Nghiên cứu tôn giáo - Bàn thêm về ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại

Trước đây, trong một thời gian dài, chúng ta coi tôn giáo là tàn dư của xã hội cũ, là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người. Tôn giáo bị xem như đối lập với chủ nghĩa xã hội, với khoa học kỹ thuật hiện đại và cần phải loại bỏ. Tuy vậy, từ Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định khách quan, khoa học hơn về tôn giáo, xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, có một số giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích của nhân dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới, do vậy cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Khi thừa nhận tính hai mặt của tôn giáo, việc ứng xử với tôn giáo hợp lý hơn là chỉ ra những giá trị có thể kế thừa và khắc phục những hạn chế mà mỗi tôn giáo có thể mang lại cho con người, xã hội loài người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Nhận diện đúng vai trò của tôn giáo nói chung, đạo đức tôn giáo nói riêng nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay là một nhu cầu, đơn đặt hàng của xã hội đối với hoạt động nghiên cứu. Không những thế, tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của đạo đức tôn giáo còn có ý nghĩa trong việc tìm kiếm sự tương đồng giữa các lực lượng nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

pdf7 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Bàn thêm về ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 HỒ TẤN SÁNG* BÀN THÊM VỀ ỨNG XỬ VỚI TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Tóm tắt: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại từ lâu trong đời sống nhân loại. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, các loại hình tôn giáo đang tồn tại có một lịch sử không ít thăng trầm. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể nhận thấy, mọi nhận thức giản đơn về tôn giáo, mọi ý định chủ quan muốn nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo trên thực tế đều có kết cục không như ý, nếu không muốn nói là thất bại. Bài viết là sự thể hiện cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Đạo đức, nhận thức, ứng xử, tôn giáo, xã hội, Việt Nam. 1. Cách tiếp cận dung hợp về tôn giáo và đạo đức tôn giáo Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, người ta đang nói nhiều đến việc cần có cách nhìn cụ thể hơn, hợp lý hơn, nhân văn hơn, biết kế thừa và chọn lọc các giá trị hay phản giá trị trong mỗi tôn giáo. Có thể xem đây là cách tiếp cận tạo nên sự dung hợp giữa các nền văn hóa, văn minh - sản phẩm do các cộng đồng người sáng tạo trong quá trình thể hiện năng lực bản chất người; cũng là cách thức để con người và các cộng đồng người thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ cái mới, cái đẹp. Đồng tình với quan điểm này, góp phần cổ xúy cho cách ứng xử với tôn giáo và đạo đức tôn giáo một cách thỏa đáng, phải chăng cần tiếp cận vấn đề đạo đức tôn giáo theo hướng sau đây: Tôn giáo được hiểu là niềm tin của một cộng đồng người vào siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức (thường có tư cách pháp nhân, cùng thực hiện các hoạt động thờ phụng, sinh hoạt liên quan đến niềm tin tôn giáo đó). Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. * PGS.TS., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III, Đà Nẵng. Hồ Tấn Sáng. Bàn thêm về ứng xử 15 15 Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống của con người, còn thiêng liêng là siêu nhiên, thần thánh. Con người sống nơi trần tục sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái cái thiêng là cơ sở của đời sống tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có thể xem tôn giáo là hệ thống những câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Theo nghĩa này, tôn giáo dường như có hình bóng đâu đó khi lý giải những vấn đề cơ bản của triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay khá nhiều và được thể hiện trong nhiều loại hình thức tùy thuộc những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Nhưng ngày nay, trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo và thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân loại. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau, về vai trò của tôn giáo. Tuy vậy, các trường phái lý luận về tôn giáo hiện nay đều nhận thấy tính hai mặt của tôn giáo. Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo được xem là phổ giá trị phản ánh niềm tin của con người, có khi đóng vai trò tích cực, có khi trở thành nhân tố cản trở sự phát triển. Tính hai mặt của tôn giáo có thể cắt nghĩa theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, hiện nay phương pháp có thể tạo nên sự thuyết phục hơn vẫn là cắt nghĩa vấn đề từ phương diện chức năng và rối loạn chức năng của tôn giáo. Theo đó, sự thống nhất trong mâu thuẫn của tôn giáo có thể được lý giải ở các chiều cạnh sau: - Nhờ những giá trị, chuẩn mực được các nhóm người thừa nhận, thực hành mà tôn giáo góp phần hình thành nên những cộng đồng luân lý khác nhau. Tất nhiên, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng liên kết xã hội. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, những lợi ích khác cũng là chất keo gắn kết thành viên của một xã hội. Tuy vậy, có khi tôn giáo là nhân tố gây nên sự căng thẳng, thậm chí xung đột, giữa các nhóm người hoặc giữa các quốc gia. Trong lịch sử cũng như hiện tại có thể thấy những trường hợp điển hình về điều mà S. Huntington gọi là sự va chạm giữa các nền văn minh. - Trong lý luận của Karl Marx và những người theo trường phái xã hội học xung đột, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến 16 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 16 khích người bị áp bức quan tâm ở thế giới khác, thay vì phải đổi thay, xóa bỏ sự đói nghèo hay sự bóc lột đang hiện diện. Tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó, cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo, thánh thần để thực hiện quyền kiểm soát xã hội. Có lẽ vì thế câu nói nổi tiếng của Karl Marx: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”1 rất hay được viện dẫn. Từ những nghiên cứu của Max Weber về hệ phái Calvin của Tin Lành đưa người ta đến kết luận: tôn giáo có tác dụng thúc đẩy xã hội. Theo đó, cải cách của Tin Lành đã dẫn đến việc duy lý hóa xã hội. Thay vì chấp nhận số mệnh và hướng về đời sống sau khi chết theo truyền thống, con người phải đạt tới cuộc sống thịnh vượng, phải phấn đấu thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch định của Thiên Chúa. Weber cho rằng, chính vì thế, chủ nghĩa tư bản hình thành vững chắc ở những nơi mà hệ phái Calvin phát triển mạnh. Thậm chí, ông còn gọi tinh thần của tôn giáo này là cốt tủy của chủ nghĩa tư bản2. - Dù ít hay nhiều, trong cuộc sống, con người phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật, cái chết của người thân và cái chết của bản thân. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người giảm bớt tuyệt vọng. Mặc dù có thể đó chỉ là sự đền bù hư ảo, nhưng không thể phủ nhận một số tôn giáo đã cung cấp cho con người những biện pháp như cầu nguyện, cúng bái thần linh với niềm tin những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình. Ở góc độ khác, tôn giáo cho con người một cứu cánh trong bất hạnh, coi bất hạnh là ý của đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy mà con người không nhận thức được. Vì thế, tôn giáo dường như đã tạo ra phương tiện để giải quyết lẽ tồn vong của kiếp người mà không phải lý lẽ cao siêu nào cũng có thể đưa ra lời giải đáp thấu triệt. 2. Một số gợi ý về cách ứng xử với đạo đức tôn giáo ở nước ta hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội, sự đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang diễn ra trên hàng loạt những vấn đề cơ bản, trong đó có sự đổi mới nhận thức về tôn giáo và cách ứng xử với tôn giáo. Hồ Tấn Sáng. Bàn thêm về ứng xử 17 17 Trước đây, trong một thời gian dài, chúng ta coi tôn giáo là tàn dư của xã hội cũ, là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người. Tôn giáo bị xem như đối lập với chủ nghĩa xã hội, với khoa học kỹ thuật hiện đại và cần phải loại bỏ. Tuy vậy, từ Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định khách quan, khoa học hơn về tôn giáo, xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, có một số giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích của nhân dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới, do vậy cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Khi thừa nhận tính hai mặt của tôn giáo, việc ứng xử với tôn giáo hợp lý hơn là chỉ ra những giá trị có thể kế thừa và khắc phục những hạn chế mà mỗi tôn giáo có thể mang lại cho con người, xã hội loài người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Nhận diện đúng vai trò của tôn giáo nói chung, đạo đức tôn giáo nói riêng nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay là một nhu cầu, đơn đặt hàng của xã hội đối với hoạt động nghiên cứu. Không những thế, tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của đạo đức tôn giáo còn có ý nghĩa trong việc tìm kiếm sự tương đồng giữa các lực lượng nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đi sâu tìm hiểu đạo đức tôn giáo, như đã đề cập, hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, đạo đức tôn giáo không chứa đựng những yếu tố tích cực, mà đối lập với đạo đức trần thế, không thể áp dụng vào đời sống hiện thực. Quan điểm khác cho rằng, tôn giáo không có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại, mỗi tôn giáo có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Trong tình hình đó, với phương pháp tiếp cận dung hợp, để kiến giải đạo đức tôn giáo và vai trò của đạo đức tôn giáo đối với đời sống xã hội, phải chăng cần quan tâm đến các vấn đề có tính phương pháp luận sau: Khi chỉ ra nguyên lý về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời chỉ ra rằng, bản thân đời sống ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối của nó. Trong quá trình phát triển, các hình thái ý thức xã hội có