Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay từ chiều kích giáo dục và đào tạo

Kết luận và thảo luận Từ thực tiễn giáo dục, đào tạo theo vùng kinh tế - xã hội trong cả nước những năm gần đây cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và các tiểu vùng kinh tế - xã hội nói riêng ngày được cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn nguồn nhân lực này chưa được đào tạo tay nghề và đây cũng là vấn đề hạn chế lớn về thực trạng nhân lực hiện nay của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều; và có sự phân hóa, phân cấp sâu sắc giữa các tiểu vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Theo đó chất lượng nguồn nhân lực Đông Nam Bộ tốt hơn so với Tây Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng tốt hơn Trung du miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung tốt hơn Tây Nguyên; và Đồng bằng sông Hồng tốt hơn Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề cần quan tâm hơn là vựa lúa234 lớn nhất nước - Đồng bằng sông Cửu Long từ rất lâu vốn được xem là vùng “trũng giáo dục” của cả nước và thêm một phát hiện cần lưu ý từ nghiên cứu này đây cũng là vùng “trũng đào tạo” so với cả nước. Từ thực tiễn mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế - xã hội đã kéo theo bất bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Hơn nữa một thị trường lao động mà tuyệt đại đa số lực lượng lao động chưa qua đào tạo tay nghề thực sự là những rào cản và “lỗ hổng” lớn về chất lượng nguồn nhân lực, và sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay cần có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện hơn nhằm tìm ra được những giải pháp hiệu quả và đột phá hơn nữa để rút ngắn, xóa bỏ sự cách biệt nguồn nhân lực giữa các tiểu vùng kinh tế - xã hội cả nước - đặc biệt tại vùng “trũng giáo dục và đào tạo” - Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra các chính sách và giải pháp của chính phủ cần tiếp cận và chú ý đến sự khác biệt hóa theo vùng - miền - khu vực kinh tế, xã hội cả nước dựa trên đặc điểm giáo dục, đào tạo, và cung - cầu nhân lực của địa phương. Mặt khác những gợi mở chính sách, thể chế Nhà nước cần nghiên cứu và tiến đến cơ chế hợp tác, liên kết và quản trị vùng nhằm chia sẻ và khai thác, phát huy lợi thế của địa phương đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay về nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng cao nhằm hiện thực hóa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, từng bước tiệm cận và hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. /.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay từ chiều kích giáo dục và đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
225 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY TỪ CHIỀU KÍCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Th.S Nguyễn Quang Giải* Th.S Đỗ Kim Dung TÓM TẮT Để nhận diện rõ hơn thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, từ nguồn dữ liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam bài viết tập trung vào việc phân tích, thảo luận về giáo dục và đào tạo đạt được của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long trong mối so sánh với các tiểu vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam ngày được cải thiện tuy nhiên tuyệt đại đại số nguồn nhân lực này là lao động chưa qua đào tạo tay nghề. Có sự cách biệt quá xa về chất lượng nhân lực giữa các tiểu vùng trong cả nước, theo đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng “trũng về giáo dục và đào tạo” cả nước. Do vậy, cần có những chính sách và giải pháp đột phá và hiệu quả hơn nữa nhằm rút ngắn, xóa bỏ sự cách biệt nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, Đồng bằng sông Cửu Long, giáo dục, nguồn nhân lực, vùng kinh tế - xã hội guồn nhân lực được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự hinh thịnh của mỗi quốc gia (Worldwatch Institute, 2018). Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của nhiều quốc gia, đặc biệt tại quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam trong triến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người được xác định là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước (Nghị Quyết số 07- NQ/HNTW, 1994). Bài viết đề cập một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn nguồn * ThS. Đại học Thủ Dầu Một.  