Nghiên cứu tình hình vệ sinh lao động các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại xã An Phước huyện Long Thành năm 2012

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: ‐ Ban hành, bổ sung, chỉnh sửa một số văn bản về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động, đặc biệt chú ý đến lao động nông nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo mọi người lao động đều sớm tiếp cận được với các dịch vụ y tế lao động cơ bản. ‐ Đổi mới, xã hội hóa mạnh mẽ nội dung và các loại hình hoạt động dịch vụ y tế lao động cơ bản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp và làng nghề. ‐ Tăng cường các trang thiết bị cung cấp dịch vụ y tế lao động cơ bản, đặc biệt là các thiết bị lấy mẫu hơi khí độc, bụi, máy đo thính lực, các máy phân tích trong phòng xét nghiệm.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình vệ sinh lao động các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại xã An Phước huyện Long Thành năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  493 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỆ SINH LAO ĐỘNG   CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI XàAN PHƯỚC   HUYỆN LONG THÀNH NĂM 2012  Nguyễn Thi Văn Văn*, Nguyễn Thị Hoài Phương*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Môi trường lao động, vệ sinh lao động là vấn đề cấp thiết cần đặt ra trong chiến lược chăm sóc  sức khỏe người lao động của mỗi quốc gia. Hiện nay, vì mục đích lợi nhuận hoặc do sự thiếu hiểu biết về các quy  định của pháp luật mà chủ lao động xem nhẹ sức khỏe của người lao động và môi trường lao động. Bản thân  người lao động hầu hết họ không biết hoặc chưa quan tâm đúng mức về các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh  quá trình sản xuất ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như thiếu hiểu biết các văn bản pháp luật của Nhà nước quy  định về vệ sinh lao động, khiến cho quyền lợi của người lao động chịu nhiều thiệt thòi.  Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát môi trường lao động, tình hình bệnh tật và đánh giá các kiến thức, thái độ,  thực hành của người lao động về công tác vệ sinh lao động trước và sau can thiệp. Tìm hiểu các yếu tố liên quan  đến kiến thức, thái độ, thực hành về công tác vệ sinh lao động của người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản  xuất vừa và nhỏ.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và can thiệp. Đối tượng là người sử dụng lao động và người  lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ xã An Phước, Long Thành năm 2012.  Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ người lao động có kiến thức đúng từ 21,69% tăng lên 79,19%, thái độ đúng từ  22,97% tăng lên 57,57%, thực hành đúng từ 27,03% tăng lên 47,84% sau can thiệp. Người sử dụng lao động có  kiến thức đúng từ 50% tăng lên 90%, thái độ đúng từ 33,3% tăng lên 82,5%, thực hành đúng từ 9,52% tăng  lên 67,51% sau can thiệp.  Kết  luận: Có mối liên quangiữa kiến thức, thái độ với thực hành đúng với vệ sinh lao động ở người lao  động. Tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về vệ sinh lao động đều tăng lên sau can thiệp ở cả  người lao động và chủ sử dụng lao động và có ý nghĩa thống kê.  