Nghiên cứu tôn giáo - Bài kệ của ni sư diệu nhân về sống & chết

Ni sư Diệu Nhân quả đã lĩnh hội tinh thần vô chấp trước, vô ngôn ngữ trong Kinh Tượng đầu tinh xá. Vì vậy, câu cuối cùng trong bài kệ nên hiểu như thế nào cho đúng với ý chỉ của nó. Câu cuối cùng trong bài kệ, các văn bản chữ Hán đều ghi “Uổng khẩu vô ngôn”. Một số dịch giả cho rằng, có lẽ chữ “uổng” là do chữ “đỗ” bị chép nhầm. Có lẽ nên trả lại cho “châu về hợp phố”, vốn chữ “uổng” thì cứ đọc là “uổng” đâu cần phải chỉnh lại là “đỗ” làm gì. Không phải “uổng” đi với “khẩu” (uổng khẩu) mà là “uổng vô” và “khẩu ngôn”. Cũng giống như thành ngữ “uổng công vô ích”, nên hiểu là “uổng vô công ích”, nghĩa là chẳng được ích lợi gì. Ni sư Diệu Nhân trước hết phủ định sinh tử của con người là do siêu nhiên thần bí quyết định. Sinh tử chỉ là lẽ thường nhiên, không cần và cũng không thể cầu xuất ly. Thứ hai, Ni sư phủ định xu hướng xem nhẹ tự lực chạy theo tha lực, cho dù tha lực đó là thượng giới hay hạ giới. Cuối cùng, Ni sư phủ định tính vạn năng của ngôn ngữ, lý tính trong quá trình siêu việt sinh tử, chứng ngộ Niết Bàn.

pdf11 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Bài kệ của ni sư diệu nhân về sống & chết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 HÀ THÚC MINH* BÀI KỆ CỦA NI SƯ DIỆU NHÂN VỀ SỐNG & CHẾT Tóm tắt: Thông qua bài kệ “Thị tịch” của Ni sư Diệu Nhân (1042 - 1113) là Thiền sư đầu tiên ở thế hệ thứ mười bảy của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, bài viết đề cập đến quan niệm sinh tử - một vấn đề vô cùng trọng đại của con người được Phật giáo và các tôn giáo khác, cũng như rất nhiều nhà tư tưởng Phương Đông, Phương Tây đã, đang và sẽ còn bàn luận đến. Từ đó, bài viết khẳng định, những câu kệ của Ni sư Diệu Nhân tuy đơn giản nhưng sâu sắc, đủ để thể hiện quan niệm siêu việt sinh tử cơ bản của Phật giáo Thiền tông; là bài ca về giá trị nhân sinh của dân tộc Việt Nam ở mọi thời đại. Từ khóa: Ni sư Diệu Nhân, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, “Thị tịch”. Lý Ngọc Kiều (1042 - 1113) quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du theo Thiền sư Chân Không học đạo và được Thiền sư đặt cho pháp danh là Diệu Nhân. Ni sư là Thiền sư đầu tiên ở thế hệ thứ mười bảy, là trường hợp hi hữu của dòng Thiền phương Nam do Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) sáng lập. Thiền uyển tập anh chép bài kệ Thị tịch duy nhất của Ni sư như sau: Sinh, lão, bệnh, tử, Tự cổ thường nhiên. Dục cầu xuất ly, Giải phược thiêm triền. Mê chi cầu Phật, Hoặc chi cầu Thiền. Thiền Phật bất cầu, Uổng khẩu vô ngôn. 生 老 病 死, * Nhà Nghiên cứu, Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Thúc Minh. Bài kệ của Ni sư Diệu Nhân 37 自 古 常 然。 欲 求 出 离, 解 缚 添 缠。 迷 之 求 佛, 惑 之 求 禅。 禅 佛 不 求, 枉 口 无 言。 