Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam

A. LỜI MỞ ĐẦU Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đó và đang được thực hiện ngày càng sâu rộng. Thông qua việc thực hiện chính sách này mà số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Luật pháp nước ta đó cú những quy chế pháp lý riêng để quy định cho những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Chắc chắn một điều là, vỡ cú quốc tịch khác nhau nờn quy chế phỏp lớ hành chớnh của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Bài viết này chúng em xin được đề cập đến vấn đề : Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chớnh của cụng dõn Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1.Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch cũn xỏc định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong nước cũng như nước ngoài. Quy chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân. Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau đây: - Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh tế, văn hóa, xó hội - Quy chế pháp lí hành chính của công dân xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của cụng dõn. - Mọi công dân đều bỡnh đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xó hội, tớn ngưỡng, tôn giáo, trỡnh độ văn hóa, nghề nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đi đôi với nhau, là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân.

doc10 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đã và đang được thực hiện ngày càng sâu rộng. Thông qua việc thực hiện chính sách này mà số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Luật pháp nước ta đã có những quy chế pháp lý riêng để quy định cho những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Chắc chắn một điều là, vì có quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Bài viết này chúng em xin được đề cập đến vấn đề : Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1.Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong nước cũng như nước ngoài. Quy chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân. Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau đây: - Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… - Quy chế pháp lí hành chính của công dân xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân. - Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đi đôi với nhau, là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. - Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn, làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất. - Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép. - Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước. 2. Khái niệm và đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam Theo khoản 5, điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 2008 có quy đinh: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.” Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người nước ngoài cư trú ơ Việt Nam được nhà nước ta quy định trong Hiến pháp và những văn bản pháp luật khác. Quy chế háp lý hành chính của người nước ngoài có những đặc điểm sau: - Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật nước mà họ mang quốc tịch. - Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, côn giáo, nghiệp. - Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. II. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM và LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước: người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không thể có quyền này vì quyền tham gia bầu cử, ứng cử là quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền này đã được quy định trong hiến pháp năm 1992 của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 54: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”. Quyền bầu cử, là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; thông qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Quyền ứng cử cũng là quyền cơ bản của công dân, đây là quyền thể hiện đươc tính chất trực tiếp của việc công dân tham gia vào quản lí nhà nước bằng việc ứng cử vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước mà công dân có thể trực tiếp quản lí, xây dựng đất nước. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền tự do cư trú, đi lại: Điều 68 hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật” Theo quy định này thì công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của pháp luật. Nhưng người nước ngoài không thể tự do đi laị, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể về cư trú, đi lại của người nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa điểm cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí, nếu thường trú tại Việt Nam thì phải đươc cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền cấp thẻ thường trú. Phải trình diện, xuất trình thẻ thường trú với cơ quan cấp thể 3 năm một lần… Người tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích thời hạn đã đăng kí. Tạm trú từ một năm trở lên thì được cấp thẻ tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền. Thẻ tạm trú có thời hạn từ một năm đến ba năm. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự. Điều 44 hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.” Theo như quy định này thì công dân Việt Nam phải làm đầy đủ các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. Đây là nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam và chỉ công dân Việt Nam mới phải thực hiện còn người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải thực hiện nghĩa vụ này họ chỉ thực hiện nghĩa vụ này với quốc gia mà họ mang quốc tịch. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu thêm hình phạt trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam khi vi phạm pháp luật Việt Nam trong các trường hợp cụ thể. Đối với công dân Việt Nam khi vi phạm pháp luật thì phải chịu các hình thức xủ lí cụ thể theo pháp luật nhưng không có hình thức trục xuất. Còn đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì sẽ có trường hợp phải chịu hình phạt trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không mang quốc tịch Việt Nam mà họ mang quốc tịch nước khác tùy theo từng trường hợp mà họ vi phạm pháp luật ở mức độ khác nhau thì họ có thể phải chịu hình phạt trục xuất. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các thành viên những cơ quan đó, thành viên gia đình họ. Quyền ưu đãi miễn trừ được luật Việt Nam ghi nhận phù hợp với điều ước quốc tế mà nhà nước ta kí kết hoặc tham gia vào tập quán quốc tế. Cụ thể các viên chức ngoài giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam, được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính trừ một số trường hợp họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến: bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, thừa kế, hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà họ tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính của họ Tất cả những sự khác nhau trong quy chế pháp lí hành chính về quyền và nghĩa vụ hành chính - chính trị đều là do sự khác biệt giữ một bên là công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam và một bên là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mang quốc tịch một nước khác hoặc không mang quốc tịch. Đối với công dân Việt Nam những người mang quốc tịch Việt Nam đều có những quyền và nghĩa vụ cơ bản mà một công dân có, phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ấy để đảm bảo lợi ích của mình cũng như góp phần xây dựng và bảo về đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Trong khi đó người nước ngoài cứ tại Việt Nam không mang quốc tịch Việt Nam thì không có những quyền và nghĩa vụ đó vì những quyền và nghĩa vụ đó họ đã có với nước họ mang quốc tịch họ chỉ cư trú tại Việt Nam với mục đích làm an sinh sống hoặc theo như công việc nên đương nhiên họ không phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - Quyền lao động : người Việt Nam có quyền tự chọn cho mình nghề nghiệp như mong muốn của chính bản thân họ. Còn người nước nmgoài cư trú ở VN thì mặc dù có quyền lao động nhưng họ không được tự do chọn lựa nghề nghiệp như mong muốn của họ. VD: tổ chức, cá nhân nước ngoài không được thành lập và quản lí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo ộng nhưng không có nghĩa vụ lao động. Lí do tạo nên sự khác biệt này: Đó là đối với người vn thì lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ. Còn đối với người nước ngoài cư trú ở Vn thì họ có quyền lao đông. - Quyền tự do kinh doanh: cả hai đối tượng đều được hưởng tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể thì cũng có sự khác nhau. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam chỉ được kinh doanh trong một số nghành nghề nhất định theo pháp luật Việt Nam. VD: trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thì chỉ có người Việt Nam mới dược thực hiện - Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp : Đây là quyền mà cả hai chủ thể cả người Việt Nam và gười nước ngoài cư trú ở Việt nam đều được hưởng. Tuy nhiên xét về moi khía cạnh thì người VN luôn được ưu tiên hơn. Chính vì sợ nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn bởi những thế lực bên ngoài nên nhà nước đã phải hạn chế quyền tự do kinh doanh trong một số ngành ngề. Với sự phát triển như vũ bão của các nền kinh tế trên thế giới nếu không thắt chặt một số ngành nghề thì sẽ rất nhanh chóng VN sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường của chính mình. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự tiến bộ vượt bậc các nền kinh tế khác sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường của chúng ta không chỉ trong nước mà vươn ra cả thế giới - Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch. Đây là sự khác biệt cơ bản trong lĩnh vực này giữa hai chủ thể. Ngoài nước ngoài thì ko được xây dựng nhà ở ở Việt nam. Nếu muốn phải có sự đồng ý từ phía Việt Nam thì mới được thực hiện. Nói đến đây thì ta ko thể ko nhắc đến quyền thừa kế nhà ở đối với người nước ngoài cư trú ở Việt nam. Theo luật đất đai năm 2003 thì những người này chỉ được hưởng giá trị của phần đất đó chứ ko được nhận quyền sử dụng đất. - Nghĩa vụ đóng thuế : Đây cũng tuỳ vào từng trường hợp mà pháp luật sẽ có những quy định cụ thể.Đối với người nước ngoài cư trú tại VN phải chịu thu nhập thường xuyên chịu thuế và thu nhập không thường xuyên. Trong khi người VN chỉ phải chịu thuế thu nhập thường xuyên. Như ta đã biết người nước ngoài cư trú tai VN ko chỉ chịu sự kiểm soát của hai hệ thống pháp luật. chính vì vậy họ phải chịu cả hai hệ thống thuế từ hai nước. - Nghĩa vụ lao động công ích : Đây là nghĩa vụ chỉ dành cho người Việt Nam. Đây là sự đóng góp cho đất nước nên ko liên quan gì đến người nước ngoài. - Nghĩa vụ tham gia xây dựng công trình công cộng : đây trách nhiệm chỉ đặt ra đối với công dân Việt Nam. Họ tham gia đóng góp rùi sau đó nhằm phục vụ chính bản thân họ. người nước ngoài khi đó họ sẽ phải trả tiền cho việc sử dụng đó. - Nghĩa vụ khắc phục hậu quả thiên tai : chỉ có công dân Việt nam mới phải thực hiện nghĩa vụ này còn người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì không phải thực hiện. Hầu hết các nghĩa vụ này thì người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có thể có hoặc không thực hiện nhưng người Việt Nam thì bắt buộc. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Văn hóa – Xã hội Các quy chế pháp lí hành chính trong lĩnh vực văn hóa – xã hội - Quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – xã hội được quy định rõ ràng và cụ thể ở chương III (từ điều 30 đến điều 43) Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) bao gồm các vấn đề về văn hóa, giáo dục, sức khỏe, khoa học, công nghệ. - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: người nước ngoài và con em họ cũng được hưởng các quyền và nghĩa vụ trong giáo dục, trong hoạt động thông tin văn hóa, quyền kết hôn, quyền được bảo hộ trong công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quyền khám chữa bệnh và hưởng các chế độ bảo trợ xã hội… Qua tìm hiểu các quy chế trên, chúng em nhận thấy có những sự khác biệt cơ bản trong lĩnh vực văn hóa – xã hội như sau : - Tuy công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đều có quyền học tập tại Việt Nam và được tuyển sinh, quản lí theo quy chế của Việt Nam nhưng công dân Việt Nam được tự do học tập, tự do lựa chọn ngành học, cấp học…(nếu đủ tiêu chuẩn) còn người nước ngoài cư trú ở Việt Nam không được theo học ở một số trường đại học, trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các trường có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Nếu có việc tiếp nhận, quản lí đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cơ yếu Chính phủ, Học viện chính trị - hành chính quốc gia thì phải thực hiện theo qui định riêng của pháp luật. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục, quyền của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam bị hạn chế và phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn công dân Việt Nam. Có sự khác biệt như vậy là bởi để đảm bảo bí mật an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, công dân Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, chịu trách nhiệm pháp lí khi có những hành vi xâm hại di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nhà nước lại không có quy định người nước ngoài có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Bởi vì, các di sản văn hóa dân tộc thể hiện nét văn hóa riêng và mang những ý nghĩa to lớn cho con người của dân tộc ấy. Còn đối với những người nước ngoài, ý nghĩa của các di sản văn hóa đối với họ không nhiều đôi khi, những di sản đấy được họ sử dụng với mục đích xấu nhằm chống phá nhà nước ta. Vì thế nên quy chế pháp lý của công dân Việt Nam với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có điểm khác nhau như vậy. III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, nguyên nhân chính là xuất phát từ vấn đề quốc tịch. Những người mang quốc tịch Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn trong một số quyền nhất định và sẽ phải gánh vác nhiều nghĩa vụ hơn so với người không mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những quyền và nghĩa vụ mà người không mang Quốc tịch Việt Nam có mà người Việt Nam lại không có. Luật pháp Việt Nam đã có những quy định cho những vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó nhóm em nhận thấy vẫn còn một số bất cập như : - Quy định của pháp luật đôi khi còn chưa cụ thể và chặt chẽ, đôi khi lại chồng chéo giữa các quy định. Ví dụ như đối với vấn đề buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài lao động trên lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép lao động. Trong quy định này có nói đến hình thức buộ xuất cảnh nhưng pháp luật về xuất nhập cảnh hiện hành không quy định hình thức “buộc xuất cảnh”. - Việc xử lý vi phạm của người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam còn liên quan đến luật pháp của nước người đó mang quốc tịch nhưng sự liên kết của Việt Nam với nước khác trong việc xử lý vấn đề này chưa cao. Đôi khi có những mâu thuẫn giữa luật pháp hai nước mà phía Việt Nam không có cách khắc phục. 2. Kiến nghị Nhóm em có một số kiến nghị như sau về quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam như sau nhằm hoàn thiện hơn những quy chế này. - Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thế nên Việt Nam cần tạo điều kiện hơn cho người nước ngoài đến Việt Nam cư trú kinh doanh. Cụ thể là trong các quy chế pháp lý nên thoáng hơn, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp, người nước ngoài trong việc lựa chon hình thức kinh doanh. - Các quy chế hành chính về xử phạt đối với người nước ngoài nên cụ thể hơn, chính xác hơn và xử phạt cần có mối liên hệ chặt chẽ hơn với nước mà người bị xử phạt mang quốc tịch. C. KẾT LUẬN Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn kinh doanh ngày một nhiều. Thế nên, quy chế pháp lý hành chính quy định cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là rất cần thiết. Qua phân biệt quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam không những có thể biết được công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có những quy chế pháp lý hành chính nào, mà qua đó chúng ta còn nhận ra được Đảng và Nhà nước ta có những ưu tiên như thế nào đối với công dân Việt Nam và nó còn mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công dân với nhà nước không những chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Qua đó còn thể hiện được chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT402.DOC