Nghiên cứu về thực trạng tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát

MỤC LỤC Mục Lục Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT 4 I. Tình hình và đặc điểm của tổ chức 4 II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 9 PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT 11 I. Mô tả về cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 12 II. Mô tả về hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 13 III. Mô tả về kho tàng và phương tiện vận chuyển của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 16 PHẦN III: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY – NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NHÓM 17 I. Ưu điểm 17 II. Tồn tại 18 III. Giải pháp 19 KẾT LUẬN 20 *** Nhận xét của giảng viên hướng dẫn 21 LỜI MỞ ĐẦU Đối với một doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, là cơ sở để tạo nên thành phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất hợp lý ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định xây dựng tổ chức sản xuất đúng rất cần thiết cho quá trình sản xuất và là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hình thành được một cơ cấu, loại hình, phương thức phù hợp với công ty để tránh tình trạng thời gian nhàn rỗi nhiều hoặc gián đoạn cho quá trình sản xuất. Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát là một công ty lớn trong ngành in Việt Nam, từ khi thành lập đến nay công ty luôn là nhà cung cấp được sự tin cậy của Nhà xuất bản giáo dục. Để có được sự tin cậy đó là nhờ công ty có cách tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, nhịp nhàng và đều đặn. Cũng chính vì vậy mà lợi nhuận của công ty cao hơn so với các công ty in khác trên thị trường. Đó chính là lý do mà nhóm chọn Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát để nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thực trạng tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát”, nhóm đã gặp không ít khó khăn, trở ngại về việc tìm tài liệu tham khảo và tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, được sự tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến của Thầy Hồ Nguyên Khoa trong quá trình thực hiện, nhóm đã hoàn thành tốt đề tài theo đúng thời gian đề ra. Nhóm xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình trước sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Thầy. Xin chân thành cảm ơn Giáo trình môn học Quản trị hoạt động sản xuất của Thầy Nguyễn Hữu Tuân và tài liệu do phòng Kỹ thuật chế bản vật tư cung cấp để nhóm thực hiện đề tài tốt nhất. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vậy rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của Thầy, các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

doc21 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về thực trạng tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục Lục Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT 4 I. Tình hình và đặc điểm của tổ chức 4 II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 9 PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT 11 I. Mô tả về cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 12 II. Mô tả về hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 13 III. Mô tả về kho tàng và phương tiện vận chuyển của Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát 16 PHẦN III: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY – NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NHÓM 17 I. Ưu điểm 17 II. Tồn tại 18 III. Giải pháp 19 KẾT LUẬN 20 *** Nhận xét của giảng viên hướng dẫn 21 LỜI MỞ ĐẦU Đối với một doanh nghiệp sản xuất, tổ chức sản xuất luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, là cơ sở để tạo nên thành phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất hợp lý ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định xây dựng tổ chức sản xuất đúng rất cần thiết cho quá trình sản xuất và là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hình thành được một cơ cấu, loại hình, phương thức … phù hợp với công ty để tránh tình trạng thời gian nhàn rỗi nhiều hoặc gián đoạn cho quá trình sản xuất. Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát là một công ty lớn trong ngành in Việt Nam, từ khi thành lập đến nay công ty luôn là nhà cung cấp được sự tin cậy của Nhà xuất bản giáo dục. Để có được sự tin cậy đó là nhờ công ty có cách tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, nhịp nhàng và đều đặn. Cũng chính vì vậy mà lợi nhuận của công ty cao hơn so với các công ty in khác trên thị trường. Đó chính là lý do mà nhóm chọn Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát để nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thực trạng tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát”, nhóm đã gặp không ít khó khăn, trở ngại về việc tìm tài liệu tham khảo và tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, được sự tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến của Thầy Hồ Nguyên Khoa trong quá trình thực hiện, nhóm đã hoàn thành tốt đề tài theo đúng thời gian đề ra. Nhóm xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình trước sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Thầy. Xin chân thành cảm ơn Giáo trình môn học Quản trị hoạt động sản xuất của Thầy Nguyễn Hữu Tuân và tài liệu do phòng Kỹ thuật chế bản vật tư cung cấp để nhóm thực hiện đề tài tốt nhất. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vậy rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của Thầy, các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 30 tháng 05 năm 2010 Nhóm thực hiện H2N1 Nguyễn Huỳnh Khánh Phương Trần Thị Bích Thuận Lê Đình Trung PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT I. Tình hình và đặc điểm của tổ chức . 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần In Sách Giáo khoa Hòa Phát, tiền thân là Xí nghiệp In Sách Giáo khoa Hòa Phát thuộc Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập từ tháng 4/1996. Ngày 30/12/2003 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 7975/QĐ-BDG&ĐT-TCCB phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Xí nghiệp In Sách Giáo khoa Hòa Phát thuộc Nhà xuất bản Giáo dục thành Công ty cổ phần. Công ty chính thức chuyển thành Công ty cổ phần từ ngày 12/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000201 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/01/2004. 2. Giới thiệu về công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT Tên tiếng Anh: HOAPHAT TEXTBOOK PRINTING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HPTPC Logo Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng) Trụ sở chính: 157 Tôn Đức Thắng - Tp. Đà Nẵng Điện thoại : 0511. 680057 Fax : 0511. 841258 3. Ngành nghề kinh doanh Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000201 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/01/2004, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - In sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tập san, nhãn, biểu, sản phẩm bao bì các giấy tờ quản lý kinh tế xã hội; - Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm: Giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và các loại văn phòng phẩm; - Nhập khẩu vật tư thiết bị kỹ thuật in phục vụ sản xuất, kinh doanh; Kinh doanh vật tư thiết bị ngành in. 4. Cơ cấu tổ chức . Công ty cổ phần In Sách Giáo khoa Hòa Phát được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và theo Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau: Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có trách nhiệm thảo luận và phê duyệt các chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn về phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hội đồng quản trị: 05 thành viên HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ban kiểm soát: 03 thành viên . Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Bộ máy tổ chức điều hành: Giám đốc Công ty, 01 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các Trưởng phòng chức năng: - Các Phòng ban chuyên môn giúp viêc: Phòng Tổ chức - Hành chính: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành và thực hiện công tác tổ chức, nhân sự, quản trị, hành chính doanh nghiệp. Phòng Kỹ thuật - Chế bản - Vật tư: + Thực hiện các chủ trương của Ban Giám đốc trong lĩnh vực Sản xuất - Kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty. + Chỉ đạo và quản lý về mặt kỹ thuật ở tất cả các công đoạn theo quy trình sản xuất (Chế bản, In, Thành phẩm). + Tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất, quản lý lao động, định mức kỹ thuật, đơn giá tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất toàn Công ty. + Điều độ kế hoạch sản xuất trong công ty. + Xây dựng kế hoạch vật tư, cung cấp vật tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Kế toán - Tài vụ: + Giúp Giám đốc theo dõi việc thực hiện các hoạt động kinh tế - tài chính của Công ty. Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. + Quản lý hoạt động tài chính của Công ty . Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước và Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty . Phòng Kinh doanh: + Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng ngoài sách giáo khoa. Các Phân xưởng, tổ sản xuất: Phân xưởng cắt - rọc – kho. Phân xưởng in offset. Phân xưởng thành phẩm. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng TỔ CHỨC hành chính Phòng KẾ TOÁN TÀI VỤ Phòng KỸ THUẬT CHẾ BẢN VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG CẮT RỌC KHO PHÂN XƯỞNG IN OFFSET PHÂN XƯỞNG THÀNH PHẨM Phòng KINH DOANH II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty . 1. Sản phẩm, dịch vụ chính của công ty . Công ty cổ phần In Sách Giáo Khoa Hòa Phát được chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ năm 2004, là một trong những công ty con của Nhà Xuất bản Giáo dục hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực như in sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tập san, nhãn, biểu, sản phẩm bao bì và các giấy tờ quản lý kinh tế xã hội; sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm như giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và các loại văn phòng phẩm khác. Trong đó lĩnh vực chủ yếu in sách giáo khoa, khách hàng chính của công ty là NXBGD với doanh số thực hiện bình quân hàng năm, chiếm khoảng 90% trong tổng doanh thu. Hoạt động cắt rọc của công ty hàng năm cũng mang lại phần doanh thu chiếm hơn 2% trong tổng doanh thu. Ngoài ra các hoạt động in sách khác như sách tham khảo, sách thực hành, các loại sách mang tính chất kinh tế - xã hội, tem nhãn, biểu mẫu, giấy tờ ... chiếm 8% trong tổng doanh thu. Thị trường tiêu thụ chính cho các sản phẩm này chủ yếu tập trung ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Miền Trung. Để thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng kỹ thuật trong việc in SGK công ty tiếp tục đổi mới kỹ thuật công nghệ, vừa in SGK có chất lượng tốt vừa tăng khả năng cạnh tranh nhận in thêm hàng cao cấp tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, Công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị in và sau in hiện đại, qui trình khép kín, năng suất cao. Hiện công ty có 2 máy in offset tờ rời 4 màu khổ 72 x 102 cm của Nhật, 1 máy in 2 màu đảo trang khổ 72 x 102cm của Nhật, 1 máy in 1 màu đảo trở khổ 72 102 của, máy in 2 màu Heidelberg của Đức và nhiều máy in khác. Hệ thống