Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh phẫu thuật bụng trong giai đoạn hậu phẫu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng giấc ngủ của người tham gia nghiên cứu ở mức độ kém. Đây là một kết quả cần được quan tâm. Nhân viên y tế cần có các biện pháp thích hợp để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhằm giúp cho nguời bệnh nâng cao sức khỏe, rút ngắn thời gian lành bệnh bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Qua khảo sát cho thấy, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đã được chọn để khảo sát như đau, lo lắng, bị quấy nhiễu từ yếu tố môi trường trong phòng bệnh. Sau phẫu thuật, người bệnh bị đau như là một hậu quả tất yếu của sự tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu. Bên cạnh đó, lo lắng là yếu tố không thể tránh khỏi, người bệnh lo lắng về khả năng lành bệnh, tiến triển phục hồi, cũng như một số vấn đề thuộc phạm vi riêng tư như gia đình, tài chính Thêm vào đó, như là một yếu tố truyền thống, phòng bệnh tại các khoa phòng luôn có người nuôi bệnh túc trực bên cạnh người bệnh, vì vậy việc chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng từ tiếng ồn do thân nhân nuôi bệnh gây ra là điều không thể tránh khỏi. Người bệnh khó thích nghi với điều kiện nằm viện và bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn trong phòng bệnh như tiếng chuông điện thoại di động, tiếng trò chuyện của thân nhân nuôi bệnh, ánh sáng đèn. Kết quả của nghiên cứu này tương tự như kết quả của các nghiên cứu trước, người bệnh bị mất ngủ sau phẫu thuật do đau, lo lắng, không thích nghi với điều kiện nằm viện là phổ biến và chiếm tỉ lệ khá cao (89%)41,4,6,9. Từ kết quả trên ta thấy rằng, dù chăm sóc giảm đau sau mổ cho người bệnh đã được chú trọng, 100% người bệnh được dùng thuốc giảm đau sau mổ, nhân viên y tế trong hệ thống chăm sóc vẫn cần chú trọng hơn nữa công tác chăm sóc giảm đau, sử dụng các phương pháp giảm đau vật lý kết hợp với dùng thuốc, để đem lại hiệu quả giảm đau tốt nhất cho người bệnh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.Thêm vào đó, việc tăng cường công tác chăm sóc trên lĩnh vực tâm lý trước và sau phẫu thuật cũng nên được chú trọng, giúp người bệnh an tâm để hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố này lên chất lượng giấc ngủ. Riêng đối với yếu tố bị quấy nhiễu từ môi trường trong phòng bệnh, theo như kết quả khảo sát, nếu có thể kiểm soát tốt, chất lượng giấc ngủ của người bệnh chắc chắn sẽ được nâng cao. Vì vậy, nhân viên y tế cần có kế hoạch cắt giảm bớt độ phiền nhiễu của yếu tố này. Ví dụ, có thể tắt giảm bớt đèn ở những vị trí không cần thiết vào ban đêm, có quy định giờ tắt mở đèn trong phòng bệnh cụ thể; có chương trình giáo dục về nội quy bệnh viện hằng tuần, có biển báo nhắc nhở mọi người giữ yên lặng khi vào bệnh viện, có biển báo cấm chuông điện thoại trong phòng bệnh, thường xuyên nhắc nhở thân nhân giữ yên tĩnh phòng bệnh.