Tạm dịch: Sinh, lão, bệnh, tử, Xưa nay vẫn vậy. Nếu muốn xa lìa, Cởi trói, càng trói. Mê mới cầu Phật, Hoặc mới cầu Thiền. Thiền, Phật không cầu, Uổng phí cả lời. Chiều sâu con người của bài kệ thuộc dòng Thiền tâm ấn này có lẽ không phải ở ý tại ngôn nội. Mong rằng có thể đàm luận về Thiền ở ngoài Thiền. Phàm là người Việt Nam, ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử là gì. Làm gì có bác thợ nề hay anh thợ mộc nào xây bậc cấp bước lên nhà hay bắc thang trèo lên tường mà không suy đi tính lại làm sao để người bước lên đặt chân vào cửa sinh chứ không phải ở cửa tử. Tâm lý kiêng cái tử trở thành tiềm thức làm cho người ta xem nó như là một tai họa khủng khiếp nhất, mặc dù cái chết đôi khi cũng được mỹ hóa tựa như đi xa, khuất núi, cõi vĩnh hằng sống chỉ là tạm bợ, chết mới là về, “sống gửi, thác về” kia mà! Tuy nhiên, sinh ra ở trên đời này có ai muốn “về” sớm đâu, kể cả những người không muốn sống. Arthur Schopenhauer nhận xét có lý rằng, những người tự vẫn chẳng qua là họ muốn sống tốt hơn mà không được đó thôi. Phật giáo chẳng có gì khác hơn là “muốn mưu hạnh phúc cho loài người”1. Nhưng đâu là họa, đâu là phúc, đâu là khổ đau, đâu là Niết Bàn? Làm thế nào diệt khổ, chứng ngộ Niết Bàn? 38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Đức Phật Thích Ca xuất gia cũng vì điều đó. Cho nên, khi đã chuyển pháp luân, đầu tiên Đức Phật thuyết pháp về Tứ diệu đế/ Tứ đế (Catur Arya Satyani) cho năm vị hiền giả tại thành Bénares2. Nội dung chủ yếu của Tứ đế là về khổ và diệt khổ. Chẳng phải đó là mục đích cuối cùng của mọi học thuyết, mọi tôn giáo, mọi hoạt động của con người trên hành tinh này từ xưa đến nay và từ nay đến mai sau hay sao? Sinh, lão, bệnh, tử là khổ (dukha) đầu tiên được đề cập đến trong Khổ đế. Đó là nỗi khổ về sinh lý của con người. Con người là khách thể, thể xác con người là do tạo hóa cài đặt, không ai có thể chủ động lựa chọn lúc chào đời cũng như không thể không chết. Khi đã sinh thì ắt phải có tử, chẳng thể nào có sinh mà không có tử hoặc có tử mà không có sinh. Nói như vậy không có nghĩa là con người không chịu trách nhiệm gì về nghiệp do mình tạo ra. Ngã có thể tạo nghiệp mà cũng có thể tạo vô ngã. Không có hữu ngã thì cũng không có vô ngã. Tuy nhiên, ngã cũng không mà vô ngã cũng không. Ngã khách thể là ngã có sinh có diệt, nhận thức vô ngã trong sinh diệt tức là Niết Bàn. Sinh diệt là phiền não, vậy thì phiền não cũng tức là Bồ Đề, cho nên làm gì có Bồ Đề mà cầu? Sinh tử là Niết Bàn, vậy thì làm gì có Niết Bàn để cầu? “Bất cầu” của Ni sư Diệu Nhân thuộc dạng phủ định, bởi vì Niết Bàn luôn thuộc dạng phủ định. Nhưng ở đời không phải chỉ có phủ định mà còn có phủ định của phủ định. Nếu không phải như vậy thì làm sao có thể phân biệt “tâm tùy cảnh chuyển” hay “cảnh tùy tâm chuyển”. Cho nên mới có câu: “Phàm phu nhìn Niết Bàn, Niết Bàn thành sinh tử. Thánh nhân nhìn sinh tử, sinh tử thành Niết Bàn”. Tâm bình thản, an lạc, an nhiên tự tại, không còn chấp trước sinh sinh, diệt diệt (Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc/ 生 灭 灭 已, 寂 灭 为 乐). Tuy nhiên, đừng quên rằng, không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận thức được “Tịch diệt là niềm vui lớn nhất của con người” (Tịch diệt nãi nhân sinh chi chí lạc/ 寂 灭 乃 人 生 之 至 乐). Ngay đến những hành giả cũng chất vấn Xá Lợi Phất rằng, Niết Bàn không còn cảm giác thì lấy đâu ra khoái lạc? Xá Lợi Phất đáp: “Không có cảm giác là khoái lạc lớn nhất”. Đúng là ý tại ngôn ngoại! Tư duy logic e