Niên luận Động cơ phạm tội của kẻ phạm tội

Mục lục Mục lục Phần I: Những vấn đề chung I. Lí do chọn đề tài II. Đối tượng nghiên cứu III. Mục đích nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Phần II: Nghiên cứu nội dung I. Hệ thống các khái niệm 1. 1. Khái niệm động cơ 1. 2. Khái niệm 1. 3. Kẻ phạm tội hay người phạm tội 1. 4. Động cơ phạm tội 1. 5. Mối quan hệ giữa động cơ phạm tội, tội phạm và kẻ phạm tội II. Một số vấn đề về động cơ phạm tội 2. 1. Nguồn gốc và sự hình thành động cơ phạm tội – Khuynh hướng chống xã hội 2. 2. Phân loại động cơ phạm tội 2. 3. Các động cơ phạm tội của tội phạm kinh tế (ở Việt Nam) III. Quan điểm đúng đắn về động cơ phạm tội Tài liệu tham khảo

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Động cơ phạm tội của kẻ phạm tội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài niên luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ rất nhiều phía. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô, Chi uỷ Khoa tâm lý học đã truyền đạt tri thức trong suốt thời gian tôi học tập nghiên cứu tại Khoa. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Hồi Loan - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản niên luận này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, những người đã cùng tôi thực hiện bản niên luận và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong niên luận của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sói và hạn chế vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của Thầy Cô, gia đình cùng toàn thể các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2007 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Thuận Mục lục Mục lục Phần I: Những vấn đề chung I. Lí do chọn đề tài II. Đối tượng nghiên cứu III. Mục đích nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Phần II: Nghiên cứu nội dung I. Hệ thống các khái niệm 1. 1. Khái niệm động cơ 1. 2. Khái niệm 1. 3. Kẻ phạm tội hay người phạm tội 1. 4. Động cơ phạm tội 1. 5. Mối quan hệ giữa động cơ phạm tội, tội phạm và kẻ phạm tội II. Một số vấn đề về động cơ phạm tội 2. 1. Nguồn gốc và sự hình thành động cơ phạm tội – Khuynh hướng chống xã hội 2. 2. Phân loại động cơ phạm tội 2. 3. Các động cơ phạm tội của tội phạm kinh tế (ở Việt Nam) III. Quan điểm đúng đắn về động cơ phạm tội Tài liệu tham khảo Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, chỉ tính riêng ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều vụ án lớn như ”Năm Cam”, “Khánh Trắng”, “Lã Thị Kim Oanh”,… hay gần nhất là vụ cá độ bóng đá ”PMU 18” năm qua gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đời sống xã hội, nền chính trị, bộ máy chính quyền quốc gia… Cùng với nền kinh tế thị trường và sự toàn cầu hoá về mọi măt đời sống xã hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng gia tăng phức tạp. Đặc biệt một vấn đề đáng quan tâm hơn và lo ngại là sự tham gia vao việc phạm tội do trẻ vị thành niên thực hiên không ngừng tăng, tính chất và mức độ phạm tội cũng rất nghiêm trọng như tham gia vào việc buôn bán ma túy, hay giết người, cướp của, mại dâm, hút, chích…Tội phạm vị thành niên hiện nay đang cảnh báo cho các gia đình, cho các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội về vấn đề giáo dục, nuôi dưỡng và chăm lo các em… Tình trạng trên luôn đặt ra câu hỏi: Tội phạm bắt nguồn từ đâu? tại sao lại gia tăng? động cơ nào – nguyên nhân thúc đẩy con người phạm tội mà không sợ sự trừng phạt của pháp luật, của xã hội loại người? Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm. Cụ thể hơn khi làm rõ đựơc động cơ phạm tội thì giúp ta hiểu rõ: - Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. - Dự báo được khả năng tái phạm tội của tội phạm. - Xác đinh được khung hình phạt hoặc tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội - Trong quá trình truy bắt, giúp cán bộ điều tra, truy bắt định hướng được hành động, vạch kế hoạch và tránh được phần nào rủi ro, nguy hiểm… Và vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Động cơ phạm tội của kẻ phạm tội” làm đề tài niên luận của mình. II. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là động cơ phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội. III. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu động cơ phạm tội của tội phạm nhằm phát hiên ra ngườn gốc hay là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của kẻ phạm tội. Động cơ (nguyên nhân) ấy do đâu, việc hình thành động cơ như thế nào? Thông qua đó giúp cho công tác phòng chống, ngăn ngừa tội phạm, giải thích được chính xác hành vi phạm tội để giúp toà án đinh tội đúng mức giúp cho quá trình truy bắt tội phạm dễ dàng hơn. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ cảu đề tài này là chỉ dừng lại ở mặt lý luận nên cân làm được những vấn đề: - Hệ thống khái niệm về động cơ và những khái niệm liên quan. - Chỉ ra được nguồn gốc của động cơ phạm tội. - Phân loại động cơ phạm tội. - Nêu được quá trình hình thành ( yếu tố cấu thành) động cơ phạm tội. Đi sâu phân tích một động cơ phạm tội cụ thể. Phần II: NGHIÊN CỨU NỘI DUNG I. Hệ thống các khái niệm 1. 1. Khái niệm động cơ: Đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau về động cơ thông qua các lý thuyết của các tác giả khác nhau. Việc nghiên cứu về động cơ liên quan đến nhiều mặt của dời sống con người mà được thể hiện trong hoạt động như lao động, ứng xử trong các mối quan hệ, trong các hoạt động chủ đậo của con người … Cách tiếp cận mang tính nhân văn với động cơ của Maslow, ông đưa ra một hệ thứ bạcc những nhu cầu được sắp xếp từ các nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất đến những nhu cầu mang tính người hơn như các nhu cầu mang tính nhận thức, xã hội, thẩm mỹ…Những động cơ đặ biệt của con người đã được nhận diện bằng các kỹ thuật phóng chiếu trong đó các đối tượng phóng chiếu những nhu cầu của mình lên các bức tranh. Như vậy theo maslow thì động cơ được hiểu như là nhu cầu, động cơ cũng mang tính thứ bậc, có cả động cơ thuần tuý sinh học và động cơ mang tính văn hoá - xã hội – tính