Từ khoá: Vệ sinh lao động, doanh nghiệp.  ABSTRACT  STUDY ON LABOR HYGIENE STATUS IN THE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES   AT AN PHUOC COMMUNE, LONG THANH DISTRICT IN 2012  Nguyen Thi Van Van, Nguyen Thi Hoai Phuong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 493 – 499  Background: Labor environment and labor hygiene issue are important to set up health care strategies for  workers in every country. Currently, for the purpose of profit, or due to a lack of understanding of the rules of law  that employers underestimate the health of workers and the working environment. Most of workers themselves do  not know or have not paid adequate attention on occupational hazards arising from manufacturing process which  can affect their health and lack understanding of the laws on labor hygiene, leading to their under privilege.   Objectives:  Examine  labor  environment,  disease  status,  and  assess  knowledge,  attitude,  and  practice  of  employees on labor hygiene before and after the intervention. Identify factors related to knowledge, attitude, and  * Trung Tâm Y tế huyện Long Thành  Tác giả liên lạc: BS. CKII Nguyễn Thi Văn VănĐT: 0908 411 308  Email: bsnguyenthivanvan@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 494 practice on labor hygiene among employees in the small and medium enterprises.   Methods: Description study and intervention study. The object is to the employers and employees in small  and medium enterprises at An Phuoc commune, Long Thanh in 2012.  Result: Percentage of employees having the right knowledge  increased  from 21.69% to 79.19%, the right  attitude  from  22.97%  to  57.57%,  right  practice  from  27.03%  to  47.84%  after  intervention.  Percentage  of  employers have the right knowledge increased from 50% to 90%, the right attitude from 33.3% to 82.5%, right  practice from 9.52% to 67.51% after intervention.  Conclusion: There is a relationship between right knowledge, attitude and practice of employees with labor  hygiene. Percentage of right knowledge, attitude, practice about  labor hygiene  increased of both employees and  employers increased after the intervention.  Keywords: Labor hygiene, enterprises.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Xã An Phước, huyện Long Thành là địa bàn  tập  trung  đông  dân  cư,  thu  hút  đầu  tư  nhiều  ngành  nghề  đa  dạng. Hầu  hết  các  cơ  sở  này  được thành lập trong khu dân cư, trình độ công  nghệ, máy móc lạc hậu, năng lực cạnh tranh hạn  chế,  các  cơ  sở  này  chỉ mới  quan  tâm  đến  lợi  nhuận, chưa  thực sự quan  tâm đến vệ sinh  lao  động; công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động  không được quan  tâm, chú  trọng như  thiếu bộ  phận làm công tác vệ sinh lao động; việc tổ chức  huấn luyện vệ sinh lao động cho người lao động  còn hình  thức, nhiều nơi không  tổ chức; không  trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương  tiện bảo vệ cá nhân cho người  lao động; không  thực hiện việc đo kiểm tra môi trường lao động,  khám  sức  khỏe  định  kỳ  hàng  năm;  nguồn  lao  động  không  ổn  định,  trình  độ  hiểu  biết  về  vệ  sinh  lao  động, môi  trường  lao  động  của người  lao động kém làm cho sức khỏe người lao động  bị bào mòn, dễ gây ra các tác hại nghề nghiệp, tai  nạn lao động, bệnh nghề nghiệp(6).  