máy hoàn thiện sau in cũng được trang bị đầy đủ như máy vạch, máy khâu, máy bắt tay sách, máy đóng xén, máy vô bìa, máy xén thành phẩm... Hàng năm Công ty in gần 10 triệu bản sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu sách giáo khoa theo kế hoạch của Nhà Xuất bản Giáo dục tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên với sản lượng trang in thành phẩm qui theo khổ chuẩn 14,3 x 20,3 gần 1,2 tỉ trang in với hệ số màu là 2,5. Với hệ thống máy in được trang bị tại Công ty như hiện nay thì năng lực in hàng năm từ 1,8 đến 2 tỉ trang in thành phẩm, tức là từ 5,4 - 6 tỉ trang in công nghiệp tương đương với hệ số màu là 3,0. Hệ số màu càng cao chứng tỏ khả năng in sách màu, hàng nhiều màu của công ty lớn. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA HÒA PHÁT Mô tả về cơ cấu sản xuất của Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát là một công ty in sách hàng đầu của Việt Nam, lợi nhuận hàng năm của công ty cao hơn nhiều so với các công ty cùng cạnh tranh khác. Có được lợi nhuận cao như vậy là do công ty có cách bố trí một hệ thống sản xuất phù hợp với những máy móc thiết bị công nghệ cao làm tăng năng suất. Các đơn vị in trong hệ thống NXBGD Vốn Điều lệ Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Công ty cổ phần in SGK tại Hà Nội 16 50,15 2,63 50,23 2.14 Công ty cổ phần in Diên Hồng 13.4 32.57 1.12 29.92 0.89 Công ty cổ phần in SGK tại Tp HCM 12.2 27.38 1.58 30.27 2.08 Công ty cổ phần in SGK Hòa Phát 12.2 29.33 3.25 28.48 2.41 ĐVT: Tỷ đồng Công ty sử dụng cơ cấu sản xuất Xí nghiệp à Phân xưởng àTổ sản xuất. Công ty có 3 phân xưởng chính với nhiệm vụ được phân cấp rõ ràng là: - Phân xưởng in Offset: + Là bộ phận trực tiếp sản xuất của Công ty, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, chịu sự chỉ đạo và quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ sản xuất của Phòng Kỹ thuật - Chế bản - Vật tư. + Tổ chức sản xuất in. In theo Lệnh sản xuất và điều độ từ Kỹ thuật - Chế bản - Vật tư. + Tổ chức thực hiện công đoạn in trong qui trình in ấn. Phân xưởng Hoàn thiện sản phẩm: + Là bộ phận trực tiếp sản xuất của Công ty, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất. Và chịu sự chỉ đạo, quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ sản xuất của Phòng Kỹ thuật - Chế bản - Vật tư. + Tổ chức sản xuất các công đoạn sau in cho đến hoàn chỉnh sản phẩm để xuất xưởng, nhập kho Phân xưởng Cắt rọc – Kho giấy: + Tổ chức cắt rọc giấy cuộn thành giấy ram theo đúng quy cách, chủng loại. Mô tả về hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát Sau khi nghiên cứu thực tế tại công ty, nhóm nhận thấy rằng hệ thống in sách giáo khoa của công ty trong đó các máy móc, thiết bị, các nơi làm việc được thiết đặt dựa trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để biến các đầu vào thành các sản phẩm nhất định. Ví dụ: đầu vào: Giấy à Bản in à Bản in khô à Đóng ghim à ... à Sách (đầu ra). Công ty sử dụng hệ thống sản xuất liên tục, điều này giúp cho các bước công việc và máy móc cơ bản được thiết lập khá ổn định khi chuyển chế tạo từ Giấy sang in Thành phẩm sách giáo khoa. Với hệ thống này, dòng dịch chuyển của sản phẩm sẽ được liên tục, không bị ngắt đoạn, giúp rút ngắn thời gian. Vì sản phẩm mà công ty sản xuất có khối lượng rất lớn nên dây chuyền được lặp lại được quan tâm cao, nó tạo sự nhịp nhàng, liên tiếp. Chính nhờ dây chuyền này mà công ty có thể đáp ứng cho thị trường một lượng lớn sách giáo khoa hằng năm đạt tiêu chuẩn và kịp thời điểm khai giảng sắp đến. Nhóm xin sơ lược về dây chuyền in sách giáo khoa tại công ty bằng sơ đồ Giant chi tiết: Sơ đồ Gantt về dây chuyền in sách giáo khoa: NGUYÊN VẬT LIỆU IN SÁCH PHƠI BẢN IN ĐÓNG GHIM GẤP SÁCH CẮT - XÉN KHÂU CHỈ VÔ BÌA THÀNH PHẨM ĐÓNG THÙNG Công ty sử dụng 45 máy móc thiết bị sản