ThS. Đại học Phạm Văn Đồng.  ThS. Đại học Phạm Văn Đồng. N 226 nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long trong mối so sánh vùng kinh tế - xã hội trong cả nước qua đó giúp nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý có thêm dữ liệu tham khảo trước khi đưa ra những quyết định quan trọng. 1. Tổng quan vùng kinh tế - xã hội Việt Nam Là vùng đất phía Bắc của Việt Nam, Bắc Bộ được phân thành hai tiểu vùng, Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Trung du và miền núi phía Bắc (TD- MNPB); gồm 26 tỉnh, thành. So với cả nước, diện tích Bắc Bộ chiếm khoảng 35,1%, dân số khoảng 33,1 triệu người, chiếm 35,7% (2016); mật độ dân số 558 người/km2. Bình quân mức tăng dân số Bắc Bộ giai đoạn 2013 - 2016 là 1,13%, Đồng bằng sông Hồng 1,04%, Trung du và miền núi phía Bắc 1,22%; bình quân mức tăng dân số cả nước giai đoạn này là 1,07% (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016). Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Trung du miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, thành: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Trung Bộ là vùng đất nằm giữa Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Trung Bộ gồm hai tiểu vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (BTB-DHMT); và Tây Nguyên; gồm 19 tỉnh, thành. So với cả nước, diện tích Trung Bộ chiếm khoảng 45,4%, dân số khoảng 25,4 triệu người, chiếm 27,5%; mật độ dân số 155 người/km2. Bình quân mức tăng dân số Trung Bộ giai đoạn 2013 - 2016 là 1,10%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 0,71%; Tây Nguyên 1,50% (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016). Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Khu vực Tây Nguyên gồm các 5 tỉnh, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đông. Nam Bộ là vùng đất phía Nam của tổ quốc, Nam Bộ gồm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nam Bộ1, gồm 19 tỉnh, thành. So với cả nước, diện tích Nam Bộ chiếm khoảng 19,4%, dân số khoảng 34,1 triệu người, chiếm 36,7%, mật độ dân sô 563 người/km2. Mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2013 – 2016 của Nam Bộ là 1,23%, ĐNB 2,07% (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016). ĐNB gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, 1 Hoặc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 227 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ trù phú, là vựa lúa lớn của cả nước. ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, với tổng diện tích đất tự nhiên 40.576,6 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước; dân số 17.660.700 người, chiếm khoảng 19,1% so với dân số cả nước (2016) mật độ dân số 433 người/km2, bình quân mức tăng dân số giai đoạn 2013 - 2016 khoảng 2,07% (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016). 2. Nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long xét ở góc độ giáo dục 2.1 Tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi Tỷ lệ đi học là chỉ tiêu phản ánh đầu vào của giáo dục. Tỷ lệ đi học chung trong bài viết này được hiểu là số học sinh/sinh viên (không kể tuổi) đang tham gia vào một cấp giáo dục tính trên 100 người trong tuổi đến trường cấp học đó. Tỷ lệ đi học đúng tuổi là số học sinh/sinh viên trong tuổi đến trường của một cấp học đang tham gia vào cấp học đó tính trên 100 người trong tuổi đến trường của cấp học đó. Số liệu bảng 1 cho thấy cả nước cơ bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học, đạt tỷ lệ khoảng 94,1%. Và ở bậc học này mức đổ phổ cập khu vực đô thị và nông thôn gần tương đồng (95,9% so với 93,3%). Tuy nhiên đối với bậc học vấn càng cao thì chênh lệch phổ cập giáo dục giữa đô thị và nông thôn càng lớn, cụ thể bậc trung học phổ thông (THPT) mức chênh sẽ là 1,2 lần; và cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH) là 3,1 lần. Điểm cần quan tâm hơn, có xu hướng trái chiều về mức độ phổ cập giáo dục giữa hai vùng đồng bằng lớn của cả nước. Theo đó, ĐBSCL, tỷ lệ đi học chung bậc trung học cơ sở (THCS) và THPT gần như thấp nhất cả nước1 (88,2%; 58,0%); trong khi đó Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này lại cao nhất nước, tương ứng 99,0% và 87,8%. Điều này cho thấy, phổ cập giáo dục THCS và THPT vẫn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay đối với ĐBSCL và Tây Nguyên (Bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi theo vùng kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2016 (%). 