rằng khó có thể nhận thức “chẳng phải là chính nó, chẳng phải là cái khác mà cũng chẳng là cả hai” (Kinh Lăng Già/ Sva- para-ubhaya-abhavat). Hà Thúc Minh. Bài kệ của Ni sư Diệu Nhân 39 Kinh Niết Bàn, quyển 14 chép: “Nếu hiểu được Tứ đế thì sẽ dứt được sinh tử” (Nhược năng kiến Tứ đế, tắc đắc đoạn sinh tử/ 若 能 见 四 谛 则 得 断 生 死). Trong Tập đế nói đến nguyên nhân sinh tử ở tam giới. Trong Diệt đế nói đến khổ về sinh tử vĩnh viễn không còn tồn tại. Trong Đạo đế nói đến con đường tu hành bao gồm giới, định, tuệ để chứng ngộ Niết Bàn. Trong quá trình kiến giải Tứ đế còn phải kiến giải 16 vấn đề, gọi là Thập lục hành tướng (mỗi đế có bốn tướng). Tứ tướng của Diệt đế gồm: diệt, tịnh, diệu, ly. Tứ tướng của Đạo đế gồm: đạo, như, hành, xuất. Ni sư Diệu Nhân nói đến “xuất” - “ly” là nói đến hai biểu hiện trong Diệt đế và Đạo đế3. Xuất nghĩa là vĩnh viễn siêu độ, ly nghĩa là hết sức bình thản. Tứ đế là Thanh văn thừa, một trong Tam thừa Phật pháp. Thập nhị nhân duyên là Duyên giác thừa. Nếu Tứ đế luận từ quả đến nhân, thì Thập nhị nhân duyên lại luận từ nhân đến quả. Lục độ tứ nhiếp pháp là Bồ tát thừa, không luận về nhân hay quả mà chú trọng đến thực hành, bắt đầu từ bố thí. Phật pháp ở ngoài và cũng ở trong bài kệ Thị tịch của Ni sư Diệu Nhân. Con người từ đâu sinh ra và về đâu sau khi chết? Đó là câu hỏi lớn, câu hỏi mà cho dù khoa học có phát triển đến đâu chăng nữa cũng chẳng có đáp án cuối cùng. Cho nên, sinh tử là vấn đề có lẽ được đặt ra từ thời kỳ đồ đá cũ và vẫn sẽ còn mãi với con người chừng nào con người còn tồn tại. Chẳng trách mười bốn câu hỏi, thường gọi là nan đề hay vô ký (Avyakrta) đã hành hạ vị Tỳ kheo trẻ tuổi trên bước đường tu tập. Long Thọ (Nagarjuna) chép mười bốn câu hỏi liên quan đến vấn đề sinh diệt, sinh tử trong Đại trí độ luận đại ý như sau: Thế giới này là: 1/ vĩnh hằng, 2/ không vĩnh hằng, 3/ vừa vĩnh hằng vừa không vĩnh hằng, 4/ không phải vĩnh hằng cũng không phải là không không vĩnh hằng. Thế giới này là: 5/ có giới hạn, 6/ không có giới hạn, 7/ vừa có giới hạn vừa không có giới hạn, 8/ không phải có giới hạn cũng không phải không giới hạn. Thể xác và tinh thần là: 9/ thống nhất, 10/ tách rời. 40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Như Lai sau khi chết: 11/ có còn gì không, 12/ không còn gì cả, 13/ vừa còn vừa không còn, 14/ không phải còn cũng không phải không còn. (大 智 度 论,十 四 难:世 界 及 我 常?世 界 及 我 无 常?世 界 及 我 亦 有 常 亦 无 常?世 界 及 我 亦 非 有 常 亦 非 无 常?世 界 及 我 有 边?无 边?亦 有 边 亦 无 边?亦 非 有 边 亦 非 无 边?死 后 有 神 去 后 世?无 神 去 后 世?亦 有 神 去 亦 无 神 去?死 后 亦 非 有 神 去 亦 非 无 神 去 后 世? 是 身 是 神?身 异 神 异?大 正 藏,卷 十 五). Có thể tóm lược mười bốn câu hỏi trên thành bốn câu hỏi: Vũ trụ có vĩnh hằng trong thời gian? Vũ trụ vô hạn hay hữu hạn trong không gian? Thân và tâm là một hay là hai? Sự sống được tiếp tục sau khi chết hay là kết thúc? Bốn câu hỏi trên có thể tóm lược thành câu hỏi cơ bản, đó là sinh diệt hay sinh tử. Con người từ đâu sinh ra và tại sao phải chết? Đó là chuyện của con người. Chuyện của con người lại không thể tách rời khỏi chuyện của Trời Đất. Bởi vì, con người đâu có sống ngoài Trời Đất. Cho nên, con người từ đâu mà ra lại