màng trở lại khi thời gian thụ động quá nhiều. 3.2. Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa Hình 4 cho thấy đường phân cực dạng Tafel trong dung dịch NaCl 5 % của các mẫu nhôm không được thụ động và đã được thụ động trong dung dịch cromat hóa có chứa các nồng độ KMnO4 khác nhau và thời gian khác nhau. Các thông sốthế ăn mòn, dòng ăn mòn thu được từ đường phân cực Tafel được ghi vào trong Bảng 3 và Bảng 4. Bảng 3. Các thông số ăn mòn của các mẫu nhôm khi không được thụ động và đã được thụ động trong các dung dịch cromat với nồng độ KMnO4 khác nhau. Nồng độ KMnO4 Iăm (mA) Eăm (V) P(%) Không TĐ 6,71.10-3 -0,852 0,6 g/l 2,05.10-4 -0,673 96,94 0,8 g/l 3,27.10-5 -0,670 99,51 1,0 g/l 3,93.10-5 -0,830 99,41 1,2 g/l 4,40.10-5 -0,846 99,34 1,4 g/l 5,99.10-5 -0,797 99,11 -1.4 -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 1E-9 1E-7 1E-5 1E-3 0.1 10 1,4g/l 0,6g/l 0,8g/l 1,0g/l1,2g/l Al lo gi (A /c m 2 ) E (V.Ag/AgCl) -1.3 -1.2 -1.1 -1.0 -0.9 -0.8 -0.7 -0.6 -0.5 -0.4 -0.3 1E-9 1E-7 1E-5 1E-3 0.1 50s 40s 30s 20s 10s Al lo gi (A /c m 2 ) E (V.Ag/AgCl) Hình 4. Đường phân cực Tafel trong dung dịch NaCl 5 % của mẫu Al không thụ động và thụ động trong dung dịch cromat có nồng độ KMnO4và thời gian thụ động khác nhau. Nghiên khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat hóa trên nhôm mặt của KMnO4 131 Bảng 4. Các thông số ăn mòn của các mẫu nhôm khi không được thụ động và đã được thụ động trong các dung dịch cromat với nồng độ KMnO4 0,8 g/l và thời gian khác nhau. Thời gian TĐ (s) Iăm (mA) Eăm (V) P (%) Không TĐ 6,71.10-3 -0,852 10 2,04.10-4 -0,747 96,96 20 7,98.10-5 -0,590 98,81 30 3,27.10-5 -0,670 99,51 40 7,87.10-6 -0,669 99,88 50 7,84.10-5 -0,640 98,83 Trong Bảng 3 và Bảng 4, Iăm và Eăm tương ứng là dòng và thế ăn mòn của các mẫu nhôm thu được bằng phương pháp ngoại suy Tafel đồ thị hình 4 tương ứng. P là hệ số bảo vệ ăn mòn được tính theo công thức: %100)1((%) 0, , ×−= ăm TĐăm I I P trong đó, Iăm,TĐ là dòng ăn mòn nhôm khi mẫu nhôm đã được thụ động trong dung dịch cromat. Iăm,0 là dòng ăn mòn nhôm khi mẫu nhôm chưa được thụ động. Từ Bảng 3 và Bảng 4 có thể nhận thấy rằng, dòng ăn mòn nhôm khi mẫu nhôm đã được thụ động trong dung dịch cromat giảm xuống rất nhiều. Từ đó có thể kết luận rằng lớp cromat trên bề mặt nhôm có tác dụng chống ăn mòn rất tốt. Cũng thấy được từ bảng 3 rằng, hệ số bảo vệ chống ăn mòn P của lớp cromat trên nền nhôm đạt từ 96,94 đến 99,51 %. Hình 5. Phổ tổng trở điện hóa của mẫu nhôm chưa thụ động (a), đã thụ động 30 giây trong dung dịch cromat chứa KMnO4 0,8 g/l (b). Hệ số P tiến tới cực đại tại nồng độ KMnO4 là 0,8 g/l sau đó giảm dần theo sự tăng lên tiếp theo của nồng độ KMnO4. Bảng 4 cho thấy sự biến thiên tương tự của hệ số bảo vệ P phụ thuộc vào thời gian thụ động nhôm trong dung dịch cromat. Ban đầu, giá trị này tăng lên theo sự tăng của thời gian thụ động và đạt cực đại tại thời gian thụ động là 40 giây. Sau đó, với việc tăng tiếp tục của thời gian thụ động thì hệ số bảo vệ giảm xuống. Những sự biến thiên trên của hệ số bảo vệ có thể giải thích như sau: Ban đầu, khi tăng thời gian thụ động hoặc tăng nồng độ của KMnO4, (a) (b) Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Hạnh, , Vũ Minh Thành, Nguyễn Văn Tú 132 chiều dày của màng cromat tăng lên, lớp màng kín sít hơn, dẫn đến khả năng bảo vệ chống ăn mòn tốt hơn. Nhưng khi tiếp tục tăng thời gian thụ động hoặc tăng nồng độ KMnO4, lớp màng cromat bị hòa tan một phần, dẫn đến lớp màng xốp, nhiều lỗ. Hệ quả là khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp màng giảm xuống. Những kết quả này phù hợp với các kết quả chụp SEM đã cho thấy ở trên. Hình 5 là phổ tổng trở điện hóa của các mẫu nhôm chưa được thụ động và đã được thụ động trong dung dịch cromat hóa và mạch điện tương đương. Trong Hình 5a và 5b, các đường đứt đoạn là phổ tổng trở đo được. Các đường liền là kết quả của việc fit mạch số liệu tổng trở đo được với mạch tương đương trong hình tương ứng. Nhận thấy rằng các đường nét đứt khá trùng với các đường liền, chứng mạch điện tương đương trong hình mô tả khá tốt các quá trình điện cực. Trong mạch điện tương đương hình 5a, 5b, Rs là thành phần điện trở đặc trưng cho điện trở của dung dịch điện ly (Ω), CPE là thành phần pha không đổi đặc trưng cho lớp kép, Rct là thành phần điện trở đặc trưng cho điện trở chuyển điện tích (Ω), W là tổng trở khuếch tán Warburg, Rm (Ω) là điện trở của lớp màng thụ động hình thành trên bề mặt điện cực chống lại sự ăn mòn. Các thông số động học của quá trình điện cực thu được bằng việc fit mạch các phép đo tổng trở với mạch điện tương đương được đưa ra trong Bảng 5. Trong đó, σ là hằng số Warburg (w). Bảng 5. Các thông số động học của quá trình điện cực nhôm thu được thông qua fit mạch. Mẫu nhôm Rs(Ω) CPE (μF) Rct (Ω) σ (w) Rm (kΩ) Không TĐ 6 15 105 0,16.105 10,32 Có TĐ 6,2 2,8 105 1012 239,9 Từ các thông số động học của phản ứng ăn mòn nhôm trong Bảng 5 có thể nhận thấy: (i) Điện trở chuyển điện tích của phản ứng ăn mòn nhôm khi chưa được thụ động và khi đã thụ động trong dung dịch cromat không thay đổi. (ii) Hằng số Warburg σ đặc trưng cho khả năng cản trở sự vận chuyển chất ra/vào lớp kép. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi sự chậm trễ trong việc khuếch tán chất phản ứng và sản phẩm phản ứng sẽ làm tăng phân cực nồng độ và làm quá trình phản ứng xảy ra khó khăn hơn. Hệ số σ của mẫu nhôm không thụ động nhỏ hơn nhiều so với mẫu nhôm đã thụ động. Điều này chứng tỏ lớp màng cromat đã ngăn cản quá trình khuếch tán các chất của quá trình ăn mòn, qua đó ngăn chặn quá trình ăn mòn. (iii) Màng thụ động (đối với mẫu nhôm đã được thụ động) hoặc ôxít nhôm (đối với mẫu nhôm không được thụ động) được hình thành trên bề mặt điện cực có tác dụng ngăn cản sự ăn mòn và được đặc trưng bởi Rm. Giá trị Rm của điện cực nhôm khi không được thụ động nhỏ hơn nhiều lần (> 20 lần) so với khi đã được thụ động. Rm cao cho thấy vai trò ngăn cách, thụ động hóa rất lớn của lớp màng cromat biến tính. 4. KẾT LUẬN Từ các kết quả phân tích ảnh hiển vi điện tử, phân tích EDS, đo dòng ăn mòn của lớp phủ cromat biến tính trên nền nhôm với sự có mặt của KMnO4, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: Nghiên khả năng chống ăn mòn của lớp phủ biến tính cromat hóa trên nhôm mặt của KMnO4 133 - KMnO4 có tham gia vào việc hình thành cấu trúc màng thụ động, tăng tốc độ tạo màng, màng có thể tạo thành tại nhiệt độ phòng, khoảng nồng độ KMnO4 phù hợp là 0,6 ÷ 1,0 g/l. - Thời gian và nồng độ KMnO4 có ảnh hướng tới tính chất của màng.Việc tăng thời gian thụ động hoặc tăng nồng độ KMnO4 làm tăng chiều dày màng, làm cho lớp màng kín sít, nhưng việc tăng quá mức dẫn đến sự hòa tan màng trở lại dẫn đến lớp màng thô xốp, có nhiều lỗ. - Thành phần và chế độ thích hợp của dung dịch cromat hóa cải tiến trên nhôm là: CrO3 7 g/l; K3[Fe(CN)6] 1,2 g/l; NaF 2 g/l; KMnO40,6 ÷ 1,0 g/l.; thời gian thụ động 30 - 40 giây; nhiệt độ phòng. Với các kết quả đo dòng ăn mòn, có thể thấy thành phần dung dịch trên bước đầu có triển vọng ứng dụng trong việc thay thế dung dịch cromat hóa truyền thống, giúp hạn chế sử dụng hàm lượng Cr6+ độc hại đối với môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Christian Vargel. - Corrosion of Aluminium, Elsevier, Amsterdam, Netherlands, 2004. 2. Ngô Hoàng Giang. - Nhuộm màu điện hoá màng nhôm anốt hoá bằng chế độ xung trong dung dịch muối vô cơ. Luận án tiến sỹ kỹ thuật hóa học, 2008. 3. Pyun S. I, Lee W. J. - The effect of prior Cl− ion incorporation into native oxide film on pure aluminium in neutral chloride solution on pit initiation, Corrosion Science 43 (2) (2001) 353-363. 