Công  tác vệ  sinh  lao  động hiện nay  chưa  được  đầu  tư  đúng mức  khiến  cho  quyền  lợi  của người lao động chịu nhiều thiệt thòi. Xuất  phát  từ  tình  hình  trên,  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  đề  tài  “Nghiên  cứu  tình  hình  vệ  sinh lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ  tại  xã  An  Phước,  huyện  Long  Thành  năm  2012” nhằm các mục tiêu:  ‐ Khảo  sát môi  trường  lao  động,  tình  hình  bệnh tật và đánh giá các kiến thức, thái độ, thực  hành của người lao động về công tác vệ sinh lao  động trước và sau can thiệp.   ‐  Tìm  hiểu  các  yếu  tố  liên  quan  đến  kiến  thức, thái độ, thực hành về công tác vệ sinh lao  động của người  lao động tại các doanh nghiệp,  cơ sở sản xuất nhỏ.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả  Đối tượng nghiên cứu là người sử dụng lao  động  và  người  lao  động  tại  các  doanh  nghiệp  vừa và nhỏ xã An Phước.  Nghiên cứu can thiệp  Đối tượng người lao động là đối tượng trực  tiếp tác động bởi môi trường lao động. Địa bàn  triển khai nghiên cứu  là các doanh nghiệp vừa  và nhỏ xã An Phước. Các hoạt  động  can  thiệp  bao gồm: tập huấn, tuyên truyền, giao ban định  kỳ  các  doanh  nghiệp,  cấp  phát  tư  liệu  truyền  thông, lập hồ sơ vệ sinh lao động.  Cỡ mẫu  Chọn cỡ mẫu toàn bộ.  Phương pháp nghiên cứu  Trong  nghiên  cứu  này,  sử  dụng  phương  pháp  nghiên  cứu  mô  tả  và  nghiên  cứu  can  thiệp trên cộng đồng so sánh trước ‐ sau không  đối chứng.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  495 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Bảng 1: Đặc điểm người lao động (n=370)  Đặc điểm người lao động Tần suất, n=370 Tỷ lệ (%) Tuổi 18-25 117 31,62 26-33 76 20,54 34-40 59 15,95 41-48 48 12,97 49-56 54 14,60 >56 16 4,32 Giới Nam 156 42,16 Nữ 214 57,84 Dân tộc Kinh 283 76,48 Khác 97 23,52 Trình độ học vấn Mù chữ 68 18,38 TH 177 47,84 THCS 109 29,46 THPT 11 2,97 TC-CĐ-ĐH 5 1,35 Nhận xét: Nhóm tuổi nhiều nhất là từ 18‐25  tuổi  chiếm  31,62%so  với  công  nhân  Hà  Nam  theo nghiên cứu của Đinh Xuân Ngôn  là nhóm  30‐39 tuổi chiếm 40,2%, nữ giới chiếm đa số tỷ lệ  57,84% nghiên  cứu  các doanh nghiệp  sản  xuất  đá Hà Nam  nam  giới  là  65,5%,  dân  tộc  kinh  chiếm 76,48%, trình độ học vấn đa số là tiểu học  chiếm 47,84%.   Bảng 2: Đặc điểm người sử dụng lao động (n=42)  Đặc điểm người sử dụng lao động Tần suất, n=42 Tỷ lệ (%) Tuổi 26-35 8 19,05 36-45 10 23,81 46-55 19 45,24 >55 5 11,90 Giới Nam 32 76,19 Nữ 10 23,81 Dân tộc Kinh 42 100,00 Khác 00 00,00 Trình độ học vấn TH 3 7,14 THCS 18 42,86 THPT 13 30,95 TC-CĐ-ĐH 8 19,05 Nhận xét: Nhóm tuổi nhiều nhất 46‐55 tuổi  chiếm 45,24%, nam  chiếm  đa  số  tỷ  lệ 76,19%,  100%  dân  tộc  kinh,  học  vấn  THCS  chiếm  42,86%.  