Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ . Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục và hầu như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề đạt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu qủa là một thách thức không nhỏ. Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá, phát triển lên tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ( năm 1996). Tới nay , sau hơn 20 năm đổi mới , kinh tế nước nhà đã đạt được nhiều thành tích đáng kể nói chung và về kinh tế quốc tế nói riêng . Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam , chỉ từ năm 1988 đến năm 2007 đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ , với Tổng số dự án là 8,058 dự án , vốn đầu tư ước đạt 72 nghìn tỷ , số vốn điều lệ đạt 31 nghìn tỷ và vốn đầu tư thực hiện là 30 nghìn tỷ với 65 tình thành địa phương có được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư khổng lồ đó ( Nguồn : cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch – Đầu tư ) . Đi kèm với kết quả thu hút FDI khả quan đó là những thành quả đáng kể của hoạt động xuất khẩu của nước ta những năm vừa qua . Một thực tế dễ nhận thấy đó là hầu hết những dự án đầu tư FDI vào Việt Nam đều tập trung vào những khu công nghiệp , khu chế xuất , sản xuất chủ yếu các sản phẩm thô , qua đó xuất khẩu ra ngoài nước , tiêu biểu là dự án đầu tư 1 tỷ USD của tập đoàn điện tử Intel .Có thể nói, hoạt động thu hút đầu tư FDI một phần nào đó cũng đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển , với những thành tịu còn khiêm tốn nhưng hoạt động xuất khẩu đã , đang khẳng định vị trí quan trọng mình trong kinh tế quốc tế nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung . Đạt được những thành quả như hiện nay không thể không kể đến các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế từ phía chính phủ cũng như từ bản thân các doanh nghiệp Việt Nam . Các giải pháp đó ngày càng cho thấy những hiệu quả rõ rệt trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Với đề tài này em mong muốn được thấy rõ hơn động lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI nhằm đẩy mạnh hơn , phát triển hơn nền Xuât khẩu của Việt Nam.Qua quá trình nghiên cứu sơ bộ này , em mong muốn sẽ phát triển lên nghiên cứu sâu hơn vào một lĩnh vực , một ngành thế mạnh nào đó của Việt Nam . Từ đó em chọn đề tài “Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam” Dù còn nhiều nhiều bất cập và hạn chế nhưng những giải pháp từ phía chính phủ và cách doanh nghiệp của Việt Nam đưa ra cũng có những hiệu quả đang kể  Phương pháp nghiên cứu Đề tài này em sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp phân tích số liệu qua đó đưa ra những nhận định mang tính chủ quan , kết hợp tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và các báo , đài , tạp chí . Từ đó mang đến những nhận xét khách quan nhất về vấn đề mà đề án đưa ra  Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 phần riêng biệt ã Chương I : Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và Thương Mại quốc tế 1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 1.1.1 Khái niệm vế đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 1.1.2 Đặc điểm 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2 Lý luận chung về Xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu 1.2.2 Vai trò của Xuất khẩu trong Thương Mại quốc tế cũng như trong nền kinh tế quốc dân 1.2.3 Đặc trưng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu ã Chương II : Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI , Xuất khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam 2.1 Thực trạng thu hút FDI tạ Việt Nam 2.1.1 Về quy mô vốn đầu tư : Vốn đăng ký , vốn thực hiện trên 1 dự án và vốn bình quân 2.1.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành 2.1.3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 2.2.1 Đối với tăng kim ngạch xuất khẩu 2.2.2 Đối với mở rộng thị trường 2.2.3 Đối với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 2.2.4 Đối với chất lượng hàng xuất khẩu 2.3 Đánh giá chung về về vai trò của FDI đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ã Chương III : Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

doc33 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước. Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn của tư nhân do có chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi,lỗ. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3.1. Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế. Xét về lâu dài thì đây là nhân tố quan trọng nhất để xác định triển vọng thu hút và hiệu quả sử dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài không tự chảy vào các nước đang phát triển nếu như triển vọng và năng lực phát triển nền kinh tế không sáng sủa và lâu bền. Một năng lực tăng trưởng kinh tế là sự ổn định chính trị kinh tế xã hội, một cơ cấu thích hợp và năng động cao, có lợi thế so sánh của đất nước lớn, có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật cao. Thật vậy, năng lực phát triển có vai trò nổi bật trong việc thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó có nghĩa là nếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng một cách có hiệu quả thì khả năng nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn. Khi đó cơ hội tăng trưởng nhanh , vững chắc của quốc gia đó càng trở nên hiện thực và năng lực thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng cao hơn. 1.3.