1 Xấp xỉ khu vực Tây Nguyên. 228 Tỷ lệ đi học chung Tỷ lệ đi học đúng tuổi Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Cả nước 100,2 94,1 72,0 30,5 98,0 91,4 68,9 23,8 Đô thị 99,7 95,9 82,1 54,2 98,3 94,3 79,1 43,6 Nông thôn 100,4 93,3 67,8 17,6 97,9 90,1 64,7 13,1 Vùng KT-XH ĐBSH 100,2 99,0 87,8 45,8 99,3 97,9 86,1 37,8 TD-MNPB 100,2 94,9 66,2 11,3 97,9 90,7 62,6 6,5 BTB-DHMT 99,7 96,0 75,8 27,7 98,1 93,6 72,6 21,5 Tây Nguyên 100,0 89,1 59,9 9,6 96,5 84,4 55,7 6,3 Đông Nam Bộ 100,1 94,7 73,9 43,3 98,3 92,8 70,9 34,7 ĐBSCL 100,7 88,2 58,0 22,8 96,9 84,5 54,2 16,9 Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2016. 2.2. Trình độ học vấn đạt được Học vấn luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lực của mỗi quốc gia, dân tộc (Kết quả điều tra biến động dân số, 2016). Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2011 và 1/4/2016 chỉ ra một số thông tin sau. Nhìn chung, trên phạm vi cả nước trình độ học vấn của người dân ngày được cải thiện. Vào thời điểm 1/4/2011 tỷ lệ dân số đạt học vấn từ trung học cơ sở trở lên của cả nước là 48,1%; và đến năm 2016 tỷ lệ nay nâng lên 51,2% (Bảng 1). Có sự khác biệt đáng kể về trình độ học vấn giữa các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Theo đó, vùng có mức độ phát triển cao nhất về kinh tế - xã hội đồng thời cũng là nơi tỷ lệ người dân có học vấn cao, đó là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Năm 2014, tại hai vùng này, số người tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỷ lệ là 29,7% và 28,4% dân số của vùng; và năm 2016 tỷ lệ này lần lượt sẽ là 36,2%; 33,0%. Ngược lại, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ dân số chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất. Cụ thể năm 2011, ĐBSCL là 31,0%, Tây Nguyên 23,8%; và năm 2016 ĐBSCL là 29,9%, Tây Nguyên 21,8%. Nếu xem xét ở bậc học vấn cao nhất (tốt nghiệp THPT trở lên) thì ĐBSCL và Tây Nguyên tỷ trọng dân số đạt bậc học vấn này chiếm tỷ lệ khá thấp so với các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước (năm 2011 ĐBSCL = 10,7%; 2016 = 13,7%; năm 2011 Tây Nguyên = 13,9%; 2016 = 18,1%). So sánh tỷ lệ dân số ở bậc học vấn thấp nhất (chưa tốt nghiệp tiểu học) và cao nhất (tốt nghiệp trung học trở lên) giữa Đồng bằng sông Cửu Long và cả 229 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH nước sẽ chỉ ra có sự chênh lệch quá xa về trình độ học vấn của người dân Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Năm 2011, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước tương ứng sẽ là 31,0% so với 21,2%; và đối với tỷ lệ dân số tốt nghiệp trung học trở lên Đồng bằng sông Cửu Long chỉ bằng một nửa mức chung so với cả nước (10,7% so với 21,1%). Tương tự như vậy, năm 2016 tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước 29,9% so với 20,2%; và tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên tương ứng sẽ là 13,7% so với 26,4%. Do vậy, có đủ minh chứng kết luận Đồng bằng sống Cửu Long là “vùng trũng về giáo dục” của cả nước (Bảng 2). Bảng 2: Trình độ học vấn người dân phân theo khu vực năm 2011, 2016 (%)1 Vùng KT - XH Tổng Trình độ học vấn Chưa đi học Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT trở lên Cả nước 2011 2016 100,0 100,0 4,4 3,9 21,2 20,2 26,4 24,7 27,0 24,8 21,1 26,4 ĐBSH 2011 2016 TD-MNPB 2011 2016 100,0 100,0 100,0 100,0 1,6 1,2 8,6 7,9 14,5 14,5 20,3 19,8 17,3 15,4 24,1 22,7 36,9 32,8 28,1 26,1 29,7 36,2 18,9 23,5 BTB-DHMT 2011 2016 Tây Nguyên 2011 2016 100,0 100,0 100,0 100,0 4,1 3,5 7,0 7,4 20,7 19,2 23,8 21,8 27,6 24,6 29,6 29,2 28,3 26,4 25,7 23,4 19,2 26,2 13,9 18,1 Đông Nam Bộ 2011 2016 ĐBSCL 2011 2016 100,0 100,0 100,0 100,0 2,6 1,9 5,9 5,6 18,8 17,7 31,0 29,9 27,0 26,3 35,4 34,4 23,2 21,1 17,1 16,5 28,4 33,0 