Bảng 3: Thực trạng môi trường lao động  Yếu tố đo kiểm Tổng sốmẫu đo Mẫu vượt tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Nhiệt độ 111 63 56,76 Độ ẩm 111 00 00,00 Tốc độ gió 111 04 03,60 Ánh sáng 98 15 15,31 Tiếng ồn 65 11 16,92 Bụi hô hấp 40 08 20,00 Bụi trọng lượng 35 03 08.60 Hơi khí 66 00 00,00 Tổng cộng 637 114 17,90 Nhận xét: Số mẫu vượt cao nhất là nhiệt độ  chiếm  tỷ  lệ  56,76%  so  với  nghiên  cứu  của Bùi  Quang Bình tại Quảng Nam là 47,7%, Đà Nẵng  là 21,4%. Với tiếng ồn là 16,92% thấp hơn nghiên  cứu tại Huế với tỷ  lệ 32,3% của tác giả Nguyễn  Ngọc Viễn(5), ánh sáng không đủ chiếm 15,31%,  bụi  toàn phần vượt 20%, bụi hô hấp vượt 8,6%  so với nghiên cứu của Bùi Quang Bình.  Bảng 4: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ (n=384)  Loại sức khỏe Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ Loại I 28 25 53 13,80 Loại II 53 60 113 29,43 Loại III 41 62 103 26,82 Loại IV 20 23 43 11,20 Loại V 22 50 72 18,75 Tổng cộng 164 220 384 100,00 Nhậnxét:  Số  sức  khỏe  đạt  loại  IV  chiếm  11,2%  và V  chiếm  tỷ  lệ  18,75%  so  với  báo  cáo  chung  toàn  quốc  của  Bộ  Lao  động  –  Thương  binh  xã hội năm  2010  là  8,8%,  cao hơn nghiên  cứu  được  tiến hành  tại 11  tỉnh  thành phố phía  Bắc năm 2012 trên công nhân mỏ tỷ lệ sức khỏe  loại IV là 4,3%, loại V là 0,3%, cao hơn với nghiên  cứu  tại  các  cơ  sở  sản  xuất  hóa  chất  phía  Bắc  trong 3 năm 2009 ‐ 2011, cho thấy tỷ lệ người lao  động xếp loại IV từ 9,2 ‐ 13% và xếp loại V từ 2,7  – 3,3%(4).  Bảng 5: Tình hình bệnh tật người lao động(n=384)  Bệnh lý Tổng số Tỷ lệ (%) Thị lực kém (dưới 6/10) 26 06,77 Các bệnh về mắt 77 20,05 Tai mũi họng 38 09,90 Các bệnh về răng 27 07,03 Bệnh da liễu 09 02,34 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 496 Bệnh lý Tổng số Tỷ lệ (%) Bệnh phụ khoa 09 02,34 Các bệnh hệ vận động-thần kinh 42 10,94 Các bệnh nội khoa 66 17,19% Các bệnh hô hấp 19 04,95% Nhậnxét:  Tỷ  lệ  mắc  bệnh  về  mắt  chiếm  20,05%, bệnh nội khoa 17,19%. Các bệnh lý về hệ  vận  động  chiếm  10,94%,  trong  đó  triệu  chứng  bệnh thường gặp  là đau  lưng,  thấp hơn nghiên  cứu của Lê Thanh Nga tại Hà Nội năm 2012 trên  công nhân may có tỷ lệ đau thắt lưng 60,5%(3). Tỷ  lệ người  lao động có các  triệu chứng biểu hiện  bệnh đường hô hấp chiếm 4,95% thấp hơn nhiều  so  với  nghiên  cứu  tương  tự  tại Hà Nam  của  Nguyễn Khắc Hải năm 2006 với 73,6%(4). Nghiên  cứu  của H. W. Kuo  tại  Đài Loan  ở  công nhân  đúc cho thấy tỷ lệ bệnh đường hô hấp là 8,8% và  cao nhất là ở công nhân lò nung 16,3%(2). Nghiên  cứu  tại Gdaladenniya  (SriLanka)  cho  thấy  tỷ  lệ  cao bệnh viêm phế quản mãn tính ở công nhân  có tiếp xúc với hóa chất(1).  Bảng 6: Kiến thức về vệ sinh lao động trước và sau can thiệp  Nội dung Đối tượng Trước can thiệpNLD 370.SDLD 42 Sau can thiệpNLD370.SDLD40 χ2, P value SL % SL % Kiến thức đúng về ảnh hưởng của bụi NLĐ 158 42,70 313 84,59 χ2=140, p <0,05 SDLĐ 22 52,38 38 95,00 χ2=18,9, p <0,05 Kiến thức khi tiếp xúc với tiếng ồn NLĐ 80 21,69 276 74,69 χ 2=207, p <0,05 SDLĐ 19 45,24 38 95,00 χ2=23,9, p <0,05 Kiến thức đúng khi tiếp xúcnóng NLĐ 148 40,00 326 88,11 χ 2=185, p <0,05 SDLĐ 22 52,38 36 90,00 χ2=14, p <0,05 Kiến thức đúng về tiếp xúc với hóa chất NLĐ 57 15,41 230 62,16 χ2=150, p <0,05 SDLĐ 22 52,38 32 80,00 χ2=6,9, p <0,05 Kiến thức đúng tiếp xúc với ánh sáng NLĐ 80 21,62 211 57,03 χ2=97, p <0,05 SDLĐ 22 52,38 24 60,00 χ2=0,4, p >0,05 Kiến thức đúng, đủ NLĐ 80 21,69 293 79,19 χ 2=245, p <0,05 SDLĐ 21 50,00 36 90,00 χ2=15,4, p <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức đúng về vệ sinh lao  động ở người lao động sau can thiệp chiếm tỷ lệ  cao  từ  74,69%‐88,11%, p  <0,05. Kiến  thức  đúng  và đủ từ 21,69% tăng lên 79,19%. Tỷ lệ kiến thức  đúng về vệ sinh  lao động ở người sử dụng  lao  động sau can thiệp chiếm tỷ lệ cao từ 60%‐95%,  p <0,05, chỉ riêng kiến thức đúng về tiếp xúc với  ánh  sáng  thì  tăng  không  có  ý  nghĩa  thống  kê.  