Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 tại Việt Nam

Phân tích số liệu biểu trên ta thấy rằng số người có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục trong thời kì 1996-2000, mỗi năm trung bình tăng gần 740 nghìn người, trong đó năm tăng nhiều nhất là năm 2001 so với năm 2000 với số tuyệt đối là 1472 nghìn và năm tăng nhất là năm 1998 so với 1997 với số người là 449 nghìn. Xu hướng thay đổi trên phần nào được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu làm việc theo 2 nhóm tiêu chí phân loại ở biểu trên. Trước hết số việc làm trong nông lâm ngư nghiệp trong thời kì này nói chung là không thay đổi nhiều có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đều. So sánh năm 2001 với năm 1996 số việc làm trong nông lâm ngư nghiệp giảm đi 618 nghìn (trong khi dân số, nguồn lao động ở khu vực nông thôn thời kì này không hề giảm đi về số tuyệt đối. Đối với nhóm ngành xây dựng công nghiệp xu hướng thay đổi là tích cực, số việc làm đã tăng lên liên tục trung bình mỗi năm tăng 346 nghìn việc làm. Đối với nhóm ngành dịch vụ xu hướng thay đổi cũng tích cực tương tự như trong xây dựng công nghiệp, số tuyệt đối việc làm tăng trung bình mỗi năm khoảng 230 nghìn người. Xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kì này, năm 1996 tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành sẽ là : nông lâm ngư nghiệp 69%, xây dựng công nghiệp chiếm 10.9% và dịch vụ 20.1%. Năm 2001 số % tương ứng là 60.5-14.4-25.1% . Như vậy tỉ trọng việc làm trong nông lâm ngư nghiệp đã giảm đi khoảng 9% tương ứng là số việc làm tăng thêm trong xây dựng công nghiệp và dịch vụ trong thời kì 5 năm 1996-2000.

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mục tiêu phát triển xã hội như: giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáo dục sức khoẻ của người lao động. Quan điểm trên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dung và triển khai thực hiện kế hoạch về lao động. Một mặt kế hoạch lao động được xây dung dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra đồng thời kế hoạch lao động còn tìm ra các cơ chế chính sách để thực hiện các kế hoạch mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra. - Nội dung chính của kế hoạch ngồn nhân lực: Xác định nhu cầu lao động xã hội cần có kì kế hoạch: là nhu cầu thu hút và giải quyết nguồn lao động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của kì kế hoạch: Đo bằng tỉ số việc làm mới mà các lĩnh vực kinh tế xã hội có khả năng giải quyết. Xác định khả năng cung cấp nguồn lực lượng lao động kì kế hoạch: tổng số bộ phận dân số hoạt động kinh tế có thể cung cấp cho nền kinh tế kì kế hoạch. Cân đối giữa nhu cầu và khả năng từ đó dưa ra nhiệm vụ giải quyết việc làm. Các giải pháp và chính sách nhằm khai thác huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Chương II: Thực trạng và tình hình thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm ở Việt Nam. 1.Phương hướng thực hiện mục tiêu kế hoạch việc làm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. a.Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể về lao động và việc làm trong kế hoạch 1996-2000. “Giai đoạn 1996-2000 là bước tiến quan trọng của thời kì phát triển mới- đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đẻ đạt được nhiệm vụ tổng quát trên thì mục tiêu cơ bản của giải quyết việc làm trong thời kì 1996-2000 là nhằm tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người có khả năng lao động, có yêu cầu việc làm: Thực hiện các biện pháp trợ giúp người lao động nhanh chóng có được việc làm, có việc làm đầy đủ, có việc làm có hiệu quả hơn. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Mục tiêu cụ thể: Môi năm thu hút thêm 1.3-1.4 triệu người có chỗ việc làm, giamt tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000. Trong 5 năm phải giải quyết việc làm cho 6.5-7 triệu người, đào tạo lại nghề cho 4.5 triệu người, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 22-25% vào năm 2000. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người, cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925000 người. b. Phương hướng cơ bản về lao động và việc làm thời kì 1996-2000. Phương hướng chung là nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lực lượng lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ning quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn. Giải quyết việc làm đến năm 2000 được triển khai trên 3 hướng cơ bản: +Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ chương chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. +Duy trì và bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. +Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Tạo lập các chương trình phát triển và các quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Nguồn tài chính quĩ hỗ trợ việc làm được bảo đảm băng nguồn ngân sách (cả trung ương và địa phương) và nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Giải quyết việc làm ở khu vực thành thị thời kì 1996-2000 theo hướng: Phát triển các xí nghiệp qui mô lớn liên doanh với nước ngoài tạo việc làm có kĩ thuật cao, có giá trị sức lao động cao nhằm giải quyết việc làm cho lao động có tay nghề. Phát triển nhanh và vững chắc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế không kết cấu trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Phát triển các hình thức gia công hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng đặc biệt các hàng hoá có công nghệ sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da, gốm sứ, lắp ráp các mặt hàng điện tử xe gắn máy. Khai thác tiềm năng kinh tế ven thành phố thị xã, liên kết kinh tế nội và ngoại thành hình thành vành đai cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giữa thành thị và nông thôn. Hình thức các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm tập trung ở các đô thị nhằm đào tạo tay nghề có kĩ thuật cao, cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Lao động nông thôn là nguồn lực quan trọng nhất ở nước ta, lực lượng này phân bổ trên địa bàn rộng lớn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp với trình độ lao động, kĩ thuật lao động lạc hậu, năng suất lao động rất thấp vì vậy giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng. Trong kế hoạch 1996-2000 phương hướng giải quyết lao động ở khu vực nông thôn trên các hướng cơ bản: việc làm cho người lao động ở nông thôn phải có sự nghiên cứu theo định hướng nhất định. Trước mắt phải tận dụng được lợi thế về lao động, về tài nguyên thiên nhiên để tạo việc làm, phát triển ngành nghề thích hợp với nhu cầu đa dạng và chất lượng ngày càng cao của thị trường. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích điều tiết, tăng cường cơ sở hạ tầng cho sản xuất, tạo thị trường khai thông buôn bán, khuyến khích hợp tác sản xuất tiêu thụ cung ứng. Việc đào tạo văn hoá, trình độ học vấn và nâng cao dân trí cho người lao động ở khu vực nông thôn đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc tạo và tìm việc làm cho người lao động. 2. Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm kế hoạch 1996-2000 và thực trạng việc làm ở nước ta. a. Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm kế hoạch 1996-2000. Kế hoạch 5 năm 1996-2000 được xây dựng trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995 đều đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và chuyển sang thời kì mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá. Vì vậy mục tiêu kế hoạch đặt ra với mức phấn đấu cao, thực hiện đồng thời 3 mục tiêu. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhất là từ giữa năm 1997 đến 1999 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức quyết liệt. Trong bối cảnh đó toàn Đảng toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức duy trì được nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm, công cuộc phát triển kinh tế xã hội tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Với hoàn cảnh kinh tế, các lĩnh vực văn hoá xã hội đã có bước phát triển khá thể hiện sự nỗ lực rất lớn của toàn Đảng toàn dân, trong đó những kết quả mà công tác giải quyết việc làm đạt được cũng rất đáng khích lệ. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư thực hiện các chương trình kinh tế xã hội của ddất nước đã tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Mạng lưới các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của các ngành các cấp các doanh nghiệp và đoàn thể quần chúng đã góp phần tích cực trong việc tạo cơ hội để người lao động có thể tiếp cận việc làm hoặc tự tạo việc làm, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng. Trong 5 năm thực hiện kế hoạch đã có thêm 6.1 triệu lao động được thu hút vào làm việc và tạo thêm việc làm trong các ngành kinh tế xã hội, bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 1.2 triệu người trong đó khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã đóng góp phần đáng kể tạo ra nhiều chỗ việc làm mới. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2000 là 6.4% trong khi kế hoạch đặt ra là giảm xuống dưới 5%, thời gian sử dụng lao động thực tế là 73.8% và tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động ở mức 20% so với mục tiêu kế hoạch tương ứng đặt ra là 75% và 22-25% vào năm 2000. Về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đạt được những thành quả nhất định. Tỉ lệ sinh bình quân mỗi năm giảm 0.078% (mục tiêu đề ra là 0.06%). Tỉ lệ tăng dân số năm 1995 là 1.7% đến năm2000 chỉ còn 1.4%. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được tăng cường đáng kể. Với những tiến bộ kể trên năm 1999 Việt Nam đã được liên hợp quốc tặng giải thưởng về công tác dân số. b. Thực trạng lao động và việc làm ở nước ta hiện nay: Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng bình quân cao, nguồn lao động dồi dào năng suất lao động thấp, cung lao động luôn luôn trong tình trạng lớn hơn cầu lao động bởi vậy trong nền kinh tế luôn luôn duy trì lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến. Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.42% còn ở nông thôn tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 76.58% . Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hôị lâu dài. Trước hết chúng ta xem xét hiện trạng và xu hướng thay đổi việc làm trong những năm gần đây qua bảng biểu sau: Các tiêu chí 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 33978 34352 34801 35679 36205 37677 Theo nhóm ngành Nông lâm ngư nghiệp 23431 22589 23018 22861 22670 22813 Xây dựng, công nghiệp 3698 4170 4049 4435 4744 5428 Dịch vụ 6849 7593 7734 8382 8791 8426 Theo thành phần kinh tế Nhà nước 2973 3049 3533 3606 3644 3769 Ngoài nhà nước 31005 31128 31083 31884 32343 33554 Có vốn đầu tư nước ngoài 130 184 190 218 354 Phân tích số liệu biểu trên ta thấy rằng số người có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục trong thời kì 1996-2000, mỗi năm trung bình tăng gần 740 nghìn người, trong đó năm tăng nhiều nhất là năm 2001 so với năm 2000 với số tuyệt đối là 1472 nghìn và năm tăng nhất là năm 1998 so với 1997 với số người là 449 nghìn. Xu hướng thay đổi trên phần nào được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu làm việc theo 2 nhóm tiêu chí phân loại ở biểu trên. Trước hết số việc làm trong nông lâm ngư nghiệp trong thời kì này nói chung là không thay đổi nhiều có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đều. So sánh năm 2001 với năm 1996 số việc làm trong nông lâm ngư nghiệp giảm đi 618 nghìn (trong khi dân số, nguồn lao động ở khu vực nông thôn thời kì này không hề giảm đi về số tuyệt đối. Đối với nhóm ngành xây dựng công nghiệp xu hướng thay đổi là tích cực, số việc làm đã tăng lên liên tục trung bình mỗi năm tăng 346 nghìn việc làm. Đối với nhóm ngành dịch vụ xu hướng thay đổi cũng tích cực tương tự như trong xây dựng công nghiệp, số tuyệt đối việc làm tăng trung bình mỗi năm khoảng 230 nghìn người. Xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kì này, năm 1996 tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành sẽ là : nông lâm ngư nghiệp 69%, xây dựng công nghiệp chiếm 10.9% và dịch vụ 20.1%. Năm 2001 số % tương ứng là 60.5-14.4-25.1% . Như vậy tỉ trọng việc làm trong nông lâm ngư nghiệp đã giảm đi khoảng 9% tương ứng là số việc làm tăng thêm trong xây dựng công nghiệp và dịch vụ trong thời kì 5 năm 1996-2000. Đối với cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế chúng ta thấy xu hướng tăng trong cả 3 nhóm: nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Trung bình mỗi năm khu vực nhà nước tăng thêm 159 nghìn, ngoài nhà nước tăng 510 nghìn và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 56 nghìn việc làm. Nếu so sánh về tốc độ tăng việc làm trung bình năm thì thứ tự là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất 43% sau đó đến khu vực nhà nước 5.35% và khu vực ngoài nhà nước 1.64%. Về cung lao động: Nước ta là một nước có dân số đông với cơ cấu dân số trẻ vì vậy mà lực lượng lao động là rất dồi dào hàng năm tăng từ 3.3-3.5% tương ứng mỗi năm có 1.5 triệu người bước vào tuổi lao động. Số người ra khỏi tuổi lao động gần 0.5 triệu người vậy mỗi năm trung bình Việt Nam tăng hơn 1 triệu lao động. Dân số và lao động ở nước ta lại chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với việc sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong khi đó diện tích canh tác cho một nhân khẩu đang có xu hướng giảm dần, tâta yếu sẽ dẫn đến hiện tượng thất nghiệp ra tăng ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế xã hội. ở thành phố ngoài thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu còn tồn tại thất nghiệp do chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế, do bố trí sắp xếp lại lao động nên tỉ lệ thất nghiệp trong các năm qua tương đối cao và có xu hướng gia tăng (1996: 5.88% , 1997: 6.01% , 1998: 6.85% , 1999: 7.4%) .ở khu vực nông thôn cùng với chuyển giao sử dụng đất đến hộ nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo thêm việc làm nhưng số người thiếu việc làm vẫn chiếm một tỉ lệ lớn (1996: 27.65% , 1997: 25.47% ,1998: 27.65% , 1999 khoảng 29%). Về chất lượng nguồn lao động, trong năm 2000 lao động nước ta đã qua đào tạo gần 6 triệu người chiếm 15.52% so với tổng số lao động tăng 1.65% so với năm1999. Miền Đông Nam Bộ có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất là 21% tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng 20.9%. Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi: nhóm ngành xây dựng tăng 0.7%; dịch vụ tăng 0.35% và tỉ lệ lao động thất nghiệp chung cả nước giảm 0.3% so với năm 1999. Chuẩn hộ nghèo theo mức trung bình thu nhập đầu người trong từng hộ gia đình, từng vùng cũng được nâng cao hơn trước đây với mức 80000 đồng/tháng cho vùng nông thôn miền núi hải đảo, 100000 đồng/tháng cho vùng nông thôn đồng bằng và 150000 đồng/tháng cho vùng thành thị. Thành tích đạt được trên là đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu còn khoảng cách khá xa và đòi hỏi sự nỗ lực và phấn đấu rất lớn. Lao động được đào tạo ở nước ta vẫn là quá ít (15.52%) trong khi đó các nước trong khu vực tỉ lệ này chiếm 40-50%. Chúng ta lại thiếu công nhân có tay nghề cao phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất mới số công nhân bậc cao (5,6,7) nữ mới chiếm 18.32%, nam 29.4% so với tổng số công nhân kĩ thuật. Cơ cấu đào tạo giữa bậc đại học, trung học, công nhân hiện nay chưa hợp lí với tỉ lệ 1-1.3-1, trong khi các nước trong khu vực tỉ lệ này bình quân này là 1-4-10. Trong cuộc điều tra tại 84 doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, khu công nghệ ở 8 địa phương trọng điểm do Tổng Liên doàn Lao Động Việt Nam tổ chức, kết quả cho thấy 3% công nhân có trình độ văn hoá tiểu học, 34.1% trung học cơ sở, 61.5% phổ thông trung học, 1.4% có trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học. Nhưng số liệu trên phần nào đã phản ánh được thực trạng về chất lượng lao động ở nước ta hiện nay. c. Thực trạng trong vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta. Đảng và nhà nước luôn xác định con người là vị trí trung tâm của sự nghiệp phát triển, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành lên sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời tiến trình hội nhập khu vực và thế giới buộc công tác phát triển nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu để có thể theo kịp và nắm bắt các cơ hội mà tiến trình hội nhập mang đến. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng, công tác kế hoạch giải quyết việc làm trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bằng nhiều hình thức thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển kết hợp với các chương trình quốc gia tạo việc làm đã tạo mới nhiều việc làm cho người lao động. Trong những năm qua đã tạo ra trung bình mỗi năm 1.2 triệu chỗ làm việc mới đáp ứng phần nào nguồn cung lao động ngày càng tăng. Cùng với việc tạo ra chỗ làm việc mới thì nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến đào tạo và đào tạo lại lao động, từng bước nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hoá hiện đaị hoá đát nước. Tuy công tác kế hoạch việc làm đã đạt được nhiều bước tiến nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục: Các chỉ tiêu thực tế về việc làm đã không đạt được so với mức chỉ tiêu đặt ra. Tình hình thất nghiệp còn đáng lo ngại năm 2000 tỉ lệ này là 6.44% trong khi kế hoạch đặt ra chỉ là 5%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là 73.8% so với 75% của mục tiêu kế hoạch. Đặc biệt chất lượng lao động của nước ta hiện nay là rất thấp so với khu vực và thế giới nhất là trong khu vực nông thôn, phân bố và cơ cấu lao động bất hợp lí phần nào đã gây nên tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây (1996-1999). d. Những tồn tại của vấn đề việc làm những khó khăm trong công tác giải quyết việc làm trong những năm qua do các nguyên nhân cơ bản sau: Phần lớn lao động nằm ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên do diện tích canh tác bình quân đầu người thấp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chậm, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, mức đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế, cho nên tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, biểu hiện cụ thể là tỉ lệ thời gian lao động không cao năm 2000 chỉ đạt 74.14%. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi có khả năng tạo nhiều việc làm vì những ưu thế về qui mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ làm việc, tính năng động và lợi ích trực tiếp của lao động, phù hợp với chất lượng lao động và trình độ quản lí. Tuy nhiên khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập, sản phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, ngoài ra môi trường kinh doanh chưa ổn định còn nhiều rủi ro, thiếu thông tin thiếu sự hỗ trợ, hạn chế về vốn. Khu vực nhà nước đang gặp thách thức không nhỏ. Nhiệm vụ và yêu cầu cải cách bộ máy quản lí và thủ tục hành chính đòi hỏi phải tinh giản biên chế sắp xếp lại số biên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có nhiều khoản đầu tư và các chính sách hỗ trợ cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trước yêu cầu nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, chống độc quyền do đó cơ hội tạo thêm việc làm là rất hạn hẹp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao khoảng 17% tuy nhiên tỉ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phần lớn tập chung vào các ngành công nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản đó là những ngành cần nhiều vốn, có hệ số bảo hộ cao, bởi vậy khả năng thu hút lao động không nhiều. Huy động giáo dục và đào tạo cơ sở và đào tạo tay nghề cho người lao động chưa gắn với yêu cầu thực tế cho nên dẫn đến chất lượng lao động ở nước ta còn yếu kém, trình độ tay nghề thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp với yêu cầu, tỉ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn rất cao đặc biệt ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Việc thực hiện công tác kế hoạch giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế không có sự đồng bộ giưã đào tạo và nhu cầu sử dụng. Chưa có sự thống nhất hợp lí giữa trung ương và các địa phương, giữa các địa phương, các vùng với nhau trong giải quyết và thực hiện tốt công tác kế hoạch giải quyết việc làm. Chưa thực hiện được việc xã hội hoá trong việc tìm và tạo việc làm. Thị trường lao động được coi là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm, thì ở nước ta hiện nay thị trường này còn rất sơ khai và kém phát triển được thể hiện thông qua hệ số lao động tham gia vào thị trường lao động là rất thấp. Trên đây là những nguyên nhân cơ bản đẫn đến thực trạng lao động và việc làm ở nước ta hiện nay. Chương III: Mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001- 2005. 1.Quan điểm và chủ trương của Đảng về việc làm và giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010 nước ta có 56.8 triệu người ở độ tuổi lao động tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh,tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Chú trọng bảo đảm an toàn xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ và chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tiếp tục giảm tốc độ, giảm dân số, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lí, giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Bằng nguồn lực của nhà nước và toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ỏ những vùng còn tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuến khích mọi người dân vượt lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể tự lao động, không có người bảo trợ nuôi dưỡng. 2. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005. Mục tiêu của Đảng và nhà nước về việc làm. Mục tiêu cơ bản lâu dài: Tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động nhằm từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Mục tiêu cụ thể: Mỗi năm tạo thêm 1.3-1.4 triệu lao động chỗ làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nônh thôn lên 80% vào năm 2005. Tập chung phát triển kinh tế xã hội, duy trì tỉ lệ tăng GDP hàng năm không dưới 7% để tạo ra 5-5.5 chỗ việc làm mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp xuống 55%, công nghiệp và xây dựng 21%, dịch vụ 24% vào năm 2005. Đào tạo đào tạo lại nghề cho 5-5.5 triệu người. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào năm 2005. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 4-5%/năm. Trong đó các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của chương trình việc làm sẽ tổ chức dạy nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người, cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1.5-1.6 triệu lao động. Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp dịch vụ tư vấn, giới thiệu, chắp nối việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng kí tại trung tâm với người sử dụng lao động. b. Các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm thời kì 2001-2005: Các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm 2001-2005 được tiến hành trên 3 lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội tạo mới việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu và chuyên gia; tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động có nhu cầu việc làm. Trong đó phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm là lĩnh vực cơ bản có ảnh hưởng quyết địnhđến việc làm tăng hoặc giảm chỗ việc làm ổn định cũng như cơ cấu lao động của lực lượng lao động xã hội trong mối quan hệ nhân quả có tính hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế với phát triển và ổn định việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo tính toán từ các chương trình mục tiêu cho thấy: Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt trên 4% và đến năm 2005 thu hút thêm được 1.3-1.4 triệu lao động. Các chương trình phát triển công nghiệp và xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tổnh sản lượng công nghiệp xây dựng tăng bình quân hàng năm trên 12% và đến năm 2005 thu hút được thêm 2.4-2.5 triệu lao động. Các chương trình phát triển thương mại, dịch vụ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm trên 7% và đến năm 2005 thu hút được thêm 1.8-1.9 triệu lao động. Như vậy thông qua các chương trình đầu tư phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng của mỗi khu vực kinh tế nói riêng và tổng GDP cả nước nói chung sẽ có khoảng 40075000 có việc làm thường xuyên, cơ cấu lao động xã hội sẽ là 60.04-17.98-21.98 . Số lao động không có việc làm thường xuyên đến năm 2005 vào khoảng 2 triệu 657.5 ngàn người. Theo tính của các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 2001- 2005, trong 5 năm phấn đấu xuất khẩu được 30 vạn lao động và chuyên gia giải quyết việc làm (bao gồm cả tạo việc làm mới và có thêm việc làm) cho 1 triệu 550 ngàn lao động là đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm. Ngoài ra các chương trình kinh tế xã hội khác đặc biệt là chương trình phát triển nguồn nhân lực, chương trình quốc gia cho vay vốn hỗ trợ việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 135 của chính phủ cũng cần có sự phối hợp đồng bộ, bố trí mức đầu tư hợp lí đúng đối tượng để phục vụ các mục tiêu chung có hiệu quả. b. Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm trong thời kì 2001- 2005. ã Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tích cực với những nét đặc trưng sau: Tăng tỉ trọng của các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu một nền kinh tế có khả năng tạo nhiều việc làm mới và thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động. Thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở khu vực nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình cấu trúc hạ tầng như cấp điểm, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụ … khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê hương mình với phương châm “li nông bất li hương” “vào xưởng không vào thành”. ã Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lí nguồn đầu tư theo hướng sau: Đa dạng hoá hình thức huy động vốn và thường xuyên điều chỉnh lãi suất cũng như việc thuận lợi hoá những thủ tục gửi tiền, rút tiền tiết kiệm nhằm huy động ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong dân. Đẩy nhanh việc cổ phần hoá, hình thành thị trường vốn và vận hành tốt loại thị trường này nhằm nhanh chóng huy động vốn và di chuyển vốn dễ dàng giữa các khu vực, các ngành kinh tế. Cải tiến cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước theo hướng chủ yếu dành để xây dựng cấu trúc hạ tầng nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển vào các khu vực, các ngành kinh tế có khả năng tạo thêm được nhiều chỗ việc làm hơn, khả năng sinh lời và quay vòng vốn nhanh hơn. Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đôỉ cơ cấu kinh tế. ã Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, chuẩn bị tốt điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực kết hợp với đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại cởi mở thông thoáng. Tập trung vào đổi mới công nghệ, nâng cao kĩ năng lao động, hình thành và phát triển năng lực các ngành chế biến nhằm tăng qui mô và tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, tuy nhuên trước mắt cần tập chung vào những sản phẩm có dung lượng lao động lao động lớn như dệt may, dày dép, chế biến lương thực thực phẩm, gia công cơ khí điện tử, đồ gỗ, hoá chất tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ. Tìm kiếm và mở rộng thị trường đồng thời làm tốt công tác đào tạo nghề để đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài. ã Hình thành, phát triển và điều tiết có hiệu quả giữa các vùng các khu vực, các ngành nghề của thị trường lao động. Thị trường lao động đã và đang hình thành tuy nhiên hiện nay phạm vi và qui mô hoạt động còn hạn chế nhưng sẽ ngày càng phổ biến rộng rãi. Quản lí tốt thị trường này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sắp xếp việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tính cơ động, linh hoạt của lực lượng lao động cũng như ngăn chặn và khắc phục nhiều hậu quả kinh tế xã hội khác. Để thúc đẩy quá trình hình thành và khai thác những ưu điểm của thị trường lao động cần nhanh chóng xúc tiến những công việc sau: Soạn thảo và ban hành những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá những điều khoản và hướng dẫn thi hành bộ luật lao động. Hình thành và vận hành tốt mạng lưới những công cụ của thị trường lao động như các trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển hệ thống thông tin về cung và cầu lao động đặc biệt là thông tin về cầu sức lao động. Khuyến khích những hoạt động giao dịch về việc làm thông qua hệ thống trung tâm, văn phòng giới thiệu và sắp xếp việc làm. Trong những năm tới, một trong những dặc điểm ở nước ta là số lao động tham gia vào thị trường lao động sẽ tiếp tục tăng và thị trường lao động ngày càng được đa dạng hơn. Vì vậy cần có những qui định nhằm hướng dẫn và điều tiết các loại hình thị trường lao động khác nhau đẻ đạt được mục tiêu điều tiết kịp thời, có hiệu quả giữa cung và cầu sức lao động cũng như bảo vệ quyền lợi xác định rõ trách nhiệm của những bên tham gia vào thị trường lao động. 3. Giải pháp, chính sách giải quyết việc làm thời kì 1996-2000. a. Giải pháp về vấn đề kinh tế. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm có mối quan hệ qua lại và qiui định lẫn nhau. Xét về một mặt nào đó tăng trưởng kinh tế sẽ tạo cầu việc làm, là cơ sở để xây dựng kế hoạch việc làm. Còn việc làm là nhân tố cơ bản để tạo lên tăng trưởng kinh tế. Vì thế tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần làm tăng việc làm xã hội cho người lao động. Giải pháp về kinh tế là giải pháp chủ yếu để tăng cầu lao động, là giải pháp cơ bản và có hiệu quả giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới. Giải pháp này với mục đích hướng vào tăng trưởng kinh tế, tăng cầu lao động từ đó dẫn đến tăng việc làm. Đây là một hướng tích cực, tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sự lựa chọn chiến lược giải pháp trong những điều kiện dân số, kinh tế xã hội cụ thể. Dựa vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2001-2005 cùng với tình hình của nước ta, những giải pháp chủ yếu có thể như sau: * Phát triển toàn diện khu vực nông thôn: Các chương trình phát triển khu vực nông thôn cần phải được khuyến khích tập trung vào việc tạo thu nhập cho khu vực nông thôn, tăng số công ăn việc làm, cải thiện các dịch vụ y tế và giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trương, trạm) đồng thời cung cấp các tiện nghi khác cho nông thôn. Thực hiện giải pháp này sẽ có tác dụng 2 mặt: một mặt sẽ có tác động làm giảm cung lao động về lâu dài, mặt khác sẽ tăng cầu tại chỗ, hạn chế di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Đảng và nhà nước ta luôn coi nông nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu không chỉ bởi ý nghĩa kinh tế mà còn là tầm quan trọng xã hội, chính trị. Nhiều chính sách được ban hành, gần đây nhất là nghị quyết hội nghị trung ương 5 khoá 9 về công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đang khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. Nhiều chương trình phát triển, nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước được huy động nhằm mục tiêu này. Đơn cử, chính phủ Việt Nam tích cực hợp tác trực tiếp với ngân hàng thế giới kết quả là đầu tư của ngân hàng thế giới cho phát triển nông thôn Việt Nam đã tăng từ 27% tổng các dự án đầu tư trong giai đoạn 1994-1998 lên 38% trong giai đoạn 1999-2000 với tổng số vốn gần 12 tỉ USD cho các dự án phục hồi thuỷ lợi, tài chính nông thôn, bảo vệ rừng, đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và xoá đói giảm nghèo. * Phát triển toàn diện khu vực nông thôn trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là hình thức sản xuất chính nhưng phải dần chuyển đổi từ hình thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lên sản xuất lớn, tập trung nâng cao năng suất hiệu quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các địa phương, khu vực nào có điều kiện thì tiến tới hình thành các trang trại nông nghiệp, các nông trường lâm nghiệp theo hương cơ khí hoá công nghiệp hoá các hoạt động sản xuất. Phát triển toàn diện nông thôn đồng thời phát triển các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, một mặt tận dụng các lợi thế về nguồn lao động dư thừa và lao động mùa vụ từ khu vực nông nghiệp mặt khác nó có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện, lợi thế về tự nhiên, nguồn nhân lực mà các vùng xác định cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với khu vực nông thôn, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động theo chủ trương “li nông bất li hương”. * Phát triển khai thác các yếu tố tăng việc làm tự thân: Khu vực việc làm tự thân bao gồm những chủ doanh nghiệp độc lập, chủ cửa hàng, cửa hiệu tự hạch toán, người làm thường xuyên và không thường xuyên nghề tự do, các thành viên gia đình…làm việc tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn và nhu cầu hàng hoá và dịch vụ. Việc làm tự thân xuất phát từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động với cường độ lớn, nó bổ sung cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước và của tư nhân do đó việc làm khu vực làm tự thân trong một nước nghèo và đông dân như nước ta cần được thừa nhận và chú ý phát triển. Trong hơn 2 năm qua kể từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực cả nước có hơn 42000 doanh nghiệp và hơn 300000 hộ kinh doanh cá nhân mới đăng kí thu hút thêm 4 tỉ USD tiền vốn đầu tư tạo được 750000 chỗ việc làm mới. Để tạo nhiều việc làm cần tập chung vào các yếu tố cần thiết như: sự mất ổn định thể chế và kinh tế vĩ mô; sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; huy động mọi nguồn lực đặc biệt là vốn, đào tạo chuyên môn kĩ thuật và nâng cao trình độ văn hoá cho các đối tượng trong khu vực việc làm tự thân. * Mở rộng các ngành sản xuất có qui mô nhỏ, lựa chọn các công nghệ sản xuất phù hợp sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp hoá hiện đại hoá có tác động đến việc làm thông qua các chính sách của chính phủ lựa chọn các ngành để phát triển. Nếu lựa chọn phát triển các ngành sử dụng dung lượng vốn cao, kĩ thuật cao đặc biệt là các ngành xuất khẩu thì không có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đang tăng lên. Bởi vậy chiến lược đặt ra sao cho thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở các khu vực truyền thống lẫn hiện đại ở các khu vực nông thôn và đô thị có khả năng tạo việc làm nhiều hơn so với công nghiệp qui mô lớn. Thực hiện chiến lược này có thể bằng 2 cách: trực tiếp thông qua đầu tư và các hình thức khuyến khích của chính phủ và gián tiếp thông qua việc tái phân phối thu nhập cho người nghèo, đây là những đối tượng mà cơ cấu tiêu dùng của họ vừa ít yếu tố nhập khẩu lại vừa sử dụng lao động hơn so với những người giàu. Mặt khác một trong những yếu tố chủ yếu kìm hãm sự thành công của bất kì chương trình tạo công việc làm chính là sự phụ thuộc quá nhiều công nghệ của các nước phát triển. Do đó cần phải giảm bớt sự phụ thuộc này bằng cách phát huy nội lực trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước, trong các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra cũng có thể tập chung phát triển các công nghệ có giá thành thấp, sử dụng nhiều lao động. Nhưng việc sản xuất ngành nghề với công nghệ sử dụng nhiều lao động thường chỉ thu hút những lao động có trình độ thấp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại hoặc có lợi thế xuất khẩu về giá nhân công rẻ. Còn xét về lâu dài thì vẫn phải phát triển các khu công nghiệp cao thu hút lao động có trình độ để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì việc lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động là quan trọng đồng thời bên cạnh đó phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao giải quyết lao động có trình độ cao là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế. b. Nhóm giải pháp về chính sách: * Chính sách về dân số: Qui mô cơ cấu dân số tạo nên cung lao động, và là đối tượng của công tác giải quyết việc làm. Các nhân tố làm tăng giảm qui mô, thay đổi cơ cấu dân số của một địa phương, của một quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của địa phương và quốc gia đó. Để đạt được các chỉ tiêu, giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm 0.05%, tốc độ tăng dân số đến năm 2005 vào khoảng 1.2% nhằm ổn định qui mô dân số ở mức hợp lí (88-89 triệu người vào năm 2010), giải quyết đồng bộ từng bước có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Thực hiên xã hội hoá công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em đặc biệt với sự tham gia của các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, tổ chức đoàn thể là rất quan trọng. Do có sự phân bố không đều và thiếu thống nhất về nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác giữa các vùng trong phạm vi quốc gia đẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở khu