liên quan đến Trời Đất, Vũ trụ này từ đâu mà ra. Con người là cây sậy nhỏ bé trước tự nhiên, vậy Vũ trụ như thế nào, vô hạn hay hữu hạn? Nếu như con người phải chết, vậy Vũ trụ có bị diệt vong hay vĩnh hằng? Nếu như Vũ trụ bị diệt vong, vậy sau khi bị diệt vong nó sẽ như thế nào, cũng như con người sau khi chết có còn gì nữa không? Con người sau khi chết, tâm không còn nhưng thân thì còn đó, vậy thân và tâm là một hay là hai? Đó là vấn đề của nhân loại, cho nên từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đã là con người thì bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng đều quan tâm. Phương Tây gọi sinh diệt là vấn đề thuộc về bản thể luận (Ontology): tồn tại hay không tồn tại? Lẽ nào khi quan tâm đến tồn tại hay không tồn tại lại có thể không ngó ngàng gì đến lẽ sinh tử của con người? Phương Tây quan tâm nhiều đến vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên, cho nên khi đề cập đến sinh diệt của vũ trụ không thể không đặt nó trong quan hệ sinh tử của con người. Platon gọi triết học là sự diễn tập về cái chết. Epicure muốn xóa bỏ nỗi sợ hãi của con người về cái chết, cho nên mới tách rời sống và chết: Khi ta còn sống thì ta đâu có chết, khi ta chết thì ta còn biết gì nữa đâu mà sợ. Séneque thừa nhận, chết là điều kiện của sống, v.v Hà Thúc Minh. Bài kệ của Ni sư Diệu Nhân 41 Phật giáo vào Việt Nam không muộn hơn thời Séneque ở Phương Tây. Đến thời Lý, Phật giáo Việt Nam đã có hơn một nghìn năm lịch sử. Nếu chỉ tính từ khi Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi xuất hiện (thế kỷ VI), thì Ni sư Diệu Nhân đã kế thừa Thiền pháp không dưới năm trăm năm. Bài kệ Thị tịch của Ni sư tuy bình thường, nhưng có thể nói là đã tập đại thành quan niệm về sinh tử của Phật giáo. Sinh, lão, bệnh, tử hay sinh tử của con người là thường nhiên. Sống chết là hiện tượng từ xưa đến nay luôn xảy ra như vậy. Nhưng do đâu mà có điều đó? Từ thời Đức Phật Thích Ca đã có quan niệm phổ biến cho rằng, mọi việc của con người đều do sự điều khiển của Đấng Sáng tạo hay Đấng Siêu nhiên nào đó. Tăng chi bộ, đệ nhất phẩm thuật về quan niệm ngoại đạo đó như sau: “Bất kỳ là ai sống trong khoái lạc hay đau khổ hoặc không khổ không lạc đều do Đấng Sáng tạo trên Trời định đoạt” (Nhất cá nhân vô luận kinh lịch khoái lạc, thống khổ hoặc bất khổ bất lạc, thử đẳng toàn thị thượng thiên đích tạo tác/ 一 个 人 无 论 经 历 快 乐,痛 苦 或 不 苦 不 乐,此 等 全 是 上 天 的 造 作). Nho giáo cũng cho rằng, sống chết có mệnh, giàu nghèo do Trời (Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên/ 死 生 有 命 富 贵 在 天)4. Phật Thích Ca phủ nhận Đấng Sáng thế (Issara, Isvara) chi phối nhân loại: “Nếu như có Đấng Chúa tể vạn năng chi phối mọi khổ lạc, thiện ác của chúng sinh thì có nghĩa là Đấng Chúa tể đó đầy cả tội lỗi”. Khi nói về sống chết, Ni sư Diệu Nhân không nói gì đến Đấng Siêu nhiên hay số mệnh nào cả. Như vậy, sống chết của con người có tính phổ biến (trong không gian, thời gian) và tính tất yếu. Đã có sinh thì phải có tử. Cuộc đời có hai cánh cửa, cửa vào và cửa ra, không ai vào mà không ra. Feuerbach cho rằng, chỉ có cái chết là công bằng nhất: “Cái chết là người cộng sản