người… Theo Leonchive ( nhà TLH Xô Viết) khi bàn tới cấu trúc của hoật đông ông cho rằng: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố, 3 thành tố là hoạt động – hành động – thao tác thuộc về phái chủ thể, chúng tạo nên nội dung đối tượng của hoạt động. Điều này có nghĩa rằng động cơ chỉ xuất hiện trong hoạt động và nó nằm trong bản thân của khách thể hoạt động. Cũng theo ông, hoạt động luôn hướng vào động cơ ( nằm trong đối tượng), đó là mục đích chung, mục đích cúoi cùng của hoạt động. Mục đích chung là động cơ) được cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hoạt động hướng vào. (Tâm lý học đại cương tr 48). Vd: Nột tổ đuổi thú, tổ khác bắt thú, sau đó làm thức ăn, quần áo… cả 2 tổ làm công việc đó để cuối cùng có thức ăn, áo mặc, tức là chiếm đựơc cái cụ thể hoá nhu cầu của họ - đó chính là động cơ hoạt động của họ. Động cơ đó quy định cái mà những người đi săn trực tiếp hướng hoạt đọng của mình vào. động cơ, mục đích được xem là đối tượng bên ngoài chứa đựng trong bản thân chúng khả năng đáp ứng, làm thoả mãn nhu cầu. ” Không phải nhu cầu, không phải sự trải nghiệm của nhu cầu ấy là động cơ của hoạt động, mà động cơ là một cái khách quan mà trong đo nhu cầu tìm thấy bản thân mình trong những điều kiện nhất định” ( Leonchive) Như đã trình bày, ta thấy rằng khi nói đến động cơ là phải xét đến hoạt động. Động cơ là tiền đề, điều kiện đầy đủ nhất của hoạt động. Không có động cơ sẽ không có hoạt động của con người. Động cơ đóng vai trò thúc đẩy, duy trì hoạt động, động cơ là mục đích cuối cùng của hoạt động, nó nằm ở bên ngoài, thuộc về khách thể ( đối tượng) của hoạt động tội phạm. 1. 2. Khái niệm tội phạm Tội phạm là một khái niệm do bộ luật hình sự quy định, nó mang tính lịch sử văn hoá, gia cấp… sẽ không hiểu được bản chất, tính chất và nguyên nhân tội phạm nến như bỏ qua bản chất giai cấp và bản chất xã hội của tội phạm. Trong xã hội nguyên thuỷ không có tội phạm không có pháp luật. ”Trong một bộ lạc – Anghen viết- vẫn còn chưa có sự khác biệt nào giữa quyền và nghĩa vụ. Tội phạm và các hành vi phạm pháp khác chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp tức có sự phân chia quyền lực, sự mâu thuẫn về lợi ích mà đặt lên hàng đầu là lợi ích về kinh tế. Tất nhiên trước khi phát sinh giai cấp, trong xẫ hội cũng xảy ra những vi phạm phong tục, song các vi phạm này không có tính quần chúng rộng rãi và không cần phải lập ra những cơ quan đặc biệt để đấu tranh với các vi phạm đó. Các cơ quan đặc biệt như Toà án, công an, kiểm sát chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Tội phạm và các vi phạm pháp luật bắt đầu bị kiềm chế bởi pháp luật và những ai vi phạm pháp luật phải chịu thu nhập theo pháp luật. “Đặc điểm giai cấp của các hiện tượng này được lưu truyền đến ngày nay. Trong xã hội tư bản các van bản pháp luật phản ánh quyền lợi của giai cấp bóc lột – giai cấp tư sản. Chúng là chỗ dụă cho sự bất công xã hội: sự bóc lột người, sự bất bình đẳng của công dân về quyền lợi, tài sản, xã hội, chủng tộc, dân tộc. pháp luật tư sản coi những người lao động đấu tranh về quyền lợi của mình, vì nền dân chủ xã hội là những kẻ phạm tội, vi phạm pháp luật (Theo Nguyễn Xuân Yêm – tr 22 – Tội phạm học hiện đại và phòng chống tội phạm). Còn ở chế độ XHCN, nhà nước là của dân, do dân lập ra và hoạt động vì dân. Pháp luật được lập ra để bảo vệ quyền lợi của nhân dân về mọi mặt kinh tế – xã hội, tinh thần. Pháp luật phản ánh quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Vụ vi phạm pháp luật và tội phạm chỉ khi động chạm, gây thiệt hại về quyền lợi cho nhân dân. Rõ ràng tội phạm và sự vi phạm pháp luật mang tính tiêu cực, nguy hiểm cho xã hội. Nó có tính xã hội, chống lại xã hội Sự phạm tội nói chung được xem như là một nhân tố cản trở sự vận động và phát triển xã hội. Không thể loại trừ chúng bằng một biện pháp nào đó và trong một thời gian ngắn. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tội phạm trên cơ sở những góc độ nghiên cứu khác nhau. Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm: Tội phạm - đó là hành vi của con người có nhận thức. Người gây ra chúng phải đạt đến một đọ tuổi nhất định (thường là 16, nhưng trong một số trường hợp là 14 tuổi). Tội phạm gây ra những thiệt hại cho quyền lợi của cá nhân và xã hội, gây thiệt hại cho toàn thể xã hội XHCN. Sự thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Hậu quả pháp luật của tội phạm là hình phạt được xác định rõ với rừng loại tội phạm trong bộ luật hình sự. Như vậy, Tội phạm ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, chế độ khác nhau đều được xem là biểu hiện xấu của tinh thần, là hành vi có ý thức và ngoan cố chống lại pháp luật đi ngược lại với hệ thống giá xã hội và chống lại xã hội. Tội phạm là biểu hiện của sự điều chỉnh xã hội không điển hình. 1. 3. Kẻ phạm tội hay người phạm tội. Nói đến động cơ phạm tội, tội phạm (hay hành vi phạm tội) phải đề cập đến kẻ phạm tội (hay người phạm tội) bởi họ là người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa tội phạm là hành vi có ý thức, có ý chí nhằm chống lại xã hội thì không thể có ở động vật mà chỉ có ở con người. Theo tâm lý học pháp lý của tác giả Nguyễn Hôì Loan và Đặng Thanh Nga” Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt đọ tuổi luật định đã thực hiên hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi la tội phạm” (trang 54 tâm lý học pháp lý). Mà người có năng lực hành vi theo quy định luật hình sự Việt Nam là người trong đọ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( 16 tuổi trở lên). người phạm tội có thể phạm tội riêng lẻ hoặc thực hiện phạm tội cùng đồng phạm - cá nhân, nhóm - đã có hành vi chuẩn bị phạm tội chưa đạt (đối với tội cố ý) hoặc đã hoàn thành tội phạm cụ thể. Khi nói đến kẻ phạm tội, không thể không nhắc đến nhân cách của họ. Bởi tự thân hành vi phạm tội không nói lên nguyên nhân phạm tội. Ta biết rằng kẻ phạm tội chỉ là nột lực lượng rất nhỏ trong xã hội đã gây ra tội phạm. Việc gây ra tội phạm có phải chỉ từ bản thân đẻ phạm tội hay không? Có nhiều quan niệm