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là sự ổn định các yếu tố của nó và gắn liền với năng lực tăng trưởng. Sự ổn định đó sẽ kiểm soát nhịp độ tăng trưởng nhanh và lâu bền và sẽ không gây ra một trạng thái "quá nóng" trong đầu tư. Một số yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan tới vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là: Yếu tố lạm phát và ổn định tiền tệ: Yếu tố này là tiêu chuẩn số một để có thể ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Việc ổn định lạm phát và giá trị tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến đồng vốn của đầu tư nước ngoài. Một thực tế rằng lạm phát và giá trị tiền tệ luôn ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với nhu cầu và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á vừa qua và gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế của 1 cường quốc kinh tế - Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung là một bài học thực tiễn cho vấn đề này. Lãi suất: Về lý thuyết mức lãi suất của nước tiếp nhận vốn đầu tư cao so hơn với lãi suất quốc tế thì sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài càng mạnh. Với lãi suất cao còn có tác dụng căn bản là cho phép huy động được nhiều vốn trong nước lớn. Đây là nguồn vốn đối ứng trong nước cực kỳ quan trọng để thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn. Lãi suất cao và ổn định luôn đi kèm với tâm lý thoải mái và xu hướng đầu tư của không chỉ ngoài nước mà cả những nhà đầu tư trong nước . Tuy nhiên nó luôn có tác động 2 chiều qua lại với nhau . Tỷ giá hối đoáii: Tỷ giá hối đoáii tác động lớn tới sức hấp dẫn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thấp làm tăng xuất khẩu, từ đó làm tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Mặt khác tỷ giá hối đoái thấp tức là giá trị đồng tiền trong nước giảm so với ngoại tệ, điều này làm cho giá hàng nhập khẩu đắt và giá hàng xuất khẩu rẻ. Nếu kéo dài tình trạng này thì trong dài hạn nó làm tổn hại đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó nó ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng cú hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy một tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ tạo khả năng thúc đẩy xuất khẩu, nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và từ đó nó có vai trò trực tiếp to lớn tới huy động và sử dụng thật sự có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế: tình trạng nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn. Thật vậy, nếu một nền kinh tế mà nợ nước ngoài nhiều và cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên bị thâm hụt thì khả năng trả nợ sẽ thấp và hàng năm nước đó phải trích ra nhiều nguồn lực để trả nợ, do đó phần thặng dư dành cho đầu tư sẽ rất ít ỏi. Thật sự, là không có một công ty nước ngoài nào lại muốn đầu tư vào nơi ít có khả năng thu hồi vốn. 1.3.3. Các chính sách quốc tế. Các chính sách kinh tế của nước chủ nhà có tác động rất lớn đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì các chính sách này sẽ điều chỉnh, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Một số chính sách tiêu biểu liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài là: Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, ưu đãi về thuế có tác động rất lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo lý thuyết nếu mức lãi suất trong nước cao thì khả năng hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao và ngược lại. Chính sách thương mại: Chính sách này ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hỳt đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là chính sách ngoại thương. Mức thuế nhập khẩu cao, Quota xuất khẩu thấp sẽ cản trở rất mạnh tới lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó, sẽ cản trở tính hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. 1.3.4. Môi trường pháp lý. Yếu tố này cú thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài trên nước sở tại. Một điều tất nhiên nếu nước chủ nhà không đảm bảo về quyền sở hữu tài sản, môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ chẳng có nhà đầu tư nước ngoài nào giám vào nước họ. Dễ nhận thấy rằng, môi trường pháp lý thuận lợi an toàn hơn cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì khả năng thu hút vốn càng cao. Lý luận chung về Xuất khẩu hàng hóa 2.1. Khải niệm về xuất khẩu Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế có một cách hiểu khác nhau về khái niệm xuất khẩu Trước đây hoạt động thương mại quốc tế chưa phát triển , xuất khẩu được hiểu là “hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước và bán ra nước ngoài” . Cách hiểu này về xuất khẩu hiện nay không còn phù hợp nữa , khái niệm này chỉ rõ đối tượng của xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ , được giới hạn là hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước ,phần hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và bán cho nước khác chưa được đề cập trong khái niệm này . Trong lý luận thương mại quốc tế ngày nay xuất khẩu là việc hàng hóa , dịch vụ được bán ra khỏi biên giới hoặc cho người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của nước sở tại , và đều nhằm mục đích thu lại ngoại tệ . Khái niệm này đã chỉ rõ hoạt động xuất khẩu không đơn thuần là việc đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác mà còn bao gồm hoạt động bán hàng hóa dịch vụ cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại . Hoạt động xuất khẩu trong thương mại quốc tế ngày nay gồm nhiều hoạt động khác nhau ( chủ yếu là xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình , xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình , gia công thuê cho người nước ngoài và thuê nước ngoài gia công , tái xuất khẩu , chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ ……….) Nhưng xét cho cùng thì hoạt động xuất khẩu đều dựa trên một cơ sở chung , đó là hoạt động mua bán , trao đổi hàng hóa . Và với một mục địch chung là khai thác lợi thế của từng vùng , từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế . 2.