Kiến thức đúng và đủ từ 50% tăng lên 90%.  Bảng 7: Thái độ về vệ sinh lao động trước và sau can thiệp  Nội dung Đối tượng Trước can thiệp Sau can thiệp χ2,P value SL % SL % Thái độ sử dụng trang bị bảo hộ lao động NLĐ 239 64,59 319 86,22 χ 2=46, p <0,05 SDLĐ 21 73,81 39 97,50 χ2= 9,2, p <0,05 Khám sức khỏe định kỳ phát hiện BNN NLĐ 249 67,30 319 86,22 χ 2=37, p <0,05 SDLĐ 24 52,39 39 97,50 χ2=21, p <0,05 Thái độ về trang bị kiến thức vệ sinh lao động NLĐ 193 52,26 256 71,69 χ2=28, p <0,05 SDLĐ 26 61,91 36 90,00 χ2=8,7, p <0,05 Thái độ đúng đối với môi trường lao động NLĐ 268 72,43 307 82,97 χ 2=11, p <0,05 SDLĐ 37 88,10 40 100 χ2=3,2, p >0,05 Cần tăng cường công tác vệ sinh lao động NLĐ 158 42,71 263 71,08 χ 2=60, p<0,05 SDLĐ 22 52,38 33 82,50 χ2=8,4, p <0,05 Thái độ chung đúng NLĐ 85 22,97 213 57,57 χ 2=92, p <0,05 SDLĐ 14 33.33 33 82,50 χ2=27, p <0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  497 Nhận  xét: Tỷ  lệ người  lao  động  có  thái  độ  đúng  sau  can  thiệp  chiếm  tỷ  lệ  từ  71,08%‐ 86,22%, p <0,05. Thái độ chung đúng  từ 22,97%  tăng  lên 57,57%. Tỷ  lệ  thái độ đúng về VSLĐ ở  người sử dụng lao động sau can thiệp chiếm tỷ  lệ  từ 71%‐100%, p <0,05, chỉ riêng thái độ đúng  với môi  trường  lao  động  thì  tăng  không  có  ý  nghĩa thống kê, p >0,05. Thái độ đúng và đủ từ  33,3% tăng lên 82,5%, p <0,05.  Bảng 8: Thực hành về vệ sinh lao động trước và sau can thiệp  Nội dung Đối tượng Trước can thiệp Sau can thiệp χ2,P value SL % SL % Có được trang bị bảo hộ lao động NLĐ 217 58,65 267 72,16 χ2=14, p <0,05 SDLĐ 32 76,19 35 87,50 χ2=1,7, p >0,05 Sử dụng BHLĐ NLĐ 167 76,96 221 82,77 χ2=3,7, p <0,05 Có chế độ thay thế trang bị BHLĐ NLĐ 65 29,95 187 70,04 χ2=18, p <0,05 SDLĐ 19 59,38 32 91,43 χ2=12, p <0,05 Cơ sở thường xuyên được vệ sinh NLĐ 257 69,46 302 81,62 χ2=14, p <0,05 SDLĐ 36 85,71 38 95,00 χ2=1,0, p >0,05 Khám sức khỏe định kỳ NLĐ 71 19,90 248 67,03 χ 2=0,1, p <0,05 SDLĐ 02 04,36 29 70,56 χ2=39, p <0,05 Thực hành chung đúng về vệ sinh lao động NLĐ 63 17,03 177 47,84 χ2=80, p <0,05 SDLĐ 04 09,52 27 67,50 χ2=29,p <0,05 Nhận xét: Tỷ lệ người lao động có thực hành  đúng  sau  can  thiệp  chiếm  tỷ  lệ  từ  67,03%‐ 81,62%,  p  <0,05,  thực  hành  chung  đúng  từ  17,03% tăng lên 47,84%, p <0,05. Tỷ lệ thực hành  đúng về vệ sinh  lao động ở người sử dụng  lao  động sau can thiệp chiếm tỷ lệ từ 70,56%‐96%, p  <0,05. Thực hành trang bị bảo hộ lao động và vệ  sinh cơ sở thường xuyên tăng không có ý nghĩa  thống  kê,  p  >0,05.  Thực  hành  đúng  và  đủ  từ  9,52% tăng lên 67,5%.  