4. Jingyi Yue, Yan Cao. - Corrosion Prevention by Applied Coatings on Aluminum Alloys in Corrosive Environments, Int. J. Electrochem. Sci., 10 (2015) 5222 - 5237. 5. Zhao J, Xia L, Sehgal A, Lu D, McCreery R. L and Frankel G. S. - Effects of chromate and chromate conversion coatings on corrosion of aluminum alloy 2024-T3. Surface and Coatings Technology 140 (2001) 51- 57. 6. Isaacs H, Sasaki K, Jeffcoate C, Laget V and Buchheit R.- Formation of Chromate Conversion Coatings on Aluminum and Its Alloys-An In Situ XANES Study, J. Electrochem. Soc. 152(2005) B441-B447. 7. Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Bá Thắng, Trương Thị Nam, Nguyễn Văn Chiến. - Nghiên cứu hình thái, cấu trúc của màng thụ động Cr3+ trên nền mạ kẽm,Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53 (2) (2015) 221-230. 8. Gerald S. Frankel and Richard L. McCreery. - Inhibition of Al Alloy Corrosion by Chromates, The Electrochemical Society Interface, Winter 2000, 34-38. 9. Wenping Zhang.-Formation and corrosion inhibition mechanisms of chromate conversion coatings on aluminum and AA2024-T3 dissertation.The Degree Doctor of Philosophy, Ohio State University, 2002. 10. Ahmed Y. Musa. - Corrosion Protection of Al Alloys: Organic Coatings and Inhibitors. Dept. of Chemical and Process Engineering, National University of Malaysia, Malaysia, 2013, 51-66. 11. Makanjuola Oki. - Hybrid manganate-based conversion coating on aluminium, European Journal of Engineering and Technology 3 (2) (2015) 1-6. 12. Kulinich S. A, Farzaneh M and Du X. W. - Growth of corrosion-resistant manganese oxide coatings on an aluminum alloy. Inorganic Materials 43(9) (2007) 956-963. Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Nhâm, Phạm Thị Hạnh, , Vũ Minh Thành, Nguyễn Văn Tú 134 ABSTRACT STUDY ON THE ABILITY TO RESIST CORROSION OF CHROMATE CONVERSION COATING ON ALUMINIUM WITH PRESENCE OF KMnO4 Pham Thi Phuong1, *, Nguyen Thi Nham2, Phạm Thi Hanh2, Nguyen Xuan Thang1, Vu Minh Thanh1, Nguyen Van Tu1 1Institute for Chemistry and Materials, Military Institute of Science and Technology, 17 Hoang Sam Street, Nghia Do, Cau Giay, HaNoi 2Minh Chat Technology Co. Ltd, Lam Truong, Minh Phu, Soc Son, Hà Nội *Email: phuongvhhvl@yahoo.com.vn In this article, a chromate conversion coating on aluminium has been developed. Composition and surface structure of the conversion coatings were determined by scaning electron microscope (SEM) and energy dispersive X-ray spectroscopy (EDS). The ability to resist corrosion for aluminium of chromate coatings were studied by using Tafel polarization and electrochemical impedance spectroscopy methods. The obtained results showed that KMnO4 has participated in the formation of a passive film structure.Theincrease in passive time or increasing the concentration of KMnO4 increased film thickness, resulting in the membrane tightly sealed, but the excess increase in passive time or KMnO4 concentration lead to the return dissolution of conversion coating. The coefficients of corrosion protection of chromate coatings are 96.94% to 99.88 % depending on passive time and the concentration of KMnO4 in chromate solutions. Corrosion protection coefficient reaches the maximum value at the KMnO4 concentration of 0.8 g/l and the passive time of 40 sec. The results of spectral analysis showed that the chromate film which is formed on the aluminum surface does not change the charge transfer resistance of the corrosion. However this film strongly prevents the diffusion of ions through the film surface, thereby reducing the corrosion of materials.The appropriate component and mode of chromate conversion solution for aluminium is also proposed. Keywords: corrosion of aluminium, chromate conversion coating, KMnO4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12069_103810382620_1_sm_2864_2061670.pdf
Tài liệu liên quan