10,7 13,7 1 Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2011, 2016 230 3. Nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long xét ở góc độ đào tạo 3.1. Lao động đang làm việc hiện nay theo vùng kinh tế - xã hội Số liệu thống kê bảng 3 cung cấp bức tranh tổng thể về lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 phân theo vùng kinh tế - xã hội. Nhìn chung, bình quân lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn này chiếm trên 50,0%, nghĩa là cứ 2 người dân thì có hơn 1 người đang làm việc. Bình quân tỷ lệ dân số đang làm việc so với tổng dân số năm sau có phần cao hơn năm trước tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Và nếu so sánh Đồng bằng sông Cửu Long với các tiểu vùng cả nước thì tỷ trọng này cũng vẫn được giữ nguyên và phân bổ khá đồng đều giữa các vùng và tiểu vùng trên bản đồ Việt Nam (Bảng 3). Bảng 3: Lực lượng lao động đang làm việc giai đoạn 2010 - 2016 vùng kinh tế - xã hội (%) Vùng KT - XH Năm 2010 2013 2014 2015 2016 Cả nước 56,4 58,2 58,1 57,6 57,5 ĐBSH TD-MNPB 56,6 60,9 57,3 63,7 56,7 63,4 56,1 63,1 55,6 62,3 BTB-DHMT Tây Nguyên 56,3 55,1 58,9 58,7 59,5 59,4 58,5 60,3 58,2 60,4 Đông Nam Bộ ĐBSCL 53,2 56,7 58,7 57,8 59,4 57,7 60,0 57,3 60,4 58,0 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2016. 3.2 Lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2008 - 2016 Lao động đã qua đào tạo sử dụng trong bài viết này là những người đã học và tốt nghiệp ở một trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên1 (Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, 2017). Lao động đã qua đào tạo là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Theo dõi lực lượng lao động đã qua đào tạo trong vòng một thập kỷ gần đây (2008 - 2016) phân theo khu vực kinh tế - xã hội cả nước nổi lên mấy điểm sau. Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ngày mỗi tăng. Cũng giống như phổ cập giáo dục, nguồn nhân lực lao động đã qua đào ở Việt Nam ngày mỗi gia tăng. Cụ thể nếu như năm 2008 cả nước chỉ có khoảng 14,3% lao động đã qua đào tạo tay nghề thì đến năm 2016 tỷ lệ này sẽ là 20,6%; bình quân lao động có tay nghề cả nước 1 Có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo. 231 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH gian đoạn này chiếm tỷ trọng khoảng 16,9%. Bất bình đẳng lớn về nhân lực có chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng kinh tế - xã hội cả nước. Theo xu hướng phát triển, nguồn nhân lực đã qua đào tạo tay nghề ngày được cải thiện, tuy nhiên mức độ cải thiện là rất khác nhau giữa các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Xếp từ thấp đến cao lần lượt sẽ là, Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 9,5%; Tây Nguyên = 11,9%; Trung du miền núi phía Bắc = 14,7%; Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung = 15,6%; Đồng bằng sông Hồng = 21,4%; Đông Nam Bộ = 22,5%; và nếu so với cả nước thì chênh lệch giữa Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước sẽ là 1,77 lần (16,9% so với 9,5%) (Bảng 4). Bảng 4: Lao động đã qua đào tạo theo vùng KT-XH giai đoạn 2008-2016 (%)1. Vùng KT - XH Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ` 2015 2016 Cả nước 14,3 14,8 14,6 15,4 16,6 17,9 18,2 19,9 20,6 Bắc Bộ ĐBSH TD-MNPB 15,1 18,1 12,2 17,0 20,9 13,2 17,0 20,7 13,3 17,3 21,1 13,6 19,3 24,0 14,6 20,2 24,9 15,6 20,7 25,9 15,6 22,2 27,5 17,0 22,9 28,4 17,5 Trung Bộ BTB-DHMT Tây Nguyên 12,2 13,1 11,4 12,2 13,5 10,9 11,5 12,7 10,4 12,6 14,4 10,8 13,5 14,9 12,1 14,5 15,9 13,1 14,3 16,4 12,3 16,3 19,4 13,3 16,5 20,0 13,1 Nam Bộ Đông Nam Bộ ĐBSCL 15,1 22,5 7,8 13,7 19,6 7,9 13,7 19,5 7,9 14,6 20,7 8,6 15,0 21,0 9,1 16,9 23,5 10,4 17,2 24,1 10,3 18,3 25,3 11,4 19,1 26,2 12,0 4.3 Lao động đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất năm 2016 Lao động đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất năm 2016 có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng và tiểu vùng. Năm 2016 cả nước chỉ có 20,6% lao động đã qua đào tạo. Có sự chênh lệch khá xa về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa đô thị và nông thôn, mức chênh 2,9 lần (37,2% so với 12,8%); và giữa nam so với nữ, 1,27 lần (23,0% so