Bảng 9: Liên quan kiến thức, thái độ với thực hành   Nội dung Thực hành Cộng χ2, p, OR Đúng n(%) Sai Kiến thức chung Đúng 28 (53,85) 24 52 χ 2=58,05 p <0,05 OR= 9,43 KTC: 6,63-18,04 Sai 35 (11,01) 283 318 Thái độ chung Đúng 49 (32,69) 101 150 χ 2=43,67 p <0,05 OR= 7,14 KTC: 3,76-13,54 Sai 14 (06,36) 206 220 Nhận xét: Có mối  liên quan giữa kiến  thức  chung với  thực hành đúng về vệ sinh  lao động  với p <0,05, OR= 9,43  (KTC: 6,63‐18,04). Có mối  liên  quan  giữa  thái  độ  chung  với  thực  hành  đúng  trong vệ  sinh  lao  động với p  <0,05, OR=  7,14 (KTC: 3,76‐13,54).  Bảng 10: Liên quan giữa kiến thức với các đặc tính của người lao động  Đặc tính Kiến thức chung Cộng χ2, p, OR Đúng n (%) Sai Học vấn Mù chữ 04 (05,88) 64 68 χ2=5,314 p <0,05 OR= 0,3 KTC: 0,17-0,53 TH 25 (14,12) 152 177 THCS 39 (35,78) 70 109 THPT 07 (63,64) 04 11 CĐ-ĐH 05 (100.00) 00 05 Giới Nam 42 (26,92) 114 156 χ 2=4,4732 p <0,05 OR= 1,71 KTC: 1,04-2,81 Nữ 38 (17,76) 176 214 Thời gian làm việc < 10 năm 66 (22,07) 233 299 χ2=7,8306 p <0,05 OR= 1,15 KTC: 0,60-2,20 ≥ 10 năm 14 (19,72) 57 71 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 498 Nhận  xét: Có  liên  quan giữa kiến  thức  với  giới, người lao động nam có kiến thức đúng cao  hơn  nữ  với  p  <0,05. Không  có  liên  quan  giữa  kiến thức đúng về vệ sinh lao động với trình độ  học vấn, thời gian của người lao động làm việc.  Bảng 11: Liên quan giữa thái độ với các đặc tính của người lao động  Đặc tính Thái độ chung Cộng χ2, p, OR Đúng n (%) Sai Học vấn Mù chữ 08 (05,88) 60 68 χ2=14,2 p <0,05 OR= 0,48 KTC: 0,28-0,82 TH 35 (14,12) 142 177 THCS 37 (35,78) 72 109 THPT 03 (63,64) 08 11 CĐ-ĐH 02 (100.00) 03 05 Giới Nam 45 (28,85) 111 156 χ 2=5,2577 p <0,05 OR= 1,7 KTC: 1,08-2,87 Nữ 40 (18,69) 174 214 Thời gian làm việc 0,05 OR= 1,27 KTC: 0,67-2,41 ≥ 10năm 14 (19,72) 57 71 Nhận xét: Có liên quan giữa thái độ với giới,  người lao động nam có thái độ đúng cao hơn nữ  với p <0,05 (OR = 1,7, KTC: 1,08 – 2,87). Không có  liên quan giữa thái độ với trình độ học vấn, thời  gian làm việc, thời gian làm việc p >0,05.  Bảng 12: Thực hành vệ sinh lao động với đặc tính người lao động  Đặc tính Thực hành chung Cộng χ2, p, OR Đúng n (%) Sai Học vấn Mù chữ 02 (02,94) 66 68 χ2=14,2 p <0,05 OR= 0,1 KTC: 0,05-0,22 TH 10 (05,65) 167 177 THCS 40 (36,70) 69 109 THPT 07 (63,64) 04 11 CĐ-ĐH 04 (80,00) 01 05 Giới Nam 25 (16,03) 131 156 χ 2=0,1914 p >0,05 OR= 0,88 KTC: 0,51-1,54 Nữ 38 (17,76) 176 214 Thời gian làm việc < 10 năm 56 (18,72) 243 299 χ2=28,363 p <0,05 OR= 2,11 KTC: 1,92-4,84 ≥ 10 năm 07 (09,86) 64 71 Nhận  xét:  Không  liên  quan  giữa  học  vấn,  giới với  thực hành đúng về vệ sinh  lao động p  >0,05. Có liên quan giữa thực hành với thời gian  làm việc, người lao động có thời gian làm việc từ  10  năm  trở  lên  có  thực  hành  đúng  cao  hơn  p  <0,05 với OR= 2,11 (KTC: 1,92‐4,84).  KẾT LUẬN  Về người  Đối  với  người  lao  động: Nhóm  tuổi  nhiều  nhất là từ 18‐25 tuổi chiếm 31,62%, nữ giới chiếm  đa số  tỷ  lệ 57,84%, dân  tộc Kinh chiếm 76,48%,  trình độ học vấn đa số là tiểu học chiếm 47,84%.  Đối  với  người  sử  dụng  lao  động: Nhóm  tuổi  nhiều nhất 46‐55 tuổi chiếm 45,24%, nam chiếm  đa số tỷ  lệ 76,19%, 100% dân tộc Kinh, học vấn  THCS chiếm 42,86%.  Về môi trường lao động  Kết quả đo kiểm môi trường: Tỷ lệ mẫu vượt  tiêu chuẩn về tiếng ồn 16,92%, nhiệt độ 56,76%,  ánh  sáng  15,31%,  bụi  hô  hấp  là  20%,  bụi  toàn  phần chiếm 8,6%.  