xuất và 5 máy móc thiết bị động lực hỗ trợ cho quá trình in sách giáo khoa và các thiết bị khác. Trong những năm gần đây công ty liên tục đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nhằm tăng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. MÃ TSCĐ TÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SỐ LƯỢNG NĂM BẮT ĐẦU SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC 2110002 Trạm biến áp Hoà Phát (mới) 1 12/2002 2110005 Hệ thống điện xưởng in 1 1996 2110007 Hệ thống điện Công ty 1 1997 2110008 Ổn áp LiOA của máy HEI 1 10/00 2110010 Tụ bù 1 08/97 MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG TÁC 2110015 Máy vi tính Phó Giám đốc 1 12/98 2110082 Máy tính HP DX7300MT 1 04/07 2110076 Máy vi tính xách tay ACER 1 12/05 2110016 Máy vi tính có CDROM (mạng) 1 05/02 2110088 Máy photocopy TOSHIBA E166 1 09/2008 2110052 Bộ bàn ghế phòng Giám đốc 1 05/01 2110019 Máy in 4 mau Lithron L444 1 10/02 2110020 Máy in 2 màu HEIDELBEGS 1 12/00 2110021 Máy in Offset 1 màu Royall 41 1 1996 2110022 Máy in Offset 2 màu L226 1 1996 2110023 Máy in Offset 1 màu L25C 1 1996 2110025 Máy in Offset 1 màu L37S 1 1996 2110026 Máy in Offset 1 màu L37T 1 1996 2110028 Máy phơi bản điện tử 1 03/01 2110029 Máy phơi bản in 1 1996 2110037 Máy đóng ghim 2 1996 2110039 Máy gấp sách 3 vạch 1 1996 2110040 Máy gấp 4 vạch Đài Loan 1 1997 2110042 Máy cắt Sugiyama 132 1 1996 2110043 Máy xén 3 mặt 1 1996 2110044 Máy khâu chỉ bán tự động 2 1996 2110045 Máy khâu chỉ Trung Quốc 1 10/1997 2110046 Máy khâu chỉ cũ 1 01/2001 2110048 Máy vô bìa hồ nóng Đài Loan 1 1997 2110049 Máy vô bìa hồ nóng PBM Nhật 1 07/1998 2110050 Máy cắt rọc 2 1996 2110054 Máy gấp 4 vạch 1 03/2003 2110055 Máy khâu chỉ đặt tay 1 03/2003 2110072 Máy bắt tay sách 10 đầu 1 05/2004 2110074 Máy in Lithrone L440 1 11/2004 2110075 Máy xén XQZKR5 1 11/2004 2110078 Máy in 2 màu MITSUBISHI 1 07/2006 2110079 Máy khâu chỉ tự động MINAMI F-420 1 12/2006 2110080 Máy đóng ghim 2 đầu 1 12/2006 2110084 Máy in 1/1 MAN ROLAND 1 12/2007 2110083 Máy cắt 3 mặt Muller Martini 1 08/2007 2110085 Máy gấp giấy KYUNG IL 1 02/2008 2110087 Máy gấp vạch JSL Đài Loan 1 09/2008 2110086 Máy cán màng 1 07/2008 2110090 Máy nung bản in - KL 1150 1 11/2009 2110091 Máy hiện bản in - CBQK 1030 1 11/2009 2110077 Máy gấp 4 vạch Nhật 1 02/2006 Để tạo ra sản phẩm với số lượng lớn thì các doanh nghiệp luôn cố gắng hết sức để có thể bố trí được một hệ thống sản xuất hợp lý nhất điều đó đồng nghĩa với việc giảm thời gian nhàn rỗi đến mức thấp nhất. So với các công ty in sách giáo khoa khác thì công ty Hòa Phát đã biết cách hợp lý hóa dây chuyền sản xuất nhờ đó mà công ty đã tạo được hiệu quả sản xuất với năng suất cao, chiếm lĩnh được thị trường sách giáo khoa ở Việt Nam. Mô tả về kho tàng và phương tiện vận chuyển của Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát Kho tàng: Công ty bố trí một nhà kho rộng khoảng 700 m2 phía bên trái của phân xưởng sản xuất chính. Nhà kho chủ yếu để chứa sản phẩm chờ đúng thời điểm rồi giao cho khách hàng (Nhà xuất bản giáo dục). Khoảng cách từ nơi sản xuất đến kho là khoảng 50m, khoảng cách này dễ dàng để vận chuyển sản phẩm từ phân xưởng vào kho. Đặc biệt, nhà kho nằm cùng trong phân xưởng lớn nên sản phẩm được bảo đảm, không bị hư hỏng do thời tiết. Phương tiện vận chuyển: Công ty có một xe nâng giấy FG25-53512 để chuyển giấy từ từng phân xưởng vào kho, loại xe này có tải trọng khoảng 2,5 tấn. Với tải trọng lớn như vậy nên công ty chỉ cần dùng một chiếc mà việc vận chuyển vẫn nhanh và hiệu quả. MÃ TSCĐ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI SỐ LƯỢNG NĂM BẮT ĐẦU SỬ DỤNG 2110059 Xe nâng giấy 1 12/2002 2110060 Xe MISUBISHI JOLIE 1 05/2002 Hiện nay công ty không có xe tải loại nhẹ để vận chuyển hàng. Hầu như công ty phải thuê xe ngoài đến vận chuyển hàng đến các nhà sách trong thành phố. PHẦN III: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY – NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NHÓM Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường in sách giáo khoa trong nước. Cùng với sự phát triển của Công ty, hoạt động quản trị Công ty nói chung và hoạt động quản trị sản xuất nói riêng không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh cũng như những điều kiện mới trong môi trường kinh doanh hội nhập. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát, nhóm nhận thấy vấn đề tổ chức sản xuất tại Công ty có được những ưu điểm và tồn tại sau: Ưu điểm: Công ty bố trí phân xưởng sản xuất hợp lý và thuận tiện khi trao đổi sản phẩm cho nhau. Điều đó giúp cho dòng dịch chuyển của vật liệu tương đối liên tục. Mỗi phân xưởng có 3 tổ sản xuất nên việc bố trí phân xưởng hợp lý còn giúp phân công công việc cho từng tổ và từng công nhân được dễ dàng. Quản lý có thể dễ dàng kiểm soát được các công việc đang tiến hành trong phân xưởng. Sản phẩm của công ty là sản phẩm tiêu chuẩn nên khi sử dụng hệ thống sản xuất này công ty có thể đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng lớn đó là Nhà xuất bản giáo dục. Hằng năm, công ty liên tục được nhận nhiều đơn đặt hàng lớn từ Nhà xuất bản giáo dục và luôn hoàn thành tốt, đáp ứng giao hàng đúng tiến độ,chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, giữ uy tín với đối tác chủ yếu của mình. Bố trí kho và nơi sản xuất chính hợp lý (chỉ cách có 50m) trong cách sắp xếp của các bộ phận trong phân xưởng, đảm bảo các mối liên hệ sản xuất được chặt chẽ giữa các tổ sản xuất, sử dụng hợp lý sẽ tiết kiệm được diện tích sản xuất. Bố trí hợp lý làm tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, tạo hiệu quả kinh doanh. Kho rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quản lý và thuận tiện cho việc nhập, xuất và kiểm kê sản phẩm. Quá trình tiếp nhận sản phẩm và nguyên vật liệu được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, số lượng nguyên vật liệu nhập kho và sản phẩm xuất kho. Nhà cung ứng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của Công ty. Vì vậy, Công ty đã xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng dựa trên nguyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi. Công ty luôn chú trọng xây dựng và củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng cũ, đồng thời, Công ty cũng chủ động tìm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu mới (giấy), phù hợp với yêu cầu chất lượng và mục tiêu giảm chi phí của Công ty, đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Nhà quản lý biết cách phân bổ công việc phù hợp, bố trí rải đều công nhân trong quá trình sản xuất nên đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng, nhịp nhàng. Nhờ đó mà các khâu công việc ăn khớp với nhau,tránh thời gian nhàn rỗi dài, công việc được tiến hành liên tục, năng suất làm việc cao. Tồn tại : Bên cạnh những ưu điểm trên,hoạt động quản trị quản trị sản xuất – tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát vẫn còn những hạn chế nhất định cần được hoàn thiện hơn nữa: Chi phí vận chuyển chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh, nhưng trong Công ty Cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát, chi phí vận chuyển vẫn còn cao do công tác vận chuyển của công ty chủ yếu mà do thuê mượn bên ngoài, không đảm bảo được tiến độ giao hàng cho đối tác. Công đoạn xếp sách còn cần quá nhiều công nhân, chưa có dây chuyền hiện đại cho công đoạn này. Với nhịp độ dây chuyền liên tiếp nhưng bị ngắt đoạn bởi nguyên nhân khách quan từ tốc độ làm việc thủ công của công nhân. Một số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu so với thời điểm hiện tại nhưng vẫn còn được sử dụng