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh phẫu thuật bụng trong giai đoạn hậu phẫu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 113 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ   CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT BỤNG TRONG GIAI ĐOẠN   HẬU PHẪU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG  Nguyễn Thị Trường Xuân*, Pawana Keeratiyutawong**, Wanlapa Kunsongkeit**   TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ngủ là một trong những nhu cầu cơ bản của cơ thể. Một giấc ngủ đạt chất lượng tốt, đủ độ  sâu và đủ thời lượng, là một đòi hỏi thiết yếu trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng cho hoạt động của cơ  thể nói chung và của hệ thống miễn dịch nói riêng. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ luôn là đề tài có tầm quan trọng  đối với quá trình hồi phục của người bệnh, đặc biệt là người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu.  Mục tiêu nghiên cứu: Nhận biết thực trạng giấc ngủ và các yếu tố ảnh đến chất lượng giấc ngủ của người  bệnh trong giai đoạn hậu phẫu.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại khoa ngoại tổng quát của Bệnh viện  đa khoa Tỉnh Bình Dương với cỡ mẫu là 90 người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu. Dữ liệu được thu thập từ  tháng 01 đến tháng 03 năm 2013 bằng cách sử dụng 04 bộ câu hỏi tự điền được tham khảo từ các nghiên cứu  trước và 01 bộ câu hỏi được phát triển bởi nhà nghiên cứu.   Kết quả:Chất lượng giấc ngủ của người tham gia nghiên cứu ở mức độ kém (M=206,65; SD=47,80). Chất  lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: đau, bị quấy nhiễu từ môi trường trong phòng bệnh, lo lắng (r  = ‐0,38, p < 0,001; r = ‐0,41, p < 0,001; r = ‐0,36, p < 0.001). Với mỗi một điểm tăng lên trong tổng điểm của yếu  tố quấy nhiễu của môi trường trong phòng bệnh thì chất lượng giấc ngủ sẽ bị giảm xuống .17 lần (R 2 = .17, p <  0,001).  Kết luận: Nhân viên y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe nên đặc biệt quan tâm chú ý đến các yếu tố gây ảnh  hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu. Chương trình giáo dục về tầm quan  trọng của chất lượng giấc ngủ của người bệnh trong giai đoạn hậu phẫu cần được quan tâm và phổ biến, góp  phần hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố gây ảnh hưởng nhằm giúp người bệnh nâng cao chất lượng giấc  ngủ hướng tới mục tiêu hồi phục tốt nhất.   Từ khóa: chất lượng giấc ngủ, người bệnh hậu phẫu, bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương  ABSTRACT  FACTORS PREDICTING QUALITY OF SLEEP AMONG POSTOPERATIVE PATIENTS   WITH ABDOMINAL SURGERY IN BINH DUONG HOSPITAL, BINH DUONG PROVINCE,  VIETNAM.  Nguyen Thi Truong Xuan, Pawana Keeratiyutawong,Wanlapa Kunsongkeit   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 113 ‐ 117  Background: Quality of sleep has long been known as a basic need of human well‐being. A good quality of  sleep  is an essential requirement  for  the normal  functioning of  the bodyʹs  immune system and ability  to  fight  disease and sickness. Therefore, it is very important to human well‐being, especially to patient who got surgery.  However,  lack  of  research  reported  about  quality  of  sleep  among  surgicaly  patients,  especially  in Vietnamese  literature.   Purposes: This study aims to examine predicting factors on quality of sleep among postoperative patients  * Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương  ** Khoa Ngoại ‐ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương  Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Thị Trường Xuân   ĐT: 0918770505   Email: txuan0505@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 114 with abdominal surgery.   