Nghiên cứu một số kháng thể trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống và một số yếu tố liên quan

Nồng độ Albumin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân lupus có ACL-IgG dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ C3 ở nhóm bệnh nhân ACL-IgG dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân ACL-IgG dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ Albumin và protid huyết thanh ở nhóm bệnh nhân lupus có LA dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có LA âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân LA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân LA âm tính (p<0,05). Đặc biệt lượng protein niệu /24 giờ ở nhóm bệnh nhân lupus có LA dương tính là 1,89 ± 0,36 gam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có LA âm tính là 1,20 ± 0, 30 gam (p<0,01). Số lượng tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân có LA dương tính cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có LA âm tính (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Anupam Barua và cộng sự(1).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số kháng thể trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 148 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KHÁNG THỂ TRÊN BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Huỳnh Phan Phúc Linh*, Lê Anh Thư * TÓM TẮT Mở đầu: Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Hậu quả gây ra là hiện tượng viêm kéo dài gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Diễn biến bệnh tự nhiên của lupus đỏ hệ thống thay đổi từ lành tính đến diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong. Rất nhiều xét nghiệm máu có thể sử dụng để phát hiện các tự kháng thể đặc hiệu giúp chẩn đoán bệnh. Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ kháng thể với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 120 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 05/2011 đến tháng 03/2012. Kết quả: Trong số 120 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (tuổi trung bình + độ lệch chuẩn, 44,56 + 18,26), 4,2% là nam và 95,8% là nữ. Tần suất dương tính ở các kháng thể ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống là 65% (ANA), 84,17% (anti-ds DNA), 45,83% (anti-Sm), 55% (anti-SSA), 20,83% (anti-SSB), 7,5% (ACL-IgG), 12,5% (ACL-IgM), 31,67% (LA). Tổn thương da (như hồng ban cánh bướm, nhạy cảm ánh sáng) thì có mối liên quan có ý nghĩa với ANA, anti-dsDNA, anti-Sm, anti-SSA. Trong khi đó, những tổn thương thận (protein niệu) có liên quan có ý nghĩa với anti-dsDNA, anti-Sm, ACL-IgG. Anti-ds DNA có mối liên quan có ý nghĩa với các tổn thương da, rối loạn huyết học, men gan, men cơ, bổ thể C3, C4 và protein niệu. Kết luận: Các kháng thể thường được tìm thấy ở những bệnh nhân có lupus ban đỏ hệ thống. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa độ nặng của lupus ban đỏ hệ thống và tần suất của các kháng thể. Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, kháng thể ABSTRACT SOME ANTIBODIES IN PATIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS AND RELATIVE FACTORS Huynh Phan Phuc Linh, Le Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 148-154 Background Systemic lupus erythematosus (SLE) is an autoimmune disease, which means the body's immune system mistakenly attacks healthy tissue. This leads to long-term inflammation that can affect almost any organ system. The natural history of SLE ranges from relatively benign disease to rapidly progressive and even fatal disease. Several blood tests can be performed to detect specific auto-antibodies and help make the diagnosis of lupus. Objective: studying the relation between the