kiên quyết nhất. Nó bắt tất cả mọi người cho dù đó là ngài tỷ phú hay gã ăn xin, cho dù đó là vị hoàng đế hay kẻ vô sản đều bình đẳng như nhau”. Những bất công của xã hội sống thường chưa chịu buông tha cho xã hội chết. Nếu như có nơi nào đó mà “hương khói vắng tanh thế này” (Truyện Kiều), thì điều đó chỉ làm mủi lòng người sống chứ không thể làm đau lòng người chết. Chính vì người sống đau lòng cho người chết, cho nên thế gian không ai muốn chết, không ai không sợ cái chết, cho dù chưa ai biết chết là gì cả (Jiddu Krishnamurti, Sống và chết). 42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Krishnamurti (1895 - 1986) giải thích thêm: “Chúng ta sợ hãi là sợ hãi ý nghĩ về cái chết chứ không phải sợ hãi về cái chết thực sự. Bởi vì, chúng ta không hiểu gì về sự thực đó cả” (Sống và chết). Chẳng biết Đạo giáo có hiểu về sự thực đó hay muốn làm vừa lòng bách tính trong thiên hạ cho nên mới nghĩ ra cái gọi là trường sinh bất tử, nghĩa là chỉ muốn có đầu vào chứ không muốn có đầu ra. Ni sư Diệu Nhân không khuyến khích người ta làm cái chuyện “giải phược thiêm triền” như Đạo giáo. Cái chết là tự ngã chứ không do Thượng đế hay Đấng Siêu nhiên nào an bài cả. Cho nên, chẳng phải cầu cạnh ai cả, cho dù đó là Phật hay là Thiền cũng vậy thôi. Hơn nữa, pháp môn siêu việt, giải thoát khỏi sinh tử, chứng ngộ Niết Bàn (Niết Bàn và giải thoát là những từ đồng đẳng) không phải chủ yếu dựa vào tha lực, mà chính là phải tự lực. Phật tâm hay “Tự tính thanh tịnh Niết Bàn” đều bình đẳng đối với chúng sinh, cho nên giác ngộ là tự giác. Phật Thích Ca lúc lâm chung căn dặn Anan về tinh thần tự lực: “Cần phải dựa vào chính mình, cần phải dựa vào giáo lý, chứ đừng dựa vào những thứ khác” (Yếu tự y chỉ, pháp y chỉ, mạc dị y chỉ/ 要 自 依 止,法 依 止,莫 异 依 止,阿 含 经). Thomas Huxley (1825 - 1895) đánh giá rất cao Phật giáo về điều đó: “Phật giáo phủ định Thần trong quan niệm của Phương Tây, phủ định con người có hệ thống linh hồn, hệ thống linh hồn đó được tin là sống mãi không bao giờ chết. Phật giáo cho rằng, đó chỉ là luận điệu xằng bậy. Nếu ai tin rằng, con người sống mãi thì đó là một tội lỗi. Phật giáo phủ định tác dụng của cầu đảo, hiến tế. Phật giáo căn dặn mọi người rằng, giải thoát chỉ có thể dựa vào nỗ lực của chính bản thân”. (Evolution and Ethics). Ni sư Diệu Nhân đã quán triệt tinh thần tự y chỉ và pháp y chỉ một cách triệt để, không cầu Phật, cầu Thiền, cũng không cầu cả đến tâm hay tính. Không nói gì đến “tức Phật tức tâm” hay “kiến tính thành Phật”. Điều đó chứng tỏ quan niệm giải thoát của Ni sư không bị ảnh hưởng nhiều bởi Phật giáo Trung Quốc như sau này. Những câu kệ đơn giản nhưng sâu sắc, đủ để thể hiện quan niệm siêu việt sinh tử cơ bản của Phật giáo Thiền tông. Mọi người đều biết quan niệm siêu việt sinh tử của Đức Phật Thích Ca được thuyết giảng trong Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên và Lục độ Ba la mật đa (Sat-paramita). Ni sư Diệu Nhân chắc chắn đã liễu ngộ tinh thần của giáo lý uyên thâm này. Cái chết không có gì đáng sợ cả, không như phàm phu tục tử tham sống sợ chết. Hà Thúc Minh. Bài kệ của Ni sư Diệu Nhân 43 Theo Krishnamurti, thực