với 18,0%) (Bảng 4). Khác biệt về lao động có tay nghề được thể hiện rõ hơn khi xem xét lao động giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016 lực lượng lao động đang làm việc có chuyên môn kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 12,0%; thêm nữa ở tất cả các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật, Đồng bằng sông Cửu Long đều chiếm tỷ lệ ở mức thấp nhất (lần lượt 2,6%; 2,5%; 1,4%; 5,4%) trong khi đó Đồng bằng sông Hồng thì ngược lại (28,4% lao động 1 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2012, 2013, 2016 232 có chuyên môn kỹ thuật; 7,6%, 4,5%, 3,5%, 12,9%). Điểm lưu ý thêm, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước nhưng giáo dục mà người dân nơi đây đạt được không tương xứng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Đồng bằng sông Cửu Long là vùng “trũng giáo dục” của cả nước (Dương Đăng Khoa, 2015; Nguyễn Quang Giải, 2015). Xét toàn diện, Đồng bằng sông Hồng là vùng dẫn đầu cả nước về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại trừ ở bậc đại học trở lên so với vùng Đông Nam Bộ (12,9% so với 13,5%). Cũng lưu ý rằng lao động có chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu tại hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ này tại Hà Nội cao gấp khoảng 2,1 lần so với cả nước (42,7% so với 20,6%); và TP. Hồ Chí Minh cao gấp khoảng 1,7 lần so với cả nước (34,8% so với 20,6%). Tỷ lệ lao đang làm việc đạt trình độ đại học trở lên (cao nhất) khá chênh nhau giữa các vùng. Theo đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là những nơi thu hút nhiều lao động có chất xám cao (tương ứng 23,9% và 20,5%) (Bảng 5). Bảng 5: Lao động đã qua đào đạt chuyên môn kỹ thuật bật cao nhất năm 2016(%)1 Vùng KT-XH Tổng Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Cả nước 20,6 5,0 3,9 2,7 9,0 Nam 23,0 8,0 3,7 2,1 9,1 Nữ 18,0 1,7 4,1 3,2 9,0 Đô thị 37,2 7,5 5,7 4,0 20,0 Nông thôn 12,8 3,8 3,1 2,0 3,9 Các vùng TD-MNPB 17,5 4,0 4,0 2,7 5,9 ĐBSH 28,4 7,6 4,5 3,5 12,9 Trong đó Hà Nội 42,7 8,8 6,0 4,0 23,9 BTB-DHMT 20,0 4,7 4,4 2,9 8,0 Tây Nguyên 13,1 2,5 3,3 1,7 5,5 Đông Nam Bộ 26,2 6,3 3,5 2,9 13,5 Trong đó TP. HCM 34,8 6,8 3,8 3,7 20,5 ĐBSCL 12,0 2,6 2,5 1,4 5,4 Bên cạnh sự gia tăng về tỷ trọng nguồn lực lao động đã qua đào tạo 1 Báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam 2016, tr.31. 233 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH (Bảng 4, Bảng 5), lực lượng lao động đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao năm sau cũng cao hơn năm trước, đặc biệt ở bậc cao đẳng (2013 = 2,0%; 2014 = 2,2%; 2015 = 2,7%; 2016 = 2,8%) và đại học trở lên (2013 = 7,1%; 2014 = 7,8%; 2015 = 8,6%; 2016 = 9,2%). Tuy nhiên mất cân đối về cơ cấu đào tạo nghề thực sự là bài toán khó cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong xu hướng phát triển hiện nay, Việt Nam vẫn đang và sẽ còn có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao và lành nghề nhưng hiện nay cung chưa đáp ứng được cầu (Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, 2017). Thực tiễn nguồn nhân lực qua dữ liệu thống kê trên đã chỉ ra phần lớn lao động Việt Nam hiện nay chỉ mới dừng lại “lao động giản đơn”, lao động chưa qua đào tạo tay nghể; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc. Cần lưu ý rằng lao động có kỹ năng là tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững (Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, 2017). Dù lao động đạt tay nghề ở bậc cao ngày mỗi tăng tuy nhiên mức tăng vẫn còn chậm. Điểm quan tâm hơn có sự cách biệt khá xa và không đồng đều về trình độ tay nghề giữa các vùng - miền; đô thị - nông thôn; đặc biệt giữa các tiểu vùng. Thực trạng này cũng là dấu hiệu cho biết sự phân cấp, mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng miền và tất yếu sẽ kéo theo chênh lệch mức sống dân cư (Nguyễn Quang Giải, 2017, tr.38); về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế - xã hội cả nước và đây có thể xem là lỗ hổng lớn về chất lượng lao động của Việt Nam hiện nay. 5. Kết luận và thảo luận Từ thực tiễn giáo dục, đào tạo theo vùng kinh tế - xã hội trong cả nước những năm gần đây cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và các tiểu vùng kinh tế - xã hội nói riêng ngày được cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn nguồn nhân lực này chưa được đào tạo tay nghề và đây cũng là vấn đề hạn chế lớn về thực trạng nhân lực hiện nay của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều; và có sự phân hóa, phân cấp sâu sắc giữa các tiểu vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Theo đó chất lượng nguồn nhân lực Đông Nam Bộ tốt hơn so với Tây Nam Bộ; Đồng bằng sông Hồng tốt hơn Trung du miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung tốt hơn Tây Nguyên; và Đồng bằng sông Hồng tốt hơn Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề cần quan tâm hơn là vựa lúa 234 lớn nhất nước - Đồng bằng sông Cửu Long từ rất lâu vốn được xem là vùng “trũng giáo dục” của cả nước và thêm một phát hiện cần lưu ý từ nghiên cứu này đây cũng là vùng “trũng đào tạo” so với cả nước. Từ thực tiễn mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế - xã hội đã kéo theo bất bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Hơn nữa một thị trường lao động mà tuyệt đại đa số lực lượng lao động chưa qua đào tạo tay nghề thực sự là những rào cản và “lỗ hổng” lớn về chất lượng nguồn nhân lực, và sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay cần có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện hơn nhằm tìm ra được những giải pháp hiệu quả và đột phá hơn nữa để rút ngắn, xóa bỏ sự cách biệt nguồn nhân lực giữa các tiểu vùng kinh tế - xã hội cả nước - đặc biệt tại vùng “trũng giáo dục và đào tạo” - Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra các chính sách và giải pháp của chính phủ cần tiếp cận và chú ý đến sự khác biệt hóa theo vùng - miền - khu vực kinh tế, xã hội cả nước dựa trên đặc điểm giáo dục, đào tạo, và cung - cầu nhân lực của địa phương. Mặt khác những gợi mở chính sách, thể chế Nhà nước cần nghiên cứu và tiến đến cơ chế hợp tác, liên kết và quản trị vùng nhằm chia sẻ và khai thác, phát huy lợi thế của địa phương đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay về nguồn nhân lực có tay nghề, chất lượng cao nhằm hiện thực hóa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, từng bước tiệm cận và hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế. /. TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng 1994, Nghị quyết số 07-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng (khoá VII), ngày 30/07/1994 về việc “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”, ngày truy cập 29/03/2018. Địa chỉ: cong-tac-dang/doc-222320173451856.html. 2. Dương Đăng Khoa, 2015. “Đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 21(31): 78-81. 3. Nguyễn Quang Giải, 2015. “Thực trạng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay: Nhìn từ góc độ giáo dục - Đào tạo”, In trong Phát triển nguồn nhân lực vùng Nam Bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Thực 235 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH trạng và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo, tháng 6/2015, Đại học Quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: 123-130. 4. Nguyễn Quang Giải, 2017. “Chênh lệch về mức sống dân cư qua dữ liệu các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006 – 2014”. Tạp chí Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh. 9(229): 30-39. 5. Tổng cục Thống kê, 2017. Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2016. Nxb. Thống kê. Hà Nội, 948 trang. 6. Tổng cục Thống kê, 2017. Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, Nxb. Thống kê. Hà Nội, 306 trang. 7. Tổng cục Thống kê, 2017. Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, Nxb. Thống kê. Hà Nội, 218 trang. 8. Tổng cục Thống kê, 2018. “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017”, ngày truy cập 29/3/2018. Địa chỉ: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=18668. 9. Worldwatch Institute, 2018. “Increase in the Labor Force Can Be an Engine for Development”, ngày truy cập 29/03/2018. Địa chỉ: development-0.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguon_nhan_luc_o_dong_bang_song_cuu_long_hien_nay_tu_chieu_k.pdf
Tài liệu liên quan