Methods: Ninety postoperative abdominal surgery patients in surgical ward at Binh Duong Hospital who  met  inclusion  criteria were  randomly  recruited  for  this  predictive  correlation  study.  Subjects were  asked  for  completing four questionnaires including the Richard‐Campbell Sleep Questionnaire (RCSQ), the Numeric Pain  Intensity Scale, the Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS‐A), the Disturbances  from Environmental  Care Questionnaire on postoperative period.   Results: The results showed that that mean score of quality of sleep was at a poor level (M = 206.65, SD =  47.80). Quality of sleep was moderately and inversely related to pain, disturbances from environmental care, and  anxiety (r =  ‐  .38, p <  .001; r =  ‐  .41, p <  .001; r =  ‐  .36, p <  .001, respectively). The average of mean score of  disturbances from environmental care could predict quality of sleep 17% (r 2 = 0.17, p < 0.001).   Conclusions: These findings suggest the need to improve quality of sleep in these patients by controlling the  predicting factors. Besides, health education about quality of sleep and its predicting factors should be provided to  improve quality of sleep among postoperative abdominal surgery patients.   Keywords: quality of sleep, postoperative abdominal surgery patient, Binh Duong Hospital.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Theo  thống kê, vì nhiều  lý do, người bệnh  trong  giai  đoạn  hậu  phẫu  thường  bị mất  ngủ  (89%)1,2,3,6,9. Nguyên nhân này đã gây tác động  bất  lợi  không  nhỏ  đến  sự  phục  hồi  của  người  bệnh  trong giai  đoạn hậu phẫu, một giai  đoạn  quan  trọng  trong  quá  trình  hồi  phục  của một  người bệnh ngoại khoa. Bởi vì, ngủ là một trong  những nhu cầu cơ bản của cơ thể. Một giấc ngủ  đạt chất lượng tốt, đủ độ sâu và đủ thời lượng, là  một đòi hỏi thiết yếu trong việc đảm bảo nguồn  cung năng  lượng cho hoạt động của cơ  thể nói  chung và của hệ thống miễn dịch nói riêng3. Các  thí  nghiệm  đã  chứng minh  rằng  chất  nội  tiết  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  kích  thích  đáp  ứng miễn dịch  (cytokine) hoạt  động mạnh mẽ  khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu23. Tồi tệ hơn,  tình  trạng mất ngủ  sau mổ  còn  có  thể kéo dài  cho đến sau khi xuất viện, gây ảnh hưởng không  nhỏ đến sức khỏe, đời sống của người bệnh sau  khi xuất viện.  Tuy nhiên, các nghiên cứu về chất lượng giấc  ngủ  trên đối  tượng người bệnh sau phẫu  thuật  còn  ít,  đặc biệt  là  ở Việt Nam. Mong  rằng, kết  quả của nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao  chất  lượng công tác chăm sóc, giúp người bệnh  trong  giai  đoạn  hậu  phẫu  được  chăm  sóc  chú  trọng hơn nữa  trong việc nâng  cao  chất  lượng  giấc ngủ, hướng tới mục tiêu phục hồi sau bệnh  một cách tốt nhất.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Phương pháp cắt ngang mô tả.  Đối tượng nghiên cứu  Người  bệnh  sau  phẫu  thuật  bụng  nằm  tại  khoa ngoại  tổng quát Bệnh viện  đa khoa Tỉnh  Bình Dương.  