ngoài Macxit cho rằng việc gây ra hành vi phạm tội thuộc về yếu tố bẩm sinh (kẻ phạm tội bẩm sinh), hành vi phạm tội là hành vi có tính vô thức bẩm sinh như trí tuệ không bình thường hoặc biểu hiện bản năng đối với sự phạm tội. Song chúng ta thấy rằng mỗi cá nhân không đối lập với điều kiện xã hội mà cá nhân đang sống. Cá nhân tồn tại và phát triển trong xã hội ấy. ”Cá nhân - đó là con người trong một tổng thể các phẩm cách xã hội hình thành ở những dạng khác nhau của hoạt động con người và các quan hệ giữa họ”. (Theo Nguyễn Xuân Yêm – Tội phạm học và phòng chống tội phạm – trang 141). Rõ ràng nhân cách con người, phẩm chất con người chỉ hình thành thông qua các hoạt động và trong mối quan hệ của họ với người khác với nhóm xã hội. Nhân cách không phải là bẩm sinh, nó đựơc hình thành trong quá trình giáo dục, học tập, làm việc, quan hệ với mọi người chung quanh. Tội phạm học Macxit theo đó mà khẳng định rằng: kẻ phạm tội, dẫu là phạm tội nguy hiểm nhất – cũng là một con người. Kẻ phạm tội được các nhà Bác học tư sản xem xét như một cá nhân không toàn vẹn về mặt sinh học, liên quan với những gì bảo thủ nhất, với sự không kiềm chế được của lý trí, với tính kế thừa cái xấu, sự phá huỷ các tuyến nội tiết,,, sự giải thích này thiếu tính khoa học và phủ nhận hoàn toàn yếu tố xã hội. Tất nhiên những yếu tố sinh học, cấu tạo khí chất ( loại thàn kinh) cảu mỗi cá nhân có sự khác biệt và ảnh hưởng nhất định, là tiền đè cho sự phát triển của con người, hình thành nhân cách. Song sự giáo dục, học tập rèn luyện trong môi trường sống vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Điều này cho thấy có thể cải tạo giáo dục kẻ phạm tội. Sự hình thành nhân cách cá nhân xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau, mỗi môi trương đóng một vai trò nhất định như môi trường gia đình là môi trường đầu tiên, quan trọng nhất sau đó là môi trường nhà trường, tập thể lao động, xã hội cũng như quan hệ giữa mọi người với nhau…ở mỗi cá nhân là khác nhau. Các nhà tội phạm học khi nghiên cứu về các yếu tố không thuận lợi (cản trở) sự hình thành nhân cách tích cực đã chỉ ra: 1. Trong môi trường gia đình: có hoàn cảnh không bình thường, xích mích bên trong, sự ích kỷ, tham lam của bố mẹ, bố mẹ không làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình, giáo dục con cái không đúng, li hôn… bố mẹ phạm tội, là gương xấu cho con cái… 2. Ở nhà trường: Tách rời việc dạy học và giáo dục, quản lý lỏng lẻo, kỷ luật không nghiêm, thiếu sự quan tâm, không biết sáng tạo và đọc lập, không tổe chức và sắp xếp thời gian hợp lý nghỉ ngơi… 3. Trong tập thể sản xuất: Kỷ luật lao động lỏng lẻo, say rượu, tiêu cực trong tổ chức, thiêu sót trong hoạt động hành chính, sự bất công về quyền lợi, thưởng phạt… 4. Môi trường là xã, xóm làng - Gần gũi nhất: Các hành vi đạo đức của làng xóm, tập thể, đặc biệt trong các ký túc xá, xóm trọ, quản lý lỏng lẻo, không sát sao lơi là công tác giáo dục,… Mặt khác là thiếu sót hoặc qua không trừng phạt cũng làm cho sự tái phạm và vi phạm tăng lên. Ngoài ra những ảnh hưởng không thuận lợi từ môi trường đến nhân cách kẻ phạm tội còn do chính sự nhận thức, đánh giá năng lực của bản thân chính kẻ phạm tội. Sự đánh giá năng không đúng về mình, chức vụ, quyền hạn… bị nhầm lẫn, tính toán so bì, tị nạnh nới người khác cũng là điểm phát sinh hành vi xấu. Những kẻ phạm tội hậu hết đều có thái độ thờ ơ với lao động, trốn tránh lao động, không có mục đích sống rõ ràng, kiết biết kiểm tra hành động của mình, ít đòi hỏi quyền lợi về tinh thần, độc ác, tham lam, ích kỷ…Bên cạnh những thói xấu ấy họ cũng có một ssó điểm tốt như tình yêu gia đình, cha mẹ, ham học tập, yêu lao động…Việc phát huy mặt tích cực, đẩy lùi tiêu cực là một trong những phương cách hữu hiệu đưa người lầm lạc trở về với cuộc sống, với lao động hữu ích. Kẻ phạm tội là những kẻ có khuynh hướng (hay mục đích chống xã hội, Khuynh hướng chống xã hội này có thể coi là tâm lý các nhân và sự ích kỷ. Tâm lý này dựa trên cơ sở là quyền lợi các nhân và được thể hiện dưới 3 dạng: Hám lợi Bạo lực Bị động xã hội Như vậy khi tác động đến những người phạm tội, biện pháp cơ bản là giáo dục cho họ những đức tính tốt, lòng kính trọng pháp luật và cá nhân mỗi người cũng như các quyền lợi của nhà nước và xã hội. Trong quán trình giáo dục và cải tạo các cá nhân này những yếu tố thuộc về cá nhân như sự thông minh, tình cảm chỉ đóng vai trò thứ yếu… Qua sự trình bày trên phần nào cho ta thấy được sự hình thành cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách kẻ phạm tội ; thấy được những khía cạnh như động cơ phạm tội của đề tài. Song vấn đề động cơ phạm tội là gì, nó có mối quan hệ như thế nào trong hệ thống các khái niệm này. Trước hết tìm hiểu động cơ tội phạm sẽ hé mở cho chung ta biết rại sao có tội phạm, nguồn gốc, yếu tố quyết định đưa một người – cá nhân đến việc thực hiện hành vi phạm tội. 1. 4. Động cơ phạm tội: Như đã đề cập đến động cơ ơt phần đầu (1. 1), ta hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình chiếm lĩnh đối tượng. Động cơ được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ. Nói đến động cơ và hoạt động cũng không thể bỏ qua hành vi của con người. Hành vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài ra thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể hoá nhằm đạt đựơc những mục đích có chủ định và mong muốn. Quá trình thực hiện tội phạm cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm tội. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm do vô ý, cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy. Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian... khi không có hành vie khách quan. những biểu hiên về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi khách quan, Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hnàh vi khách quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực hiện các hành vi phạm tội này trở thành tội phạm. Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động pham tội đạt mục đích. Có quan điểm giả thích theo hướng sinh vật học cho rằng động cơ phạm tội nằm trong cấu tạo thể chất của cá nhân. Theo đó những giả thích của họ đã đặt một sự liên hệ giữa hành vi tội phạm với khuynh hướng chông xã hội của cá nhân với kiểu hình thù thể xác. Họ dùng những đặc điểm cơ thể để báo hiệu cho những hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra. Theo quan điểm của các nhà Tâm lý học, sinh học cho rằng nguyên nhân (hay động cơ tội phạm) nằm ngay trong sự xã hội hoá đầu tiên bị khiếm khuyết của đứa trẻ. Bởi vậy mà động cơ chống đội xã hội mang tính bẩm sinh không được kiểm soát của chủ thể hành vi. Có vẻ như ở cả 2 quan điểm trên đồng nhất các loại cá nhân” thích nghĩ sai”, “làm sai” với những khuyêt tật và những đặc tính bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội. Việc dẫn đến hành vi phạm tội nằm ngoài sự kiểm soát của chủ thể hành vi, trong những gen đặc biêt, trong cá tính thiếu sót hoặc bất cứ cài gì đó và động cơ cá nhân tách rời yếu tố xã hội. Trong cuốn “Tội phạm học hiện đại và phòng chống tội phạm tác giả Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: Việc kết hợp những quan điểm chống xã hội của một người với ảnh hưởng của tình huống cuộc sống được tiếp nhận một cách chủ quan dẫn đến chỗ hình thành động cơ và mục đích tội phạm cụ thể. Trong ý thức của con người tình huống được xem như là một lý do, nghĩa là một nguyên nhân bên ngoài, còn động cơ là kích thích bên trong…Động cơ có thể đi trước lý do…đóng vai trò thúc đẩy trực tiếp để gây ra tội phạm” (trang 165). Có nghĩa rằng lý do là tình huống cụ thể của cuộc sống, là nguyên nhân bên ngoài, còn động cơ là nguyên nhân bên trong hay được hiểu chính là quan điểm chống xã hội. Ta cần thấy rằng, cũng như đã đề cập tới trong phần viết trên, qua điểm chông xã hội ( động cơ - lý do – nguyên nhân bên trong) được hình thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cá nhân, chịu sự ảnh hưởng và tác động trực tiếp từ môi trường, mà môi trường này là môi trường không thuận lợi. Cá nhân nào cũng tồn tại và phát triển trong nhiều môi trường, cá nhân kẻ phạm tội lớn lên trong môi trường thường có những đặc điểm sau: - Môi trường gia đình: Là nguyên nhân quan trọng góp phần hun đúc nhân cách lệch lạc của con người ngay từ tuổi ấu thơ hay thời niên thiếu. Ở đây các yếu tố tiêu cực như là không biết cách giaó dục con cái hoặc lẩn tránh trách nhiệm, xung đột trong gia đình, không có thái độ cương quyết đối với hành vi trái đạo đức, trái pháp luật… - Môi trường nhà trường: Thiếu sót trong giáo dục, giáo dục không thích hợp, tổ chức lỏng lẻo, quản lý thiếu chặt chẽ…làm việc hình thành điểm đạo đực, năng lực trí tuệ không phù hợp chuẩn mực. Tập thể lao động, các quá trình vui chơi giả trí và sinh hoạt mang tính tiêu cực, kém hiệu quả, kỷ luật không nghiêm cũng gíup hình thành nhân cách lệch chuẩn. - Ngoài ra còn môi trường xã hội, từ những người xung quanh gần gũi…Nếu không có sự tác động tích cực, để lại gương xấu, tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội, pháp luật và những quy định về pháp luật tội phạm thiếu tính hệ thông, chồng chéo… Nguyễn Xuân Yêm cùng đề cập tới nội dung hay bản chất của khuynh hướng chống xã hội chính là vấn đề tâm lý, là sự đối nghịch quyền lợi của cá nhân với quyền lợi của xã hội, và nó thể hiện ra dưới dạng sau: - Tư tưởng thù địch với chế độ chủ nghĩa XH. Đây là dạng động cơ nguy hiểm nhất đối với nền an ninh quốc gia - Hám lợi: Bản chất của tư tưởng này là sự phủ định nguyên tắc phân phối lao động. - Bạo lực: Xuất điểm của nó là sự mù quáng coi thường người khác, sự mưu toan thông trị môi trường xung quanh và những người khác, muốn chà đạp lên họ. - Sự bị động trong xã hội: Là tiền đề của các tội phạm như bỏ rơi quyền hạn, vô trách nhiệm, vi phạm nghĩa vụ công dân. Những khuynh hướng chống đôi xã hội trên lẩn phẩm của sự giáo dục kém, là hậu quả của quá trình xã hội hoá cá nhân không đúng mức, gần gũi với bản năng sinh vật của con ngưưoì và hình thanh do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Như vậy rõ ràng những nguyên nhân hay là động cơ dẫn đến hành vi phạm tội và những vi phạm pháp luật là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiêu yếu tố thuộc về đạo đức, pháp luật, tâm lý, giáo dục, tổ chức…Song dù đã tồn tậícc nguyên nhân chủ quan và khách quan mà không co những điều kiện thuận lợi – những tình huống cuộc sống cụ thể thì tội phạm vẫn không thể xảy ra. Tóm lại hành vi phạm tội chỉ xảy ra khi có động cơ thúc đẩy. Mà động cơ là những nguyên nhân (chủ và khách quan) thuộc yếu tố bên trong kết hợp với tình huống cuộc sống cụ thể. Tội phạm không thể không có động cơ. 1. 5. Mối quan hệ giữa động cơ phạm tội, tội phạm và kẻ phạm tội Bất kể hoạt động nào của con người cũng đều có múc đích có ý thức tạo ra sản phẩm họ mong muốn. hoạt động phạm tội của tội phạm tạo ra sản phẩm là những nguy hiểm, là tổn hại cho cá nhân, cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc. hoạt động nào cũng được thúc đẩy bởi động cơ và đều có chủ, khách thể…tham gia. Mối quan hệ của động cơ phạm tội, tội phạm và kẻ phạm tội được thể hiện trong sơ đồ sau Qua đây ta thấy được mối quan hệ của chúng ta là phụ thuộc lần nhau, là hệ quả của nhau. Khi con người có nhu cầu và nhu cầu đó trở nên rõ ràng se tạo động cơ, có động cơ mới thúc đẩy thực hiện hành vi, việc thực hiên hành vi là chủ thể của hoạt động, là con người, cá nhân hoặc tập thể. Trong hoạt động phạm tội cũng thế, khi con người có nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần, nhưng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần này dựa trên cơ sở những đặc điểm tâm lý, giáo dục, đạo đức lệch chuẩn, trái giá trị chuẩn mực của xã hội, từ đó hình thành nên động cơ thúc đẩy nhằm thoả mãn nhu cầu. Khi đó động cơ sẽ thúc đẩy, duy trì và tạo ra những hành vi cụ thể nhằm đạt được mục đích. Trên tiến trình phát triển ấy, tư nhu cầu trái chuẩn mực làm nảy sinh hành vi trái chuẩn mực, vi phạm pháp luật, người thực hiện những hành vi vi pham pháp luật trở thành người phạm tội. Chính bởi thế việc nghiên cứu động