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế , xu hướng hội nhập kinh tế đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới . Các quốc gia nếu không muốn bị đào thải buộc phải tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Do đó hoạt động xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới , và đặc biệt với một quốc gia đang phát triển và ngày càng đi lên như Việt Nam ta . Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế . Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu “ Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại “ . Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn : xuất khẩu , đầu tư nước ngoài , vay vốn , viện trợ , thu từ hoạt động du lịch , các dịch vụ có thu ngoại tệ , xuất khẩu lao động ...và xét cho cùng thì xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu . Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển . Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho Sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.vì có nhiều thị trường => Phân tán rủi ro do cạnh tranh . Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất ,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất . Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân . Xuất khẩu làm tăng GDP , làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân , từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa => nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế , nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu , xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu =>Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng . 2.3 Đặc trưng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Lê Nin đã nhận xét:" không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được". Nước ta và một số nước khác đã có lúc xem vấn đề độc lập kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính chất tự cung tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài. Thực tế đã chỉ ra rằng không có một quốc gia nào có thể đề ra một mục tiêu đầy tham vọng như vậy. Bởi vì không có quốc gia nào dù giàu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc lại xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp tốn kém về cả vật chất và thời gian. Đất nước ta cũng vậy, chúng ta nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của xuất khẩu, quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động. Đảng ta xác định phải thực hiện 3 chương trình: Lương thực - Thực phẩm ; Sản xuất hàng tiêu dùng , và Sản xuất hàng xuất khẩu . Đến nay, sau 20 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc dân và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của đảng và nhà nước , hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới . Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu trong những năm qua của Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%, được xếp vào mức cao nhất thế giới (xấp xỉ Trung Quốc).Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) 24% năm 1991, đến nay xuất khẩu đã chiếm gần 50% (2002). Nếu như năm 1992 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 2tỷ USD thì đến năm 2002 đã đạt 16,5 tỷ USD, gấp gần 8 lần so với năm 1992. năm 2003 đạt khoảng 20 tỷ USD nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 8 năm(1996-2003) đạt 17,5%/năm; gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN … Có thể nói trong 20 năm đổi mới xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành trụ cột của nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu, xuất khẩu cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như : giải quyết công ăn viẹc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển sang kinh tế thi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của thị trường thế giới. 2.4. Các nhân tố ảnh hướng đến xuất khẩu 2.4.1. Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn , chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu . Trong đó có thể xét đến những yếu tố cơ bản như : Nhu cầu của thị trường về sản phảm được xuất khẩu : những sản phẩm được xuất khẩu phần nào đó thể hiện được nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu . Đối với thị trường nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu , những hàng hóa đó không phụ thuộc vào thu nhập , cơ cấu dân cư , thị hiếu … Khi nhu cầu cao thì cầu về số lượng của hàng hóa thiết yếu có thể giảm nhưng trong đó cầu về hàng hóa thiết yếu có chất lượng cao có xu hướng tăng lên ( ở các nước phát triển : Nhật , Châu Âu , … ) và ngước lại . Nguồn cung những sản phẩm xuất khẩu cùng loại cũng là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu . Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về các khả năng xuất khẩu của từng loại sản phẩm của mình cũng như khả năng của đối thủ cạnh tranh . Trên thị trường thế giới các sản phẩm hàng hóa rất đa dạng và phong phú , nhu cầu về hàng hóa nhiều lúc cũng có thay đổi nên có thể dẫn tới dư cung , điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu . Giá cả là một yếu tố quan trong , là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường . Có thể cầu đối với các hàng hóa thiết yếu ít biến động nhưng đối với những sản phẩm mang tính chất đặc thù của từng quốc gia thì giá có quyết định khá lớn trong vấn đề xuất khẩu. 2.4.2.Nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố về cơ sơ vật chất : đó là hệ thống vận chuyển , kho tàng , bến bãi , hẹ thống thông tin liên lạc … Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng và kịp thời , đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất , tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông . Các nhân tố về kỹ thuật , công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biết quan trong trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo . Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ đáp ứng phần tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm xuất khẩu … 2.4.3.Các nhân tố về chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu . Trong điều kiện hiện nay , các doanh nghiệp mới giam gia thị trường xuất khẩu rất cần sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước . Đặc biệt hiện nay là khả năng marketing tiếp cận thị trường , sự am hiểu luật kinh doanh , khả năng quản lý của doanh nghiệp , còn hạn chế , vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý , cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng . Hơn nữa hiện nay xuất khẩu góp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn , từ đó yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích sao cho thật thoảng đáng và hợp lý Chương II Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI , Xuất khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam Hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian từ 1988 – 2007 có thể được chia làm bốn thời kỳ.  1988-1990: Thời kỳ khởi đầu của FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư.  1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện.  1998-2000: FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999. Vốn FDI thực hiện trong thời gian này chỉ đạt bình quân trên 2,3 tỷ USD/năm  2001-2007: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Tổng FDI (gồm cả vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) đạt 4,2 tỷ USD năm 2004; và 6,34 tỷ USD năm 2005, và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007 thì tổng số dự án đã là 1045 với Tổng vốn đầu tư là 8.290.847.320 và số vốn điều lệ là 3.356.602.593 – cao nhất từ trước đến nay. FDI đăng ký tăng bình quân một năm trong giai đoạn 2001-2005 gần 18,8%/năm, nhưng giai đoạn 2005 – 2007 cá biệt tăng gần 30%/năm , FDI thực hiện tăng bình quân 8,2%/năm. Có nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, dự án công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại tạo nên nét mới cho chất lượng của dòng FDI vào Việt Nam. UNCTAD (2005a, tr25) xếp Việt Nam vào nhóm nước có cả chỉ số FDI performance và chỉ số FDI potential đều cao (nhóm Front-runners), cùng nhóm với Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore; còn Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia không được vào nhóm này.  Để tiếp tục duy trì những con số khả quan đó thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng góp một phần quan trọng . Xét trên quy mô đầu tư như vốn đầu tư , vốn thực hiện trung bình trên một dự án hay xét trên cơ cấu đầu tư theo ngành và vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ ràng hơn thực trạng của việc thu hút FDI tại Việt Nam Về quy mô đầu tư Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài thì từ khi đổi mới kinh tế đến nay ( 1988 – 2007 ) đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số dự án là 8.058 dự án , với tổng số vốn đầu tư là 72.859.018.728 Vnđ với số vốn điều lệ là 31.520.417.166 Vnđ và số vốn đầu tư thực hiện 30.960.427.253 Vnđ ( tinh đến ngày 22/9/2007 – Chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) .Trong đó 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng số vố đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn quốc , Singapo , Đài Loan , Nhật Bản , Hồng Kông , BritishVirginIslands , Hoa Kỳ , Hà Lan , Pháp , và Malaysia với 6.368 dự án , tổng vốn đầu tư 58.244.791.059 Vnđ chiếm 79,94% trên tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ .Số liệu cụ thể như bảng 1 dưới đây STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 1 Hàn Quốc 1635 11.031.981.480 4.485.860.828 2.946.299.316 2 Singapore 525 9.653.969.313 3.484.068.443 4.068.670.960 3 Đài Loan 1719 9.221.386.272 4.097.010.451 3.172.661.393 4 Nhật Bản 891 8.718.148.784 3.719.730.419 5.212.104.693 5 Hồng Kông 424 5.594.155.834 2.071.628.804 2.326.116.755 6 BritishVirginIslands 319 4.649.089.348 1.785.379.278 1.443.541.373 7 Hoa Kỳ 354 2.598.399.428 1.312.510.106 784.685.807 8 Hà Lan 81 2.562.037.747 1.466.201.843 2.241.936.514 9 Pháp 190 2.396.201.335 1.450.237.390 1.152.943.846 10 Malaysia 230 1.819.421.518 849.355.234 1.136.165.492 Bảng 1 : 10 Quốc gia có tổng số dự án FDI nhiều nhất vào Việt Nam Tuy nhiên , đầu tư FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2008 lại có sự thay đổi đáng kể , kể cả về tổng số vốn thu hút đầu tư và số dự án mới được đăng ký . Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 8 tháng đầu năm nay, cả nước đã thu hút 47,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (gồm cả vốn cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm), tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và vượt 3 lần so với kế hoạch của cả năm 2008. Kết quả này đã vượt qua tất cả những kỷ lục và cả những dự đoán được xem là lạc quan nhất về nguồn vốn FDI vào nước ta trong năm nay. Cụ thể, trong số 772 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, vốn đăng ký tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với 23,6 tỷ USD, chiếm 50,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 22,5 tỷ USD, chiếm 48,6% và 0,5% số vốn còn lại thuộc về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Về đối tác đầu tư, Đài Loan tiếp tục đứng đầu danh sách 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 112 dự án cùng với số vốn 8,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp sau Đài Loan là Nhật Bản với 78 dự án cùng 7,2 tỷ USD; Malaysia với 29 dự án cùng 6,2 tỷ USD… Điều thú vị là, nếu trước đây xuất hiện nhiều hình thức đầu tư khác nhau, thì từ đầu năm đến nay các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài (585 dự án, vốn đăng ký 29,7 tỷ USD), chiếm 