vực này trong khi đó lại thiếu lao động ở khu vực khác. Thực hiện phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn từng địa phương cũng như phạm vi toàn quốc là giải pháp quan trọng nhằm thay đổi qui mô cơ cấu dân số, lao động tạo nên sự hợp lí giữa các vùng miền. Chủ trương, chính sách của chính phủ khuyến khích người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn đồng bằng đi làm kinh tế mới một mặt nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mặt khác nhằm khai thác các nguồn lực của đất nước. Nhà nước ngoài việc giúp đỡ vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thì mặt khác nhà nước phải quản lí tốt công tác di dân tránh tình trạng di dân một cách tự phát gây khó khăn cho cả nhà nước và người lao động. * Xuất khẩu lao động và chuyên gia: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước… cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá“ ( Nghị Định 152/1999/NĐ-CP ). Để khắc phục những hạn chế hiện tại và phấn đấu đạt được chỉ tiêu thường xuyên có một triệu lao động làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới cần phải có nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách cũng như về tổ chức cán bộ. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu: Thông thường sau khi kí được hợp đồng xuất khẩu lao động các doanh nghiệp mới bắt đầu thông báo tuyển lao động cho xuất khẩu. Do vậy nhiều khi không đủ số lượng và không đảm bảo chất lượng mặc dù nó phù hợp với khả năng và tư duy của người lao động hiện nay chỉ học tập, rèn luyện khi được tham gia xuất khẩu lao động. Trong thời gian tới cần tích cực đào tạo nguồn nhân lực mang tính đón đầu và dự trữ để xuất khẩu. Cần trang bị cho người học vững vàng các kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, hiểu biết về quan hệ trong nền kinh tế thị trường đồng thời có biện pháp để nâng cao trình độ văn hoá, sức khoẻ, ý thức tổ chức kỉ luật và một số vấn đề khác. Nếu làm tốt công tác trên, khi các doanh nghiệp kí được hợp đông sẽ có nguồn lao động ddax được đào tạo sẵn tại các cơ sở, chỉ cần bồi dưỡng thêm một số vấn đề như luật pháp, phong tục tập quán của nước sở tại là có thể đủ số nguồn lao động để xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhận lao động. Sắp xếp lại doanh nghiệp và tốt công tác tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động: xuất khẩu lao động khác hoàn toàn với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu lao động cần thông qua các doanh nghiệp có đủ điều kiện cần thiết và được phép xuất khẩu. Do đó cần phải sắp xếp lại các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc vĩnh viễn các doanh nghiệp không đủ điều kiện. Các doanh nghiệp này cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần tuyển chọn trực tiếp, không thông qua các đại lí thu gom như thu gom các hàng hoá thông thường vì đây là những người lao động xuất khẩu, đơn vị xuất khẩu lao động phải chăm lo đến người lao động trước trong và sau khi xuất khẩu lao động. Những người được lựa chọn đi xuất khẩu lao động phải là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn, tay nghề, có sức khoẻ, hiểu biết ngoại ngữ, luật pháp, phong tục tập quán của nước đến làm việc. Tích cực khai thác thị trường mới, giữ vững thị trường hiện có: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, củng cố và mở rộng thị trường là một việc khó khăn và phức tạp nhưng cũng là điều kiện quan trọng để xuất khẩu lao động. Để làm tốt công việc này cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền vốn nhằm thu thập thông tin về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động các nước yêu cầu, tình hình tài chính của các doanh nghiệp cần tuyển, phong tục tập quán, luật pháp, tiền công và các khoản thu chi tại các doanh nghiệp, các yếu tố dễ pháy sinh rủi ro…, hiệu quả kinh tế và khả năng rủi ro của thị trường mới khai thác. Cùng với việc khai thác thị trường mới, vấn đề quan trọng trong công tác thị trường cho xuất khẩu lao động là giữ vững các thị trường truyền thống của nước ta như Hàn Quốc, Nhật Bản và gần đây là Đài Loan. Tăng cường công tác quản lí lao động nước ngoài: Khi số lao động ở nước ngoài tăng lên, tăng cường quản lí số lao động này là việc rất quan trọng. Việc quản lí này nhằm khắc phục những rủi ro những vướng mắc liên quan đến người lao động. * Gắn kết giáo dục, đào tạo với công việc làm. Tăng qui mô đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, trong những năm gần đây tạo nên hiện tượng “ người thất nghiệp có học “, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, hoặc không tương xứng với trình độ chuyên môn. Đào tạo chính qui bị giới hạn trước nhu cầu học lớn và tăng nhanh làm cho các hình thức đào tạo tại chức, bằng 2, … mở rộng qui mô với chất lượng đào tạo không cao. Đây là sự biểu hiện của sự kéo dài thời gian học trước sự phát triển không kịp của khu vực công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Kết quả là sự lãng phí xã hội, chi phí cơ hội cao, biến dạng tiền lương của lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Bởi vậy cần có những chính sách tạo ra những cơ hội kinh tế hấp dẫn hơn ở nông thôn, điều chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo đáp ứng các nhu cầu phát triển nông thôn, nhu cầu có nghề để làm việc trong các doang nghiệp Việt Nam và tự tạo việc làm, hơn là định hướng cho sinh viên vào nhu cầu làm việc trong các khu vực hiện đại như hiện nay. Thực hiện được giải pháp này sẽ tránh được những lãng phí không cần thiết, tăng tiềm năng cầu lao động. a. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm: Ngoài cơ chế thị trường là công cụ hữu hiệu để giải quyết việc làm thì không thể thiếu được sự quản lí của Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt đối vơí một thị trường lao động còn sơ khai và kém phát triển như nước ta. Nhà nước quản lí thị trường lao động, quản lí giải quyết việc làm bằng nhiều giải pháp nhưng 2 giải pháp được coi là hữu hiệu và quan trọng đối với nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới là: * Quản lí yếu tố giá cả, tiền lương, phân phối thu nhập và các hình thức tiêu dùng. Đây là giải pháp tác động gián tiếp đến việc làm. Tương quan lao động và vốn trong sản lượng phụ thuộc vào hàm sản xuất và giá cả, do đó cần có các chính sách tài chính hạn chế tăng dung lượng vốn và sử dụng công nghệ đắt không thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó cần kiểm soát tiền lương, chẳng hạn cân nhắc qui định lương cao trong khu vực Nhà nước, bởi vì điều này có thể làm tăng lương trong khu vực khác. Nhìn chung tiền lương trong khu vực thành thị có xu hướng cao hơn nhiều chi phí cơ hội của lao động đang tạo ra sự thiên lệch về sử dụng lao động trong khu vực này. Ngoài ra cần khuyến khích các hình thức tiêu dùng hàng hoá trong nước và các dịch vụ được tạo ra bởi các công nghệ sản xuất cần nhiều lao động, kết quả sẽ làm tăng cầu lao động. Đến lượt mình nhu cầu tiêu dùng chịu sự tác động bởi các hình thức phân phối thu nhập trong xã hội. Các gia đình giầu và trung bình thường có xu hướng thiên về các hàng hoá ngoại nhập có dung lượng vốn cao. Cần có chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nội địa đáp ứng nhu cầu đông đảo của các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, do đó sẽ tăng được cầu lao động. * Nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách nhà nước trong việc giải quyết việc làm bằng việc tiến hành cải cách chính sách thuế cũng như đầu tư khuyến khích phát triển các ngành nghề có thể thu hút được nhiều lao động, khoản chi y tế trong chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân và nâng cao chất lượng lao động. Nhà nước phải bằng các chính sách khuyến khích, đầu tư cơ sở để hướng các hoạt động đầu tư của tư nhân vào các lĩnh vực thông qua đó giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư trực tiếp vào việc đào tạo cơ sở cũng như đào tạo nghề nhằm tạo đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Nâng cao chức năng của các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên trong công tác tạo và giúp đỡ các thành viên tìm việc làm, khuyến khích các đoàn viên, tầng lớp thanh niên đi làm việc ở các vùng miền còn khó khăn thông qua các hội chợ việc làm dịch vụ việc làm hoặc bằng các cuộc phát động như thanh niên xung phong đi làm việc. Giải pháp này được coi là tích cực và có triển vọng trong thời gian tới vì đoàn viên thanh niên sẽ là đội ngũ lao động kế cận và tiên phong trong tương lai của đất nước. Kết luận Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đang được đẩy mạnh, quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá đang được mở rộng, nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao và tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những đòi hỏi lớn về nguồn lực phát triển, trong đó nguồn nhân lực chiếm vị trí hàng đầu. Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động nhất, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững, cho nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội dất nước nói chung con người được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch giải quyết việc làm nằm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nó không chỉ nhằm đưa ra phương án sử dụng tối đa nguồn nhân lực của đất nước mà quan trọng nó còn đưa ra các biện pháp nhằm phát triển toàn diện con người. Kế hoạch nguồn nhân lực một mặt nó là kế hoạch biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịng cơ cấu kinh tế nhưng mặt khác nó là kế hoạch mục tiêu buộc kế hoạch khác phải thực hiện. Với thực trạng về nguồn nhân lực, việc làm của đất nước hiện nay cùng với những đòi hỏi về nguồn nhân lực cho công nghiệp hiện đại hoá thì vấn đề giải quyết việc làm được đặt ra rất cấp bách đòi hỏi toàn xã hội đứng ra giải quyết. Giải quyết việc làm nhằm tạo đề cho tăng trưởng kinh tế còn tăng trưởng kinh tế lại là giải pháp tích cực và quan trọng nhất để tạo việc làm, thu hút lao động vào guồng máy kinh tế góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người lao động. Cùng với các giải pháp khác, giải pháp về kinh tế để giải quyết việc làm nhằm phát triển toàn diện nguồn nhân lực từng bước xây dqựng con người xã hội chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo Niêm giám thống kê 2000. NXB Thống Kê - Hà Nội - 2001 Trần Đình Đàn. Giải quyết việc làm, một nhiệm vụ cơ bản cấp bách hiện nay kinh tế dự báo - 6/1996. TS. Chu Tiến Quang. Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. NXB Nông thôn - Hà Nội - 2001. GS. Viện sỹ Phạm Minh Hạc. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Nhân dân - 7/6/2001. TS. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. NXB Thống Kê - Hà Nội - 2001. Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm đến năm 2000. Kinh tế và dự báo - 9/1998. Giáo trình kinh tế phát triển tập I. NXB Thống kê, Hà Nội - 1998. Nguyễn Khang. Về lao động việc làm ở thành thị thời kỳ 1996 - 2000. Lao động xã hội - 2/1996. Đinh Ngọc Thịnh. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước trong giải quyết việc làm. Nghiên cứu kinh tế - 1/2001. Nolwen Henaf và jean - Y ves Martin. Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới. NXB thế giới - Hà Nội 2001. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam. NXB chính trị quốc gia. PTS. Nguyễn Hữu Dũng và PTS. Trần Hữu Trung. Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. TS. Phạm Quý Thọ. Hiện trạng và giải pháp tăng cầu lao động ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển -2/2002. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3 1.Kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường 3 2.Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội. 4 Chương II: Thực trạng và tình hình thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm ở Việt Nam. 9 1.Phương hướng thực hiện mục tiêu kế hoạch việc làm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. 9 2. Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm kế hoạch 1996-2000 và thực trạng việc làm ở nước ta. 11 Chương III: Mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001- 2005. 19 1.Quan điểm và chủ trương của Đảng về việc làm và giải quyết việc làm 19 2. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005. 19 3. Giải pháp, chính sách giải quyết việc làm thời kì 1996-2000. 24 Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA306.doc
Tài liệu liên quan