Nghiên cứu lựa chon nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với sinh viên nam tại trường Đại học Phú Yên

Qua kết quả so sánh tại bảng 9 ta thấy, trước TN, NTN của SV nam trường ĐHPY có một số chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với giá trị tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam. Các chỉ số thấp hơn so với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi, có các chỉ số thấp hơn (lực bóp thuận tay 42.59 so với 43.9; nằm ngửa gập bụng 19.55 so với 20). Sau 1 năm TN tập luyện môn võ Teakwondo, trình độ thể lực của các em SV nam NTN trường ĐHPY đều được cải thiện, thành tích tăng lên ở tất cả các tiêu chuẩn kiểm tra. Sự khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị ttính với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p < 0.001 vì ttính = 6.81 → 14.02 > tbảng = 3.291. Với kết quả so sánh trên ta thấy tỷ lệ tốt và đạt NTN cao hơn NĐC, ngược lại tỷ lệ không đạt NĐC cao hơn NTN. Vì vậy đề tài có thể khẳng định chương trình tập luyện môn võ Teakwondo vào giờ thể dục tự chọn có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lựa chon nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với sinh viên nam tại trường Đại học Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 49THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) trường học, trong đó có Đại học là một cấp học trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Song song với chương trình thể dục thể thao nội khoá cần kết hợp tập luyện một số môn thể thao mà nhà trường có điều kiện tổ chức hoạt động TDTT tự chọn. Nếu được như vậy thì ngoài nền tảng thể lực cơ bản được trang bị trong giờ học thể dục chính khóa, các em còn có thể biết thêm và chơi được một số môn thể thao hết mình mà mình ưa thích, từ đó sức khỏe sẽ được cải thiện hơn, ngoài ra còn có thể phát triển thêm một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác giảng dạy tại trường ĐHPY, được Ban giám hiệu giao trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn thể thao tự chọn (TTTC). Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường nên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng lựa chọn nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với SV nam tại trường ĐHPY”. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn (phiếu anket), kiểm tra sư phạm, TN sư phạm, toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu xây dựng lựa chọn nội dung chương trình và ứng dụng TN chương trình giảng dạy cơ bản môn Teakwondo vào giờ thể dục tự chọn đối với SV nam tại trường ĐHPY năm học 2017 - 2018 2.1.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy Với mục đích đưa môn TTTC Taekwondo vào chương trình GDTC của trường ĐHPY đạt được kết Nghiên cứu lựa chon nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với sinh viên nam tại trường Đại học Phú Yên ThS. Nguyễn Quốc Trầm; ThS. Đậu Anh Tuấn Q TÓM TẮT: Nghiên cứu đã lựa chọn được nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo cho sinh viên (SV) nam. Từ đó đề tài cũng đã xây dựng thành công chương trình và ứng dụng thực nghiệm (TN) giảng dạy mônTaekwondo vào giờ tự chọn đối với SV nam tại trường Đại học Phú Yên (ĐHPY) sau một năm học tập, từ đó đánh giá hiệu quả chương trình giảng, giúp giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. Từ khóa: xây dựng, taekwondo, tự chọn, trường Đại học Phú Yên. ABSTRACT: Selected Taekwondo curriculum for Male students. Since then the topic has also successfully developed the program and practical application