cơ phạm tội không thể tách rời hành vi phạm tội cũng như người thực hiện hành vi phạm tội đó. II. Một số vấn đề về động cơ phạm tội Như trong phần trình bày khái niệm về động cơ phạm tội ta đã thấy có rất nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau, song quan diểm có lẽ chứa nhiều yếu tố tiến bộ nhất là quan điểm cho rằng động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi phạm tội. Yếu tố bên trong ấy có thể hiểu chính là nguyên nhân của hành vi phạm tội hay là khuynh hướng chống xã hội. Khuynh hướng ở đây là một quản điểm, một xu hướng hoạt động, xu hướng chống xã hội. Bởi vì chỉ có động cơ mới nảy tội phạm, mới có những kẻ phạm tội nên ta cần xem xét lại sự hình thành khuynh hướng ây như thế nào, bắt nguồn từ đâu. Và qua đó ta cần phải phân loại được động cơ phạm tội cũng như thấy đựơc ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ phạm tội trong phong và chông tội phạm. 2. 1. Nguồn gốc và sự hình thành động cơ phạm tội – Khuynh hướng chống xã hội. Đã điểm qua về khuynh hướng chông xã hội ở các phần trên, ta thấy rằng động cơ phạm tội hay khuynh hướng chống xã hội không phải là bẩm sinh như một số quan niệm đã nêu, nó không phải sinh ra đã có ở con người. Khuynh hướng ấy là xu hướng, là quan điểm – và nó là một vấn đề của nhân cách con người, là nhân cách con người. Song quan điểm ấy là quan điểm sai lệch, chống lại xã hội, không tuân thủ các quy định của nhà nước, pháp luật, vi phạm hệ thống giá trị, đạo đức nghiêm trọng của xã hội. Sự hình thành nhân cách sai lệch này không đơn thuần do yếu tố sinh học chi phối mà là sự tổng hợp của nhiều yếu tố ảnh hưởng như nhận thức, giáo dục, hệ thống giá trị xã hội, văn hoá, điều kiện về kinh tế xã hội và đặc biệt là sự nỗ lực trong các mối quan hệ của chính cá nhân ấy. Mỗi con người sinh ra (trừ những người khuyết tật) đều bình đẳng và thừa hưởng những giá trị, tiền đề về mặt sinh học như nhau. Song nhân cách mỗi người khác nhau chính là do yếu tố chủ chốt là sự giáo dục tới cá nhân ấy. Xét ở góc độ vi mô, ai cũng sống trong xã hội, cùng chịu sực tác động của xã hội nhất định thể nhưng tại sao lại có người tốt, người xấu. Sự hình thành nhân cách xấu có gốc cũng chính từ môi trường. Nhân cách chống xã hội được sinh thành từ một xã hội thuận lợi, đó là môi trường giáo dục gia đình, trong dó các thành viên trong gia đình không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, không làm gương, không quan tâm chăm sóc, yêu thương nuôi dạy đầy đủ, thiếu vắng đi người này người kia… Hay ở nhà trường việc giáo dục không đến nơi, tổ chức cũng như quản lý lỏng lẻo, giáo dục đạo đức nhân cách không đến nơi. Rồi trong tập thể xóm làng người xung quanh có những tấm gương xấu, không quan tâm đến nhau, tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”… Cũng như vậy điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách con người. Một xã hội có sự chênh lệch giàu nghèo lớn, nền kinh tế không ổn định, trẻ sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn sẽ không thể có được một nhân cách phát triển toàn diện và tich cực đựơc. Mặt khác như Mac nói”Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, có nghĩa rằng con người ấy chỉ thực sự là con người khi sống và hoạt động trong cách mối quan hệ xã hội. Bản chất con người cũng nằm trong đó, được thể hiện ra thông quan hoạt động. Những cá nhân sống ỷ lại, không tích cực, chủ động tham gia các hoạt động lao động, học tập, rèn luyện sẽ không trở thành một cá nhân tốt, một nhân cách tốt và như thế sẽ có xu hướng lệch chuẩn, chống đối xã hội. Như vậy sự kết hợp yếu tố sinh học giáo dục trong các môi trường và sự tích cực chủ động của các cá nhân tạo nên nhân cách, quan điểm sống của cá nhân. Với một cá nhân không được giáo dục đầy đủ, sống trong môi trường có nhiều khiếm khuyết, cũng như chủ nghĩa cá nhân phát triển cao, ỷ lại, lười biếng sẽ làm nảy sinh, hình thành ở họ những tư tưởng không phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội, đi ngược lại, chống lại xã hội. 2. 2. Phân loại động cơ phạm tội. Xuất phát từ khuynh hướng chống xã hội, cá nhân biểu hiện ra những hành vi thể hiện tính ích kỷ, vụ lợi, lười biếng, tham lam…Bởi thế có những động cơ phạm tội khác nhau, có thể đơn thuần về mặt vật chất hoặc tinh thần hoặc cả hai… Cũng có một số quan điểm khác nhau về phân loại động cơ: Theo PGS. TS Nguyễn Hồi Loan và tác giả Đặng Thanh Nga, động cơ phạm tội được chia làm 4 loại: (trang 60 – Tâm lý học pháp lý) a. Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như muốn làm giàu nhanh chóng, tích luỹ lớn, muốn có đò vật quý… b. Động cơ vụ lợi gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện cá nhân (muốn hơn người, có địa vị cao hơn) … c. Động cơ mang tính hiếu chiến, kêt hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhân phẩm con người. d. Động cơ đi ngược lai với lợi ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Khi xem xét về sự phát triển của tội phạm có tổ chức, Mafia, tội phạm mang tính chặt chẽ, quy mô lớn, tính chất hoạt động phạm tội nguy hiểm và nó được xem là” thế giới ngầm toàn cầu”. Các tác giả: GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, TS Pham Đình Khánh – Nguyễn Kim Liên (trong Mại dâm, ma tuý, cờ bạc – tội phạm thời hiện đại) đã chia ra 5 động cơ phạm tội như sau: a. Động cơ công nghệ: Công nghệ không chỉ tác động làm thay đổi thế giới hợp pháp mà còn làm thay đổi là động cơ của thế giới ngầm. Nó tạo điều kiện cho không chỉ việc đi lại mà còn sản xuất, tàng trữ,chế biến các loại hàng cấm… b. Động cơ chính trị: ”Tội phạm là thuật ngữ do nhà nước pháp luật đặt ra. Nhũng thay đổi chính trị ở cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế vừa tạo ra những cơ hội (buôn bán chất thải độc hại, các loại động vật khan hiếm…) Vừa tạo ra những rào chắn và thách thức cho tội phạm. Chính vì thế để tồn tại, bọn tội phạm tìm cách đối phó về chính trị trước những thay đổi đó. c. Động cơ kinh tế: Tội phạm, đặc biệt tội phạm co tổ chức rất nhanh nhạy với môi trường kinh tế, các thị trường mở và đóng