ra sống và chết chỉ là thể thống nhất, chết không phải là ở nơi nào đó xa xôi mà chính ngay tại nhãn tiền. Krishnamurti không những không sợ chết mà còn tán dương nó nữa: “Nếu muốn hiểu về cái đẹp của cái chết cũng như bản chất phi phàm của nó, thì trước hết hãy vứt bỏ những gì lâu nay mình quá quen thuộc với nó. Hãy để cho những gì quen thuộc chết đi rồi hãy bắt đầu tìm hiểu cái chết. Bởi vì, lúc bấy giờ tâm của ta đã đổi mới, hoàn toàn mới mẻ, chẳng sợ hãi gì cả” (Sống và chết). Krishnamurti cho rằng, sống và chết là thể thống nhất. Nhưng ông chỉ nói đến cái đẹp và bản chất phi phàm của cái chết mà thôi. Vậy chẳng nhẽ sống lại không bằng chết sao? Krishnamurti không giải thích: làm thế nào để hiểu được cái chết mà chỉ nói đến điều kiện của nó là cần phải có cái tâm hoàn toàn mới. Có lẽ đó là điều kiện để nhận thức bất cứ cái gì ở trên đời chứ không phải chỉ có nhận thức về cái chết. Đương nhiên, nhận thức về cái chết lại càng cần có điều kiện đó. Thiền định (samadhi) là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Cứu cánh để nhận thức về cái chết là Tuệ (vijnana) ở Phật giáo Nguyên thủy hay Bát nhã (prajna), Bát nhã Ba la mật đa (prajnaparamita) ở Phật giáo Phát triển. Cho dù là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Phát triển chủ yếu là nhận thức tính không. Tính không ở Phật giáo Nguyên thủy thường thể hiện ở “không”, “vô thường”, “vô ngã”; còn ở Phật giáo Phát triển là “thực tướng”, “vô tướng”, “vô bất tướng”. Ni sư Diệu Nhân thuộc Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, hệ Bát nhã, chủ yếu dựa trên Kinh Tượng đầu tinh xá do chính Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch từ Sanskrit ra Hán văn. Trong Kinh Tượng đầu tinh xá giải thích về Bồ Đề (Bodhi), tức là về giác ngộ, thoát khỏi mọi ràng buộc, chứng ngộ Niết Bàn như sau: “Bồ Đề là từ dùng để chỉ trạng thái không chứ không phải là có. Nghĩa là vô thanh, vô sắc, vô thành, vô kiến, vô nhập, vô tri, vô khứ, vô dị. Pháp môn đó cũng có nghĩa là không bị trói buộc” (是 菩 提 者 但 有 空 名 而 无 实 相。无 声 无 色 无 成 无 见 无 入 无 知 无 去 无 异。如 是 等 法 亦 无 系 薄). “Không có âm thanh, không có tiếng vọng, không có văn chương, không có chữ viết, cũng không có lời nói. Như vậy gọi là Bồ Đề” (无 声 无 响 无 文 无 字 亦 无 言 说。如 是 知 者 是 名 菩 提). 44 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 “Bồ Đề vượt khỏi tam giới, siêu việt ngôn ngữ, xa rời văn tự, không trụ ở nơi nào cả” (夫 菩 提 者 超 出 三 界,越 于 言 说,离 诸 文 字,无 有 住 所). “Trụ ở vô chấp trước tức là trụ ở Bồ Đề” (住 无 执 着 是 住 菩 提). Ni sư Diệu Nhân quả đã lĩnh hội tinh thần vô chấp trước, vô ngôn ngữ trong Kinh Tượng đầu tinh xá. Vì vậy, câu cuối cùng trong bài kệ nên hiểu như thế nào cho đúng với ý chỉ của nó. Câu cuối cùng trong bài kệ, các văn bản chữ Hán đều ghi “Uổng khẩu vô ngôn”. Một số dịch giả cho rằng, có lẽ chữ “uổng” là do chữ “đỗ” bị chép nhầm. Có lẽ nên trả lại cho “châu về hợp phố”, vốn chữ “uổng” thì cứ đọc là “uổng” đâu cần phải chỉnh lại là “đỗ” làm gì. Không phải “uổng” đi với “khẩu” (uổng khẩu) mà là “uổng vô” và “khẩu ngôn”. Cũng giống như thành ngữ “uổng công vô ích”, nên hiểu là “uổng vô công ích”, nghĩa là chẳng