64,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, dự án có vốn đăng ký có giá trị lớn ngày càng tăng, tiêu biểu như: Dự án gang thép Hưng Nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư có số vốn gần 7,9 tỷ USD tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) và liên doanh giữa Công ty Lọc dầu Nghi Sơn với các tập đoàn của Nhật Bản và Kuwait với số vốn 6,2 tỷ USD tại Thanh Hoá. Bên cạnh số dự án và vốn đăng ký đầu tư tăng, những tháng đầu năm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn FDI đều tăng. 8 tháng qua, các DN đầu tư nước ngoài đã góp vốn thực hiện ước đạt 8 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của các DN đầu tư nước ngoài trong 8 tháng ước đạt 30,4 tỷ USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 19,2 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ; nộp ngân sách ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ. Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm nay, khối DN đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm khoảng 18.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực này đến thời điểm hiện tại lên 1,4 triệu lao động, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2007. Với những gì đã diễn ra, nhiều người tin rằng, mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ đạt trên 50 tỷ USD và con số 10 – 12 tỷ USD giải ngân trong năm nay là hết sức lạc quan. Về cơ cấu đầu tư theo ngành Có thể nói rằng đầu tư FDI vào Việt Nam gần đây luôn luôn có những tín hiệu tươi sáng và rất khả quan . Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1988 đến 22/09/2007, tổng số dự án FDI vào ngành Công nghiệp và Xây Dựng là 5.348 dự án,với tổng vốn đầu tư là 44.784.367.541 với tổng vốn điều lệ là 19.111.177.100 và tổng vốn đầu tư thực hiện là 21.250.062.971 .Trong đó , số dự án nhiều nhất là đầu tư vào các ngành Công nghiệp nặng với 2307 dự án ,với 22.595.924.916 được đăng ký vốn đầu tư và tổng số vốn thực hiện nhiều nhất chỉ đạt 7.331.881.749 . Tiếp theo đó là những ngành công nghiệp nhẹ với 2289 dự án với Vốn đầu tư là 12.151.951.867 và số vốn đầu tư thực hiện khiêm tốn là 3.655.337.494 . Còn với ngành công nghiệp thực phẩm và xây dựng thì tổng số dự án là 761 dự án với tổng vố đầu tư là 7.890.478.943 nhưng số vốn thực hiện chỉ đạt 4.423.978.425 .Một thực tế dễ dàng nhận ra là tổng số vốn đầu tư FDI vào các ngành Công nghiệp Việt Nam là rất lớn , chiếm tỉ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư FDI nhưng vốn thực hiện chỉ dừng lại ở con số 40% vốn đầu tư . Tuy nhiên điều đó không lặp lại trong nền Công nghiệp dầu khí , số dự án đầu tư từ 1988 đến 2007 chỉ đạt 36 dự án với tổng vốn đầu tư là 2.146.011.815 nhưng vốn thực hiện thì gấp hơn 2 lần , đạt 5.828.865.303 . Số liệu được trích dẫn từ bảng 2 dưới đây STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện I Công nghiệp và xây dựng 5.348 44.784.367.541 19.111.177.100 21.250.062.971 CN dầu khí 36 2.146.011.815 1.789.011.815 5.828.865.303 CN nhẹ 2289 12.151.951.867 5.526.964.816 3.665.337.494 CN nặng 2307 22.595.924.916 8.664.260.599 7.331.881.749 CN thực phẩm 295 3.455.986.533 1.533.323.940 2.203.981.216 Xây dựng 421 4.434.492.410 1.597.615.930 2.219.997.209 II Nông, lâm nghiệp 903 4.246.675.825 1.979.672.763 2.081.771.352 Nông-Lâm nghiệp 778 3.875.557.666 1.804.338.882 1.913.735.851 Thủy sản 125 371.118.159 175.333.881 168.035.501 III Dịch vụ 1.807 23.827.975.362 10.429.567.303 7.628.592.930 Dịch vụ 896 2.114.197.936 916.675.100 444.916.320 GTVT-Bưu điện 203 4.274.047.923 2.743.987.098 737.698.632 Khách sạn-Du lịch 213 5.544.752.832 2.313.006.024 2.509.336.180 Tài chính-Ngân hàng 64 840.150.000 777.395.000 762.870.077 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 264 1.192.733.662 532.797.694 403.261.809 XD Khu đô thị mới 8 3.227.764.672 894.920.500 282.984.598 XD Văn phòng-Căn hộ 134 5.483.303.791 1.822.841.290 1.907.957.984 XD hạ tầng KCX-KCN 25 1.151.024.546 427.944.597 579.567.330 Tổng số 8.058 72.859.018.728 31.520.417.166 30.960.427.253 Bảng 2 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 – 2007 ( tính tới 22/9/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) Xét trên phương diện tổng quát thì mặc dù FDI vào khối ngành Công nghiệp và Xây dựng được trú ý và tập trung thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp FDI thì khối ngành Dịch vụ cũng là một khu vực thu hút được nhiều vốn , với 1807 dự án , với 23.827.975.362 tổng vốn đầu tư và số vốn thực hiện chỉ đạt 30% là 7.628.592.930 , chiếm 31% tổng số vốn đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến 2007 . Chỉ chiểm 6% trong tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nhưng số vốn thực hiện đạt hơn 50% , cao nhất trong 3 khồi ngành chính , Nông , Lâm nghiệp chỉ thu hút được 903 dự án kể từ năm 1988 đến 2007 với 4.246.675.825 vốn đầu tư , nhưng lượng vốn thực hiện đạt 2.081.771.352 , số liệu được trích dẫn từ bảng 2 và biểu đồ hình 3 dưới đây Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam Đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng , nguồn vốn đầu tư FDI thực sự là một nguồn vốn quan trọng , một nguồn vốn vô cùng cần thiết để xây dựng , cải tạo đất nước đi lên . Vai trò của FDI ngày càng thế hiện rõ rệt đối với nền kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước ta cũng như nhiều nước khác đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế. FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết cac nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đên tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột pá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luông vốn này có lợi thé hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và dôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn. Chuyển giao và phát triển công nghệ: FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình thức: Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting. Nhìn chung, các TNCs rât hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạch tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt trước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vây, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sỏ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong qúa trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của minh. Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuát, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sông thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rât lớn dến tốc độ tăng trưởng. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hang háo dịch vụe từ các nhà sản xuất trong nước, hoạc thuê họ thông qua các hợp đông gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra viẹc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao đọng như ngành may mặc, điện tử, chế biến. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối vơí phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết biết giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiém thức có bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài). FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các khoá học chính quy, không chính quy, và hoc thông qua làm. Tóm lai, FDI đem lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Đât là mọt tác dộng kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao đông, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đỗi với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó. Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh té. Mối quan hệ này được thể hiện ở các khía cạnh” xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất; nhập khẩu bổ sugn các hàng hoá, dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi vi, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và giao hàng đúng hẹn. Liên kết các ngành công nghiệp Liên kết giữa các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá trị hàng hoá (tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào), dịch vụ trao đổi trực tiếp từ các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà. Việc hình thành các liên kết này là cơ sở quan trọng để chuỷen giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. Cụ thể: Qua các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất và mẫu mã hàng hoá…). Sau một thời gian nhât định các doanh nghiệp trong nước có thể tự xuất nhập khẩu được. Các tác động quan trọng khác Ngoài những tác động kể trên, FDI còn tác động đáng kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như: chất lượng môi trường, cạnh tranh và độc quyển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài, nhất là trong các ngành khai thác và chế tạo, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy các TNCs rất chú trọng và tích cực bảo vệ môi trường hơn các công ty nội địa. Bởi vì, quy trình sản xuất của họ thường được tiêu chuẩn hoá cao nên dễ đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước chủ nhà. Hơn nữa, các TNCs thường có tiềm lực tài chính lớn do đó có điều kiện thuận lợi trong xử lý các chất thải và tham gia góp quỹ, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường. FDI tác động mạnh đến cạnh tranh và độc quyền thông qua việc thêm vào các đối thủ cạnh tranh hoặc sử dụng sức mạnh của mình đẻ khống chế thị phần ở nước chủ nhà. Từ thúc đẩy cạnh tranh, FDI góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ có FDI, cơ cấu nền kinh tế của nước chủ nhà chuyển dịch nhanh chóng theo chiều hưóng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nôngnghiệp, khai thác trong GDP. FDI là một trong những hình thức quan trọng của các hoạt động kinh tế đối ngoại và nó có liên quan chặt chẽ đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các quốc gia, do đó sự phát triển của lĩnh vực này thúc đẩy sự hoà nhập khu vuẹc và quốc tế của nước chủ nhà. Vai trò của FDI đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì có một kết quả thực tế là : Chỉ có 31% nguyên liệu sản xuất các DN FDI hiện đang sử dụng được mua từ các DN trong nước, còn lại phần lớn là nhập khẩu hoặc mua lại từ các DN FDI khác. Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép; 28% ximăng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống... Trong năm năm 2001-2005, xuất khẩu của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 33,8 tỉ USD, chiếm trên 33% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô, tỉ lệ này đạt gần 55%. Khu vực FDI chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chương III Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng, lợi thế lớn để phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế, tập chung nhiều các ngành nghề đa dạng và phong phú, là đấu mối giao thông quan trong của khu vực , là cửa ngõ vào nối liền giữa Châu Á và Thái Bình Dương. Việt Nam đang trong quá trình cải tạo , xây dựng và không ngừng đổi mới , các khu đô thị, khu công nghiệp mới ngày càng phát triển , trải khắp chiều dài đất nước. Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, thị trường chứng khoán, tiền tệ, môi giới, giao dịch thương mại, tư vấn đầu tư, tài chính,... có khả năng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều tiềm năng về lao động, đất đai chưa được khai thác triệt để, nhất là khu vực ngoại thành. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần có kế hoạch thu hút và phân bổ vốn FDI nhằm khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, lao động và những lợi thế sẵn có của đất nước Để phát huy hết tiềm năng, Việt Nam cần có một nguồn vốn rất lớn mà nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước thì chưa đủ, phải có các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một động lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ XXI. Công tác tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất phức tạp, đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có các bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. Đồng thời phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp chính quyền, tạo lên sự thống nhất trong hành động toàn dân. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát huy nội lực của mình thông qua việc huy động các nguồn vốn dư thừa trong dân , nhằm tăng cường liên doanh và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Từ quan điểm “coi vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn bên ngoài là quan trọng” đến “phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là một bước tiến lớn trong đường lối chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Khi tiến hành khai thác và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta cần có những nhìn nhận đúng về nguồn vốn này, đặc biệt cần xem xét vai trò và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế nước ta . Quán triệt tinh thần mà Đảng và Chính phủ đã đề ra trong “Định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm” . “ Thủ tướng Phan Văn Khải vừa ban hành 3 quyết định về phương hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Nam và miền Trung đến 2010 tầm nhìn đến 2020. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ xuất khẩu bình quân đầu người... Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Theo quyết định của Thủ tướng, vùng sẽ phải tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khảng 23-24% vào năm 2010 và 28-29% vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 447 USD lên 1.200 USD năm 2010 và 9.200 USD năm 2020. Vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, thép chất lượng cao... Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, một loạt dự án xây dựng sẽ được phê duyệt gồm các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ninh Bình, đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô... Hà Nội có nhiệm vụ đưa công nghiệp, đặc biệt các sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành, còn Hải Phòng có thể tăng quy mô dân số nội thị vào năm 2010 lên đến 750.000-900.000 người. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An cần đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 ở mức 1,2 lần, tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 1.493 USD năm 2005 lên 3.620 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020. Khu đô thị tổng hợp ở Tây Bắc TP HCM, trung tâm đào tạo chất lượng cao ở Bình Dương, Vũng Tàu... sẽ được đầu tư xây dựng. Theo quy hoạch, các tỉnh thành phố khu vực này sẽ tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản có tầm cỡ quốc tế. Hệ thống cảng biển được chú trọng để tiến tới đảm nhận 30-40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng. Khu kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định có mục tiêu tăng tỷ lệ đóng góp GDP của cả nước từ 5% hiện nay lên 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào 2020, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD năm 2010 và 2.530 USD năm 2020. Các khu kinh tế mở Chu Lai, Nhơn Hội , Dung Quất sẽ đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng để sau năm 2010 trở thành những hạt nhân trung tâm phát triển của vùng. 3 vùng kinh tế trọng điểm trên đều hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế nước nhà nói chung và nền Xuất khẩu nói riêng bởi một vấn đề dễ dàng nhận ra rằng Việt Nam đang không ngừng đổi mới , không ngừng phát triển để hòa nhập với thị trường khu vực nói riêng và với sân chơi kinh tế toàn cầu nói chung . Từ đó em xin đưa ra một số giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng . Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng Tiếp tục tập trung sức nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, trước mắt giải quyết tốt vấn đề nhu cầu năng lượng cho các nhà đầu tư. Có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông, cảng biển... Cần xây dựng nhiều hơn nữa những tuyến đường cao tốc nối các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như : đường cao tốc Hà Nội – Hồ Chí Minh , Hà nội – Hải Phòng – Quảng Ninh , Hồ Chí Minh – Đà Nẵng … nhằm rút ngắn thời gian lưu thông trong nội địa , nhanh chóng đưa hàng ra các cảng lớn để xuất khẩu Nâng cấp cảng biển nước sâu như cảng Hải Phòng , cảng Đà Nẵng , cảng Sài gòn , cảng Cái Lân … , xây dựng nhiều thêm nhiều cảng trung chuyển nội địa , tăng khả năng tiếp nhận các tầu có trọng tải lớn , từ đó có thể Xuất khẩu lượng hàng hóa lớn hơn , giảm thiểu chi phí , tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng Học tập kinh nghiệm các nước như Malaysia , Singapo … về xây dựng những chuỗi nhà kho , nhà bảo lưu những hảng hóa ….. Cải cách thủ tục hành chính Đi đôi với việc phân cấp triệt để cho các địa phương trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý Đầu tư nước ngoài, cần tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản hoá trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Đồng thời, cần tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách thu hút FDI Tiếp tục ban hành, xây dựng các văn bản hướng dẫn còn thiếu và các luật mới khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Rà soát và có chương trình triển khai đầy đủ, theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trường; công bố các cam kết của nước ta với các nước trong các Hiệp định song phương và đa phương để tạo sự minh bạch về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nghiên cứu thành lập tổ chức phát triển quỹ đất, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào nhanh; đổi mới công tác giải phóng nhanh mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để bàn giao nhanh mặt bằng cho các nhà đầu tư khi có yêu cầu. Phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng ở các địa phương. Tập trung giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng và bàn giao đất cho nhà đầu tư Không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu bằng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến , không ngừng đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng , giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới .Tuy nhiên , cần lưu ý những quy định của WTO về bảo hộ sản xuất … để tránh làm mất uy tín cũng như bị kiện cáo trên sân chơi thế giới . 