Về sức khỏe người lao động  Tỷ  lệ  sức  khỏe  loại  IV  là  11,2%,  loại  V  là  18,75%. Tỷ  lệ mắc  bệnh  về mắt  chiếm  20,05%,  bệnh nội khoa 17,19%.  Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh lao  động trước và sau can thiệp  Kiến thức: Tỷ lệ người lao động có kiến thức  chung  đúng  trước can  thiệp  là 21,69%  tăng  lên  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  499 79,19%,  đối  với  chủ  sử dụng  lao  động  từ  50%  trước can thiệp tăng lên 90.  Thái  độ:  Tỷ  lệ  người  lao  động  có  thái  độ  chung  đúng  trước can  thiệp  là 22,97%  tăng  lên  57,57%, đối với chủ sử dụng lao động là 33,33%  trước can thiệp tăng lên 82,5% sau can thiệp.  Thực  hành:  Tỷ  lệ  người  lao  động  có  thực  hành chung đúng trước can thiệp là 17,03% tăng  lên  47,84%,  đối  với  chủ  sử  dụng  lao  động  là  9,52% trước can thiệp tăng lên 67,5%.  Các yếu tố liên quan trong vệ sinh lao động  Có  liên quan giữa kiến  thức về vệ  sinh  lao  động  với  thực  hành  đúng.  Có  liên  quan  giữa  kiến thức với giới của người lao động.  Có  liên  quan  giữa  thái  độ  về  vệ  sinh  lao  động với thực hành đúng. Có liên quan giữa thái  độ với giới của người lao động.  Có  liên  quan  giữa  thực hành  với  thời  gian  làm việc của người lao động.  KIẾN NGHỊ  Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng  tôi  đưa ra một số kiến nghị như sau:  ‐ Ban hành, bổ sung, chỉnh sửa một số văn  bản  về  chăm  sóc,  bảo  vệ  sức  khỏe  người  lao  động, đặc biệt chú ý đến lao động nông nghiệp,  làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo  mọi người  lao động đều sớm tiếp cận được với  các dịch vụ y tế lao động cơ bản.  ‐ Đổi mới, xã hội hóa mạnh mẽ nội dung và  các loại hình hoạt động dịch vụ y tế lao động cơ  bản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công  nghiệp và làng nghề.  ‐ Tăng cường các trang thiết bị cung cấp dịch  vụ y  tế  lao động cơ bản, đặc biệt  là các  thiết bị  lấy mẫu hơi khí độc, bụi, máy đo thính lực, các  máy phân tích trong phòng xét nghiệm.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Jayawardana  PL,  De  Alwis  WR,  Fernando  MA  (1997).  Ventilatory  function  in  brass  workers  of  Gadaladeniya,  Sri  Lanka. Journal of Respiratory. 9(10). 411‐418.  2. Kuo HW, Chang CL, Liang WM, Chung BC. (1999). Respiratory  abnormalities among male foundry workers in central Taiwan.  Respiratory. 3(7).49‐58.  3. Lê  Thanh Nga  và  cs  (2012), Nghiên  cứu  tình  hình  sức  khỏe  người lao động tại công ty may Hà Nội. Viện YHLĐ & VSMT.  Tr 34‐38.  4. Nguyễn Khắc Hải  (2006). Nghiên cứu một số biện pháp giảm  nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí trong  công nhân luyện kim. Đề tài khoa học cấp bộ. Bộ Khoa học công  nghệ. Hà Nội. Tr.55‐56.  5. Nguyễn Ngọc Viễn và cs (2006), Nhận xét về tình hình vệ sinh  lao động tại Thừa Thiên‐Huế, Tạp chí vệ sinh phòng dịch. 2: 65‐66.  6. Trung tâm Y tế Long Thành (2009), Báo cáo công tác VSLĐ. Bà  Rịa‐Vũng Tàu. Tr.6‐7.  Ngày nhận bài báo:       15/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   21/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_ve_sinh_lao_dong_cac_doanh_nghiep_vua_v.pdf