sự giao lưu, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, ý thức tôn giáo không bao giờ tồn tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác như đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, 18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 18 pháp luật,... Giữa chúng có sự liên hệ, thâm nhập, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội. Trong ý thức tôn giáo không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa,... Trong điều kiện xã hội có giai cấp, nó còn có cả những yếu tố chính trị, đảng phái nữa. Tôn giáo không thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trong lịch sử các dân tộc khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó chỉ bao gồm những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực. Chính J. Nehru đã viết: “Rõ ràng là tôn giáo đã đáp ứng một nhu cầu trong tính chất con người và đa số người trên thế giới đều không thể không có một dạng niềm tin nào đó... Tôn giáo đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người, mà dù một số chuẩn mực ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai hại, nhưng những chuẩn mực khác vẫn còn là cơ sở cho tinh thần và đạo đức”3. Như vậy, có thể nói, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình thái ý thức tôn giáo và hình thái ý thức đạo đức luôn có quan hệ tương tác, đan xen và thâm nhập lẫn nhau. Sự tác động biện chứng đó lại diễn ra trong tính quy định của điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội. Vì vậy, bản thân tôn giáo chứa đựng những nội dung đạo đức là điều có thể hiểu được. Với tư cách những thành tố tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội, tôn giáo và đạo đức phản ánh tồn tại xã hội theo các cách khác nhau. Tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người, trong đó, cái hiện thực bị biến dạng, cái tự nhiên trở thành cái siêu nhiên. Còn với tư cách là các giá trị đạo đức, tôn giáo phản ánh các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là những mối quan hệ hiện thực. Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên (Thượng Đế, Chúa Trời, Thần Thánh) và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại như hiếu thảo, trung thực, nhân ái, hướng thiện, tránh ác, Những chuẩn mực này, nếu lược bỏ màu sắc mang tính tôn giáo sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội. Hồ Tấn Sáng. Bàn thêm về ứng xử 19 19 Có thể vì những lẽ trên mà Bertrand Russell cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo hội. Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định4. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung đạo đức trở thành bộ phận cấu thành của tôn giáo. Phải nói rằng, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị nhân văn. Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Do vậy, có thể khẳng định, trong hệ thống giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo. Đó là những giá trị mà nhân loại tiến bộ nói chung và mỗi cá nhân nói riêng cần và có thể nhận thức, thực hành trong đời sống hằng ngày để giảm thiểu những hành vi phi đạo đức, thậm chí là vô đạo đức./. CHÚ THÍCH: 1 C. Mác - Ph. Ăng ghen, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993: 570. 2 Xem: Lịch sử xã hội học tư sản thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Matxcơva, 1979 (bản tiếng Nga). 3 Dẫn theo: Đặng Thị Lan, Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội, 4 Xem: Bertrand Russell (1997), Religion and Science, Oxford University Press, New York. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bertrand Russell (1997), Religion and Science, Oxford University Press, New York. 2. C. Mác - Ph. Ăng ghen, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đặng Thị Lan, Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội, 4. Lịch sử xã hội học tư sản thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Matxcơva, 1979 (bản tiếng Nga). 5. Nguyễn Đình Tấn (2005), Một số lý thuyết xã hội học cơ bản trong lịch sử: đặc điểm và địa vị của xã hội học trong xã hội hiện đại, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội. 6. Vũ Mạnh Toàn, Quan niệm của Bertrand Russell về tôn giáo, 7. Nguyễn Quốc Tuấn (2010), “Một số vấn đề về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo”, trong: Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 20 Abstract FURTHER DISCUSSION ON BEHAVIOUR TOWARDS RELIGIONS AND RELIGIOUS MORALITY IN THE SOCIAL LIFE OF VIETNAM CONTEMPORARY Religion was a social phenomenon that appeared and existed in human life for a long time ago. As a social phenomenon, all types of religions are existing which have their vicissitudes history. However, at present, we can realize that every simple perception, subjective intent would like to eliminate religions which leads to the failure. This article indicated the approach to religions and religious morality in Vietnam at present. Key words: Behaviour, morality, perception, religion, society, Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf25304_84805_1_pb_7709.pdf