cửa. Quốc tế hoá nền kinh tế thề giới cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho chúng tù đó khiên chúng có nhiều thủ đoạn xoay sở để tồn tại và phát triển lên. d. Động cơ hành pháp:Những chiến dịch thành công của cảnh sát vừa có tác dụng bất ngờ, vừa có tác dụng phòng ngừa trước. Hơn nữa áp lực đối với các nhóm tội phạm khác làm cho bọ tội phạm thận trọng hơn. e. Động cơ bên trong: Là tất cả những vấn đè thuộc về tổ chức, cơ cấu, hiệu quả hoạt động, sự cạnh trang, liên kết…làm giới tội phạm cũng có nhiều thay đổi. Vấn đề phân loại động cơ cũng có nhiều phức tạp, có sự đa dạng bởi nhìn trên sự khái quát có các loại động cơ phạm tội khác nhau. Xét ở từng tổ chức tội phạm cũng có nhiều động cơ khác nhau hay chính trong cá nhân kẻ phạm tội động cơ phạm tội cũng muôn vẻ. Do điều kiện về thời gian cũng như mọtt số điều kiện về tài liệ, vật chất…tôi không đi sâu nghiên cứu về tất cả các động cơ phạm tội của các loại tội phạm, bởi vậy tôi chỉ nghiên cứu về các động cơ của một loại cụ thể, đó là tội phạm kinh tế. 2. 3. Các động cơ phạm tội của tội phạm kinh tế (ở Việt Nam). Trước hết ta phải hiểu rằng tội phạm kinh tế là tội phạm có liên quan đen lĩnh vực kinh tế, chịu sự tác động cảu nền kinh tế thi trường. Quốc tế hoá nền kinh tế thế giới mang lại nhiều mặt tích cực cho đời sống con người và xã hội, song một hệ quả song song với nó là những vấn đề tiêu cực, bấp bênh của nền kinh tế, sự phân biệt giàu nghèo, sự không, sự không thích ứng kịp của con người…Làm cho cuộc sống của nhiều người mất đi sự an toàn, bị đe doạ. Từ đó mà tội phạm nảy sinh, một trong những loại tội phạm ấy, chịu sự chi phối trực tiếp liên quan trực tiếp vảo kinh tế thị trường là tội phạm kinh tế. Hiện nay trong cơ chế thị trường mới, sự thay đổi và quốc tế hóa nền kinh tế làm cho tội phạm về kinh tế càng diễn biến phức tạp, tội phạm kinh tế tăng nhanh, đặc biệt tội phạm ẩn kinh tế rât nhiều, về thành phân, cơ cấu tội phạm cũng như tính chất tội phạm có nhiều điểm đáng chú ý và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tội phạm kinh tế liên quan đên những tội cụ thể như: buôn lậu, tham nhũng, kinh doang trái phép, làm, bán hàng giả,trốn thuế…Thành phần và cỏ cấu tham gia phạm tội rất đa dạng nhưng đa số ở độ tuổi 30-40; xuất hiện tội phạm có liên quan chặt chẽ với nhiều cán bộ cao cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Trình đọ được đào tạo qua các lớp quản lý, kinh tế, sản xuất, kinh doanh chỉ trên 30%, còn lại chưa được đào tạo. Đối tượng phạm tội có tới 60% là công nhân viên chức. Tội phạm tham nhũng và buôn lậu cấu kết chặt chẽ tạo diều kiện giúp đỡ nhau. Đã có rất nhiều vụ án lơn, thiệt hại hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân. Địa bàn hoạt động cua tội phạm ngày càng được mở rộng, không chỉ có ở các thành phố lớn mà cả các thị trấn, huyện thị địa phương…Tội phạm có tổ chức chặt chẽ và thậm chí cả vũ trang…Điều đó thúc đẩy việc phòng chống tội phạm kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong nền kinh tế quốc tế hoá, đang thực hiên sự chuyển đổi cơ cấu, tài chính. Tình hình trên dặt ra cho chúng ta 1 câu hỏi tại sao lại có tội phạm kinh tế và nghiêm trọng như vậy. Hay nói cách khác điều gì thúc đẩy con người phạm vào tội phạm kinh tế. Đó là nhưng nguyên nhân (đựơc hiểu là những động cơ) sau: Về mặt kinh tế – xã hội, ta thấy những khó khăn kinh tế tác động trực tiếp vào đời sống mỗi gia đình, người dân, cán bộ, Đảng viên làm suy giảm mức sống về cả vật chất lẫn tinh thần, theo đó mà sự sa sút tinh thần làm nảy sinh dễ dàng những yếu tố tâm lý, tình cảm tiêu cực, tính vị kỷ, sự tha hoá trong lối sống, buông lỏng trong công tác giáo dục rèn luyện…. bản năng sinh tồn trỗi dậy, con người có xu hướng co vào sự chăm chút cho cá nhân, gia đình mình, thoả mẫn nhu cầu của mình quên đi quyền lợi của nhiều người khác. Đây chính là động lực thúc đẩy những hành vi sai trái như bòn rút của công, chiếm đoạt của công, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng… Mặt khác ta cũng thấy những khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường tác động tiêu cực vào việc thực hiện các chính sách xã hội về giáo dục, bảo hiểm, đào tạo, đặc biệt là sự thiếu công bằng về quyền lợi của mọi người. Hơn nữa cơ chế thị trường nền kinh tế mới làm nảy sinh ở con người nhiều nhu cầu cả vật chất và tinh thần cao hơn, bản thân những chính sách xã hội chứa đựng nhiều bất cập… Đó là điều kiện thuận lợi cho sự nảy sinh tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng. Sự khủng hoảng kinh tế xã hội để lại những hậu quả xấu cho các nền kinh tế, đến hoạt động chung của nền kinh tế. Do vậy mà gây ra tình trang cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chủ thể của hoạt đông kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho mình. Thêm vào đó, ở nước ta các cơ chế kinh tế thị trường, nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi đội ngũ tham gia vào hoạt động này phải có trình độ đáp ưng được,nhưng nhìn chung trình độ của những người tham gia hoạt động này còn thấp, chỉ khoảng > 30% số người được đạo tạo về quản lý kinh tế, kinh doanh…Sự nhận thức thấp trong điều kiện khó khăn như thế chắc hẳn sẽ làm cho các doanh nghiệp không tồn tại được, vì sự tồn tại và phát triển của mình, họ vẫn sãn sàng thực hiện hàng vi trái pháp luật, tiêu cực là gia tăng tội phạm… Yếu tố kinh tế xã hội được coi như là điều kiện khách quan làm nảy sinh của con người - đặc biệt người trong hoạt động kinh tế những tiêu cực, nhưng lệch lạc, góp phần hình thành động cơ, thúc đẩy, tạo điều kiện cho tội phạm kinh tế và tham nhũng phát triển. Ngoài những tác động đến con người từ nên kinh tế xã hội làm nảy sinh động cơ thúc đẩy phạm tội kinh tế, còn có những tác động tiêu cực từ chính cơ chế quản lý, công tác tổ chức cán bộ. Ta thấy rằng có những nguyên nhân của tội phạm về kinh tế và các hành vi vi pậnm pháp luật khác nằm ngay trong cơ chế quản lý. Theo cơ chế quản lý cũ, gắn liền tuyệt đối hoá sở hữu nhà nước nảy sinh những hiện tượng quan liêu, là điều kiện lợi