Cỡ mẫu  Dựa  vào  công  thức  Tabachnick  and  Fidell1010, nghiên cứu này đã chọn  ra 90 người  bệnh bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Người  bệnh  sau  phẫu  thuật  bụng  nằm  tại  khoa  ngoại  tổng  quát  của  Bệnh  viện  Bình  Dương, có thể giao tiếp, đọc, hiểu tiếng Việt, và  sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu.  Công cụ thu thập dữ kiện  Nghiên cứu sử dụng 04 bộ câu hỏi  tự điền  được  tham khảo  từ các nghiên cứu  trước và 01  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 115 bộ câu hỏi được phát triển bởi tác giả. Các bộ câu  hỏi này đều đã được kiểm định độ tin cậy bằng  một nghiên cứu một thực nghiệm với 30 người  bệnh  có  cùng  đặc  điểm  với mẫu. Kết  quả  cho  thấy  độ  tin  cậy  cao  đối  với  04  bộ  tham  khảo  (Cronbach’s  α=  .95)  cũng như  bộ  tự phát  triển  bởi  nhà  nghiên  cứu  (CVI  =  .90;  Cronbach’s  α  =.86).   Phân tích dữ liệu:  Dữ  liệu  được nhập và phân  tích bằng  cách  sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS.   KẾT QUẢ  Nhân khẩu học  Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học (N=90)  Đặc điểm nhân khẩu học Tần suất Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 57 63.3 Nữ 33 36.7 Trình độ học vấn Chưa tốt nghiệp PTTH 12 13.3 Tốt nghiệp PTTH 50 55.6 Tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn 28 31.1 Tình trạng hôn nhân Độc thân 12 13.3 Kêt hôn 65 72.2 Mất vợ/chông 3 3.3 Ly hôn 10 11.1 Tiền sử phẫu thuật Đã từng phẫu thuật 4 4.4 Chưa từng phẫu thuật 86 95.6 Loại phẫu thuật Cấp cứu 42 46.7 Chương trình 48 53.3 Dùng thuốc giảm đau 90 100 Dữ  liệu  từ  bảng  1  cho  thấy,  đa  phần  đối  tượng  tham gia  trong nghiên cứu này  là nam  giới  (63,3%),  tỉ  lệ  đã  tốt  nghiệp  PTTH  cao  (55,6%),  đa  số  đã  kết  hôn  (72,2%),  phần  lớn  người tham gia nghiên cứu chưa từng trải qua  phẫu  thuật  (95,6%), phẫu  thuật  chương  trình  nhiều hơn phẫu  thuật cấp cứu  (53,3%), và  tất  cả  người  tham  gia  đều  được  sử  dụng  thuốc  giảm đau.  Thực trạng của các yếu tố: chất lượng giấc  ngủ, đau, lo lắng, bị quấy nhiễu do yếu tố  môi trường trong phòng bệnh  Bảng 2: Mức độ của chất lượng giấc ngủ, đau, lo  lắng, bị quấy nhiễu của yếu tố môi trường (N=90)  Yếu tố (Tổng điểm) M SD Mức độ Chất lượng giấc ngủ (500) 206.65 47.80 Kém Đau (10) 5.81 .82 TB Lo lắng (28) 20.91 2.76 TB Bị quấy nhiễu bởi yếu tố môi trường trong phòng bệnh (120) 47.73 10.68 TB Ghi chú. M: trung bình, SD : độ lệch chuẩn    Theo dữ liệu bảng 2, chất lượng giấc ngủ của  người  tham  gia  nghiên  cứu  ở  mức  độ  kém.  Trong khi đó, các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất  lượng chất ngủ như đau, lo lắng, bị quấy nhiễu  của yếu tố môi trường ở mức độ trung bình.  Mối  liên  quan  giữa  từng  yếu  tố  đau,  lo  lắng,  quấy  nhiễu  của  môi  trường  trong  phòng bệnh với chất lượng giấc ngủ  Bảng 3: Mối liên quan giữa từng yếu tố, đau, lo lắng,  quấy nhiễu của môi trường trong phòng bệnh với  chất lượng giấc ngủ (N=90)  Chất lượng giấc ngủ (r) Đau -.38*** Yếu tố quấy nhiễu từ môi trường trong phòng bệnh -.41*** Lo lắng -.36*** * p < .05, ** p < .01, *** p < .001  Dữ  liệu từ bảng 3 cho thấy, chất  lượng giấc  ngủ bị  ảnh hưởng bởi  các yếu  tố  đau,  lo  lắng,  quấy nhiễu của môi trường trong phòng bệnh (r  = ‐ .38, p < .001; r = ‐ .41, p < .001; r = ‐ .36, p < .001).  