level of antibodies and the clinical presentations and approach considerations in patients with SLE. Methods: cross-sectional descriptive study, conducted using 120 patients who had the diagnosis of SLE in Cho Ray hospital from May 2011 to March 2012. * Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BSCKII Huỳnh Phan Phúc Linh, ĐT: 0989032152, Email: tinikhanhdoan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 149 Results: Among 120 patients with SLE (mean + SD age, 44,56 + 18,26), 4,2% were men and 95,8 were women. The incidence of positive antibodies in patients with SLE is 65% (ANA), 84,17% (anti-dsDNA), 45,83% (anti-Sm), 55% (anti-SSA), 20,83% (anti-SSB), 7,5% (ACL-IgG), 12,5% (ACL-IgM), 31,67% (LA). Skin lesions (such as malar rash, photosensitivity) were significantly associated with ANA, anti-dsDNA, anti-Sm, anti-SSA. Meanwhile renal disease (proteinuria) was significantly associated with anti-dsDNA, anti-Sm, ACL- IgG. Anti-ds DNA was significantly associated with skin lesions, hematologic disorders, liver enzymes, muscle enzymes, components C3, C4 and proteinuria. Conclusions: Antibodies found commonly in patients with SLE. There is a significant correlation between the severity of SLE and the incidence of antibodies. Key words: Systemic lupus erythematosus, antibody ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất các tự kháng thể phản ứng với các thành phần khác nhau của nhân tế bào, gọi chung là kháng thể kháng nhân (ANA). Sự hiện diện của các tự kháng thể đặc hiệu (chỉ điểm sinh học) liên quan các cơ quan tổn thương và tiên lượng của lupus ban đỏ hệ thống. Có rất nhiều tự kháng thể được tìm thấy trong huyết thanh của bệnh nhân lupus, một số kháng thể có liên quan đặc hiệu với bệnh lupus. Với những phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện nay, 80-90% những người mắc bệnh lupus có thể bình phục và kéo dài đời sống bình thường(2). Thách thức cho các bác sĩ lâm sàng là làm sao để chẩn đoán sớm bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ dương tính của các tự kháng thể trong lupus và mối liên quan giữa tỷ lệ kháng thể với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống dựa vào tiêu chuẩn Hội thấp khớp Hoa Kỳ năm 1982 và đã chỉnh sửa năm 1997. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2012. Phương pháp chọn mẫu: mẫu thuận tiện. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các bước tiến hành: Bước 1: Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thường qui Bước 2: Xét nghiệm các kháng thể tự miễn: LA (lupus anticoagulant); ANA; Anti dsDNA; Anti-Sm; Anti-SSA (Ro); Anti-SSB (La); Anti Cardiolipin-IgG; Anti Cardiolipin-IgM; Complement C3; Complement C4. Cách lấy mẫu: Mẫu nghiệm được sử dụng là huyết thanh người. Lấy máu tĩnh mạch vô trùng, sau đó máu được để đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng và huyết thanh được tách ra bằng cách ly tâm tách huyết thanh sớm nhất có thể. Bước 3: Đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ kháng thể với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm chung Tổng số bệnh nhân là 120, chủ yếu là nữ giới với số lượng là 115 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 95,8%, chỉ có 5 bệnh nhân nam với tỷ lệ 4,2%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó về tỷ lệ bệnh lupus ban đỏ chủ yếu gặp ở nữ giới(8,7), và lứa tuổi thường gặp nhất là 15 – 50 tuổi(1,5). Lứa tuổi bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là từ 20 đến 40 tuổi, tuổi trung bình là 29 ± 15 tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 150 Tương tự trong nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ báo cáo tuổi trung bình mắc bệnh là 29,75 (8), và tác giả Ricard Cevera cũng đã báo cáo trong một nghiên cứu 1,000 bệnh nhân tuổi mắc bệnh cao nhất là 34± 13(3). Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp Tỉ lệ dương tính của các tự kháng thể Bảng 3.1. Bệnh nhân dương tính với một số tự kháng thể Tự kháng thể Chúng tôi V.D. Pradhan và cs (145 BN ở Mumbai)(8) Hoffman IE và cs (291 BN)(7) A Cohort(4) % n % ANA 78 65 96,2 96 Anti-ds- DNA 101 84,2 54 29,1 78 Anti-Sm 55 45,8 10 Anti-SSA 66 55 10 25 Anti-SSB 25 20,8 22 14,2 19 ACL-IgG 9 7,5 24 ACL-IgM 15 12,5 13 LA 38 31,6 15 Qua số liệu nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 cho thấy, ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tỷ lệ bệnh nhân dương tính cao nhất là với tự kháng thể Anti-ds-DNA với tỷ lệ 84,17% số bệnh nhân dương tính với tự kháng thể này, tiếp theo là ANA với tỷ lệ dương tính là 65%, dương tính với Anti-Sm là 45,83%, dương tính với Anti-SSA có tỷ lệ là 55%, dương tính với Anti-SSB là 20,83%. So với các nghiên cứu trên thế giới, các tỉ lệ trong nghiên cứu chúng tôi có những chỉ số không tương đồng, điều này có thể giải thích là do khác biệt về cỡ mẫu, về sắc tộc và địa lý. Với các kháng thể kháng phospholipid màng tế bào thì tỷ lệ dương tính thấp hơn, với kháng thể ACL IgG tỷ lệ dương tính là 7,5%, còn với kháng thể ACL IgM thì tỷ lệ dương tính là 12,5%. Nhìn chung tỉ lệ dương tính của kháng thể IgG anti- cardiolipin trên bệnh nhân lupus trong các nghiên cứu trên thế giới đều nằm trong khoảng 10-70%. Tỉ lệ dương tính của kháng thể anti- cardiolipin trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nhưng số liệu nghiên cứu đã công bố của một số tác giả. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và biểu hiện lâm sàng Bảng 3.2. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở nhóm bệnh nhân tự kháng thể dương tính. Biểu hiện LS ANA(+) Anti- dsDNA(+) Anti- Sm (+) Anti- SSA (+) Anti- SSB (+) Mệt mỏi (%) 74,6 (*) 67,3 70,9 57,6 64,0 Rụng tóc (%) 66,7 (*) 49,5 50,9 54,6 72,0 (*) Sốt (%) 62,8 64,4 67,3 75,8 64,0 Hồng ban cánh bướm (%) 66,7 (*) 60,4 (*) 61,8 (*) 68,5 (*) 52,0 Nhạy cảm ánh sáng (%) 42,3 (*) 42,1 (*) 30,9 25,8 44,0 (*) Ban dạng đĩa rải rác (%) 21,8 (*) 11,9 14,6 (*) 18,7 (*) 8,0 Ban da (%) 26,9 25,7 25,5 29,6 (*) 27,4 (*) Loét miệng (%) 34,6 (*) 34,7 (*) 30,9 38,9 (*) 20,0 Đau cơ (%) 19,2 23,8 20,0 15,2 16,0 Đau khớp (%) 74,4 (*) 72,3 72,7 (*) 74,1 (*) 70,5 (*) Động kinh (%) 7,7 6,9 9,1 6,1 4,0 (*): p<0,05 Bảng 3.3: Giá trị trung bình các xét nghiệm ở nhóm tự kháng thể dương tính Chỉ số xét nghiệm ANA(+) Anti-ds- DNA(+) Anti-Sm (+) Anti-SSB (+) Hồng cầu (T/L) 3,61 ± 0,86 3,60 ± 0,98(*) 3,67 ± 0,73 3,64 ± 0,43 Hemoglobin (g/dl) 91,98 ± 27,64 99,7 ± 14,32(*) 97,11 ± 17,64 101,20 ± 16,41 Hematocrit (%) 30,73 ± 8,26 30,05 ± 9,75(*) 30,86 ± 8,52 29,84 ± 4,17 Tiểu cầu (G/L) 221,9 ± 52,16 224,5 ± 53,2 (*) 217,2 ± 31,24 250,5 ± 22,54 Creatinin (mg%) 0,87 ± 0,31 0,84 ± 0,21 0,83 ± 0,16 0,86 ± 0,17 Albumin (g/dL) 2,74 ± 0,73(*) 2,93 ± 0,74 2,94 ± 1,34 2,90 ± 0,38(*) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 151 Chỉ số xét nghiệm ANA(+) Anti-ds- DNA(+) Anti-Sm (+) Anti-SSB (+) Protid (g/L) 5,7 ± 1,26 6,06 ± 0,63 5,85 ± 1,13 5,66 ± 0,71(*) AST (U/L) 92,44 ± 28,32 134,3 ±28,2(*) 106,6 ± 14,32 73,93 ± 26,73 ALT (U/L) 43,60 ± 21,26 63,9 ± 21,2 (*) 55,11 ± 12,11 52,00 ± 7,47 CPK (U/L) 244,5 ± 23,16 249,6 ± 57,5(*) 314,4 ± 56,2 (*) 140,1 ± 54,83 LDH (U/L) 979,1 ± 28,65 794 ± 39,12 739,0 ± 72,18 677,3 ± 52,18 C3 (mg/dL) 65,13 ± 10,46 44,7 ± 21,23(*) 49,4 ± 15,18(*) 69,91 ± 8,17 C4 (mg/dL) 20,11 ± 5,74 12,93 ± 4,74(*) 15,41 ± 4,72 13,93 ± 4,75 CRP (mg/L) 37,88 ± 7,16(*) 22,19 ± 9,86 14,47 ± 7,67 38,8 ± 12,76(*) Protein niệu (g/24 giờ) 1,89 ± 