of teaching Taekwondo as optional subject for male students at Phu Yen University after one year of study, thereby evaluating the effectiveness of the teaching program, help teachers innovate content, methods and improve teaching effectiveness. Keywords: develop, Taekwondo, optional, Phu Yen University. (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 50 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC quả cao vì vậy cần phải xác định được nội dung phù hợp với đối tượng là SV nam trường ĐHPY. Chúng tôi tiến hành lập phiếu phỏng vấn gửi tới 25 giảng viên, các chuyên gia hiện đang công tác và giảng dạy môn Taekwondo tại tỉnh Phú Yên. Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được đầy đủ hệ thống nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo với thời lượng 60 tiết (là những nội dung có trên 80% số phiếu tán thành) được thể hiện qua bảng 1. 2.1.2. Xây dựng và ứng dụng nội dung chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với SV nam tại trường ĐHPY Với những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành phân phối lại thời gian giảng dạy môn Taekwondo tại trường ĐHPY, nội dung trình bày cụ thể tại bảng 2. Kết quả bảng 2 cho thấy: chương trình học tự chọn môn Taekwondo được chúng tôi xây dựng với tổng số tiết là 60 tiết, chia ra làm hai học kỳ, mỗi học kỳ là 30 tiết, mỗi tuần tập 2 tiết, mỗi tiết 50 phút. Nội dung, cấu trúc nội dung chương trình môn Taekwondo đang được áp dụng TN tại trường như sau: - Phần lý thuyết: 6 tiết chiếm khoảng 10% tổng thời gian, nội dung lý thuyết được giảng dạy lồng ghép trong giờ dạy thực hành bao gồm các nội dung: sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo; đặc điểm, tính chất và tác dụng của môn Taekwondo; luật thi đấu. - Phần thực hành: 50 tiết chiếm 83,3% bao gồm các kỹ thuật cơ bản, một số bài phát triển chung và chuyên môn. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung giảng dạy môn TTTC Taekwondo đối với SV nam tại trường ĐHPY Kết quả phỏng vấn TT Nội dung giảng dạy Số phiếu Tỷ lệ % - Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo 25 100 - Sự phát triển của môn Taekwondo trong giai đoạn hiện nay 17 78 - Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn Taewondo 22 88 - Đặc điểm, tính chất và tác dụng của môn Taekwondo 25 100 Lý thuyết - Luật Taekwondo (một số điều luật thi đấu cơ bản) 23 92 - Kỹ thuật tấn chuẩn bị, tấn tự nhiên, tấn trước 25 100 - Kỹ thuật đòn tay, kết hợp với 4 kỹ thuật đỡ, đấm 20 80 - Kỹ thuật đá tống trước (apchuk) 25 100 - Giảng dạy kỹ thuật đá vòng cầu (dollyochagi) 25 100 - Kỹ thuật di chuyển tiến, lùi với các kỹ thuật đỡ 23 92 - Kỹ thuật đá tống ngang (yopchagi) 21 84 - Kỹ thuật đá bay 12 48 - Giảng dạy kỹ thuật di chuyển tấn công, phòng thủ 22 88 - Phương pháp thi đấu đối kháng 22 88 - Bài quyền số 1 (taegeuk 1 Jang) 25 100 - Bài quyền số 2 (taegeuk 2 Jang) 21 84 Thực hành - Thái cực ly cung quyền (taegeuk 3 Jang) 12 48 - Những bài tập phát triển chân 22 88 - Những bài tập phát triển tay 24 96 - Chạy con thoi 4x10m 20 80 - Những bài tập ép dẻo 24 96 - Những bài tập chạy nhiều cự ly 14 56 -Trò chơi bổ trợ 20 80 Thể lực - Những bài tập với tạ 16 64 Bảng 2. Bảng phân phối thời gian của chương trình tự chọn môn Taekwondo tại trường ĐHPY Môn học Học kỳ Nôi dung giảng dạy Thời lượng Tiết Lý thuyết 3 Thực hành 26 Học kỳ I Kiểm tra HKI 2 30 Lý thuyết 2 Thực hành 26 Thể dục tự chọn môn Taekwondo Học kỳ II Kiểm tra HKII 2 30 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 51THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC - Kiểm tra học kỳ: 4 tiết chiếm 6,7% nội dung chương trình. - Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, lượng vận động phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt, thuận lợi. 2.2.1. Ứng dụng TN nội dung chương trình giảng dạy cơ bản môn Teakwondo vào giờ thể dục tự chọn đối với SV Nam năm học 20017 - 2018 Nội dung chương trình giảng dạy của NTN trong thời gian ứng dụng trong vòng 10 tháng. Điều kiện tập luyện của hai nhóm là như nhau, (trình độ GV tương đồng). Chương trình học tự chọn môn Taekwondo được chúng tôi xây dựng với tổng số tiết là 60 tiết, chia ra làm hai học kỳ, mỗi học kỳ là 30 tiết, mỗi tuần tập 2 tiết, mỗi tiết 50 phút và tổ chức cho NTN: gồm 100 SV Nam áp dụng chương trình giảng dạy môn Teakwondo chúng tôi xây dựng. Thời gian ứng dụng: Trong vòng 10 tháng (một năm học). Chương trình và tiến trình biểu giảng dạy khi TN được chúng tôi trình bày tại bảng và 3, 4, 5. 2.3. Đánh giá hiệu quả của việc TN nội dung chương trình giảng dạy cơ bản của môn tự chọn Taekwondo với SV Nam trường ĐHPY 2.3.1. Cơ sở lựa chọn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể chất chung cho SV nam trường ĐHPY Đề tài ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá hình thái và thể lực SV theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008. Từ đó cho thấy các chỉ tiêu dùng để đánh giá thể lực cho SV nam (18 - 20 tuổi) trường ĐHPY chúng tôi trình bày tại bảng 2.2 Trên cơ sở các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành tính toán các tham số đặc trưng như: giá trị trung bình (x–), độ lệch chuẩn (δ), Hệ số biến thiên (Cv%), Sai số tương đối (ε) của SV Nam trường ĐHPY. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá dựa trên sự so sánh thể chất các SV Nam (18 - 20 tuổi) trường ĐHPY giữa nhóm thực nghiệm (NTN) và nhóm đối chứng (NĐC). Trong việc so sánh chúng tôi áp dụng kiểm định t-student cho trường hợp hai mẫu độc lập. Khi sự khác biệt giữa giá trị trung bình của hai đối tượng so sánh có ý nghĩa thống kê chúng tôi mới cho là tốt hơn hay kém hơn. Nói cách khác, khi được nhận xét là tốt hơn hoặc kém hơn nghĩa là sự khác biệt giữa chúng có ý nghĩa thống kê (t >1.96 hay p 0.05). Còn khi giữa giá trị trung bình của hai đối tượng so sánh có khác biệt nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (t 0.05) thì chỉ được coi là tương đương. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả TN chương trình giảng dạy của môn tự chọn Taekwondo với SV Nam trường ĐHPY 2.3.2.1. Trước TN Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của SV nam trường ĐHPY trước TN được chúng tôi trình bày tại bảng 6. Qua bảng 6 cho thấy các chỉ số hình thái, chức năng, thể lực SV Nam NTN và NĐC giai đoạn trước TN. So sánh giá trị trung bình các chỉ số hình thái, chức năng và thể lực của hai NTN và đối chứng (ĐC) cho thấy, gần như toàn bộ sự cao thấp của các chỉ số giữa Bảng 3 Chương trình giảng dạy tự chọn môn Taekwondo NTN Học kỳ Hình thức Nội dung Tiết - Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo -Lịch sử phát triển của môn Taekwondo ở Việt Nam Lý thuyết - Đặc điểm, tính chất và tác dụng của môn Taekwondo 2 - Kỹ thuật tấn chuẩn bị, tấn tự nhiên, tấn trước kết hợp với 4 kỹ thuật đỡ, đấm. - Kỹ thuật đòn tay -Kỹ thuật đá tống trước (apchuk) - Giảng dạy kỹ thuật đá vòng cầu (dollyochagi). - Kỹ thuật di chuyển tiến, lùi với các kỹ thuật đỡ - Bài quyền số 1 (Taegeuk 1 Jang) - Các bài tập thể lực 26 H ọc k ì I : 3 0 Ti ết Thực hành Thi kết thúc HKI 2 - Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn Taekwondo Lý thuyết - Luật taekwondo (Một số điều luật thi đấu cơ bản) 2 - Kỹ thuật đá tống ngang (yopchagi) - Giảng dạy kỹ thuật di chuyển tấn công, phòng thủ -Phương pháp thi đấu đối kháng - Bài quyền số 2 (taegeuk 2 jang) - Các bài tập thể lực 26 H ọc k ì I I: 3 0 Ti ế Thực hành Thi kết thúc HKII 2 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 52 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Bảng 4. Tiến trình giảng dạy môn Taekwondo cho SV nam trường ĐHPY học kỳ I (15 tuần - 30 tiết) Tuần Kỳ I Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 - Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo x K - Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn Taewondo x K Lý thuyết - Đặc điểm, tính chất và tác dụng của môn Taekwondo x K - Kỹ thuật tấn chuẩn bị, tấn tự nhiên, tấn trước x - - - x - - - x - Kỹ thuật đòn tay. kết hợp với 4 kỹ thuật đỡ, đấm x - - - - x - - x - - - - - Kỹ thuật đá tống trước (apchuk) x - - - - x - - - - - - K - Giảng dạy kỹ thuật đá vòng cầu (dollyochagi) x - - x - - - - - - - K - Kỹ thuật di chuyển tiến, lùi với các kỹ thuật đỡ x - - x - - K - Bài quyền số 1 (taegeuk 1 jang) x x - x - - - K Thực hành - Các bài tập phát triển thể lực - - - - - - - - - - - - - K Bảng 5. Tiến trình giảng dạy môn Taekwondo cho SV nam trường ĐHPY học kỳ II (15 tuần - 30 tiết) Tuần Kỳ II Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 - Nguyên lý cơ bản của các kỹ thuật trong môn Taewondo x Lý thuyết - Luật Taekwondo (một số điều luật thi đấu cơ bản) x x K - Kỹ thuật tấn chuẩn bị, tấn tự nhiên, tấn trước - - - - - - - - Kỹ thuật đá tống ngang (yopchagi) - - - - - - - - - - Giảng dạy kỹ thuật di chuyển tấn công, phòng thủ x - - - - - - - - - Phương pháp thi đấu đối kháng x - x - - - - - K - Các đòn đối luyện x - - x - - - - - K - Kỹ thuật đòn tay kết hợp với 4 kỹ thuật đỡ, đấm. - - - - - - Bài quyền số 2 (taegeuk 2 jang) x x x x - - - - - K Thực hành - Các bài tập phát triển thể lực - - - - - - - - - - - - - K (x): là nội dung học mới (-): là nội dung ôn tập (K): là nội dung kiểm tra (x): là nội dung học mới (-): là nội dung ôn tập (K): là nội dung kiểm tra Bảng 6. So sánh các chỉ số hình thái và thể lực SV Nam nhóm TN và ĐC trước TN (n = 100) SV nam TT TEST TN ĐC TN-ĐC t p 1 Chiều cao đứng (cm) 165.13 164.88 0.25 0.35 > 0.05 2 Cân nặng (kg) 53.23 52.99 0.24 0.31 > 0.05 3 Chỉ số quetelet(kg/dm) 3.22 3.21 0.01 0.22 > 0.05 4 Công năng tim 13.18 13.11 0.07 0.39 > 0.05 5 Lực bóp tay thuận(KG) 42.59 42.12 0.47 0.81 > 0.05 6 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 19.55 19.33 0.22 0.77 > 0.05 7 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 219.23 218.39 0.84 0.31 > 0.05 8 Chạy 30m XPC(giây) 5.05 5.04 0.01 0.18 > 0.05 9 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.67 10.62 0.05 0.68 > 0.05 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 939.9 936.03 3.87 0.30 > 0.05 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2019 53THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với xác suất p > 0.05, điều đó chứng tỏ hình thái và thể lực hai NTN và ĐC trước TN đều tương đương nhau. 2.3.2.2. Sau TN Sau thời gian tập luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra so sánh số liệu giữa hai NTN và ĐC sau một năm TN với từng giai đoạn cụ thể: Sự tăng trưởng các chỉ số hình thái, chức năng, thể lực SV nam NĐC sau 1 năm TN được trình bày tại bảng 7. Qua bảng 7 cho thấy, tất cả giá trị trung bình các tiêu chuẩn đánh giá thể chất SV nam trường ĐHPY NĐC sau 1 năm TN đều tăng hay nói cách khác tức là thực trạng thể chất SV Nam trường ĐHPY cũng có sự cải thiện về thể lực nhưng ít hơn so với NTN. Sau một năm TN, sau khi áp dụng hệ thống các bài tập được lựa chọn cho thấy các thông số phát triển thể lực của SV nam NTN có ý nghĩa thống kê (ở ngưỡng xác suất p < 0.001 - 0.01). 