gây cho tình trạng sản xuất bị chậm tiến độ,và vì vậy gây nên hiệu quả nhỏ hơn so với những đối thủ cạnh tranh đang có xu hướng thay đổi máy móc thiết bị, nâng cấp công nghệ cho các cơ sở sản xuất trong công ty của họ. Quá trình hỏng hóc máy móc xảy ra ở vài tổ khiến cho nhịp dây chuyền hoàn thiện sản phẩm bị ngưng lại. Nhìn vào tương lai xa thì đây chính là yếu điểm trong quá trình cạnh tranh của công ty. III. Giải pháp của nhóm : Công ty cần hoàn thiện và đồng bộ dây chuyền sản xuất, hệ thống máy in, máy cắt, máy xén,… để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty trên thị trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống trang thiết bị, Công ty cần duy trì hoạt động ổn định và liên tục ở các phân xưởng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng , đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng máy móc thiết bị. Công ty cần xác định loạt sản xuất tối ưu và có phương thức phối hợp bước công việc hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sản xuất, giảm chi phí lưu kho, giảm hao phí nguồn lực. Công ty cần chú trọng hoàn thiện quy trình thiết kế, cung ứng nguyên vật liệu, và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng. Hoạt động kiểm tra chất lượng tiến hành ở cả quá trình sản xuất, các quy trình vận hành máy móc đến kiểm tra nghiệm thu chất lượng và cần đảm bảo tính định lượng. Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cán bộ phòng KCS. Công ty cần đầu tư lại những máy móc thiết bị mới để tất cả các phân xưởng và tổ đều được đồng nhất sử dụng máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả của dây chuyền. Vì quy trình sản xuất của công ty cần có công nhân trong một số giai đoạn nên công ty nên có chính sách đãi ngộ hợp lý dành cho người lao động để tăng sự thỏa mãn của họ trong công việc, tránh tình trạng chậm sản xuất do yếu tố khách quan. Hoàn thiện hệ thống lưu giữ thời gian ở nơi làm việc đảm bảo chính xác cho việc tính lương, tìm cách nâng cao thu nhâp, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đổi mới công tác đơn giá tiền đáp ứng yêu cầu kích thích và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần mua sắm ngay 2 xe tải với tải trọng nhẹ để vận chuyển sản phẩm đến các nhà sách trong thành phố. Đảm bảo được tính liên tục của quá trình sản xuất từ nhập kho nguyên vật liệu đến vận chuyển sản phẩm đến tay đối tác. Nâng cao uy tín đối với đối tác và giảm bớt chi phí cho việc vận chuyển trong thời gian lâu dài. KẾT LUẬN Tổ chức sản xuất đóng vai trò rất quan trọng buộc cho các nhà quản trị sản xuất cần phải biết cách tổ chức một cơ cấu, phương thức, dây chuyền … phù hợp với công ty mình. Họ cần phải nắm rõ nhu cầu của công ty, yêu cầu của khách hàng để thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho từng hoạt động, thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thưởng của máy móc thiết bị … Điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao, giảm thiểu được lượng lớn chi phí, thời gian nhằm mang lại năng suất sản xuất là cao nhất. Một công ty có tổ chức sản xuất tốt thì hiệu quả quá trình sản xuất tăng lên, sản phẩm làm ra nhiều hơn,chất lượng sản phẩm đáp ứng tố hơn, cung cấp được sớm hơn nhu cầu đối tác, tạo được mối quan hệ bền vững và tốt đẹp giữa công ty và khách hàng, từ đó lợi nhuận cao hơn, đảm bảo được khả năng phát triển trong tương lai. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm cũng đã có được những nhận xét cũng như đánh giá được hiệu quả sản xuất, ưu nhược điểm cũng như những tiềm lực cần phát huy nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như đảm bảo được sự phát triển trong tương lai của công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTHDSX - Khanh Phuong.doc
  • docQTHDSX tham khao.doc
  • docQTHDSX thkhao.doc
Tài liệu liên quan