Yếu tố dự đoán mức độ ảnh hưởng với chất  lượng giấc ngủ  Bảng 4: Yếu tố dự đoán mức độ ảnh hưởng với chất  lượng giấc ngủ (N=90)  Biến số R2 p Quấy nhiễu của môi trường trong phòng bệnh .17 .000 * p < .05, ** p < .01, *** p < .001. Ghi chú: biến số phụ  thuộc: chất lượng giấc ngủ.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 116 Dữ  liệu từ bảng 4 cho thấy, chất  lượng giấc  ngủ của người nghiên cứu có thể được dự đoán  được  bởi  yếu  tố  quấy  nhiễu  của  môi  trường  trong phòng bệnh. Với mỗi một  điểm  tăng  lên  trong tổng điểm của yếu tố quấy nhiễu của môi  trường  trong  phòng  bệnh  thì  chất  lượng  giấc  ngủ sẽ bị giảm xuống .17 lần (R 2 = ,17, p < ,001).   BÀN LUẬN  Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng giấc  ngủ của người  tham gia nghiên cứu  ở mức  độ  kém.  Đây  là một  kết  quả  cần  được  quan  tâm.  Nhân viên y tế cần có các biện pháp thích hợp để  cải  thiện  chất  lượng  giấc  ngủ  nhằm  giúp  cho  nguời  bệnh  nâng  cao  sức  khỏe,  rút  ngắn  thời  gian  lành bệnh bằng cách kiểm soát tốt các yếu  tố nguy cơ.  Qua khảo sát cho thấy, chất lượng giấc ngủ  bị  ảnh hưởng bởi  các yếu  tố  đã  được  chọn  để  khảo sát như đau, lo lắng, bị quấy nhiễu từ yếu  tố  môi  trường  trong  phòng  bệnh.  Sau  phẫu  thuật, người bệnh bị đau như là một hậu quả tất  yếu của sự tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu.  Bên cạnh đó,  lo  lắng  là yếu  tố không  thể  tránh  khỏi, người bệnh lo lắng về khả năng lành bệnh,  tiến  triển  phục  hồi,  cũng  như một  số  vấn  đề  thuộc  phạm  vi  riêng  tư  như  gia  đình,  tài  chínhThêm vào đó, như là một yếu tố truyền  thống, phòng bệnh  tại các khoa phòng  luôn có  người nuôi bệnh túc trực bên cạnh người bệnh,  vì vậy việc chất lượng giấc ngủ của người bệnh  bị  ảnh  hưởng  từ  tiếng  ồn  do  thân  nhân  nuôi  bệnh gây ra là điều không thể tránh khỏi. Người  bệnh khó thích nghi với điều kiện nằm viện và bị  quấy nhiễu bởi tiếng ồn trong phòng bệnh như  tiếng  chuông  điện  thoại  di  động,  tiếng  trò  chuyện của thân nhân nuôi bệnh, ánh sáng đèn.  Kết quả  của nghiên  cứu này  tương  tự như kết  quả của các nghiên cứu trước, người bệnh bị mất  ngủ sau phẫu thuật do đau, lo lắng, không thích  nghi  với  điều  kiện  nằm  viện  là  phổ  biến  và  chiếm tỉ lệ khá cao (89%)41,4,6,9.   Từ kết quả  trên  ta  thấy  rằng, dù  chăm  sóc  giảm đau sau mổ cho người bệnh đã được chú  trọng, 100% người bệnh được dùng thuốc giảm  đau sau mổ, nhân viên y tế trong hệ thống chăm  sóc vẫn  cần  chú  trọng hơn nữa  công  tác  chăm  sóc giảm  đau, sử dụng các phương pháp giảm  đau vật  lý kết hợp với dùng  thuốc, để đem  lại  hiệu quả giảm đau tốt nhất cho người bệnh, giúp  cải thiện chất lượng giấc ngủ.Thêm vào đó, việc  tăng cường công tác chăm sóc trên lĩnh vực tâm  lý  trước và sau phẫu  thuật cũng nên được chú  trọng, giúp người bệnh  an  tâm  để hạn  chế  tác  động tiêu cực của yếu tố này lên chất lượng giấc  ngủ. Riêng đối với yếu tố bị quấy nhiễu từ môi  trường  trong  phòng  bệnh,  theo  như  kết  quả  khảo  sát,  nếu  có  thể  kiểm  soát  tốt,  chất  lượng  giấc ngủ của người