2.3.3. So sánh sự khác biệt NTN và ĐC sau TN Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của SV nam trường ĐHPY sau TN được chúng tôi trình bày tại bảng 8. Qua bảng 8 cho thấy: - Hình thái chức năng: chiều cao đứng, cân nặng và chỉ số Quetelet, công năng tim, có sự khác biệt chưa rõ rệt của NTN cao hơn NĐC. Sự cao thấp các chỉ số giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với xác suất p > 0.05, ngoại trừ chỉ số công năng tim có khác biệt rõ rệt vì ttính = 3.62 > tbảng = 3.29. - Thể lực: NTN có cả 6 chỉ số đều cao hơn hẳn NĐC cụ thể: lực bóp tay thuận có sự khác biệt giữa 2 nhóm vì ttính = 5.48 > t0.001= 3.29, gập bụng 30 giây có sự khác biệt giữa hai nhóm vì ttính = 5.83 > t0.001 = 3.29, bật xa tại chỗ không đà có sự khác biệt giữa hai nhóm vì ttính = 4.00 > t0.001 = 3.29, chạy 30m xuất phát cao (XPC) có sự khác biệt giữa hai nhóm vì ttính = 2.81 > t0.01 = 2.57, chạy con thoi 4x10m có sự khác biệt giữa hai nhóm vì ttính = 2.99 > t0.01 = 2.57, chạy tùy sức 5 phút có sự khác biệt giữa hai nhóm vì ttính = 3.85 > t0.001 = 3.29 cao hơn hẳn NĐC. Sự cao thấp các chỉ số thể lực của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với xác suất p < 0.05, vì ttính = 2.81 > 5.83 > t0.05 = 1.96. Chứng tỏ thể chất của NTN tốt hơn hẳn NĐC. 2.3.4. So sánh giá trị trung bình của NTN, với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam Đề tài tiến hành so sánh giá trị trung bình của NTN với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa Bảng 7. Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái và thể lực của SV nam NĐC sau 1 năm TN Sinh viên Nam TT TEST Lần I Lần II W t p 1 Chiều cao đứng (cm) 164.88 165.58 0.42 0.99 > 0.05 2 Cân nặng (kg) 52.99 53.89 1.68 1.16 > 0.05 3 Chỉ số quetelet(kg/dm) 3.21 3.25 1.24 0.87 > 0.05 4 Công năng tim 13.11 12.54 - 4.44 3.33 < 0.001 5 Lực bóp tay thuận(KG) 42.12 44 4.37 3.16 < 0.01 6 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 19.33 20.35 5.14 3.80 < 0.001 7 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 218.39 227.39 4.04 3.10 < 0.01 8 Chạy 30m XPC(giây) 5.04 4.83 - 4.26 2.78 < 0.01 9 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.62 10.12 - 4.82 4.51 < 0.001 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 936.03 974.03 3.98 2.89 < 0.01 Bảng 8. So sánh các chỉ số hình thái, chức năng và thể lực của SV nam NTN và ĐC sau TN Sinh viên nam TT TEST TN ĐC TN-ĐC t p 1 Chiều cao đứng (cm) 166.53 165.58 0.95 1.34 > 0.05 2 Cân nặng (kg) 55.13 53.89 1.24 1.60 > 0.05 3 Chỉ số quetelet(kg/dm) 3.31 3.25 0.06 1.12 > 0.05 4 Công năng tim 11.78 12.54 - 0.76 - 3.62 < 0.001 5 Lực bóp tay thuận(KG) 47.49 44 3.49 5.48 < 0.001 6 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 22.05 20.35 1.70 5.83 < 0.001 7 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 240.13 227.39 12.74 4.00 < 0.001 8 Chạy 30m XPC(giây) 4.56 4.83 - 0.22 - 2.81 < 0.01 9 Chạy con thoi 4x10m (giây) 9.71 10.12 - 0.41 - 2.99 < 0.01 10 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1028.2 974.03 54.17 3.85 < 0.001 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2019 54 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC tuổi 18 - 20 và tiêu chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định được trình bày tại bảng 9. Qua kết quả so sánh tại bảng 9 ta thấy, trước TN, NTN của SV nam trường ĐHPY có một số chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với giá trị tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam. Các chỉ số thấp hơn so với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi, có các chỉ số thấp hơn (lực bóp thuận tay 42.59 so với 43.9; nằm ngửa gập bụng 19.55 so với 20). Sau 1 năm TN tập luyện môn võ Teakwondo, trình độ thể lực của các em SV nam NTN trường ĐHPY đều được cải thiện, thành tích tăng lên ở tất cả các tiêu chuẩn kiểm tra. Sự khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị ttính với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p < 0.001 vì ttính = 6.81 → 14.02 > tbảng = 3.291. Với kết quả so sánh trên ta thấy tỷ lệ tốt và đạt NTN cao hơn NĐC, ngược lại tỷ lệ không đạt NĐC cao hơn NTN. Vì vậy đề tài có thể khẳng định chương trình tập luyện môn võ Teakwondo vào giờ thể dục tự chọn có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, rút ra kết luận sau: - Kết quả ứng dụng nội dung chương trình môn Taekwondo học tự chọn vào thực tiễn giảng dạy tại trường ĐHPY cho thấy chương trình môn Taekwondo mới xây dựng của đề tài đã tỏ ra có hiệu quả cao hơn so với chương trình môn GDTC đang giảng dạy tại trường. NTN cả 6 test có sự tăng cao từ 8.11% đến 15.86%, NĐC có tăng nhưng tăng ít hơn NTN từ 4.04% đến 5.14%. Bảng 9. Kết quả so sánh giá trị trung bình của NTN với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người người Việt Nam lứa tuổi 18 - 20 SV nam Trước TN Sau TN Thể chất người Việt Nam Độ tin cậy Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Chỉ tiêu thể lực X 1 X 2 á X 0 á t1 p1 t2 P2 Tốt Đạt Không đạt Chiều cao đứng (cm) 165.13 5.01 166.43 5.01 164.9 5.2 0.54 >0.05 3.04 < 0.001 Cân nặng (kg) 53.23 5.5 55.13 5.47 53.2 6.9 0.14 >0.05 3.43 < 0.001 Chỉ số Quetelet(kg/dm) 3.22 0.3 3.31 0.43 3.2 0.4 0.32 >0.05 2.27 > 0.001 Công năng tim 13.18 1.3 11.78 1.72 13.4 3.6 -1.05 >0.05 7.98 < 0.001 Lực bóp tay thuận(KG) 42.59 4.1 47.49 4.7 43.9 6.5 -2.94 44.5 >41.4 <41.1 Nằm ngửa gập bụng (lần) 19.55 2.2 22.05 2.13 20.0 3.6 -1.87 >0.05 8.77 22 >17 <17 Bật xa tại chỗ (cm) 219.23 19.0 240.13 23 219.0 21.1 0.12 >0.05 8.92 225 >207 >207 Chạy 30m XPC (giây) 5.05 0.4 4.56 0.45 4.9 0.5 4.03 5.7 Chạy con thoi 4x10m (s) 10.67 0.5 9.71 0.96 10.6 0.9 1.06 >0.05 9.12 12.4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 939.9 90.0 1039.2 103 940.0 111.6 -0.01 >0.05 9.25 1060 >950 <950 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định Số 53/2008/QĐ-BGDĐT, V/v Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Bộ GD&ĐT (29/04/1993), Quyết định số 931/RLTT, V/v Ban hành qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. 3. Lê Công Triêm (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục. 4. Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2004), Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV taekwondo và judo thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT. Nguồn bài báo: Bài báo trích từ đề tài cấp cơ sơ: “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Taekwondo vào giờ tự chọn đối với SV nam tại trường ĐHPY” bảo vệ năm 2018. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 21/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 16/1/2019; ngày chấp nhận đăng: 25/2/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_noi_dung_chuong_trinh_giang_day_mon_taek.pdf
Tài liệu liên quan