0,32(*) 1,57 ± 0,30(**) 1,85 ± 0,35(**) 2,60 ± 0,60(*) (*): p<0,05, (**): p<0,01 Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành so sánh sự liên quan của triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân có tự kháng thể dương tính và tự kháng thể âm tính. Ở nhóm bệnh nhân có ANA dương tính tỷ lệ các biểu hiện ngoài da như rụng tóc, hồng ban cánh bướm, ban da cao hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm bệnh nhân có ANA âm tính (p <0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi ở nhóm bệnh nhân ANA dương tính cũng cao hơn có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả D'Cruz DP và cộng sự(4). Nồng độ Albumin ở nhóm bệnh nhân có ANA dương tính thấp hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm bệnh nhân ANA âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân ANA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân ANA âm tính (p<0,05). Đặc biệt nồng độ protein niệu/giờ ở nhóm bệnh nhân ANA dương tính là 1,89 ± 0,32 gam cao hơn có ý nghĩa thống kê só với nhóm bệnh nhân ANA âm tính là 1,19 ± 0,21 gam (p<0,01). Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự như nghiên cứu đa trung tâm (Bỉ, Hà Lan, Anh, Slovakia)(6). Các biểu hiện da và niêm mạc như hồng ban cánh bướm, nhạy cảm ánh sáng, loét miệng ở nhóm bệnh nhân lupus có anti-ds-DNA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có anti-ds-DNA âm tính (p <0,05). Các biểu hiện lâm sàng khác như mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, động kinh không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu (p >0,05). Các chỉ số trong công thức máu bao gồm số lượng hồng cầu, hematocrit, nồng độ hemoglobin và số lượng tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể anti-ds-DNA dương tính đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có anti-ds-DNA âm tính (p<0,05). Nồng độ AST, ALT, CPK ở nhóm bệnh nhân Anti-ds-DNA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân Anti-ds- DNA âm tính (p<0,05). Nồng độ bổ thể C3, C4 ở nhóm bệnh nhân Anti-ds-DNA dương tính thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân anti-ds- DNA âm tính (p<0,05). Đặc biệt protein niêu/24 giờ ở nhóm bệnh nhân anti-ds-DNA dương tính là 1,57 ± 0,30 gam cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân 1,57 ± 0,30 âm tính là 1,19 ± 0,31 gam (p<0,01). Nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti- Sm dương tính có tỷ lệ biểu hiện hồng ban cánh bướm, ban dạng đĩa rải rác và dấu hiệu đau khớp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-Sm âm tính (p<0,05). Các biểu hiện khác về lâm sàng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân (p>0,05). Nồng độ các chỉ số xét nghiệm giữa hai nhóm bệnh nhân lupus có Anti-Sm dương tính và Anti-Sm âm tính khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), trừ nồng độ CPK ở nhóm bệnh nhân Anti-Sm dương tính cao hơn ở nhóm bệnh nhân Anti-Sm âm tính (p<0,05) và nồng độ bổ thể C3 ở nhóm bệnh nhân Anti-Sm dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có Anti-Sm âm tính (p<0,05). Đặc biệt nồng độ protein niệu/24 giờ ở nhóm bệnh nhân có Anti-Sm dương tính là 1,85 ± 0,35 gam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có Anti-Sm âm tính là 1,13 ± 0,21 gam (p<0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 152 Các biểu hiện da, niêm mạc gồm hồng ban cánh bướm, ban dạng đĩa rải rác, ban da và loét miệng ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-SSA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-SSA âm tính (p<0,05). Biểu hiện đau khớp ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-SSA dương tính cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có kháng thể Anti-SSA