Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - Kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao

Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh quốc phòng[17]. Việt Nam có diện tích tự nhiên là 33.091.093 ha xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Song vì dân số đông (đứng thứ 12) nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp (thứ 120) với mức 0.48ha/người chỉ bằng 1/6 mức bình quân trên thế giới. Đất lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 19 triệu ha luôn gắnvới vùng trung du miền núi, chiếm tới 63% diện tích toàn quốc. Đất đai trung du miền núi là đối tượng hoạt động chủ yếu của nghề rừng Việt Nam. Trong khoảng 24 triệu người sinh sống tại vùng trung du miền núi nước ta hiện có khoảng 9 triệu người là đồng bào các dân tộc thiểu số được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ phát triển. Do đó sử dụng đất hợp lý có hiệu quả, bảo vệ đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đang là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất cũng là mục tiêu chiến lược của nền sản xuất nông - lâm nghiệp Việt Nam. ở nước ta một trong những chủ trương chính sách được xã hội quan tâm là nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (Nay được thay thế bằng nghị định 163/NĐ - CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp). Thực tiễn những năm qua cho thấy chính sách giao đất lâm nghiệp đã đi vào cuộc sống và đáp ứng nguyện vọng cuả đông đảo nhân dân các dân tộc, tạo việc làm và thu nhập để cải thiện cuộc sống của nhân dân. Chính nhờ đó mà sau một thời gian dài, rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng, giảm sút cả về diện tích và chất lượng, đến nay diện tích rừng nước ta tăng lên nhanh chóng, độ che phủ của rừng năm 1993 là 28%, đã đ−ợc tăng lên 35,8 % năm 2002 [3]. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, tuỳ theo đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương mà việc áp dụng chính sách giao đất lâm nghiệp có nhiều điểm khác biệt về cách thức tiến hành, về nhận thức cũng như mức độ chấp nhận của người dân. Trong mỗi vùng, mỗi địa phương, bên cạnh những ưu điểm và kết quả đã đạt được vẫn còn bộc lộ những bấp cập đòi hỏi chính sách giao đất lâm nghiệp cần được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện, hiệu quả sử dụng đất sau khi giao chưa đạt như mong muốn. Vì vậy "Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao", đang là vấn đề cần thiết được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và nhân lực nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu trên địa bàn xã Thanh Sơn. Một xã điển hình trong việc quản lý sử dụng đất sau khi giao của huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang. Luận văn dài 93 trang, chia làm 3 chương

pdf96 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - Kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa1.PDF
Tài liệu liên quan