được ích lợi gì. Ni sư Diệu Nhân trước hết phủ định sinh tử của con người là do siêu nhiên thần bí quyết định. Sinh tử chỉ là lẽ thường nhiên, không cần và cũng không thể cầu xuất ly. Thứ hai, Ni sư phủ định xu hướng xem nhẹ tự lực chạy theo tha lực, cho dù tha lực đó là thượng giới hay hạ giới. Cuối cùng, Ni sư phủ định tính vạn năng của ngôn ngữ, lý tính trong quá trình siêu việt sinh tử, chứng ngộ Niết Bàn. Nếu đọc là “đỗ” và dịch là ngậm miệng thì vô hình trung trở thành thừa. Ngậm miệng hay mím miệng càng tỏ ra khiên cưỡng, trái với tinh thần tự tại của thiền định. Hơn nữa, dù cho ngậm miệng hay mím miệng, nói hay không nói đi nữa cũng chẳng có tác dụng gì. Lĩnh hội sâu sắc tinh thần của Kinh Kim cương như Ni sư Diệu Nhân lẽ nào lại khuyên mọi người chấp trước vào hình danh, sắc tướng đó? Không phải chỉ có Ni sư Diệu Nhân và các thiền sư thời Lý - Trần, mà phàm đã là thiền sư thì không ai không quan tâm đến vấn đề sinh tử trọng đại của con người. Vậy mười bốn câu hỏi hóc búa (thập tứ vô ký) mà Man Đồng Tử nêu ra thực ra có giá trị gì không? Đúng là không có giá trị đối với tăng ni như Man Đồng Tử chẳng hạn, nhưng đối với nhân loại thì lại khác. Nhà triết học tập đại thành của triết học Phương Tây như Immanuel Kant (1724 - 1804) vẫn cứ loay hoay với những Antinomie không sao giải quyết nổi. Chẳng hạn như: 1/ Vũ trụ này là hữu hạn trong không gian và thời gian? Vũ trụ này là vô hạn trong không gian và thời gian? 2/ Tất cả mọi thứ đều giản đơn không thể chia cắt? Tất cả mọi thứ Hà Thúc Minh. Bài kệ của Ni sư Diệu Nhân 45 đều phức hợp có thể chia cắt? 3/ Tự do hiện diện trên thế giới? Không có tự do nào trên thế giới, tất cả đều là tất yếu? 4/ Có nguyên nhân đầu tiên trên thế giới hay không? Chẳng có nguyên nhân đầu tiên trên thế giới? Kant hoài nghi khả năng nhận thức của con người và cuối cùng là đánh dấu hỏi lớn: Con người là gì? Đó chẳng phải là những vấn đề vô ký sao? Tuy nhiên, nên nhớ rằng, khoa học công nghệ hiện đại của Phương Tây sở dĩ phát triển như ngày nay không phải là không có công lao của những câu hỏi vô ký đó. Vấn đề sinh tử mà Ni sư Diệu Nhân và các thiền sư thời Lý - Trần đặt ra cũng đâu phải là vô ký? Con người không phải chỉ có phần hiện hữu, mà còn có phần vô hiện hữu nữa. Chỉ biết phần hiện hữu mà không biết phần vô hiện hữu thì có khác gì chỉ biết bề nổi của tảng băng mà không hề biết gì đến bề chìm của tảng băng? Kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, quân sự, thời Lý - Trần phát triển rực rỡ lẽ nào lại không liên quan gì đến những lý giải về chiều sâu của con người. Một bài kệ bình thường nhưng giá trị lớn lao thay! Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, con người đạo đức - chính trị dần được thay bằng con người kinh tế - chính trị, con người hiện thực. Trọng lượng của con người thiên về phần hiện hữu hơn là về phần vô hiện hữu. Môi trường, hoàn cảnh sống áp đảo thế giới nội tâm. Từ thuở bé cắp sách đến trường để được nhồi nhét kiến thức, có nghĩa là tha lực càng ngày càng triệt tiêu tự lực. Càng học nhiều, tự lực của con người càng hướng về con số không. Số không ở đây là không tự