âm tính (p<0,05). Nồng độ các chỉ số xét nghiệm giữa 2 nhóm bệnh nhân lupus có Anti-SSA dương tính và nhóm bệnh nhân lupus có Anti-SSA âm tính ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), trừ protein niệu/24 giờ ở nhóm bệnh nhân có Anti-SSA dương tính là 1,64 ± 0,37 gam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có Anti-SSA âm tính là 1,31 ± 0,42 gam (p<0,05). Biểu hiện rụng tóc ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-SSB dương tính cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân lupus có khảng thể Anti-SSB âm tính (p<0,05). Hai biểu hiện da là nhạy cảm ánh sáng và ban da ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể Anti-SSB dương tính cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có kháng thể Anti-SSB âm tính (p<0,05). Biểu hiện đau khớp ở nhóm bệnh nhân kháng thể Anti-SSB dương tính là 70,50% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có kháng thể Anti SSB âm tính (p<0,05). Các biểu hiện khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu (p>0,05). Nồng độ Albumin và protid huyết thanh ở nhóm bệnh nhân lupus có Anti-SSB dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có Anti-SSB âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân Anti-SSB dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân Anti-SSB âm tính (p<0,05). Đặc biệt protein niệu / 24 giờ ở nhóm bệnh nhân lupus Anti-SSB dương tính là 2,60 ± 0,60 gam cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân lupus có Anti-SSB âm tính là 1,19 ± 0,36 gam (p<0,01). Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Rahman A, Hochberg(7). Bàn luận về mối liên quan giữa kháng thể Anti-phospholipid với các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.4: Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở nhóm kháng thể kháng anti-phospholipid dương tính. Biểu hiện LS ACL-IgG (+) ACL IgM (+) LA (+) Mệt mỏi (%) 69,7 86,7 63,6 Rụng tóc (%) 66,7 (*) 86,7 (*) 63,6 (*) Sốt (%) 66,7 66,7 55,6 Hồng ban cánh bướm (%) 55,6 66,7 64,6 (*) Nhạy cảm ánh sáng (%) 30,6 33,3 32,9 (*) Ban dạng đĩa rải rác (%) 11,1 20,0 25,8 (*) Ban da (%) 33,3 20,0 28,9 Loét miệng (%) 33,3 86,7 (*) 31,6 Đau cơ (%) 45,6 66,7 (*) 15,8 Đau khớp (%) 66,7 86,7 76,3 (*) Động kinh (%) 11,1 13,3 5,3 (*): p<0,05 Biểu hiện rụng tóc ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể ACL-IgG dương tính là 66,67% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể ACL IgG âm tính là 49,55% (p<0,05). Biểu hiện rụng tóc, loét miệng và đau cơ ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể ACL-IgM dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể ACL IgM âm tính (p <0,05). Các biểu hiện da và niêm mạc gồm rụng tóc, hồng ban cánh bướm, nhạy cảm ánh sáng và ban dạng đĩa rải rác ở nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể LA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có kháng thể LA âm tính (p<0,05). Biểu hiện đau khớp ở nhóm bệnh nhân LA dương tính là 76,32% cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân LA âm tính (p<0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 153 Bảng 3.5. Giá trị trung bình các xét nghiệm ở nhóm tự kháng thể kháng anti-phospholipid dương tính Chỉ số xét nghiệm ACL-IgG (+) ACL-IgM (+) LA (+) Hồng cầu (T/L) 3,51 ± 0,26 3,71 ± 0,52 3,61 ± 0,71 Hemoglobin (g/dl) 87,00 ± 16,23 98,62 ± 11,76 91,98 ± 27,45 Hematocrit (%) 27,00 ± 9,13 31,03 ± 6,57 30,73 ± 6,52 Tiểu cầu (G/L) 251,70 ± 31,15 237,50 ± 49,62 196,90 ± 37,46(*) Creatinin (mg%) 0,97 ± 0,13 0,86 ± 0,11 0,87 ± 0,27 Albumin (g/dL) 2,80 ± 0,21(*) 3,03 ± 0,86 2,74 ± 0,85(*) Protid (g/L) 6,00 ± 0,62 6,09 ± 0,47 5,7 ± 0,92(*) AST (U/L) 114,20 ± 19,42 119,40 ± 37,48 92,44 ± 19,37 