dụng tài sản nhà nước, thoả mãn mục đích tư lợi, các đặc quyền đặc lợi xâm phạm tài sản quốc gia. Cơ chế quản lý ấy là người gốc của những động cơ, mục đích hám lợi, xâm phạm tài sản…Thúc đẩy hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước, tham nhũng… Trong cơ chế quản lý mới, sự chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo hàng loạt thay đổi, cải cách. Song giai đoạn chuyển giao có nhiều lúng túng, bất cập, rối loạn từ chính sách, pháp luật nhà nước, kết hợp với tính tuỳ tiện, tính cơ hội của con người Việt Nam mà trở thành động cơ làm nảy sinh sự phạm tội, thực hiện những hành vi phạm tội. Mặt tổ chức, sắp xếp cán bộ quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong tình hình phạm tội hiện nay. Sự yếu kém về trình độ năng lực quản lý, thiếu kiến thức kinh tế hoặc thiếu các phẩm chất đạo đức cần thiết của người lãnh đạo… Thêm nữa việc xử lý sai phạm của can bộ chưa nghiêm không có tác dụng ngăn ngừa nên trở thành những động cơ của hành vi phạm tội về kinh tế. Một động cơ khác của tội phạm kinh tế có liên quan đến điều kiện về tâm lý xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao nên nhu cầu cũng theo đó phát triển. Nhu cầu của con người được ý thức, cũng như cách thức thực hiện, con đường thoả mãn được tình đến. Khi sự nhận thức sai lệch về con đường cách thức thoả mãn nhu cầu dẫn đến thực hiện các hành vi sẽ sai trái, vi phạm pháp luật và nảy sinh tội phạm. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phạm tội trong thời gian qua phần lớn không phải do động cơ miếng cơm manh áo, hoàn cảnh quá khó khăn. Cái thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội là cái bên trong, thuộc về tâm lý con người như tính vị kỷ, tham lam, khát vọng làm giàu vô điều kiện, ý thức coi thường pháp luật…Song ta cũng hiểu rằng những thói hư tật xấu này được hình thành do sự giáo dục, do sự tác động của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài, nên động cơ thúc đảy hành vi phạm tội cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Thêm một động cơ rằng khi con người tìm thây nhìn thấy những điều kiên thuận lợi, những sơ hở của pháp luật có thể đem lại lợi ích cho mình, họ cũng sẽ nảy sinh lòng ham muốn thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vậy chính sách pháp luật sự hạn chế của cơ quan điều tra, thi hành pháp luật cũng có thể làm nảy sinh tội phạm. Nhu cầu của con người là vô cùng, lại thêm sự cuốn hút của chính đồng tiền, cái ma lực từ đồng tiền có thì “mua tiên cũng được” khiến con người bất chấp mọi thứ, kể cả tính mạng của mình để có được. Nó cũng là một trong những động cơ phạm tội kinh tế. Như vậy, dù chưa đầy đủ và sâu sắc song ta cũng thấy được phần nào những động cơ dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội kinh tế. Thấy được những yếu tố, nhóm điều kiện thuân lợi góp phần hình thành động cơ phạm tội này. Qua việc tìm ra những động cơ, điều kiện nảy sinh hành vi phạm tội kinh tế nói riêng và các vi phạm pháp luật nói chung giúp chúng ta dự đoán được tình hình tội phạm và ngăn ngừa tội phạm trong tương lai. III. Quan điểm đúng đắn về động cơ phạm tội. Việc làm rõ được động cơ phạm tội có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề ngăn chặn cũng như cải tạo người phạm tội. Song để hiêu một cách chính xác vê động cơ phạm tội hay là nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội còn rất nhiều tranh cãi. Như đã trình bày ở phần động cơ phạm tội, có những quan niệm cho rằng động cơ phạm tội mang tính bẩm sinh, bản năng, không kiểm soát đựơc của con người, theo đó cũng không thể có biện pháp nào để chống lại người phạm tội. Người đầu tiên khơi mào cho quan điểm này là Lombros (giáo sư pháp y người Italia). Quan điểm này được truyền tụng và biến tướng dưới nhiều hình dạng của nhiều nhà tội phạm học tư sản Những người theo học thuyết Frend giả thích: Mỗi người đều có năng lượng Libido. Đạo đức và pháp luật chẳng qua là những khuôn mẫu đặt ra bắt buộc mọi người phải thực hiện. Đạo đức và pháp luật làm hạn chế năng lực Libido và đẩy con người vào trạng thái bị dồn nén cao độ đến một lúc nào đó năng lực này sẽ tự phá vỡ các quan hệ pháp luật ràng buộ nó và con người phạm tội. Điều đó có nghĩa rằng sự phạm tội cũng bắt nguồn từ chính việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu bản năng của con người. Pinachen (Pháp) qua học thuyết “Tội phạm học lâm sàng” khẳng định thực chất tồn tại tố tính di truyền đối với tội phạm. Như vậy theo ông nguyên nhân của hành vi phạm tội là do di truyền. Điều này sau đựơc chứng minh ở các công trình nghiên cứu ở Anh, Mỹ…phát hiện về sự biên dị nhiễm sắc thể. Tuy nhiên những bằng chứng ấy không đủ sức thuyết phục vì chọn đối tượng nghiên cứu là không phù hợp, không mang tính khách quan. Thực tế cho thấy người ta vẫn gặp những trường hợp người bị bệnh tật hoặc có khuyết tật nào đó gây ra những hành vi nguy hiêm lớn cho xã hội đựoc gọi là “phạm tội” Song những trường hợp đó, người gây ra hành vi nguy hiểm do hậu quả của trạng thái bệnh tật gây nên nên không có khả năng hoặc không tự điều khiển hành vi của mình và vì thế họ được loại kjỏi việc chịu trách nhiệm hình sự. Quan điểm tnhs sinh học, bẩm sinh của tội phạm đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao có những người bình thường về tâm lý, có thể nhận thức, điềukhiên được hành vi của mình, có khả năng ngăn chặn một hành vi phạm tội những vẫn phạm tội? Rõ ràng những quan điểm sinh học không giải thích được điều này. Đối lập vơi quan điểm sinh học về tội phạm:ban năng thúc đẩy hành vi phạm tội, Lacansau cho rằng những yếu tố thuộc về xã hội là nguyên nhân - động cơ thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội. Tất nhiên ông không phủ nhận hoàn toàn một thực tế có các biến dị về thể chất và tinh thần như ông khẳng định:tất thảy đều do xã hội tạo ra. Như vậy học thuyết về môi trường xã hội mắc một sai lầm nghiêm trọng là dù đã coi con người như một thực thể chết cứng, hoàn toàn bị động trước ảnh hưởng của xã hội và đương nhiên họ bác bỏ mối quan hệ qua lại