chủ, không có đạo đức, bởi vì đạo đức bao giờ cũng đòi hỏi sự lựa chọn. Tạo hóa sinh ra thể xác của con người đã cài đặt thầy thuốc ở bên trong. Căn bệnh HIV của thế kỷ hoành hành bởi vì thầy thuốc miễn nhiễm đã ra đi. Cũng vậy, nếu tâm tính, chiều sâu trong tâm hồn hay tự lực của tinh thần bị tha lực triệt tiêu, thì hệ miễn nhiễm của tinh thần sẽ ra đi và nhường chỗ cho những gì ngược lại với giá trị nhân bản của con người. Con người là tiểu vũ trụ. Vũ trụ vô hạn đến đâu thì tiểu vũ trụ cũng vô hạn đến đấy. Vũ trụ bí ẩn đến đâu thì con người cũng bí ẩn đến đấy. Khoa học đã đem lại một nửa vinh quang cho con người, nhưng còn nửa bên kia thì nó cũng đành bất lực. Hai nhà khoa học hàng đầu của nhân loại là Bertrand Russell (1872 - 1970) và Albert Einstein (1879 - 1955) đều nhận ra điều đó và cho rằng chỉ có Phật giáo mới đảm nhiệm được sứ mệnh vinh quang này. 46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 Bertrand Russell cho rằng: “Bởi vì khoa học tự nó đã bị hạn chế, có những lĩnh vực không thể với tới được. Phật giáo đã thay thế (khoa học) khám phá lĩnh vực tâm linh của con người”. Còn theo Albert Einstein: “Nếu như cho rằng sẽ có một tôn giáo nào đó có thể thỏa mãn nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó chỉ có thể là Phật giáo mà thôi”5. Bài kệ bình thường của Ni sư Diệu Nhân từ thời Lý - Trần là bài ca về giá trị nhân sinh của dân tộc Việt Nam ở mọi thời đại./. CHÚ THÍCH: 1 Hồ Chí Minh (1998), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, (Bản Trung văn của Trương Niệm Thức, Nxb. Tam Liên, Thượng Hải, 1946), dẫn theo Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã hội: 185. 2 Xem Pháp hoa kinh, Tỷ dụ phẩm. 3 Xem thêm Trung A hàm kinh, Kiến kinh; Trung A hàm, Dụ tiễn kinh; Trường A hàm, Bố sất bà lâu kinh, Tham khảo bản dịch tiếng Anh (Wanderling): 1. Whether the world is eternal 2. or not eternal 3. Whether the World is finite 4. or infinite 5. Whether the soul and body are identical 6. or different 7. Whether the enlightned one exists after death 8. or does not exist after death 9. or both exists and does not exists after death 10. or neither exists nor does not exist after death. (The Buddha’s Ten Indeterminate Questions) 4 Có ý kiến cho rằng, mệnh không phải là siêu nhiên, mà chỉ có tính tất yếu (necessitarianism) mà thôi. 5 Dẫn theo Lâm Tích, Tây Phương trí thức đàm Phật giáo. Abstract NUN DIỆU NHÂN’S VERSE ON LIFE AND DEATH Through the verse “Thị tịch” of nun Diệu Nhân (1042 - 1113), who was the first Zen nun of the 17th generation of Vinitaruci, the article referred to the life and death perception - a matter of utmost significance of humans has been discussed by Buddhism and other religions, as well as the East and the West thinkers. Basing on it, the article asserted that nun Diệu Nhân’s verve, which was simple but profound, were enough to express the transcendental conception of life and death in Buddhist Zen; the song about the human value of the Vietnamese people at all times. Key words: Nun Diệu Nhân,Vinitaruci, “Thị tịch”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25213_84442_1_pb_4684.pdf