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tăng cường công tác đạo tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư. Đặc biệt là đào tạo, xây dựng được đội ngũ những nhà quản trị trẻ tài năng. Bên cạnh đó cần khắc phục tình trạng đình công bất hợp pháp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra trong thời gian. Đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoải ra cần có những kế hoạch dài hạn về đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên am hiểu ngoại ngữ và có điều kiện tiếp xúc với môi trường của những đất nước tiên tiến trên thế giới để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước . 5. Xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh Thúc đẩy triển khai kết quả các cuộc vận động đầu tư tại các nước trong thời gian qua, nhất là tại Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tướng Chính phủ tháng 10 vừa qua. Công bố Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 và chuẩn bị các tài liệu đầu tư làm cơ sở tiến hành vận động đầu tư theo các phương thức mới. Nghiên cứu để có các giải pháp thu hút đầu tư thích hợp đối với các tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của các nước phát triển, trước hết là Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU...,theo cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Trung ương, các địa phương trong khu vực để thực hiện các chương trình xúc tiến, vận động, thu hút đầu tư. Tăng cường và chủ động tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư và những cơ hội đầu tư của tỉnh. Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc Chính phủ chỉ đạo các Bộ , ban ngành , thành phố địa phương … chịu trách nhiệm chủ động lập kế hoạch quảng bá về hình ảnh, thông tin về cơ hội đầu tư của ngành, lĩnh vực mình quản lý; chủ động tiếp xúc, liên hệ với các Bộ, ban, ngành, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 có tiềm năng, các đối tác trong và ngoài nước để đưa các dự án của ngành, địa phương mình quản lý vào quy hoạch phát triển của họ. Qua đó chủ động tổ chức triển khai vận động xúc tiến đầu tư có hiệu quả. Bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác xúc tiến đầu tư của các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan.Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các nhà đầu tư để giải quyết kịp thời các vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các dự án đầu tư. KẾT LUẬN Sự khởi sắc trong kết quả thu hút FDI đó của Việt Nam trước hết có thể nhận thấy dễ dàng bời vì Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001), Sáng kiến chung Việt - Nhật (2003), Sáng kiến chung Việt Nam -Singapore có tác động rất lớn lên dòng FDI vào Việt Nam những năm gần đây. Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước   Môi trường đầu tư nước ta cũng là một trong những nguyên nhân đem lại những thành tịu đó của FDI : từng bước được cải thiện, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được hoàn chỉnh hơn, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng cho hoạt động FDI. Các doanh nghiệp Nhật tham dự hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 1 của “Sáng kiến chung Việt - Nhật ” ngày 22.03.06 tại TP.Hồ Chí Minh nhận định: “Sau hai năm thực hiện, môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ nét, và đây thực sự là hình mẫu cải thiện môi trường đầu tư”. Báo Cộng hòa Indonesia (số ngày 9.3.06) cũng ca ngợi về môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo đã làm cho nước ta được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn .“trong bối cảnh thế giới diễn ra rất phức tạp hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư đã xem tình hình ổn định về chính trị và an ninh của các quốc gia là vấn đề quan trọng mang tính quyết định khi họ lựa chọn địa bàn đầu tư” ( Tạp Chí Phát triển Kinh tế số Xuân 2004 – Trang 58 ).  Ngoài môi trường đầu tư thuận lợi , chúng ta còn phải nhắc đến những công tác chỉ đạo điều hành của chính phủ, của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn. Trong thời gian qua, chúng ta đã đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư trong qua trình triển khai dự án. Tóm lại với 4 nguyên nhân nói trên mà FDI Việt Nam ngày càng khởi sắc, nền kinh tế ngày càng thay da đổi thịt , thúc đẩy toàn bộ đất nước đi lên, giúp Việt Nam sánh vai với với các cường quốc năm châu , ghi dấu ấn trên sân chơi thế giới .  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế quốc tế - NXB Đại học Kinh tế quốc dân - Đồng chủ biên GS.TS. Đỗ Đức Bình - PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Giáo trình Kinh tế ngoại thương - NXB Lao động - Xã hội Giáo trình Lịch sử kinh tế - NXB Thống kê Báo điện tử : Thời báo kinh tế Việt Nam Báo điện tử : Kinh tế & Đô thị Báo điện tử : Thới báo kinh tế Sài gòn Trung tâm thông tin Kinh tế - Xã hội Quốc gia Tạp Chí Phát triển Kinh tế số Xuân 2004 Website Bộ kế hoạch và đầu tư Website Tổng cục thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6186.DOC
Tài liệu liên quan