giữa môi trường và cá nhân người phạm tội mà trong đó con người vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của các hành vi. Ngày nay việc lý giải các nguyên nhân tội phạm theo một chiều như những quan điểm trên không phải là ít gặp. Người ta đơn thuần chú ý đến sự so sánh về điều kiện sống, thu nhập trình độ học vấn để khẳng định nguyên nhân phạm tội là vì kinh tế khó khăn, bị người xấu xúi giục, không được chăm sóc chu đáo. Tóm lại, tội phạm là hậu quả của những ảnh hưởng xã hội tiêu cực. Bỏ quan hoàn toàn tính chủ động cảu cá nhân. Như vậy theo cả hai quan diểm trên đều không thể giải thích được động cơ dẫm đến hành vi phạm tội. Phải thấy rằng: người phạm tội vừa là đối tượng vừa là chủ thể của ảnh hưởng Xã hội khác nhau và những ảnh hưởng đó được thể hiện ở tất cả các tính cách của người phạm tội mà không loại trừ bất cứ ai. Không thể tách các đặc điểm sinh học ở con người ra một dạng thuần tuý và cũng không thể đặt mặt “xã hội” tách rời mặt sinh học được. Tất cả các đặc tính, không trừ đặc tính của con người lại không chịu sự ảnh hưởng của quá trình xã hội hoá cá nhân. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, việc áp dụng cặp phạm trù nhân quả của chủ nghĩa DVBC cho phép giả thích các hiện tượng Xã hội nói chung và tội phạm nói riêng. Đó là việc xem xét các tình huống, các mâu thuẫn xã hội, những tồn tại xã hội… có liên quan đến hiện tượng chống đối xã hội làm nảy sinh tội phạm và gây ra tình trạng phạm tội. Do tình hình tội phạm luôn là những hiện tượng tiêu cực nên nguyên nhân và điều kiện của tình hình đó cũng là những hiện tượng tiêu cực xã hội. Nhưng nguồn gốc của những tiêu cực ấy là vì xã hội tồn tại giai cấp, những mâu thuẫn, khó khan cần được giải quyết do những khó khăn về kinh tế xã hội, do những khuyết điểm, nhược điểm, thiết sót của các cơ quan nhà nước… Trên cơ sở quan điêm đúng đắn về những nguyên nhân, nguồn gốc nảy sinh phạm tội của chủ nghãi Mac, PGS Nguyễn Xuân Yêm đã phát triển thêm, đi sâu vào những yếu tố xã hội làm nảy sinh thúc đẩy hành vi phạm tội. Ông cho rằng động cơ phạm tội là sự kết hợp giữa những quan điểm chống xã hội của một người vơi ảnh hưởng của tình huống cuộc sống được tiếp nhận một cách chủ quan. Theo ông kết luận: Nguyên nhân (động cơ) mỗi tên tội phạm rất phức tạp. Khi nói về khuynh hướng chống xã hội, chúng ta mới chỉ đề cập đến nguyên nhân liên quan đến cá nhân kẻ phạm tội. Ngoài ra điều đó còn có các hoàn cảnh bên ngoài gây tác động xấu đến kẻ phạm tội. Bản chất của hiện tượng tội phạm và bệnh tật là các nguyên nhân tự nhiên, còn ở tội phạm là nguyên nhân xã hội: đạo đức, tổ chức tâm lý và các nguyên nhân khác. Cũng phải thấy rằng các điều kiện tạo thuận lợi cho tội phạm xảy ra rất khác nhau: đó là những không may trong cuộc sống, những khó khăn về vật chất và tinh thần. Song trong những sự kiện đí ở con người cần phải định tính cách hành vi của mình… Qua đó cá nhân sẽ bộ lộ phảm chất đạo đức của minh, có thể là tuân theo hoặc không tuân theo pháp luật. Anghen viết: Sự tác động của thế giới bên ngoài đối với con người được ghi lai trong đầu óc họ, được phản ánh trong đó dưới hình thức cảm giác, tư duy, ý niệm và các biểu hiện của ý chí tức làdưới hình thức này chúng trở thành “sức mạnh tinh thần của hành vi. Khi sức mạnh này biểu hiên ra bàng hành vi thì đi theo hai hướng tích cực và tiêu cức (chống xã hội). Sức mạnh tinh thần có thể được hiểu là những động cơ của hành vi. Khi nhu cầu được xác định, tạo nên động cơ. Nhu cầu là nguyên nhân nội tâm của đa số hành vi. Khi nhu cầu được ý thức, con người cùng ý thức được con người thoả mãn nó. Nếu ý thức sai thì dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội. Trong mối quan hệ giữa môi trường và các cá nhân, một só trạng thái của môi trường có khả năng rất mạng đến ý thức chống đối pháp luật, quyết định hành vi phạm tội của cá nhân. Tức là khi “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội thi sự hình thành ý thức, nhân cách cá nhân gắn chặt với các mối quan hệ vơi môi trường ấy. Theo những điều tra nghiên cứu, môi trường thuận lợi cho sự hình thành khuynh hướng chống xã hội, cho nhân cách tiêu cực là môi trường tiêu cực. Những môi trường ấy ở các phạm vi, quy mô khác nhau: từ gia đình, đến nhà trường, xã hội, tập thể lao động…Bởi vậy để hiêu rõ nguyên nhân hình thành hành vi phạm tội bắt buộc chúng ta phải thu thập đầy đủ những chỉ tiêu liên quan đén mọi mặt của cá nhân như là thể chất, khả năng nhận thức hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ trong gia đình, ở trường, nơi sản xuất, lao động, quan hệ bạn bè, hãng xóm và sở thích của họ. Hơn nữa cần phải tìm hiểu thêm họ nghĩ về những vấn đề mài trên và thấy rằng việc cải tạo họ trơ thanh người hương thiện phai xuật hát từ chính nội tâm của họ. Như vậy để giả thích đúng đươc động cơ phạm tội của tội phạm, chúng ta cần phải xem xét đến rất nhiều khía canh, góc ssọ khác nhau, nó liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách cảu cá nhân. Nói đến nhân cách cá nhân không thể chỉ nói riêng về những ảnh hưởng sinh học quy định kiểu thần kinh cấu trúc gen…mà còn phải đề cập tới những ảnh hưởng của xã hội, môi trường mà cá nhân ấy được sinh ra và lớn lên có chứa đựng những tiêu cực nào cũng như phải xem xét chính sự chủ động tích cực trong mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân và môi trường …Từ đó mới có thể hiểu chính xác được động cơ phạm tội và có những biện pháp thích hợp giải quyết hiện tượng tiêu cực xã hội này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tâm lý học pháp lý - PGS. TS Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quan Uốn Tâm lý học ứng dụng - Đặng Phương Kiệt Tuyển tập tâm lý học – Phạm Minh Hạc Tội phạm học hiện đại và phòng chống tội phạm – Nguyễn Xuâm Yêm Mại dâm, ma tuý, cờ bạc - GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, TS Pham Đình Khánh – Nguyễn Kim Liên Tạp chí Tâm lý học các số năm 2005-2006. Báo Thanh tra các số 2005-2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 49.doc
Tài liệu liên quan