ALT (U/L) 55,50 ± 11,63 56,75 ± 12,56 43,60 ± 21,36 CPK (U/L) 68,00 ± 19,51 219,90 ± 19,79 244,50 ± 25,87 LDH (U/L) 980,30 ± 73,19 812,60 ± 48,32 979,10 ± 57,32 C3 (mg/dL) 35,86 ± 21,02(*) 55,73 ± 9,63 65,13 ± 12,11 C4 (mg/dL) 13,06 ± 5,38 16,43 ± 8,57 20,11 ± 6,59 CRP (mg/L) 46,37 ± 10,43(*) 20,52 ± 7,61 37,88 ± 16,43(*) Protein niệu (g/24 giờ) 1,57 ± 0, 17 1,51 ± 0,48 1,89 ± 0,36(**) (*): p<0,05, (**): p<0,01 Nồng độ Albumin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân lupus có ACL-IgG dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ C3 ở nhóm bệnh nhân ACL-IgG dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân ACL-IgG dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có ACL-IgG âm tính (p<0,05). Nồng độ Albumin và protid huyết thanh ở nhóm bệnh nhân lupus có LA dương tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có LA âm tính (p<0,05). Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân LA dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân LA âm tính (p<0,05). Đặc biệt lượng protein niệu /24 giờ ở nhóm bệnh nhân lupus có LA dương tính là 1,89 ± 0,36 gam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân lupus có LA âm tính là 1,20 ± 0, 30 gam (p<0,01). Số lượng tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân có LA dương tính cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có LA âm tính (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Anupam Barua và cộng sự(1). KẾT LUẬN Tỉ lệ dương tính với: ANA 65%, anti-dsDNA 84,17%, anti-Sm 45,83%, anti-SSA 55%, anti-SSB 20,83%, ACL-IgG 7,5%, ACL-IgM 12,5%, LA 31,67% Tỉ lệ dương tính với: ANA 65%, anti-dsDNA 84,17%, anti-Sm 45,83%, anti-SSA 55%, anti-SSB 20,83%, ACL-IgG 7,5%, ACL-IgM 12,5%, LA 31,67%. Anti-dsDNA liên quan đến triệu chứng da, niêm mạc, thay đổi huyết học, C3, C4, đặc biệt là protein niệu. Anti-SSA, anti-SSB có liên quan đến biểu hiện da, đau khớp và rụng tóc. Anti-Sm liên quan đến biểu hiện da, khớp, giảm C3 và protein niệu. LA liên quan đến các biểu hiện da đặc hiệu trong bệnh lupus, đau khớp và lượng protein niệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barua A, Paul S et al (2009), Distribution and clinical significance of lupus anticardiolipin antibody with systemic lupus erythematosus, JCMCTA, 20, pp. 16-22 2. Bộ môn Tim mạch - Thận - Khớp - Nội tiết, Học viện Quân y (2003), “Bệnh luput ban đỏ hệ thống”, Bệnh học nội khoa, tập II, NXB Quân đội Nhân dân, tr. 55-61. 3. Cervera R, Khamashta MA, Font J. et al (2003), Morbidity and mortality in systemic lupus erythematosus during a 10-year period. A comparison of early and late manifestations in a cohort of 1,000 patients, Medicine, 82, pp. 299–308. 4. D'Cruz DP, Khamashta MA, Hughes GR (2007), Systemic lupus erythematosus, Lancet, 369(9561), pp. 96-587. 5. Hemminki K, Li X, Sundquist J, Sundquist K (2009), Familial associations of rheumatoid arthritis with autoimmune diseases and related conditions, Arthritis Rheum, 60(3), pp. 661- 668. 6. Hoffman IE, Peene I et al (2004), Specific antinuclear antibodies are associated with clinical features in systemic lupus erythematosus, Ann Rheum Dis, 63, pp.1155–1158. 7. Rahman A, Isenberg DA (2008), Systemic Lupus Erythematosus, N Engl J Med, 358, pp. 929-939. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 154 8. Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương, Đặng Văn Phước (2008), “Đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và miễn dịch trong viêm thận lupus”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 235-240. Ngày nhận bài: 25/02/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_khang_the_tren_benh_nhan_lupus_ban_do_he_t.pdf
Tài liệu liên quan