bệnh chắc chắn sẽ được nâng  cao. Vì vậy, nhân viên y  tế cần có kế hoạch cắt  giảm bớt độ phiền nhiễu của yếu tố này. Ví dụ,  có thể tắt giảm bớt đèn ở những vị trí không cần  thiết vào ban đêm, có quy định giờ  tắt mở đèn  trong phòng bệnh cụ  thể; có chương  trình giáo  dục về nội quy bệnh viện hằng tuần, có biển báo  nhắc nhở mọi người giữ yên  lặng khi vào bệnh  viện,  có biển báo  cấm  chuông  điện  thoại  trong  phòng bệnh, thường xuyên nhắc nhở thân nhân  giữ yên tĩnh phòng bệnh.   KẾT LUẬN  Theo  kết  quả  nghiên  cứu,  chất  lượng  giấc  ngủ của người bệnh sau phẫu thuật chắc chắn sẽ  bị ảnh hưởng bởi đau, lo lắng, và bị quấy nhiễu  từ yếu tố môi trường trong phòng bệnh. Vì vậy,  nhân viên y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe nên  đặc biệt quan tâm chú ý đến các yếu tố gây ảnh  hưởng này, đặc biệt  là yếu tố môi trường trong  phòng bệnh. Việc xây dựng kế hoạch chăm sóc  để kiểm soát tốt các yếu tố gây ảnh hưởng đến  chất  lượng giấc ngủ  là việc  làm cần  thiết nhằm  nâng cao chất lượng chăm sóc, giúp người bệnh  hồi phục nhanh nhất và toàn diện nhất.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chung F, Un V, & Su. (1996). Các triệu chứng thường gặp ở  người bệnh hậu phẫu  sau gây mê bằng nội khí quản. Can  Journal Anaesthesia, 43(11), 1121‐1127.  2. Irwin M, McClintik J, Costlow C, Fortner M, White J, & Gillin  JC. (1996). Sự gián đoạn giấc ngủ về đêm và sự giảm sút khả  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 117 năng đáp ứng miễn dịch ở con người. Federation of American  Societies for Experimental Biology Journal, 10, 643‐648.  3. Knutson KL, Spiegel K, Penev P, & VanCauter E. (2007). Tác  động  của mất  ngủ  trên  chuyển  hóa.  Sleep Medicine Review,  11(3), 163‐178.  4. Ku CM, & Ong BC. (2003). Tổng hợp y văn trong giai đoạn  hiện thời về triệu chứng nôn và ói sau mổ. Singapore Medicine  Journal, 44(7), 366‐374.  5. Long NH. (2010). Các nhân tố liên quan đến các triệu chứng sau  mổ ở người bệnh phẫu thuật bụng. Master’s  thesis, Department  of Adult Nursing, Burapha University.  6. Pavlin D, Chen C, Penaloza D, & Buckley F. (2004). Khảo sát  đau và các triệu chứng ảnh hưởng lên quá trình phục hồi sau  phẫu thuật. Journal of Clinical Anesthesia, 16, 200‐206.  7. Richards DA. (1987 a). Công cụ đo lường chất lượng giấc ngủ.  Focus on Critical Care, 14(4), 34‐40.  8. Richardson KC, O’Sullivan PS, & Phillips RL. (2007). Đánh giá  phương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ trên người bệnh  cấp tính. Journal of Nursing Measurement, 8, 2‐2000.  9. Schulz P, Zimmerman L, Pozehl B, Barnason S, & Nieveen J.  (2009). Chiến lược quản lý các triệu chứng ở người bệnh cao  tuổi  sau  phẫu  thuật mạch  vành.  Applied Nursing  Research,  24(2), 65‐73.   10. Tabachnick  BG, &  Fidell  LS.  (2001).  Phương pháp  chọn mẫu.  Boston: Allyn and Bacon.  11. Zigmond AS, & Snaith RP.  (1983).Thang đo  lo  lắng và  trầm  cảm. Acta Psychiatric Scandinavica, 67(6), 361‐370.  Ngày nhận bài báo:        05/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/9/2014  Ngày bài báo được đăng:  20/10/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_yeu_to_anh_huong_den_chat_luong_giac_ngu_cua_nguoi_ben.pdf
Tài liệu liên quan